Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.47 KB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống thương mại Châu Á, Việt Nam có một vị trí đặc
biệt. Là một quốc gia bán đảo, nằm trên một trong những tuyến chính
của hệ thống hải thương Châu Á, có nhiều hải cảng, cửa khẩu thuận lợi
cho sự phát triển các quan hệ giao thương. Việt Nam cũng từng là một
trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Đông Nam Á, đồng thời
giữ vai trò kết nối giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của Châu Á.
Từ những thế kỷ trước và sau công nguyên, Việt Nam đã từng là
điểm đến, là đầu mối giao thương của các đoàn thuyền buôn, đồng thời
là các đoàn thuyền truyền tải văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á.
Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, kinh tế thương mại,
ngoại thương đã luôn luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy
sự phát triển, hưng thịnh của kinh tế Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch
sử.
Nói về quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài, Việt Nam vốn là
nước có truyền thống lâu đời, đặc biệt là quan hệ buôn bán với nước
láng giềng Trung Quốc. Có thể nói Trung Quốc là nước có quan hệ giao
thương thường xuyên, liên tục và quan trọng nhất đối với nước ta trong
thời kỳ phong kiến. Ngay từ thời Lý - Trần - Lê - Mạc, mặc dù ngoại
thương bị nhà nước quản lý khá nghiêm ngặt, nhưng quan hệ thông
thương biên giới vẫn được tăng cường và phát triển, quan hệ buôn bán
tiêu dùng hàng ngày của nhân dân dọc biên giới cả của hai nước được
đẩy mạnh.
Từ cuối thế kỷ XVIII, thương nghiệp đã suy dần. Sang đầu thế kỷ
XIX, đất nước thống nhất yên bình là điều kiện rất thuận lợi cho việc
buôn bán trao đổi. Triều đình nhà Nguyễn đã nắm ngoại thương khá
chặt và trên cơ sở đó tổ chức các chuyến buôn và công cán ở nước
ngoài, trong đó có nhiều lần cử thuyền sang buôn bán với Quảng Đông -
Trung Quốc. Ở các cửa quan giáp với Trung Quốc, trong đó có cửa
quan Bảo Thắng (Lào Cai), nhà Nguyễn đã kiểm soát rất chặt chẽ việc


trao đổi buôn bán và thu thuế thương mại hàng năm.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình
nhà Nguyễn từng bước dâng nước ta cho giặc. Hai bản Hiệp ước Hác-
măng (Hacmand) năm 1882 và Pa-tơ-nốt (Patenotre) năm 1884 đánh
dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam và xác
lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam,
một tỉnh có cửa khẩu quốc tế quan trọng, là cửa ngõ với hành trình ngắn
nhất nối Việt Nam với Vân Nam và từ Vân Nam đi các tỉnh Tây Nam
Trung Quốc. Là vùng đất có lợi thế giao thông và phát triển thương mại.
Giao thông thuận tiện với cả ba tuyến đường: đường bộ, đường thủy và
đường sắt, mạng lưới đường giao thông được phân bố rộng khắp và
đồng đều. Từ đó tạo ra tiềm năng to lớn cho Lào Cai và cả nước phát
triển giao lưu buôn bán với Trung Quốc.
Từ thế kỷ X, Lào Cai là địa bàn thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng
Hóa. Khu vực Lào Cai có cửa quan Bảo Thắng giáp cửa khẩu Hà Khẩu
nước Thanh, tại đây có quan Tuần ti trông nom việc thu thuế thương
mại. Triều đình phong kiến Nguyễn, thực dân Pháp đều hết sức chú
trọng đến địa bàn này. Vì vậy, một số trung tâm buôn bán lớn trên tuyến
đường biên giới lưu vực sông Hồng, các chợ đường biên, các trung tâm
thương mại như Bảo Thắng (Lào Cai), Tam Kỳ (Phú Thọ)… đã được
đầu tư xây dựng và phát triển.Lào Cai trở thành trung tâm buôn bán sầm
uất phía Tây Bắc của Việt Nam.
Đặc biệt, từ sau khi tuyến đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội
-Hải Phòng (Điền – Việt) được thực dân Pháp đầu tư xây dựng và đưa
vào hoạt động, thì việc trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc
phát triển hết sức mạnh mẽ. Trao đổi kinh tế Vân Nam - Việt Nam qua
lưu vực sông Hồng và qua tuyến đường sắt Điền - Việt từ năm 1802 đến
1945 có nhiều nét khởi sắc.
Đã có nhiều học giả nghiên cứu về quan hệ kinh tế trên tuyến sông

Hồng, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc ở các thế kỷ XV,
XVI, XVII, XVIII… Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách tổng quát về sự giao lưu thương mại Việt - Trung
qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897).
Vì vây, việc nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua Lào
Cai giai đoạn (1802 - 1897) là điều cần thiết. Thông qua đề tài này chúng
ta sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào
Cai. Chính sách thương mại của chính quyền phong kiến triều Nguyễn,
của thực dân Pháp đối với Trung Quốc trong giai đoạn này. Thấy được
những tác động của quan hệ thương mại đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn vấn đề: “Quan
hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945” làm
đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc có
rất nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
mỗi tác giả đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lịch sử quan hệ Việt
-Trung.
Tháng 3 - 2007, Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong hệ thống thương
mại châu Á thế kỷ XVI - XVII ” đã được trường Đại học Khoa Học Xã
Hội và Nhân Văn tổ chức. Các báo cáo nhìn nhận lại vai trò và hoạt
động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong khoảng 2 thế kỷ XVI –XVII.
Trong những bài báo cáo này, đã có nhiều tác giả trình bày về các mối
quan hệ ngoại thương của quốc gia Đại Việt với nước láng giềng Trung
Quốc, từ đó rút ra những nét nổi bật trong quan hệ thương mại truyền
thống Việt - Trung.
Cũng tại hội thảo này TS. Trần Đức Anh Sơn đã có bài báo cáo
“Hoạt động thương mại của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời
Thanh”, trong đó tác giả đã nhắc đến 3 ngã 3 thông thương Việt - Trung,

