Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ ĐÁM MÂY CHUYÊN NGHIỆP VỚI OWNCLOUD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 38 trang )



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



























Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 2

L
L


I
I


M
M




Đ
Đ


U
U
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Điện toán đám mây” (ĐTĐM) đã khá quen
thuộc với những người làm việc trong ngành Công nghệ thông tin và những ngành liên
quan khác. ĐTĐM quả thực là một cuộc cách mạng. Điện toán đám mây đang tạo ra một
sự thay đổi cơ bản trong kiến trúc máy tính, phát triển phần mềm và các công cụ và tất
nhiên, cả trong cách chúng ta lưu trữ, phân phối và sử dụng thông tin. Sự phát triển của
Internet đã làm cho ĐTĐM có tính ứng dụng cao trong các tổ chức, doanh nghiệp và cá
nhân dưới hình thức cung cấp các dịch vụ hạ tầng, tài nguyên một cách linh hoạt và
nhanh chóng.

Mục đích của bài tiểu luận này là trình bày về các mô hình, dịch vụ của công nghệ
điện toán đám mây. Tìm hiểu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phổ biến hiện nay.
Đồng thời đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống lưu trữ đám mây dựa trên phần mềm
nguồn mở OwnCloud và tiến hành cài đặt thử nghiệm tại Trường Cao đẳng Giao Thông
Vận Tải TP.HCM.
Em chân thành tri ơn thầy – PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ, người đã tận tình truyền
đạt cho chúng em những tri thức rất bổ ích về môn “Điện toán lưới và đám mây”. Cám
ơn những gợi mở mang tính thời sự của thầy về các hướng nghiên cứu trên nền tảng điện
toán đám mây. Từ đó giúp em có niềm say mê để nghiên cứu sâu hơn về môn học, tạo
cho em ý tưởng để đề xuất xây dựng giải pháp mang lại hiệu quả về mặt quản lý cho đơn
vị công tác của mình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài tiểu luận
này.

Nguyễn Tấn Thành – CH1301055
Lớp Cao học khóa 08



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 3

MỤC LỤC
I. Tổng quan về điện toán đám mây 4
1. Điện toán đám mây là gì? 4
2. Những đặc tính cơ bản của điện toán đám mây 5
3. Các mô hình triển khai điện toán đám mây. 6
3.1. Điện toán đám mây riêng. (Private Cloud) 6
3.2. Đám mây chung (Community Cloud) 6
3.3. Đám mây công cộng (Public Cloud) 7
3.4. Đám mây lai ghép (Hybrid Clouds) 7
4. Các lớp dịch vụ điện toán đám mây 8

4.1. Phần mềm được cung cấp như dịch vụ (SaaS) 8
4.2. Nền tảng được cung cấp như dịch vụ (PaaS) 10
4.3. Cơ sở hạ tầng được cung cấp như dịch vụ (IaaS) 10
5. Kiến trúc điện toán đám mây 11
6. Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây 12
6.1. Ưu điểm 12
6.2. Nhược điểm 13
II. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây 14
1. Dịch vụ Web Amazon 14
2. Google 21
3. Microsoft 25
4. GoGrid 25
III. Xây dựng dịch vụ lưu trữ đám mây dựa trên OwnCloud: 26
1. Phát biểu bài toán lưu trữ dữ liệu tại Trường Cao đẳng GTVT TP.HCM 26
2. Đề xuất mô hình triển khai hệ thống lưu trữ đám mây trường CĐ GTVT TP.HCM 29
3. Quy trình xây dựng hệ thống lưu trữ đám mây với OwnCloud 30
3.1. Giới thiệu phần mềm OwnCloud: 30
3.2. Cấu hình máy chủ thử nghiệm và các thiết bị cần thiết: 31
IV. Kết quả thử nghiệm 32
V. Kết luận – Hướng phát triển 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 4

I. Tổng quan về điện toán đám mây
1. Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây được định nghĩa dưới góc nhìn của các nhà phân tích:
“Điện toán đám mây nói về Công nghệ thông tin (CNTT) dưới dạng dịch vụ. Được

