Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật chí phèo trong tác phẩm cùng tên của nam cao để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí phèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.32 KB, 2 trang )

Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác
phẩm cùng tên của Nam Cao để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người của Chí Phèo.
Ở phần đầu truyện ngắn Chí Phèo, tác giả kể về nguồn gốc của nhân vật chính. Đó là một
đứa bé bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng cạnh chiếc lò gạch bỏ hoang giữa đồng không mông
quạnh. Tuổi thơ của nó bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ, không người thân
thích, không một tấc đất cắm dùi, không được ai ban cho chút tình thương. Đó là cuộc
đời khốn khổ của kẻ cùng hơn cả dân cùng ở nông thôn trước Cách mạng. Chí Phèo phải
chịu đựng mọi nỗi bất hạnh như bao nông dân nghèo cực khác, nhưng điều bất hạnh lớn
nhất là hắn không được sống bình thường ngay cả trong cuộc đời nghèo khổ lương thiện
của mình. Chí Phèo bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng tính người, bị biến thành con
quỷ dữ và bị gạt bỏ không thương tiếc ra khỏi cộng đồng làng xã. Chí vốn là một chàng
trai nông dân hiền lành, chất phác. Chỉ vì cơn ghen bóng gió của lí Kiến mà Chí Phèo bị
đẩy vào tù. Bảy, tám năm bị đày đọa trong tù, chung đụng với lớp người dưới đáy xã hội,
tâm hồn Chí Phèo đã bị nhuộm đen. Từ một anh Chí lương thiện, ra tù hắn trở thành Chí
Phèo với bộ mặt gớm ghiếc và tâm hồn tội lỗi. Cái phần người trong Chí Phèo đã bị thui
chột, từ mặt mũi đến nhân cách đều biến tướng thành dị dạng, đáng sợ. Người ta thấy hắn
say rượu triền miên và luôn mồm chửi bới tục tằn. Dân làng đều xa lánh, sợ hãi và ghê
tởm hắn. Bọn thống trị trong làng mà tiêu biểu là bá Kiến – kẻ đã biến cuộc đời Chí
thành bi kịch – giờ đây lại dùng thủ đoạn nham hiểm và sức mạnh đồng tiền để sai khiến
và sử dụng Chí Phèo như con dao trong tay đồ tể, gây họa cho bao người. Chí Phèo phản
ứng gay gắt, quyết liệt với xã hội bằng thái độ ngang ngược, liều mạng, gây gổ, chửi
bới… Lúc nào hắn cũng say, lúc nào cũng sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, kêu làng. Bao nhiêu
việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm. Hắn biết đâu, vì
hắn làm tất cả những việc ấy trong khi say: hắn say thì hắn làm bất cứ thứ gì người ta sai
hắn làm. Quá trình biến đổi dữ dội trong tính cách này của nhân vật tố cáo sự hủy hoại
ghê gớm đối với phẩm chất, nhân cách của người lao động do xã hội cũ thối nát gây nên.
Chí Phèo là biểu hiện của nỗi đau khổ khôn cùng của con người sinh ra là người mà
không được làm người. Để quên đi nỗi bất hạnh ấy, Chí Phèo uống rượu. Say rượu triền
miên nên hầu như hắn bị tê liệt về ý thức, sống mù tối trong kiếp sống thú hoang. Nhưng
đến lúc tỉnh rượu thì hắn lại cảm nhận sâu sắc thân phận bi đát của mình. Trong một cơn


say bí tỉ, vô tình Chí Phèo gặp Thị Nở, người đàn bà xấu xí, đần độn và quá lứa lỡ thì.
Chút tình thương yêu mộc mạc, tự nhiên của Thị Nở đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri
còn leo lét nơi đáy lòng Chí, đánh thức bản chất lương thiện vốn có trong con người hắn.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở chứng tỏ Nam Cao xứng đáng
bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật. Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy, lòng bâng
khuâng mơ hồ buồn. Bên ngoài là tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái
chèo đuổi cá, tiếng cười nói, bàn tán của những người đàn bà đi chợ về… Bao âm thanh
quen thuộc của cuộc sống bấy lâu nay hầu như Chí Phèo không hề nghe thấy, bởi hắn
luôn chìm ngập trong những cơn say. Hôm nay, những âm thanh ấy vọng đến tai hắn,
bỗng trở thành tiếng gọi thôi thúc của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo,
gợi dậy cái mơ ước chính đáng một thời: hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng
cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả
thì mua dăm ba sào ruộng làm… Đó cũng là mong muốn của bao nông dân nghèo trong
xã hội cũ. Trái tim tưởng chừng như chai đá vì thù hận của Chí Phèo đã dần dần sống dậy
khiến cái phần người trong hắn cũng hồi sinh. Hắn khao khát được trở lại cuộc sống bình
thường, được làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cây cầu nối giữa hắn với dân làng Vũ
Đại… Chí Phèo bâng khuâng, háo hức nghĩ tới một tương lai tốt đẹp. Nhưng chút tình
thương yêu của Thị Nở không đủ mạnh để cứu Chí Phèo. Con đường trở lại làm người
của hắn vừa hé mở đã bị đóng sầm lại. Định kiến xã hội (thông qua bà cô Thị Nở) không
cho hắn đặt chân lên nhịp cầu hi vọng. Chí Phèo một lần nữa bị hắt hủi, ruồng bỏ phũ
phàng. Hụt hẫng và rơi vào vực thẳm tuyệt vọng, hắn ôm mặt khóc rưng rức và lại tìm
đến rượu. Thống thiết thay là tiếng kêu của Chí Phèo cuối tác phẩm: Tao muốn làm
người lương thiện!… Ai cho tao lương thiện?… Tao không thể làm người lương thiện
nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không! Căm thù cao độ và không còn lối thoát,
Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát, lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết sự bế tắc của
số phận. Nỗi đau của Chí Phèo là không được làm người, không được nếm trải những vui
buồn sướng khổ của đời người. Chí Phèo chết trong niềm đau thương tột cùng bởi khát
khao mãnh liệt được làm người đã bị dập tắt. Câu hỏi cuối cùng trong những phút giây
tỉnh táo nhất của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? chứa chất nỗi phẫn uất, đau đớn, làm
day dứt lương tâm người đọc cho tới bây giờ. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao muốn

đặt ra một vấn đề nhân sinh lớn: Làm thế nào để con người được sống đúng nghĩa là
người trong cái xã hội tàn bạo, phi nhân tính đương thời? Tác phẩm mang ý nghĩa triết lí
sâu sắc được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật vô cùng độc đáo đã đưa nhà văn lên vị trí
hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

×