Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Mẫu đồ án thiết kế thủy điện trình bày khá chi tiết và đầy đủ về công trình các giải pháp thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 148 trang )

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,ngành xây dựng thủy lợi
- thủy điện có vai trò rất quan trọng. Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính
sách để ngành thủy lợi - thủy điện góp phần hơn nữa trong sự nghiệp phát triển chung
của đất nước, mà biểu hiện rõ nhất là nhiều công trình thủy lợi-thủy điện đã và đang
được xây dựng trên khắp mọi miền đất nước, giải quyết tình trạng thiếu điện,thiếu
nước trầm trọng, đáp ứng yêu cầu sản suất và sinh hoạt.Ngoài việc xây dựng các nhà
máy thủy điện lớn, còn ưu tiên xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ đang là nhu
cầu cấp bách, để góp phần phát triển điện năng trong phạm vi cả nước.
Với nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đó, trong nhiều năm qua trường đại học bách
khoa- Đại học Đà Nẵng đã và đang đào tạo những kỹ sư về các ngành nói chung và
ngành thủy lợi-thủy điện nói riêng để phục vụ cho nhu cầu đất nước.
Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại khoa xây dựng thủy lợi-thủy điện thuộc
trường đại học bách khoa Đà Nẵng, được sự dìu dắt và dạy dỗ tận tình của các thầy cô
giáo trong nhà trường, cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt công việc
học tập của mình.Kết quả của sự cố gắng đó là trong học kỳ cuối cùng, em đã được
giao thực hiện đề tài tốt nghiệp với nội dung:“Thiết kế công trình trạm thuỷ điện
Đakrông 2”.
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, với sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS.Nguyễn Thanh Hảo, cuối cùng em đã
hoàn thành đề tài tốt nghiệp được giao.Song, với một công trình lớn có nhiều hạng
mục, do thời gian và kiến thức có hạn nên phần nội dung thực hiện đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo thêm của các thầy cô
giáo, giúp em có thể hoàn thành tốt công việc của mình sau này.
Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến
các thầy cô giáo trong khoa xây dựng thủy lợi - thủy điện và đặc biệt là thầy giáo
ThS.Nguyễn Thanh Hảo - người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này!
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 05 năm 2011.


Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Quang
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 6
1.1.Sự cần thiết phải đầu tư công trình 6
1.2.Nhiệm vụ công trình 6
1.3.Vị trí công trình 6
1.4.Cấp công trình và tần suất tính toán 6
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- CÁC PHƯƠNG ÁN TUYẾN CÔNG TRÌNH 7
2.1.Vị trí địa lí 7
2.2.Các đặc trưng về khí tượng 7
2.2.1.Khái quát chung về đặc điểm khí hậu lưu vực 7
2.2.2.Nhiệt độ không khí 8
2.2.3.Độ ẩm không khí 8
2.2.4.Chế độ gió 9
2.2.5.Chế độ bốc hơi 9
2.2.6.Chế độ mưa 11
2.2.7.Lượng tổn thất bốc hơi của lưu vực 13
2.3.Các đặc trưng về thủy văn 13
2.3.1.Dòng chảy năm 13
2.3.2.Dòng chảy lũ 15
2.3.3.Dòng chảy bùn cát 18
2.3.4.Quan hệ Q=f(H) 19
2.4.Các điều kiện về địa hình 20
2.4.1. Tổng quan địa hình 20
2.4.2. Các tài liệu địa hình sẵn có. 20

2.4.3. Thành phần công việc thực hiện 21
2.4.4. Yêu cầu công tác khảo sát địa hình 21
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:3
2.5. Các điều kiện về địa chất 21
2.5.1.Tuyến đập dâng 21
2.5.2. Phương án tuyến năng lượng 27
2.5.3. Phương án tuyến đường ống áp lực. 29
2.5.4 Khu vực nhà máy. 29
2.5.5. Tuyến kênh xả ra sau nhà máy. 29
2.6. Các phương án tuyến công trình 30
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỦY NĂNG 33
3.1.Tài liệu dùng trong tính toán 33
3.1.1. Tài liệu dùng tính toán thủy năng 33
3.1.2.Lập luận chọn loại hồ điều tiết 39
3.1.3.Lựa chọn mực nước dâng bình thường 40
3.1.4.Tính toán, chọn mực nước chết 40
3.2.Tính toán thủy năng 42
3.2.1.Lập bảng tính toán thủy năng 42
3.2.2.Xác định công suất bảo đảm 47
3.2.3. Xác định công suất lắp máy 47
3.2.4.Xác định các thông số của trạm thủy điện 48
3.3.Thống kê các thông số thủy năng 49
CHƯƠNG 4. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ 50
4.1.Chọn số tổ máy 50
4.2.Chọn tuabin thủy lực 56
4.3.Chọn buồng tuabin 57
4.3.1 Công dụng của buồng xoắn, yêu cầu khi tính toán buồn xoắn và phương
pháp tính toán: 57
4.3.2 Tính toán thủy lực buồng xoắn : 58

4.4.Chọn ống hút 61
4.5.Chọn thiết bị điều tốc 63
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:4
4.6.Chọn máy phát điện 65
4.7.Chọn máy biến áp 67
4.8.Chọn cầu trục trong nhà máy 67
CHƯƠNG 5. CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG 70
5.1.Tính toán điều tiết lũ 70
5.1.1.Chọn loại tràn,hình thức tràn 70
5.1.2.Xác định cao trình ngưỡng tràn 71
5.1.3.Tính toán điều tiết lũ 71
5.2.Thiết kế đập dâng nước 82
5.2.1.Xác định cao trình đỉnh đập 83
5.2.2.Thiết kế đập dâng nước 87
5.2.3. Tính toán ổn định đập dâng nước 90
5.3.Thiết kế tràn xả lũ 94
5.3.1.Xác định các kích thước tràn xả lũ 94
5.3.2.Kiểm tra khả năng xả của tràn 96
5.3.3.Tính toán tiêu năng sau tràn 97
5.4.Thiết kế cửa lấy nước 99
5.4.1.Phân tích chọn loại cửa lấy nước 99
5.4.2.Xác định hình dạng cửa vào cửa lấy nước 99
5.4.3.Bố trí thiết bị trong cửa lấy nước 100
5.4.4.Xác định các kích thước cửa lấy nước 101
5.5.Thiết kế đường hầm dẫn nước 104
5.5.1.Chọn tuyến đường hầm 104
5.5.2.Thiết kế mặt cắt ngang đường hầm 104
5.5.3.Tính toán gia cố đường hầm 105
5.6.Thiết kế đường ống áp lực 106

