Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn Hệ hỗ trợ quyết định DỊCH BÀI BÁO VỀ ERP - BI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.59 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
Bài tiểu luận:
DỊCH BÀI BÁO VỀ ERP - BI
Khoa đào tạo:
KHOA HỌC MÁY TÍNH
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS. ĐỖ PHÚC
Học viên thực hiện:
Võ Nhựt Thanh
Mã số học viên:
CH1301054
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 1
Dịch bài báo về ERP và BI
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Phúc – Giảng viên môn học “Hệ hỗ
trợ ra quyết định” đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu về môn
học, và gợi mở cho em nhiều ý tưởng trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển
sau này.
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 2
Dịch bài báo về ERP và BI
 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt:
ERP Enterprise Resource Planning
BI Business Intelligence
ERM Environmental Resources Management
MDM Master Data Management
DSS Decision Support System
EPM Enterprise Performance Management
CNTT Công Nghệ Thông Tin


CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 3
Dịch bài báo về ERP và BI
Mục lục
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 4
Dịch bài báo về ERP và BI
 Giới thiệu
Như chúng đã biết thế giới ngày nay là thế giới cạnh tranh và đang phát triển rất
nhanh. Những nhà kinh doanh luôn muốn thu được lợi nhuận cao nhất từ việc đầu tư của
mình sao cho ít tốn thời gian và công sức. Ngành công nghệ thông tin (IT) giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển của thế giới cạnh tranh. Các tổ chức, công ty, doanh nghiệp
có thể phát huy tối đa chức năng của mình nhờ vào sự trợ giúp của các công nghệ mới
bao gồm cả các công nghệ liên quan tới phần mềm máy tính. Giải pháp phần mềm có khả
năng vạch ra các chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Các giải pháp công nghệ mới
lần lượt ra đời để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn và có tính hiện đại hơn. Một
trong những giải pháp công nghệ nổi trội nhất được biết đến là hệ thống ERP. Hệ thống
này giúp cho việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn khi gặp mô hình kinh doanh khá phức tạp.
Nó cũng được biết đến như là hệ thống kinh doanh thông minh. Hệ thống kinh doanh
thông minh này thuộc loại phần mềm ứng dụng bao quát. Nó bao gồm các kỹ thuật công
nghệ liên quan tới việc lập báo cáo kinh doanh, phân tích dữ liệu, chia sẻ thông tin giúp
cho người dùng đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn.
Khả năng kinh doanh thông minh trong ERP được thể hiện ở việc giúp cho người
kinh doanh suy nghĩ về các vấn đề nhanh và khả năng giúp lập kế hoạch nhanh. Có một
điểm nổi bật dễ thấy nhất đó là: Một hệ thống ERP giải quyết nhiều công việc tốt như khi
dùng 2 hệ thống ERM và MDM. Trong bài báo này chúng ta cùng thảo luận về khái niệm
“data ware housing” và nó hữu dụng với ERP và BI như thế nào.
 BI (Business Intelligence – hệ thống kinh doanh thông minh) là gì?
Hệ thống kinh doanh thông minh là “hệ thống có khả năng nhận biết được mối
tương quan giữa các sự việc mà từ đó đưa ra các giải pháp tương ứng cho từng mục tiêu”.