cung cấp bởi các tài nguyên CNTT hoàn toàn độc lập với vị trí” - 451 Group
“Điện toán đám mây là một kiểu tính toán trong đó các năng lực CNTT có khả
năng mở rộng rất lớn được cung cấp ―dưới dạng dịch vụ qua mạng Internet đến nhiều
khách hàng bên ngoài.” - Gartner
“Một kho tài nguyên cơ sở hạ tầng ảo hóa, có khả năng mở rộng cao và được quản
lý, có thể hỗ trợ các ứng dụng của khách hàng cuối và được tính tiền theo mức độ sử
dụng.” -Forrester Research
“Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập mạng thuận tiện, theo nhu
cầu đến một kho tài nguyên điện toán dùng chung, có thể định cấu hình (ví dụ như mạng,
máy chủ, lưu trữ, ứng dụng) có thể được cung cấp và thu hồi một cách nhanh chóng với
yêu cầu tối thiểu về quản lý hoặc can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ.” - NIST
Điện toán đám mây (ĐTĐM), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện
toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Ở mô hình
ĐTĐM, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng
các dịch vụ (services), cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ nhà
cung cấp nào đó trong đám mây mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về
công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ
đó.


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 5


Bắt đầu từ những năm 1980, khi các mô hình tính toán hiệu năng cao phát triển
làm tiền đề cho những năm gần đây. Bằng cách chia sẻ sức mạnh điện toán ảo, các mức
độ tiện ích sẽ có thể được nâng cao vì những máy chủ sẽ không bị nhàn rỗi, và do đó sẽ
giảm chi phí đáng kể trong khi tốc độ phát triển của ứng dụng được gia tăng.
2. Những đặc tính cơ bản của điện toán đám mây
Các dịch vụ đám mây đưa ra những đặc tính cơ bản thể hiện mối quan hệ của
chúng, và những khác biệt từ các tiếp cận điện toán truyền thống như sau:

 Không nằm ngay tại chỗ (Offsite), có thể được cung cấp bởi một nhà cung cấp
thứ ba
 Khả năng tự phục vụ theo nhu cầu.
 Được truy cập qua mạng Internet
 Không yêu cầu/Yêu cầu kỹ năng CNTT tối thiểu để triển khai các dịch vụ điện
toán đám mây
 Các công nghệ hỗ trợ hoàn toàn vô hình đối với người dùng
 Truy cập qua trình duyệt Web hoặc API của dịch vụ web
 Các tài nguyên được phân bổ riêng hoặc dùng chung
 Là các dịch vụ được đo đếm


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 6

Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp nhiều loại
dịch vụ khác nhau.
3. Các mô hình triển khai điện toán đám mây.
Hiện nay có 4 mô hình triển khai cho các dịch vụ đám mây, với những phương án
dẫn xuất giải quyết những yêu cầu đặc thù.
3.1. Điện toán đám mây riêng. (Private Cloud)
Điện toán đám mây riêng (ĐTĐMR) là một mô hình điện toán sử dụng nguồn tài
nguyên dành riêng cho doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong tường lửa
(firewall) công ty và chúng được doanh nghiệp quản lý.

3.2. Đám mây chung (Community Cloud)
Các đám mây chung là các đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức và hỗ trợ
một cộng đồng cụ thể có mối quan tâm chung. Nó có thể được quản lý bởi các tổ chức
hoặc một bên thứ ba.



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 7


3.3. Đám mây công cộng (Public Cloud)
Là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại
ngoài tường lửa công ty và chúng được lưu trữ đầy đủ và được nhà cung cấp đám mây
quản lý

3.4. Đám mây lai ghép (Hybrid Clouds)
Đám mây lai ghép: là một sự tích hợp của các đám mây công cộng và đám mây
riêng. Các qui tắc và chính sách sử dụng dịch vụ được tổ chức công bố dựa trên các yêu
cầu về an ninh, kiến trúc sao cho các hoạt động và các nhiệm vụ được phép thực hiện như
ở bên trong hoặc bên ngoài tương ứng.


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 8


4. Các lớp dịch vụ điện toán đám mây
Các giải pháp dịch vụ điện toán đám mây được phân thành ba mô hình : SaaS,
PaaS, IaaS

4.1. Phần mềm được cung cấp như dịch vụ (SaaS)
Software as a service (SaaS) là tầng kiến trúc của ĐTĐM liên quan tới phần
mềm, và thường được phân phối thông qua môi trường Web - là một môi trường quen


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 9

thuộc với hầu hết người dùng, có thể phục vụ cho hàng trăm nghìn khách hàng cùng một

lúc (dịch vụ đám mây công cộng) hoặc môi trường mạng dùng riêng gồm các máy tính và
thiết bị mạng cài đặt các phần mềm chuyên dụng (dịch vụ đám mây riêng). Về phía người
sử dụng, SaaS đồng nghĩa với việc họ không cần đầu tư mua sắm, sở hữu máy chủ và bản
quyền phần mềm. Còn đối với nhà cung cấp, họ chỉ phải duy trì một phần mềm ứng dụng
có thể chia sẻ và dùng chung cho nhiều khách hàng, nên chi phí tổng sở hữu rẻ hơn so
với cách hosting truyền thống.