5.6.1.Tính toán nước va thủy lực 106
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:5
5.6.2.Thiết kế đường ống áp lực 114
CHƯƠNG 6. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 117
6.1.Xác định cao trình trong nhà máy 117
6.1.1. Xác định độ cao hút nước cho phép. 117
6.1.2. Xác định cao trình lắp máy. 118
6.1.3. Xác định cao trình máy phát. 118
6.1.4. Xác định cao trình sàn gian máy. 119
6.1.5. Xác định cao trình sàn lắp ráp. 119
6.1.6. Xác định cao trình dầm cầu trục. 119
6.1.7. Xác định cao trình đáy ống xả. 119
6.1.8. Xác định cao trình đáy nhà máy. 119
6.2.Xác định các kích thước của nhà máy 119
6.2.1. Xác định chiều dài nhà máy. 119
6.2.2. Xác định bề rộng nhà máy. 120
6.3.Vị trí đặt máy biến áp 120
Nguyên tắc bố trí trạm biến áp: 120
CHƯƠNG 7
TỔ CHỨC XÂY DỰNG – TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH 122
7.1.Giải pháp dẫn dòng thi công 122
7.1.1. Điều kiện thủy văn công trình 122
7.1.2. Sơ đồ dẫn dòng thi công 122
7.2.Tổng tiến độ thi công 124
7.2.1. Tổng tiến độ thi công 124
7.2.2. Các biện pháp thi công chính 125
7.3.Các chỉ tiêu kinh tế 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 136

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:6
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Sự cần thiết phải đầu tư công trình
Để góp phần nâng cao đời sống xã hội trong khu vực, mặt khác để khai thác
cột nước và lượng nước trên sông ĐaKrông, một tài nguyên thiên nhiên phong phú thì
việc xây dựng thủy điện ĐaKrông 2 là cần thiết.
Thủy điện ĐaKrông 2 được xây dựng sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn điện
cho lưới điện khu vực, đặc biệt là tỉnh Quảng Trị,chủ động được nguồn điện khi có sự
cố lưới điện quốc gia.Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của khu vực
trong giai đoạn tới cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa nguồn thuỷ điện
ĐaKrông 2 vào vận hành, khai thác.
1.2.Nhiệm vụ công trình
Nhiệm vụ chủ yếu của công trình hoà vào lưới điện quốc gia với công suất lắp
máy khoảng 15MW là công trình thủy điện loại vừa.
Công trình đi vào vận hành có tác dụng nâng cao chất lượng điện cho lưới điện
địa phương đặc biệt là huyện ĐaKrông,tỉnh Quảng Trị.
1.3.Vị trí công trình
Tuyến đập ĐaKrông nằm trên dòng chính ĐaKrông thuộc địa phận xã
ĐaKrông,huyện ĐaKrông, tuyến nhà máy dự kiến đặt trên sông Quảng Trị (dòng
chính) thuộc địa phận xã ĐaKrông,huyện ĐaKrông, các tuyến có vị trí toạ độ địa lý là:
Tuyến đập: X = 1841075m; Y = 533653m.
Nhà máy: X = 1842118m; Y = 533085m.
1.4.Cấp công trình và tần suất tính toán
Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 “Công trình thuỷ lợi
- Các quy định chủ yếu về thiết kế” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày 28/08/2002,
công trình thuỷ điện ĐaKrông 2 với công suất dự kiến 15MW thuộc loại công trình
cấp III. Như vậy mức bảo đảm thiết kế phát điện của công trình là P=85%.




Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:7
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
CÁC PHƯƠNG ÁN TUYẾN CÔNG TRÌNH
2.1.Vị trí địa lí
Sông ĐaKrông là một nhánh chính của sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông
bắt nguồn từ vùng núi Hồng Thuỷ có độ cao nguồn sông khoảng 1200(m) trên đỉnh
Trường Sơn, giáp với biên giới Việt Lào. Từ thượng nguồn sông chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam rồi ra nhập với sông Rào Quán tại Sa Lăng cách thị trấn Khe Sanh
khoảng 8(km) về phía Tây, từ đây sông được gọi tên là Thạch Hãn rồi tiếp tục chảy
theo hướng Đông – Tây rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
Nhìn chung địa hình tỉnh Quảng Trị khá phức tạp, toàn bộ lãnh thổ trải dài
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có địa hình ngang hẹp nhất khoảng 70(km), hình
thành bốn vùng đặc thù: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
Tuyến công trình nghiên cứu nằm trên sông ĐaKrông thuộc vùng núi của tỉnh Quảng
Trị, nơi có lượng mưa và điều kiện địa hình để xây dựng các công trình thủy điện rất
thuận lợi.
Dưới đây là bảng các đặc trưng hình thái tuyến nghiên cứu và trạm thuỷ văn
Gia Vòng.
Bảng 2.1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông tính đến tuyến nghiên cứu
Tuyến
Diện tích
lưu vực
(km
2
)
Độ dài sông

(km)
Mật độ lưới
sông
(km/km
2
)
Cao độ trung
bình lưu vực
(m)
Độ dốc
lòng
sông(%o)
Gia Vòng
267
44
1.14
207

Sông Quảng Trị
2660
156
0,92
301

Đa Krông
732
75
1.10
350
4,6

2.2.Các đặc trưng về khí tượng
2.2.1.Khái quát chung về đặc điểm khí hậu lưu vực
Lưu vực nghiên cứu nằm về phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có đặc điểm khí hậu
mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa, bị biến tính mạnh mẽ bởi điều kiện địa
hình, nằm trên độ cao trung bình từ 400÷450(m).Lưu vực dự án nằm trên cả hai phía
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:8
Tây và Đông dãy Trường Sơn, nhưng chịu ảnh hưởng không nhiều của chế độ khí hậu
phía Tây Trường Sơn.
Đây cũng là vùng giao tranh của các khối không khí lớn từ các phía, khối không
khí cực đới lục địa biến tính từ phía Bắc tràn xuống, khối không khí nhiệt đới biển từ
phía Đông – Nam, Tây – Nam và khối không khí nóng xích đạo. Sự bất ổn định trong
giao tranh của các khối không khí tạo nên sự xáo trộn, đó chính là nguồn gốc của các
sự biến động khí hậu trên khu vực theo không gian và thời gian.Do địa hình chắn
ngang của các đèo Ngang ở phía Bắc, Hải Vân ở phía Nam, dãy Trường Sơn dọc theo
ở phía Tây và biển Đông, làm cho biến động về khí tượng trở nên sâu sắc mà đặc điểm
chính của nó là: mưa lớn, gió nóng, bão, giông, mưa đá, mưa phùn, rét và sương mù.
2.2.2.Nhiệt độ không khí
Lưu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không
khí trung bình năm trên lưu vực thay đổi trong khoảng 21
oC
- 25
oC
, nhiệt độ tối thấp
trung bình khoảng 8
oC
- 12
oC
, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 4
oC

.Các tháng XII, I, II là
các tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17
oC
- 19
oC
. Các tháng nóng nhất là VI,
VII, VIII với nhiệt độ trung bình từ 24
oC
- 29
oC
, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,8
oC
,
biên độ dao động ngày của nhiệt độ trung bình là 8
oC
. Các đặc trưng về nhiệt độ trung
bình, cao nhất, thấp nhất các tháng, năm của trạm Khe Sanh và A Lưới được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí trung bình một số trạm đại biểu (
o
C)
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII

IX
X
XI
XII
Năm
Khe Sanh
18.2
19.2
21.7
24.5
25.6
25.7
25.3
24.8
24.2
22.9
20.7
18.3
22.6
A Lưới
17.4
18.4
20.4
22.7
24.1
25.1
24.9
24.8
23.1
21.5

