Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRONG THIẾT kế nội THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 57 trang )

PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 1

NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Ý nghĩa đề tài 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Giới hạn đề tài 4
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
CHƢƠNG 1 5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÔNG DƢƠNG 5
1. Tổng quan về Đông Dƣơng 5
1.1 " Đông Dương" là gì? 5
1.2 Lịch sử hình thành khu vực Đông Dương………………………………………5
1.3 Lý do hình thành phong cách Đông Dương tại Việt Nam…………………… 6
2. Tổng quan chung về phong cách Đông Dƣơng………………………………….8
2.1 Khái niệm " Phong cách Đông Dương"………………………………………….8
2.2 Sự hợp nhất về văn hóa trong phong cách Đông Dương……………………… 8
2.3 Phong cách Đông Dương tại các nước trong khu vực 8
2.3.1 Lào…………………………………………………………………………9
2.3.2 Campuchia……………………………………………………………… 10
3. Phong cách Đông Dƣơng tại Việt Nam 10
3.1 Sự ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ……………………………………… 11
3.2 Sự ảnh hưởng của phong cách Trung Quốc………………………………… 12
3.3 Sự ảnh hưởng của phong cách Pháp………………………………………… 13
3.3.1 Phong cách kiến trúc Tiền thực dân…………………………………….13
3.3.2 Phong cách kiến trúc Tân cổ điển………………………………………14
3.3.3 Phong cách kiến trúc Địa phương………………………………………14
3.3.4 Phong cách kiến trúc Art Décor……………………………………… 15


PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 2

CHƢƠNG 2 16
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT TẠI VIỆT
NAM 16
1. Đặc điểm phong cách Đông Dƣơng tại Việt Nam 16
1.1 Hình thái kiến trúc…………………………………………………………….16
1.2 Cảnh quan…………………………………………………………………… 19
1.3 Yếu tố phong thủy…………………………………………………………….20
1.4 Nội thất……………………………………………………………………… 22
1.4.1 Màu sắc………………………………………………………………….23
1.4.2 Vật liệu………………………………………………………………….24
1.4.3 Hoa văn, họa tiết……………………………………………………… 26
1.4.4 Phù điêu, tượng tròn…………………………………………………….30
1.4.5 Trang thiết bị……………………………………………………………31
1.5 Giải pháp chiếu sáng trong nội thất………………………………………… 35
2. Phong cách Đông Dƣơng giai đoạn đầu tại Việt Nam (1920_1945) 37
2.1 Bảo tàng Luois Finot (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), Hà Nội…………………37
2.2 Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), TP Hồ Chí
Minh……………………………………………………………………………………….41
2.3 Dãy nhà cổ phố Nguyễn Thái Học, phố Phan Bội Châu, Hội An…………….44
3. Kết luận 49
CHƢƠNG 3 50
ỨNG DỤNG PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
RESORT HIỆN NAY. 50
1. Resort Furama, Đà Nẵng 50
2. Resort Victoria, Hội An, Quảng Nam 54








PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 3


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo nhận định cá nhân, những công trình mang phong cách Đông Dương trải qua 1 thời
gian dài luôn giữ được vẻ đẹp và giá trị riêng khi so sánh với các công trình mang những
phong cách hiện đại khác nhau được xây dựng tại Việt Nam. Chính lý do này, dẫn đến việc
muốn tìm hiểu và nghiên cứu về phong cách Đông Dương.
Hiện nay, những tiện nghi về vật chất đã thành những chuẩn mực chung, khai thác giá trị
truyền thống của dân tộc để đưa vào trong thiết kế đang là một xu hướng được quan tâm
trên thế giới. Phong cách Đông Dương là 1 xu hướng thiết kế thể hiện được vẻ đẹp truyền
thống của Việt Nam.
Phong cách Đông Dương phù hợp với phong cách sống của người Việt, phong tục tập
quán, văn hóa, quan niệm mĩ thuật, cảnh quan và khí hậu của Việt Nam.
2. Ý nghĩa đề tài
Phong cách Đông Dương là sự kết hợp giữa bản sắc của Việt Nam và phong cách Tân cổ
điển của Pháp, sự kết hợp đặc sắc giữa Đông- Tây. Phong cách Đông Dương thể hiện được
tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử của dân tộc.
Tìm hiểu và nghiên cứu những đặc trưng trong phong cách Đông Dương : tổ chức không
gian, họa tiết, hoa văn, màu sắc, vật liệu,…để sử dụng hiệu quả trong thiết kế.
Tạo ra những không gian mang đậm phong cách Đông Dương kết hợp với những tiện nghi
hiện đại nhưng vẫn phù hợp với phong cách sống hiện nay, đem lại sự thoải mái và tiện ích
cho người sử dụng.
Phong cách nội thất là cái thể hiện được bản sắc, diện mạo. Bên cạnh những trào lưu, xu
hướng thiết kế mới dễ bị thay thế bởi những trào lưu mới hơn nữa. Những người có thị

hiếu thẩm mỹ theo hướng thích cách tân nhưng vẫn có chút hoài cảm, đã tạo ra những
không gian theo quan niệm tryền thống của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Phong cách Đông
Dương là 1 trong những lựa chọn phù hợp.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu những ảnh hưởng của phong cách Tân cổ điện Pháp và phong cách truyền
thống Việt Nam tác động lên phong cách Đông Dương tại Việt Nam.
So sánh phong cách Đông Dương ở các nước trong khu vực (Lào, Campuchia, Thái Lan)
với Việt Nam. Từ đó, tìm ra những sự khác biệt, những nét riêng và đặc điểm nhận dạng
của phong cách Đông Dương tại Việt Nam.
Tham khảo các nguồn tài liệu từ: internet, tạp chí, sách chuyên đề và những bài viết về lịch
sử, văn hóa, du lịch, kiến trúc, nội thất … viết về phương Đông, các nước thuộc Đông
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 4

