Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐÊ THI HOC SINH GIOI VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.73 KB, 3 trang )

TRƯỜNG PTDTNT ĐAK ĐOA
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2010 -2011
Môn Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
1.Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về
mặt nào giữa các vế câu?
2.Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quý của các nước phương xa và dâng
cho mụ những thứ bánh rất ngon lành.
b. Ông lão trở về và thấy trước mặt cung điện nguy nga, mụ vợ lão đã thành nữ hoàng
đang ngồi ở bàn tiệc.
c. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.
d. Ông lão trông thấy, hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ vợ.
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
Câu 3: (8 điểm)
Em hãy giải thích rằng: “Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương
là mãi mãi”
Hết
BIỂU ĐIỂM VÀ CÁCH CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1: ( 1 điểm)
1. Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt ngữ
pháp giữa các vế câu (0,5 điểm)
2. Câu b là câu ghép (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)


1. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu trên: (0,5 điểm)
- Phép tu từ nhân hóa: “trăng nhòm”, điệp từ: “ ngắm”
2. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: (0,5 điểm)
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con
người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn
mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của
cuộc đời.
Câu 3: (8 điểm)
Yêu cầu chung
1. Hình thức:
- Kiểu bài chứng minh. Ngoài ra, trong bài viết còn kết hợp với phương thức lập luận
giải thích.
- Hành văn trôi chảy, không sai một số lỗi: ngữ pháp, chính tả. Chữ viết sạch, đẹp
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần.
2. Nội dung: Tình yêu thương là tình cảm đẹp nhất trên đời
Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: (2 điểm)
- Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng nhất của con người
- Trích dẫn câu “Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là
mãi mãi”
2. Thân bài: (4 điểm)
HS vận dụng một số dẫn chứng xác thực, tiêu biểu để làm sáng rõ những luận điểm
sau:
- Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu thương ở lại. Tình yêu thương là tình cảm quý
giá nhất ở trên đời. Đó chính là sự tự nguyện chăm sóc, là sự hy sinh, chia sẻ và quan tâm
đến nhau bằng con tim chân thành.
- Tình yêu thương chính là hơi ấm tỏa ra từ những biểu hiện tốt đẹp sẽ lan tỏa vào
trái tim của mỗi con người. Tình yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết và sự quan tâm
hết lòng giữa con người với nhau trong xã hội.

- Hãy sống yêu thương mọi người để cuộc sống có ý nghĩa, ấm áp hơn.
Dẫn chứng:
- Trong thực tiễn cuộc sống, trong học tập, trong lớp học, trường học
- Trong văn học:
+ Ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
+ Thơ:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
3. Kết bài: (2 điểm)
-Khẳng định chân lý cuối cùng trên cõi đời này vẫn là tình yêu thương. Đó là tình
cảm quý giá nhất trên đời
- Liên hệ bản thân
* Dựa vào bài viết của học sinh, trên cơ sở các yêu cầu cần đạt, cách diễn đạt và mức
độ sai lỗi chính tả, GV có thể trừ bớt số điểm.
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×