19.6
17.5
21.6
2.2.3.Độ ẩm không khí
Giá trị độ ẩm tương đối thực đo trung bình hàng tháng và năm của một số trạm
trên lưu vực cho thấy độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định, đặc biệt nơi đây
là thung lũng trên sườn cao của dãy Trường Sơn có nhiều dải rừng nguyên sinh che
phủ và có lượng mưa trung bình năm lớn, do đó mức độ ẩm ướt có xu thế cao hơn.Các
số liệu quan trắc cho thấy độ ẩm lớn nhất vào các tháng X-XII, trung bình khoảng
91-93%, độ ẩm nhỏ nhất vào tháng VI-VIII, trung bình khoảng 75-80%.Giá trị độ ẩm
không khí trung bình tháng cho thấy chênh lệch độ ẩm tương đối trung bình giữa các
tháng trong năm thay đổi không nhiều, giá trị độ ẩm không khí tương đối trung bình
tháng của một số trạm theo bảng sau:
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:9
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng một số trạm đại biểu (%)
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm

Khe Sanh
89.9
89.6
85.5
82.9
83.5
85.3
85.8
89.0
90.5
90.9
90.7
90.7
87.9
A Lưới
90.8
90.7
88.8
87.8
85.9
80.3
79.4
81.5
89.2
92.0
92.8
92.7
87.7
2.2.4.Chế độ gió
Cơ chế gió mùa cùng với đặc điểm địa hình đã quyết định đến các đặc trưng tốc

độ và hướng gió trên lưu vực, hướng gió thay đổi luân phiên theo mùa, mùa Đông
hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Bắc, mùa hè gió thịnh hành là hướng
Tây và Tây Bắc, các đặc trưng về gió và gió thịnh hành quyết định đến đặc điểm khối
không khí gây mưa, khả năng bốc hơi và những ảnh hưởng khác trên lưu vực.
Tốc độ gió trung bình năm tại Khe sanh và Đông Hà đạt 2,5 – 3 m/s.Tốc độ gió
mạnh nhất quan trắc được tại Khe Sanh là 28 – 40(m/s) chủ yếu là hướng Tây và Tây
Nam. Qua phân tích số liệu trên, nhận thấy trạm khí tượng Khe Sanh nằm gần tuyến
công trình nghiên cứu, thể hiện đầy đủ cơ chế gió mùa trong năm trên lưu vực, nên sử
dụng số liệu gió của trạm khí tượng này làm tài liệu tính toán cho công trình.Dựa vào
số liệu quan trắc tốc độ gió tại trạm Khe Sanh tính được tốc độ gió lớn nhất ứng với
các tần suất thiết kế, của một số hướng, kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Vận tốc gió ứng với các tần suất thiết kế trạm Khe Sanh (m/s)
Hướng
P(%)
N
NW
W
SW
Vô hướng
Vmax 2%
23.0
18.3
31.0
32.4
34.9
Vmax 4%
18.2
14.9
27.2
27.4

30.2
Vmax 50%
4.8
5.5
3.2
12.4
14.9
2.2.5.Chế độ bốc hơi
Tổn thất bốc hơi gia tăng khi xây dựng hồ chứa dự án thủy điện Đakrông 2, được
đánh giá dựa trên cơ sở tài liệu dòng chảy tính toán, tài liệu mưa trên lưu vực và tài
liệu bốc hơi thực đo tại các trạm khí tượng Khe Sanh, A Lưới.Bao gồm bằng ống
Piche và mặt nước đồng bộ giữa các thời kỳ quan trắc.Số liệu bốc hơi đo bằng ống
Piche của các trạm trong khu vực được ghi trong bảng sau.
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:10
Lượng bốc hơi trung bình năm trong khu vực đo bằng ống Piche biến động từ
760 đến 840(mm).Các tháng V, VI, VII, VIII có lượng bốc hơi lớn nhất, tại A Lưới
tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là VIII với 148,7(mm); tại Khe Sanh là tháng V là
95,8 (mm).Các tháng XI, XII có lượng bốc hơi nhỏ nhất, tại Khe Sanh vào tháng XII
có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 38,1 mm; tại A Lưới là 25,4(mm).
Bảng 2.5. Lượng bốc hơi bình quân tháng các trạm trong và lân cận lưu vực
Đơn vị: mm
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII

VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Alưới
35.3
36.7
56.9
65.4
86.2
134.8
148.7
130.0
56.1
34.3
27.4
25.4
837.3
Khe Sanh
43.6
44.2
78.2
92.6
95.8
91.2
84.9
62.9
45.4

42.8
39.5
38.1
759.3
Bốc hơi trung bình nhiều năm giữa các trạm trong khu vực, có tỉ lệ phân bố theo
từng tháng là gần giống nhau. Để tính toán bốc hơi cho lưu vực đến tuyến công trình
dự án Đakrông chọn số liệu hai trạm Khe Sanh, A Lưới để tính toán, do trạm Khe
Sanh nằm phía dưới hạ lưu tuyến đập, trạm A Lưới nằm phía trên thượng lưu, hai trạm
có thời kỳ quan trắc khá dài từ năm 1976 đến 2006 và thể hiện được đặc trưng khí
tượng trong khu vực. Lượng bốc hơi ống Piche trung bình hai trạm từ năm 1976 đến
2006 là:
Z
Picher
= 798,2(mm).
Về số liệu lượng bốc hơi mặt nước trong khu vực chưa được nghiên cứu đầy đủ,
số liệu bốc hơi mặt nước tính toán cho lưu vực Đa Krông, được lấy theo trị số bốc hơi
chậu A đặc trưng trong vùng của trạm Huế như sau:
Bảng 2.6. Lượng bốc hơi trung bình chậu A của trạm Huế (mm)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI

XII
Năm
Zchậu
66.3
63.0
94.6
131.0
176.0
180.0
199.0
176.0
125.0
87.5
64.3
53.3
1416
Từ số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Huế:
- Quan hệ giữa bốc hơi mặt nước và bốc hơi chậu A: Cp = 0,92
- Quan hệ bốc hơi chậu A và bốc hơi ống Piche được xác định như sau:
516.1
934
1416

Piche
chauA
Z
Z
k

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2

SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:11
Như vậy, lượng bốc hơi mặt nước của lưu vực Đakrông được xác định như sau:
Zn = Cp

. Z
chậu A

Zn = Cp. K. Z
Piche
= 0,92.1,516.798,2 = 1113(mm)
2.2.6.Chế độ mưa
Trên cơ sở số liệu mưa thực đo của tất cả các trạm đo mưa có trong khu vực và
của tỉnh Quảng Trị và lân cận, tham khảo tài liệu bản đồ đẳng trị lượng mưa trong khu
vực (theo Atlas – Khí tượng Thủy văn của Viện Khí tượng Thủy văn lập năm 2002) để
phân tích và tính toán các đặc trưng mưa như: lượng mưa bình quân lưu vực, lượng
mưa lớn nhất thời đoạn 1, 2, 3, 4 ngày từ đó xác định được lượng dòng chảy năm,
dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt trên lưu vực.
Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V đến tháng X , còn mùa khô bắt đầu từ
tháng XI đến tháng IV năm sau lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85 – 90% lượng
mưa năm. Lượng mưa sinh lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào tháng X đó là thời
gian xảy ra giao tranh ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với những đợt gió mùa Đông
Bắc mạnh nhất tràn từ lục địa Trung Quốc tới.
Lượng mưa trung bình năm thực đo ở một số trạm trên lưu vực sông Thạch Hãn
và lân cận xem trong bảng 2.7
Bảng 2.7. Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm trên lưu vực
TT
Vị trí trạm
Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
1
Đông Hà