một trong số đó có ngã Vân Nam - Lào Cai (đường bộ).
Năm 2005, NXB Thuận Hóa, Huế đã xuất bản Bộ địa chí đầu tiên
của thời Nguyễn: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Ở quyển 10 ngay từ
những trang đầu đã nói tới việc buôn bán của người Việt với người Hoa
ở phố Bảo Thắng (Lào Cai).
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” tập 1, xuất bản năm 1994.
Cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh của quan hệ Việt - Trung trong
lịch sử phong kiến Việt Nam, khoản lợi nhuận mà thực dân Pháp thu
được từ việc xây dựng tuyến đường sắt nối Vân Nam (Trung Quốc) với
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam)…
Năm 1994, NXB Lao động xuất bản cuốn “ Lịch sử đường sắt Việt
Nam” trong đó nói tới việc đầu tư của tư bản Pháp vào hàng lang đường
sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Năm 1896, NXB Quân đội Pari cho xuất bản cuốn “Tầm quan
trọng của sông Hồng - đường vào Trung Hoa” (của E.Franquet) trong đó
nói tới việc triều đình nhà Thanh và chính quyền Pháp đầu tư xây dựng
cơ sỏ hạ tầng trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối Vân Nam
(Trung Quốc) với Việt Nam qua khu vực Lào Cai.
Cuốn “Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV - đầu thế
kỷ XVI ” của Tạ Ngọc Liễn do NXB KHXH xất bản năm 1995.Trên cơ
sở một khối lượng khá lớn tư liệu được khai thác từ nhiều nguồn thư
tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đã dựng lại một cách trung
thực các mối quan hệ chính trị, ngoai giao, quan hệ buôn bán giữa hai
nước với những đặc điểm mang tính chất đặc trưng cho các thế kỷ tiếp
theo XVI - XIX.
Cuốn “Đông Dương - nền thực dân nước đôi (1858-1954)” của
Pierre Brocheux - Daniel Hemery. Cuốn sách có phần nghiên cứu về sự
đầu tư, sự thiết lập mối quan hệ giao thương của tư bản Pháp ở Bắc kì
nhằm xâm chiếm thị trường Trung Quốc mà trước tiên là việc xây dựng
đường sắt Điền - Việt.

Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, em nhận thấy
chưa có công trình nào chuyên sâu về vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt
- Trung qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802-1945)”.Nội dung của các
công trình trên đây là tài liệu quý giá, cung cấp cho em những thông tin
cần thiết giúp em hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học của mình
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu
vực Lào Cai từ 1802 đến 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Khu vực tỉnh Lào Cai
Phạm vi thời gian: Từ năm 1802 đến năm 1945
3.3. Nhiệm vụ đề tài
- Làm rõ chính sách thương mại của chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp trong việc giao lưu buôn bán với
Trung Quốc qua khu vực Lào Cai.
- Tìm hiểu về tình hình trao đổi kinh tế, thương mại Việt Nam -
Trung Quốc qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1945)
- Rút ra những tác động của hoạt động thương mại đến sự phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn (1802 - 1945).
- Từ kinh nghiệm mở cửa, xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong thời cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX), ta rút ra một số bài học lịch sử.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tài liệu.
Để thực hiện đề tài này, em đã khai thác tìm hiểu các nguồn tài
liệu lịch sử liên quan đến quan hệ thương mại Việt - Trung. Các bộ sách
do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đã được Tổ dịch Viện sử học
dịch. Các tài liệu lưu trữ ở Cục Lưu trữ quốc gia, Viện thông tin Khoa

học - Xã hội Việt Nam, thư viện quốc gia Hà Nội. Các kho lưu trữ tỉnh
ủy Lào Cai.
Các bản báo cáo trong Hội thảo nghiên cứu ngoại thương Việt
Nam thế kỷ XVI - XVII ( Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
tổ chức ) để thấy được những nét khái quát nhất về quan hệ bang giao,
giao lưu kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới,
trong đó có Trung Quốc.
Các cuốn sách của các tác giả nước ngoài đã được dịch và hiệu
đính.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử
và phương pháp logic. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,
tồng hợp cũng được sử dụng để làm sang tỏ nội dung đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần tìm hiểu sâu hơn về quan hệ thương mại Việt - Trung
qua khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1945).
- Một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của việc giao
lưu , trao đổi, buôn bán trong thời kỳ hội nhập giao thương khu vực. Tác
động của hoạt động thương mại Việt - Trung đối với đời sống kinh tế
-xã hội Việt Nam.
- Thấy được tiềm năng kinh tế đối ngoại của Việt Nam, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, vai trò của một số ngành sản xuất, chính sách
của giới cầm quyền.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương
nội dung.
Chương 1 : Khái quát về tính hình quan hệ thương mại Việt -
Trung trước năm 1802.
Chương 2 : Tình hình trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua
khu vực Lào Cai giai đoạn (1802 - 1897).

Chương 3 : Tình hình trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua
khu vực Lào Cai giai đoạn (1897 - 1945)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG
TRƯỚC NĂM 1802
1.1. Quan hệ chính trị :
Kể từ cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược bị thất bại đến cuộc khởi
nghĩa thành công của Khúc Thừa Dụ (179 TCN - 195) đất nước ta bị các triều
đại phương Bắc xâm lược và đô hộ . Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã có biết
bao đau thương, tủi nhục mà nhân dân ta phải chịu đựng, kẻ đô hộ đâu chỉ dừng
lại ở vơ vét, cướp bóc, mà còn rắp tâm xoá bỏ độc lập, chủ quyền của nhân dân
ta, ráo riết thực hiện chính sách đồng hoá nhằm Hán hoá dân tộc Việt. Những gì
là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần để phục hồi quốc gia từ lãnh thổ, tiếng
nói, phong tục tập quán, lối sống, ý thức tư tưởng của dân tộc ta đều bị chúng
dùng trăm phương nghìn kế để huỷ diệt.
Hơn một thiên nhiên kỷ, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh vũ
trang giành lại độc lập . Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc còn diễn ra liên tục
trên các mặt trận văn hoá tư tưởng để bảo tồn và phát triển những tinh hoa, giá
trị của nền văn hoá cổ truyền. Cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài giữa xâm lược,
đô hộ, đồng hoá với chống xâm lược, chống đô hộ, chống đô hộ và chống đồng
hoá đã chi phối toàn bộ cuộc sống của nhân dân ta trong tiến trình lịch sử Bắc
thuộc. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó đã bao trùm nhiều thế hệ , thế hệ
trước ngã xuống thì thế hệ sau tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ bất
chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh trường kì và vô cùng
gian khổ, quyết liệt đó, đã nhiều lần, nhân dân ta giành dược thắng lợi, đuổi kẻ
thù ra khỏi bờ cõi, xây dựng dược chính quyền tự chủ, tự định đoạt công việc
của mình như khởi nghĩa do Hai Bà Trưng, Phùng Hưng…lãnh đạo. Những
năm tháng độc lập quý giá đó, đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh giành
lại độc lập về sau càng quyết liệt, rộng lớn hơn.
Cuộc đấu tranh đó cũng là cơ sở cho nhân dân ta đấu tranh giữ gìn và

phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế. Mặc dù từ nhà Triệu đến nhà Đường
chính quyền đô hộ ra sức tăng cường ách thống trị, tổ chức ngày càng chặt chẽ
hơn bộ máy từ quận,châu ,huyện, đến hương, xã nhưng trong thực tế không có
một triều đại phương Bắc nào khuất phục được các làng xã của người Việt .
Những yếu tố trên đây là những thành phần và yếu tố hết sức cơ bản và quan
trọng cho sự thắng lợi trong việc dựng lại nền tự chủ của dân dân ta ở đầu thế
kỷ X
Vào cuối thế kỷ IX, chính quyền đô hộ Đường ở phương Bắc lâm vào thế
suy sụp, bùng lên một cuộc đấu tranh của các thế lực phong kiến địa phương
nhằm tách khỏi sự khống chế của chính quyền trung ương, thành lập quốc gia
độc lập .Đó là thời cơ cực kì thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập
của người Việt ở An Nam. Đầu thế kỷ X, vị thổ hào đất ở Hồng Châu là Khúc
Thừa Dụ đã nhanh chóng khởi binh , đánh tan quân đô hộ, buộc triều đình nhà
Đường trong thế sụp đổ đã phải cách chức tiết độ sứ Độc Cô Tổn, chấm dứt
nền đô hộ của mình trên đất An Nam. Họ Khúc đã trở thành người chủ của An
Nam và đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân tiết
độ sứ Khúc Thừa Dụ chức đồng binh chương sự.
Như vậy, từ năm 905, dù những người đứng đầu đất nước chưa thành lập
vương triều và theo xu hướng chung của thời điểm đó nhận chức tiết độ sứ, “kỷ
nội thuộc Tuỳ - Đường” như cách nói của người xưa hay đầy đủ hơn là “ Thời
Bắc thuộc” nói chung đã chấm dứt vĩnh viễn [7; 102]. Nói một cách khác, từ
năm 905, đất nước ta chuyển sang một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ
dưới chế độ phong kiến.
Hơn hai mươi năm của buổi đầu độc lập , thời gian quả là ít trong bối
cảnh xã hội ở thế kỷ X, nhưng nhân dân ta đã tự tạo cho mình một cái nền khá
vững chắc để rồi hai lần đánh bại quân xâm lược Nam Hán, đặc biệt ở lần thứ
hai với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938, không chỉ khẳng định quyền
làm chủ của người dân Việt trên đất nước mình mà còn từ đó tạo nên cái uy thế
cần thiết cho Ngô Quyền- người chỉ đạo cuộc kháng chiến - xưng vương, xác
định chế độ quân chủ.

Gần 1000 năm qua, kể từ sau thế kỷ X, trong quan hệ hai nước Việt nam -
Trung Quốc, từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh do các vương triều Trung Quốc
phát động nhằm mục đích thôn tính Việt Nam, biến dải đất này thành quận ,
huyện của mình . Nhưng cuối cùng những cuộc chiến tranh ấy đều kết thúc
bằng cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam. Nếu tính về thời gian thì những
năm tháng chiến tranh cộng lại vẫn là ngắn so với những thế kỷ hoà bình mà hai
nước đã xây dựng các mối quan hệ ngoại, kinh tế, văn hoá. Tuy nhiên trong
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những thời kì “Bang giao hảo thoại” không
phải không phát sinh bao chuyện gay cấn, ví dụ vấn đề tranh chấp, lấn chiếm
đất đai trên vùng biên giới hai nước…
húng ta có thể chia lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ thế kỷ X
tới thế kỷ XIX làm mấy giai đoạn khác nhau. Trong đó thế kỷ XV đầu thế kỷ
XVI với các mốc khởi điểm quan trọng là năm 1428, và kết thúc vào trước năm
1527, tức là trước năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, là thời kì tiêu biểu cho bản
chất của những mối quan hệ phức tạp Việt Nam - Trung Quốc, mà những đặc
điểm ấy sẽ kéo dài qua các thế kỷ XVII, XVIII, XIX [17; 13]. Việc xây dựng quan
hệ ngoại giao giữa triều Minh và triều Lê sau khi chiến tranh chấm dứt là một
nhu cầu bức thiết đem lại lợi ích cho hai nhà nước, hai dân tộc.
Theo các nguồn sử liệu Việt Nam ghi chép như Đại Việt sử kí toàn thư,
bang giao chí… thì đối với Việt Nam, chế độ triều cống Trung Quốc, bắt đầu
một cách chính thức vào thế kỷ XVIII, năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Long
(1258) triều Trần Thánh Tông, theo yêu sách của vua Mông Cổ, sau lần thất bại
ở Việt Nam.
Trước thế kỷ XIII, cụ thể là các thế kỷ X, XI, XII, dưới vương triều Đinh,
Tiền Lê, Lý (Ngang với vương triều Tống- Trung Quốc), quan hệ giữa Việt
Nam với Trung Quốc chủ yếu là quan hệ sính, chứ chưa phải là quan hệ triều
cống. Cống và sính là hai dạng khác nhau cần phân biệt. Nếu cống là thuế, là
phải nộp những vật phẩm quý cho những nước lớn mạnh, có tính chất bắt buộc,
thì sính chỉ là thăm hỏi, sính lễ không định kì hạn nhất định, thường được tiến
hành khi hai bên muốn giao hiếu hoặc sau khi được sách phong.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XII các sứ bộ Việt Nam được phái sang nhà Tống
đều với tư cách là sính sứ, làm nhiệm vụ thông hiếu, kết giao, đáp lễ…Khi sang
Trung Quốc họ đều đem theo voi, sừng tê, ngà voi… để tặng nhà Tống. Những
tặng phẩm này gọi là lễ sính, mang tính chất tượng trưng cho tình giao hảo lân
bang, không phải là cống bắt buộc trong các thế kỷ sau. Đại Việt sử kí toàn thư
các phần kỷ nhà Đinh (năm 968 - 980), kỷ nhà Tiền Lê (Năm 981 - 1009), kỷ
nhà Lý (Năm 1010 -1225) và bang giao chí của Phan Huy Chú là những tài liệu
phản ánh rõ đặc điểm này.
Việc Việt Nam triều cống Trung Quốc, được đặt thành chế độ định kì
chính thức áp dụng từ thế kỷ XIII. Nhưng chỉ từ sau khi vương triều Lê ra đời
và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Minh thì chế độ triều cống mới được
tiến hành nghiêm ngặt. Ví dụ về thời hạn, cứ ba năm Việt Nam triều cống
Trung Quốc một lần. Về sau, sang triều Thanh lại thực hiện sáu năm một lần
cống.
Theo Đại Việt sử kí toàn thư, các vật phẩm Việt Nam cống cho Trung quốc
ở thế kỷ XV - XVI chủ yếu là vàng, bạc, ngà voi và đặc sản hương liệu như
trầm hương, hương xông áo, hương nén. Ngoài ra còn có sừng tê, quạt, lụa…
Trong những thứ cống nạp này, vàng bạc chiếm địa vị quan trọng nhất và không
thể thiếu trong danh mục cống vật .
Về phía Trung Quốc, mỗi lần thu nhận triều cống đều có đồ tặng lại cho
quốc vương Việt Nam và các thành viên sứ bộ triều cống. Tặng phẩm của Trung
Quốc thường là gấm, sa, tơ, lụa… các loại vải vóc quý, sang trọng để vua chúa,
quan lại dùng.
Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là vấn đề mới của khoa học lịch
sử Việt Nam. Những vấn đề quan hệ giữa hai nhà nước trong lịch sử là những
vấn đề hết sức phức tạp. Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc hơn
một thiên niên kỷ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất
nước và dân tộc ta. Song xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến rõ rệt.
Tiểu kết:
Đánh giá bản chất của quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều sứ