BI được mô tả như “các khái niệm, các phương pháp nhằm cải thiện việc đưa ra

quyết định kinh doanh thông qua các hệ thống bổ trợ”:
BI là cách mà chúng ta lưu trữ và sử dụng thông tin kinh doanh. Nói đến BI cũng
có thể là đang nói đến các kỹ năng, các quá trình, các công nghệ, các ứng dụng liên quan
đến vấn đề kinh doanh và chủ yếu nói nhiều đến các công nghệ và các ứng dụng. Điều
này có nghĩa là nó có khả năng thu thập, tích hợp, phân tích các dữ liệu kinh doanh và nó
được lưu trữ trong “data warehouse”. Các ứng dụng phần mềm có thể sử dụng dữ liệu
này để đưa ra các báo cáo về các thông tin liên quan đến việc kinh doanh trong quá khứ
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 5
Dịch bài báo về ERP và BI
đồng thới cũng có khả năng dự đoán được các thông tin kinh doanh trong tương lai bao
gồm xu hướng, rũi ro, cơ hội và đối tác. Mục đích chính của BI là giúp đưa ra quyết định
kinh doanh tốt hơn. Do đó, BI được gọi là “hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)”. Mặc dù BI
cũng có thể được xem như hệ thống cạnh tranh thông minh bởi vì chúng điều hỗ trợ ra
quyết định. BI dùng công nghệ, quy trình và các ứng ụng để phân tích dữ liệu nội bộ có
cấu trúc trong khi canh trạnh thông minh liên quan tới việc thu thập, phân tích các thông
tin phổ biến mà không cần đến sự hỗ trợ của công nghệ và ứng dụng. Hệ thống canh
tranh thông minh tập trung vào tất cả các nguồn thông tin và dữ liệu có cấu trúc hoặc
không có cấu trúc, gồm cả bên trong và hầu hết là thông tin và dữ liệu bên ngoài doanh
nghiệp để hỗ trợ ra quyết định.
 ERP (Enterprise Resource Planning – hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp) là gì?
ERP là hệ thống công nghệ mới nhất. Ngày nay ERP đang được áp dụng trong hầu
hết các doanh nghiệp. ERP là cách để tích hợp dữ liệu và quy trình của doanh nghiệp vào
trong một hệ thống. Thường thì hệ thống ERP có nhiều thành phần gồm các phần cứng và
phần mềm máy tính. Để có thể tích hợp được thì hầu hết hệ thống ERP thường thống nhất
cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu.
Khi doanh nghiệp quyết định dùng ERP và BI thì việc đưa ra quyết định sẽ đơn
giản hơn.
 Hệ thống ERP - Một hệ thống khép kín (One Umbrella):
Ngày nay hệ thống ERP có thể bao quát hầu hết các chức năng cần thiết cho doanh

nghiệp kết hợp với một hế thống dữ liệu thống nhất. Các chức năng điển hình như là quản
lý nguồn tài nguyên nhận lực (Human Resources), quản lý dây truyền cung ứng (Supply
Chain Management – sản xuất, vận chuyển, tồn kho, định vị, thông tin, quyết định), quản
lý quan hệ khách hàng (Customer Relations Management), quản lý tài chính, các chức
năng của nhà sản xuất, các chức năng quản lý kho (Warehouse Management functions).
Tất cả những chức năng này đều nằm trong một hệ thống phần mềm cùng với hệ thống
dữ liệu riêng và được kết nối với nhau thông qua đường truyền mạng riêng ứng với từng
doanh nghiệp. Nên có thể gọi chúng là một hệ thống khép kín (One Umbrella).
 Hệ thống ERP - Cải tiến quyết định một cách đơn giản (Improves decision
simplicity):
Trước khi có hệ thống ERP thì mỗi bộ phận của doanh nghiệp có hệ thống máy
tính, dữ liệu, cơ sở dữ liệu riêng của từng bộ phận. Do đó, các hệ thống này khó giao tiếp
được với nhau. Nhưng khi hệ thống ERP được áp dụng vào doanh nghiệp thì nó có trách
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 6
Dịch bài báo về ERP và BI
nhiệp tập hợp tất cả các dự liệu của các bộ phận và lưu trữ chúng trong một cơ sở dữ liệu
trung tâm. Bởi vì hệ thống ERP là cách để tích hợp dữ liệu và các quy trình của doanh
nghiệp vào trong một hệ thống duy nhất.