Hình 2.1. Phần mềm
được
cung cấp
như
dịch vụ


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 10

4.2. Nền tảng được cung cấp như dịch vụ (PaaS)

Hình 2.2. Nền tảng
được
cung cấp
như
dịch vụ
Platform as a service (PaaS) là một dạng dịch vụ biến thể từ SaaS, nhưng khi
dựa trên công nghệ ĐTĐM đã trở thành một loại dịch vụ đám mây mới để cung cấp
nền tảng vận hành các ứng dụng. Một tổ chức hay doanh nghiệp có thể xây dựng
ứng dụng chạy trên PaaS của nhà cung cấp dịch vụ đám mây và phân phối lại cho
người sử dụng hay khách hàng của mình.
4.3. Cơ sở hạ tầng được cung cấp như dịch vụ (IaaS)
Infrastructure as a service (IaaS) là tầng thấp nhất của ĐTĐM, nơi tập hợp các

tài sản vật lý như các phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết bị mạng, được
chia sẽ và cung cấp dưới dạng dịch vụ IaaS cho các tổ chức hay doanh nghiệp khác nhau.
Cũng giống như dịch vụ PaaS, ảo hóa là công nghệ được sử dụng rộng rãi để tạo ra cơ
chế chia sẽ và phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu. Ví dụ về các dịch vụ IaaS
như IBM BlueHouse, Vmware, Amazon EC2, Microsoft Azure Platform, Sun Parascale
Cloud Storage


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 11



Hình 2.3. Cơ sở hạ tầng
được
cung cấp
như
dịch vụ
5. Kiến trúc điện toán đám mây
Phần lớn hạ tầng cơ sở của ĐTĐM hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng
tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (Data center), được xây dựng trên
những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ
này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó ĐTĐM là một điểm truy
cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại
sẽ phải đáp ứng được yêu cầu về từ phía khách hàng và thông thường phải thông qua mức
thỏa thuận dịch vụ (Service leve agreement). Ngoài ra, các tiêu chuẩn mở (Open
standard) và phần mềm mã nguồn mở (open source software) cũng góp phần phát triển
ĐTĐM.
Tất cả các tài nguyên tính toán (phần cứng, phần mềm) được tổ chức thành catalog
các dịch vụ (Services Catalog). Các dịch vụ này được cung cấp lên mạng Internet ở các
Server trong các đám mây thông qua các công cụ cung cấp dịch vụ (Provisioning Tool).



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 12

Các dịch vụ được tương tác với người dùng (User Interaction Interface). Tất cả các dịch
vụ được quản lý bởi Quản trị hệ thống (System Management) và được theo dõi bởi hệ
thống giám sát (Monitoring & Metering).
6. Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
6.1. Ưu điểm
 Tính linh động : Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của mình, cũng như có thể bỏ bớt những thành phần mà mình không muốn.
(Thay vì phải bỏ ra hàng trăm USD cho 1 bộ Ms office, ta có thể mua riêng lẻ từng
phần hoặc chỉ trả 1 khoản phí rất nhỏ mỗi khi sử dụng 1 phần nào đó của nó).
 Giảm bớt phí : Người dùng không chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà còn giảm phần
lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ. Việc tập hợp ứng dụng của nhiều
tổ chức lại 1 chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tăng hiệu năng sử
dụng các thiết bị này một cách tối đa.
 Tạo nên sự độc lập: Người dùng sẽ không còn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1 vị trí cụ
thể nào nữa. Với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể được truy cập và sử
dụng từ bất kì đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần phải quan tâm đến giới hạn
phần cứng cũng như địa lý.
 Tăng cường độ tin cậy: Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu trữ 1
cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng
độ tin cậy, độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra.
 Bảo mật : Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên gia
bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm thiểu
rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu. (Dữ liệu được đặt tại 6 máy chủ khác nhau → trong
trường hợp hacker tấn công, bạn cũng sẻ chỉ bị lộ 1/6. Đây là 1 cách chia sẻ rủi ro
giữa các tổ chức với nhau).
 Bảo trì dễ dàng : Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng sẽ không

cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa. Và các lập trình viên cũng dễ dàng
hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ững dụng của mình.


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 13

6.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà điện toán đám mây mang lại thì nó vẫn còn những
nhược điểm như:
 Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám
mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích
nào khác?
 Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng
không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào
đó khiến ảnh hưởng đến công việc?
 Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng
hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu
dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian.
Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và
không thể phục hồi được.
 Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu : Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể
chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong
trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cấp từ đám mây, liệu người
dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người
dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ
trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.
 Khả năng bảo mật : Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu
quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử
dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc
đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng.

