Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng xuất, chất lượng chuối tiêu hồng trồng tại vùng khoái châu, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 90 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ðINH THỊ VÂN LAN





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM
TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHUỐI TIÊU HỒNG
TRỒNG TẠI VÙNG KHOÁI CHÂU, HƯNG YÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




ðINH THỊ VÂN LAN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM
TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHUỐI TIÊU HỒNG
TRỒNG TẠI VÙNG KHOÁI CHÂU, HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ðOÀN VĂN LƯ



HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu của tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng ñể công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào ñể nhận học vị.
Trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện luận văn, mọi sự giúp ñỡ
ñều ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn ñều ñã
ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


ðinh Thị Vân Lan














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận
ñược sự giúp ñỡ tận tình của cơ quan, của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo, gia
ñình và ñồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- TS. ðoàn Văn Lư, thầy ñã hướng dẫn, giúp ñỡ chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình triển khai thực hiện và hoàn thành luận văn.
- Ban chủ nhiệm Dự án “Sản xuất thử và phát triển giống chuối Tiêu
hồng theo hướng VietGAP cho vùng Trung du và ðồng bằng Bắc bộ” thuộc
chương trình KH&CN trọng ñiểm cấp Nhà nước KC.06/11-15 ñã cung cấp ý
tưởng và kinh phí cho việc triển khai thực hiện luận văn.
- Lãnh ñạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ môn Cây ăn quả, nhóm
nghiên cứu về Cây chuối ñã trực tiếp giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi về
thời gian trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn Rau Hoa Quả khoa
Nông học, Ban ðào tạo sau ðại học ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
- Lãnh ñạo UBND xã Tân Châu, gia ñình anh Lê Văn Nông ở xã Tân
Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình
triển khai thực hiện ñề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình,
cảm ơn các bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, cổ vũ và ñộng viên tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


ðinh Thị Vân Lan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ðỒ vii

1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu 3
1.2.1. Mục ñích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về cây chuối 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại các nhóm giống chuối 4
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chuối 6

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 8
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam 12
2.3. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật ñối với cây chuối trên
thế giới và Việt Nam 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật ñối với cây chuối trên
thế giới 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật ñối với cây chuối ở
Việt Nam 23


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Vật liệu và ñịa ñiểm nghiên cứu 28
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 28
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 28
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 32
2.3.3. Các công thức tính 33
3.3.4. Phương pháp theo dõi 34
3.3.5. Phương pháp phân tích số liệu 34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. ðiều kiện khí hậu và ñất ñai tại vùng thí nghiệm 35
4.1.1. ðiều kiện khí hậu, thời tiết vùng thí nghiệm 35
4.1.2. ðiều kiện ñất ñai vùng thí nghiệm 35

4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến sinh trưởng, phát triển của
cây chuối Tiêu hồng 36
4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón thâm canh ñến năng suất chuối Tiêu
hồng vụ 2 43
4.4. Ảnh hưởng của thời ñiểm bao buồng ñến năng suất, phẩm chất quả
chuối Tiêu hồng 55
4.5. Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Super K từ khi trỗ bắp ñến thu hoạch
ñến năng suất và phẩm chất quả chuối Tiêu hồng 59
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. ðề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1: Diện tích và sản lượng chuối của một số nước trên thế giới
năm 2011 8
2.2: Xuất nhập khẩu chuối của các vùng trên thế giới giai ñoạn
2010 - 2012 10
2.3. Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2011 13
2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của Việt Nam qua các năm 14
2.5: Lượng phân bón ở một số vùng trồng chuối trên thế giới 20
4.1: Thành phần hóa tính ñất tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu,
Hưng Yên 36

4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến ñộng thái sinh
trưởng cây chuối Tiêu hồng 37
4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến số lá và kích thước
lá hoạt ñộng trên cây chuối tiêu hồng tại thời ñiểm trỗ buồng 38
4.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến thời gian sinh
trưởng cây chuối tiêu hồng 39
4.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất chuối tiêu hồng 40
4.6. Ảnh hưởng của một sô loại phân bón lá ñến kích thước quả
chuối tiêu hồng 41
4.7. Ảnh hưởng của một số phân bón lá ñến chất lượng quả chuối
tiêu hồng 42
4.8. Hiệu quả kinh tế của phun phân bón lá ñối với cây chuối tiêu hồng 43
4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến ñộng thái sinh trưởng
cây chuối Tiêu hồng vụ 2 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