 Hệ thống ERP và một ứng dụng kinh doanh thông minh (A business
intelligence application:
Hệ thống ERP thường được áp dụng vào trong các doanh nghiệp có quy mô lớn
nhằm hoạch định các nguồn tài nguyên khổng lồ. Ngày nay, ERP được dùng trong hầu
hết các loại doanh nghiệp mà không quan tâm tới quy mô nhỏ hay lớn hay thuộc hình
thức kinh doanh nào. Làm thế nào để chúng ta biết hệ thống phần mềm nào có thể được
xem xét với hệ thống ERP? Đầu tiên, chúng ta phải xem xét doanh nghiệp nào có từ 2 hệ
thống phần mềm trở lên. Sau đó, tạo ra một hệ thống ERP cho toàn bộ doanh nghiệp mà
có khả năng tương tác với các hệ thống khác dựa trên cấu hình. Đó cũng là những điều
mà hầu hết các doanh nghiệp cần.
 Hệ thống ERP và BI (Business Intelligence):
Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp bắt đầu từ việc khảo sát các đối tác về hiện

trạng của doanh nghiệp. Cho đến khi có được câu trả lời cụ thể và tương đồng nhau từ
các đối tác về hiện trạng của doanh nghiệp thì ngừng. Quản lý hiệu quả kinh doanh
(Enterprise Performance Management – EPM) xuất hiện với mục đích giúp cho doanh
nghiệp tìm ra câu trả lời về sự phát triển của doanh nghiệp. KPI là các chỉ số kinh doanh
quan trọng giúp cho việc quản lý kinh doanh được chủ động hơn và có khả năng dự đoán.
Bên cạnh đó nó còn giúp cho những người quản lý ở bất kỳ cấp độ đều có thể truy cập
trực tiếp và hàng ngày để kiểm soát hiệu quả kinh doanh.
Tất nhiên EPM bao gồm nhiều thứ hơn như các số liệu quan trọng, KPI, các bảng
điều khiển. Nó không chỉ bao gồm các mục tiêu cụ thể và các chiến lược có các số liệu
quan trọng đó mà còn bao gồm cả việc phân tích và các phương pháp cần thiết để hiểu
được các số liệu nào là quan trọng và chúng được thu thập như thế nào. Đo đó, số liệu
chính xác sẽ cho kết quả đúng hơn về con người và thời gian từ những tác động tích cực.
 Các đặc trưng:
Hệ thống EPM thực hiện theo cách rất giống nhau. Giải pháp EMP được xây dựng
dựa trên nền BI hàng đầu thế giới, trong đó cung cấp cái nhìn thực tế về sự phát triển
kinh doanh dựa trên các báo cáo và cảnh báo thông qua web một cách chi tiết và rõ ràng.
Điều này rất hữu ích để giải quyết và cải thiện toàn bộ hoạt động kinh doanh từ khi có kế
hoạch cho tới các đơn vị điều hành triển khai thực hiện.
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 7
Dịch bài báo về ERP và BI
 Lơi thế cạnh tranh:
EPM là thành phần chính yếu cho một số quy trình. Nó được thiết kế đặc biệt để
có thể tập trung và tận dụng những lợi thế từ các cơ hội kinh doanh với bất kỳ đơn vị điều
hành nào. Với cách này thì EPM tối ưu hiệu suất toàn bộ doanh nghiệp từ những người
công nhân cho tới các cấp quản lý cấp cao. Hệ thống này có tất cả các công cụ cần thiết
để phân tích và thậm chí dự đoán chu kỳ kinh doanh (hoặc hoạt động), sự phát triển của
chuỗi dây truyền cung ứng, cách ứng xử chu đáo với khách hàng và nhiều chọn lựa khác
từ một môi trường tương tác đơn giản. Hơn thế nữa, nó là công cụ tuyệt vời để tối ưu hóa
các công nghệ cũng như tối ưu hóa quy trình kinh doanh, các chiến thuật và chiến lược,
các tài nguyên và mục tiêu, đơn vị kinh doanh và các mục tiêu số liệu của doanh nghiệp.