 Các quy định pháp luật cho các dịch vụ, giữa khách hàng và nhà cung cấp.


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 14

II. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
Nền tảng dịch vụ đám mây vẫn còn trong giai đoạn xây dựng, nhưng các nhà kinh
doanh lớn như Microsoft, IBM, Amazon, Google, Salesforce, đã có những đầu tư đáng
kể cho tương lai trong việc cung ứng dịch vụ đám mây.
1. Dịch vụ Web Amazon
Amazon là hãng bán lẻ lớn nhất trên thế giới, và để hỗ trợ các hoạt động hằng ngày,
Amazon là một trong những trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất trên thế giới. Việc xử lí hàng
triệu giao dịch mỗi giờ yêu cầu một cơ sở hạ tầng giao dịch cấp cao và nó không chỉ cung
cấp tính ổn định, tốc độ mà còn giảm chi phí chuyển đổi. Amazon đã đạt được điều này
bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tự động triển khai hệ điều hành
ảo và máy chủ lưu trữ. Amazon quyết định kiếm tiền từ sở hữa trí tuệ này bằng cách cho
thuê nền tảng của họ và các dịch vụ lưu trữ để các lập trình viên và nhà cung cấp dịch vụ
độc lập (ISVs) phát triển và lưu trữ ứng dụng. Năm dịch vụ mà nền tảng đám mây của
Amazon cung cấp :
 Elastic Compute Cloud (EC2)
 SimpleDB
 Simple Storeage Service (S3)
 CloudFront
 Simple Queue Service (SQS)







Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 15


Hình 6-1 .Trang chủ dịch vụ web Amazon (
Từ góc nhìn của lập trình viên có 3 phần quan trọng trong trang này : Sản phẩm & Dịch
vụ (Products & Services ) , Đăng kí (Signup) – đăng kí tài khoản miễn phí, và Lập trình


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 16

viên (Developers) – chứa các tài nguyên để xây dựng phần mềm với các công nghệ được
hỗ trợ như : Java, PHP, Ruby,Windows & .Net .
Amazon EC2
Amazon EC2 là môi trường tính toán ảo cung cấp khả năng tính toán trong đám
mây. Các lập trình viên có thể tạo , khởi động và tắt máy ảo theo nhu cầu. Máy ảo hỗ trợ
nhiều hệ điều hành khác nhau như Red Hat Enterprise, Linux, Windows Server 2003,
Oracle Enterprise Linux, OpenSolaris, openSUSE Linux, Ubuntu Linux, Fedora, Gentoo
Linux, và Debian. Máy ảo cũng hỗ trợ nhiều phần mềm như Oracle 11g, Microsoft SQL
Server 2005 Standard Edition, Apache Web Server, IIS / ASP.Net, Java Application
Server, Jboss Enterprise Application Platform,…

Hình 6-2 : Trang chủ Amazon EC2


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 17

Amazon SimpleDB
Amazon SimpleDB là một dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây cung cấp các chức năng
cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu chỉ mục và hàng đợi. Simple DB không phải là một cơ sở
dữ liệu quan hệ trong đám mây nhưng là một phương tiện lưu trữ để lưu trữ và lấy dữ

liệu.

Hình 6-3 . Trang chủ Amazon SimpleDB






Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 18

Amazon Simple Storage Service (S3)
Amazon S3 là một cơ sở dữ liệu đám mây, được sử dụng để lưu trữ và lấy dữ liệu
qua internet. Đây là cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu mà Amazon chạy các trang riêng của nó
trên toán cầu. Các lập trình viên có thể tận dụng cơ sở hạ tầng lưu trữ chất lượng tương
tự. Amazon S3 chứa 3 khái niệm lưu trữ : object, bucket, và key. Object là đối tượng nền
tảng trong S3, chứa các dữ liệu và siêu dữ liệu (metadata) ,và kích thước tối đa có thể là
5GB. Các object có thể được lưu trữ trong bucket. Bucket cung cấp một namespace duy
nhất để chứa các object. Key dùng để nhận biết các object trong bucket .

Hình 6-4: Trang chủ Amazon S3


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 19

Amazon CloudFront
Amazon CloudFront là một mạng phân phối dữ liệu để chuyển đổi nội dung.
Amazon CloudFont hoạt động cùng với Amazon S3 để cung cấp các bản sao của đối
tượng từ vị trí gần nhất đến ứng dụng đang gọi. Ví dụ, nếu bạn có một ứng dụng đang chạy trong
một trung tâm dữ liệu ở châu Á, Amazon CloudFront có thể cung cấp các đối tượng từ vị trí Á của bạn.