gia cho rằng việc vương triều Việt Nam xin cầu phong, triều cống Trung Quốc
chỉ là biểu hiện sự thuần phục trên danh nghĩa, còn thực tế, Việt Nam là một
nước độc lập hoàn toàn. Trong ý thức người Việt Nam, bị “lệ thuộc”, nghĩa là bị
mất độc lập, đất đai bị ngoại bang xâm chiếm, thống trị. Còn “độc lập ”là đất
nước không có ngoại xâm, giữa phương Bắc và phương Nam cương giới phân
chia rõ ràng, “đất nào chủ ấy”. Một quan niệm độc lập như vậy là trở thành
nguyên tắc tối cao chỉ đạo đường lối đối ngoại của Việt Nam trong suốt trường
kỳ lịch sử.
Trong lịch sử, việc buôn bán trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn
ra chủ yếu trên dọc tuyến bên giới hai nước. Đối với loại hình buôn bán, trao
đổi hàng hoá, vật phẩm ở đường biên, luật lệ ngăn cấm của nhà nước rất ít có
hiệu lực. Do đó sự mua bán, đổi trác các thứ nhu yếu phẩm hàng ngày cùng như
các hoạt động mậu dịch của thương nhân tại chợ búa vùng biên giới là một thực
tế không thể ngăn chặn nổi
Lào Cai nằm dọc theo tuyến sông Hồng, con đường giao thông huyết
mạch nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam nên có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự… Chợ Bảo Thắng - Lào Cai trở thành
trung tâm buôn bán khá sầm uất. Nhiều thuyền buôn tấp nập neo đậu ở các bến
sông Hồng

1.2. Quan hệ kinh tế
Trung Quốc là quốc gia ở phía Bắc Đại Việt. Trong suốt chiều dài lịch sử,
đây là quốc gia có hoạt động giao thương mật thiết và thường xuyên nhất với
Đại Việt. Thương nhân Trung Quốc sang Đại Việt và ngược lại thương nhân
Đại Việt cũng sang Trung Quốc buôn bán [ 4; 434 ].
Do có vị trí địa lý gần với Hoa Nam rộng lớn, lại nằm trong hệ sinh thái
phổ tạp nhiệt đới, miền Bắc nước ta nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng đã
sớm trở thành khu vực có vị trí chiến lược về chính trị và là đầu mối giao
thương quan trọng. Cùng với lúa gạo, vải.. các nguồn hải sản và muối đã không
ngừng được vận chuyển theo tuyến sông, biển lên phía Bắc. Nhu cầu tiêu dùng

