Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài tập tháng thứ hai pháp luật về hợp đòng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.02 KB, 18 trang )

BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
LỚP CLC38B – NHÓM 3
1. Nguyễn Thanh Thư MSSV: 1351101030108
2. Phan Thị Hạnh Quyên MSSV: 1353801011199
3. Võ Thị Minh Thư MSSV: 1353801011233
4. Nguyễn Thị Hồng Thảo MSSV: 1353801013189
5. Hồ Mỹ Kỳ Tân MSSV: 1353801015244
6. Nguyễn Nhật Thảo MSSV: 1353801015251
7. Hồ Thị Tường Vy MSSV: 1353801015341
Năm học: 2014 – 2015
Những chữ viết tắt:
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Bộ luật dân sự BLDS
Nghi quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7
năm 2006 của Hôi đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
Nghị quyết số 03
Tòa án nhân dân TAND
Vấn đề 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO SÚC VẬT GÂY RA
1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Theo BLDS 2005, thuật ngữ “súc vật” được sử dụng trong quy định tại Điều
623:
“Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người
khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại


cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt
hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba
và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt
hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ
sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội”.
2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 625 BLDS
thì thiệt hại phải do súc vật gây ra. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết “súc
vật” được định nghĩa như thế nào?
Theo Giáo trình Luật dân sự của Học viện Tư pháp: “súc vật được hiểu theo
cách hiểu thông thường nhất là bao gồm những động vật có vú được nuôi trong
nhà như trâu, bò, lợn, chó, mèo…”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông:
“súc vật” là “thú vật nuôi trong nhà”. “Còn đối với một số nhà bình luận BLDS,
“súc vật nói tại điều này bao gồm cả súc vật đã thuần hóa và chưa được thuần
hóa, những súc vật nuôi như trâu, bò, hưu, nai…”
1
.
Các khái niệm nêu trên quá hẹp, không bao quát hết các loại súc vật có thể
gây thiệt hại.Chúng ta nên “thông thoáng” trong việc vận dụng khái niệm “súc
vật” để tạo điều kiện cho người bị thiệt hại được bồi thường và nâng cao trách
nhiệm của chủ sở hữu.
3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Nhìn nhận từ thực tiễn pháp luật, chúng ta thấy khái niệm "súc vật" được
hiểu khá "mở".
1Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2010, tr.513.
- Trong một số vụ việc liên quan đến tai nạn có sự hiện diện của bò, Toà án nhân

dân tỉnh Vĩnh Long đã xác định thiệt hại do súc vật gây ra. Điều đó có Toà án
đã chấp nhận bò là một loại súc vật
2
.
- Trong một vụ án được xét xử bởi Toà án tỉnh Kiên Giang thì: "Vào chiều ngày
5/2/2007 nhằm ngày 18/12/2006 âm lịch, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thì
xảy ra việc trâu của ông Thum chém trâu của ông Năm bị thương"
3
và Toà án đã
vận dụng Điều 625 BLDS 2005 để giải quyết. Như vậy, Toà án cũng thừa nhận
trâu cũng được xem là một loại súc vật. “Về vấn đề khái niệm "súc vật", trong
thực tiễn xét xử cũng được linh hoạt, áp dụng một cách khá logic. Từ đó,
ngỗng, ngan, vịt, chim bồ câu, gà cũng được xem là súc vật”
4
.
4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy thiệt hại về sức khỏe là do chó gây ra là:
“Bà Trần Thị Thanh Nga khai thì vào khoảng 16 giờ ngày 25/11/2008, đang
trên đường đi từ nhà bố mẹ đẻ của bà Nga về nhà, khi đi qua trước nhà ông Võ
Trung Trực và bà Trần Thị Gái thì bị chó của nhà ông Trực và bà gái thì cắn vào
bắp đùi phải chảy máu khiến cho bà Nga phải đi tiêm phòng ngừa tại trung tâm
y tế dự phòng thị xã An Khê… Ông Trực và bà Gái thừa nhận chó nhà ông bà
vẫn có thể đi hàng trào và có thể xâm hại đến sức khỏe của người khác”.
5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra là:
“Việc bà Nga khởi kiện ông Trực và bà Gái yeu cầu ông bà phải bồi thường
thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại là có căn cứ, đúng quy định tại các Điều 609;
625 của Bộ luật dân sự”.

6. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại.
Đoạn cho thấy Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại nằm trong
phần “Xét thấy” của Bản án: “ông Trực bà Gái thừa nhận rằng chó nhà ông bà
nuôi vẫn có thể đi qua hàng rào để ra ngoài và có thể xâm hại đến sức khỏe của
người khác; đồng thời do bà Nga thường xuyên đi ngang qua nhà ông bà, ông
bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi nên ông bà đã gắn biển
2Bản án số 191/DSPT ngày 19/8/2005 của TAND tỉnh Vĩnh Long.
3Bản án số 222/DSPT ngày 2/8/2007 của TAND tỉnh Kiên Giang.
4Nguyễn Thị Nghĩa, Thực tiễn áp dụng Điều 625 BLDS 2005 vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Sinh viên và
Khoa học pháp lý, số 02/2012,tr. 61.
“chó dữ” nhằm mục đích hù dọa không cho bà Nga đi qua nữa. Như vậy có đủ
cơ sở để khẳng định việc bà Nga bị chó nhà ông Trực, bà Gái cắn phải đi tiêm
ngừa tại trung tâm y tế dự phòng thị xã An Khê là hoàn toàn có thật”.
7. Việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại có thuyết phục
không? Vì sao?
Theo nhóm việc Tòa án xác định chó nhà ông Trực gây thiệt hại cho bà Nga
là chưa thực sự thuyết phục hoàn toàn, vì:
Mặc dù:
- Thứ nhất, Tòa án đã xác định dựa trên các lời khai của cả 2 bên nguyên đơn, bị
đơn, người có nghĩa vụ liên quan để ra quyết định là có phần khách quan, công
bằng.
- Thứ hai, đi sâu vào tình tiết ta thấy “ông Trực bà Gái thừa nhận rằng chó nhà
ông bà nuôi vẫn có thể đi qua hàng rào để ra ngoài và có thể xâm hại đến sức
khỏe của người khác; đồng thời do bà Nga thường xuyên đi ngang qua nhà ông
bà, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi nên ông bà đã
gắn biển “chó dữ” nhằm mục đích hù dọa không cho bà Nga đi qua nữa.”, do
đó, việc xác định chó nhà ông bà gây thiệt hại có phần hợp lý.
Tuy nhiên, theo thông tin của Bản án có thể thấy kết luận này của Tòa dựa
vào những chứng cứ “gián tiếp”, chưa thực sự vững chắc vì không ai trực tiếp
thấy cho của ông Trực cắn bà Nga. Hơn nữa, sau khi bị cắn bà Nga lại không

trực tiếp “ba mặt một lời” với ông Trực bà Gái, mà để một thời gian sau mới lên
thôn khiếu nại, khiến cho vụ việc càng trở nên khó xác định được chủ sở hữu
chó gây thiệt hại cho bà Nga có chính xác là của ông Trực hay không.
Theo ý kiến của 1 học giả: “Ngày nay với sự phát triển của khoa học, thiết
nghĩ việc xác định nguyên nhân này có thể được cải thiện bằng cách xét nghiệm
vết thương và xét nghiệm súc vật nghi ngờ là nguyên nhân của thiệt hại. Tuy
nhiên, việc xét nghiệm cần được tiến hành sớm bởi súc vật rất dễ bị tiêu hủy
nên không còn cơ sở để xét nghiệm.”
5
, có lẽ đây cũng là 1 hướng giải quyết
mang tính chất triệt để nhất, thuyết phục nhất khi áp dụng các tiến bộ y học để
hỗ trợ xét xử. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam vì nhiều lý do dường như phương
pháp này rất khó thực hiện.
8. Trong trường hợp trên, bà Nga có lỗi không?
5Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận án, CTQG 2010, Bản án số
47 – 49, tr. 520.
Trong trường hợp trên, việc bà Nga có lỗi hay không khá khó có thể xác
định vì thực tế không ai tận mặt nhìn thấy vụ việc này không loại trừ được khả
năng cũng có lỗi của bà trong việc bị chó nhà ông Trực cắn (Ví dụ như hành vi:
đánh, trêu chọc chó, trộm chó,… dẫn đến việc chó cắn thì cũng có một phần
lỗi).
Tuy nhiên, xuất phát từ việc gây thiệt hại của gia súc do tác động bởi các
yếu tố khác nhau và đa dạng mà việc xác định lỗi là rất khó và có thể không bảo
vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại như trên. Do vậy, việc
suy đoán lỗi đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật khi súc vật
gây thiệt hại là cần thiết, qua đó nâng cao trách nhiệm quản lý của chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật
6
. Về nguyên tắc, khi súc vật gây thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các chủ thể dân sự thì chủ sở hữu,