 Thông tin tổng thể từ doanh nghiệp:
Như đã biết, EPM không phải là ý tưởng vừa mới xuất hiện. Các doanh nghiệp
khác nhau có xu hướng tăng thu nhập và giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng
ngày nay, công việc này trở nên cừ kỳ khó khăn. Cơ sở hạ tầng quá phức tạp và số lượng
dữ liệu ngày càng lớn. Trong nền kinh tế canh tranh thì rũi ro kinh doanh cũng cao hơn.
“Bạn muốn nghĩ về điều gì đó thì bạn nghĩ rằng nó chỉ làm được trong môi trường
đồng nhất”. Điều đó nói lên các ràng buộc về hệ thống và quy trình đồng nhất, các nhà
cung cấp ERP thường hay bỏ ngỏ điều này. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể
tránh khỏi việc tích hợp và làm việc một cách đồng bộ. Thậm chí cả việc bạn dùng BI từ
nhà cung cấp ERP của bạn.
 Chuẩn bị dữ liệu cho việc sử dụng BI cùng với ERP:
Một doanh nghiệp sẽ có một kế hoạch quản lý các dữ liệu quan trọng (MDM -
master data management) hoặc thậm chí ít nhất cũng phải có một vài nguồn lực cơ bản để
đảm bảo dữ liệu được định nghĩa một cách nhất quán và có chất lượng. Tin rằng ERP là
câu trả lời cho tất cả và cuối cùng để quản lý dữ liệu làm cho một số doanh nghiệp nghĩ
rằng họ không cần phải quan tâm đến điều này khi đã có ERP.
“Giao dịch quản lý dữ liệu tổng quá – các nhà cung cấp ERP đã đưa ra giai đoạn
này – cách để bạn tìm ra lời giải cho MDM là hãy triển khai ngày càng nhiều công nghệ
của nhà cung cấp ERP và chúng ta biết rằng điều này không thể thực hiện được” là câu
nói của Jeff Woods (phó chủ tịch quản lý của hệ thống ERP và SMC của Gartner. “Các
nhà cung cấp ERP đang nhấm vào các vấn đề liên quan tới MDM và nhiều thứ nữa từ
việc nhìn vào các điểm giao dịch”.
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 8
Dịch bài báo về ERP và BI
Người ta quên rằng dữ liệu mới là vấn đề - thậm chí trong các doanh nghiệp đang
hoạt động tốt nhất. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia nói về tầm quan trọng của MDM
như là một phần trong việc khởi tạo BI và thậm chí trong môi trường ERP.
 MDM trộn lẫn với việc sử dụng BI với ERP như thế nào?
Trong khi một doanh nghiệp tập trung vào ERP có thể không cần một kế hoạch
MDM toàn diện để có được giá trị BI. Bạn còn nhớ cụm từ GIGO (Garbage In, Garbage

Out) – nhập liệu sai thì kết quả sẽ sai.
Woods nói: “Cuộc thảo luận MDM được bắt đầu với một doanh nghiệp cần tới
việc quản lý dữ liệu và cũng là cái để chúng ta khuyên khách hàng bắt đầu với cách làm
sau. Đầu tiên bạn tạo ra doanh nghiệp có sự hiểu biết rất ít về MDM, rồi sau đó nhận thấy
rằng giải pháp MDM bắt đầu bằng việc theo dõi các nguồn tài nguyên và việc sử dụng dữ
liệu cũng như việc định nghĩa quản trị xung quanh dữ liệu. Nó không bắt đầu với giải
pháp công nghệ”. “Bạn cần phải hiểu thông tin nằm ở đâu, nó đi về đâu, ai sử dụng nó
trước khi bạn giải quyết vấn đề của MDM”.
 Xây dựng nền tảng cho việc tích hợp BI và ERP:
“Chúng ta phải hiểu các quy trình kinh doanh hôm nay và bạn muốn chọn quy
trình nào”. Ví dụ, “chúng ta không thể cài đặt một hệ thống và giải quyết mọi vấn đề liên
quan tới MDM – chúng ta cần phải hiểu rẳng dữ liệu luôn được sử dụng một cách tùy ý.
