SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NAM THÁI SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-THPTNTS Nam Thái Sơn, ngày 21 tháng 3 năm 2011
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CBQL GIÁO DỤC
Kính gửi: Phòng Tổ chức cán bô - Sở Giáo dục và Đào Kiên Giang
Thực hiện Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc hướng dẫn
Đề cương báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
Trường THPT Nam Thái Sơn xin báo cáo như sau:
Đây là Trường mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm học 2009-
2010 vì vậy việc đánh giá tình hình thực hiện qua gần 2 năm (từ năm học 2009-2010)
đến nay.
PHẦN I: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, QUÁN TRIỆT CHỈ THỈ 40-CT/TW
I. Việc phổ biến, quán triệt và học tập các chỉ thị, nghị quyết, Thông tư về xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ:
- Trường đã tiến hành triển khai các văn bản liên quan đến công tác xây dựng và
phát triển đội ngũ nhà giáo cho CBQLGD và giáo viên nhà trường, để từng thành viên
trong nhà trường nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ đối với
việc phát triển giáo dục của nhà trường tại đại phương. Nhà trường đã cụ thể hóa thực
hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch 50-KH/TU, ngày 24/5 của Tỉnh
ủy về thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW trong các buổi họp hội đồng, họp chi bộ và chào cờ
đầu tuần, quán triệt đội ngũ CBGV-CNV và học sinh thực hiện tốt Chỉ thị trên.
- Do Trường mới thành lập lại thuộc vùng nông nghiệp, nằm xa với trung tâm
nên vấn đề ổn định của đội ngũ rất khó thực hiện. Trọng tâm của trường trong việc xây
dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD trước mắt là từng bước ổn định đội
ngũ để duy trì hoạt động của nhà trường. Thực tế trong 02 năm vừa qua, đội ngũ nhà
trường luôn biến động.
II . KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Lãnh đạo trường đã tiến hành kiểm tra – dự giờ - thanh tra chuyên môn làm cơ
sở phân công chuyên môn, đảm bảo phát huy được năng lực, sở trường của CB,GV-
CNV
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng:
+ Ban giám hiệu làm tham mưu cho lãnh đạo ngành, UBND xã xây dựng quy
hoạch đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường và hàng năm có bổ sung quy hoạch phù hợp
với điều kiện và chất lượng thực tế của đội ngũ nhà giáo.
+ Kết quả bồi dưỡng Quản lý giáo dục và cũng như đội ngũ kế cận là các đối
tượng tự bồi dưỡng khác dưới sự dẫn dắt của Ban Giám hiệu.
+ Kết quả bồi dưỡng trình độ đạt chuẩn và nâng cao trình độ trên chuẩn cho đội
ngũ CB-GV:
Năm 2008-2009 có 14 giáo viên bồi dưỡng đạt trình độ trên chuẩn ( ĐHSP từ
xa).
Năm 2010-2011 có 8 giáo viên đã và đang học liên thông lên đại học.
+ Biện pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ: Trình lãnh đạo
cấp trên duyệt phân công đảm nhiệm các công việc khác hỗ trợ công tác bộ phận
chuyên môn theo nhu cầu công việc của trường, tạo điều kiện cho CBGV đi học thêm
chuyên ngành bộ môn trường còn thiếu, để về giảng dạy đảm bảo chất lượng hơn.
2. Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dục:
Thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình SGK của Bộ Giáo dục, đội ngũ
CBGV nhà trường hàng năm đều được đi tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức,
đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình học
sinh hàng năm, tổ chức các buổi chuyên đề rút kinh nghiệm và đưa ra biện pháp thực
tiễn việc phối kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy
hiện đại và sự chỉ đạo chung của ngành để giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh
chóng.
3. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục.
- Nhà trường thực hiện đúng quy trình quy hoạch đội ngũ quản lý nhà trường
hàng năm cũng như việc thực hiện đề bạt, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý.