muối của thị trường Trung Quốc nói chung đặc biệt là vùng Tây - Nam là rất
lớn. Theo Man thư của Phàn Xước đời Đường ( 618 - 907 ) thì các tộc người
vùng Điền, Nam Chiếu, Đại , Lý thường bán trâu, ngựa cho An Nam để đổi lấy
muối.
Năm 1009, thời Tiền Lê,Vua Long Đĩnh từng sai sứ sang nhà Tống một
con tê ngưu thuần, xin áo giáp mũ trụ dát vang đồng thời đề nghị “ được đặt
người coi việc tại chợ trao đổi hàng hoá ở Ung Châu, nhưng ( Vua Tống) chỉ
cho buôn bán ở chợ trao đổi hàng hoá tại Liêm Châu và trấn Như Hồng” [14;
523]
Sau khi tiến hành định đô tại Thăng Long, vương triều nhà Lý đẩy mạnh
việc trao đổi buôn bán, đáng chú ý là quan hệ thông thương biên giới giữa triều
Lý và triều Tống được tăng cường và phát triển. Quan hệ buôn bán tiêu dùng
hàng ngày của nhân dân dọc theo biên giới của cả hai nước được đẩy mạnh
ngay từ những năm đầu thế kỷ XI, các “bác dịch trường” ( trung tâm trao đổi
hàng hoá ) đã được chính quyền triều Lý và triều Tống mở ra trên đất Việt Nam
và Trung Quốc để phục vụ cho nhu cầu trao đổi của các địa phương vùng biên
( gọi tắt là biên mậu ) [4; 183].
Các Vua triều Lý đã quy định một số địa điểm giao lưu`nhất định, có sự
khống chế của nhà nước nhằm hạn chế thương nhân nước ngoài vào sâu trong
nội địa để buôn bán, lại kiêm cả việc dò thám tình hình chính trị. Cảng Vân Đồn
vùng quần đảo phía Bắc Việt Nam có một vị trí địa lý rất thuận lợi cho tàu
thuyền qua lại và neo trú, lại nằm trên tuyến hàng hải từ Trung Quốc thông
thương xuống các nước Đông Nam Á được triều Lý chọn làm nơi tập trung
thông thương với nước ngoài.
Không những triều Lý sợ xâm nhập quá sâu nội địa, dò la tình hình của
các thương nhân ngoại quốc, mà cả triều Tống cũng có chung một tâm trạng
như vậy. Vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi được hai năm, tháng 6 năm 1012
cũng đã từng yêu cầu triều Tống cho mở thị trường buôn bán tại Ung Châu
(Nam Ninh ngày nay). Nhưng phía triều Tống cho rằng triều Lý thường hay
xâm lấn biên cương phía Nam của Tống nên không đồng ý.

Chính sách của triều Tống vào thế kỷ XI - XIII cũng chỉ cho phép thương
nhân nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Đại Việt được trao đổi hàng hoá tại
những địa điểm do triều đình Tống chỉ định và chịu sự kiểm soát của các cấp
chính quyền địa phương. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII đã xuất hiện những trung
tâm buôn bán lớn với tên gọi là “ Bác dịch trường” được lập ra tại Vĩnh Bình,
Châu Tô Mậu, trại Hoành Sơn, trại Như Hồng ở Khâm Châu [ 4; 141 ].
Trong đó, trại Vĩnh Bình và trại Hoành Sơn là hai bác dịch trường lớn.
Trại Hoành Sơn là nơi mua ngựa, các lâm sản, dược phẩm của địa phương và
muối. Trại Vĩnh Bình , một trong những bác dịch trường quan trọng, hàng hoá
đem trao đổi có các thứ hương, ngà voi, sừng tê, vàng bạc, muối vải vóc . . . ở
Khâm Châu hàng hoá được mang ra trao đổi cũng rất phong phú cá, sò, gạo,
thước vải, bạc, đồng, tiền, trầm hương, trân châu, ngà voi . . .
Thành phần khách buôn đến trao đổi hàng hoá tại bác dịch trường biên
giới Lý - Tống khá đông đảo, phần nhiều là người dân thiểu số sinh sống tại các
vùng biên của Đại Việt và Tống hoặc là những người buôn bán nhỏ ( tiểu
thương ). Dân tộc thiểu số mang theo những sản vật địa phương do mình tự sản
xuất hoặc khai thác quanh nơi sinh sống như : lâm thổ sản, ngà voi, sừng tê,
thuỷ sản như các loại cá sông, trai hến . . . Thậm chí do xuất phát từ yêu cầu
thực tế cần muối của dân cư vùng biên Trung Quốc, tuy thuộc loại hàng hoá
nặng, nhưng muối cũng được vận chuyển để đổi lấy lương thực, vải mặc . ..
Vào đầu và giữa thế kỷ XIV, quốc gia Đại Việt thời Trần luôn có ý thức
khuyến khích thương nghiệp phát triển cũng như mở rộng giao lưu buôn bán với
nước ngoài. Từ thế kỷ XIV nhà Trần kiểm soát và bảo vệ nghiêm ngặt hoạt
động của các thương nhân ngoại quốc ở Vân Đồn . Thuyền buôn của họ chỉ
phép dừng lại ở vùng Đoạn Sơn (Vân Đồn) và không được ghé vào đất liền vì
sợ người ngoài dò thấy hư thực của mình. Có thể thấy hoạt động ngoại thương
không nằm ngoài việc bảo vệ an ninh quốc gia Đại Việt. Điều đáng chú ý là,
trước và sau cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên diễn ra vào nửa cuối thế
kỷ XIII, quan hệ kinh tế giữa Đại Việt với Trung Quốc, vẫn được tiếp tục
[4;332]. Tư liệu lịch sử và khảo cổ học cho thấy, ngay sau cơn binh biến, quan

hệ giao thương giữa hai nước vẫn diễn ra thương xuyên. Ở Vạn Ninh và khu di
chỉ Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều
hiện vật gốm sứ Trung Quốc, trong đó có sứ Nguyên cao cấp, niên đại thế kỷ
XIII- XIV. Không chỉ tụ tập buôn bán ở các cảng biển mà đầu thế kỷ XIV,
thuyền buôn của Trung Quốc còn cập bến sông ở phường Yên Hoa ( Thăng
Long ). Đạo sĩ Hứa Tôn Đạo vào Đại Việt trên chiếc thuyền đó [ 14; 97 ]. Tuy
nhiên, có một thực tế là nếu như việc buôn bán ở biên giới hai nước tại các địa
điểm thuộc Châu Ung, Châu Khâm diễn ra nhộn nhịp dưới thời Lý thì đến thời
Trần lại trở lên mờ nhạt và không thấy ghi chép trong sử cũ.
Vùng kinh tế Nam Trung Hoa là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia
trên thế giới, thuyền buôn các nước muốn đến đó phần lớn đều phải ghé qua
vùng đông Bắc của Việt Nam còn Trung Quốc lại coi Việt Nam là “ cửa ngõ”
xuống phía Nam của mình, vì vậy Việt Nam có vị trí chiến lược trong hệ thống
thương mại khu vực thời kỳ này [ 4; 441 ].
Dưới thời Lê thế kỷ XV, triều đình đã thi hành chính sách kiểm soát chặt
chẽ đối với ngoại thương, đặc biệt là đối với hoạt đông buôn bán tư nhân. Về cơ
bản, nhà Lê kiểm soát việc buôn bán ở các cửa ải ở miền biên giới và các cửa
biển dọc theo miền duyên hải rất khắt khe. Tại những nơi này, nhà Lê cho các
quan kiểm soát ngoại thương , kiểm soát tàu thuyền ra vào. Các chức Sát Hải Sứ
và các An Phủ Ty, Đề Bạc ty kiểm soát buôn bán, đi lại cũng như các mặt hàng
trao đổi.
Tuy nhiên, những hiện tượng buôn bán lén lút với nước ngoài vẫn thường
xuyên xảy ra, mà chính các quan lại, sứ thần cũng tham gia vào việc buôn bán
ấy. Chính sử nước ta đã không ít lần nhắc tới tình trạng các đoàn sứ bộ Việt
Nam sang Trung Quốc và sứ bộ Trung Quốc đến Việt Nam nén lút mua bán,
trao đổi hàng hoá. Đơn cử một số trường hợp vào cuối năm 1434 khi chánh sứ
Lê Vĩ sang Trung Quốc mua trên 30 gánh hàng về. Tháng 12 năm Ất Mão
(1435) lại có đoàn sứ bộ của triều Lê do Thái Quân Thực và Nguyễn Tống Trụ
làm chánh phó sứ phái sang Trung Quốc trở về.“ Tống Trụ đem nhiều tiền bạc
sang mua hàng phương Bắc, vua ghét Trụ vi phạm lệnh cấm mà làm tiền, liền

