Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ TÀI: HỌC TỐT TIẾNG ANH BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 27 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
ĐỀ TÀI: HỌC TỐT TIẾNG ANH BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực thông tin, tri thức về khoa học, kĩ
thuật giáo dục và văn hóa. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh đóng vai trò là một
công cụ giao tiếp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của
đất nước và hội nhập khu vực, cũng như đối với sự giao lưu văn hóa giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một
trong những năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Do
vậy, việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, cấp trung học cơ
sở (THCS) nói riêng cần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng
Anh cho học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học
sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cho cuộc sống, phát huy
năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia,
dân tộc trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính
dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập
suốt đời và sự phát triển toàn diện của học sinh. Để làm được điều đó giáo viên
phải thực hiện rất nhiều biện pháp trong đó đổi mới phương pháp dạy học là yêu
cầu bắt buộc nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực,
đạt chất lượng, hiệu quả cao. Vì vậy, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp trong
quá trình giảng dạy nhưng tôi nhận thấy phương pháp dạy học bằng “bản đồ tư
duy” là thu hút sự chú ý của các em trong tiết học. Nó giúp các em chủ động
phát triển ý kiến của mình, hình thành tư duy suy nghĩ độc lập, chủ động từ đó
các em có thể tham gia một cách tích cực hơn trong suốt tiến trình lĩnh hội kiến
thức.
Với những lý do trên và những gì đúc kết được qua việc áp dụng bản đồ
tư duy trong tiết dạy và học Tiếng Anh thời gian qua, tôi mạnh dạn viết nên đề
tài “Học tốt Tiếng Anh bằng bản đồ tư duy”. Hy vọng sẽ thể hiện được việc
áp dụng bản đồ tư duy là phương pháp tích cực nhất mang lại hiệu quả giảng


dạy và học tập trong thời đại hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế - hầu hết
các bậc phụ huynh hiện nay đều cho con mình học tiếng Anh ngay từ nhỏ. Tuy
nhiên không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tốt như nhau và đặc biệt là
môi trường để sử dụng tiếng Anh. Vì vậy để đạt được mục tiêu cuối cùng là dạy
ngoại ngữ để giao tiếp ngoài xã hội, thì mỗi giáo viên phải giúp học sinh có
được những kiến thức ngôn ngữ, tư duy nhạy bén, khả năng xử lý tình huống
linh hoạt và đặc biệt là sự tự tin trước mọi người.
Vì vậy, trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng
bản đồ tư duy nhằm đạt được những mục đích sau:
Phân tích so sánh về thực trạng trong quá trình dạy và học chưa áp dụng
bản đồ tư duy với việc dạy và học áp dụng bản đồ tư duy.
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Phân tích và chứng minh những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới
nhằm mục đích thay thế những phương pháp cũ đã áp dụng.
Nêu cụ thể khả năng áp dụng của giải pháp mới nhằm đem lại hiệu quả
trong quá trình dạy và học Tiếng Anh ở đơn vị.
Chứng minh những giải pháp mới có lợi ích cao để có thể đạt đến mục
tiêu của quá trình dạy và học ngoại ngữ cũng như chứng minh tính hiệu quả,
chất lượng của phương pháp dạy học áp dụng “bản đồ tư duy”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “Bản đồ tư duy” là phương pháp
mới được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như Sở Giáo Dục và Đào Tạo triển
khai, áp dụng trong đầu năm học 2011 – 2012. Với thời gian thực hiện gần 3
năm nên trong đề tài này tôi đã nghiên cứu, cập nhật và áp dụng bản đồ tư duy
trong một số dạng bài của môn tiếng Anh dành cho học sinh khối lớp 6,7,8 và 9
mà tôi đã và đang dạy trong phạm vi trường.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù
sáng tạo của cả người học lẫn người dạy, đặc biệt trong tình hình cải cách giáo
dục như hiện nay. Việc dạy theo phương pháp đổi mới chú trọng nhiều đến tính
tự tin, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để các em tư duy, chủ động thực hành
tiếng Anh, nắm bắt nhanh và khắc sâu được lượng kiến thức đã học. Dĩ nhiên để
cho ra đời những “sản phẩm” hoàn mĩ như vậy thì người giáo viên đóng vai trò
hết sức quan trọng. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác
dụng rất lớn đến quá trình học của học sinh. Xuất phát từ quan điểm đó, tôi cho
rằng phương pháp dạy học tích cực sử dụng “ BẢN ĐỒ TƯ DUY” là một trong
những phương pháp hữu hiệu nhất đáp ứng được yêu cầu của việc giảng dạy
tiếng Anh trong thời đại mới.
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “bản đồ tư duy” có tác dụng tối ưu
trong việc thu hút mọi đối tượng học sinh vào bài học, kích thích khả năng tư
duy, sáng tạo, sự tự tin của học sinh và giúp họ dễ dàng nắm bắt cũng như khắc
sâu được lượng kiến thức đã học. Hơn thế nữa bản đồ tư duy có thể được áp
dụng hiệu quả ở bất kì giai đoạn nào trong một bài học hay bất kì dạng bài tập
nào. Chính vì lẽ đó người dạy cần tích cực chủ động trong việc sử dụng phương
pháp dạy học này để giúp tiếng Anh dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi
học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lý luận:
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang
thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, thương mại, du lịch, giáo dục, v.v… Trong đó
giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất
lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Giáo dục suốt
đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Hệ thống giáo dục, chương
trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa
bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng
được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế.Với cơ chế mở cửa đó ở nước ta thì

Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
ngoại ngữ đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng vì một triết gia đã từng
nói rằng “ Biết thông thạo một ngoại ngữ giống như bạn có thêm một con người
mới”. Chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp chúng ta tiếp cận với thế giới văn minh,
trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. Chính vì vậy, Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo đã xây dựng đề án dạy ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 và Nguyên
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nhấn mạnh, đề án dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 nhằm chuyển từ việc
dạy ngoại ngữ như một môn học sang dạy như một công cụ để sống, làm việc và
hội nhập quốc tế, biến ngoại ngữ từ điểm yếu thành điểm mạnh của Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu đó tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở
nước ta và việc dạy cũng như học tiếng Anh ở các trường THCS cũng đã có
những chuyển biến rõ rệt.Tiếng Anh đã được phủ kín các trường ở khắp nơi kể
cả vùng sâu, vùng xa. Thậm chí hiện nay hầu hết các trường tiểu học đã đưa
môn học này vào để các em làm quen và tạo thuận lợi để các em học tốt hơn sau
này. Hiện nay bộ môn tiếng Anh đã thu hút người học qua những cuộc thi trên
mạng như cuộc thi Olympic tiếng Anh hay cuộc thi Toán Tiếng Anh trên mạng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Song song với những thay đổi đó cũng đặt nhà trường Việt Nam trước
nhiều thách thức trong việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ cho người học để đáp
ứng những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong thời kì mới. Nếu
trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục
vụ nghiên cứu văn học và khoa học kĩ thuật thì ngày nay thực tế xã hội đã đòi
hỏi đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp nhằm tăng
cường năng lực giao tiếp cho người học. Trong tiến trình chung này, những năm
qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo
đường hướng giao tiếp dành cho bậc học phổ thông chú trọng vào việc rèn 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc và viết cho học sinh.

Tuy nhiên bộ môn tiếng Anh là một bộ môn khó và tương đối khô khan
đối với học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm được nội dung
chủ đề của bài đọc, từ vựng, cấu trúc mới,…Vì thế đa số học sinh không nắm
được bài trở nên chán nản, thụ động trong giờ học.
Trước tình hình đó, là giáo viên tiếng Anh tôi luôn suy nghĩ làm thế nào
để mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham
học, tính chủ động của các em từ khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học
không chỉ học sinh khắc sâu kiến thức, ấn tượng, nhớ mãi mà còn giúp các em
tự tin, chủ động dần lên. Có nhiều phương pháp dạy học được triển khai hàng
năm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nhưng có lẽ phương pháp dạy học tích
cực bằng cách sử dụng “ BẢN ĐỒ TƯ DUY” làm tôi tâm đắc nhất. Với bản đồ
tư duy , tôi có thể vận dụng trong bất cứ giai đoạn nào của một bài học, lôi cuốn
được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ
cũng như chán nản với môn học này và đặc biệt còn kích thích được sự tư duy,
tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em. Điều này là rất quan
trọng bởi vì theo Margaret Mead "Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng
phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”.
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số biện pháp như
sau:
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của ngành trong các dịp bồi
dưỡng chuyên môn và đặc biệt qua tập huấn phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực từ năm 2011 và phương pháp dạy học sử dụng “bản đồ tư duy” năm
2011- 2012.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa và bài tập môn tiếng Anh lớp
6,7,8,9; hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Anh THCS –
Vũ Thị Lợi; lập bản đồ tư duy-Công cụ tư duy tối ưu sẽ làm thay đổi cuộc sống