- Căn cứ vào khung chương trình của Sở Giáo dục-Đào tạo, Phòng Giáo dục-
Đào tạo, nhà trường đã triển khai đến giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng kế hoạch
giảng dạy bám theo khung chương trình và căn cứ vào tình hình thực tế học sinh trong
nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy, nhằm tránh tiết thừa hoặc
tiết thiếu thời gian. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch
thanh kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ( 100% GV trực tiếp giảng dạy) để
làm cơ sở đánh giá chất lượng giáo viên cuối năm học cũng như xây dựng quy hoạch
đội ngũ quản lý nhà trường. Thường xuyên quan tâm xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm với nhiều
hình thức để tạo bầu không khí cởi mở trong học sinh – giáo viên. Thường xuyên nhắc
nhở giáo viên thực hiện nếp sống văn hóa; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh
thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường
học.
- Việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo: Vào đầu năm
học Hiệu trưởng cân nhắc ra quyết định bổ nhiệm chức danh tổ trưởng – tổ phó chuyên
môn, đồng thời phân công trách nhiệm cho Hiệu phó, các tổ trưởng-tổ phó chuyên môn
để thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ trường trung học cơ sở và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
- Việc thực hiện chỉ thị 33/2006/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “ Chống tiêu
cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” Quyết định số 3817/QH/BGDĐT
của Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai kế hoạch tổ chức cuộc vận động “ Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”, “ Nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo và với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp ”. Hàng năm tại Hội
nghị CBCC-VC đầu năm học, Nhà trường đều phát động và tổ chức cho CB, GV-CNV
ký cam kết thi đua, thực hiện 2 không với 4 nội dung; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở
thường xuyên giám sát việc thực hiện cam kết đó; kết quả tình trạng học sinh chưa đạt
trình độ chuẩn kiến thức ngồi nhầm lớp đã được hạn chế.
- Trường thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBGV trên tinh thần
thực hiện nghiêm túc các công văn do ngành quy định.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ GV và CBQLGD:
Chi bộ Đảng của nhà trường thường xuyên triển khai Nghị quyết của Chi bộ về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo như bồi dưỡng lý tưởng, phẩm chất chính trị cho CBGV, chọn lựa quần
chúng ưu tú giới thiệu cho chi bộ xem xét kết nạp. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực
hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác chính trị,
tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong
trường học, đến nay tổng số đảng viên là 15.
6. Thực trạng tình hình giáo dục của địa phương, đơn vị (tóm tắt).
- Tổng số trường công lập hiện có: 1; số lớp: 15; số học sinh THCS; 482; số học
sinh THPT: 66 .
- So sánh với năm học 2009-2010: Số trường công lập: 1; số lớp: 15; số học sinh
THCS: 468; số học sinh THPT (không có).
- Tổng số giáo viên: 32, cán bộ quản lý: 2; CNV (có giáo viên phụ trách): 10.
- Trong đó: Đảng viên: 15; đoàn viên: 20.
- So sánh với năm học 2009-2010: Tổng số giáo viên: 29, cán bộ quản lý: 2;
CNV (có giáo viên phụ trách): 7.
- Trong đó: Đảng viên: 12; đoàn viên: 25.
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo từ khi có chỉ thị:
+ Tỷ lệ huy động trẻ từ 6-14 tuổi đến trường:
- 6 tuổi: 159/159, tỷ lệ 100%
- 7 tuổi: 188/188, tỷ lệ 100%
- 8 tuổi: 142/142, tỷ lệ 100%
- 9 tuổi: 141/141, tỷ lệ 100%
- 10 tuổi: 160/160, tỷ lệ 100%
- 11 tuổi: 131/114, tỷ lệ 87,02%
- 12 tuổi: 147/121, tỷ lệ 82,31%
- 13 tuổi: 146/117, tỷ lệ 80,14%
- 14 tuổi: 155/125, tỷ lệ 80,65%
+ Tỷ lệ xét tốt nghiệp (tiểu học), THCS (năm học 2009-2010): Tiểu học:
552/579, tỷ lệ 95,34% ; THCS: 55/68, tỷ lệ 80,90%
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: (Chưa có lớp 12)
+ Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học, cao đẳng hàng năm (chưa có lớp 12
đầu ra)
+ Số tuyển sinh hàng năm:
. Đại học.
. Cao đẳng.
. Trung học chuyên nghiệp.
. Cao đẳng nghề.
. Trung cấp nghề.
. Sơ cấp nghề.
. Học nghề ngắn hạn: 137 (học sinh học nghề phổ thông tại trường kết hợp với
Trung tâm Hướng nghiệp).