lấy hết hành trang chia cho các quan” [ 14; 327 ].
Do chính sách khắt khe của nhà nước phong kiến, tình hình ngoại thương
nhà Lê thế kỷ XV không thể phát triển được. Thuyền buôn các nước ra vào
thưa thớt, các chợ miền biên giới như Kỳ Lừa (Lạng Sơn ), Móng Cái, Vạn
Ninh, Vân Đồn . . cũng suy dần.
Ở các thế kỷ XVI - XVIII, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài
phát triển rầm rộ. Bên cạnh các thương nhân Trung Quốc, Giava, Xiêm quen
thuộc và ngày càng đông đảo, xuất hiện các thuyền buôn Nhật Bản, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Người Trung Quốc đến buôn bán nước ta từ rất xa
xưa. Hàng năm, thuyền buôn của họ từ Quảng Châu dong buồm xuống các cảng
Vân Đồn, Vạn Ninh, ( thuộc Quảng Ninh ) rồi vào Phố Hiến (Hưng Yên ) hay
Vị Hoàng ( Nam Định ) hay vào các cảng Đàng Trong như Hội An, Nước Mặn,
Bến Nghé. Việc buôn bán của họ ngày càng phát triển, nhất là từ khi nhà Thanh
tạm thời đóng cửa các cảng khẩu Trung Quốc. ở Đàng Trong, họ đến buôn bán
với Thanh Hà, Hội An, Hà Tiên. Theo Poavrơ, ở thế kỷ XVIII, “ ở Hội An có
6000 Hoa Kiều mà phần lớn là lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hoá, vừa
lam môi giới cho khách phương tây, giữ các chức vụ trong các tàu ti”. ở Đàng
Ngoài, người ta tập chung chủ yếu ở Phố Hiến. Vân Đồn, Đông Triều, vừa buôn
bán vừa làm thuốc.
Năm 1650, chúa Trịnh quy định, người Hoa lên buôn bán ở Thăng Long
chỉ được trú ngụ ở làng Khuyến Lương, Thanh Trì. ít lâu sau, chúa lại bắt những
Hoa Kiều sống lâu dài trên đất nước ta phải ăn mặc, nói năng theo phong tục
Việt, khi sứ thần Trung Quốc sang, họ không được gặp gỡ trao đổi.
Hàng hoá do thương nhân Trung Quốc chở đến là gấm vóc, đoạn, giấy
bút, các loại đồ đồng, đồ sứ, bạc nén, chì, kẽm trắng, diêm sinh, khí giới.
Thương nhân Trung Quốc thường nhập tiền đồng Tống, Minh vào Đàng Trong,
năm 1774, khi đem quân vào đây, họ Trịnh đã tịch thu được 80 vạn quan tiền
loại này. Khi ra đi thương nhân Trung Quốc chở theo hồ tiêu, đường, gỗ, các
loại hương liệu quế, yến sào, sừng tê, ngà voi, vàng, tơ, đường và hồ tiêu là
những mặt hàng ưa thích của họ. Các chúa Nguyễn cũng nhân đó nắm độc

quyền xuất khẩu hồ tiêu.Theo nhận xét của một lái buôn Trung Quốc là Trần
Duy thì “ở Sơn Nam khi vào chỉ mua được món củ nâu, ở Thuận Hoá khi về chỉ
mua được hồ tiêu, còn xứ Quảng Nam thì đủ trăm thứ hoá vật, không nơi nào
sánh kịp… đến hàng trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở một lúc cũng không
hết…” [22; 234].
Lệ thuế thuyền buôn Trung Quốc của Đàng Trong khá nặng :
Tàu Thượng Hải đến nộp 3.000 quan, đi nộp 300 quan .
Tàu Quảng Đông đến nộp 3.000 quan đi nộp 300 quan.
Tàu Phúc Kiến đến nộp 2.000 quan đi nộp 200 quan.
Tàu Hải Nam đến nộp 500 quan đi nộp 50 quan.
Vào cuối thế kỷ XVIII, khi các thương nhân ngoại quốc khác rút đi hầu
hết thì thương nhân Trung Quốc hầu như làm chủ thị trường Đại Việt [7; 375].
Trong tiến trình lịch sử và lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam các hoạt động
kinh tế và giao lưu kinh tế luôn có vai trò quan trọng. Sau khi khôi phục được
quốc thống vào thế kỷ X, các bộ sử nước ta đều ghi nhận những hoạt động buôn
bán trao đổi sầm uất với các thương cảng như : Vân Đồn, Thăng Long, Hội An,
Kỳ Anh, Nước Mặn. Cùng với cảng biển, hoạt động kinh tế đối ngoại của nước
ta còn có sự nối kết với hệ thống trao đổi đường biên mà tiêu biểu là các bác
dịch trường dọc biên giới Việt - Trung . Hoạt động của các cảng và hệ thống
trao đổi, buôn bán đó đã diễn ra liên tục qua các thời kỳ lịch sử Lý-Trần , Lê Sơ.
Mặc dù đề cao kinh tế nông nghiệp nhưng chính quyền Lê Sơ vẫn coi trọng vai
trò của kinh tế công thương trong đó có ngoại thương. Lực hút và sức mạnh của
kinh tế tiền tệ vẫn ngầm chảy và phần nào đã phá bỏ rào cản, định chế của thể
chế quân chủ quan liêu Lê Sơ để rồi đến thời Mạc (1527 - 1593) và thời Lê
Trung Hưng (1583 -1788) kinh tế Đại Việt trong đó có hoạt động ngoại thương
đã có sự phát triển vượt trội và hoà nhập tương đối nhanh chóng với môi trường
chung của kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở tiềm lực kinh tế trong nước,
kinh tế đối ngoại Đại Việt đã góp phần tạo nên một thời kỳ phát triển huy hoàng
của nền thương mại châu á thế kỷ XVI - XVII.
Tiếp nối mạch nguồn quá khứ, quan hệ thương mại Việt - Trung từ thế kỷ