Phần lớn thời gian không giành cho việc quản trị bình thường và đây cũng là vấn đề khi
bạn cố gắng quản lý dữ liệu”.
“Nếu việc sử dụng chính của bạn là báo cáo thì bạn vẫn có nhiều tính linh hoạt
trong các khoản mục của loại BI mà bạn chọn, các nhà cung cấp ERP đang cố gắng gôm
các giải pháp này lại với nhau để tạo ra báo cáo và phân tích thông tin dễ dàng hơn. Đây
là điều mà chúng ta gọi là tích hợp phân tích”.
“Giá trị của tích hợp phân tích là vậy, nhưng nó không cần thiết cho việc chuyển
đổi giá trị kinh doanh tới doanh nghiệp”. Tích hợp phân tích làm cho bạn ít tốn kém hơn
nhưng thật sự không phải phân tích nào cũng tốt hơn và hữu ích hơn. Nó thật sự giúp bạn
tiết kiệm về chi phí công nghệ”.
Ngoại việc tích hợp phân tích còn có nhiều loại phân tích khác cho các doanh
nghiệp sử dụng ERP như phân tích nhúng (embeded analytics).
“Nhưng với các loại phân tích được nhúng vào trong quy trình kinh doanh thì tôi
có thể đặt ra nhiều câu hỏi rắc rối như là ‘Khách hàng nào có nhiều lợi nhuận hơn?
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 9
Dịch bài báo về ERP và BI
Khách hàng nào có ít lợi nhuận nhất cùng với khuyết điểm của họ khi tôi không cung cấp
cho họ hàng tồn kho?’”.

 Kho dữ liệu tập trung (data warehouse) làm việc với BI như thế
nào trong môi trường ERP:
Hệ thống BI rất nhạy bén trong việc khai thác thông tin còn hệ thống ERP thì lại
có khả năng lưu trữ dữ liệu ở bất kỳ đâu. Nên câu hỏi đặt ra là: việc cài đặt BI vào trong
môi trường ERP thì có cần kho dữ liệu riêng không?
 Việc tích hợp được BI vào trong ERP, suy nghĩ nhanh, lập kế hoạch
dự án nhanh:
Việc xây dựng một tòa nhà cao tầng đòi hỏi phải có một tập hợp lớn các kế hoạch
chi tiết để chỉ rõ mọi khía cạnh trong việc xây dựng và điều này phải mất nhiều năm. Một
kế hoạch BI giống như vậy mà tốt thì có xu hướng cho phép thay đổi các quy tắc cơ bản
ở giai đoạn giữa dự án. Đó là điều xảy ra với việc xây dựng các nhà cao tần và hầu hết
mọi người không ai nhìn thấy sự thay đổi này. Đảm bảo rằng cần phải có sự kiểm tra liên
tục và thường xuyên điều chỉnh ngân sách và con người có thể bị sa thải hoặc chuyển đổi
sang công việc khác. Bằng cách nào đó thì những việc này cần phải được nghĩ tới và có
cách để giải quyết.
Vì vậy, việc tích hợp lập kế hoạch và kiến trức dự án (Boris Evelson là nhà phân
tích của Forrester Research) có một vài lời khuyên gây khó chịu cho một số chuyên gia
CNTT:
“Quy trình phần mềm truyền thống ‘waterfall’ không làm việc tốt với BI (BI theo quy
trình phần mềm ‘agile’”. “Loại tương tác trên tài liệu nào có lợi: giữa làm lại và làm theo
kế hoạch. Làm lại: suy nghĩ nhanh, tạo tài liệu dựa trên mẫu có sẵn, sau đó phân chia
công việc nếu thất bại thì làm lại. Theo kế họach: có kế hoạch ngay từ đầu và được chia
ra làm nhiều giai đoạn được, ở cuối mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng cột mốc
(milestone), nếu giai đoạn nào không hoàn thành thì cột mốc sẽ bị kéo dãn ra”.