4.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến số lá và diện tích lá
hoạt ñộng của cây chuối tiêu hồng vụ 2 tại thời ñiểm trỗ buồng 46
4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến thời gian sinh trưởng
cây chuối tiêu hồng vụ 2 47
4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất chuối tiêu hồng vụ 2 48
4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến kích thước quả chuối
tiêu hồng vụ 2 50
4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến mức ñộ gây hại của
một số sâu bệnh chính trên cây chuối tiêu hồng vụ 2 50
4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến chất lượng quả chuối

tiêu hồng vụ 2 51
4.16. So sánh hiệu quả kinh tế của một số liều lượng phân bón ñối
với chuối Tiêu hồng vụ 2 52
4.17. Ảnh hưởng của thời ñiểm bao buồng ñến năng suất chuối tiêu hồng 55
4.18. Ảnh hưởng của thời ñiểm bao buồng ñến kích thước quả chuối
tiêu hồng 56
4.19. Ảnh hưởng của thời ñiểm bao buồng ñến mức ñộ gây hại của
sâu gặm vỏ quả 57
4.20. Ảnh hưởng của thời ñiểm bao buồng ñến chất lượng quả chuối
tiêu hồng 58
4.21. Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Super K ñến năng suất chuối
tiêu hồng 59
4.22. Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Super K ñến kích thước quả
chuối tiêu hồng 61
4.23. Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Super K ñến chất lượng quả
chuối tiêu hồng 62
4.24. ðánh giá hiệu quả kinh tế của phun Super K ñối với chuối tiêu hồng 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

2.1: Xuất nhập khẩu chuối trên thế giới trong năm 2010 - 2012 10
2.2: Xuất khẩu chuối của các nước trên thế giới giai ñoạn 2010 - 2012 11
2.3: Nhập khẩu chuối của các nước trên thế giới giai ñoạn 2010 - 2012 11
2.4: Diễn biến giá chuối 30 năm qua 12
4.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến các chỉ tiêu ñề lá giai

ñoạn trỗ buồng 38
4.2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất chuối tiêu hồng 49
4.3: Mức ñộ gây hại của sâu gặm vỏ quả ở các thời ñiểm bao buồng quả
khác nhau 57
4.4: Ảnh hưởng của thời ñiểm phun super K ñến năng suất chuối tiêu hồng 60
4.5: Ảnh hưởng của thời ñiểm phun super K ñến chiều dài quả chuối
tiêu hồng 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Cây chuối (Musa spp) thuộc họ Musaceae là loại cây ăn quả rất ñược
ưa chuông trên thế giới, và là một trong các loại cây ăn quả chủ lực của Việt
Nam, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Ở một số quốc gia, ñặc biệt là các
nước có khí hậu nhiệt ñới, cận nhiệt ñới, quả chuối là món ăn chính trong thực
ñơn của họ. Ngoài ăn tươi, chuối còn ñược sử dụng làm dược liệu, nấu ăn như
một loại cây lương thực có năng lượng tương ñương khoai tây và cung cấp
cho hàng triệu người ở các nước ñang phát triển. Hiện nay, chuối ñược phát
triển và trao ñổi thương mại rộng rãi trên thế giới, nhất là giống chuối tiêu.
ðối với người Việt Nam, cây chuối ñã tồn tại như một người bạn thân
thiết, trở thành một thứ không thể thiếu trong ñời sống người Việt, là một
trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi
người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.
Cây chuối phù hợp với hầu hết các ñiều kiện tự nhiên - xã hội ở nước ta
nhờ phổ thích nghi rộng, dễ trồng, ít ñầu tư nhưng vẫn mang lại hiệu quả sử
dụng và kinh tế cao. Nguồn gen cây chuối ở nước ta rất ña dạng nhưng chỉ có

các giống thuộc nhóm chuối tiêu có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở Trung Quốc
và nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, cây chuối ñã và ñang ñược xác ñịnh là
cây ăn quả chủ lực, có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng ở nhiều vùng sinh
thái nông nghiệp khác nhau.
Huyện Khoái Châu, Hưng Yên ñược xác ñịnh là vùng sản xuất chuối
tiêu chuyên canh có quy mô lớn, phương thức sản xuất tập trung, sản phẩm
mang tính hàng hoá cao ñể phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Cây chuối ñược
trồng rất tập trung ở một số xã dọc theo ñê sông Hồng: Hàm Tử, Tứ Dân, Tân
Châu, ðông Ninh, ðông Kết mà trung tâm là từ Thôn 5 mẫu của xã Tứ Dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

