Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và ảnh hưởng của một số công thức bón phân khoáng cho đậu tương vụ hè thu trên đất gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 115 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






VŨ TIẾN DŨNG



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
CÔNG THỨC BÓN PHÂN KHOÁNG CHO ðẬU TƯƠNG VỤ
HÈ THU TRÊN ðẤT GIA LÂM - HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





VŨ TIẾN DŨNG


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
CÔNG THỨC BÓN PHÂN KHOÁNG CHO ðẬU TƯƠNG VỤ
HÈ THU TRÊN ðẤT GIA LÂM - HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NINH THỊ PHÍP







HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Vũ Tiến Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.Ninh Thị Phíp.
Cô ñã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học và ñặc
biệt là các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên Bộ môn Cây công nghiệp và
Cây thuốc - Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã nhiệt tình giúp ñỡ,

cộng tác và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Tiến Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
1.4. Giới hạn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và Việt Nam 4
2.1.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới 4
2.1.2. Tình hình sản xuất ñậu tương ở Việt Nam 8

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 12
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây ñậu tương trên thế giới 12
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây ñậu tương ở Việt Nam 18
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 30
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 30
3.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
3.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 33
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 34
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 34
3.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 35
3.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 36
3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân 37
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống ñậu tương trên ñất Gia Lâm – Hà Nội 38
4.1.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của một số giống ñậu tương 38
4.1.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
ñậu tương 39
4.1.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ñậu
tương 41
4.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống ñậu tương 42

4.1.5. Chỉ số diệp lục (chỉ số SPAD) của các giống ñậu tương 43
4.1.6. ðộng thái tích lũy chất khô của các giống ñậu tương 45
4.1.7. Khả năng hình thành nốt sần của các giống ñậu tương 46
4.1.8. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống ñậu tương 48
4.1.9. ðường kính thân và khả năng chống ñổ của các giống ñậu tương 50
4.1.10. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống ñậu tương 51
4.1.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ñậu tương 52
4.1.12. Năng suất của các giống ñậu tương 54
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ñậu tương 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.1. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến thời gian qua các giai
ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ñậu tương. 57
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của các giống ñậu tương 59
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến một số ñặc ñiểm
hình thái của các giống ñậu tương 60
4.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến chỉ số diện tích lá của
các giống ñậu tương 62
4.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến chỉ số diệp lục (chỉ
số SPAD) của các giống ñậu tương 64
4.2.6. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến khả năng tích lũy chất
khô của các giống ñậu tương 66
4.2.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến khả năng hình thành
nốt sần của các giống ñậu tương 68
4.2.8. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh và khả năng chống ñổ của các giống ñậu tương 71

4.2.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của các giống ñậu tương 73
4.2.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến năng suất của các
giống ñậu tương 75
4.2.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến hiệu quả kinh tế của
các giống ñậu tương 77
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 80
5.1. Kết luận 80
5.2. ðề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Viết ñầy ñủ
BVTV Bảo vệ thực vật
ðC ðối chứng
TGST Thời gian sinh trưởng
NSCT Năng suất cá thể
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới 4

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương của 4 nước sản xuất ñậu tương
chủ yếu trên thế giới 6

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ñậu tương của Việt Nam 9

Bảng 4.1. Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống ñậu tương 38

Bảng 4.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các
giống ñậu tương 39

Bảng 4.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ñậu tương. 41

Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống ñậu tương 42


Bảng 4.5. Chỉ số diệp lục của các giống ñậu tương 44

Bảng 4.6. ðộng thái tích lũy chất khô của các giống ñậu tương 45

Bảng 4.7. Khả năng hình thành nốt sần của các giống ñậu tương 48

Bảng 4.8. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống ñậu tương 49

Bảng 4.9. ðường kính thân và khả năng chống ñổ của các giống ñậu tương 50

Bảng 4. 10. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống ñậu tương 51

Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ñậu tương 53

Bảng 4.12. Năng suất của các giống ñậu tương 55

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân khoáng ñến thời gian qua
các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ñậu
tương (ngày) 58

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao thân chính của các giống ñậu tương 59

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến một số ñặc
ñiểm hình thái của các giống ñậu tương 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến chỉ số diện tích lá
của các giống ñậu tương 63

