Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TM HIỂU VỀ MƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.19 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CĐ: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Mưa
Lớp: Lá
GV: Phạm Nguyễn Ngọc Phương
I. YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết được một số dấu hiệu khi trời chuyển mưa: gió, mây, sấm
chớp…Biết được quá trình tạo mưa, ích lợi và tác hại của mưa.
- Biết chọn hình ảnh nên làm hoặc không nên làm qua trò chơi
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ mùa mưa, biết kỹ năng mặc áo mưa.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu, máy vi tính có hình ảnh trời mưa, clip mưa, quá trình tạo mưa,…
- 2 áo mưa, 1 cây dù
- Tích hợp: PTTM, PTNN
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của trẻ
* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện vào bài
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì?
* Trò chơi: “Ai đoán giỏi”
- Cô cho trẻ nghe âm thanh trời mưa và đoán:
+ Con vừa nghe âm thanh gì?
+ Đó là hiện tượng tự nhiên gì?
- Trước khi mưa xuất hiện thì hiện tượng gì xảy ra?
- Để xem bạn nói có đúng không, cô mời các con
cùng xem băng hình nhé: bầu trời sắp mưa, mây đen
kéo về, sấm chớp…
- Nếu có việc cần thiết phải đi ra ngoài khi trời mưa
ta phải làm gì? – cô nói đây là hình ảnh mưa nhỏ
- Khi mưa nhỏ các con nghe thấy mưa như thế nào?
- Xem hình ảnh mưa to, clip trời mưa.


- Các con ơi, mưa rất to, tiếng mưa khi trời mưa to
thì như thế nào?
- Cho trẻ chơi trò chơi trời mưa nhỏ, mưa to.
- Các con ơi, mưa có các dạng mưa như: mưa đá,
mưa rào, mưa phùn, mưa đá xuất hiện ở 1 số nơi
gây thiệt hại nặng nề đối với con người, nhà cửa,
cây cối…rất nguy hiểm.
- Sau khi trời mưa cây cối như thế nào?
-> Sau khi trời mưa, cây cối xanh tốt, không khí
trong lành…
- Nếu mưa vừa phải có lợi ích gì?
-> Mưa cung cấp nước cho con người, phương tiện
và con nguời đi lại thuận tiện, thực vật tươi tốt, động
vật có nước uống…
-hát
-mưa
-tiếng mưa rơi
-mưa
-trẻ nói
-chú ý lên nhìn màn hình
-che dù, mặc áo mưa
- tí tách, tí tách
-Lộp độp, lộp độp
-cây cối xanh tốt, không khí
trong lành.
-cung cấp nước cho con người,
cây cối tươi tốt,…
- Nếu không có mưa lâu dài sẽ như thế nào?
- Nhưng mưa nhiều quá chuyện gì sẽ xảy ra?
->Mưa to lâu ngày sẽ gây thiệt hại: đường bị ngập

nước, con người và phương tiện đi lại khó khăn, ảnh
hưởng mùa màng, đồng ruộng bị ngập úng trong
nước, xảy ra lũ lụt ở 1 số nơi…
- Giáo dục trẻ đi ra ngoài khi trời mưa thì phải che
dù, mặt áo mưa, phải đi cùng người lớn, không được
uống nước mưa khi chưa được nấu chín, mặc quần
áo ấm để tránh bệnh…
* HOẠT ĐỘNG 2: Sự bốc hơi của nước và quá
trình tạo mưa
- Các con biết mưa được hình thành như thế nào
không?
- Cô cho trẻ xem quá trình tạo mưa
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Ai giỏi hơn”
- Cô giới thiệu trò chơi: “Ai giỏi hơn”
- Cách chơi: Cô có 1 số hình ảnh “nên làm” và
“không nên làm” lúc trời mưa, trẻ sẽ chọn vào ô nên
hoặc không nên làm khi trời mưa.
- Cô đọc từ “nên làm” – “không nên làm”, cho trẻ
đọc từ.
- Trẻ tiến hành chơi
- Cô cùng trẻ nhận xét
* Kết thúc:
- Các con học giỏi, ngoan, cô sẽ thưởng 1 chuyến
tham quan ở khu du lịch giồng nhãn Bạc Liêu các
con có thích không?
- Nhưng nếu lúc mình đi chơi, trời mưa thì mình
làm thế nào?
- Vậy bạn nào giỏi đã biết cách mặc áo mưa rồi lên
đây mặc áo mưa vào cho các bạn quan sát.
- Ngoài mặc áo mưa ra, làm thế nào để tránh mưa

nữa?
- Mời 1 trẻ lên làm thao tác bật dù lên, cầm dù che.
- Nhắc nhở trẻ chú ý khi bật dù lên, để dù hướng ra
ngoài, tránh bị trúng vào người.
- Cô cùng trẻ đi tham quan, cô mở nhạc bài “Cho tôi
đi làm mưa với”
-hạn hán xảy ra…
-đường bị ngập nước, xảy ra lũ
lụt…
-xem màn hình
-chú ý
-trẻ đọc từ
-chơi 1 lần
-mặc áo mưa, che dù…
-2 trẻ mặc áo mưa
-che dù
-trẻ che dù
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
- Hát “Trời nắng, trời mưa”
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×