2295,0
2
Khe Sanh
2059,0
3
Ba Lòng
2930,4
4
Tà Rụt
2085,0
5
A Lưới
3544,0
6
Nam Đông
3590,0
7
Thượng Nhật
3306,0
8
Huế
2824,0
9
Cổ Bi
2911,3
Các đặc trưng lượng mưa tháng và năm trung bình nhiều năm của các trạm khí
tượng được ghi ở bảng 2.8

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:12

Bảng 2.8. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm (mm)
Trạm
Các tháng, năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Khe Sanh
17.3
20.5
30.8
87.3
166.3
194.4
211.3
297.9
368.7
417.7
180.1
66.1
2059

A Lưới
60.0
46.6
57.6
160.6
244.9
197.2
150.4
222.9
433.6
887.9
740.2
342.7
3544
Lưu vực sông Đa Krông thuộc vùng mưa lớn trong khu vực, lượng mưa thay đổi
theo thời gian và không gian, theo bản đồ đẳng trị mưa năm của lưu vực sông Thạch
Hãn nói riêng và các lưu vực sông miền Trung nói chung, cho thấy có một tâm mưa
nhỏ tại khe Sanh(2059 mm), đi về phía Bắc lượng mưa tăng dần từ hạ lưu đến thượng
lưu sông Rào Quán,đi về phía nam lưu vực sông ĐaKrông nhận thấy lượng mưa tăng
dần đến 2800÷3500 tại Huế và A Lưới,đến 3500÷3600 tại Nam Đông và Thượng
Nhật,và tâm mưa lớn nhất của vùng này là Bạch Mã với lượng mưa lên tới 7500(mm)
Lượng mưa của lưu vực ĐaKrông được xác định dựa trên bản đồ đặc trị mưa năm
do Báo cáo xây dựng và kết hợp với bản đồ đặc trị của viện khí tượng thủy văn xây
dựng, theo kết quả tính toán của chuỗi số liệu từ khi quan trắc đến năm 2006 của các
trạm khí tượng, thủy văn trong phạm vi cả nước.Tính lượng mưa bình quân trên toàn
lưu vực theo công thức sau:








n
i
i
n
i
ii
i
tb
f
XX
f
X
1
1
1
)
2
(

X
i
:Lượng mưa ứng với các đường đặc trị mưa trong lưu vực
f
i
: Diện tích nằm giữa hai đường đặc trị mưa liền nhau X
i
và X

i+1
trong phạm vi lưu
vực.
Xác định được lượng mưa trung bình lưu vực ĐaKrông là khoảng 2604(mm)
Sử dụng mô hình phân bố mưa tại trạm Khe Sanh xác định được mô hình phân phối
mưa lưu vực tính đến tuyến đập ĐaKrông như sau:
Bảng 2.9. Phân phối lượng mưa trung bình tháng,năm lưu vực Khe Sanh
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
X
bqlv
(mm)
21.9
26.0
39.0
110.4
210.4
245.9

267.3
376.9
466.5
528.3
227.8
83.6
2604
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:13
Để phục vụ cho việc tính toán xác định dòng chảy lũ thiết kế cho công trình,
lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất thiết kế được xác định theo trạm A Lưới
như bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10. Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế tại trạm A Lưới
P(%)
0,2
0,5
1
2,0
5
10
H
p
(mm)
1049
918
806
699
567
473
2.2.7.Lượng tổn thất bốc hơi của lưu vực

Bốc hơi từ bề mặt lưu vực được xác định bằng phương trình cân bằng nước:
Zo = Xo -Yo
Lượng mưa bình quân của lưu vực: Xo = 2604 mm
Lớp dòng chảy bình quân lưu vực: Yo = 1809 mm
Zo = 2604 mm – 1809 mm = 795 mm
Tổn thất bốc hơi gia tăng khi có hồ chứa sẽ là:
Z = Zn - Zo = 1113 mm – 795 mm = 318 mm
Phân phối lượng tổn thất bốc hơi gia tăng trong năm được xác định theo mô hình phân
phối bốc hơi trung bình của ống Piche tại trạm Khe Sanh và A Lưới từ năm 1976 –
2006. Kết quả được chỉ ra trong bảng sau:
Bảng 2.11. Phân phối tổn thất bốc hơi mặt nước hồ chứa Đa krông
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Z(mm)
15.7
16.1
26.9
31.5

36.3
45.0
46.5
38.4
20.2
15.4
13.3
12.7
318
2.3.Các đặc trưng về thủy văn
2.3.1.Dòng chảy năm
Để xác định hệ số biến đổi C
v
, sử dụng công thức kinh nghiệm trong quy phạm
QP.TL - C - 6 - 77 có dạng:
08,04,0
'
)1( 

FM
A
C
o
v
; A' lấy theo trạm tương tự Gia Vòng (A' = 2,3)
Xác định được: C
vtđập
= 0,262;
Hệ số thiên lệch C
s

thường lấy theo kinh nghiệm với dòng chảy năm chọn:
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:14
C
s
= 3C
v
cho lưu vực nghiên cứu.
Từ các thông số Q
tb
, C
v
, C
s
tại các tuyến công trình. Tiến hành xác định dòng chảy
năm ứng với các tần suất thiết kế theo hàm phân bố P - III.Kết quả tính toán ứng
với các tần suất thiết kế được trình bày ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đặc trưng dòng chảy năm thiết kế tại tuyến công trình Đa krông 2

Tuyến
Diện tích
lưu vực
(km
2
)
Q
o

(m
3

/s)

C
v


C
s


Q
p%
(m
3
/s)
10
50
75
80
90
Đakrông 2
732
42.0
0.262
3C
v

56.7
40.6
34.0

32.6
29.1

Bảng 2.13. Lưu lượng bình quân tháng tuyến Đakrông 2






F = 732 km2


Đơn vị: m
3
/s
TT
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII

TB
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
1
1977
22.0
13.8
11.0
7.7
5.2
4.2
3.2
4.7
22.1
86.4
129.2
31.6

28.43
2
1978
18.9
11.1
8.2
7.7
22.5
7.4
5.9
30.8
183.8
118.7
71.5
54.8
45.11
3
1979
24.7
13.4
7.9
6.0
8.8
30.5
8.7
24.8
168.4
36.6
57.4
33.4

35.04
4
1980
14.9
9.5
5.7
5.9
11.7
15.2
5.8
3.3
263.8
186.1
108.9
57.6
57.36
5
1981
45.3
20.1
10.7
10.4
29.5
15.2
12.4
4.3
28.4
177.2
270.3
52.7