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến chỉ số diệp
lục (chỉ số SPAD) của các giống ñậu tương 65

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến ñộng thái tích lũy
chất khô của các giống ñậu tương. 67

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các mức phân khoáng ñến khả năng hình
thành nốt sần của các giống ñậu tương 70

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến mức ñộ nhiễm
sâu bệnh và khả năng chống ñổ của các giống ñậu tương 72

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến các yếu tố
cấu thành năng suất của các giống ñậu tương 74

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến năng suất
của các giống ñậu tương 76

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của các liều lượng phân khoáng ñến hiệu quả
kinh tế của các giống ñậu tương (tính cho 1 ha) (triệu ñồng) 78



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây ñậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày có
giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Giá trị kinh tế chủ yếu của cây ñậu tương ñược thể hiện qua các thành phần
dinh dưỡng chứa trong hạt ñậu tương, trong ñó protein và lipit là hai thành
phần quan trọng nhất: Hàm lượng protein chiếm khoảng 40 – 50% và lipit biến
ñộng từ 12 – 24%. Protein trong hạt ñậu tương có ñầy ñủ và cân ñối axít amin
cần thiết, ñặc biệt là giàu lysin và triptophan (là hai loại axít amin không thay
thế cần thiết cho cơ thể người và gia súc). Lipit của ñậu tương chứa một lượng
rất lớn các axit béo không no có hệ số ñồng hóa cao, mùi vị thơm ngon. Ngoài
ra trong hạt ñậu tương còn có khá nhiều vitamin: B1, B2, PP, A, E, D, C… và
các loại muối khoáng. Chính vì vậy, hạt ñậu tương ñược sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp chế biến tạo ra nhiều sản phẩm phong phú phục vụ nhu cầu của
con người cũng như làm thức ăn gia súc.
Trong hệ thống cây trồng nông nghiệp, cây ñậu tương còn là cây luân canh
cải tạo ñất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong chuyển ñổi cơ cấu cây trồng do
có khả năng tích lũy và làm giàu ñạm cho ñất. Nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn
nốt sần với rễ ñậu tương, cây ñậu tương có khả năng cố ñịnh 60 – 80 kg
N/ha/năm từ nguồn ñạm trong không khí, tương ñương với 300 – 400 kg ñạm
sunfat. Sau thu hoạch, phần thân lá ñậu tương có thể dùng làm phân xanh rất
tốt, có tác dụng làm tơi xốp và tăng ñộ phì của ñất, ñặc biệt bổ sung lượng
ñạm ñáng kể cho cây trồng vụ sau.
Ở Việt Nam cây ñậu tương có diện tích trồng tương ñối lớn tuy nhiên năng
suất ñậu tương vẫn còn thấp. Nhu cầu thực tiễn ñòi hỏi bổ sung giống mới có
năng suất cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp như thời vụ,
mật ñộ trồng ñặc biệt là biện pháp bón phân và liều lượng phân bón hợp lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2

ðể góp phần giải quyết vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và ảnh
hưởng của một số công thức bón phân khoáng cho ñậu tương vụ hè thu
trên ñất Gia Lâm - Hà Nội.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ñậu tương
nhằm xác ñịnh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và xác ñịnh ñược
một số công thức bón phân hợp lý cho ñậu tương, ñạt hiệu quả kinh tế cao
trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống ñậu tương trong ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân ñến sinh trưởng,
phát triển, mức ñộ chống chịu và năng suất ñối với hai giống ñậu tương D140
và ðT20.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh có cơ sở khoa học một số giống ñậu tương có năng suất cao, chất
lượng tốt và liều lượng phân bón hợp lý cho ñậu tương trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ bổ sung những dẫn liệu khoa học phục vụ công
tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ ñạo sản xuất ñậu tương trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu ñề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế
trong sản xuất ñậu tương trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


- Góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh ñậu tương, thúc ñẩy việc phát
triển sản xuất ñậu tương trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của
các giống ñậu tương: DT84; D140; ðT20; ðVN5; ð8; ðVN11; ðT26 trong
ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.
ðề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức phân bón ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống ñậu tương D140 và ðT20 trong
ñiều kiện vụ hè thu trên ñất Gia Lâm – Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới
Theo Ngô Thế Dân & cs, (1999) Cây ñậu tương là một trong tám cây
lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới gồm ñậu tương, bông, lạc, hướng dương,
cải dầu, lanh, dừa và cọ . Vì vậy ñậu tương ñược trồng phổ biến ở hầu khắp
các nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ (chiếm tới
73,0%), sau ñó là các nước thuộc khu vực châu Á với 23,15% (Lê ðộ Hoàng
& cs, 1977). Trên thế giới tình hình sản xuất ñậu tương trong những năm gần
ñây ñược thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1960 21,00 12,00 25,20
1990 57,16 18,97 108,46
1995 62,51 20,31 126,95
2000 74,36 21,69 161,29
2001 76,80 23,21 178,24
2002 78,96 23,01 181,68
2003 83,64 22,80 190,65
2004 91,59 22,44 205,51
2005 92,52 23,18 214,48
2006 96,27 23,29 221,92
2007 90,13 24,37 219,68
2008 96,44 23,98 231,21
2009 99,27 22,49 223,29
2010 102,56 25,84 264,99
2011 102,09 23,10 236,03
Dec-2012*

108,97 24,60 267,72
Nguồn: FAOSTAT, 2012; *: theo FAS/USDA, Dec – 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Sản xuất ñậu tương của thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm. Với
21 triệu ha diện tích trồng và năng suất 12 tạ/ha, năm 1960 sản lượng ñậu
tương của thế giới mới chỉ ở mức 25,2 triệu tấn. Sau 35 năm, năm 1995 ñánh
dấu sự tăng trưởng mạnh với năng suất 20,31 tạ/ha (gấp 1,69 lần so với năm

1960), cùng với sự tăng diện tích, sản lượng ñậu tương vượt mức 100 triệu tấn,
ñạt 126,95 triệu tấn (tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1960), từ ñó tiếp tục tăng.
Năm 2011, diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương thế giới ñều giảm
nhẹ so với năm 2010; tuy nhiên ñến năm 2012 ñã có sự tăng trưởng ñáng kể.
Theo thống kê của USDA, ñến tháng 12/2012, diện tích ñậu tương thế giới ñạt
108,97 triệu ha, ñạt năng suất 24,60 tạ/ha và sản lượng 267,72 triệu tấn.
Ngô Thế Dân & cs, (1999): Hiện nay, sản xuất ñậu tương ñược phát triển
trên toàn thế giới nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở bốn nước Mỹ, Braxin,
Achentina và Trung Quốc (chiếm khoảng 90 – 95% tổng sản lượng thế giới).
Nửa ñầu của thế kỷ 20, Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu ñậu
tương lớn nhất thế giới. Nhưng từ những năm 1950 vị trí này thuộc về nước Mỹ
(Tsukuba, 1983). Sản lượng ñậu tương của Mỹ chiếm 60% tổng sản lượng ñậu
tương thế giới vào năm 1960, ñến năm 1969 con số này là 75%. Trong khi ñó,
sản lượng ñậu tương của Trung Quốc trên thế giới lại giảm từ 32% xuống 16%
trong cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân & cs,1999). Hiện nay sản xuất ñậu tương
của Trung Quốc chỉ ñứng ở vị trí thứ 4 trên thế giới. ðến những năm 1970, khi
sản xuất ñậu tương phát triển ở Braxin, nước này ñã trở thành quốc gia sản xuất
ñậu tương lớn thứ hai thế giới. Cũng trong giai ñoạn này, Achentina xuất hiện
với tư cách là nước sản xuất ñậu tương lớn thứ ba trên thế giới (Tsukuba, 1983).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương của 4 nước sản xuất ñậu tương
chủ yếu trên thế giới
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 Dec-12*
Mỹ
Diện tích

(triệu ha)
30,22 30,91 31,00 29,80 30,63
Năng suất
(tạ/ha)
26,72 29,58 29,22 27,90 26,40
Sản lượng
(triệu tấn)
80,75 91,42 90,61 83,17 80,86
Braxin
Diện tích
(triệu ha)
21,25 21,75 23,33 25,00 27,50
Năng suất
(tạ/ha)
28,16 26,37 29,48 26,20 29,50
Sản lượng
(triệu tấn)
59,83 57,35 68,76 65,50 81,00
Achentina
Diện tích
(triệu ha)
16,39 16,77 18,13 17,50 19,80
Năng suất
(tạ/ha)
28,22 18,48 29,05 23,40 27,80
S
ản l
ư
ợng
(triệu tấn)

