Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận Công nghệ tri thức và ứng dụng HỆ CHẨN ĐOÁN Y KHOA CHO BỆNH DA LIỄU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.83 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH




 
! "
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Học viên thực hiện: Trần Văn Cường
MSHV : CH1301083
Lớp cao học khóa 8
#$%&'(&%)

Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
*+
Trong thời lượng 7 buổi học, tuy thời gian ngắn nhưng qua sự truyền đạt tận tình
cùng với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của thầy ,$, /01/234 đã
truyền đạt cho Em cũng như các bạn trong lớp những kiến thức quý báu.
Em xin chân thành cám ơn Thầy về những kiến thức và những kinh nghiệm quý
báu mà Thầy đã truyền đạt cho lớp trong phạm vi môn học Công nghệ tri thức và Ứng
dụng thuộc chương trình đào tạo cao học ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học
Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúc Thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Em xin chân thành cảm ơn!
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 3
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
56
Ngày nay ứng dụng CNTT trong y tế (e-health) đã góp phần giải quyết các vấn nạn
trên một cách hữu hiệu. CNTT đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của y tế làm thay đổi diện
mạo hoạt động chăm sóc sức khỏe ngày nay.
Các thiết bị y khoa điện tử: ngày nay các thiết bị y tế điện tử ra đời giúp chẩn đoán


chính xác. Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện các thương tổn sâu bên trong cơ thể. Máy
xét nghiệm làm đơn giản hóa công việc xét nghiệm, cho kết quả chính xác. Các thiết bị
điện tâm đồ, điện não đồ được số hóa Tất cả các loại thiết bị y tế này đểu ứng dụng
CNTT kết hợp với kỹ thuật điện tử để cho kết quả chẩn đoán ngoài sức tưởng tượng. Nhờ
đó, công việc chẩn đoán bệnh chính xác góp phần điều trị hiệu quả hơn.
Các bộ phần mềm trợ giúp thống kê: đơn giản như Excel hay chuyên nghiệp như
SPSS đã giúp các bác sĩ trong việc làm nghiên cứu khoa học. Một số bệnh viện đã có ngân
hàng dữ liệu, giúp khai thác trong thống kê, nghiên cứu.
Các phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện và quản lý bệnh nhân: đã được hình thành
và đưa vào sử dụng thực tế. Trong đó, có các phân hệ quản lý bệnh nhân từ đầu vào đến
đầu ra, có các phân hệ quản lý bệnh viện toàn diện.
Hiện nay các phần mềm quản lý được sử dụng nhiều nhưng các hệ chẩn đoán bệnh
gần như không được quan tâm. Trong tình hình quá tải tại các bệnh viện tuyến trên đang là
vấn đề nan giải của các nhà quản lý. Có rất nhiều giải pháp được đề cập đến. Đặc biệt giải
pháp ứng dụng các hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới. Đây là giải
pháp đã được triển khai thành công ở một số nước như Mỹ, Anh Quốc, Canada, Úc …
Trong phạm vi bài thu hoạch này Em xin chọn đề tài:“Hệ chuẩn đoán y khoa cho
bệnh da liễu” nhằm tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về một hệ cơ sở tri thức.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 4
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
#6$+,578
$ 9:  !
%$ 2;2<=2>?@ABC
Da ảnh hưởng rất lớn tới con người đặc biệt là sức khỏe và thẩm mỹ.
Da là một cơ quan có cấu trúc tinh vi gồm nhiều lớp, nhiều loại tế bào, tổ chức có
nhiệm vụ khác nhau, cùng với một mạng lưới thần kinh, mạch máu, bạch huyết dày đặc gắn
liền da với toàn bộ cơ thể bên trong.
Da đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ (khỏi các tác nhân độc hại cho
cơ thể như chấn thương, hóa chất, tia xạ, vi sinh vật gây bệnh ), cảm giác, điều hòa, nhiệt
độ, hô hấp, thải độc, chuyển hóa, dự trữ, miễn dịch. Qua mạng lưới thần kinh, mao mạch,