Dương, Việt Nam và phong cách Tân cổ điển Pháp để tìm ra những yếu tố tạo hình và đặc
điểm của phong cách Đông Dương.
Nghiên cứu những những công trình kiến trúc tại Việt Nam thiết kế theo phong cách Đông
Dương từ giai đoạn đầu cho đến ngày nay: Đại học Đông Dương, nhà số 4 Lý Nam Đế,
khách sạn Sofitel de Metropole, resort Đông Dương, du thuyền Hạlong Jashmine sail,… và
những bộ sưu tập trên thế giới (về kiến trúc, nội thất) lấy cảm hứng từ phong cách Đông
Dương.
4. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu chỉ tập trung vào phong cách Đông Dương tại Việt Nam. Nhấn mạnh những
giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với phong cách Tân cổ điển Pháp để phân biệt
phong cách Đông Dương tại Việt Nam với các nước trong khu vực.
Nghiên cứu phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất tại Việt Nam. Tìm hiểu những
đặc điểm chung và cơ bản nhất trong phong cách Đông Dương để áp dụng vào những
không gian nội thất hiện nay.
Nghiên cứu phong cách Đông Dương để đưa ra được giải pháp ứng dụng hiệu quả cho các
công trình hiện nay.



















PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 5


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÔNG DƢƠNG
1. Tổng quan về Đông Dƣơng
1.1 “ Đông Dƣơng” là gì?
“Đông Dương” (Indochine hay
Indochinoise) là tên gọi chỉ 1 khu vực ở
Đông Nam Á đã từng thuộc quyền cai
trị của thực dân Pháp trong những năm
1884-1954.

Trong khu vực Đông Dương, thực dân
Pháp chia Việt Nam ra 3 xứ riêng lẻ:
Cochinchine (miền Nam, Côn Đảo, Phú
Quốc và các đảo trong Vịnh Thái Lan),
Tonkin (miền Bắc, Tây Bắc), Annam(
miền Trung). Và 2 xứ bảo hộ gồm: Ai
Lao ( Lào) và Cao Miên (Campuchia).
Tên gọi “Đông Dương” (Indochine) lần đầu tiên xuất hiện năm 1804, được Conrad Malte
Bruun sử dụng trong bộ sách “Địa lý toán học, hình thể và chính trị của các nơi trên thế
giới” Năm 1808, tên gọi Đông Dương (Indochine) lại xuất hiện trong một bài báo của John
Leyden trên tạp chí “Nghiên cứu châu Á” của Hội châu Á vùng Bengal.
1.2 Lịch sử hình thành khu vực Đông Dƣơng
Liên bang Đông Dương được thành lập vào ngày 17/10/1887 và tồn tại đến năm 1954. Lúc
đầu, thủ phủ đặt tại Sài Gòn (1887-1901), sau chuyển ra Hà Nội (1902-1954). Đứng đầu
liên bang Đông Dương là những người nằm trong bộ máy chính phủ của thực dân Pháp:
một Toàn quyền Đông Dương ( 1887-1945) hay một Cao ủy (1945- 1954). Một số chính
quyền địa phương đặt dưới quyền các ông vua địa phương nhưng quyền lực vẫn nằm trong
tay các quan chức thực dân Pháp.
Việc hình thành Liên bang Đông Dương vì lý do tài chính khi thực dân Pháp muốn dùng
lợi nhuận từ Cochinchine (Nam Kỳ) để tài trợ kinh phí cai trị Tonkin (Bắc Kỳ) và Annam
(Trung Kỳ) thay vì chính quốc phải chi thêm để trang trải.
Liên bang Đông Dương bị Nhật Bản lật đổ vào ngày 9/3/1945 khi cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai sắp kết thúc. Tuy nhiên, quân Nhật lại thua quân Đồng Minh và liên bang này
chỉ thực sự tan rã sau khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ và Hiệp ước Genève được ký kết
năm 1954.



Bản đồ khu vực Đông Dương
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 6
















1.3 Lý do hình thành phong cách Đông Dƣơng tại Việt Nam:
Năm 1887, thực dân Pháp bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ
nhất. Thời gian này, nhiều đô thị ở Việt Nam được qui hoạch theo quan niệm đô thị Pháp
lúc bấy giờ. Các công trình kiến trúc được xây dựng tại các thành phố lớn mang tinh thần
chủ nghĩa Pháp cổ điển.









Bưu điện trung tâm TP.HCM Nhà thờ Đức Bà Phủ Toàn quyền Đông Dương

1886-1891 1877-1880 1901-1906

Sau thập kỉ 20 thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa Đông
Dương lần thứ hai. Giai đoạn này, giới trí thức Pháp nhận ra sự áp đặt những giá trị văn
hóa từ Pháp vào một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời Việt Nam là không phù hợp
với đất nước và con người Việt Nam: khí hậu, tập quán sinh hoạt, quan niệm thẩm mỹ,
cảnh quan.