và phụ cận. Toàn huyện có trên 20 km ñê sông Hồng ñã hình thành nên vùng
ñất bãi với diện tích ñất canh tác khoảng 1.180 ha, chiếm 15% diện tích ñất
canh tác toàn huyện. Nền ñất chính ở ñây chủ yếu là ñất thịt nhẹ và ñất cát
pha có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ. Chính những yếu tố thuận
lợi trên ñã hình thành vùng sản xuất chuối rất tập trung thuộc ñịa bàn các xã:
Giống chuối trồng ở ñây chủ yếu là giống chuối Tiêu hồng có nguồn gốc từ
Lý Nhân, Hà Nam. ðây là giống chuối sinh trưởng khỏe, thích ứng rộng, năng
suất cao và quả ñạt tiêu chuẩn xuất khẩu. ðặc biệt, chuối Tiêu hồng ñạt chất
lượng tốt và mã quả vàng ñẹp quanh năm. Ngay cả khi chín trong vụ hè thịt
quả vẫn rất thơm, không chua và nhão như nhiều giống chuối tiêu khác.

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và phát triển cây chuối
luôn ñược quan tâm, chú trọng ñầu tư và ñạt ñược những kết quả rất ñáng
khích lệ. Cho ñến nay, các nghiên cứu về cây chuối tập trung chủ yếu vào bảo
tồn và ñánh giá nguồn gen, tuyển chọn giống mới, nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho những
vùng sinh thái, nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng

chuối của Việt Nam còn thấp, năng suất chuối trung bình của cả nước mới chỉ
ñạt 16,4 tấn/ha. Mặt khác, ñộ ñồng ñều và phẩm cấp quả hàng hoá không cao
nên chưa ñáp ứng yêu cầu của thị trường. Kết quả là sản xuất chuối còn chưa
tương xứng với tiềm năng và hiệu quả thấp. Vì thế, việc nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng
chuối Tiêu hồng trồng tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên” góp phần hoàn
thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối tiêu hồng, thúc ñẩy phát
triển và nâng cao hiệu quả sản xuất chuối của vùng khi vị thế cây chuối Việt
Nam ñã ñược khẳng ñịnh là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm
tăng năng suất, chất lượng chuối Tiêu hồng góp phần hoàn thiện quy trình
thâm canh chuối Tiêu hồng ñạt năng suất trên 40 tấn/ha, chất lượng quả tốt,
hiệu quả kinh tế cao tại vùng chuối Khoái Châu, Hưng Yên.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh loại phân bón lá thích hợp cho cây chuối Tiêu hồng.
- Xác ñịnh lượng phân bón thích hợp cho cây chuối Tiêu hồng vụ 2
- Xác ñịnh thời ñiểm bao buồng quả thích hợp cho chuối Tiêu hồng
- Xác ñịnh thời ñiểm phun Super K thích hợp cho buồng chuối Tiêu hồng
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây chuối Tiêu hồng ñạt

năng suất cao, chất lượng quả tốt.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả thực hiện ñề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm
canh cây chuối Tiêu hồng.
- Sản phẩm tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây chuối
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại các nhóm giống chuối
2.1.1.1. Nguồn gốc


Theo các nhà thực vật học, họ Musaceae có nguồn gốc từ một vùng
rộng lớn bao gồm từ Nam Ấn ðộ kéo dài ñến vùng Queensland của châu Úc ñó
là các vùng ðông Dương, Indonesia, Philippin, Nhật Bản và các ñảo của Thái
Bình Dương. Châu Á Thái Bình Dương ñược coi là trung tâm khởi nguyên của
cây chuối. Nơi ñây có một nguồn gen rất phong phú và ña dạng.
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy, chuối ñược trồng ở thế kỷ VI - V

trước công nguyên. ðầu thế kỷ I (sau công nguyên) khoảng năm 200 ñã ñược
trồng ở Trung Quốc, muộn hơn năm 700 - chuối ñược trồng ở vùng ðịa Trung
Hải. Khoảng thế kỷ XV người Tây Ban Nha ñưa chuối từ châu Âu về trồng ở
ñảo Kana của Dominaca. Mãi ñến thế kỷ XIX chuối quả mới ñược buôn bán
trên thế giới.
Hiện nay chuối ñược trồng ở hầu hết ở các vùng nhiệt ñới, á nhiệt ñới
ẩm, phân bố từ 30
0
vĩ nam ñến 30
0
vĩ bắc.
Theo Simmond và Shepherd (1955), chuối ăn ñược thuộc chi Eumusa
có nguồn gốc từ 2 loài chuối dại: Musa acuminata và Musa balbisiana.
Musa.acuminata có nguồn gốc từ Malaysia. Musa.balbisiana có nguồn gốc
từ Ấn ðộ. Sự tái tổ hợp trong ñiều kiện tự nhiên và qua nhiều thế hệ, giữa hai
loài này ñã hình thành nên rất nhiều nhóm giống chuối. Trong ñó nhóm phụ
Cavendish mang kiểu gen AAA là nhóm phụ rất quan trọng trong giao dịch
thương mại chuối cho cả xuất khẩu ở vùng nhiệt ñới và nội tiêu ở vùng á nhiệt
ñới trên thế giới. Các nghiên cứu về chọn tạo giống và phát triển sản xuất
chuối chủ yếu ñược thực hiện trên nhóm phụ này.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