46,24 30,99 52,68 41,00 55,00
Trung Quốc
Diện tích
(triệu ha)
9,13 9,19 8,52 7,65 7,20
Năng suất
(tạ/ha)
17,03 16,30 17,71 17,60 17,50
Sản lượng
(triệu tấn)
15,54 14,98 15,08 13,50 12,60
Nguồn: FAOSTAT, 2012; *: theo FAS/USDA, Dec – 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Theo thống kê mới nhất của USDA, ñến hết tháng 12/2012, nước Mỹ có
30,63 triệu ha trồng ñậu tương (28,11% diện tích ñậu tương thế giới) với sản lượng
80,86 triệu tấn (30,20% sản lượng ñậu tương thế giới). Mỹ cũng là quốc gia xuất
khẩu ñậu tương lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Braxin. Năm 2011, sản lượng ñậu
tương xuất khẩu của Mỹ là 34,70 triệu tấn chiếm 37,39% tổng sản lượng ñậu tương
xuất khẩu của thế giới, (tổng cục thống kê ).
Từ năm 1960, diện tích ñậu tương của Braxin bắt ñầu tăng nhanh. Trong
giai ñoạn 1980 – 1994, diện tích ñậu tương tăng từ 8,5 – 11,5 triệu ha, sản lượng
tăng từ 13 – 25 triệu tấn và năng suất xấp xỉ ñạt 20 tạ/ha (ðoàn Thị Thanh Nhàn
& cs, 1996). ðến hết tháng 12/2012, diện tích ñậu tương của Braxin ñã lên ñến
27,50 triệu ha, với năng suất 29,50 tạ/ha, ñạt sản lượng 81,00 triệu tấn. Bên cạnh
ñó, Braxin cũng ñẩy mạnh xuất khẩu ñậu tương. Năm 2011, xuất khẩu ñậu tương
của Braxin ñạt 37,80 triệu tấn chiếm 40,73% sản lượng ñậu tương xuất khẩu thế
giới, (Tổng cục Thống kê, ).

Năm 2012, diện tích ñậu tương của Achentina là 19,80 triệu ha, năng
suất là 27,80 tạ/ha và sản lượng là 55 triệu tấn. Lần ñầu tiên Achentina xuất
khẩu ñậu tương vào năm 1973 với 50.000 tấn, ñến năm 1981 (chỉ sau 8 năm)
ñạt 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân & cs,1999). Năm 2011, Achentina xuất khẩu 8,9
triệu tấn (); thu 5,335 tỷ USD từ xuất khẩu ñậu
tương ở dạng hạt (tăng 7% so với năm 2010); 9,789 tỷ USD từ xuất khẩu ở
dạng bột chưa kể nguồn thu từ dạng dầu ăn và dầu diezel sinh học
().
Các số liệu thống kê cho thấy sản lượng ñậu tương của Trung Quốc
thấp hơn hẳn so với các nước Mỹ, Braxin và Achentina. Bên cạnh ñó, do sự
gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng ñậu tương nội ñịa nên sản xuất ñậu
tương trong nước của Trung Quốc không thể ñáp ứng ñược. Năm 1996, Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Quốc bắt ñầu phải nhập khẩu ñậu tương và hiện nay trở thành quốc gia khẩu
ñậu tương lớn nhất thế giới (Tsukuba, 1983). ðến năm 2012, diện tích ñậu
tương của Trung Quốc là 7,20 triệu ha, ñạt sản lượng 12,60 triệu tấn với năng
suất khá ổn ñịnh 17,50 tạ/ha.
Ngoài bốn nước sản xuất ñậu tương lớn nhất thế giới thì Nhật Bản cũng
là một nước sản xuất ñậu tương lâu ñời. Cây ñậu tương ñược ñưa vào Nhật Bản
khoảng 200 năm trước công nguyên, nhưng phải ñến năm 1960 mới ñược chú ý
phát triển (Nogata, 2000). Năm 1960 diện tích ñậu tương của nước này chỉ có
340.000 ha nhưng ñến năm 1997 ñã ñạt tới 832.000 ha (Nguyễn Văn Luật,
2005) và ñạt 0,14 triệu ha với năng suất 16,3 tạ/ha vào năm 2012 theo thống kê
của USDA.
Ngoài ra, ñậu tương cũng ñược trồng ở Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên, In-ñô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác.
Nhìn chung, châu Á là khu vực có nhiều nước sản xuất ñậu tương nhất trên

