Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lịch sử Đoàn thanh niện Cộng sản HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.92 KB, 5 trang )

HUYỆN ĐOÀN TÂN HIỆP
CHI ĐOÀN TÂN HIỆP A5 ĐOÀØN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
80 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG VẺ VANG
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
(Tài liệu sinh hoạt kỉ niệm 80năm
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2011)
1/ Quá trình hình thành tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Sau khi tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần
thứ IV, cuối năm 1924 Nguyễn i Quốc từ Liên Xô sang Quảng Châu, quan hệ với nhóm thanh niên trong tổ
chức Tâm Tâm xã và đã thành lập nhóm bí mật nòng cốt gồm 9 hội viên vào tháng 2/1925. Từ nhóm bí mật
nòng cốt đó, đến tháng 6/1925 Lãnh tụ Nguyễn i Quốc sáng lập ra tổ chức tiền thân của Đảng CSHCM lấy
tên là “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, đồng thời người tích cực c/bò những đ/kiện tiến tới
sáng lập ra Đoàn TNCS.
Ngày 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, Hội nghò Trung ương Đảng lần thứ I vào tháng 10/1930
đã ra Nghò quyết quan trọng về công tác thanh niên trong đó nêu rõ tầm quan trọng của việc xây
dựng Đoàn, sau đó Hội nghò BCH Trung ương Đảng lần thứ II họp từ 20 đến 26/3/1931 đã dành một
ngày trong thời gian hội nghò để tiếp tục chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đoàn và công
tác thanh niên. Xuất phát từ ý nghóa đặc biệt ấy, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (1961) đã đi
đến quyết đònh lấy ngày 26/3 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đoàn.
2/ Đoàn trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc 1930 – 1945
Ngay sau khi thành lập, Đoàn TNCS Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong
cao trào cách mạng 1930 – 1931, mà đỉnh cao là Xô – Viết Nghệ Tónh. Trong cao trào cách mạng
thời gian này đã xuất hiện biết bao tấm gương đấu tranh oanh liệt mà tiêu biểu là người đoàn viên
TNCS Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước toà án của kẻ thù : “Tôi hành động có suy nghó, tôi
hiểu việc tôi làm, con đường của thanh niên là con đường cách mạng, không thể có con đường nào
khác …” .
Tháng 7/1936 Hội nghò Trung ương Đảng đã đònh ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ
đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn TN Dân
chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên
đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động, tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình, đồng
thời giáo dục, động viên tuổi trẻ đi đầu thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng giao cho.


Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, tổ chức Đoàn phải
chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức một cách chặt chẽ với tên mới là Đoàn TN Phản
đế. Nhiều đoàn viên thanh niên đã nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường trong cuộc
khởi nghóa ở Bắc Sơn và Nam kỳ khởi nghóa.
Mùa xuân năm 1941; Bác Hồ đã trở về nước để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người đã chủ trì Hội nghò Trung ương lần thứ VIII tại Pac Pó
(Cao Bằng). Hội nghò quan trọng này đã quyết đònh thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt
là Việt Minh) và các Hội cứu quốc. Dưới ánh sáng của Nghò quyết Hội nghò Trung ương VIII, Đoàn
TN Cứu quốc ra đời tiếp nối sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên do
Đảng tổ chức, giáo dục và rèn luyện trước đó.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập với 34 chiến
sỹ mà hầu hết là những đảng viên trẻ và đoàn viên có cống hiến xuất sắc trong phong trào của
Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam.
Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vó đại, Đoàn TN Cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã cùng
toàn dân vùng lên tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước, mở ra
kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, thành lập Nhà nước dân chủ, nhân dân đầu tiên ở Đông Nam
châu Á.
3/ Đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược (1945 – 1954 )
Từ ngày 3/9/1945, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tòch Hồ Chí Minh và chính phủ Cách mạng, đoàn
viên thanh niên là lực lượng đi đầu trong phong trào lớn : chống giặc đói, giặc ngoại xâm và giặc dốt. Thực
dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Ngày 23/9/1945, cả dân tộc ta lại bước vào cuộc kháng chiến
trường kì đầy gian khổ, hy sinh. Tiêu biểu cho những ngày đầu kháng chiến là Tuổi trẻ Sài Gòn, Chợ Lớn và
cả Nam bộ đã thành lập các đội thanh niên xung phong cảm tử, thanh niên tự vệ, kiên quyết đánh trả kẻ thù.
Tại thủ đô Hà Nội suốt 60 ngày đêm, nhiều chiến só đã ôm bom ba càng chặn xe tăng giặc ngay trên đường
phố.
Ngày 9/1/1950, dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Đoàn thanh niên cứu quốc đã tổ chức cho
gần 2000 học sinh, sinh viên ở Sài Gòn, Chợ Lớn đòi bảo đảm an ninh cho học sinh học tập và trả tự
do 5 học sinh bò bắt vô cớ hồi tháng 11/1949. Kẻ đòch đã đàn áp dã man và giết hại anh Trần Văn
Ơn – một học sinh yêu nước, có ý chí đấu tranh kiên cường. Trước tấm gương hy sinh anh dũng của
Trần Văn Ơn, sinh viên các trường ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Hải Phòng … đồng loạt đứng dậy đấu