2.1.1.2. Phân loại các nhóm giống chuối
Cây chuối thuộc họ Musaceae, bộ Scitamineae gồm 2 chi Ensete và Musa.
Hai chi này rất giống nhau ở bộ lá và dạng cây, song lại có một số ñặc ñiểm khác
nhau. Chi Ensete là loại cây thân thảo, chỉ sinh sản một lần, thân ngầm không bao
giờ ñẻ nhánh, hoa và lá bắc dính liền nhau và vào cuống buồng. Chi Musa có 4 chi

phụ: Eumusa, Callimusa, Rhodochlamys và Australimusa, Chuối ăn ñược thuộc
chi Eumusa. Sự phân loại các giống thuộc chi Eumusa ñã ñược ñề cập ñến bởi các
công trình phân loại của Kurz (1865), sau ñó là học giả Chesman (1948) và gần
ñây nhất là từ các học giả Simmond và Shepherd (1955).
Simmon và Shepherd (1955) và Stover và Simmonds (1987) dựa trên
cơ sở cho ñiểm các ñặc ñiểm hình thái của 2 loại Musa.acuminata (kiểu gen
AA) và Musa.balbisiana (kiểu gen BB) ñã ñưa ra 15 chỉ tiêu về hình thái và
thang ñiểm ñể phân loại chuối ăn ñược theo các nhóm AA, AB, AAA, AAB,
ABB, ABBB… Thang ñiểm cho mỗi chỉ tiêu biến ñộng trong khoảng 1 - 5
trong ñó ñiểm 1 dành cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất về phía
M.acuminata Colla và ñiểm 5 cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất
M.balbisiana Colla. Những chỉ tiêu thể hiện trung gian thì tùy theo mức ñộ
tham gia của (A) hoặc (B) mà cho 2, 3 hoặc 4 ñiểm và như vậy các loài chuối
trồng sẽ có tổng số ñiểm dao ñộng từ 15 - 75 ñiểm. Trên cơ sở tổng số ñiểm
của mỗi dòng, giống có ñược, Simmonds và Shepherd ñã chia toàn bộ chuối
ra làm 6 nhóm: AA, AAA, AAB, AB ABB và ABBB.
Nhóm AA/AAA tổng số ñiểm 15 - 23 ñiểm, nhóm AAB tổng số ñiểm
24 - 46 ñiểm, nhóm AB: 47 - 49 ñiểm, nhóm ABB: 59 - 63 ñiểm, nhóm
ABBB: 64 - 67 ñiểm.
Hệ thống phân loại này mang tính thuyết phục mạnh mẽ và dần dần
thay thế cho hệ thống phân loại của Linnaeur trong phân loại chuối.
Hiện nay, phân loại các giống chuối thường dựa vào hệ thống phân loại
trên cơ sở nhiễm sắc thể của Simmond, 1966. Theo hệ thống phân loại này chi
Eumusa có số nhiễm sắc thể là 11, có 9 - 10 loài, và có ñến 131 giống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Các giống chuối ăn tươi thuộc genome AA hoặc AAA. Chuối tiêu
thuộc nhóm AAA, nhóm phụ Cavendish, ñây là nhóm phụ cực kỳ quan trọng