bạch huyết dày đặc ở hạ bì (phần sâu nhất của da), da có liên hệ mật thiết với các cơ quan
nội tạng, nội tiết, thần kinh, miễn dịch của toàn bộ cơ thể.
Các biến đổi, tổn thương nội tạng được phản ảnh rất sớm trên da.Ví dụ như bệnh gan
gây vàng da, vàng mắt; lao thận gây sạm da và niêm mạc; táo bón, giun sán gây sẩn ngứa;
tăng đường huyết làm nổi nhiều đinh nhọt; thiếu vitamin A làm da khô, nứt nẻ, Ngược lại,
các bệnh da sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ví dụ: bệnh viêm da mủ, ghẻ,
eczema nhiễm khuẩn có thể tiến triển gây viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn máu, dẫn tới tử
vong.
Các bệnh ngứa mạn tính như sẩn ngứa, mày đay, viêm da thần kinh lâu ngày mất ngủ
dẫn tới suy nhược thần kinh.Một số bệnh như nhiễm độc dị ứng, đỏ da, viêm da, khớp, viêm
da mủ có biến chứng, vảy nến, lupus, pemphigut, phong thể nhiều vi khuẩn, giang mai
nặng, có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Đã có trường hợp vảy nến đỏ da gây
biến chứng khớp, xơ cứng bì tiến triển toàn thân, bệnh nhân phải nằm bất động nhiều năm
trước khi qua đời.
Theo thống kê, các vấn đề da liễu chiếm 10-20% trong tổng số cơ cấu các bệnh ở
nước ta. Bệnh đại đa số tiến triển mạn tính, hay tái phát, nhiều khi phải dùng tới thuốc đặc
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 5
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
hiệu đắt tiền nên gây tốn kém không nhỏ; chưa kể những bệnh như phong, giang mai để lại
hậu quả xấu cho nòi giống.
D/=EF?<GHIBC
Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì
và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn
(về các phía); có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến,
lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch.
Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là
một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.
1.1. Lớp biểu bì của da (Epidermis)
• Dày từ 0.07 – 1.8 mm
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 6

Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
• Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối
thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hoá).
• Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi
trường và sự xâm nhập của vi khuẩn.
• Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời.
• Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn
không cho các tia cực tím đi sâu vào da.
• Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã
nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
1.2. Lớp trung bì (Dermis)
• Dày từ 0.7 – 7 mm
• Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ
các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi,
các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế bào đặc trưng
là các nguyên bào sợi.
• Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
• Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất
nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi
và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính
mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu
một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng
trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp
ứng viêm và các phản ứng dị ứng.
1.3. Lớp hạ bì (Hypodermis)
• Dày từ 0.25 đến hàng cm
• Là mô liên kết mỡ.
Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới
mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
• Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu

dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 7
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
• Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ), có ảnh hưởng đến
thẩm mỹ của cơ thể. Do da có cấu trúc và chức năng rất phức tạp và quan trọng cho
nên việc nuôi dưỡng da, chăm sóc da là hết sức cần thiết và phải khoa học. Mặt
trong của da được nuôi dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng bằng đường ăn uống.
Còn mặt ngoài của da được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cách thẩm thấu. Cho nên, việc
nuôi dưỡng, chăm sóc từ bên ngoài là rất quan trọng.
1.4. Da mặt
• Có những đặc điểm riêng biệt và đặc biệt: Là vùng da hở thường xuyên của cơ thể.
Da mặt có hệ thống mạch máu, thần kinh phong phú, có nhiều vị trí có cấu trúc
riêng, đặc biệt như mí mắt, các hốc tự nhiên, môi tai,… Da mặt là vùng da rất nhạy
cảm, nó không những thể hiện sự thẩm mỹ mà còn dễ chịu tác động của các yếu tố
môi trường như nhiệt độ, bức xạ, vi khuẩn, bụi bẩn,… những yếu tố này hàng giây,
hàng giờ làm thoái hoá và lão hoá da mặt. Do đó chăm sóc da mặt là vấn đề hết sức
cần thiết và quan trọng.
• Phân biệt 3 đặc điểm da khác nhau: Trong chăm sóc da và tóc người ta dựa vào tính
chất của da để phân thành 3 kiểu da khác nhau. Mỗi kiểu da khác nhau này sẽ có
những sản phẩm chăm sóc khác nhau, cách chăm sóc khác nhau cho phù hợp. Việc
sử dụng không đúng sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí còn gây hậu quả xấu.
Bằng kỹ thuật soi da và các đặc điểm khác mà ta có thể phân biệt các loại da khác
nhau:
+ Da dầu:Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da thường bị nhờn, trơn,
nhớp pháp mồ hôi dầu, mùi mồ hôi khó chịu, nặng mùi. Những người này tóc
thường bị bết, nhanh bẩn, nhiều gầu, da mặt hay bị mụn đen, mụn trứng cá (đặc biệt
hay bị chứng trứng cá bọc).
+ Da khô, nhạy cảm: Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da thường khô,
mốc, hay bị sùi vẩy, sờ có cảm giác khô ráp, dễ bị nhăn nheo, dễ nhạy cảm, dễ dị
ứng với các tác nhân môi trường, mỹ phẩm, thuốc. Hay gặp hơn ở người da mỏng,