Liên bang Đông Dương tồn tại từ 1887-1954

PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 7

Giữa thập kỉ 20 thế kỉ XX, những công trình kiến trúc kết hợp phong cách Tân cổ điển
thịnh hành ở Pháp và văn hóa truyền thống Việt Nam xuất hiện. Những công trình này phù
hợp hơn với văn hóa bản địa. Thời giàn này bắt đầu hình thành phong cách Đông Dương
tại Việt Nam.

Ví dụ: KTS Ernest Hébrard .



Đại học Đông Dương, 1923-1925 Sở Tài chính Đông Dương, 1925-1930


Nhà thờ Cửa Bắc, 1925-1930 Bảo tàng Louis Finot, 1926-1930

Ví dụ: KTS Arthur Kruze.



Nhà số 4 Lý Nam Đế, 1939-1940 Câu lạc bộ Thủy Quân, 1939-1941



PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 8


2. Tổng quan chung về phong cách Đông Dƣơng
2.1 Khái niệm “ Phong cách Đông Dƣơng”
“Phong cách Đông Dương” ( Indochine style) là một phong cách thiết kế được hình thành
trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn, những năm cuối thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 20, khi
đế quốc Pháp tiến hành thực dân hóa các nước thuộc địa trong khu vực Đông Dương (Việt
Nam, Lào, Campuchia) đề hình thành nên Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Nói cách khác, “Phong cách Đông Dương” là phong cách do người Pháp sáng tạo ra khi
kết hợp với phong cách kiến trúc Pháp với phong cách kiến trúc và văn hóa của nước bản
đại tại khu vực Đông Dương.
2.2 Sự hợp nhất về văn hóa trong Phong cách Đông Dƣơng
Phong cách Đông Dương là sự hợp nhất tinh tế và đặc sắc giữa 2 nền văn hóa Đông và Tây
hoàn toàn khác nhau. Nhưng sự kết hợp đó đã tạo ra 1 phong cách mới, 1 phong cách phù
hợp với triết lý, quan điểm mỹ thuật truyền thống, văn hóa và cảnh quan của các nước
thuộc địa.
Phong cách Đông Dương ra đời tại phương Đông, là nơi có 2 nền văn minh lớn của nhân
loại: Trung Quốc, Ấn Độ. Các nước thuộc địa Đông Dương đều bị ảnh hưởng và chi phối
nhiều bởi 2 nền văn minh này. Nên, phong cách Đông Dương là 1 sự hợp nhất có hơi
hướng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Phong cách Đông Dương là sự hợp nhất của: phong cách kiến trúc Pháp với văn hóa và
kiến trúc bản địa. Mỗi nước trong khu vực Đông Dương lại đem những đặc trưng của dân
tộc kết hợp với phong cách Pháp để tạo ra một phong cách Đông Dương đặc trưng riêng
của mỗi nước.



Sự hợp nhất về văn hóa trong phong cách Đông Dương.
2.3 Phong cách Đông Dƣơng tại các nƣớc trong khu vực
Khác với Việt Nam, các nước trong khu vực Đông Dương: Lào và Campuchia mang đậm
văn hóa của Ấn Độ: Tôn giáo (Phật giáo Nam Tông_Ấn Độ), phong cách kiến trúc, văn
hóa, quan niệm thẩm mỹ,… Phong cách Đông Dương tại Lào và Campuchia bị ảnh hưởng
của nền văn minh Ấn Độ.
Phong cách Đông Dương
Phong cách Pháp
Phong cách và văn
hóa các nước bản
địa
Phong cách Trung
Quốc
Phong cách Ấn Độ
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 9

2.3.1 Lào
Phong cách Đông Dương tại Lào là sự kết hợp của phong cách truyền thống bản địa, phong
cách Pháp và bị ảnh hưởng từ văn hóa của những dân tộc chính trên đất Lào : dân tộc Siam
(người Thái), Khmer, Trung Hoa.
Thủ đô Vientiane và Luang Prabang là 2 nơi đã từng là khu hành chính và khu sinh sống
của thực dân Pháp nên còn lưu giữ nhiều kiến trúc phong cách Đông Dương.
Đặc điểm phong cách Đông Dương tại Lào:
 Quy hoạch từ thời Liên bang Đông Dương vẫn được giữ đến nay, tổng thể các khu
nhà 2 tầng với 1 motif mái ngói thống nhất hòa lẫn với cây xanh, tạo không khí yên
bình.
 Mái nhiều diện, nhiều mặt nghiêng là 1 phong cách đặc trưng trong kiến trúc của
Lào.
 Mặt bằng, tổ chức không gian đăng đối theo 1 trục.

 Cấu trúc nhà: 1 tầng trệt là nơi để xe, nhà kho và 1 tầng lầu là không gian sinh hoạt
chính.
 Nội thất: màu sắc nhiệt đới nhẹ nhàng, gỗ là vật liệu chính, tượng Phật xuất hiện
nhiều trong các không gian, sử dụng các họa tiết và trang thiết bị ảnh hưởng từ văn
hóa Khmer (nhiều nhất), Trung Hoa, Pháp.






























