Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Anh chị hãy bình luận ý kiến của thạch lam : đối với tôi ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.65 KB, 2 trang )

Anh chị hãy Bình luận ý kiến của Thạch Lam “Đối với tôi văn
chương …”
Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay
sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để
vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn. Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên của
Thạch Lam. Xưa nay, có rất nhiều quan niệm về văn chương. Nhà văn hiện thực Nga nổi
tiếng M.Gorki đã từng nói: Văn học là nhân học. Vào thập kỉ ba mươi của thế kỉ XX, ở
nước ta có nhiều nhà thơ, nhà văn có những quan điểm rất khác nhau về vấn đề này, thậm
chí hình thành hẳn hai trường phái đối lập: Nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ
thuật. Nam Cao, cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán cho rằng: Nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối… Vũ Trọng Phụng viết:… Tôi muốn tiểu
thuyết là sự thực ở đời. Là một nhà văn lãng mạn tiến bộ, Thạch Lam cũng góp ý kiến
bằng một quan điểm tích cực: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến
cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao
và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác,
vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Trong quan niệm này,
Thạch Lam phủ nhận thứ văn chương đơn thuần chỉ là trò giải trí để giết thời gian, làm
cho con người thoát li hiện thực, quay lưng với đời sống xã hội. Hay nói như Nam Cao,
đó là thứ văn chương chỉ dành cho những kẻ lắm của, nhiều tiền, các bà các cô vô công
rồi nghề, chỉ có việc chăm sóc thịt da và chẳng làm gì cả. ừ thực tế sáng tác phức tạp
trong những năm 30, 40, Thạch Lam thấy không ít tác phẩm chỉ đem đến cho người ta sự
thoát li hay sự quên như những loại truyện đậm màu mê tín, dị đoan, những truyện võ
hiệp, kiếm hiệp hoặc những truyện rẻ tiền nhan nhản trên sách báo mà dư luận đương
thời mỉa mai gọi là loại truyện ba xu… Tệ hại hơn, có nhà thơ đã lớn tiếng ngợi ca những
thú vui trụy lạc, những cơn say triền miên: Say, say nữa, và quên, quên hết. Say tửu, say
sắc, say thuốc phiện để quên lãng trách nhiệm làm người, làm dân, để hủy hoại cả bản
thân và hủy hoại cuộc đời bao kẻ khác. Thậm chí có nhà văn, nhà thơ coi cuộc đời là vô
nghĩa, muốn trốn vào tháp ngà văn chương để quên đi hiện thực phũ phàng xung quanh.
Những biểu hiện trên xét ở mặt nào đó thì có thể coi là một trong những hình thức phản
kháng lại xã hội, nhưng là sự phản kháng yếu ớt, bất lực và nguy hại. Phê phán loại văn


chương đó, Thạch Lam đưa ra quan niệm: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và
đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cải thế giới giả dối và tàn ác, vừa
làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Thạch Lam đã nhận thức
một cách hết sức khoa học về các chức năng văn học. Quan điểm trên của ông đề cập đến
tính nhận thức và tính giáo dục của văn chương. Sống trong xã hội đầy rẫy bất công
đương thời, nhà văn xác định rõ ràng là ngòi bút phải phanh phui, tố cáo cái xấu, cái ác
để góp phần thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, giúp mọi người nhận thức được
rằng cái xã hội thối tha, đen tối ấy phải bị đập tan, xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới
công bằng, tốt đẹp hơn. Không chỉ dừng ở đó, văn chương còn có nhiệm vụ mở đường
cho một tương lai tốt đẹp. Đây cũng là yêu cầu về tinh thần trách nhiệm và tính chân
thực, về lương tâm nhà văn trước xã hội. Những tác phẩm văn học chân chính có sức
mạnh ngàn đời như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn
Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, của Cao Bá Quát… mãi mãi
có sức lay động, cổ vũ lòng người sâu xa, mãnh liệt. Văn chương có tác dụng to lớn khi
nó phục vụ những lí tưởng cao cả và sự nghiệp chân chính. Cách đây hàng thế kỉ, nhà thơ
mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã quan niệm: Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Đấy cũng là một cách để khẳng định mục đích chân
chính của văn chương. Rõ ràng quan niệm của Thạch Lam gần giống với quan niệm trên.
Thạch Lam cho rằng văn chương trong tay nhà văn chân chính phải là vũ khí đắc lực và
thanh cao để cải tạo xã hội, để giáo dục, cảm hoá con người ngày càng hướng tới Chân,
Thiện, Mĩ. Nhấn mạnh vai trò xã hội của văn chương, song Thạch Lam không quên chú
trọng tới tác dụng bồi đắp tâm hồn con người của nó. Văn chương đích thực làm giàu đời
sống tinh thần, khiến cho tình cảm con người trở nên trong sáng hơn, phong phú hơn. Do
đặc trưng riêng, văn học có khả năng đặc biệt trong việc phát triển và diễn tả sự bí ẩn,
huyền diệu của con người. Từ những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, nhà văn đề
cập tới nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống, giúp người đọc cùng suy ngẫm, cùng sống
với nhân vật và tác giả. Từ đó tự nâng cao nhận thức về mình, tự hoàn thiện nhân cách
của mình. Một Hămlet băn khoăn, day dứt trước câu hỏi: Sống hay không sống? Cặp tình
nhân bất diệt Rômêô và Giuliet với tình yêu chiến thắng hận thù (bi kịch Sêcxpia) và
người có trái tim nhân ái bao la Giăng Van giăng (Những người khốn khổ – V.Huy-gô)…

đã trở thành những bài học nhân sinh vô giá cho bao thế hệ người đọc. Đây cũng chính là
giá trị nhân đạo của văn chương. Thực tế sáng tác của Thạch Lam cho thấy lời nói và
việc làm của ông thống nhất với nhau. Những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn thường
đi sâu vào phân tích đời sống tâm hồn của con người, phản ánh quá trình đấu tranh gay
go giữa cái xấu và cái tốt (Sợi tóc), ca ngợi tình cảm thanh cao, đằm thắm (Dưới bóng
hoàng lan), ca ngợi đức hi sinh (Nhà mẹ Lê)… Thái độ cảm thông, thương xót chân thành
của Thạch Lam đối với những kiếp người cùng khổ khiến cho mỗi tác phẩm đều thấm
đượm tính nhân văn. Nét đáng quý, đáng trân trọng của ngòi bút Thạch Lam là ở đó.
Quan niệm trên đây của Thạch Lam hoàn toàn đúng. Nó khẳng định vai trò to lớn của văn
chương đối với con người và xã hội. Nó không chỉ có tác dụng tích cực đối với xã hội
đương thời mà còn đúng với mọi thời đại. Tuy nhiên quan điểm ấy cũng có chỗ cần bàn
lại. Nếu hiểu sự thoát li hay sự quên là nhất thời rời bỏ cảnh đời phức tạp chung quanh,
quên đi mọi nỗi nhọc nhằn, éo le của cuộc sống bản thân trước mắt để đi vào thế giới văn
chương với mục đích giải trí, làm cho tâm hồn thư thái, miễn là tác phẩm không có gì độc
hại thì mục đích ấy là chính đáng và thơ văn ấy không phải hoàn toàn vô ích. Ngày nay, lí
luận đã công nhận giải trí cũng là một chức năng của văn học.

×