tranh, bãi khoá và làm lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn.
Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất
được tổ chức tại Đại Từ, Thái Nguyên (tháng 2/1950) với chủ đề là “Chiến đấu và xây dựng tương
lai”. Phát huy thành công của Đại hội. Hàng nghìn nam nữ thanh niên xung phong hăng hái tham
gia phục vụ cho các chiến dòch. Phong trào tòng quân giết giặc, lập công phát triển khắp mọi nơi.
Sau chín năm kháng chiến gian khổ, trường kỳ quân dân ta đã làm nên một Điến Biên Phủ
chấn động đòa cầu. Trong chiến dòch lòch sử này nổi lên những tấm gương kiên cường, dũng cảm
như : Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót hy sinh thân mình lấp lỗ Châu Mai,
Tô Vónh Diện lấy thân chèn bánh pháo. Họ thật xứng đáng là đại diện cho lớp thế hệ trẻ Cảm tử
cho Tổ quốc quyết sinh.
Ngày 7/5/1954 chiến dòch Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt chín năm kháng
chiến chống Pháp, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc và tuổi trẻ anh hùng Việt Nam.
4/ Đoàn trong thời kỳ 1954 – 1975
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghò quyết đổi tên Đoàn thanh niên
cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
II (11/1956) Bác Hồ đã ân cần căn dặn : “Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế
hệ thanh niên dũng cảm như các cháu và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà”.
Từ sau Đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi
phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Họ tích cực tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi,
khai hoang phục hoá đất đai … Hàng chục vạn thanh niên tham gia chống úng với khẩu hiệu
“Nghiêng đồng đổ nước ra sông” và chống hạn : “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”; hàng triệu
thanh niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hoá.
miền Nam, phong trào đấu tranh chính trò của thanh niên tuy bò đế quốc Mỹ và tay sai
khủng bố dã man song không khuất phục được ý chí dũng cảm kiên cường của nam nữ thanh niên.
Họ đã tự vũ trang cho mình bằng tất cả các loại vũ khí có được. Trong những ngày Đồng khởi của
những năm 1959 – 1960 các đội “Trung kiên”, “Xung phong” do thanh niên đảm nhiệm đã được
thành lập ở khắp mọi nơi, họ đứng lên vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược … Tiêu biểu cho
tinh thần ấy là chò Trần Thò Lý, người con gái anh hùng đất Quảng, 4 lần bò đòch bắt, mang trong
mình gần 40 vết thương ngày đêm rỉ máu, nhưng người con gái ấy không hề nhụt chí trước quân thù.