da trắng.
+ Da thường, da hỗn hợp: Gặp tỷ lệ nhiều nhất, hầu hết mọi người thuộc loại
da này.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 8
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
($ JI<K/<=LM/0<G-/0N>/=BCO2P?
($%$K/<=LM/0
Tổn thương bằng phẳng với mặt da
• Dát đỏ: Được hình thành là do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở da, hoặc hiện tượng
dãn mạch xung huyết đơn thuần, các mạch máu dưới da dãn nở lượng máu tại chỗ
nhiều hơn bình thường ánh lên mặt da nên ta thấy đỏ. Nếu hồng cầu không thoát ra
khỏi lòng mạch gọi là dát xung huyết, nếu thoát ra khỏi lòng mạch gọi là dát xuất
huyết. Làm nghiệm pháp ấn kính để phân biệt được 2 loại trên: nếu mất màu là dát
xung huyết, nếu không mất màu là dát xuất huyết.
• Dát thâm: Được hình thành do sự tăng sắc tố melamin tại chỗ ở da, có thể ngay từ
đầu hoặc sau một bệnh da khác: dát thâm ở bệnh thâm da nhiễm độc, bớt sắc tố bẩm
sinh, tàn nhang, vết thâm sau khi bị ghẻ,
• Dát trắng: Được hình thành do mất hoặc giảm sắc tố melamin tại chỗ: dát bạch biến,
dát trong bệnh phong, dát bênh lang ben,
• Dát nhiễm dị vật: hay xuất hiện ở những người tiếp xúc nhiều và lâu dài với hóa
chất, dầu mỏ, than đá, dị vật vào qua lỗ chân lông dần ngấm sâu vào da, ngoài ra
còn xuất hiện ở những người xăm da.
• Bớt bẩm sinh: tổn thương phát sinh ngày từ còn trong bụng mẹ, bớt có nhiều loại
màu sắc khác nhau.
($%$($K/<=LM/0/K2IC-<GQ/4R<BC
C$K/<=LM/0/K2IC-@.OS/0
• Mụn nước: tổn thương nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt tẩm hay hạt kê, kích thước từ
1-3 mm, bên trong chứa nước, nằm ở lớp tế bào gai của thượng bì, mụn nước khi
dập vỡ sẽ đóng vảy tiết trong, khi lành không để lại sẹo.
• Bọng nước: hình bán cầu, kích thước lớn hơn mụn nước, thường bằng hạt đỗ, hạt

ngô,đường kính trên 3 mm hoặc tới 1-2 cm. Bọng nước nằm ở lớp gai của thượng
bì, khi lành không để lại sẹo, nếu bọng nước ở trung bì khi lành để lại sẹo, bọng
nước dập vỡ cũng đóng vảy tiết.
• Phồng nước: cũng giống nhưng bọng nước nhưng kích thước to hơn, hình dáng bất
kỳ,gặp trong bỏng, nhiễm độc da dị ứng thể bọng nước,
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 9
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
• Mụn mủ: Hình bán cầu nổi cao trên da, giống như mụn nước hoặc bọng nước
nhưng chứa mủ, mụn mủ có thể ở nang lông. Thương tổn có thể ở thượng bì hoặc
trung bì.
N$K/<=LM/0IC-@.I=TI
• Sẩn phù: Được hình thành do dịch huyết thanh thoát vào các kẽ gian bào làm mặt da nổi
cao căng phồng thành từng mảng, có thể màu đỏ hoặc trắng bệch, tổn thương có đặc điểm
xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và khi khỏi không để lại dấu vết gì trên da, thương tổn này
gặp trong bệnh mề đay.
• Sẩn: Hình bán cầu, hình chóp hay hình chóp cụt, nổi cao trên da, kích thước có thể
bằng hạt tấm, hạt đỗ, hạt ngô. Sẩn xuất hiện do tăng sinh thượng bì hoặc do thâm
nhiễm tế bào ở nhú bì do vậy có mật độ chắc, khi khỏi sẩn không để lại sẹo: Sẩn
trong bệnh giang mai, sẩn do côn trùng đốt,
• Củ: Hình thành do sự tập trung thâm nhiễm tế bào ở lớp sâu của trung bì, tạo thành
tổn thương chắc nổi cao, trong quá trình tiến triển có hiện tượng hoại tử nên có loét
và để lại sẹo: củ trong bệnh phong, bệnh lao,
• Cục và gôm: hình thành do thâm nhiễm tế bào ở trung bì, hoặc hạ bì dưới da tạo
nên thương tổn nổi cao hình bán cầu và chắc to bằng hạt đỗ hạt ngô, hoặc to hơn
nữa, tiến triển thường loét và để lại sẹo. Gôm cũng giống như cục nhưng tiến triển
chậm hàng tháng và trải qua 4 giai đoạn: cứng, mềm,loét và thành sẹo.
• Sùi thịt: Xuất hiện do quá sản của lớp tế bào gai, hoặc của nhú bì, thương tổn sùi
cao trên mặt da trông giống như mào gà, hoa súp lơ.
I$K/<=LM/0<=FU=M/4R<BC
• Vết trợt: Chỉ mất một phần lớp thượng bì, hoặc một phần niêm mạc, rất nông màu