Điều này có nghĩa là trao đổi trực tiếp hay hơn là làm việc thông qua các công
nghệ hỗ trợ trao đổi. Tường tác đề cao giữa người với người thay cho các quy trình đã
được xác định trước. Các mẫu tài liệu thực tế thay cho một danh sách các tài liệu. Tương
tác để thay đổi tốt hơn là làm theo kế hoạch.
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 10
Dịch bài báo về ERP và BI

 Chốt lại một số điểm:
Cái quan trọng trong hệ thống ERP là việc tích hợp. Mục đích chính là tích hợp dữ
liệu và quy trình của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp và đồng bộ chúng để dễ dàng
truy xuất dữ liệu và quy trình làm việc hiệu quả hơn. Hệ thống ERP làm điều này thông
qua một hệ cơ sở dữ liệu duy nhất và sử dụng nhiều phần mềm chức năng.
Để chọn công nghệ ERP – BI. Đứng ở gốc độ chuyên gia, tôi nghĩ rằng việc đầu
tiên cần làm là nhìn vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và tương lai của BI khi
được triển khai vào doanh nghiệp. Cần phải hiểu rõ các khả năng và giới hạn mà công cụ
mang lại nhưng những giới hạn thì thường đến từ những dữ liệu không đúng và việc quản
trị không tốt.
“Lợi ích thứ hai là các doanh nghiệp sau khi triển khai ERP xong thì họ mới nghĩ
đến việc cần có các báo cáo theo định kỳ. Và bây giờ chuyện này đã được giải quyết”.
Tôi nghĩ cần phải có một vài mô hình kho dữ liệu trong môi trường ảo hóa, bởi vì
dữ liệu thường đến từ nhiều nơi và cần phải được tổng hợp lại. Trừ khi doanh nghiệp đã
có tất cả dữ liệu trong một hệ thống duy nhất rồi thì bạn không cần phải xây dựng kho dữ
liệu nhưng bạn có từng thấy doanh nghiệp nào mà có tất cả dữ liệu trong một hệ thống
duy nhất chưa.
 Tài liệu tham khảo
 Sách
• Gueutal, Hal G., and Dianna L. Stone, (2005)”The Brave New World of
eHR: Human Resources Management in the Digital Age”. A Francisco: Jossey-
Bass, pp 124-180.
• Jawadekar, W. S. (2003)”Management Information System.” Tata Mc-Graw-
Hill Publishing House, New Delhi. pp 34-56, 67-80.
• Kinnie, N.J., Arthurs, A.J. (1996), "Personnel specialists' advanced use of
information technology evidence and explanations", Personnel Review, pp 56 -90.
• Kossek, E.E., Young, W., Gash, D.C., Nichol, V. (1994), "Waiting for
innovation in the human resources department: Godot implements a human
resource information system", Human Resource Management, pp 12-65, 122
-145

• S.G.Sharma, N. D. Mathur & S. C. Bardia. (2005),”Globalization & Managerial
Challenges.” Pointer Publishers, 1st ed. pp 36-45.
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 11
Dịch bài báo về ERP và BI
• V S P Rao. (2002.)“Human Resource Management Text & Cases” Excel Book,
2nd ed. pp 36-94.
 Tạp chí
• Beckers, A.M., Bsat, M.Z (2002), "A DSS classification model for
research in human resource information systems", Information Systems
Management, Vol. 19 No.3, pp.41-50.
• Hannon, J., Jelf, G., Brandes, D. (1996), "Human resource information systems:
operational issues and strategic considerations in a global environment",
International Journal of Human Resource Management, Vol. 7 No.1, pp.245-69.
• Tansley, C., Watson, T. (2000), "Strategic exchange in the development of
human resource information systems (HRIS)", New Technology, Work and
Employment, Vol. 15 No.2, pp.108-22.
 Websites
• www.business.com/directory/human_resources/outsourcing/hrms_hris.com
• www.scholar.google.com
CH1301054 – Võ Nhựt Thanh Trang 12
Dịch bài báo về ERP và BI

×