thế giới nhưng mới chỉ ñáp ứng ñược khoảng 1/2 nhu cầu, phần còn lại ñược
nhập khẩu từ các nước khác. Bên cạnh Trung Quốc thì Nhật Bản, Indonexia,
Philippin… cũng là những nước nhập khẩu ñậu tương nhiều ở châu Á.
ðối với khu vực châu Âu, diện tích trồng ñậu tương không nhiều. ðậu
tương ñược sản xuất chủ yếu ở các nước Ukraina, Nga, Ý, Romania, Serbia,
Crô-a-ti-a và Pháp. Ở châu Phi, Nigeria có diện tích ñậu tương khá lớn, tiếp
theo là Nam Phi, Uganda, Zimbabwe, Congo, Zambia và một số nước khác.
Châu Phi có tiềm năng to lớn ñể phát triển ñậu tương song cần có sự hỗ trợ và
giúp ñỡ từ các nước sản xuất ñậu tương lớn (Tsukuba, 1983).
2.1.2. Tình hình sản xuất ñậu tương ở Việt Nam
Theo Ngô Thế Dân & cs (1999) và Phạm Văn Thiều (2009), cây ñậu
tương ñã ñược trồng ở Việt Nam từ rất sớm. Trước năm 1945, diện tích ñậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

tương của nước ta còn nhỏ bé với 32.000 ha, năng suất thấp 4,1 tạ/ha (1944).
Sau khi ñất nước thống nhất (1976), diện tích ñậu tương cả nước là 39.400 ha,
năng suất ñạt 5,3 tạ/ha, từ ñó sản xuất ñậu tương bắt ñầu ñược mở rộng và
phát triển.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ñậu tương của Việt Nam

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000

124,1 12,0 149,3
2001
140,3 12,4 173,7
2002
158,6 13,0 205,6
2003
165,6 13,3 219,7
2004
183,8 13,4 245,9
2005
204,1 14,3 292,7
2006
185,6 13,9 258,1
2007
187,4 14,7 275,2
2008
192,1 13,9 267,6
2009
147,0 14,6 215,2
2010
197,8 15,1 298,6
2011
173,6 14,6 254,3
2012*
230,0 15,2 350,0
Nguồn: Niên giám thống kê sơ bộ 2011 và Tổng cục Thống Kê, 2012 ; *: theo FAS/USDA, Dec – 2012
Các số liệu thống kê cho thấy từ năm 2000 ñến nay, sản xuất ñậu tương
của nước ta có sự biến ñộng khá lớn. Giai ñoạn 2000 – 2005, diện tích, năng
suất và sản lượng ñậu tương của nước ta liên tục tăng. Sau 5 năm, diện tích
tăng 80,0 nghìn ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

19,2%) và sản lượng tăng 143,4 nghìn tấn (gấp gần 2 lần). Từ năm 2006, diện
tích có biến ñộng giảm và giảm thấp nhất vào năm 2009 (từ 204,1 nghìn ha
năm 2005 còn 147,0 nghìn ha năm 2009, giảm 54,4 nghìn ha) nhưng sau ñó
có xu hướng phục hồi dần. ðến năm 2012, sản xuất ñậu tương của Việt Nam
có nhiều khởi sắc với diện tích ñạt 230 nghìn ha, năng suất 15,2 tạ/ha và sản
lượng 350 nghìn tấn.
ðến năm 2009, Việt Nam có 8 vùng trồng ñậu tương lớn, trong ñó 70%
ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% ñậu tương của Việt Nam ñược
trồng ở vùng cao, nơi ñất không màu mỡ; 35% trồng ở vùng ñất thấp khu vực
ñồng bằng sông Hồng (FAOSTAT, 2012, ). Vùng ñồng
bằng sông Hồng có diện tích ñậu tương chiếm 38% và sản lượng chiếm
26,31% cả nước (diện tích 73,4 nghìn ha và sản lượng 56,2 nghìn tấn). Tiếp
theo là vùng ðông Bắc với 48,20 nghìn ha (chiếm 24,9%) và sản lượng ñạt
56,4 nghìn tấn (chiếm 26,4% tổng sản lượng ñậu tương cả nước). Tuy nhiên
về năng suất thì khu vực Tây Nguyên ñạt cao nhất với 18,6 tạ/ha. Do vậy mà
chỉ với diện tích 24,6 nghìn ha, Tây Nguyên ñạt sản lượng 44 nghìn tấn,
chiếm 20,6% sản lượng ñậu tương của cả nước. Các vùng còn lại chiếm diện
tích và sản lượng thấp (http://www. vietrade.gov.vn).
Vụ ñậu tương xuân gieo từ 10/2 – 10/3, (vùng Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 – 10/2 ñể tránh gió Tây cuối tháng 4;
vùng Tây Bắc Bắc bộ (Sơn La, Lai Châu…) gieo muộn từ 1/3 – 20/3). Vụ ñậu
tương hè gieo từ 25/5 – 20/6 (một số tỉnh có tập quán gieo ñậu tương hè giữa
2 vụ lúa thì phải gieo kết thúc trước 1/6 và dùng giống ngắn ngày). Vụ ñậu
tương ñông ñược gieo vào 05/9 – 05/10.
Ở các tỉnh miền Nam thường chỉ có 2 vụ ñậu tương trong năm và tùy
từng vùng ñịa lý cụ thể mà có thời vụ trồng thích hợp: Vùng Tây Nguyên và