Phong cách Đông Dương tại Lào.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 10

2.3.2 Campuchia
Phong cách Đông Dương tại Campuchia là sự kết hợp giữa văn hóa của dân tộc Khmer và
phong cách kiến trúc Pháp, bị ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Ấn Độ giáo.
Đặc điểm phong cách Đông Dương tại Campuchia:
 Mái nhà ảnh hưởng từ đền chùa, có đỉnh chóp nhọn, 4 mặt chạm trổ các bức phù
điêu: cuộc sống tâm linh của con người ở thế giới bên kia, vũ nữ Apsara, con ngựa
Ramanaya
 Công trình thường khắc ký tự, con số.
 Mặt bằng tổng thể đăng đối theo 1 trục.
 Nội thất: màu sắc nhiệt đới ấm nóng, vật liệu chính là đá và gỗ, trang thiết bị bằng
gỗ và tre, sử dụng các họa tiết Khmer, tượng Phật,phù điêu và tường hình: hình ký
tự và con số, hình theo quan niệm Phật giáo, vũ nữ Apsara nhảy múa, con ngựa
Ramanaya Ấn Độ…














s




3. Phong cách Đông Dƣơng tại Việt Nam
Lịch sử Việt Nam có sự xuất hiện của 2 nền văn minh lớn Trung Quốc và Ấn Độ trong
phong cách kiến trúc, văn hóa, tôn giáo. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ đem
phong cách Pháp vào. Vì vậy, phong cách Đông Dương hình thành đầu nhưng năm 1920
tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phong cách của Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và văn hóa
truyền thống bản địa.




Phong cách Đông Dương tại Campuchia.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 11

3.1 Sự ảnh hƣởng của phong cách Ấn Độ (văn hóa Champa):
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông chinh phục Vương quốc Champa (Chăm), nay là khu vực
miền Trung kéo dài đến Bình Thuận.Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn
minh Ấn Độ. Văn hóa Champa là 1 phần của văn hóa Việt Nam.
Phong cách Đông Dương trong quá trình hình tại miền TrungViệt Nam bị ảnh hưởng từ
văn hóa Champa, nên có sự khác biệt với các vùng miền khác tại Việt Nam.




 Nghệ thuật điêu khắc Champa:
Phong cách Đông Dương ở miền
Trung có sự xuất hiện của nghệ
thuật điêu khắc Champa.
Phù điêu, tượng tròn và các yếu tố
trang trí chạm khắc trên mái, cột
kèo, tường: thiếu nữ Apsara nhảy
múa, linh vật và biểu tượng tôn
giáo Sivah của Champa (Linga,
thần Indra, bò Nandin, chim
Garuda, nữ thần Kinnari,…)




 Vật liệu:
Sử dụng vật liệu: gạch nung đỏ
sẫm, đá trộn với vữa vôi và cát
hoặc vôi với mật của đường mía.


















Họa tiết trang trí Champa ở Mỹ Sơn và Trà Kiệu.

Gạch nung. Đá trộn vữa vôi và cát.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Champa_ Đà Nẵng.
Công trình kiến trúc đặc trưng của sự kết hợp phong cách Champa và Đông Dương.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 12











3.2 Sự ảnh hƣởng của phong cách Trung Quốc:
Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm và bị ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc.Trong
phong cách Đông Dương cũng thấy rõ sự ảnh hưởng từ Trung Quốc ở cả 3 vùng miền .
 Mái ngói: Đây là đặc điểm kiến trúc tương đồng và bị chi phối nhiều bởi phong cách
Trung Quốc. Thấy rõ nhất sự ảnh hưởng này ở các hệ mái ở 1 số đình chùa Việt Nam,
phong cách Đông Dương đã dùng hình ảnh hệ mái ở đình chúa lớn Việt Nam: Văn

miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột,…đưa vào các công trình.


Việt Nam
Phong cách Đông Dƣơng
Màu sắc
- Đỏ son, vàng nâu.
- Đỏ son, vàng nâu.
Vật liệu
- Ngói mũi hài (vảy rồng), ngói âm
dương, ngói lưu ly, ngói ống.
- Ngói âm dương (chủ yếu).
Cấu trúc
- Dốc mái thẳng, hếch lên ở góc
mái.
- Đỉnh mái có những bờ nóc và
chạm trổ
- Đỡ mái bằng kẻ (bảy) theo nguyên
tắc đòn bảy.
- Cột mập to, phình ở giữa thân
dưới.
- Dốc mái thẳng hoặc hếch nhẹ ở
góc.
- Đỉnh mái có những bờ nóc

- Đỡ mái bằng kết cấu mới phương
Tây và hệ console
- Cột thanh mảnh, bệ đỡ hình khối
đơn giản.
Trang trí

- Thể hiện tinh thần ngôi nhà, yếu
tố tâm linh và quan niệm dân gian.
- Điêu khắc chạm trổ đơn giản: con
giống, lạc long thủy quái, đấu đao,
tứ linh

- Màu mộc, sơn nâu.
- Thể hiện phong cách bản địa.

- 1920_1930: điêu khắc chạm trổ cầu
kỳ, sử dụng điêu khắc đấu đao.
Sau 1930: chạm trổ đơn
giản,không trang trí mái.
- Màu mộc của ngói.











Hệ thống cấu trúc mái ngói truyền thống Việt Nam.