Tháng 3 năm 1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập tại Hà Nội. Đại hội
phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”
Ngay sau khi đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền
Bắc (5/8/1964) tuổi trẻ thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”.
1/ Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng tham gia các lực lượng vũ trang.
2/ Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kì
tình huống nào.
3/ Sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến.
Được Trung ương Đoàn tích cực chỉ đạo, phong trào đã được phát triển sâu rộng trong cả
nước. miền Bắc có hàng triệu đoàn viên thanh niên đăng ký tham gia “Ba sẵn sàng” nêu cao
quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “Chưa thắng giặc Mỹ chưa về quê
hương”.
Tháng 2/1965 Đại hội Đoàn thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong trào “Năm xung
phong” đó là :
1/ Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực đòch.
2/ Xung phong tòng quân giết giặc.
3/ Xung phong trong cuộc đấu tranh chính trò ở nông thôn cũng như thành thò.
4/ Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên x/ phong c/tác p/ vụ chiến trường.
5/ Xung phong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Hàng triệu đoàn viên, thanh niên miền Nam đã tham gia phong trào “Năm xung phong”.
Từ phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân
với những chiến công xuất sắc như : Bảy dũng sỹ Điện Ngọc (Quảng Nam) anh dũng đánh trả một
tiểu đoàn đòch; Tạ Thò Kiều tay không đoạt bốt giặc. Trừ Văn Thố lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai;
Lê Thò Hồng Gấm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chòu đầu hàng giặc; Lê Mã Lương với
tinh thần còn người còn trận đòa đã viết “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”. Câu
nói bất hủ của người thợ điện trẻ tuổi Nguyễn Văn Trỗi “còn giặc Mỹ thì không ai có hạnh phúc”
đã gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân khắp 5 châu 4 biển; lời hô của anh hùng liệt só Nguyễn
Viết Xuân : “Nhằm thẳng quân thù mà bắn !” đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông
lên tiêu diệt quân thù.
Vào dòp kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên,

thanh niên, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết đònh Đoàn thanh niên lao động Việt Nam
mang tên Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh (1970).
Thắng lợi của chiến dòch Hồ Chí Minh lòch sử đã làm nên một đại thắng mùa xuân 1975, đất
nước thống nhất, Bắc – Trung – Nam nối liền một dải. Trong chiến thắng vó đại, có sự đóng góp rất
lớn của Đoàn viên thanh niên trên khắp các chiến trường. Có thể nói dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ thanh niên Việt Nam vô cùng gan dạ thông minh, không sợ gian
khổ hy sinh, quyết chiến – quyết thắng. Họ thật xứng đáng là thế hệ thanh niên :
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
5/ Đoàn trong thời kỳ 1975 tới nay.
Sau này thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1976) Đảng ta lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam và đã quyết đònh Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh. Vào thời điểm này, hàng chục triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia phong
trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” với các nội dung :
1/ Xung kích trên mặt trận lao động sản xuất.
2/ Xung kích thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
3/ Xung kích trong nhiệm vụ học tập, rèn luyện thân thể và xây dựng cuộc sống mới.
Phong trào “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã lôi cuốn gần 9 triệu
đoàn viên thanh niên tham gia; hàng chục vạn thanh niên lên đường gia nhập lực lượng vũ trang, họ
đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và làm tròn nghóa vụ Quốc tế.
Tháng 11 năm 1980 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã phát động “Cuộc hành quân theo
bước chân những người anh hùng” nhân kỉ niệm 40 năm thành lập quân đội nhân dân và 30 năm
ngày chiến thắng Điện Biên, thu hút 6 triệu đoàn viên thanh niên và hơn 10 triệu thiếu niên, nhi
đồng tham gia.
Nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh Bác Hồ, Đoàn đã phát động “Cuộc hành quân theo chân Bác”,
nhằm bồi dưỡng, cổ vũ thanh niên : “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vó
đại”.
Tháng 11 năm 1987 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích
sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”
do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (10/1992) thông qua, tiếp tục được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII

(11/1997) phát huy và nâng lên tầm cao mới.
Năm 2000 đã được Bộ Chính trò và Chính phủ quyết đònh là Năm thanh niên Việt Nam;
Phong trào thanh niên tình nguyện được phát động, đã nhanh chóng đi vào thực tiễn, được đông đảo
các cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên thực hiện, hàng trăm trí thức trẻ đã tình nguyện đi công tác
miền núi, vùng nông thôn, phong trào xoá cầu khỉ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do Trung
ương Đoàn phát động đã thu được những kết quả tích cực.
Đã có 2,6 triệu đoàn viên thanh niên tham gia học “5 bài học lí luận chính trò”, gần 4000
nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng được thành lập và hoạt động ở mọi miền đất nước. Thông
qua các phong trào ở trên mọi lónh vực, đều xuất hiện những điển hình tiên tiến như : Anh hùng lao
động Nguyễn Đắc Hải vươn lên làm giàu từ vùng đâùt sình lầy, chiêm trũng Hà Tây; Chò Hà Thò
Hoà khôi phục làng nghề thổ cẩm truyền thống giải quyết việc làm cho gần 200 lao động; người thợ
trẻ Đỗ Thò Thuý đạt giải “Đôi bàn tay vàng” của ngành dệt – may toàn quốc; Võ Quốc Thắng –
Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 1999; Nguyễn Sỹ Thức xả thân cứu dân trước dòng
nước lũ …
Biết bao bạn trẻ miệt mài học tập, nghiên cứu khoa học, đạt các giải cao trong các kỳ thi
quốc tế như : Ngô Đắc Tuấn, Nguyễn Thanh Lam, Nguyễn Văn Hoài, Bùi Viết Lộc … Nhiều đoàn
viên thanh niên đã làm cho lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam tung bay trên đấu trường khu vực và thế
giới trong hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục, thể thao như : Nguyễn Thuý Hiền, Trần Hiếu
Ngân, Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Thanh Trang … Họ chính là những gương sáng trong muôn
ngàn những điểm sáng thanh niên tiên tiến tiếp nối con đường cách mạng của thế hệ cha anh, con
đường tuổi trẻ Việt Nam tiến vào thế kỉ mới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ
hằng mong muốn.
Từ lúc khởi đầu “chỉ có 8 cháu” trải qua 76 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh hôm nay đã ngày càng trưởng thành, vững mạnh với gần 4 triệu đoàn viên hiện
đang sinh hoạt ở 173.640 chi đoàn và 23.164 Đoàn cơ sở, chỉ tính riêng năm 2000. Đoàn đã giới
thiệu được cho Đảng 223.206 đoàn viên ưu tú, trong số đó có 57.846 đoàn viên được vinh dự đứng
trong hàng ngũ của Đảng (chiến trên 53% tổng số Đảng viên được kết nạp). Theo tiếng gọi của
Đảng, gần 500 tri thức trẻ đã tình nguyện đến công tác ở 125 xã đặc biệt khó khăn; nhiều y, bác sỹ
trẻ tự nguyện viết đơn để phục vụ giúp đồng bào các tỉnh miền núi.
Trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn Hiên – Thạch Mỹ, các đội viên Thanh niên xung

phong và thanh niên đòa phương đã phải vượt qua những khó khăn về đòa hình, sự khắc nghiệt về
thời tiết để hoàn thành công trình theo đúng tiến độ. Hiện nay, các “Làng thanh niên lập nghiệp”
được phát triển và mở rộng : “Đảo cai nghiện ma tuý và dạy nghề cho thanh niên ” được hoàn
thành; Những cây cầu mới thay thế những cây “cầu khỉ” ở Đồng bằng sông Cửu Long do thanh niên
thiết kế và thi công được đưa vào sử dụng. Đó là những minh chứng cho tiềm năng, sức sáng tạo
của tuổi trẻ Việt Nam.
Quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của các thế hệ trẻ nước ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng trong suốt 76 năm qua đã vun đắp và hình thành những truyền thống vẻ vang đó là :
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng với nhân dân và chế độ
XHCN. Đó là động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kì lòch sử của 76 năm qua. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng, chấp
hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy nhiệm vụ nặng nề, đi đến
những nơi khó khăn gian khổ, dám suy nghó sáng tạo, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy : “Đâu cần thanh
niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần dù đó là
biên cương hay hải đảo, công việc đó mới mẻ hay khó khăn.
- Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và
Hội, gắn bó với nhân dân, giúp nhau trong hoạn nạn cho dù đó là kẻ thù hay thiên tai; đoàn kết dân
tộc và đoàn kết quốc tế luôn hoà quyện với nhau, thông cảm và hội nhập vì những mục tiêu cao cả
của dân tộc và thời đại.
- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trò, văn hoá,
khoa học kỹ thuật, say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn để cống hiến cho sự nghiệp của dân
tộc và của Đảng, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy : “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để
phụng sự tổ quốc và nhân dân, giai cấp và nhân loại”.
Phát huy những truyền thống q báu của 76 năm, các thế hệ đoàn viên, thanh niên, đội viên
và nhi đồng nước ta hãy tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, trau dồi lý tưởng, tình nguyện sáng
tạo vững bước tiến vào thế kỉ 21 dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghóa xã hội, vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – Vì chính tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
Từ năm 2001

×