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

ðông Nam Bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 và thu hoạch tháng 7, 8 (hay gặp mưa,
chất lượng hạt kém); vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10, 11. Vùng
ñồng bằng sông Cửu Long vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 2, 3; vụ 2
gieo cuối tháng 2 ñến ñầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 (Nguyễn Ngọc
Thành, 1996).
Một số ñang ñược gieo trồng phổ biến hiện nay như: các giống thích
hợp gieo trồng trong vụ xuân gồm VX93, AK06, ðT2000, DT96, D140…
Trong vụ hè phổ biến các giống: DT84, M103, ðT93, ðT12, D140… Vụ
ñông, thu ñông thích hợp trồng các giống: DT84, DN42, DT96, ðT93, VX93.
Các tỉnh phía Nam thường gieo trồng một số giống phổ biến như MTð176,
HL92, HL2, G87-1… (575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội).
Việt Nam ñược xếp hàng thứ 6 về sản xuất ñậu tương ở châu Á (sau các
nước Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan). Trên 40% sản
phẩm ñậu tương của nước ta ñược sử dụng ñể sản xuất dầu thực vật, phần còn
lại ñược dùng làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và ñể
làm giống. Hiện nay sản xuất ñậu tương của Việt Nam mới chỉ ñáp ứng hơn
80% nhu cầu trong nước. Do vậy, nhiều năm qua nước ta ñã phải nhập khẩu
ñậu tương với số lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, Việt
Nam nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ñậu tương béo nguyên chất, tăng 350% so với
năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu ñậu tương năm 2011 ñạt mức kỷ lục là 550
triệu USD, tăng 416% so với cùng kỳ năm trước, trong ñó khoảng 49% nhập
khẩu từ Braxin, 22% nhập khẩu từ Mỹ, 16% từ Achentina, số còn lại là nhập
khẩu từ Canada, Uruguay, Trung Quốc và một số quốc gia khác
().