đỏ, rỉ dịch huyết thanh, khi lành không để lại sẹo.
• Vết loét: Tổn thương sâu đến tận trung bì, hạ bì hoặc sâu hơn làm mất một phần da,
niêm mạc, đáy có mủ hoặc máu, khi lành để lại sẹo.
• Vết sước: tổn thương hình thành do gãi, chà xát làm mất thượng bì hoặc sâu hơn.
• Sẹo: Là tổ chức liên kết thay thế lớp tế bào đã mất ở vết loét, vết nứt sâu, nó thể
hiện sự ổn định của tổn thương, sẹo cũng có thể lồi cao lên gọi là sẹo lồi.
($($D/=<=J2=VI
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 10
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
($($%$K/<=LM/0WMIFU
• Chấm: là một vùng da đổi màu so với màu bình thường, có bờ, không gồ hay lõm
so với da xung quanh nên không sờ được. Một số sang thương có thể giống chấm,
nhưng lại gồ (tức là sẩn) khi chiếu ánh sáng nghiêng.
• Đốm (patch): là chấm có độ lớn từ 5-10mm, sờ không thấy.
• Sẩn: là sang thương nông, rắn, thường dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ khỏi bề mặt
da xung quanh nên sờ được.
• Mảng: là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng so với
chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành do nhiều sẩn tập
hợp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm.
• Mụn nước: là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc.
• Mụn mủ: hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch tiết
mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết.
• Nứt: là một vết nứt xuất hiện trên da, thường hẹp nhưng sâu.
• Loét: là tổn thương da do mất thượng bì và phần trên lớp nhú của lớp bì. Nó có thể
mở rộng vào lớp dưới da và luôn luôn xảy ra trong mô có thay đổi về bệnh học.
• Thể hang: dạng đường quanh co, hơi xám, gây ra bởi các sinh vật đào hạng trong
da (như cái ghẻ).
($($($K/<=LM/0<=XIFU
• Vảy: là các mảnh của lớp sừng. Chúng có thể rộng (như màng) hay nhỏ (như bụi),
dính hay lỏng lẻo. Vảy dày và dính tạo cảm giác sạn (như giấy nhám) do tăng lớp

sừng khu trú.
• Mào: hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. Mào có
thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét).
• Chai: bề mặt da gây cảm thấy dày và cứng hơn.
• Teo: đề cập đến một sự mất mát của các mô như biểu bì, da, hoặc dưới da.
$! "Y#
1. !S/0BCB-<23UZHI@;2I[/<G\/0 
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 11
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
Tổn thương da do tiếp xúc với côn trùng có nọc độc , chất tiết của côn trùng có axit
hữu cơ hoặc bị côn trùng cắn đốt là hiện tượng hay gặp , nhất là vùng nông thôn . Tai
nạn do tiếp xúc với côn trừng thường là :
- Đi xe không đeo kính bảo hiểm bị côn trùng bay vào mắt , trong đó có một số loại có bụi
độc gây cay hoặc bỏng phù niêm mạc mắt .
- Bị bọ xít phun dịch tiết với mục đích tự vệ vào mắt , da
- Bị sâu róm , chèn nẹt chích lông có nọc độc
- Bị giời leo , do ban đêm khi ngủ con bọ giời bò lên người , khi bò chúng để lại chất tiết
gây tổn thương da
2. 2X/0Z241/0
“ Dị ứng xi măng “ là viêm da tiếp xúc,do tiếp xúc với xi măng một thời gian dài
và khỏi khi không tiếp xúc với nó nữa. Các thành phần có trong xi măng ăn mòn, phá huỷ
trực tiếp cấu trúc của da , đồng thời là dị nguyên gây phản ứng dị ứng tại chỗ. Da nơi tiếp
xúc với xi măng , thường là ở bàn tay và cẳng tay, bị sần sùi dày lên, nứt nẻ, nổi mụn nước ,
ngứa ; kèm theo những vết chày, trợt, xước do gãi.
Xi măng có thành phần chủ yếu là clinke (Alit: 3CaO.SiO2 , Belit : 2CaO.SiO2 ,
.v.v. ), thạch cao và phụ gia . Khi trộn xi măng với nước, xảy ra quá trình tác dụng nhanh
của khoáng Alit , Belit .v.v. với nước ( hydrat hoá ) giải phóng ra Ca(OH)2 ,
Alit : 2C3S + 6H2O → C3S2H3 + 3Ca(OH)2
Belit : 2C2S + 4H2O → C3S2H3 + Ca(OH)2
Ca(OH)2 là một loại kiềm mạnh ăn mòn da , làm mỏng da tạo điều kiện cho các chất