trong giao dịch thương mại chuối cho cả xuất khẩu ở vùng nhiệt ñới và nội
tiêu ở vùng á nhiệt ñới trên thế giới. Do chiều cao của các giống trong nhóm
này biến ñộng rất lớn từ 1,8 - 5m nên ñược chia ra 4 loại: Loại Dwarf
Cavendish (tiêu lùn), loại Giant Cavendish (tiêu vừa), loại Robusta, và loại
Lacatan.
Theo Trần Thế Tục (1995) các giống chuối chính ở miền Bắc nước ta
ñược xếp vào 4 nhóm sau: Nhóm chuối tiêu, nhóm chuối tây, nhóm chuối
ngốp, và nhóm chuối ngự.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chuối
2.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây chuối
Về mặt dinh dưỡng, chuối là một trong các loại quả nhiệt ñới hàng ñầu,
rất ñược ưa chuộng, ñược mệnh danh là “Quả trí tuệ”. Cây chuối vừa cung
cấp nhiều loại chất dinh dưỡng, vừa như là “tủ thuốc gia ñình”. Giá trị dinh
dưỡng trong chuối khá cao. Hàm lượng ñường trung bình từ 10 ñến 22%
trọng lượng. Quả chuối có chứa hàm lượng vitamin khá lớn và rất phong phú
ñặc biệt là các vitamin nhóm A và vitamin nhóm C. Phân tích trong 100g
chuối có khoảng 250 - 335 ñơn vị A, 42 - 54 mg vitamin B1, 88 mg B2, 10 - 11
mg vitamin C.
Về năng lượng 100g chuối chín cho con người 110 - 130 calo, trong khi
ñó 100g táo chuối ñược 64 calo, 100g cam 52 calo. Chuối lại rất dễ tiêu hóa,
sau khi ăn vào chuối 1 giờ 45 phút ñã ñược hấp thu hết, trong khi ñó cam quýt
phải 2 giờ 45 phút, vì thế chuối là loại quả lý tưởng rất thích hợp cho những
người già, yếu mệt. Quả chuối cũng có vị trí ñặc biệt trong khẩu phần ăn giảm
mỡ, cholesterol và muối Na
+
(quả chuối chứa ít Na
+
và giàu K
+
, hàm lượng

K
+
ñạt 400mg/100g thịt quả).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Theo Vũ Công Hậu (1996) nếu thống kê ñầy ñủ các cây ăn quả trong
vườn của nước ta, chắc chắn rằng chuối là cây ñược trồng phổ biến nhất, hay
gặp nhất ở các vườn gia ñình, dù rộng hay hẹp.
2.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây chuối
Quả chuối nói chung và chuối tiêu nói riêng ñược ưa chuộng và tiêu
thụ với khối lượng lớn hơn nhiều do giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu, rẻ và an
toàn. Chuối tiêu ở miền Bắc còn là thứ quả ñược sử dụng nhiều ñể cúng lễ
vào các ngày ñầu, giữa tháng và nhất là vào dịp tết Nguyên ñán. Quả chuối
chủ yếu dùng ñể ăn tươi, ngoài ra còn là nguyên liệu quan trọng ñể chế biến
bánh, kẹo, tinh dầu, nước chuối, rượu chuối Toàn bộ sản phẩm của cây chuối
ừ củ chuối, thân chuối, lá khô, lá tươi, quả xanh, quả chín ñều có ích, có thể sử
dụng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp chế
biến thực phẩm…
Giá trị trao ñổi của chuối trên thị trường quốc tế rất cao, chuối tiêu
có thị trường tiêu thụ rộng lớn tại các nước phát triển, ñặc biệt là các nước
thuộc Liên minh châu Âu, Nga và SNG. Hiện tại, chuối tiêu của nước ta
ñược xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cả con ñường chính
ngạch và tiểu ngạch.
Hiệu quả kinh tế và lãi suất từ sản xuất chuối ñem lại khá cao.
Chuối có chu kỳ kinh tế ngắn, sau trồng 11 - 12 tháng thì thu hoạch, năng
suất có thể ñạt 40 tấn/ha và sản lượng 1.600 tấn sau trồng 11 - 12 tháng.
Với giá bán trung bình cho người thu gom 3.000 - 3.500 ñ/kg, mỗi ha mô
hình ñạt thu nhập 120 - 140 triệu ñồng/năm và lợi nhuận 50 - 60 triệu

ñồng/ha/năm. So với trồng lạc và ñậu tương, thu nhập từ trồng chuối Tiêu
hồng tăng 40 - 50 triệu ñồng/ha/năm và lợi nhuận tăng 25 - 30 triệu
ñồng/ha/năm. Nếu sản xuất chuối ñể xuất khẩu hoặc bán trực tiếp cho
người tiêu dùng thì lợi ích kinh tế còn cao hơn.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới
Cũng như cây cam, quýt, bưởi nho, táo bom… chuối là một trong
những cây trồng phổ biến nhất thế giới. Theo FAOSTAT , diện tích chuối thế
giới năm 2011 là 5.255.172 ha, tổng sản lượng ñạt 106.058.471 tấn. So với
các nước sản xuất chuối trên thế giới, Việt Nam ñứng thứ 12 về diện tích và
tổng sản lượng chuối. Diện tích trồng chuối của Việt Nam năm 2011 gần 100
nghìn ha, với tổng sản lượng 1.523.428 tấn.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng chuối của một số nước
trên thế giới năm 2011
TT Tên nước
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Ấn ðộ 796.500 28.455.100
2 Tanzania 532.077 3.143.835
3 Brazil 503.354 7.329.471
4 Philippin 450.125 9.165.043
5 Trung Quốc 390.000 10.400.000