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây ñậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây ñậu tương trên thế giới
2.1.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống ñậu tương trên thế giới
Theo tác giả Trần ðình Long & cs (2005), hiện nay nguồn gen ñậu
tương của thế giới ñược lưu giữ chủ yếu ở 14 nước: Mỹ, Trung Quốc,
Australia, Pháp, Nigienia, Ấn ðộ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi,
Thụy ðiển, Thái Lan và Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 giống. Nhìn chung
những quốc gia sản xuất cũng như xuất – nhập khẩu ñậu tương lớn trên thế giới
cũng ñồng thời là những nước rất chú trọng nghiên cứu về cây trồng này.
Năm 2005 Trung tâm ARS ñã xác ñịnh ñược 3 dòng có mang gen kháng
với nấm Macrophomina phaseolina gây bệnh ñốm ñen lá, ñặc biệt là dòng
DT97-4290 có khả năng kháng cao với bệnh ñốm ñen lá, chống chịu tốt với
bệnh virus khảm lá (). Năm 2008 trung tâm này
ñã phát triển thành công giống ñậu tương N8101 có hạt nhỏ nhất ñược biết ñến
ở Mỹ với hạt nhỏ, màu vàng sáng, bóng; có hàm lượng protein rất cao, không
có mùi hăng, ít mẫn cảm với nấm flavor (www.Soybiotechcenter.org ). ðại
học Illinois năm 2009 ñã chọn lọc ñược 3 giống có tính kháng rệp cao là
Dowling và Jackson và PI 200538. Trong ñó, PI 200538 có thể có tính kháng ñối
với nòi rệp mới cao hơn Dowling và Jackson ().
Năm 2010, trường ñại học Missouri ñã thành công trong việc giải mã bộ gen
ñậu tương, mở ra hướng nghiên cứu mới trong cải tiến tiềm năng di truyền cây
ñậu tương, ñồng thời rút ngắn thời gian tạo giống ñậu tương mới thông qua tác
ñộng chính xác vào các gen mục tiêu (www.Soybiotechcenter.org).
Tính ñến năm 1893 nước Mỹ ñã có trên 10.000 mẫu giống ñậu tương thu
thập từ các nước trên thế giới. ðến nay, Mỹ ñã ñưa vào sản xuất trên 100 dòng,
giống ñậu tương; lai tạo ñược một số giống có khả năng chống chịu tốt với


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như: Amsoy71, Lec 36, Clark 63, Herkey
63 (Johnson H.W.& Bernard R. L., 1967). Nhiều thành tựu trong nghiên cứu
giống ñậu tương của Mỹ ñã ñược công bố trong thời gian gần ñây.
Braxin ñã nghiên cứu về giống ñậu tương cũng ñạt ñược nhiều thành tựu.
Từ năm 1976 ñến nay, Trung tâm nghiên cứu quốc gia ñã chọn 1.500 dòng ñậu
tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt ñã ñược tạo ra như: DoKo,
Numbaira, Cristalina…, trong ñó giống Cristalina có năng suất cao nhất, ñạt 3,8
tấn/ha (Tsukuba, 1983). Coi ñậu tương là cây trồng ưu tiên số một trong chương
trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, năm 2005 Braxin ñã ñưa vào sản
xuất 11 giống ñậu tương chuyển gen (GM) với mục tiêu ñưa năng suất ñậu
tương tăng từ 10 – 20% ().
ðối với khu vực châu Á, Trung tâm phát triển rau màu Châu Á
(AVRDC) ñã thiết lập hệ thống ñánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset),
giai ñoạn 1 ñã phân phát ñược trên 20.000 giống ñến 546 nhà khoa học của
164 quốc gia nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Kết quả ñánh giá giống ñậu tương của
Aset ñã ñưa vào mạng lưới sản xuất ñược 21 giống ở trên 10 quốc gia
(Nguyễn Thị Út, 2006).
Từ năm 1949 – 2003, Trung Quốc ñã chọn tạo thành công khoảng 1000
giống ñậu tương và liên tục ñưa vào sản xuất. Hầu hết các giống này ñều có
tiềm năng năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với dịch hại và
ñiều kiện bất thuận. ðặc biệt, giống Xindadou 1 ñạt năng suất kỷ lục 5,96
tấn/ha khi canh tác trên một diện tích lớn ở khu tự trị Tân Cương. Từ cuối năm
1990, một số giống có hàm lượng dầu cao (từ 21,5% trở lên) ñược phát triển và
nhanh chóng và ñược ñưa vào sản xuất thương mại. Theo hướng chọn tạo
giống chống bệnh hại, các nhà khoa học Trung Quốc ñã tạo thành công một số
giống ñậu tương kháng bệnh khảm lá như Bayuehuang, Kefeng1, Jindou 23;