56.39
6
1982
23.5
13.7
7.8
7.1
7.0
3.7
3.9
1.7
20.1
39.9
193.4
41.4
30.27
7
1983
16.9
10.2
7.0
4.3
3.9
9.7
3.1
6.8
11.2
246.2
85.6
21.8

35.57
8
1984
15.6
12.5
8.3
5.3
14.9
12.4
12.8
22.5
27.4
146.4
121.5
41.8
36.79
9
1985
17.4
11.5
8.3
7.5
6.8
6.9
3.5
3.9
33.9
190.3
200.0
49.5

44.95
10
1986
22.5
14.0
8.4
5.8
10.0
4.1
3.0
13.4
5.1
104.7
91.9
89.5
31.03
11
1987
36.0
18.8
10.4
12.8
12.8
11.2
3.2
33.6
72.0
39.1
125.0
34.4

34.13
12
1988
21.0
12.9
8.2
5.9
5.8
3.5
2.8
3.6
27.7
121.7
42.5
73.8
27.45
13
1989
46.3
16.3
11.4
7.7
55.5
25.6
18.7
20.4
17.5
93.9
71.6
41.9

35.56
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:15
TT
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)

(13)
(14)
(15)
14
1990
13.8
13.1
12.4
7.1
13.2
21.2
9.2
21.9
127.7
369.7
140.6
37.0
65.57
15
1991
23.2
14.6
11.6
8.9
7.3
4.7
3.7
8.9
5.8
204.5

54.1
50.5
33.16
16
1992
25.1
15.2
9.8
5.5
5.2
8.1
6.2
14.9
22.5
359.1
94.0
58.0
51.97
17
1993
30.4
17.0
10.6
8.2
20.2
7.5
4.4
8.7
18.9
79.0

63.2
150.5
34.88
18
1994
22.5
11.8
8.7
5.8
6.1
5.2
4.9
3.9
89.9
80.8
107.7
111.0
38.20
19
1995
25.6
11.7
7.0
4.2
9.8
3.4
2.8
4.7
44.3
407.7

183.8
51.0
63.00
20
1996
27.6
21.0
10.4
9.0
11.1
11.5
7.5
4.1
53.6
163.1
217.6
88.8
52.10
21
1997
32.8
13.6
9.7
11.0
6.5
3.5
5.7
5.1
83.1
81.2

48.1
46.4
28.89
22
1998
10.6
7.1
5.2
3.0
5.1
2.3
1.8
3.6
121.6
70.7
262.5
103.7
49.78
23
1999
32.9
16.8
12.7
26.5
62.5
20.4
7.2
5.5
4.4
106.5

296.1
68.1
54.98
24
2000
24.8
15.4
8.2
32.1
20.1
18.0
11.0
17.8
28.5
125.1
138.7
83.8
43.63
25
2001
36.4
17.0
22.6
12.7
14.2
7.5
3.4
19.6
11.3
101.5

104.1
105.0
37.95
26
2002
27.2
11.3
7.0
6.7
10.5
4.2
3.2
4.3
138.2
139.0
100.9
40.9
41.12
27
2003
21.4
12.5
7.0
6.2
16.3
13.7
3.9
3.6
26.7
107.3

95.5
81.6
32.99
28
2004
34.5
22.6
10.2
6.7
10.4
35.6
8.4
11.6
37.0
49.5
160.4
53.1
36.67
29
2005
13.5
7.5
6.2
5.1
4.2
2.8
4.9
13.2
128.3
318.3

118.4
85.4
58.97
30
2006
24.3
27.9
14.0
12.5
13.7
10.9
13.4
46.8
74.9
140.0
29.2
48.6
38.01
TB
25.04
14.46
9.55
8.85
14.36
11.01
6.28
12.40
63.27
149.7
126.1

62.93
42.00
2.3.2.Dòng chảy lũ
Lưu lượng lớn nhất trong năm
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế theo hai phương pháp trên cho kết quả không chênh
lệch nhau nhiều, hai phương pháp Xôkôlôpxki và Alêchxâyép đều được sử dụng để
tính toán cho những lưu vực không có tài liệu đo đạc dòng chảy, và đều dựa trên các
thông số của lưu vực nghiên cứu.Do phương pháp Xôkôlôpxki thường hay được dùng
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:16
để tính toán cho những lưu vực không có tài liệu dòng chảy có diện tích lớn hơn
100(km
2.)
.Trong giai đoạn này kiến nghị chọn kết quả tính dòng chảy lũ theo phương
pháp Xôkôlôpxki để đưa vào tính toán thiết kế.
Kết quả lựa chọn tính lũ thiết kế cho các tuyến công trình được trình bày ở trong
bảng 2.13.
Bảng 2.13. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các tuyến công trình TĐ Đa krông 2
Tuyến công trình
(F km
2
)
Lưu lượng lũ thiết kế P% (Q
p%
m
3
/s)
0,2
1
5

10
Tuyến đập
732
6734
5114
3522
2894
Nhà máy
1064
8366
6354
4376
3596

Dòng chảy lũ thi công
Dòng chảy lũ thi công được tính cho các tháng mùa kiệt, theo phân mùa ở tuyến
nghiên cứu thì mùa kiệt từ tháng I – IX, còn mùa lũ từ tháng X – XII.Do tháng IX là
tháng chuyển tiếp giữa mùa kiệt sang mùa lũ, là tháng có khá nhiều sự biến động thời
tiết do vậy mà xuất hiện khá nhiều những trận lũ lớn dẫn đến thi công gặp nhiều khó
khăn, vì vậy việc xác định đỉnh lũ thi công được tính từ XII – VIII (vì tháng XII có lưu
lượng lũ không lớn lắm). Lưu lượng lớn nhất thời kỳ lấp sông và dẫn dòng thi công
ứng với các tần suất thiết kế 5%, 10% và 20% được xác định dựa trên cơ sở tính toán
tần suất từ 30 năm số liệu thực đo của trạm thủy văn Gia Vòng, được tính theo công
thức triết giảm như sau:
Công thức có dạng:
n
a
mpamp
F
F

QQ










1

Trong đó:
Q
mp
, Q
mpa
: là lưu lượng lũ ứng với các tần suất thiết kế tại các tuyến công trình và trạm
thuỷ văn Gia Vòng.
F và F
a
: là diện tích lưu vực của tuyến công trình và trạm thủy văn Gia Vòng.
Hệ số triết giảm n = 0,41 được xác định theo tài liệu thực đo của các trạm đo đạc dòng
chảy trên các lưu vực sông Miền Trung. Kết quả tính toán trong bảng sau:

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:17
Bảng 2.14. Lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất thiết kế các tháng mùa kiệt tại tuyến
đập công trình TĐ Đa Krông 2


Tháng
Q
P%
(m
3
/s)
5
10
20
I
85.5
67.6
50.0
II
94.9
67.2
44.9
III
77.1
54.6
36.5
IV
142.8
102.4
67.9
V
366.0
262.5
174.2