người chiếm hữu, sử dụng súc vật bị suy đoán có toàn bộ lỗi trong quản lý và
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể trong trường hợp này là ông
Trực, bà Gái vì không chứng minh được người bị thiệt hại có lỗi trong trường
hợp này.
Bàn thêm: Còn đối với việc ông Trực cho rằng trước nhà ông là đường cụt,
trước cổng nhà ông ông đã có gắn bảng khuyến cáo “chó dữ” và đồng thời ông
đã cố tình nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Nga vẫn cố tình đi qua dẫn đến bị thiệt
hại là do lỗi của bà ta là không hợp lý, vì: đường đi là đường công cộng, đường
chung, một cá nhân không thể cấm người khác đi được, hơn nữa việc ông
không thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cho người xung
quanh (như tiêm ngừa, xích, rõ mõm chó) là hoàn toàn do ý thức chủ quan của
của ông Trực bà Gái gây ra.
9. Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực có phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại không? Vì sao?
Nếu bà Nga có lỗi một phần thì ông Trực không phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại, vì:
Mà nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để súc vật gây thiệt hại cho
mình thì phát sinh trách nhiệm do hỗn hợp lỗi giữa chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp súc vật với người bị thiệt hại. Các bên phải chịu thiệt hại theo
phần lỗi của mình. Trong trường hợp không xác định được phạm vi lỗi của các
bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại. Nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị
thiệt hại thì trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu mới được loại trừ.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái
pháp luật để súc vật gây thiệt hại cho người khác và người bị thiệt hại cũng có
6 ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của pháp luật dân
sự?,từ />su aspx,truy cập tháng 11/2014.
lỗi trong việc súc vật gây thiệt hại cho mình, thì xác định trách nhiệm dân sự
căn cứ vào khoản 3 Điều 625 thì trách nhiệm của Nga không bị loại trừ, nhưng
căn cứ vào Điều 617 “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại
thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ

lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì
người gây thiệt hại không phải bồi thường.”, thì đây cũng là trường hợp hỗn
hợp lỗi, bà Nga và ông Trực phải cùng chia xẻ trách nhiệm về thiệt hại xảy ra
đối với bà Nga.
Vấn đề 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GÂY RA
1. Trong trường hợp bản án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách
nhiệm bồi thường của nhà nước không?
Trường hợp bản án trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi
thường của nhà nước.
Căn cứ vào Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước thì phạm vi
điều chỉnh của Luật là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành
chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa
vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả
của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Hơn nữa, khoản 2 Điều 13 của Luật cũng quy định các trường hợp phải chịu
trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm áp dụng
biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính.
Trong trường hợp này, cá nhân là anh Huỳnh Tấn Nam bị thiệt hại về sức
khỏe (thương tích với tỷ lệ thương tật là 77%) do người thi hành công vụ (là
anh Nguyễn Trọng Hiếu) gây ra trong hoạt động quản lý hành chính (ngăn chặn
hành vi vi phạm hành chính của Nam – không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông).
2. Việc tòa án áp dụng Điều 618 BLDS vào hoàn cảnh trên có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Điều 618 BLDS vào hoàn cảnh trên là không thuyết
phục.
Theo Điều 618 BLDS thì “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của

mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân
đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lõi trong việc gây thiệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Quy định này
không giới hạn hoạt động gây ra thiệt hại nên hoàn toàn có thể áp dụng cho hoạt
động công vụ. Quy định này cũng không khoanh vùng chủ thể gây thiệt hại vì
Bộ luật sử dụng thuật ngữ “người” gây thiệt hại nên cũng có thể được áp dụng
cho chủ thể gây thiệt hại là người thi hành công vụ. Có lẽ vì các lý do vừa nêu
mà Tòa án đã áp dụng Điều 618 để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường là Công an xã.
Tuy nhiên, điều luật này chỉ áp dụng cho người của “pháp nhân” và câu hỏi
đặt ra là Công an xã có là pháp nhân không? Pháp lệnh về công an xã không
quy định Công an xã là pháp nhân và chỉ nêu tại khoản 5 Điều 10 rằng “Công
an xã có con dấu riêng”. Trong khi đó, Tòa án theo hướng áp dụng quy định về
bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để quy trách nhiệm cho
Công an xã nhưng lại không cho biết vì sao Công an xã là pháp nhân theo Điều
618 BLDS.
Do đó, việc Tòa án áp dụng Điều 618 BLDS vào hoàn cảnh trên là không
thuyết phục.
3. Trường hợp trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 619 BLDS không?
Vì sao?
Trường hợp trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 619 BLDS.
Điều 619 BLDS chỉ áp dụng đối với người thi hành công vụ là “cán bộ, công
chức”. Cụ thể, căn cứ vào Điều 10 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính
phủ: Quy định những người là công chức thì Công chức còn bao gồm người
làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Vì lẽ đó, công an xã (Nguyễn Trọng Hiếu) là công chức và đang thực hiện
hoạt động công vụ được giao gây thiệt hại nên nằm trong phạm vi điều chỉnh
của Điều 619 BLDS.
4. Việc Tòa án buộc Công an xã Diên Phú bồi thường trong trường hợp trên

có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án buộc Công an xã Diên Phú bồi thường trong trường hợp trên là
không thuyết phục.
Điều 619 BLDS quy định trách nhiệm cho “cơ quan, tổ chức quản lý” người
thi hành công vụ. Bên cạnh đó khoản 4 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước quy định chi tiết hơn theo hướng “cơ quan có trách nhiệm bồi thường
là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây
ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này”.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra là “cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp
người thi hành công vụ”.
7
Trong trường hợp công an xã không có tư cách pháp nhân thì có lẽ sẽ thuyết
phục hơn khi chúng ta coi Ủy ban nhân dân là cơ quan (tổ chức) trực tiếp quản
lý công an viên nên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
5. Thông qua vụ việc trên, anh/chị có kiến nghị gì để hoàn thiện pháp luật
không? Nêu rõ kiến nghị đó.
Điều 619 áp dụng cho thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra và quy định
chủ thể bồi thường “có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong
khi thi hành công vụ”.
Tuy nhiên, quy định này có nhược điểm là chỉ áp dụng đối với người thi
hành công vụ là “Cán bộ, công chức” trong khi đó người thi hành công vụ có
thể không là “cán bộ, công chức”. Do đó, để có cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề
bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, chúng ta nên mở rộng
phạm vi điều chỉnh của Điều 619 theo hướng đây là quy định áp dụng chung
cho tất cả các thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
Với hướng trên: “Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra” hiện nay
nên chuyển thành “Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra”. Lúc
này, nội dung Điều 619 trở thành như sau: “Cơ quan, tổ chức quản lý người thi