X đến thế kỷ XVIII không ngừng được củng cố và mở rộng. Các hoạt động
giao lưu buôn bán diễn ra sôi động và mạnh mẽ tại các cảng khẩu, cửa khẩu trở
thành hoạt động buôn bán chủ đạo góp phần tạo nên một vùng kinh tế nhộn nhịp
ở vùng biên giới hai quốc gia và một số trung tâm buôn bán lớn của Đại Việt
(Kẻ Chợ, Vân Đồn, Hội An, Phố Hiến ). Triều đình phong kiến Việt Nam và
Trung Quốc đều hết sức chú trọng đến hoạt động ngoại thương, đã tham gia trực
tiếp vào việc điều hành ngoại thương như đánh thuế hàng hoá, ban bố các lệnh
cấm buôn bán vàng bạc, quy định những vị trí, địa điểm trao đổi hàng hoá chịu
sự kiểm soát của các cấp chính quyền địa phương, ngăn cản việc đưa các hàng
hoá quý ra khỏi biên giới…
Khi đến buôn bán ở bất kỳ thụ trường nào, các thương nhân vẫn mong
muốn thu được lợi nhuận tối đa. Nhưng ở Việt Nam trong thế kỷ XII, XIII chỉ
có các lái buôn Trung Hoa thu được lợi nhuận ở cả hai chiều, mang hàng đến rồi
cất hàng đi đều có lãi. Bí quyết của các lái buôn Trung Hoa nằm ở sự hiểu biết
và quen thuộc thị trường cùng sự khôn khéo có tính chất truyền thống.Hàng hoá
Trung Hoa với kỹ thuật cao ở các ngành thủ công như dệt, giấy, sành sứ đã và
vẫn có ảnh hưởng từ lâu đời đến các nghề thủ công ở nước ta theo chiều hướng
tiếp thu,cải tiến.
Ngoại thương phát triển đã kích thích một số ngành kinh tế trong nước,
đặc biệt là là ngành thủ công như dệt, ươm tơ, làm đường… Việc mua bán trao
đổi của người nước ngoài cũng đẩy nhanh sự lưu thông hàng hoá trong nước,
thúc đẩy hoạt động và tăng thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho các thương nhân
người Việt. Từ trong hoạt động giao lưu buôn bán đã xuất hiện nhiều tầng lớp
thương nhân, từ tiểu thương buôn bán nhỏ chiếm đại đa số tới thương nhân lớn
đủ sức mạnh cạnh tranh với các cự phú của Trung Quốc. Một tầng lớp người lợi
dụng danh nghĩa cống sứ đi buôn cũng là một lực lượng thương nhân đáng kể.
Việc ra đời và hoạt động của các bác dịch trường ( trung tâm trao đổi hàng hoá )
đã tạo thành các đầu mối giao thông, tạo điều kiện mở rộng giao lưu không chỉ
kinh tế mà cả văn hoá giữa hai quốc gia.
2.3 Mối quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai trước 1802

Lào Cai là một vùng cao biên giới Tây Bắc nước ta Phía Đông giáp tỉnh
Hà Giang, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La, phía Nam
giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ). Tỉnh Lào Cai
được thành lập ngày 12 -07 - 1907 gồm có châu Bảo Thắng ( có các tổng Pa
Khơ, Phố Lu ), châu Thuỷ Vĩ ( có tổng Hương Khương, Pa Long ), Phong Thổ,
Bát Xát ( có tổng Bát Xát, Mường Hun, Trịnh Tường và thị xã Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thời nguyên thuỷ Lào Cai đã là
nơi quần tụ sinh sống của người Việt Cổ. Nhiều phát hiện về khảo cổ đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ XX cho thấy Lào Cai thủa các vua Hùng dựng nước đã là một
trung tâm chính trị quan trọng của một bộ tộc nằm trong nước Văn Lang. Vùng
đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang,
trung tâm kinh tế ở thượng nguồn sông Hồng [ 19; 47 ].Các nhà sử học đã phát
hiện trên địa bàn Lào Cai 16 trống đồng, trong đó có tám trống loại I Hê-gơ và
rất nhiều vũ khí bằng đồng thau, các công cụ sản xuất bằng đồng (như lưỡi cày,
rìu, lưỡi câu). Số lượng hiện vật đồng thau tìm thấy khá nhiều, tập trung ở thị
xã Lào Cai, Bát Xát, Bảo Thắng với mật độ dày, loại hình và chủng loại phong
phú, đa dạng. Điều đó chứng tỏ Lào Cai là địa bàn cư trú quan trọng, là trung
tâm luyện kim, trao đổi hàng hoá ở thời dựng nước. Người Việt cổ cư trú ở đây
khá tập trung, kinh tế phát triển mạnh, nhất là vùng ven sông Hồng, sông Chảy.
Từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X , nước ta bị các thế lực
phong kiến phương Bắc đô hộ, Lào Cai thuộc quận Tân Hưng, đất Giao Châu.
Từ thế kỷ X đất nước giành độc lập, chế độ phông kiến trung ương tập quyền
được xây dựng, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn, một phần
thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên, thuộc phủ Quy
Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Trấn Hưng Hoá vốn là vùng phên dậu biên thuỳ, thổ sản
rất phong phú bao gồm : Vàng bạc, đồng đỏ, quế, diêm tiêu, vỏ cây dó, gấm
hoa, lộc nhung, ngà voi, sáp ong, sừng tê, nhựa thông, lụa thổ, gỗ lim, gỗ vàng
tâm, vỏ gai, phục linh, hoàng cầm, lưu huỳnh, gà rừng, gỗ sam, dầu trẩu, thuyền
bằng tre, mây rồng, mây lửa… [ 3 ; quyển Mười ].
Thời Bắc thuộc, Lào Cai nằm dọc theo sông Hồng, con đường giao thông