VI
178.4
126.3
84.4
VII
100.8
71.3
47.7
VIII
453.4
321.0
214.5
XII
484.40
343.73
230.4
Mùa Kiệt
935.7
689.1
476.5
Bảng 2.15. Lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất thiết kế các tháng mùa kiệt tại tuyến
nhà máy công trình TĐ Đa krông 2

Tháng
Q
P%
(m
3
/s)
5

10
20
I
106.6
84.2
62.4
II
118.3
83.8
56.0
III
96.1
68.1
45.5
IV
178.0
127.7
84.7
V
456.5
327.4
217.2
VI
222.4
157.5
105.3
VII
125.7
89.0
59.4

VIII
565.4
400.3
267.5
XII
604.1
428.7
287.3
Mùa Kiệt
1166.9
859.4
594.2
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:18
2.3.3.Dòng chảy bùn cát
Trong lưu vực tuyến công trình thủy điện ĐaKrông 2 không có trạm đo bùn cát.
Do vậy dựa vào số liệu quan trắc bùn cát của các trạm lân cận để tính toán bùn cát cho
tuyến công trình.Theo bản đồ phân vùng độ đục nước sông thì lưu vực tuyến công
trình nghiên cứu nằm cùng vùng với các lưu vực sông ở Huế, Đà Nẵng, có độ đục giao
động từ 100 – 200(g/
3
m
), sau đây xem xét một số trạm thuỷ văn trong vùng có đo đạc
dòng chảy bùn cát:
Dòng chảy bùn cát của các trạm lân cận lưu vực nghiên cứu
Để tính toán cho lưu vực dự án Đakrông 2 dùng số liệu đo ở các trạm miền
Trung Trung Bộ lân cận bao gồm: trạm Thành Mỹ trên sông Cái, trạm Nông Sơn trên
sông Thu Bồn .
Nguồn số liệu của các trạm này, về mặt tương tự có nhiều điểm giống với điều
kiện của lưu vực nghiên cứu, do cùng nằm trong vùng khí hậu của Trung Trung bộ,

mang đặc điểm lượng mưa trung bình hàng năm lớn, chế độ dòng chảy dồi dào, sườn
dốc lưu vực lớn và có lớp phủ bề mặt tương đối giống nhau.Đây là nguồn số liệu duy
nhất và có thời kỳ quan trắc dài, đáng tin cậy dùng để tham khảo tính toán cho lưu vực
Đa krông. Thống kê số liệu thực đo hàm lượng phù sa trung bình tháng tại các trạm
Thành Mỹ, Nông Sơn có được các kết quả như sau:
Bảng: 2.16. Lưu lượng phù sa bình quân tháng các trạm lân cận lưu vực nghiên cứu
Đơn vị: kg/s
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Thành
Mỹ
3.20
2.01
2.11
3.00
6.43
7.00
3.70

8.59
22.68
85.20
97.95
26.62
22.37
Nông Sơn
8.29
3.77
3.08
2.93
8.28
6.1
3.07
6.54
22.9
150
238
74.4
44.8
Theo các bảng số liệu trên cho thấy hàm lượng phù sa trung bình nhiều năm trong
khu vực tương đối lớn từ 170÷181,2 (g/m
3
).Để an toàn cho công trình chọn độ đục phù
sa của trạm Thành Mỹ có 
o
= 181,2 g/m
3
để tính toán thiết kế.
Tính toán lượng bùn cát hàng năm đến tuyến công trình

Lượng bùn cát đến các tuyến đập tính theo đơn vị tấn/năm hoặc m
3
/năm được xác
định bằng các phương trình sau:
W = W
ll
+ W

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:19
W
ll
= K
q
. W
tv
W

= 0,4.W
ll

Trong đó:
- W, V : tổng lượng và tổng dung tích bùn cát tính đến tuyến đập nghiên cứu
- W
ll
, V
ll
: lượng bùn cát lơ lửng trung bình nhiều năm đến tuyến công trình
- W


, V

: lượng bùn cát di đáy, lấy bằng 40% bùn cát lơ lửng.
Trọng lượng riêng bùn cát lơ lửng γ
ll
= 1,182 tấn/m
3
, trọng lượng riêng bùn cát
di đáy γ

= 1,554 tấn/m
3
.
Kết quả tính toán tổng lượng bùn cát đến các tuyến công trình thủy điện
ĐaKrông 2 được đưa ra trong bảng dưới đây:
Bảng 2.17. Tổng lượng bùn cát hàng năm đến tuyến công trình Đa krông 2
Tuyến

F
lv
Q
R
γ
W
ll
W

W
V
ll

V

V
tc
(
2
Km
)
(
3
m
/s)
(kg/s)
(g/
3
m
)
(
3
10
tấn)
(
3
10
3
m
)
Đakrông
732
42.0

22.4
181.2
240.0
96.0
336.0
203.0
61.8
264.8
2.3.4.Quan hệ Q=f(H)
Tài liệu dùng để tính toán quan hệ lưu lượng và cao trình hạ lưu nhà máy
(Q = f(H)) gồm có các trắc ngang, trắc dọc tại các tuyến đập và tuyến nhà máy và các
tài liệu quan trắc mực nước.
Đường quan hệ Q=f(H) tại các tuyến công trình được tính toán trên mô hình
Heastad của Mỹ, độ nhám có thể thay đổi theo từng đoạn mặt cắt nên độ chính xác khá
cao, mô hình được xây dựng dựa trên công thức thủy lực.
Sedi Maninh có dạng như sau:
Q =
n
1
..R
2/3
.J
1/2

Trong đó:
Q: Lưu lượng nước (m
3
/s)
n: hệ số nhám
R: bán kính thủy lực(m)

J: độ dốc mặt nước
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:20
 - Diện tích mặt cắt ngang (m
2
).
Hệ số nhám n xác định theo “Sổ tay tính toán thủy lực” có tham khảo các tài
liệu thủy văn chuyên ngành cũng như tài liệu khảo sát tại tuyến công trình.Độ dốc J
được xác định theo tài liệu trắc dọc đoạn sông.
2.4.Các điều kiện về địa hình
2.4.1. Tổng quan địa hình
Công trình thuỷ điện ĐaKrông 2 có diện tích lưu vực 732km
2
, sông chảy theo
hướng từ Nam lên Bắc, độ dốc thấp và tương đối bằng phẳng, dòng sông rộng ít thác
ghềnh, sông uốn khúc cong ngoặt ruột gà.Hai bờ sông là mái đồi núi thuộc rừng núi
nguyên sinh, có độ dốc địa hình lớn, cây cối rậm rạp chủ yếu là cây bụi xen lẫn cây
thân gỗ, địa hình chia cắt phức tạp bởi nhiều khe suối.
Nhìn chung địa hình tỉnh Quảng Trị khá phức tạp, toàn bộ lãnh thổ trải dài theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam có địa hình ngang hẹp nhất khoảng 70 km, hình thành
bốn vùng đặc thù: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.Tuyến
công trình nghiên cứu nằm trên sông ĐaKrông thuộc vùng núi của tỉnh Quảng Trị, nơi
có lượng mưa và điều kiện địa hình để xây dựng các công trình thủy điện rất thuận lợi.
Đường giao thông đi lại trong công trình có đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo
sông lên Tà Rụt và đường chính Nam - Lào vì vậy việc đi lại tương đối thuận lợi.
Dân cư sinh sống chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và một số ít người kinh sống xen
lẫn buôn bán và sống tập trung chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh và đường chính Nam
- Lào.Đời sống chính trị ổn định, kinh tế văn hoá còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở nông
nghiệp nông thôn chưa được đầu tư cải thiện.
2.4.2. Các tài liệu địa hình sẵn có.