hành công vụ phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thi
hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm
yêu cầu người thi hành công vụ phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của
pháp luật, nếu người đó có lỗi khi thi hành công vụ”.
Vấn đề 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH
TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
1. Các quy định về thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thay đổi
không giữa BLDS 2005 và BLDS 1995?
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 627
BLDS 1995 và Điều 623 BLDS 2005. Nội dung của chế định này trong BLDS
2005 không có gì thay đổi so với trong BLDS 1995.
2. Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?
7Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. ĐH Quốc gia
TP.HCM 2014, tr. 149.
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 (khoản 1 Điều 627 BLDS 1995) quy định:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp
luật quy định”.
Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo;
rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh;
xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Vậy xe máy, ô tô được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
3. Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do
hành vi của con người gây ra? Tại sao?
- Quyết định số 23: Thiệt hại dohành vi của con người gây ra; vì anh Khoa khi
điều khiển ô tô đã phát hiện được xe đạp của anh Bình và xe của ông Dũng ở
phía trước, nhưng do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên đã để ô tô chèn
qua xe đạp của anh Bình và đè gãy đùi trái của anh Bình. Trong trường hợp này,

xe ô tô chỉ là phương tiện mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại.
- Quyết định số 30: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra, đó là hành vi điều
khiển xe môtô của Nguyễn Văn Giang. Xe môtô trong tình huống này là
phương tiện mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại.
4. Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng
các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra?
- Trong Quyết định số 23:
“Tòa án cấp phúc thẩm buộc chủ phương tiện là ông Vũ Hồng Khánh bồi
thường cho anh Bình là đúng, nhưng lại áp dụng khoản 3 Điều 627 là không
chính xác, mà phải áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS mới đúng”.
- Trong Quyết định số 30:
“Về trách nhiệm dân sự của Nguyễn Văn Giang: Theo quy định tại Điều 623
BLDS năm 2005 (Điều 627 BLDS năm 1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục III Nghị quyết
số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
thì (…)”.
5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Xét ở góc độ văn bản, việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là chưa thuyết phục.
Chế định “bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” được áp
dụng khi thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ở đây, việc gây thiệt hại
không phải do hành vi có lỗi của con người mà hoàn toàn do sự hoạt động của
bản thân nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong hai Quyết định được bình luận, thực tế thì thiệt hại đều do hành vi của
con người gây ra với phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô, ô tô).
Tòa án lại áp dụng chế định “bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra” với hoàn cảnh như trong hai Quyết định là không chính xác.
Xét từ góc độ thực tiễn, chúng ta chưa thấy một công trình nào phản đối

“hậu quả” của việc áp dụng nhầm lẫn của Tòa án như đã nêu ở trên. Các tác giả
chỉ xét “nhầm lẫn” từ góc độ văn bản.Thực tế, việc áp dụng “nhầm” này có một
hệ quả quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân. Do đó, nếu xét từ góc
độ văn bản, thực tiễn xét xử là không thuyết phục nhưng nhìn từ góc độ hệ quả
của việc áp dụng thì đây là hướng giải quyết đáng được khích lệ
8
.
6. Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi
thường thiệt hại?
Đoạn trong phần “Xét thấy” của Quyết định số 30 cho thấy Tòa án buộc bà
Trinh bồi thường thiệt hại là:
“Nguyễn Thị Tuyết Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô) cho
Nguyễn Văn Giang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm
bồi thường khi thiệt hại xảy ra”.
7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 623 BLDS 2005 và hướng dẫn tại tiểu mục b Mục 2 Phần III
Nghị quyết số 03: “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao
cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng
quy định của pháp luật mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt
hại”.
Trong trường hợp này, bà Trinh đã giao xe môtô cho Giang là người không
đủ điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng, do đó Tòa án buộc
bà Trinh bồi thường thiệt hại là phù hợp quy định của pháp luật.
8. Trên cơ sở Điều 604 BLDS, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại
không? Vì sao?
Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt
hại, vì hành vi của Giang có đủ những yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
8 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2010,
Bản án số 54 – 56, tr. 576.

