Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.85 KB, 6 trang )

ĐỀ BÀI
Bài 2:
Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng
về việc chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (giám đốc một doanh nghiệp).
Chiều 07/02/2010, lợi dụng gia đình ông N đi sắm tết, K và H mang theo
một túi quà đến gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi, là người giúp
việc) là đến để chúc tết gia đình. Không nghi ngờ gì, bà P đã mở cửa cho K
và H vào nhà. Sau khi vào nhà, chúng vờ xin nước uống rồi xông vào đe doạ
và định chói bà P. Bà P sợ hãi van xin K, H và nói: “Các anh lấy gì thì cứ
lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi”
K và H phá két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng
một số ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng. Sau khi
K, H lấy được tài sản và bỏ đi thì bà P mới chạy ra đường hô hoán. K, H bị
bắt giữ ngay sau đó.
Có 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
a. K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi
gian dối đánh lừa người giúp việc.
b. K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc
gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là người
giúp việc, không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P lợi
dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bi coi là phạm tội
trộm cắp tài sản.
c. K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai
lấy tài sản trước mắt người giúp việc.
Câu hỏi:
1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh. (3 điểm)
2. Hãy phản bác các ý kiến mà anh (chị) cho là sai. (4 điểm)
1
BÀI LÀM
1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh.
K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 139 (BLHS).


Điều 139 quy định:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác
có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc dã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
(Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản là là hành vi chiếm đoạt tài sản người
khác bằng thủ đoạn gian dối.
Hành vi lừa dối là hành vi cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật
nhằm để người khác tin đó là sự thật.
Xét vào trường hợp của K và H ta thấy:
2
Về mặt khách quan của tội phạm, là hành vi lừa dối là hành vi đưa ra
những thông tin giả. Cụ thể ở đây, K và H đã đưa ra thông tin giả là khách đến
chúc tết gia đình ông N.
Về mặt chủ quan thì K và H cố tình đưa ra thông tin giả là việc đến chúc
tết để lừa dối người giúp việc và vào nhà. Cả hai người biết đây là việc đưa
thông tin sai, nhưng vẫn cố tình đưa ra và mong muốn người giúp việc tin đó là
sự thật.
Hành vi lừa dối có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình
những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể, và ở đây thì hành vi
lừa dối của K và H được thể hiện qua lời nói.
Về mục đích, K và H cố tình có hành vi lừa dối nhằm mục đích là chiếm
đoạt tài sản nhà ông N như K và H đã bàn bạc rất kỹ càng trước đó.
Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. K và H biết hành vi của mình là có lỗi,
nhưng vẫn mong muốn hành vi của mình có kết quả để chiếm đoạt được tài sản
nhà ông N. K và H còn có hành vi đe dọa và định chói người giúp việc để dễ
dàng thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.
K và H phá két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng

một số ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng. Như vậy, K
và H đã chiếm đoạt được tài sản như mục đích đề ra. Và tội lừa dối chiếm đoạt
tài sản hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra. Ở đây, K và H còn hoàn
thành việc chiếm đoạt tài sản, vì thế, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K và H
đã được cấu thành.
Về hình phạt mà K và H phải gánh chịu mức hình phạt từ hai năm tù tới
bảy năm tù vì hai người này đã có các tình tiết tăng nặng được quy định tại
Điểm a và e Khoản 2 Điều 139 (BLHS)
3
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;”
Theo khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự thì, phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm (khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự).
Như vây, phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn
bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm,
dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
K và H đã bàn bạc rất kỹ lưỡng về kế hoạch tiếp cận cũng như hành vi lừa
dối để nhằm chiếm đoạt được tài sản. Thực hiện tội phạm có hai người là K và
H. Cả hai cùng cố ý cùng thực hiện hành vi lừa dối của mình để thực hiện việc
chiếm đoạt tài sản Điều 139 (BLHS). Như vậy, K và H có đủ các yếu tố là đồng
phạm của một tội, đó là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền mà K và H
chiếm đoạt là 460 triệu đồng, phù hợp với số tài sản bị chiếm đoạt tại Điểm e,
Khoản 2 Điều này. Vì thế, K và H sẽ được xử theo Khoản 2 Điều 139, và hình
phạt tù là từ hai năm đến bảy năm tù.
Việc K, H bị bắt giữ ngay sau khi lấy được tài sản và phải chịu hình phạt

theo pháp luật là hậu quả mà K,H phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của
mình.
Từ những phân tích trên, K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều
139 (BLHS).
2. Hãy phản bác các ý kiến mà anh (chị) cho là sai?
4
Trong đề bài đưa ra 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
a. K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi
gian dối đánh lừa người giúp việc.
b. K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc
gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là người
giúp việc, không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P lợi
dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bi coi là phạm tội
trộm cắp tài sản.
c. K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai
lấy tài sản trước mắt người giúp việc.
Theo em, ý kiến b và c là sai, vì :
2.1. K và H không phạm tội trộm cắp tài sản.
Điều 138 BLHS không mô tả những dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà
chỉ nêu tội danh. Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu:
“tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và
thuộc một trong các trường hợp sau:
• Tài sản trộm cắp có giá trị từ 500.000 đồng trở lên;
• Gây hậu quả nghiêm trọng;
• Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
• Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích.
Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt cùng với
hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối
tượng bị chiếm đoạt – Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội trộm cắp tài sản được thực tiễn xét xử

từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Vậy, tội trộm cắp tài sản chỉ coi là
hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm được tài sản.
5
Dấu hiệu lén lút vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa
chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hawnfh vi chiếm đoạt có
đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cuãng
lén lút.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×