6 Burundi 370.000 1.848.727
7 Ecuador 191.973 7.427.776
8 Uganda 140.000 580.000
9 Thái Lan 133.000 1.600.000
10 Angola 104.750 2.646.073
11 Indonesia 104.156 6.132.695
12 Việt Nam 99.489 1.523.428
13 Congo 85.000 316.982
14 Cameroon 84.591 1.394.675
15 Colombia 78.567 2.042.926

Tổng 5.255.172 106.058.471
Nguồn: FAOSTAT 2011

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Chuối ñược trồng ở những vùng nhiệt ñới. Nguồn cung chuối toàn cầu
có thể chia làm 3 khu vực chính là Mỹ Latinh (Ecuador, Brazil, Colombia…),
châu Phi (Cameroon, Bờ Biển Ngà…) và châu Á (Philippines). Mặc dù các
thị trường nhập khẩu chuối ngày một ña dạng, các nhà xuất khẩu vẫn tập
trung chủ yếu vào các thị trường tiêu thụ chính là Bắc Mỹ, châu Âu và một
vài nước châu Á.
Châu Á là nơi sản xuất chuối lớn nhất thế giới. Trong ñó, Ấn ðộ là
nước sản xuất lớn nhất với sản lượng chiếm 20% tổng sản lượng chuối toàn
cầu vào năm 2011. Philippines và Trung Quốc cũng nằm trong tốp các nước
sản xuất chuối lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của FAOSTAT năm
2011 Việt Nam ñứng thứ 12 trên thế giới về sản xuất chuối.
Ecuador là nhà xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới với thị phần tới 30%,
dù chỉ ñứng thứ 5 thế giới về sản lượng (khoảng 6% tổng sản lượng thế giới).

Xuất khẩu chuối là “nguồn sống” của một lượng lớn nông dân các nước Mỹ
Latinh. Xuất khẩu chuối của Ecuador chiếm tới 60% doanh số xuất khẩu nông
sản và 16% tổng doanh số xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này.

Bản ñồ chuối thế giới
Nguồn: />hang-hoa-toan-cau.htm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


Biểu ñồ 2.1: Xuất nhập khẩu chuối trên thế giới trong năm 2010 - 2012

Kể từ ñầu những năm 2000 ñến nay, thị phần các nhà cung cấp có nhiều
thay ñổi, có thêm nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu chuối, cũng có nhiều quốc
gia không còn chú trọng mặt hàng này. Các nước Mỹ Latinh vẫn chiếm thị phần
lớn nhất trên thị trường xuất khẩu chuối thế giới chiếm 81%. Trong năm 2012
khối lượng tổng kim ngạch xuất khẩu chuối toàn cầu ñạt mức cao kỷ lục 16,5
triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn (tương ñương 7,3 %) so với năm 2011.
Bảng 2.2: Xuất nhập khẩu chuối của các vùng trên thế giới
giai ñoạn 2010 - 2012
STT Vùng
Số lương
(triệu tấn)
Tỉ lệ
(%)

Xuất khẩu 15,3 100
1 Châu Mỹ Latin và Caribe 12,4
81

2 Châu Á 2,3 15
3 Châu Phi 0,6 4

Nhập khẩu 16,2 100
1 Bắc Mỹ 4,7 29
2 Liên minh châu Âu 4,5 28
3 Châu Á 2,9 18
4 Khác 4,1 25
Nguồn: FAO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Các nước xuất khẩu chuối chính là các nước Mỹ Latin và Caribbean
(81%), dẫn ñầu là Ecuador, Costarica, Colombia). Tiếp ñến là Châu Á 15%
(các nước xuất khẩu chuối chủ yếu là Philipin,; châu Phi là 4%.
Các nước nhập khẩu chuối chủ yếu là các nước phát triển tập trung chủ
yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Liên bang Nga, các
nước Trung ðông

Biểu ñồ 2.2: Xuất khẩu chuối của các nước trên thế giới
giai ñoạn 2010 - 2012

Biểu ñồ 2.3: Nhập khẩu chuối của các nước trên thế giới
giai ñoạn 2010 - 2012


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


Trong 30 năm qua, trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất thế giới
có chuối. Cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, giá chuối chịu tác
ñộng lớn của tình mùa vụ. Vì vậy, giá chuối thường có biên ñộ biến ñộng lớn.
ðáng chú ý, giá chuối có xu hướng ñi lên khá mạnh trong những năm qua, từ
khoảng 300 USD/tấn vào những năm 80 lên trên 1.100 USD/tấn vào năm
2012, mức tăng trên 300%.