của bạn- Tác giải Tony Buzan)
- Thông qua thực tế áp dụng sau gần ba năm của bản thân
III. NỘI DUNG CỤ THỂ
1/ Áp dụng “ Bản đồ tư duy” vào phần kiểm tra bài cũ học sinh:
Kiểm tra bài cũ là một khâu trong chuỗi công việc của người giáo viên ở
lớp học. Mục đích là để đánh giá việc nắm kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến
thức của học sinh với những bài đã học. Qua đó người giáo viên cũng tìm cách
điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên làm thế nào để việc kiểm tra bài
cũ không trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh. Trái lại
các em cảm thấy đó là cơ hội để mình thể hiện khả năng trước bạn bè và thầy cô.
Chỉ có làm được điều đó thì học sinh mới có hứng thú với môn học. Mà khi các
em đã yêu thích, hứng thú môn học thì chất lượng chắc chắn sẽ cao. Chính vì
vậy tôi đã dùng hình thức kiểm tra bài cũ bằng cách vừa vẽ bản đồ tư duy vừa
trình bày, sau đó dựa vào bản đồ tư duy tôi hỏi các em một vài vấn đề liên quan .
Với phương pháp này, tôi vừa có thể kiểm tra việc nhớ từ vựng, nội dung bài
học vừa tạo cho các em cơ hội sử dụng, thực hành nói tiếng Anh. Đồng thời qua
đó các em cũng sẽ dần dần tự tin lên, không còn sợ khi phải nói tiếng Anh trước
mọi người.
a. Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra kiến thức ngữ pháp:
Khi học xong UNIT 1: MY FRIENDS phần “Language focus” (English
8) tôi yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy để trình bày các điểm ngữ pháp đã
được học. Như vậy các em sẽ phải trình bày như sau: Học sinh (A) sẽ vẽ nhánh
cấp 1; học sinh (B) vẽ nhánh cấp 2.
Nội dung chính: Language focus
Nhánh cấp 1: Simple tenses
Nhánh cấp 2: The structure “ … enough …”
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Sau đó giáo viên gọi hai học sinh lên bảng tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp
theo để hoàn chỉnh nội dung trên (học sinh A vẽ nhánh cấp 1; học sinh B vẽ

nhánh cấp 2).
- Sau khi các em trình bày xong nội dung trên, tôi có thể cho các em một
vài bài tập liên quan đến các điểm ngữ pháp vừa trình bày.
Ví dụ: A. Give the corect form of verbs:
Last year, Hoa (come) ………. to school for the first time.
The sun (rise)……… in the east and ( set) ……… in the west.
B. Combine the sentence, using …”Enough…”:
Lan is tall. She can play volleyball.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
b. Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra từ vựng:
Sau khi học xong UNIT 3: AT HOME phần “A1” (English 7), thay vì yêu
cầu học sinh viết từ vựng một cách tự do, tôi bảo các em viết từ vựng về các đồ
dùng trong nhà theo từng nhóm chủ điểm. Các em sẽ phải trình bày như sau:
. Nội dung chính: Furniture
. Nhánh cấp 1: In the bathroom
. Nhánh cấp 2: In the kitchen
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo liệt kê các từ vựng mà
mình đã học
- Sau khi các em trình bày xong nội dung trên, tôi yêu cầu các em dùng
các từ vựng vừa viết ra trả lời câu hỏi: “What things are there in your bathroom/
kitchen?”
Ví dụ: - There is a sink, a tub and a shower in the bathroom.
- There is a washing machine, a refrigerator,… in the kitchen.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014