Sự ảnh hưởng của văn hóa Champa trong phong cách Đông Dương.

PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 13











 Con tiện: Con tiện thường sử dụng để trang trí ở: cửa, lan can, hành lang… trong
phong cách Đông Dương . Phong cách truyền thống Việt con tiện thay bằng những lam
thẳng, vì bị ảnh hưởng của Trung Quốc nên 1 số công trình kiến trúc cổ cũng sử dụng
con tiện.








3.3 Sự ảnh hƣởng của phong cách Pháp
Thời gian đâu người Pháp đến Việt Nam, nhiều công trình với các phong cách khác nhau
đã được xây dựng trước khi họ sáng tạo ra phong cách Đông Dương.
3.3.1 Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân hình thành tại những khu Nhượng địa Hà Nội( phố
Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm). Những khu nhà

làm việc cho binh lính Pháp với những không gian chức năng cần thiết, phù hợp khí hậu
nhiệt đới Việt Nam.
Phong cách mang tính công năng duy lý, ít chú trọng về mặt thẩm mỹ nên không có nhiều
giá trị về mặt kiến trúc, đại diện cho kiến trúc Pháp thời kỳ đầu tại Việt Nam.
Kiến trúc:
 Mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.

Những mái ngói ở các đình chùa bị ảnh hưởng từ Trung Hoa, được sử dụng vào Phong
cách kiến trúc Đông Dương.


Lam gỗ đơn giản trang trí trong phong
cách truyền thống Việt Nam.
Con tiện thay cho lam gỗ trang trí trong phong cách
truyền thống Việt Nam_ảnh hưởng Trung Quốc.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 14

 Hành lang rộng bao quanh không gian chính.
 Nhà thường 2 tầng (1-3 tầng), sàn tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở
trên.
Yếu tố trang trí:
 Mái dốc lợp ngói hoặc tôn.
 Mặt tiền trang trí bằng tường chắn mái xây gạch, hàng con tiện, đắp xi măng hình
hoa lá.
 Hành lang tạo thành vòm cuốn hình cung, bán cầu có khóa vòm.



Sở chỉ huy quân đội Pháp. Dãy nhà trên phốTràng Tiền. Tòa nhà Pháp tại Hoàng Thành
3.3.2 Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển là phong cách chủ đạo của các công trình công cộng tại
Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.
Phong cách Tân cổ điển không là phong cách Tân cổ điển Pháp thuần tuý mà mang nhiều
màu sắc của chủ nghĩa Triết chung.
Kiến trúc:
 Bố cục đối xứng nghiêm ngặt.
 Cấu trúc hình học và tỷ lệ vẫn được tuân thủ các thức cổ điển.
Yếu tố trang trí:
 Mái dốc lợp ngói Tây hoặc ngói đá.
 Hình thức trang trí phong phú sử dụng các thức cột, chi tiết La Mã, Phục hung,
Baroque.

Phủ toàn quyền Đông Dương. Dinh thống sứ Bắc Kỳ. Ga Hàng Cỏ.
3.3.3 Phong cách kiến trúc Địa phƣơng Pháp
Những năm 1900, người Pháp đến Hà Nội sinh sống, thời gian này nhiều công trình xây
dựng mang đậm tính hồi cổ, duyên dáng, có nhiều nét kiến trúc địa phương miền Bắc Pháp
và Paris, những biến đổi phù hợp với công năng và khí hậu tại Việt Nam.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 15

Phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc, mang nhiều
tính công năng, thực dụng và bỏ nhiều hình thức trang trí nguyên gốc.
Kiến trúc:
 Nhà 2- 3 tầng.
 Mái dốc lợp ngói.
Yếu tố trang trí:
 Hệ console đỡ mái bằng gỗ mảnh hình tam giác được khắc triện.
 Họa tiết trang trí không nhiều nhưng tinh tế.


Trung học Alber Sarraut. Trung học Protectorat. Trụ sở Tư pháp.

3.3.4 Phong cách kiến trúc Art Deco
Những năm 1920-1930, phong cách kiến trúc Art Deco phát triển, các kiến trúc sư cách tân
được trọng dụng, 1 phong cách hiện đại, giản dị, thực dụng, phù hợp xu hướng kiến trúc
đang phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ là phong cách Art Deco được ứng dụng trong nhiều
công trình ở Hà Nội.
Kiến trúc:
 Bố cục không gian với hình khối kinh điển, giản dị, hiện đại.
 Mái bằng sử dụng vừa phải.
Yếu tố trang trí:
 Họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng.
 Họa tiết trang trí thạch cao với đường nét mềm mại.