Biểu ñồ 2.4: Diễn biến giá chuối 30 năm qua

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt ñới và cũng là một trong những xứ sở của
chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom,
chuối ngự Chuối ñược trồng phổ biến từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền
xuôi lên miền ngược. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về
kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Ở Việt
Nam, chuối cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng cây ăn quả của cả
nước năm 2011 là 832.700 ha, trong ñó diện tích trồng chuối là 122.600 ha,
(chiếm tỉ lệ 14,7%), sản lượng trung bình ñạt 1743,3 nghìn tấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Theo Hoàng Bằng An và CS (2010), phần lớn diện tích chuối ở nước ta
trồng phân tán, không thành vùng tập trung. Với ñặc ñiểm là cây ăn quả ngắn
ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối ñược trồng như một cây
tận dụng ñất trong các vườn cây ăn quả của các hộ gia ñình.
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2011
Số TT Loại quả
Diện tích

(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1 Chuối 122,6 1743,3
2 Dứa 40,5 532,7
3 Xoài 86,4 686,6
4 Cam quýt 68,9 702,1
5 Khác 514,3 -

Tổng số 832,7 -
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011, MARD
Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng chuối phát triển
khá nhanh trong thời gian qua, từ 108,1 nghìn ha năm 2006 tăng lên 122,6 nghìn
ha năm 2011. Trong ñó, ñồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng chuối lớn
nhất cả nước (diện tích năm 2011 là 39,6 nghìn ha), tiếp ñến là Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung, ñồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của Việt Nam
qua các năm
ðơn vị: nghìn ha
STT

Vùng 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích (nghìn ha)

1 Cả nước 108.1


109.7

111.7

116.2

119.5

122.6

2 ðồng bằng sông Hồng 16.9

16.5

17.0

17.3

17.7

17.8

3
Trung du và mi
ền núi
phía Bắc
11.6

12.4


13.4

14.6

15.3

16.7

4
Bắc Trung Bộ v
à duyên
hải miền Trung
30.4

30.1

30.1

31.3

32.8

33.1

5 Tây Nguyên - 4.0

4.3

4.0


4.3

4.5

4.8

6 ðông Nam Bộ - 10.4

10.7

10.8

10.8

10.6

10.6

7
ðồng bằng sông
Cửu Long
34.8

35.7

36.4

37.9


38.6

39.6


Năng suất (tạ/ha)






1 Cả nước 142.3

151.0

164.6

159.6

157.4

163.6

2 ðồng bằng sông Hồng 253.9

254.8

260.5


269.2

262.0

261.7

3
Trung du và mi
ền núi
phía Bắc
127.0

133.7

131.5

136.7

127.7

134.1

4
Bắc Trung Bộ v
à duyên
hải miền Trung
84.3

138.2


205.7

180.8

153.3

149.1

5 Tây Nguyên - 183.2

179.5

189.2

178.9

182.1

187.8

6 ðông Nam Bộ - 153.8

143.9

146.6

161.6

157.4


148.2

7
ðồng bằng sông
Cửu Long
120.2

119.1

120.5

120.0

120.1

141.8


Sản lượng (nghìn tấn)