- Khu vực đã có bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 đường đồng mức cơ bản 20m và
bản đồ 1: 10000 đường đồng mức 5(m) hệ toạ độ VN2000 kinh tuyến trục 107
0
30
0
do
Cục đo đạc bản đồ Nhà nước thành lập.
- Các mốc toạ độ và độ cao cơ sở hạng III nhà nước đã có trong khu vực.
Cơ sở toán học và giá trị toạ độ của 2 điểm gốc 44823 và 448425 thuộc lưới chiếu
UTM.Loại múi chiếu 6 độ, hệ số K
0
=0,9996.Kinh tuyến TW = 105 độ với múi 48.
- Hệ độ cao sử dụng hệ độ cao nhà nước theo độ cao các điểm mốc cơ sở.

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:21
2.4.3. Thành phần công việc thực hiện
+ Lưới tam giác hạng IV
+ Lưới đường chuyền cấp I
+ Lưới đường chuyền cấp II
+ Thuỷ chuẩn kỹ thuật
+ Đo bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2000 đồng mức 1(m) khu vực công trình bao gồm
cụm đầu mối tuyến đập, kênh dẫn, nhà máy.
+ Đo vẽ cắt dọc tuyến năng lượng.
+ Đo vẽ mặt cắt dọc, ngang sông phục vụ thuỷ văn, điều tra vết lũ lịch sử ở một
số điểm dọc sông.
2.4.4. Yêu cầu công tác khảo sát địa hình
Tiêu chuẩn áp dụng
Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/200,1/500,1/1000,1/2000,1/5000
( 96TCN 43-90) phần ngoài trời.

Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500,1/1000,1/2000,1/5000 ( 96TCN 42-
90) phần trong nhà.
Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/ 5000, 1/1000, 1/2000, 1/5000 năm 1995.
Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết
kế công trình thuỷ lợi ( 14 TCN 116-1999).
Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi ( 14 TCN 22-
2002).
Quy phạm khống chế độ cao cơ sở trong công trình thuỷ lợi ( 14 TCN 102- 2002)
Máy móc thiết bị được kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đầy đủ trước khi sử dụng đo
đạc, số liệu kiểm nghiệm ghi chép đưa vào hồ sơ.Trong quá trình khảo sát ghi chép
đầy đủ vào sổ nhật ký khảo sát công trình.
2.5. Các điều kiện về địa chất
2.5.1.Tuyến đập dâng
Tuyến đập dâng, đập tràn công trình Thuỷ điện Đakrông 2 dự kiến thiết kế xây
dựng trên hạ lưu sông Đakrông có chiều cao lớn 22(m), chiều dài theo đỉnh là 195(m),
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:22
cao trình đỉnh đập 65(m) và được nghiên cứu trên 3 vị trí so sánh với kết cấu đập là
bêtông trọng lực.
Trong quá trình khảo sát thực địa giai đoạn Dự án đầu tư đã đánh giá so sánh
điều kiện địa chất công trình cả 3 vị trí phương án tuyến I, II, III, bước đầu làm cơ sở
cho công tác khảo sát thiết kế chi tiết tuyến lựa chọn cho các giai đoạn tiếp theo.
Phân tích các tài liệu khảo sát thực địa và dựa trên các bản đồ địa chất, địa chất
công trình, tóm tắt điều kiện địa chất công trình khu vực vùng đập dâng, đập tràn như
sau:
Đập dâng, đập tràn dự kiến xây dựng trên đoạn sông Đakrông có hướng chảy
Bắc – Nam, tại đây quá trình phong hoá bóc mòn đã hình thành các sườn thoải 10-30
o
.
Cùng với quá trình xâm thực tích tụ, lòng sông đoạn này có dạng hình chữ U.

Đặc điểm địa chất Tuyến đập I
Đập dự kiến đặt trên thành tạo đá granit, granodiorit màu xám phớt hồng hệ
tầng Bến Giằng – Quế Sơn.
- Phần lòng sông: Đoạn sông có chiều rộng khoảng 50m, lộ đá granit,
granodiorit màu xám phớt hồng, xám đen. Phân bố từ trên xuống đoạn lòng sông bao
gồm các đới:
+ Đới IB: Đágranit, granodiorit bị phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, các khe
nứt có chiều rộng > 1mm, bề mặt khe nứt bị oxit sắt hoá.
+ Đới IIA: Các đágranit, granodiorit bị phong hoá nhẹ, đá nứt nẻ trung bình đến
nứt nẻ mạnh, các khe nứt có nguồn gốc kiến tạo hoặc giảm tải, đá cứng chắc trung
bình đến rất cứng chắc
+ Đới IIB: Đá granit, granodiorit hệ tầng Bến Giằng – Quế Sơn tương đối
nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình phong hoá, ít khe nứt có nguồn gốc
kiến tạo. Đá rất cứng chắc.
- Phần vai trái tuyến đập: Vai trái gối lên bề mặt sườn dốc 30÷35
o
.Phân bố từ
trên xuống bao gồm các lớp đất đá như sau:
+ Lớp đất phủ: Bao gồm lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt, á sét, á
cát màu nâu đỏ, nâu vàng, lẫn 10÷30(%) dăm sạn thạch anh kích thước 1÷2(mm).Ít
cục tảng phong hoá mềm yếu kích thước 20÷50(cm).Chiều dày lớp phủ từ 1÷7(m) theo
sườn dốc.

Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:23
+ Đới IA
2
: Đới phong hoá mạnh, các đá granit, granodiorit bị phong hoá đến
trạng thái dăm cục nhét sét mềm yếu. Chiều dày 2÷5(m).
+ Đới IB: Đá granit, granodiorit bị phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, bề mặt