Chi nhánh Ngân hàng Trụ sở chính Ngân hang. Nhà in IDEO.
Đông Dương. Đông Dương.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 16

CHƢƠNG 2
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI
THẤT TẠI VIỆT NAM
1. Đặc điểm phong cách Đông Dƣơng tại Việt Nam
Đặc điểm phong cách Đông Dương tại Việt Nam, được rút ra từ các công trình kiến trúc
Đông Dương giai đoạn đầu tại Việt Nam và những ứng dụng thường thấy trong các công
trình Đông Dương được xây dựng và thiết kế hiện nay . Đây là những đặc điểm chung và
khái quát của phong cách Đông Dương.
1.1 Hình thái kiến trúc
Xử lý hình thái kiến trúc nhằm tạo cho công trình dáng dấp, đường nét phù hợp và gần gũi
với kiến trúc Việt Nam.
Những điều kiện khí hậu và cảnh quan khu vực được đặc biệt lưu tâm giải quyết: hệ mái
ngói chống nóng, các ô văng dốc che nắng và chống mưa hắt, hệ thống cửa lấy áng sáng và

thông gió tự nhiên, hành làng, tường dày,…
Sử dụng các giải pháp kết cấu mới để tổ chức được các không gian lớn, nhiều tầng. Kết
cấu beton cốt thép, dàn vì kèo thép được sử dụng thay những cột kèo gỗ truyền thống.
Sử dụng các hình khối lập phương trong kiến trúc, thiết kế kỹ lưỡng và tỉ mỉ đến từng chi
tiết.
 Tổ chức không gian
Chú trọng đến công năng sử dụng. Phân khu chức năng theo quan niệm sử dụng của các
loại hình công trình khác nhau.
Mặt bằng theo phong cách kiến trúc Pháp chính thống, đăng đối theo 1 trục, lấy sảnh làm
trung tâm.










Mặt bằng Phủ Toàn quyền. Mặt bằng Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương.

 Hành làng yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian.
Hành lang là không gian đệm và tạo độ sâu cho công trình, là trục di chuyển chính, các
phòng chức năng đều quay về trục hành lang để lấy mát.
Hành làng là 1 bộ lọc thông minh, 1 ống dẫn gió xuyên suốt công trình: Giải quyết được
vấn đề thông thoáng, chống nóng ,làm mát và thoát ẩm cho công trình thuộc khí hậu nhiệt

PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 17


đới như ở Việt Nam. Khi mở cửa, tránh ánh nắng và nước mưa hắt trực tiếp vào các phòng
chức năng.











 Mái ngói ảnh hưởng nhiều từ các mái ngói truyền thống tại bản địa.
Mái sử dụng các chi tiết trang trí truyền thống Việt Nam và Champa. Đỉnh mái có những
bờ nóc. Góc mái hếch nhẹ lên và kết thúc bởi các chi tiết trạm khắc đầu đao.
Độ dốc mái là 60%, để thoát nước nhanh và không bị dột
Hệ console đỡ mái bằng gỗ (giai đoạn đầu dùng gỗ Lim), hợp với mái ngói và xà gỗ.
Mái đua và mái chống hắt kết hợp với console là ảnh hưởng kiến trúc Pháp.
Sử dụng để lợp mái gồm các loại mái ngói như: ngói mũi hài (ngói vảy rồng), ngói ống,
ngói lưu ly (đặc trưng phong cách Đông Dương ở Hội An, Huế).








Kiểu mái vây đặc biệt Nhà thờ Cửa Bắc. Motif mái ngói thường sử dụng trong phong

cách Đông Dương hiện nay.
 Tƣờng
Tường dày khoảng 40, có 2 lớp: chống nóng vào mùa hè, chống lạnh vào mùa đông.
Tường bằng gạch, trét vôi vữa và sơn nước bên ngoài.
Ở miền Trung, miền Duyên Hải vì ảnh hưởng của Champa, nhiều nơi sử dụng gạch nung
đặc biệt: đá trộn với vữa vôi và cát hoặc vôi với mật của đường mía.
 Cửa
Cửa có cấu tạo 2 lớp:
 Lớp ngoài là cửa lá sách để lấy gió về mùa hè.
 Lớp trong là cửa kính, lam gỗ, hoặc con tiện
Đối với những công trình hiện nay, lớp trong sẽ là kính để có thể sử dụng được máy lạnh.
Lớp ngoài vẫn là là sách để giữ lại yếu tố đặc trưng.



Hành lang là 1 không gian đệm, 1 bộ máy lấy gió cho công trình.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 18

Cửa có gờ bao quanh, phía trên có ô văng dốc lợp ngói để che mưa nắng, bậu cửa số có độ
vát nhất định để tránh nước mưa tràn vào trong.
Cửa là 1 hệ thống lấy gió, lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình.
Hệ thống cửa bằng gỗ, được quét sơn màu ( thường là màu xanh) với những lá sách là 1
rong những đặc điểm nhận dạng của công trình kiến trúc phong cách Đông Dương.

















 Trang trí mặt tiền
Mặt đứng của công trình đối xứng theo 1 trục, với những hình khối đơn giản.
Mặt tiền trang trí họa tiết Á Đông: hoa văn chữ triện, bát giác phổ biến trong kiến trúc đình
chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên diềm mái làm tôn tính bản địa của công
trình.
Sử dụng gốm sứ xanh ở các chi tiết trang trí mặt mặt tiền: họa tiết đắp nổi, con tiện, phù
điêu, lan can,…là đặc trưng của phong cách Đông Dương tại Hội An và 1 số khu vực ở
miền Nam, miền Tây Việt Nam.
Công trình thường có màu vàng, hoặc trắng kem.
Những công trình hiện nay, mặt tiền trang trí với các hoa văn đường nét truyền thống cách
điệu đơn giản.






Hệ thống cửa cung cấp gió và ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ công trình.

