Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài 40: thực hành tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển của ếch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.5 KB, 14 trang )

ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO DAKLAK
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGUYỄN DU

NHÓM III: LỚP 11A2_ND
BÀI THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN PHÔI ẾCH(NHÁI)
DANH SÁCH NHÓM:
 TRẦN HOÀNG YẾN
 LÊ THỊ BẢO YẾN
 TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
 HỒ LÊ HỒNG THỦY TIÊN
 NGUYỄN THỊ THANH THỦY
 THÁI VĂN VŨ
1
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
I.Mục tiêu
Tùy theo đề bài của từng nhóm ta chọn được mục tiêu phù hợp, mục tiêu chính
của nhóm 3 là:
 Trong quá trình làm thực hành:
 Nắm rõ và đi sâu vào đề bài
 Làm bài thu hoạch hoàn chỉnh
 Qua bài thực hành : phải trình bày và hiểu được các giai đoạn chủ yếu của
quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi ếch ( nhái)
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh về sự phát triển phôi ếch ( nhái)
Các tư liệu liên quan đến bài thực hành
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
III. cách tiến hành
Quan sát sự sinh trưởng và phát triển phôi ếch qua các tranh ảnh tư liệu đã có


Tìm thêm các tư liệu khác bằng nhiều hình thức
Tóm tắt về các giai đoạn phát triển và hoàn thành bài thu hoạch
IV. Bài thu hoạch
Đặc điểm Nòng nọc Ếch
Lối sống Sống dưới nước Sống trên cạn, và
dưới nước
Hình thái Có hình dạng
giống cá, có mang
ngoài hô hấp, có
đuôi.
Hô hấp bằng da
và bằng phổi, có 4
chân.
-Phôi ếch trải qua nhiều giai đoạn phân chia hình thành phôi vị, phôi thần kinh
và hình thành mầm cơ quan
 Đầu tiên là quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch
 Một số hình ảnh tổng quát
2
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
3
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
4
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
5
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
6
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
 Qúa trình sinh trưởng và phát triển của ếch
13.1 Sự phát triển phôi
Sau khi thụ tinh vài giờ, trứng bắt đầu phân cắt tạo thành 2 loại phôi bào: Phôi

bào nhỏ ở cực động vật phân cắt nhanh hơn, phôi bào lớn ở cực thực vật (cực noãn
hoàng) phân cắt chậm hơn, kết quả hình thành một phôi nang có xoang phôi lệch về
cực động vật. Sau 24 giờ sau khi thụ tinh, phôi bào nhỏ màu đen chiếm tới 2/3 bề
mặt trứng, bắt đầu quá trình phôi vị hoá. Tế bào ở cực thực vật lõm vào và tế bào
nhỏ ở cực động vật trùm xuống, được gọi là sự bao phủ. Kết quả hình thành một
phôi vị có miệng phôi được nút kín bởi các phôi bào noãn hoàng, làm thanh nút
noãn hoàng (hình 18.12). Trung bì hình thành trung gian giữa ngoại bì và nội bì.
Khoảng 3 - 4 ngày sau, phôi bắt đầu dài ra và hình thành các cơ quan, phôi hoàn
chỉnh sau đó nòng nọc xuyên qua màng trứng ra ngoài.
13.1 Sự phát triển phôi
7
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
8
Hợp tử
Phân cắt
Phôi
nang
Phôi vị
Mầm cơ
quan
Cơ thể
con non
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
13.2 Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái)
Sự biến thái xảy ra qua 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là nòng nọc có khe mang, lá mang,
chưa có phổi và chi, thời kỳ thứ 2 là là nòng nọc có phổi và chi, mang và đuôi tiêu giảm.
Thời kỳ thứ nhất chia làm 3 giai đoạn:
+ Nòng nọc mới nở chưa có khe mang, miệng và mũi, mắt ẩn dưới da. sống bằng noãn hoàng
còn lại trong ống tiêu hoá
+ Nòng nọc có mang ngoài: Sau vài ngày hình thành miệng, đuôi kéo dài, màng bơi phát triển.