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

các giống Kangxian 1 và Qihuang 25 kháng bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ.
Giống Jilin 3 với ñặc tính chống chịu tốt với sâu ñục quả ñậu tương. Một số
giống chịu hạn như Jindou 21ñược phát triển ở tỉnh Shanxi và Loess Plateau(
www.ianrpubs.unl.edu).
Năm 1961, Viện khoa học Nông nghiệp ðài Loan ñã bắt ñầu tiến hành
chương trình chọn tạo giống và ñưa vào sản xuất các giống Kaosing 3,
Tainung 3, Tainung 4 vào năm 1961. ðây là các giống ñược tạo ra thông qua
xử lý Nơtron và tia X cho các giống ñột biến Tainung. Tainung 1 và Tainung
2 có năng suất cao hơn giống khởi ñầu, vỏ quả không bị nứt và ñược sử dụng
làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở
khác nhau như trạm khí tượng Marjo (Thái Lan), trường ñại học Philippin
(Vũ Tuyên Hoàng & cs, 1995).
Ấn ðộ là một trong những nước ở Châu Á rất chú trọng phát triển cây
ñậu tương. Ấn ðộ ñã bắt ñầu khảo nghiệm các giống ñịa phương và nhập nội
tại trường ñại học tổng hợp Pathaga năm 1963; ñến năm 1967 thành lập
Chương trình ñậu tương toàn Ấn ðộ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm
giống mới. Kết quả ñã tạo ra ñược một số giống có triển vọng như Birsasoil,
DS 74-24-2, DS 73-16. Các tổ chức AICRPS và NRCS của Ấn ðộ ñã tập
trung nghiên cứu về gen Otype, phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu
nhiệt ñới, ñồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnh kháng
virus (Brown D.M., 1960), (Dickson T.P. & cs, 1987).
Ở Thái Lan hai Trung tâm MOAC và CGPRT ñã phối hợp với nhau
trong công tác nghiên cứu giống ñậu tương nhằm cải tiến giống có năng suất
cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, sương mai, vi
khuẩn , ñồng thời có khả năng chịu ñược ñất mặn, hạn hán và ngày ngắn
(Judy W.H and Jackobs J.A., 1979). Năm 1985, Gings và Chandhary ñã xác


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

ñịnh ñược 6 giống có năng suất cao, ổn ñịnh là HM93, PK73-92, PK73-94,
PK321, Bragg và SH1 (FAO, 2003).
2.1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây ñậu tương trên thế giới
Bón phân ñầy ñủ và cân ñối sẽ giúp cây ñậu tương ñạt ñược năng suất
cao, phẩm chất tốt. Trong ñó phân khoáng ñạm, lân và kali là ba yếu tố quan
trọng nhất và chủ yếu ảnh hưởng lớn ñến năng suất ñậu tương.
ðạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất ñối với cây ñậu tương.
Mặc dù nhu cầu ñạm của cây khá lớn nhưng do có khả năng sử dụng ñạm tự
do nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn nốt sần nên lượng ñạm bón cho ñậu tương
không nhiều. Trong một số ñiều kiện ñất (pH thấp, chất hữu cơ và lượng N
còn lại thấp ), nguồn cung cấp N từ ñất và nốt sần cho cây là không ñủ nên
việc bón thêm ñạm có thể tăng năng suất ñậu tương ().
Nhu cầu về ñạm của cây ñậu tương khác nhau ở mỗi giai ñoạn sinh
trưởng. Giai ñoạn khủng hoảng ñạm nhất của cây là giai ñoạn làm hạt và vào
chắc (R5 – R6). Thiếu ñạm ở giai ñoạn này lá sẽ bị rụng sớm do ñạm trong lá
ñược di chuyển về cho phát triển hạt (Imasande J., 1992). ðể ñạt ñược năng
suất hạt cao (3 tấn/ha), ñậu tương cần tích lũy 300 kg N/ha. Bón 60 kg N/ha
và 120 kg N/ha vào lúc ra hoa ñã làm tăng năng suất ñậu tương lên tương ứng
4,8% và 6,7%. Năng suất ñậu tương tiếp tục tăng tới lượng N bão hòa là 180
kg N/ha (Wanatabe & cs, 1986).
Sau ñạm, lân cũng là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong ñời sống
cây ñậu tương. Bón lân cho ñậu tương có tác dụng nâng cao số lượng và khối
lượng nốt sần, làm tăng tỷ lệ ñậu quả và tỷ lệ quả chắc từ ñó làm tăng năng
suất rõ rệt. Theo Dickson và cs (1987), hàm lượng P dễ tiêu trong ñất thấp là
yếu tố quan trọng nhất hạn chế năng suất ñậu ñỗ ở nhiều nước châu Á. Ở Thái
Lan, nhiều vùng sản xuất ñậu tương có hàm lượng P dễ tiêu trong ñất thấp từ

×