Như vậy với cách kiểm tra bài cũ thế này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh
quen dần với cách học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp theo chủ đề một cách ngắn
gọn, có hệ thống. Bên cạnh đó, khi kiểm tra các bài đọc hiểu học sinh không chỉ
nắm các ý chính của bài học mà một lần nữa các em nhớ từ vựng trong ngữ cảnh
và cách sử dụng của chúng thay vì các em chỉ nhớ từng từ riêng lẻ như trước
đây, và một khi các em đã biết cách sử dụng của từ vựng thì chắc chắn sẽ nhớ từ
lâu hơn cũng như vận dụng chúng linh hoạt hơn. Hơn thế nữa trong khi trình
bày, thuyết minh sơ đồ các em sẽ dần dần luyện tập cho mình kĩ năng diễn
thuyết trước đám đông, tăng dần sự tự tin cũng như khả năng nói tiếng Anh.
2/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “Warm – up”:
“Warm - up” là một hoạt động mở đầu trước khi giáo viên giới thiệu bài
học mới, giúp học sinh phần nào hình dung được những gì mà họ sắp được học.
“Warm – up” càng hiệu quả thì càng dễ dàng đưa học sinh vào nội dung chính.
Một giáo viên thành công là giáo viên đó có thể làm mọi đối tượng học sinh
trong lớp bị thu hút, lôi cuốn vào phần “Warm-up” của mình và “ bản đồ tư duy”
có thể giúp bạn làm được điều đó. Và hình thức vẽ bản đồ này giống như hoạt
động “Brainstorming” mà các em đã thực hiện trước khi phương pháp dùng bản
đồ tư duy ra đời.
a/ “ Warm-up” cho phần “Getting started – Listen and Read”
Khi dạy Unit 3: A TRIP TO THE COUNTRYSIDE phần “Getting started
– Listen and Read”, tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy liệt kê những hoạt động
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 8
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
ở miền quê. Tôi chia lớp ra thành bốn đội, trong thời gian 4 phút nếu đội nào
hoàn thành tốt nhất đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy các em sẽ phải trình bày như
sau:
Nội dung chính: Activities in the countryside
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử

một đại diện lên thuyết trình.
- Đội nào vẽ chính xác, đẹp và thuyết trình hay sẽ chiến thắng
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh:
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 9
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014

b/ “ Warm-up” cho phần “Read”
Tương tự giáo viên cũng có thể thực hiện hoạt động này cho phần
“Warm-up” khi dạy Unit 9: NATURAL DISASTERS phần “Read”(English 9).
Yêu cầu học sinh hãy nêu những thảm họa của thiên nhiên mà em biết. Giáo
viên cũng chia lớp thành bốn đội để các em thi đua với nhau. Học sinh phải trình
bày những vấn đề sau:
. Nội dung chính: NATURAL DISASTERS
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 10
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử
một đại diện lên thuyết trình.
- Đội nào vẽ chính xác, đẹp và thuyết trình hay sẽ chiến thắng.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Rõ ràng với hình thức “ warm-up” bằng bản đồ tư duy như thế này, giáo
viên đã thành công trong việc lôi cuốn mọi đối tượng học sinh tham gia, bởi vì
từ những học sinh giỏi đến yếu đều có nhiệm vụ để làm ( từ việc nghĩ ra ý tưởng
đến việc viết và trang trí bản đồ), mỗi em đều phải đóng góp phần nhỏ để giúp
hoàn thành sản phẩm đúng qui định và giành được chiến thắng. Chính từ những
hoạt động nhỏ như vậy, dần dần sẽ giúp các học sinh yếu kém mạnh dạn, tự tin
hơn trong học tập, xóa dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Hơn thế nữa

các em vừa chơi, thi đua với nhau nhưng cũng vừa tư duy rất nhiều.
3/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “ Pre ……… ” :
Đây là hoạt động trước khi giáo viên đi vào dạy nội dung chính của bài
học. Ở mỗi kĩ năng khác nhau thì phần này có tên gọi cũng khác nhau “Pre-
speaking, pre-reading, pre- writing hay pre –listening”. Có thể nói đây là một
hoạt động tương đối quan trọng nhằm tạo hứng thú cũng như khêu gợi tính tò
mò muốn khám phá nội dung mới trong bài học của học sinh. Để đạt được điều
đó, trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp học và
gợi mở, giải thích vấn đề mới bằng các phương pháp khác nhau hoặc dùng các
dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh nhằm làm cho các em
cảm thấy thật thuận lợi và thích thú khi tiếp cận vào nội dung chính của bài học.
Tôi đã thường xuyên sử dụng “bản đồ tư duy” vào giai đoạn này, và nó đã rất
hiệu quả.
a/ “Pre-Speaking” cho phần “Speak”
- Ví dụ khi dạy Unit 4: OUR PAST phần “ Speạk” (English 8), trước khi
để học sinh nhìn vào tranh và nói về tình trạng các sự việc trước đây và hiện
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 12
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
nay, tôi yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy để liệt kê tất cả sự khác nhau của hai
bức tranh ở quá khứ và hiện tại cũng như đặc điểm cơ bản của chúng. Học sinh
sẽ làm việc theo bốn nhóm trong thời gian 5 phút trình bày sơ đồ tư duy như
sau:
. Nội dung chính: Different things in the past and at present
. Nhánh cấp 1: in the past
. Nhánh cấp 2: at present
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử
một đại diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các