1 Cả nước 1368.6

1485.8

1602.5


1611.8

1660.8

1 743.3

2 ðồng bằng sông Hồng 396.8

410.3

411.6

416.5

416.6

430.6

3
Trung du và mi
ền núi
phía Bắc
125.1

126.8

141.1

158.3


167.3

188.4

4
Bắc Trung Bộ v
à duyên
hải miền Trung
281.8

365.5

467.1

425.4

435.3

401.9

5 Tây Nguyên 69.6

73.6

71.9

68.0

76.5


78.9

6 ðông Nam Bộ 139.5

145.1

143.3

162.0

160.5

152.6

7
ðồng bằng sông
Cửu Long
355.8

364.5

367.5

381.6

404.6

490.8


Nguồn : Tổng cục Thống kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Năng suất chuối tăng ñáng kể qua các năm 2006 - 2011, năng suất dao
ñộng từ 14,2 - 16,4 tấn/ha, ñạt cao nhất vào năm 2009 là 16,4 tấn/ha. Trong
ñó, ñồng bằng sông Hồng ñạt năng suất cao nhất là 26,0 tấn/ha, do ñiều kiện
ñất ñai màu mỡ, ñiều kiện thời tiết thuận lợi và người dân có khả năng thâm
canh cao. Diễn biến tổng sản lượng chuối tương tự như ñối với diễn biến về
năng suất. Số liệu trình bày ở bảng 7 cho thấy từ năm 2008 và 2010 ñạt tổng
sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Năm 2011 ñạt sản lượng cao nhất là 1,7 triệu
tấn và sản lượng chuối năm 2012 ñạt 1,8 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2011.
ðồng bằng sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long ñạt sản lượng cao nhất,
năm 2011 sản lượng lần lượt là 430.600 tấn và 490.800 tấn.
Như vậy, có thể thấy rằng trên ñịa bàn cả nước, ñồng bằng sông Hồng
là vùng sản xuất chuối chiếm ưu thế hơn cả ñặc biệt là về năng suất và sản
lượng. Những ñịa phương có diện tích trồng chuối lớn tại vùng ñồng bằng
Sông Hồng là Hải Phòng 3.000 ha, tiếp ñến là Nam ðịnh 2.000 ha, Thái Bình
2.000 ha và Hưng Yên 1.000 ha. Hưng Yên không phải tỉnh có quy mô sản
xuất chuối lớn nhất vùng ñồng bằng Sông Hồng nhưng lại là nơi có quy mô
sản xuất tập trung lớn nhất.
Khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam rất thấp, ñạt khoảng 100.000
tấn/năm, chưa tương xứng với tiềm năng và tổng sản lượng chuối. Sản phẩm
chủ yếu chỉ ñược tiêu thụ trong nước dưới dạng quả tươi.
Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Ôxtraylia, Nga,
Hà Lan, Trung Quốc, ðức, Mông Cổ, New Ziland và Mỹ Trong ñó tập trung
chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ rau
quả nói chung và quả chuối nói riêng ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ
công trong cả quá trình từ trồng trọt ñến thu hoạch và chế biến. Xúc tiến

thương mại kém, chưa khai thác ñược lợi thế so sánh ñể chuyển sang thành lợi
thế cạnh tranh của ngành hàng chuối ở Việt Nam nên sản xuất không phát triển
mạnh và bền vững thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

2.3. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật ñối với cây chuối trên
thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật ñối với cây chuối
trên thế giới
Thời vụ: Cây chuối có thể trồng quanh năm, nhưng ñể ñạt hiệu quả cao,
bố trí thời vụ trồng thích hợp cần dựa vào 2 yếu tố chính: Thời gian thu hoạch
trùng với thời ñiểm giá bán chuối cao. Tuy nhiên thường chỉ hiệu quả cao ñối
với vụ trồng ñầu tiên, có thể ñến chu kỳ 2, còn các chu kỳ sau thì thời gian thu
hoạch bị kéo dài tự nhiên nên hiệu quả không cao.
Ở Puertorico và một số vùng trồng lý tưởng có thể trồng chuối quanh
năm. Trong khi ñó, ở những vùng khác thời vụ trồng cần phải sắp xếp sao cho
tránh ñược nắng gắt ñầu vụ và nhất là tránh rét khi trỗ buồng. Ở Ấn ðộ, bố trí
thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời tiết và nguồn nước sẵn có. Tại những vùng
mưa lớn và liên tục, thời vụ trồng nên sau mùa mưa. Ngược lại, những vùng
lượng mưa không quá lớn thì trồng vào ñầu mùa mưa, còn những vùng chủ
ñộng tưới tiêu thì trồng vào tháng 2, 3 là tốt nhất.
Ở vùng nhiệt ñới, thời vụ trồng nên tránh vụ mưa cao ñiểm vì có thể tạo
ñiều kiện cho củ bị thối. Ở những vùng không có hệ thống tưới vào mùa khô
nên bố trí thời vụ trồng vào ñầu mùa mưa. Ở vùng Bắc Queensland - Úc,
người ta trồng tháng 5 - 6 hoặc tháng 8 - 10, vì từ tháng 11 - 4 năm sau thời
tiết hoặc quá ướt hoặc quá khô làm cho cây con khó sống và thối gốc. Còn ở
vùng Tây Bắc Úc, vì mùa hè quá nóng nên chỉ trồng ñược vào mùa xuân. Ở
Nigeria, trồng từ tháng 8 - 12 mới tránh ñược thiệt hại do gió và khô vào

tháng 1 - 5 (có thể làm giảm năng suất 25%), nhờ vậy ñạt năng suất cao.
Nhiều kết quả nghiên cứu ñã khẳng ñịnh thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng
rất nhiều ñến chu kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả.
Mật ñộ: Mật ñộ trồng chuối thích hợp có thể quyết ñịnh năng suất và
chất lượng quả. Mật ñộ trồng phụ thuộc vào từng vùng, giống, loại ñất, nước

×