Cửa có 2 lớp: lớp ngoài là cánh
cửa với lá sách, lớp trong là

lam gỗ hoặc kính.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 19











1.1 Cảnh quan
Giai đoạn 1920-1945, trong phong cách Đông Dương, các kiến trúc sư lựa chọn vị trí đặt
công trình phù hợp với qui hoạch tạo 1 tổng thể toàn bích.
Công trình luôn hài hòa với tổng thể xung quanh, những tòa nhà không quá cao, đồ sộ và
đăng đối, hòa với cây xanh và hồ nước làm qui hoạch tổng thể của Hà Nội thanh lịch, sang
trọng.
Vườn cây đăng đối theo trục của công trình và là 1 phần của công trình.
Khu vườn bao quanh công trình có tác dụng làm mát và trang trí thêm cho công trình.






















 Cây xanh
Các loại cây được trồng theo lớp lang. Cây cao để làm mát và lấy bóng. Cây thấp, gồm cây
bụi, cây hoa màu sắc để trang trí và tạo điểm nhân cho vườn.

Mặt tiền thường sử dụng màu vàng, với các họa tiết Việt Nam và con tiện trang trí.



Khu vườn là 1 phần của công trình kiến trúc, vườn đăng đối theo 1 trục của công trình
và có những cây cao, cây bụi, cây hoa để làm mát và trang trí.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 20

Sử dụng các loại cây ở bản địa tương ứng với các vùng miền khác nhau ( Bắc, Trung,
Nam) : sen, chuối, sứ, bông giấy, dây leo, các loại bông nhiều màu sắc, bonsai,…
Cây xanh để trang trí và là yếu tố làm mát công trình.












 Yếu tố trang trí khác
Hồ nước làm mát công trình và là yếu tố phong thủy quan trong theo quan niệm Á Đông.
Các tiểu cảnh, hòn non bộ làm khu vườn thêm sinh động và đậm chất Á Đông,
Một số công trình xây tại miền Trung có sử dụng các tượng tròn có họa tiết truyền thống,
tượng tròn Champa, hoặc các vật dụng dân dã: lu nước, gáo dừa,… để trang trí vườn.











1.2 Yếu tố phong thủy
Phong cách Đông Dương ra đời ở Á Đông, ban đầu những công trình cho người Pháp nên
yếu tố phong thủy không tồn tại, về sau những công trình cho tầng lớp tư bản, tiểu tư sản
thuộc địa nên yếu tố phong thủy không thể bỏ qua trong phong cách Đông Dương. Những
yếu tố phong thủy cơ bản thường thấy trong phong cách Đông Dương:
 Trật tự, đối xƣng và yếu tố tâm linh

Sắp đặt và bố trí trong công trình phải đối xứng theo 1 trục trung tâm, theo tôn ti trật tự và
có đôi có cặp, ảnh hưởng từ tính tôn nghiêm Phật giáo.
Ví dụ: Nhà ở, nơi thờ cúng vị trí các bậc vai vế trong nhà luôn phải là nơi trang trọng,
trung tâm, bàn thờ luôn ở giữa nhà. Lục bình, ghế đẩu, câu đối đối xứng nhau.


Một biệt thự cổ phong cách Đông Dương, sử dụng những loại cây đặc trưng và phù hợp
khí hậu Việt Nam. Biệt thự La Résidence, Nghi Tàm, Hà Nội.
Hồ nước, tượng tròn, lu nước, gáo dừa,… cũng là những yếu tố trang trí vườn.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 21











 Nƣớc
Nước, yếu tố mang lại tiền bạc và vượn khí cho gia chủ.
Các công trình thường chú trọng yếu tố nước, bố trí các hồ nước, tạo những dòng chảy
trong khu vườn của công trình, công trình nhỏ có các tiểu cảnh, hồ cá.













 Màu sắc
Không phải ngẫu nhiên mà các tone màu chính trong công trình ở các nước Châu Á đều là
gam màu ấm, nóng với 2 màu: màu đỏ, màu vàng được ưa chuộng. Màu vàng, màu đỏ đem
lại may mắn và sự thịnh vượng nên thường được sử dụng trong công trình.
Đối với các không gian sử dụng màu trắng trong phong cách Đông Dương, thường được
giải quyết bằng các ánh đèn màu vàng hoặc các vật trang trí màu gỗ, màu ấm nóng.










 Yếu tố khác theo quan niệm phong thủy:

Sắp đặt và bố trí
đối xứng, 1 yếu tố
quan trọng trong
phong thủy.


Nước, yếu tố đem lại vận khí tốt trong phong thủy.

Màu vàng, màu đỏ đem lại sự may mắn và sự sung túc.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 22

 Một số yếu tố phong thủy khác
Tượng tròn, các vật dụng thủ công mỹ nghệ, vật trang trí trong công trình thường được
trang trí, chạm khắc hoặc có hình:
Tứ linh (long,lân,quy,phụng) đem lại sự trường thọ, sự an bình, bền vững, may mắn.
Họa tiết hình chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, Vạn yếu tố cầu may theo mong muốn của gia chủ.
Họa tiết: Cùng, Túc, Trúc, Mai và biểu tượng Bốn mùa: Tứ Quý hay Xuân, Hạ, Thu, Đông
đem sự lâu bền, may mắn, sung túc.
Họa tiết Bát Bửu: mang lại sự tốt lành, thụ hưởng về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Sen và tượng Phật: sự thanh tịnh, bình an cho tâm hồn (quan niệm Phật giáo).




