+ Nòng nọc có mang trong: Mang ngoài tiêu biến thay thế bằng 3 đôi khe mang với lá mang.
Lúc này nòng nọc giống cá về hình dạng và cấu tạo (tim có 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất,
một vòng tuần hoàn).
Thời kỳ thứ hai gồm quá trình hình thành phổi, chi và tiêu biến đuôi.
+ Phổi được hình thành ở trước khe mang mỗi bên, do nếp da phát triển về phía sau, che lấp
mang. Lúc này nòng nọc chuyển sang hô hấp bằng phổi, chúng bắt đầu ngoi lên mặt nước để
đớp không khí.
+ Sự xuất hiện của phổi kéo theo sự hình thành vách ngăn của tâm nhĩ, các cung động mạch
mang có sự biến đổi sâu sắc: Đôi cung động mạch mang I biến thành động mạch cảng, đôi cung
động mạch II biến thành cung động mạch chủ, đôi III tiêu biến, dôi IV biến thành động mạch
phổi. Các khe mang và lá mang tiêu biến.
+ Tiếp theo chi chẵn hình thành (chi trước hình thành trước như do bi da nắp mang che phủ nên
chi sau lại xuất hiện ra ngoài trước).
+ Tiêu biến đuôi do sự tham gia phân hủy của tiêu thể (lysoxom).
+ Xuất hiện trung thận, hình thành một số cơ quan mới, nòng nọc biến thành ếch con
13.2 Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái)
9
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
Sự biến thái của nòng nọc lưỡng cư có ý nghĩa lý thuyết rất lớn, chứng tỏ lưỡng
cư có nguồn gốc từ động vật ở nước giống cá và sự cơ quan (nhất là cơ quan tuần
hoàn và hô hấp) khi con vật chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn đặc biệt có ý
nghĩa về mặt tiến hoá.
10
Vây biến đổi thành
chi trước
Thay đổi một số đặc
điểm khác như cấu
trúc hộp sọ, độ lồi của
mắt, hình thái cõ thể…
để thích hợp với môi

trường sống trên cạn.
Chi sau xuất
hiện, đuôi tiêu
biến
Mang tiêu biến,
phổi phát triển
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
Sự phát triển phôi ở Ếch
Trứng ếch có nhiều noãn hoàng hơn trứng Lưỡng tiêm nhưng ít hơn trứng Chim nên
có thể xem như một kiểu trứng có lượng noãn hoàng trung gian. Trong 2 lần phân cắt đầu tiên,
mặt phẳng phân cắt thẳng góc với nhau, cắt ngang qua cả hai cực động vật và thực vật (mặt
phẳng kinh tuyến) tạo ra 4 tế bào có kích thước giống nhau. Mặt phẳng phân cắt tiếp theo song
song với mặt phẳng xích đạo của trứng gần cực động vật hơn, vì vậy 4 tế bào được tạo ra ở cực
động vật có kích thước nhỏ hơn 4 tế bào được tạo ra ở cực thực vật. Từ giai đoạn nầy đến khi
tạo thành phôi nang, sự phân cắt xảy ra ở cực động vật nhiều hơn ở cực thực vật. Cũng giống
như ở cá lưỡng tiêm, trong quá trình phân cắt không có sự gia tăng tổng khối lượng tế bào.
 Sau khi phôi nang được hình thành, sự phôi vị hóa bắt đầu xảy ra. Sự lõm vào ở cực
thực vật không xảy ra một cách đơn giản vì có một số lượng lớn noãn hoàng bên trong trứng.
Thay vào đó một phần của lớp tế bào ở cực động vật di chuyển xuống chung quanh khối noãn
hoàng và sau đó uốn vào phía trong tại mép của noãn hoàng. Sự uốn cong xảy ra tại vùng lưng
của khối noãn hoàng, đầu tiên tạo thành phôi khẩu có dạng hình liềm ở rìa của noãn hoàng, dần
dần bọc lấy tất cả các phía của noãn hoàng làm cho phôi khẩu trở thành hình tròn. Cuối cùng sự
chuyển động của các tế bào khác chung quanh noãn hoàng gói kín khối noãn hoàng trong xoang
phôi (Hình 3).
Hình 3. Sự phát triển phôi của Ếch
A. Tế bào hợp tử B. Giai đoạn 4 tế bào
C. Giai đoạn 8 tế bào D. Lát cắt dọc một phôi nang
E-F Lát cắt dọc phôi vị ở hai gian đoạn sau
11
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)

 Ngay sau giai đoạn phôi vị hóa, ngoại phôi bì được chia làm hai thành
phần: ngoại bì và tấm thần kinh (neural plate). Phần đế của các tế bào ngoại bì nằm
dọc theo giữa lưng phôi hình thành ống tiêu hóa và uốn cong về phía trong để tạo
thành dây sống trong quá trình hình thành ống thần kinh, tạo thành một rãnh dọc
theo chiều dài phôi. Các nếp ở mép rãnh di chuyển từ từ dính vào nhau hình thành
một ống dài trên bề mặt lưng. Ống thần kinh sẽ tách rời khỏi lớp nội bì ở lưng,
đồng thời phân hóa thành cột sống và não (Hình 4).
A B C

Hình 4. Sự hình thành phôi thần kinh ở Ếch
A. Giai đoạn đầu của phôi thần kinh
B. Lát cắt ngang qua một phôi thần kinh sau khi thành lập trung phôi bì
C. Lát cắt ngang qua một phôi sau khi thụ tinh khoảng 24 giờ
12
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình phát triển phôi của loài ếch Xenopus
laevis qua nghiên cứu của một tiến sỹ người anh
Xenopus laevis phôi thụ tinh sau khi chia tách đầu tiên.
Xenopus laevis phôi sau khi 5-6 bộ phận di động.
13
ND_LỚP 11A2:NHÓM III(09-12)
Xenopus laevis phôi vào khoảng giai đoạn 8.
Xenopus laevis Neurula giai đoạn phôi thai
14

×