+ Số tốt nghiệp, ra trường hàng năm:
. Đại học.
. Cao đẳng.
. Trung học chuyên nghiệp.
. Trung cấp nghề.
. Sơ cấp nghề (được cấp chứng chỉ nghề).
. Học nghề ngắn hạn: 126 (học sinh học nghề phổ thông tại trường kết hợp với
Trung tâm Hướng nghiệp).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả và nguyên nhân:
* Kết quả:
a) Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường chú trọng, quan tâm:
- Hàng năm đều chú ý rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên như đề xuất tuyển
dụng bổ sung để đáp ứng yêu cầu dạy và học của đơn vị. Đồng thời có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, cân đối cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho
đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Nhà trường cũng đã cử CBGV tham gia đầy đủ các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở tổ chức cũng như chủ động phối hợp, tham gia
bồi dưỡng chính trị cho CBGV do cơ quan chức năng cấp trên tổ chức.
b) Công tác thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy:
- Đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của nhà trường, vì vậy nhà trường
luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thực hiện đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp dạy học.
- Nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về mục đích,
yêu cầu và kế hoạch thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đến tận cán bộ, giáo viên và
học sinh trong đơn vị. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho tất cả giáo viên về sự
cấp thiết phải đổi mới, đổi mới để nâng cao chất lượng, đổi mới để tồn tại.
- Trường cũng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát chương trình, thống nhất số
tiết, bài có thể sử dụng thiết bị - ĐDDH để yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng
thiết bị có sẵn trong quá trình dạy học và xem đây là một tiêu chí để đánh giá giờ dạy
và thực hiện quy định chuyên môn của giáo viên.
- Trong năm học, trường cũng đã tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong
toàn thể giáo viên, và qua đó đã có một một số đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả thiết
thực.
- Nhà trường đã tăng cường mua sắm các trang thiết bị, cũng như được sự đầu tư
của các dự án trong ngành, như máy vi tính, máy chiếu, băng đĩa hình, kết nối mạng
Internet…đồng thời động viên giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng
vi tính để việc ứng dụng CNTT trong soạn giảng đạt hiệu quả.
- Ban Giám hiệu nhà Trường cũng đã lên kế hoạch dự giờ của giáo viên để trao
đổi những vấn đề khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học;
chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt hiệu
quả thiết thực.
c) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo viên và CBQLGD:
- Để công tác quản lý CBGV thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ,
trường đã biên chế các tổ chuyên môn phù hợp; phối hợp với các đoàn thể, tổ chức
trong nhà trường trong hoạt động quản lý CBGV, từng bước trao quyền chủ động cho
các tổ chuyên môn trong quản lý CBGV. Đồng thời đã xây dựng các quy chế hoạt
động của GV và quy chế phối hợp của các bộ phận để thực hiện tốt và hiệu quả công
tác quản lý; xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại CBGV hàng tháng, năm phù hợp.
d) Công tác thực hiện chế độ chính sách cho nhà giáo và CBQLGD (những người còn
công tác, về hưu trước tuổi, năng lực chuyên môn không đáp ứng yêu cầu đổi mới, ):
- Thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách cho CBGV-CNV theo đúng quy
định của nhà nước.
* Nguyên nhân của những thành tựu đạt được:
- Sự chỉ đạo và quan tâm kịp thời của ngành và các cấp quản lý.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động của
Nhà trường.
- Ý thức trách nhiệm của CBGV, đặc biệt là đội ngũ cốt cán trong nhà trường đã
làm tốt vai trò đầu tàu gương mẫu.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
* Tồn tại và hạn chế:
- Đội ngũ CBGV thường xuyên biến động, thiếu ổn định.
- Chất lượng đội ngũ trẻ, còn một số ít thiếu kinh nghiệm.
* Nguyên nhân:
- Trường nằm ở vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, cách biệt với trung tâm
nên phần lớn giáo viên khi mới về trường công trường, xem đây như là bước đệm để
tìm cách chuyển đi vùng thuận lợi.