em sẽ nhìn vào sơ đồ và bắt đầu thực hành nói ở phần tiếp theo.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 13
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Cũng tương tự như vậy khi dạy Unit 9: NATURAL DISASTER phần
SPEAK (English 9), để biết chúng ta phải chuẩn bị những gì trước khi bão tới,
tôi yêu cầu học sinh dùng bản đồ tư duy để liệt kê. Học sinh sẽ làm việc theo
bốn nhóm trong thời gian 5 phút trình bày sơ đồ tư duy như sau:
Nội dung chính: What preparations we should be made for a typhoon
Nhánh cấp 1: Things we buy.
Nhánh cấp 2: Things we do.
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 14
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014

- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử
một đại diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các
em sẽ nhìn vào sơ đồ và bắt đầu thực hành nói ở phần tiếp theo.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 15
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Nhìn vào sơ đồ tư duy ở trên chắc chắn học sinh sẽ thực hành nói dễ
dàng hơn. Đặc biệt đối với những học sinh yếu kém hoặc nhút nhát, các em vừa
sợ vừa nghèo về vốn từ, nếu giáo viên không tạo ra sự gợi mở như thế này thì có
lẽ sẽ chẳng bao giờ các em nói được một câu trong tiết học “Speak”.
b/ “Pre-writing” cho phần “Write”
Tiết dạy kĩ năng viết dường như chẳng có gì thú vị đối với phần lớn các
em học sinh, thậm chí các em còn cho rằng nó chẳng có ý nghĩa gì hết bởi vì các

em hầu như không vận dụng gì đến sau khi học. Trước những quan niệm ngây
thơ và lệch lạc của các em như vậy, nhiệm vụ của giáo viên không phải là bắt
ép, nhồi nhét vào đầu các em bởi vì nó hoàn toàn vô tác dụng. Quan trọng hơn
hết là người dạy phải khơi dậy ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh. Ví dụ khi
dạy phần “Write” của UNIT 7: SAVING ENERGY”, giáo viên thường vào bài
bằng cách hỏi học sinh một vài câu hỏi liên quan đến đề tài chuẩn bị dạy là viết
một bài diễn văn. Ví dụ như:
- How many parts are there in a speech?
- What do you write in each part?
………………….
Với cách vào bài như thế này, có lẽ chỉ có những học sinh khá, giỏi mới
tham gia vào cùng giáo viên và trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên các em đơn thuần
cũng chỉ cố gắng trả lời cho đúng câu hỏi chứ không quan tâm nhiều đến mục
đích của giáo viên. Thay vì vậy, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tưởng tượng
về một bài diễn văn mà các em đã được đọc, sau đó trình bày bố cục để viết một
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 16
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
bài diễn văn bằng Tiếng Anh dùng bản đồ tư duy. Các em làm việc theo nhóm
trình bày sơ đồ như sau:
. Nội dung chính: Three parts of a speech
. Nhánh cấp 1: Introduction
. Nhánh cấp 2: Body
. Nhánh cấp 3: Conclusion
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ dựa vào phần gợi ý trong sách giáo khoa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử
một đại diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các
em sẽ nhìn vào sơ đồ và bắt đầu thực hành viết thành bài viết hoàn chỉnh ở phần
tiếp theo.

Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 17
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Các dạng bài tập viết dường như là nỗi ám ánh của học sinh chúng ta.
Phần lớn các em hầu như không thể viết chính xác một câu. Vì vậy yêu cầu các
em cầm bút viết ngay một đoạn văn hay một lá thư dường như là điều không
tưởng. Tuy nhiên, với sự gợi mở dần dần bằng bản đồ tư duy như trên, hầu hết
học sinh trong lớp trở nên hào hứng, hoạt động tích cực hơn. Thậm chí nhiều em
cảm thấy ngạc nhiên với chính mình vì không ngờ mình có thể viết được một lá
thư, hay một bài văn bằng tiếng Anh dài như vậy.
4/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “ Production”:
Ví dụ: Unit 2 : PERSONAL INFORMATION phần “ B4”
Sau khi dạy xong phần bài tập trong sách giáo khoa, ở giai đoạn
“Production” tôi yêu cầu học sinh gấp sách, vở và trình bày lại điểm ngữ pháp
mà các em vừa mới học và cho ví dụ. Như vậy để các em cảm thấy dễ dàng thì
đầu tiên tôi cho các em vẽ sơ đồ tư duy trình bày những nội dung chính trong
thời gian 3 phút, sau đó các em sẽ nhìn vào sơ đồ và diễn đạt lại. Khi thực hiện
như vậy tôi thấy không chỉ học sinh khá, giỏi làm tốt mà các em yếu kém trước
đây dường như các em không buồn để ý đến giai đoạn này thì bây giờ cũng tích
cực tham gia vào hoạt động. Trước tiên chia học sinh ra thành 4 nhóm và các em
sẽ phải trình bày sơ đồ tư duy theo hướng sau:
Nội dung chính: SIMPLE FUTURE TENSE
Nhánh cấp 1: Affirmative
Nhánh cấp 2: Negative
Nhánh cấp 3: Interrogative
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 18
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội
dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng.

- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó giáo
viên gọi một vài học sinh có học lực trung bình cho thêm ví dụ minh họa. Và
dưới đây là sản phẩm của học sinh.
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 19
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Nhánh cấp 1:
5/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “CONSOLIDATION”:
- “Consolidation” tức là giúp học sinh hệ thống lại những gì đã học sau
một tiết cũng như giúp các em khắc sâu những điểm quan trọng của bài học hôm
đó. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu không làm tốt phần này, thì cuối
cùng học sinh không biết hôm nay mình đã học được những gì thì mọi nỗ lực
của người thầy trong suốt tiết học sẽ trở nên vô nghĩa. Và dù giáo viên sử dụng
bất kì hình thức củng cố nào thì cũng không được quên rằng: nội dung được thể
hiện trong phần này phải ngắn gọn, trọng tâm và dễ nhớ. Chính vì vậy, tôi nhận
thấy dùng “ bản đồ tư duy” hiệu quả hơn bất kì phương pháp nào khác từ trước
đến nay. Nhìn vào bản đồ các em sẽ thấy mọi thứ thật rõ ràng, có bao nhiêu ý
chính và mỗi ý chính đó cần phải có bao nhiêu ý nhỏ để bổ sung. Các em có thể
nhìn vào đó để học lại bài ở nhà, rồi tập diễn đạt lại thành câu hoàn chỉnh. Như
vậy không chỉ ghi nhớ kiến thức dễ dàng mà còn nâng cao khả năng sử dụng
ngôn ngữ cho học sinh. Sau đây tôi xin minh họa tiết dạy Language Focus (Unit
7 – English 9) có sử dụng “bản đồ tư duy” vào phần “Consolidation”
* “Consolidation” cho phần “Language focus”
Unit7: SAVING ENERGY (Language focus)
Sau khi hoàn thành tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, tôi yêu cầu học
sinh hệ thống lại tất cả các điểm ngữ pháp mà các em vừa thực hành dưới dạng
bản đồ tư duy. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm trong vòng 5 phút và trình bày
những nội dung như sau:
Nội dung chính: Language focus
- Nhánh cấp 1: Connectives
- Nhánh cấp 2: Phrasal verbs