khe nứt bị oxit sắt hoá.
+ Đới IIA: Đá granit, bị phong hoá nứt nẻ giảm tải, đá cứng chắc trung bình đến
rất cứng chắc
+ Đới IIB: Đới tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình phong
hoá, đá rất cứng chắc.
- Phần vai phải tuyến: Phân bố từ trên xuống dưới bao gồm các lớp đất đá như
sau:
+ Lớp đất phủ: Bao gồm lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt, thành
phần á sét, á cát, màu nâu đỏ, nâu vàng, lẫn 10÷30(%) dăm sạn thạch anh kích thước
1÷2(mm).Chiều dày mỏng từ 0,5÷5(m).
+ Đới IA
2
: Đới phong hoá mạnh, đá granit, bị phong hoá đến trạng thái dăm cục
nhét sét mềm yếu. Phân bố với chiều dày khá mỏng 1÷3(m).
Phần sát lòng sông phủ lớp aQ ( cát cuội sỏi lòng sông ) gồm á sét, á cát và các
tảng, cuội kích thước 30÷70cm.Chiều dày từ 1÷4m.
+ Đới IB: Đá granit, phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, bề mặt các khe nứt bị
oxit sắt hoá.
+ Đới IIA: Đá granit, bị phong hoá nứt nẻ giảm tải, đá cứng chắc trung bình đến
rất cứng chắc.
+ Đới IIB: Đới tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình phong
hoá, đá rất cứng chắc.
Đặc điểm địa chất Tuyến đập II
Dự kiến xây dựng trên thành tạo đá granit, granodiorit màu xám phớt hồng hệ
tầng Bến Giằng – Quế Sơn.Đoạn này quá trình bóc mòn sườn dốc diễn ra khá mạnh
cùng với dòng chảy sông đã tạo nên dạng địa hình đặc biệt phù hợp với vị trí xây dựng
tuyến đập.Toàn bộ tuyến đập II từ vai trái sang vai phải hoàn toàn lộ đá granit,
granodiorit màu xám phớt hồng hệ tầng Bến Giằng–Quế Sơn cứng chắc.Phong hoá
trung bình đến phong hoá nhẹ.Các hệ thống khe nứt có nguồn gốc kiến tạo trong vùng
có phương vị hướng dốc như sau:


Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:24
20 – 30  75 – 85 100 - 120  70 - 75
310 – 330  75 – 80 280 – 290  65 – 70
Chiều rộng từ vài milimet đến 1(cm), vật liệu được lấp đầy trong khe nứt bao
gồm sét, dăm và milonit kiến tạo, chiều rộng đới ảnh hưởng từ 10÷30(cm), chiều dài
khe nứt đến hàng chục mét.Các hệ thống khe nứt có bước từ 50(cm) đến vài mét.
Hai trên sườn phủ lớp á sét, á cát màu nâu vàng, nâu đỏ, lẫn dăm sạn thạch anh
kích thước 1÷2mm, trạng thái dẻo cứng lẫn ít dăm cục, chiều dày lớp phủ mỏng.
( Xem bản vẽ mặt cắt ngang tim đập số 10.2007.ĐC.9).
Phân bố các lớp đất đá trên tuyến đập II như sau :
- Phần lòng sông: Có chiều rộng khoảng 35(m), lộ đá granit, màu xám phớt
hồng đến xám đen, hạt thô đến hạt trung.Tại lòng sông bao gồm các đới:
+ Đới IB: Đágranit, phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, bề mặt khe nứt bị oxit
sắt hoá. Chiều dày đới IB ở lòng sông mỏng khoảng 0,5÷3(m).
+ Đới IIA: Nằm ngay dưới đới phong hoá IB, đá đágranit, bị phong hoá nhẹ, đá
nứt nẻ trung bình đến nứt nẻ mạnh. Chiều dày đới IIA từ 3÷7(m). Đá cứng chắc trung
bình đến rất cứng chắc.
+ Đới IIB: Đá granit, tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình
phong hoá. Đá rất cứng chắc.
- Phần vai trái tuyến đập: Vai trái gối lên bề mặt lộ đá granit, cứng chắc, có điều
kiện địa chất công trình khá ổn định. Phân bố các đới phong hoá trên vai trái như sau:
+ Đới IB: Đá granit, bị phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, bề mặt khe nứt bị
oxit sắt hoá. Chiều dày từ 1÷4(m).
+ Đới IIA: Đá granit, bị phong hoá nứt nẻ giảm tải, đá cứng chắc trung bình đến
rất cứng chắc. Chiều dày trung bình từ 10÷15(m).
+ Đới IIB: Đới tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình phong
hoá, đá rất cứng chắc. Đới này nằm khá sâu dưới 15(m).
- Phần vai phải tuyến: Cũng như vai trái tuyến đập, vai phải tuyến đập 2 được

đặt hoàn toàn trên đá granit. Phân bố các đới đá từ trên xuống dưới như sau:
+ Đới IB: Đá granit, phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, bề mặt các khe nứt bị
oxit sắt hoá. Chiều dày trung bình từ 0,5÷3(m).
Thiết kế công trình trạm thủy điện ĐaKrông 2
SVTH: Nguyễn Văn Quang – Lớp 07X2B Trang:25
+ Đới IIA: Đá granit, bị phong hoá nứt nẻ, đá cứng chắc trung bình đến rất cứng
chắc. Chiều dày trung bình từ 10÷20m).
+ Đới IIB: Đới tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình phong
hoá nằm khá sâu.
Điều kiện địa chất công trình tuyến đập II trong giai đoạn này được đánh giá là
ổn định và khả thi nhất trong 3 tuyến đập, kiến nghị chọn tuyến đập II.
Đặc điểm địa chất Tuyến đập III
Dự kiến đặt trên các thành tạo đá vôi, sét vôi hệ tầng A Ngo, Đoạn này quá
trình bóc mòn hai sườn dốc cũng khá mạnh. Lòng sông khá sâu. Hai vai tuyến đập và
lòng sông đều lộ đá vôi, sét vôi màu xám sẫm đến xám đen, phân lớp trung bình đến
phân lớp dày, phong hoá trung bình, đá tương đối cứng chắc. Thế nằm đá 350 – 355 
70 – 75. (Xem bản vẽ mặt cắt ngang tim đập số 10.2007.ĐC.10).
- Phần lòng sông: Đoạn sông qua tuyến đập III bắt đầu được mở rộng, từ đây về
hạ lưu sông Đakrong địa hình bằng phẳng hơn, nhiều tích tụ cát cuội sỏi lòng sông
hơn. Phân bố các đới đá địa chất công trình tại lòng sông tuyến đập III như sau:
+ Đới IB: Đá vôi, sét vôi xen kẹp, phân lớp trung bình đến phân lớp dày bị
phong hoá trung bình, nứt nẻ mạnh, các khe nứt được lấp đầy bởi sét, milonit, bề mặt
khe nứt bị oxit sắt hoá.
+ Đới IIA: Đá vôi, sét vôi xen kẹp, phân lớp trung bình đến phân lớp dày, màu
xám đen đến xám sẫm, bị phong hoá nhẹ, đá nứt nẻ trung bình đến nứt nẻ mạnh, các
khe nứt có nguồn gốc kiến tạo, đá cứng chắc trung bình.
+ Đới IIB: Đá vôi, sét vôi xen kẹp, phân lớp trung bình đến phân lớp dày, màu
xám đen đến xám sẫm, tương đối nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng của quá trình
phong hoá, ít khe nứt có nguồn gốc kiến tạo. Đá cứng chắc.
- Phần vai trái tuyến đập: Vai trái tuyến đập III phân bố các lớp đất đá như sau:

+ Lớp đất phủ: Bao gồm lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt, á sét,
màu nâu đỏ, lẫn khoảng 5÷10(%) mảnh vụn đá phong hoá mềm yếu kích thước
5÷20(cm).Chiều dày lớp phủ từ 1÷5(m).
+ Đới IA
2
: Đới phong hoá mạnh, đá vôi, sét vôi bị phong hoá đến trạng thái
dăm cục, dăm mảnh nhét sét mềm yếu. Chiều dày 1÷3(m).

×