Hình 6-5: Trang chủ Amazon CloudFont



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 20

Amazon Simple Queue Service
Amazon SQS là dịch vụ truy vấn đám mây để lưu trữ tin nhắn. Các lập trình viên có
thể tận dụng SQS để chia sẻ dữ liệu truy vấn thông qua ứng dụng phân tán. SQS hỗ trợ tất
cả các chức năng truy vấn cơ bản như tạo, lập danh sách, và xóa truy vấn cũng như gửi,
nhận và xóa tin nhắn. Bạn có thể sử dụng Amazon SQS cùng với EC2 và S3 để xây dựng
các luồng làm việc phức tạp.

Hình 6-6: Trang chủ Amazon SQS


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 21

2. Google
Google là người dẫn đầu trong các dịch vụ tìm kiếm trên Internet và có những tài
sản đáng kể trong lĩnh vực quảng cáo, hợp tác, e-mail, và các trang mạng xã hội. Google
có các trung tâm dữ liệu khổng lồ, với các thuật toán tuy chỉnh để làm chủ công cụ tìm
kiếm nhanh nhất thế giới. Công ty đã mở rộng cơ sở hạ tầng một cách ồ ạt để làm chủ các
nền tảng giao tiếp và cộng tác gọi là Google Apps và nền tảng ứng dụng gọi là Google
AppEngine để phát triển và triển khai ứng dụng web.
Google Apps : Google Apps là tập hợp các tin nhắn và dịch vụ phần mềm cộng tác cho
doanh nghiệp và giáo dục

Hình 6-7 . Trang chủ Google Apps cho doanh nghiệp



Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 22


Hình 6-8. Trang chủ Google Apps cho giáo dục.







Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 23

Các dịch vụ chính được cung cấp bởi Google Apps là thư điện tử (Gmail), tin nhanh
(Google Talk), lịch (Google Calendar), quản lí tài liệu (Google Docs), và quản lí trang
web (Google Sites).
Google cung cấp các API gọi là Google Data API để lập trình không chỉ cho Google
Apps mà còn cho các ứng dụng khác như Google Maps, Google Health, and YouTube.

Hình 6-9. Google Data API


Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 24

Google App Engine
Google App Engine là môi trường để phát triển và triển khai các ứng dụng web trên
cơ sở hạ tầng Google. App Engine hỗ trợ Python và Java như là ngôn ngữ lập trình chính
để phát triển ứng dụng web. Các nhà phát triển có thể phát triển các ứng dụng web bằng

Python hoặc Java và triển khai những ứng dụng trong App Engine. App Engine cũng
cung cấp một kho dữ liệu với các chức năng hỗ trợ đơn giản như tạo, lấy, và xóa. Các nhà
phát triển có thể truy cập kho dữ liệu từ bên trong với các ứng dụng web App Engine để
lưu trữ và truy vấn dữ liệu. Google App Engine cũng cung cấp Google Data APIs để truy
cập vào thành phần Google Apps như email, lịch, tìm kiếm, và docs.

Hình 6-10. Hướng dẫn phát triển Google App Engine







Môn học: Điện toán lưới & đám mây Trang 25

3. Microsoft
Azure, hệ điều hành "đám mây" mà Microsoft giới thiệu vào cuối tháng 10 tại hội
nghị PDC 2008. Windows Azure được phát triển trong 2 năm bởi kiến trúc sư trưởng
phần mềm Ray Ozzie của Microsoft.
Azure Services Platform là một giải pháp hoàn thiện cho các doanh nghiệp.
Microsoft sẽ lưu trữ các ứng dụng được xây dựng từ các hãng thứ ba cũng như những
dịch vụ Web của chính Microsoft như là Office Live, Windows Live, Exchange Online,
CRM Online Kết hợp chặt chẽ .NET Services (cho lập trình viên), SQL Services (cho
cơ sở dữ liệu và báo biểu), Live Services (cho việc tương tác với các thiết bị người dùng)
vào trong các dịch vụ SharePoint và CRM (cho nội dung doanh nghiệp).

4. GoGrid
Các dịch vụ đám mây GoGrid cung cấp máy ảo Windows và Linux cấu hình sẵn với
các thành phần phần mềm được sử dụng thường xuyên nhất. Dịch vụ này rất giống dịch

vụ Amazon EC2 với một số tính năng khác biệt.

×