- Nhánh cấp 3: Suggestions
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 20
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Tất cả học sinh trong lớp gấp sách vở lại và hoạt động theo nhóm theo
đúng thời gian quy định.
- Sau thời gian 5 phút, giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội
mình lên bảng rồi cùng đưa ra nhận xét và chỉnh sửa.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 21
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
6. Kết quả:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một
cách bức thiết. Như chúng ta đều biết bản chất của dạy học lấy người học làm
trung tâm, là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người
học. Tuy nhiên để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên là người giáo viên cần
phải nhận thức rõ ràng rằng: Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách
thụ động. Xuất phát từ quan điểm đó, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi những
phương pháp dạy học phù hợp để có thể giải phóng cho những khả năng tìm ẩn
trong mỗi học sinh. Cho đến bây giờ thì bản đồ tư duy đã và đang đem lại những
hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nói chung và
trong việc học tiếng Anh tại các trường THCS nói riêng. Thật vậy, qua gần ba
năm áp dụng Bản đồ tư duy vào việc giảng dạy Tiếng Anh tại trường, tôi thật sự
không thể phủ nhận được ưu thế vượt trội của bản đồ tư duy so với các phương
pháp giảng dạy khác mà tôi đã từng áp dụng trong các năm học trước. Kết quả
cụ thể như sau:
Năm học
(HKI)
Số lượng học sinh

toàn trường
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
2012-2013 318 14,2% 22,3% 38,4% 23,3% 1,9%
2013-2014 307 14% 26,7% 44,3% 14,3% 0,7%
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 22
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
IV. KẾT LUẬN
Qua gần ba năm áp dụng “Bản đồ tư duy” trong tiết dạy môn Tiếng Anh ở
bậc THCS, tôi nhận thấy phương pháp này có hiệu quả cao trong giảng dạy. Tuy
nhiên khi áp dụng người dạy cũng cần tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Trước hết mỗi giáo viên chúng ta phải có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc
soạn giảng. Sau đó phải xác định rõ mục đích sử dụng “ bản đồ tư duy” để làm
gì- củng cố kiến thức, mở rộng tư duy, giúp học sinh hoạt động tích cực trong
giờ học, hứng thú trước khi học bài mới hay tăng sự tự tin cho các em khi đứng
trước lớp. Bởi vì chỉ có như vậy chúng ta mới phát huy hết được hiệu quả của
bản đồ tư duy và đạt được mục tiêu trong tiết dạy. Sau một thời gian áp dụng
phương pháp dạy học này tôi muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm đã được rút ra từ
thực tế bản thân. Như tôi đã đề cập ở trên “bản đồ tư duy “ thật sự mang lại rất
nhiều hiệu quả nhưng người dạy cũng cần vận dụng một cách linh hoạt khéo léo
ở từng điều kiện lớp học cụ thể. Ví dụ đối với lớp học có nhiều học sinh khá giỏi
hoặc lớp chọn, chúng ta không nên vận dụng “bản đồ tư duy” nhiều vào phần
củng cố bài học. Bởi vì học sinh giỏi chắc chắn sẽ hiểu bài ngay trong quá trình
giáo viên giảng nếu nhắc lại nhiều sẽ gây sự nhàm chán. Tương tự như vậy, giáo
viên chúng ta cũng nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này ở phần mở rộng
kiến thức tại các lớp có nhiều học sinh yếu kém. Vì đa số các em nghèo về vốn
từ vựng cũng như ý tưởng nên sẽ thật khó để các em đáp ứng được yêu cầu của
giáo viên. Đối với các lớp học này giáo viên có thể hướng dẫn cho đề tài về nhà
yêu cầu các em chuẩn bị trước để các em cảm thấy đỡ khó khăn và tự tin hơn.

Với việc áp dụng hiệu quả “Bản đồ tư duy” trong tiết dạy tôi nhận thấy học sinh
hứng thú trong học tập, đạt được kết quả cao, cụ thể như kết quả Học kỳ I (2013
– 2014) tăng hơn so với kết quả cùng kỳ năm học 2012 – 2013 và có học sinh
tham gia thi Olympic Tiếng Anh trên mạng cấp tỉnh.
Những vấn đề được trình bày trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi
và tôi tiếp tục học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 23
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lớp 6,7,8,9 môn Tiếng Anh – Nguyễn Hạnh Dung (chủ
biên)-NXB Giáo dục năm 2005
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS-Vũ
Thị Lợi (chủ biên)- NXB Giáo dục 2009
3. Phương pháp dạy học bằng Bản Đồ Tư Duy.

Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 24
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Gia An, ngày 18 tháng 4 năm 2014
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Tuyết Vân
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 2014
TM/ HĐGK

Người viết : Nguyễn Thị Tuyết Vân 25

×