khác xâm nhập , kích thích gây viêm da . Hiện tượng này nặng lên nếu cơ địa phản ứng với
các chất có trong xi măng , vì thế cho nên : cùng tiếp xúc với xi măng như nhau , nhưng có
người bị lở loét rất nặng , có người da chỉ dày lên thô ráp .
3. 2A?<G]?U?WNC/^S
Là một bệnh mãn tính chưa có cách chữa khỏi, việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ
thống cũng mang tính hệ thống. Về cơ bản nghĩa là phải phòng chống các đợt bộc phát bệnh
và giảm mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của những cơn bệnh đó.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 12
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
Điều trị có thể bằng các thuốc corticosteroid và thuốc chống sốt rét. Một số loại viêm
cầu thận lupus như viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa đòi hỏi phải có thuốc gây độc cho tế bào
như cyclophosphamide vàmycophenolate.
4. !>/=/F44_/0<C`
Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng. Sự nhiễm nấm ở móng thường
không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai
móng.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Nấm dermatophyte.
- Nấm Candida.
- Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula )
5. !>/=#a4U=20?W
Pemphigus là một bệnh tự miễn dịch có biểu hiện ở da và niêm mạc , có tự kháng thể
trong máu chống lại kháng nguyên bề mặt tế bào keratinocyt và có tự kháng thể tại cả da tổn
thương và da lành . Những biến đổi về gen ở bệnh nhân pemphigus gây tác động lên những
tế bào có thẩm quyền miễn dịch , các tế bào này sinh ra kháng thể lưu hành và kháng thể tại
chỗ . Các kháng thể liên kết với các kháng nguyên dưới tác động của bổ thể gây rối loạn hế
thống men , từ đó hoạt hoá chất plasminogen để giải phóng ra plasmin. chât plasmin phá
huỷ và hoà tan chất kết dính gian bào gây nên tổn thương da .
6. !>/=b-/C
Bệnh zona do một loại virus có ái tính với tổ chức thần kinh gây nên , chủng gây

bệnh ở người là Varicella zoster virus , ở trẻ nhỏ virus này gây bệnh thủy đậu , sự lây truyền
xảy ra do tiếp xúc , virus xâm nhập qua đường hô hấp do vậy vệnh dễ lây , cùng một thời
điểm có nhiều trẻ bị , ở người lớn nhiễm virus lần đầu cũng phát bệnh thủy đậu , người ta
thấy trẻ em bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với người bị zona .
Sau khi nhiễm tiên phát , virus theo dây thần kinh cảm giác đến cư trú tại hạch thần
kinh cảm giác và tiềm ẩn ở đó . Khi gặp điêu kiện thuận lợi như cơ thể yếu mệt , nhiễm
trùng nhiễm độc , rối loạn chuyển hóa , bệnh về máu , đặc biệt ở những người suy giảm
miễn dịch thì virus tái hoạt động ở hạch thần kinh cảm giác rồi theo dây thần kinh cảm giác
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 13
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
ra da . Như vậy virus gây tổn thương hạch cảm giác , dây thần kinh mà nó đi qua và vùng da
do dây thần kinh đó chi phối .
7. !>/=NcI=N23/ 
Bệnh bạch biến là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp
sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu
xen kẽ, lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng.
Các đốm trắng này thường gặp ở lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt,cổ, lưng, vùng
sinh dục nhưng không bao giờ người ta thấy bạch biến ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân,
niêm mạc
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện nay chưa rõ, người ta
cho rằng bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sắc tố bị phá hủy. Bệnh bạch
biến có tính chất di truyền vì có khoảng 30% người bị bạch biến có người trong gia đình
cũng bị bệnh này.
Các yếu tố thuận lợi cho bệnh bạch biến phát sinh:
- Do stress: căng thẳng tinh thần trong cuộc sống, chấn thương tâm lý (sau tai nạn,
sau thảm họa, người thân bị mất…)
- Do tiếp xúc với hóa chất: như phenol, thiol.
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh khác như: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu
máu ác tính…
8. F4BC

Bệnh nấm da là một bệnh hay gặp , tỷ lệ mắc nấm ngoài da chiểm khoảng 27 % dân
số . Nguyên nhân do sợi nấm ký sinh ở trên da gây nên tổn thương ở da , do 3 chủng nấm
sau gây nên :
- Epidermophyton ( 2 loài )
- Trichophyton ( 23 loài )
- Microporum ( 18 loài )
Cơ thể con người có sức đề kháng cao đối với sự xâm nhập vi nấm và được hạn chế
bởi độ PH của da , thảm vi trùng , sự tái tạo của thượng bì và bong đi của lớp sừng . Chỉ khi
nào hàng rào bảo vệ của cơ thể bị phá vỡ , gặp điều kiện thuận lợi da ẩm ướt , chấn thương
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 14
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
thượng bì , thiếu vệ sinh thì sợi nấm xâm nhập gây bệnh . Các chủng nấm này phát triển
thuận lợi ở môi trường nóng ẩm , có nhiều chất dinh dưỡng và trên một cơ thể suy giảm
miễn dịch , đặc biệt là suy giảm tế bào TCD4 .Nấm thường gây bệnh trên bề mặt da và
những nơi có chất sừng ( keratin ) như da , lông , tóc , móng
Trên lâm sàng , tuỳ từng loại nhiễm nấm khác nhau mà hình ảnh tổn thương trên da
có những biều hiện đặc trưng khác nhau
9. !>/=?4A4Od`
Là bệnh lây nhiễm do vi rút do tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc gián tiếp qua khăn,
dụng cụ thể thao, bàn ghế,…Hầu hết bệnh nhân không có triệu trứng, có trường hợp cảm
thấy ngứa, đau, khó chịu.
Tổn thương là sẩn nhú mềm, lõm giữa, đường kính 2 - 6 mm, hoặc mọc thành từng
đám (hình trên). Tổn thương có nhiều màu sắc: màu da, trắng, đục, vàng; đơn độc hay thành
chum vài trăm cái; có thể dai dẳng vài năm.
U mềm lây có thể điều trị bằng bôi tại chỗ kem cantharidin hoặc tretinoin; thuốc
uống toàn thân như griseofulvin, cimetidine, methisazone; hoặc điều trị đốt tia lazer, đốt
điện.
10. !>/=O?U?<NC/^S
Lupus ban đỏ hệ thống ( Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một
bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ

phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào
và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô .
Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp , da , phổi,
các mạch máu , gan , thận , và hệ thần kinh . Quá trình phát triển bệnh rất khó đoán trước,
có những giai đoạn bị ốm xen kẽ với những giai đoạn phục hồi. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ
nhiều hơn gấp 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và phổ biến hơn ở những
người không có nguồn gốc châu Âu.
Lupus ban đỏ hệ thống có thể điều trị được bằng cách điều trị các triệu chứng của
bệnh, chủ yếu bằng các corticoid và các chất ức chế miễn dịch; nhưng chưa có biện pháp
chữa trị triệt để nào. Lupus ban đỏ hệ thống có thể nguy hiểm chết người, nhưng với những
tiến bộ trong y học hiện nay, tử vong đang trở nên hiếm hơn.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 15
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
11. !;<<1/0=TI<e 
Bớt tăng sắc tố - một bệnh da hay gặp với biểu hiện là các bớt màu xanh đen, nâu hay
nâu đen; có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên da
Nguyên nhân của bệnh
Có thể là bẩm sinh hay di truyền. Bệnh lành tính, có thể xuất hiện khi mới đẻ hay khi
còn là trẻ nhỏ, cũng có khi qua tuổi dậy thì thậm chí một số trường hợp trung niên mới xuất
hiện tổn thương ban đầu. Các dát sắc tố có khi tồn tại trong suốt cuộc đời, cũng có khi chỉ
tồn tại một vài năm rồi mất đi như bớt Mông Cổ.
Thông thường tổn thương không ngứa, bằng phẳng với mặt da, nhưng đôi khi tổn
thương tăng đậm sắc tố, sùi lên và trên bề mặt có nhiều lông. Màu sắc tổn thương cũng có
khi đồng nhất, nhưng đôi lúc nhiều màu sắc như màu đen, nâu đen hay xanh đen,… Tuy
bệnh phần lớn là lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người
bệnh. Tùy theo kích thước, vị trí tổn thương mà ảnh hưởng nhiều hay ít, gây cho bệnh nhân
sự lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
12. f`/3/
Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da.
Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì

mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. . Bệnh lành tính,
thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lí và những hệ
lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt,
có khi tăng giảm theo mùa.
Nguyên nhân
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa
khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên
cơ chế sinh bệnh:
+ Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột
hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu đã chỉ ra : gen gây
bện vẩy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 dưới dạng tiềm ẩn có liên quan đến các kháng
nguyên HLAW6, B13, B17, DR7.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 16
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
+ Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu
khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
+ Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
+ Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo
dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoit.
+ Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát)
hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
13. !>/=gIha4Ci=.4<K^jCk 
Eczema ( dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa ) là một trạng thái viêm lớp nông của
da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám
mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp , do : nội giới, ngoại
giới nhưng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. Về mô học có hiện tượng xốp bào
( Spongiosis). Eczema là bệnh ngoài da phổ biến , là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay
tái phát, điều trị còn khó khăn.
Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện được. Có thể do :
+ Nguyên nhân ngoại giới : Các yếu tố vật lý , hoá học, thực vật, sinh vật học đụng

chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema ( các chất này gọi là di nguyên ). Ví dụ :
ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su,
kền, crôm, xi măng, sơn ) . Một số bệnh ngoài da gây ngứa ( nấm, ghẻ ) do chà xát, bôi
thuốc linh tinh có thể trở thành eczema thứ phát.
+ Nguyên nhân nội giới : Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn
nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây eczema.
Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ
thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng .
Theo Halpern, Coombs phản ứng eczema được xếp vào kiểu mẫn cảm tế bào trì hoãn
trong đó có vai trò của các tế bào lymphô mang ký ức kháng nguyên.
14. C/0Na/
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, nông, không triệu chứng và kéo dài dai dẳng.
Bệnh gây ra do một loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculaire. Bệnh có khắp
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 17
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới, ở nước ta, bệnh nhiều ở mùa nóng, bệnh ít
vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.
Bệnh xuất hiện là do kết quả của sự thay đổi sức chống đỡ của cơ thể đối với vi nấm.
Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua
người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối v.v
15. !>/==TIO
Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, như :
Epidermophyton foccosum , Trichophyton Mentagrophytes var , Trichophyton quikeanum ,
Microporum gypseaum ; hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm
thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả
ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức Nổi mẩn đỏ một
vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi
mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực Nếu không điều trị kịp thời bệnh
sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ

dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 18
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
#6E ! "
I. l
Chuẩn đoán bệnh trong y học nói chung cũng như trong lĩnh vực da liễu nói riêng là
một lĩnh vực tương đối phức tạp, lĩnh vực này có những đặc điểm khác biệt đó là mối quan
hệ tương hỗ giữa lý thuyết và thực hành. Đối tượng của lĩnh vực này là những bệnh nhân,
những con người thực sự. Đó là những thực thể sống được tổ chức rất phức tạp về mặt sinh
học kèm theo đó là hàng loạt những quá trình sống tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Những quá trình này luôn bị chi phối bởi điều kiện môi trường như: xuất hiện đối kháng
mới, bệnh tật, mầm bệnh, và nguồn bệnh
Kiến thức y học cũng khá phức tạp. Để tìm ra những kiến thức mới, phương pháp
truyền thống là dựa trên sự mô tả của các ca bệnh, tập hợp những ca bệnh và các nghiên cứu
tĩnh khác (thí nghiệm) và nó được sắp xếp trong những danh sách riêng và những nguồn
như hồ sơ bệnh án, nhật ký y khoa, cơ sở dữ liệu đề tài nghiên cứu Chính vì thế mà người
bác sĩ thường bị tràn ngập trong núi dữ liệu khổng lồ. Và đặc biệt là những dữ liệu đó ở mỗi
bệnh nhân lại có sự mơ hồ khác nhau, gắn với cảm xúc của mỗi người. Người bác sĩ luôn
phải làm việc trong trạng thái căng thẳng trong khi yêu cầu phải đưa ra được những quyết
định đúng đắn hiệu quả nhất.
Những bệnh liên quan đến da liễu từ trước tới nay đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
trong giới y khoa. Trong xã hội ngày nay, khi mà áp lực cuộc sống ngày càng lớn hơn, môi
trường ngày càng ô nhiễm, thì những chứng bệnh về da liễu lại càng nhiều. Những bệnh
này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
>I=f/^-J/`m=-CI=-N>/=BCO2P?làmột chương trình máy tính biểu diễn và lập
luận dựa trên tri thức trong lĩnh vực y khoa chuyên ngành da liễu, nhằm giải quyết vấn đề
hoặc đưa ra những lời khuyên cụ thể đối với các bệnh về da liễu.Hệ chẩn đoán y khoa cho
bệnh da liễulà chương trình mà cơ sở tri thức của nó sẽ chứa đựng các tri thức được cung
cấpbởi các chuyêngia đầu ngànhda liễu.
II. no

HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 19
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
Khả năng chẩn đoán bệnh tự động.
Đưa ra quyết định hỗ trợ bác sĩ trong việc chuẩn đoán bệnh
III. !",pqrs
Phương pháp biểu diễn tri thức bằng luật sinh được phát minh bởi Newell và Simon
trong lúc hai ông đang cố gắng xây dựng một hệ giải bài toán tổng quát. Đây là một kiểu
biểu diễn tri thức có cấu trúc. Ý tưởng cơ bản là tri thức có thể được cấu trúc bằng một cặp
^2A?m2>/t=./=^u/0 : "NẾU điều kiện xảy ra THÌ hành động sẽ được thi hành". Chẳng
hạn : NẾU đèn giao thông là đỏ THÌ bạn không được đi thẳng, NẾU máy tính đã mở mà
không khởi động được THÌ kiểm tra nguồn điện, …
Ngày nay, các luật sinh đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều hệ
thống trí tuệ nhân tạo khác nhau. Luật sinh có thể là một công cụ mô tả để giải quyết các
vấn đề thực tế thay cho các kiểu phân tích vấn đề truyền thống. Trong trường hợp này, các
luật được dùng như là những chỉ dẫn (tuy có thể không hoàn chỉnh) nhưng rất hữu ích để trợ
giúp cho các quyết định trong quá trình tìm kiếm, từ đó làm giảm không gian tìm kiếm. Một
ví dụ khác là luật sinh có thể được dùng để bắt chước hành vi của những chuyên gia. Theo
cách này, luật sinh không chỉ đơn thuần là một kiểu biểu diễn tri thức trong máy tính mà là
một kiểu biễu diễn các hành vi của con người.
Một cách tổng quát luật sinh có dạng như sau :
P
1
Λ P
2
Λ … Λ P
n
→ Q
Tùy vào các vấn đề đang quan tâm mà luật sinh có những ngữ nghĩa hay cấu tạo khác
nhau :
Trong logic vị từ : P1, P2, , Pn, Q là những biểu thức logic.