- Ngoài những công tác chuyên môn chính khóa, song song CBGV cũng phải
thường xuyên làm công tác phổ cập giáo dục, huy động học sinh, đặc biệt là công tác
vận động học sinh bỏ học ra lớp để duy trì sĩ số chiếm quá nhiều thời gian.
- Giáo viên có chất lượng chiếm rất ít. Trường thiếu giáo viên cơ hữu ở cấp
THPT sau khi tuyển dụng, nên phải hợp đồng thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn một
số giáo viên ở trường khác. Một số giáo viên dù đã được tuyển dụng công tác lâu dài,
nhưng việc ổn định trong quá trình giảng dạy còn chưa mấy khả quan.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Cần có chế độ chính sách thu hút và ưu đãi hợp lý và xứng đáng hơn, đặc biệt là
phải cải thiện chế độ thu hút, ưu đãi cao đối với CBGV-CNV để ổn định cuộc sống lâu
dài cho người có nguyện vọng, không giới hạn thời gian được hưởng phụ cấp thu hút
vùng khó khăn đối với CBGVNV.
2. Có chính sách luân chuyển hợp lý và khả thi; tăng cường giáo viên cốt cán, đảm bảo
chất lượng cho trường.
PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ
TRONG THỜI GIAN TỚI
I. MỤC TIÊU
1. Đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu theo quy định.
2. Xây dựng đội ngũ ổn định có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục của ngành.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ:
- Trên cơ sở quy mô phát triển trường lớp, trường tích cực tham mưu với Sở
GD&ĐT xin phê duyệt kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng và cơ cấu bộ môn.
- Tham mưu với địa phương có chính sách hỗ trợ khác để giáo viên có nhu cầu
phục vụ lâu dài tại trường yên tâm công tác.
- Đề xuất với cấp trên bổ nhiệm đủ số cán bộ quản lý để hoạt động của đơn vị
thuận lợi.
- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý dự nguồn.
2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ:
a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
- Triển khai kịp thời các văn bản, chỉ thị của ngành và cấp trên cho cán bô quản
lý và giáo viên; thường xuyên quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, ý thức
trách nhiệm của nhà giáo, cho đội ngũ, đặc biệt là Quy định về đạo đức nhà giáo được
ban hành kèm Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT. Qua đó, giúp cho CBQL và giáo viên nâng cao nhận thức về sự tu dưỡng rèn
luyện thường xuyên để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất
lượng của nhà giáo và CBQLGD. Thông qua các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn bồi
dưỡng và phát hiện nhân tố mới, tích cực, ưu tú để giới thiệu cho Chi bộ kết nạp vào
Đảng.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phát triển đảng tại đơn vị để tổ chức
Đảng tại cơ sở ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chính trị thường xuyên
cho CBQL và giáo viên theo kế hoạch của ngành và địa phương.
- Từng bước điều chỉnh kế hoạch thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành
cho phù hợp với đặc thù của trường, hoàn thiện tiêu chí đánh giá CBQL và giáo viên
gắn với việc thực hiện các cuộc vận động.
b) Về phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ:
- Chỉ đạo CBQL và giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ.
- Cử giáo viên, CBQL tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ do ngành tổ chức.
- Định hướng quy hoạch để cử CBQL và giáo viên đi học để nâng cao trình độ
và vượt chuẩn đào tạo như đào tạo đại học, thạc sĩ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
nhất về quỹ thời gian cũng như hỗ trợ vật chất cho người đi học.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ dự nguồn hàng năm để làm lực lượng
dự phòng.
- Thường xuyên tăng cường hoạt động đổi mới nội dung chương trình, đặc biệt
quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ đạo sâu sát và kịp thời việc thực
hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó lấy việc ứng dụng
CNTT làm đòn bẩy để thực hiện.
- Thực hiện hoạt động kiểm định, tự đánh giá chất lượng giáo dục có hiệu quả để
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của Nhà trường.
- Tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm với các đơn vị
khác.
- Từng bước tăng cường mua sắm tài liệu tham khảo, trang thiết bị - ĐDDH đáp
ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường, tập trung ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng thư
viện điện tử bằng việc kết nối Internet phục vụ khai thác thông tin cho CBQL và giáo
viên của trường.
Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và Phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới của Trường
THPT Nam Thái Sơn./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như trên (báo cáo);
- Lưu: VP.