- Có thiệt hại xảy ra, đó là bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi
cấp cứu.
- Có hành vi trái pháp luật, đó là hành vi điều khiển xe mô tô đâm vào người
đang đi bộ qua đường.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
- Có lỗi của người gây thiệt hại.
9. Theo BLDS và Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi
thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khoản 1 Điều 610 BLDS quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm
“chi phí hợp lý cho việc mai táng”.
Theo tiểu mục 2.2 mục 2 Phần 2 Nghị quyết số 03, “chi phí hợp lý cho việc
mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc
khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác
phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không
chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc
mộ ”.
Như vậy theo BLDS và Nghị quyết số 03 thì chi phí xây mộ và chụp ảnh
không được bồi thường.
10.Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa
giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.
Tòa phúc thẩm xác định tổng số tiền chi phí mai táng bao gồm cả tiền xây
mộ, chụp ảnh, trong khi Tòa giám đốc thẩm cho rằng việc xác định này của Tòa
giám đốc thẩm là không phù hợp.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, vì căn cứ Khoản 1 Điều
610 và tiểu mục 2.2 mục 2 Phần 2 Nghị quyết số 03 thì chi phí xây mộ và chụp
ảnh không được bồi thường. Do đó Tòa phúc thẩm xác định khoản tiền được
bồi thường như vậy là không phù hợp với quy định của pháp luật.
11.Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?
Đoạn trong phần “Xét thấy” của Quyết định số 23 cho thấy Bình là người bị
thiệt hại là:

“Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả
anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt
hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.
12.Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
Ông Khánh không trực tiếp gây thiệt hại cho anh Bình, vì anh Khoa là người
điều khiển ô tô gây ra tại nạn, ông Khánh chỉ là chủ sở hữu phương tiện đã giao
tài sản cho anh Khoa sử dụng chứ không phải là người điều khiển phương tiện
gây ra thiệt hại.
13.Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?
Áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS 1995, Tòa án buộc ông Khánh bồi thường
cho anh Bình với tư cách là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
14.Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh
Bình.
Việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình là hợp lý, nếu anh
Bình chỉ là người được ông Khánh thuê lái xe ô tô và được trả tiền công (nói
cách khác, anh Bình là người làm công cho ông Khánh).
Trong Quyết định số 23, Tòa dân sự không nêu rõ mối quan hệ giữa ông
Khánh và anh Bình, mà chỉ cho biết ông Khánh là chủ sở hữu chiếc xe ô tô gây
tai nạn. Như vậy, có hai khả năng có thể xảy ra: Anh Bình là người làm công
của ông Khánh hoặc anh Bình là người được ông Bình giao xe ô tô qua hợp
đồng thuê tài sản.
Căn cứ tiểu mục đ mục 2 Phần III Nghị quyết số 03, nếu anh Bình là người
làm công cho ông Khánh, anh Bình không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe
ô tô đó mà ông Khánh vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, ông Khánh phải bồi
thường. Ngược lại, nếu anh Bình được ông Khánh giao xe ô tô thông qua hợp
đồng thuê tài sản, có nghĩa là ông Khánh không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô
đó mà anh Bình là người được ông Khánh giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp;
do đó, anh Bình phải bồi thường thiệt hại.
Theo nhóm, Tòa án nên xác định rõ trong quyết định mối quan hệ giữa ông
Khánh và anh Bình trước khi áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 (tức khoản

2 Điều 623 BLDS 2005).
15.Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án
cho câu trả lời?
Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh, căn cứ vào đoạn “Tòa án cấp sơ
thẩm và phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng và
anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong
đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”.
16.Đoạn nào cho thấy Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng
và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?
Đoạn trong phần “Xét thấy” của Quyết định số 23 cho thấy Tòa giám đốc
thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt
hại cho anh Bình là:
“Nhưng lại buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ, mà không
xem xét đến trách nhiệm của anh Bình là không chính xác”.
17.Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là thuyết phục khi xác định thiệt
hại của anh Bình do một phần lỗi của chính anh Bình và Tòa phải xem xét đến
trách nhiệm của anh Bình, không thể buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường
toàn bộ.
Liên quan đến vai trò lỗi của người bị thiệt hại, trong phần bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, BLDS có hai quy định khác nhau:
- Trong phần những quy định chung, BLDS quy định hai hoàn cảnh tại Điều 617.
Thứ nhất, “nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người
gây thiệt hại không phải bồi thường”. Thứ hai, “khi người bị thiệt hại cũng có
lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt
hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”
- Trong phần bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, BLDS có
quy định vai trò lỗi của người bị thiệt hại tại khoản 3 Điều 623: chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải
bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, “trừ các trương hợp thiệt hại xảy ra

hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”.
Trong trường hợp thiệt hại không do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà do
hành vi của con người gây ra với phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ thì:
Nếu áp dụng các quy định chung (Điều 617) thì chỉ cần người bị thiệt hại có lỗi
là người phải bồi thường được miễn trách nhiệm bồi thường. Còn nếu áp dụng
việc miễn trách nhiệm trong phần bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra chúng ta phải chứng minh người bị thiệt hai “hoàn toàn” có lỗi “cố
ý”.
Trong vụ việc này, thiệt hại là do hành vi của con người gây ra, với phương
tiện là nguồn nguy hiểm cao độ. Tòa án đã áp dụng các quy định của chế định
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do thiệt hại
này cũng có lỗi của người bị thiệt hại là anh Bình nên Tòa đã không áp dụng
khoản 3 Điều 623 BLDS 2005 mà vận dụng những quy định chung về vai trò
lỗi của người bị thiệt hại tại Điều 217. Hướng giải quyết này là thuyết phục.
Nếu người bị thiệt hại có lỗi một phần hoặc lỗi vô ý thì đó là lý do để miễn trừ
trách nhiệm của người gây thiệt hại. Người bị thiệt hại xứng đáng được bồi
thường nhưng nếu bản thân họ cũng có lỗi thì họ cũng phải có trách nhiệm với
thiệt hại mà họ gánh chịu tương ứng với phần lỗi của mình.
Hướng giải quyết này cũng đã được Tòa án tối cao vận dụng trong nhiều vụ
án khác. Tại Quyết định số 12/2007/HS-GĐT ngày 8/5/2007 của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao khẳng định: “Căn cứ vào bản khám nghiệm hiện
trường, sơ đồ hiện trường và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án thì xe mô tô
do anh Phú điều khiển đã đi lấn phần đường của xe Tế. Khi Tế phát hiện xe
ngược chiều đi lấn phần đường của mình đã không kịp thời thực hiện các động
tác để đảm bảo an toàn (…) dẫn đến gây tại nạn. Như vậy, tai nạn xảy ra do một
phần lỗi của anh Phú, nhưng khi xem xét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã không tính đến lỗi của anh
Phú. (…) Bởi các lẽ trên, (…) quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm ( ) và
Bản án hình sự sơ thẩm”
9

.
18.BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không?
Tại Điều 623 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra và Nghị quyết số 03 không có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể vận dụng một số chế định khác trong phần này như:
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 622), bồi
thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 618), bồi thường thiệt hại
do cán bộ, công chức gây ra (Điều 619),… để cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ (nếu thuộc trường hợp mà điều luật quy định) yêu cầu người sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc gây thiệt hại hoàn trả khoản tiền
mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại.
19.Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi
hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại, căn cứ vào
đoạn: “Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh
Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình do lỗi
của anh Khoa, nếu ông Khánh và ông Khoa không tự thương lượng giải quyết
được là không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh”.
9Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2010,
Bản án số 57 – 59, tr. 605.
20.Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ

sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường
cho người bị thiệt hại.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt
hại là hợp lý trong vụ án được đề cập. Tuy nhiên, nhìn chung, hướng giải quyết
này chỉ hợp lý trong trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi
trong việc gây thiệt hại.
Mặc dù, như đã nêu ở trên, trong phần chế định bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không có quy định về trách nhiệm hoàn trả của
người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng trong đa số các trường hợp
người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là người làm công hoặc người của pháp
nhân,… Do đó, việc vận dụng kết hợp cả hai chế định là hợp lý và cũng không
vi phạm quy định nào khác. Nếu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi
trong việc gây ra thiệt hại thì họ cũng nên chịu trách nhiệm về hành vi có lỗi
của mình, tức là hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền mà chủ sở hữu đã bỏ ra để
bồi thường thiệt hại. Điều này giúp bảo vệ tốt quyền lợi của chủ sở hữu.Ngược
lại, nếu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi hoàn toàn
không có lỗi thì không phải hoàn trả cho chủ sở hữu.
Hướng giải quyết như trên cũng là hướng đi của bản án số 477/2007/HSPT
ngày 18/6/2007 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội: “trong vụ án này,
Công ty cổ phần xây dựng số 21 Hà Tây là chủ sở hữu chiếc xe ô tô Huyndai
(…). Còn bị cáo Quỳnh là công nhân lái xe làm việc theo chế độ hợp đồng lao
động với Công ty. Do đó, theo quy định của pháp luật như đã được viện dẫn ở
trên thì Công ty cổ phần xây dựng số 21 phải trực tiếp bồi thường thiệt hại cho
bà Lan và chị Anh. Sau đó, Công ty có quyền yêu cầu Quỳnh phải hoàn trả cho
Công ty khoản tiền đã bồi thường. Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết việc bồi
thường thiệt hại theo hướng nêu trên là đúng pháp luật”
10

.
Vấn đề 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU
1. Hải An, Về yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh sự, nhân phẩm, tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 12/2011, tr. 45-47.
10Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2010, Bản án số 54 – 56, tr. 588.
2. Nguyễn Hải An – Hà Hồng Sơn, Vũ Thị T. có được bồi thường theo Luật Trách
Nhiệm bồi thường của Nhà nước hay không?, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Bộ
Tư pháp số 11 năm 2012, trang 50 – 54.
3. TS. Nguyễn Hồng Bắc, ThS. Lê Thị Bích Thủy, Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
– những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 4/2014, tr. 3-11
4. Trần Việt Dũng, Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và trách nhiệm
bồi thường của quốc gia trong Luật Đầu tư quốc tế hiện đại, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 8 năm 2014, trang 77 – 84.
5. Đỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 14 năm 2011, trang 44 – 52.
6. Đỗ Văn Đại – Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
khác gây ra, Tạp chí Khoa học pháp lý Đại học Luật TPHCM số 05 năm 2013,
trang 67 – 74.
7. Ths Mai Hải Đăng, Pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu,
Tạp chí Luật học Đại học Luật Hà nội số 06 năm 2013, trang 23 – 31.
8. Hoàng Đạo – Vũ Thị Lan Hương, Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chi Nghiên cứu lập pháp số 13 năm
2013, trang 34 – 40
9. Bùi Thị Thanh Hằng – Đỗ Giang Nam, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tác
động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí Luật học Đại học Luật
Hà Nội số 3 năm 2013, trang 61 – 72.
10.Nguyễn Văn Hợi, Xác định thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm theo pháp luật
dân sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8 năm 2011, trang 28 – 34.

11.Nguyễn Thị Hạnh, Về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người chưa
thành niên trong giải quyết vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Toà án
nhân dân của Toà án Nhân dân tối cao, Số 24/2011, tr. 26 đến 29.
12.Võ Thị Mỹ Hương, Pháp luật về bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
do vi phạm pháp luật môi trường ở Việt nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Viện Khoa học xã hội Việt Nam số 1 năm 2012, trang 49 – 54.
13.Bùi Nguyên Khánh, Một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo BLDS (sửa đổi) –
phần liên quanđến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, tháng 9-2014, từ tr.25 đến 29.
14.Nguyễn Đức Long, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
theo hiến pháp và tác động của nó tới quá trình hoàn thiện pháp luật môi
trường, Tạp chí Luật học, tháng 6-2014, từ tr.20 đến 26.
15.Vũ Thành Long, Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư pháp, Số 8/2012, tr. 29
đến 32.
16.Vũ Thành Long, Vũ Đình Nhất, Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,Tòa án nhân dân của Tòa án Nhân dân tối
cao, Số 20/2012, tr. 19 -đến 21.
17.Nguyễn Thị Nga, Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng
bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Luật học, tháng 5-2011, từ tr.14
đến 20.

×