Trong ngôn ngữ lập trình, mỗi một luật sinh là một câu lệnh.
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 20
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
IF (P1 AND P2 AND AND Pn) THEN Q.
Trong lý thuyết hiểu ngôn ngữ tự nhiên, mỗi luật sinh là một phép dịch :
ONE → một.
TWO → hai.
JANUARY → tháng một
Để biễu diễn một tập luật sinh, người ta thường phải chỉ rõ hai thành phần chính sau :
Ví dụ : Cho 1 cơ sở tri thức được xác định như sau :
Các sự kiện : A, B, C, D, E, F, G, H, K
Tập các quy tắc hay luật sinh (rule)
R1: A → E
R2: B → D
R3: H → A
R4: E Λ G → C
R5: E Λ K → B
R6: D Λ E Λ K → C
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 21
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
R7: G Λ K Λ F → A
Cơ chế suy luận trên các luật sinh
,?`B2P/<23/: là quá trình suy luận xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, xác định các
sự kiện có thể được "sinh" ra từ sự kiện này.
Sự kiện ban đầu : H, K
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 22
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
R3: H → A {A,H,K}
R1: A → E {A,E,H,K}
R5: EΛ K → B{A,B,E,H,K}

R2: B → D {A,B,D,E,H,K}
R6: D Λ E Λ K →C {A,B,C,D,E,H,K}
,?`B2P/O\2Elà quá trình suy luận ngược xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, ta tìm
kiếm các sự kiện đã "sinh" ra sự kiện này. Một ví dụ thường gặp trong thực tế
là xuất phát từ các tình trạng của máy tính, chẩn đoán xem máy tính đã bị hỏng hóc ở
đâu.
Ví dụ :
Tập các sự kiện :
Ổ cứng là "hỏng" hay "hoạt động bình thường"
Hỏng màn hình.
Lỏng cáp màn hình.
Tình trạng đèn ổ cứng là "tắt" hoặc "sáng"
Có âm thanh đọc ổ cứng.
Tình trạng đèn màn hình "xanh" hoặc "chớp đỏ"
Không sử dụng được máy tính.
Điện vào máy tính "có" hay "không"
Tập các luật :
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 23
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
R1. Nếu ( (ổ cứng "hỏng") hoặc (cáp màn hình "lỏng")) thì không sử dụng được máy
tính.
R2. Nếu (điện vào máy là "có") và ( (âm thanh đọc ổ cứng là "không") hoặc tình trạng
đèn ổ cứng là "tắt")) thì (ổ cứng "hỏng").
R3. Nếu (điện vào máy là "có") và (tình trạng đèn màn hình là "chớp đỏ") thì (cáp màn
hình "lỏng").
Để xác định được các nguyên nhân gây ra sự kiện "không sử dụng được máy tính", ta
phải xây dựng một cấu trúc đồ thị gọi là đồ thị AND/OR như sau :
Như vậy là để xác định được nguyên nhân gây ra hỏng hóc là do ổ cứng hỏng hay cáp
màn hình lỏng, hệ thống phải lần lượt đi vào các nhánh để kiểm tra các điều kiện như điện
vào máy "có", âm thanh ổ cứng "không"…Tại một bước, nếu giá trị cần xác định không thể

được suy ra từ bất kỳ một luật nào, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng trực tiếp nhập vào.
Chẳng hạn như để biết máy tính có điện không, hệ thống sẽ hiện ra màn hình câu hỏi "Bạn
kiểm tra xem có điện vào máy tính không (kiểm tra đèn nguồn)? (C/K)". Để thực hiện được
cơ chế suy luận lùi, người ta thường sử dụng ngăn xếp (để ghi nhận lại những nhánh chưa
kiểm tra).
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 24
Công nghệ thi thức và Ứng dụng GVHD: GS.TSKHHoàng Văn Kiếm
Vấn đề tối ưu luật
Tập các luật trong một cơ sở tri thức rất có khả năng thừa, trùng lắp hoặc mâu thuẫn. Dĩ
nhiên là hệ thống có thể đổ lỗi cho người dùng về việc đưa vào hệ thống những tri thức như
vậy. Tuy việc tối ưu một cơ sở tri thức về mặt tổng quát là một thao tác khó (vì giữa các tri
thức thường có quan hệ không tường minh), nhưng trong giới hạn cơ sở tri thức dưới dạng
luật, ta vẫn có một số thuật toán đơn giản để loại bỏ các vấn đề này.
Rút gọn bên phải
Quy tắc rút gọn : Có thể loại bỏ những sự kiện bên vế phải nếu những sự kiện đó đã
xuất hiện bên vế trái. Nếu sau khi rút gọn mà vế phải trở thành rỗng thì luật đó là luật hiển
nhiên. Ta có thể loại bỏ các luật hiển nhiên ra khỏi tri thức.
Rút gọn bên trái
Xét các luật :
(L1) A, B → C (L2) A → X (L3) X → C
Rõ ràng là luật A, B → C có thể được thay thế bằng luật A → C mà không làm ảnh
hưởng đến các kết luận trong mọi trường hợp. Ta nói rằng sự kiện B trong luật (1) là dư
thừa và có thể được loại bỏ khỏi luật dẫn trên.
Phân rã và kết hợp luật
Luật A Λ B → C
HV: Trần Văn Cường – MSHV: CH1301083 Trang 25

×