1.4 Nội thất
Giai đoạn đầu, các công trình phục vụ cho người Pháp, nên nội thất và các trang thiết bị
đều mang phong cách sống Pháp.
Giai đoạn sau, phong cách Pháp được “ nhiệt đới hóa” bởi sắc thái bản địa,khí hậu, nghệ
thuật trang trí tinh xảo ở các kiến trúc cổ, sản phẩm mỹ nghệ và hình thành 1 sự gặp gỡ,
pha trộn.

Tượng Phật và hoa sen, biểu tượng đem lại sự bình yên và thanh tịnh trong tâm hôn,
theo quan niệm của Phật giáo.

Câu đối thường được treo trong nhà, vừa là biểu tượng đem lại sự tốt lành và cầu may,
vừa được dùng để trang trí nhà cửa.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 23

Nội thất truyền thông Việt Nam đơn giản, mộc mạc, các trang thiết bị chính chỉ phục vụ
nhu cầu thiết thực : giường, phản thay cho bàn ghế, chõng. Tầng lớp tư sản và tiểu thị dân
bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, nên nội thất đậm chất phô trương, cầu kì, trang trí nhiều hơn
là tính công năng: Tường tô vẽ, tủ chè và bàn ghế chạm trổ cầu kỳ, bình gốm sứ Trung
Hoa, hoành phi câu đối sơn son thếp vàng…Phong cách Đông Dương giai đoạn đầu phục

vụ tư sản, tiều thị dân nên bị ảnh hưởng bởi phong cách này. Hiện nay, phong cách Đông
Dương chọn lọc những motifs trang trí và thể hiện đậm chất truyền thống Việt cổ, đơn giản
và tinh tế, những motifs cầu kì chỉ thấy ở những điểm nhấn trong công trình và các trang
thiết bị nội thất.
Nội thất phong cách Đông Dương, ngoài vấn đề thẩm mỹ, còn đáp ứng và phù hợp với tập
quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam: từ cách sử dụng màu sắc, cách
sử dụng vật liệu, hình dáng các trang thiết bị,…
1.4.1 Màu sắc
Sử dụng những tone màu trung tính: vàng nhạt, vàng kem, trắng để tạo cảm giác mát mẻ
phù hợp với khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Không gian nội thất là sự kết hợp giữa tone màu
trung tính và màu sắc của đồ gỗ, đồ mây tre nên gợi được chất Á Đông.
Màu vàng thường xuất hiện trong các không gian nội thất phong cách Đông Dương, là màu
được người Á Đông ưa chuộng, đã được sử dụng nhiều trong các không gian truyền thống,
màu vàng tạo cảm cảm giác gần gũi với thiên nhiên và tạo ra sự ấm áp.
Một số không gian cũng sử dụng màu sắc nhiệt đới ấm, nóng tạo ấn tượng mạnh như: màu
đỏ, màu tím, màu vàng cam,…

























Tone màu vàng thường được sử dụng trong không gian nội thất phong cách Đông Dương. Tone
màu này tạo được cảm giác ấm áp.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 24

1.4.2 Vật liệu
 Gỗ
Tính chất: mềm, bền, chắc.
Gỗ tạo được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công
trình: hệ khung kết cấu và console của mái ngói, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang
thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu,…






















 Tre:
Chống mối mọt, dẻo, độ bền cao.
Trong phong cách Đông Dương, mây tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí,
những tấm vách ngắn (panel),… vì độ dẻo của nó dễ tạo những hình mềm mại, đẹp.
Những sản phẩm bằng tre rất được ưa chuộng trong văn hóa dân gian Việt Nam.













Du thuyền Paradises Cruise-Hạ Long với phong cách Đông Dương, sử dụng vật liệu

chính là gỗ trong các không gian nội thất.

Tre, vật liệu thường được sử dụng để làm trang thiết bị nội thất và đồ trang trí.
PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT | 25

 Gạch bông
Có nguồn gốc từ Pháp, được làm bằng xi-măng, được trang trí bằng các motif hoa văn đơn
giản, mềm mại, tinh tế và trang nhã. Gạch bông đa dạng về màu sắc và mẫu mã.
Sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công
trình. Đây là 1 nét đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương trong nội thất.
Gạch bông có độ bền cao, càng sử dụng càng sáng bóng, làm mát nhà trong mùa hè. Hiện
nay, gạch bông đang bị thay thế bằng gỗ lát sàn.































 Gạch nung
Được làm từ đất (đất sét), nung qua lửa ở nhiệt độ cao để tạo ra thành phẩm. Ở miền Trung
và Duyên Hải, ảnh hưởng văn hóa Chăm, sử dụng loại gạch nung đặc biệt: đá trộn vữa vôi
và cát hoặc vôi với mật của đường mía.
Gạch nung có độ bền cao, thích hợp với khí hậu Việt Nam: làm mát nhà vào mùa hè, giữ
nhiệt vào mùa đông. Gạch nung là 1 phần của kiến trúc truyền thống Việt Nam.


Hiện nay, các công trình sử dụng gạch bông để tạo sự ấn tượng và vẻ đẹp hoài cổ đầy
tính thẩm mỹ.


Gạch bông đa dạng về họa tiết và màu sắc.

×