huyết mạch nối Vân Nam ( Trung Quốc ) với Việt Nam nên càng có vị trí quan
trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội , Lào Cai thực sự là cầu nối liền
giữa Giao Chỉ ( Bắc Bộ ) với các quốc gia vùng Điền( Vân Nam ), với Thục
( Tứ xuyên ) qua các miền đó vào Miến Điện [ 12 ; 8- 9 ].
Quan hệ mậu dịch giữa Vân Nam và các quốc gia Nam Á và Đông Nam
Á vô cùng phát đạt. Ngay từ thời Hán Vân Nam đã bắt đầu trao đổi mua bán
thương nghiệp với các nước lân cận, “ Hán thư địa lý chí - Việt địa kiều” ghi
lại : Năm 111 Trước công nguyên, sau khi thành lập các quận Nam Hải, Úc
Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ, thương mại giữa các nước Đông Nam á và Trung
Quốc vô cùng sôi động. Quận Giao Chỉ đã trở thành một trong những cảng nhập
khẩu lớn giữa các nước Đông Nam Á và Vân Nam.
Tuyến giao thông huyết mạch qua sông Hồng đã đóng vai trò quan trọng,
góp phần thông thương giữa quốc gia Nam Chiếu Đại Lý với vùng đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam qua Lào Cai. Qua sông Hồng, hàng hoá của Giao Chỉ đã vận
chuyển cung cấp cho Nam Chiếu Đại Lý quốc các mạt hàng chủ yếu là muối, vỏ
sò, ngọc ngà, châu báu, các sản phẩm của biển … Vỏ sò là sản phẩm quý hiếm
trở thành tiền tệ dùng trong trao đổi. Qua vùng sông Hồng muối ăn của Giao
Chỉ và các quốc gia Đông Nam á khác được vận chuyển đến Việt Nam.Vùng
dân cư Quảng Tây cho đến tận thế kỷ XVIII vẫn còn tình trạng thường xuyên
thiếu muối. Đặc biệt điều này thường xuyên xảy ra đối với các dân tộc thiểu số
sinh sống ở vùng sâu, vùng xa của vùng núi Quảng Tây, Trung Quốc. Chỉ tính
riêng một phủ Trấn An của Quảng Tây hàng năm vẫn dùng muối của Việt
Nam,mỗi năm dùng hơn nghìn bao muối [4 ; 14]. Hàng hoá của Nam Chiếu, đai
lý vào Lào Cai và xuống đồng bằng Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng đồ sắt
(vũ khí , đồ sinh hoạt …) và tơ lụa.
Các dân tộc thiểu số như Thái, Hà Nhì, Dao… của vùng Lào Cai, Vân
Nam (Trung Quốc), Lạng Sơn, Cao Bàng bằng nhiều con đường khác nhau cả
đường bộ và đường thuỷ, cũng đưa sản vật địa phương tham gia tích cực vào
việc giao lưu hàng hoá. Họ không chỉ đem những nguồn lợi khai thác được tại
lưu vực các con sông, suối quanh vùng biên, đổi lấy lương thực, vải mặc như

sách sử Trung Quốc đã ghi nhận: “ Dân biên giới Giao Chỉ đem cá, trai hiếm
đổi lấy gạo, vải tấm”. Họ còn tận thu những lâm thổ sản gần với nơi cư trú để
tăng thêm thu nhập , cải thiện đời sống vốn rất khó khăn. “Người Giao Chỉ đem
các hàng hoá như hương thơm , ngà voi, sừng tê ,vàng bạc ,muối đổi lấy các loại
vải như tơ, lụa, vải bông. Những người đến trại Vĩnh Bình (Trung Quốc) đều là
dân Giao Chỉ ở các khe động đi theo đường bộ. Những hàng hoá họ mang tới
đều quý, nhỏ nhẹ chỉ có muối là nặng. Đương nhiên muối chỉ có thể đổi lấy vải
thôi”. (4; 43).
Vân Nam là cửa ngõ thông thương với các quốc gia ấn Độ với vùng
Trung Nguyên Trung Quốc nên hàng hoá của người Tây á, Trung á,Trung Quốc
giao lưu qua sông Hồng khá phổ biến.Trên tuyến biên giới lưu vực sông Hồng ,
các triều đại Việt Nam , Trung Quốc đều xây dựng một số trung tâm buôn bán
lớn. Thời nhà lý đến thời Lê ở Việt Nam chú trọng phát triển các chợ đường
biên, đồng thời dành riêng một số khu vực trên sông Hồng xây dựng thành trung
tâm thương mại như vung Bảo Thắng(Lào Cai), Tam Kỳ (Việt Trì) , Trúc Hoa
(Phú Thọ)…Phố Bảo Thắng của Lào Cai có nhà cửa phố xá liền nhau, khách đi
đường nghỉ lại rất tiện. ở đây có phố của người Hoa, bán nhiều hàng hoá của
Trung Quốc, có bán các loại thuốc như phục linh ,hoàng cầm cũng có người
dùng ngựa thồ chuyển muối về bán bên Trung Quốc [3; quyển 10].
Tại các chợ đường biên, nhân dân hai bên biên giới mua bán trao đổi
hàng hoá mạnh mẽ. Năm 1012 người Nam chiếu đem hàng vạn ngựa sang buôn
bán ở các huyện vùng biên [14 ;243]. Các chợ Bảo Thắng (Lào cai), Mạn Hảo
(Mông Tự), Bách Lẫm (Yên Bái)… đều trở thành trung tâm buôn bán khá sầm
uất. Nhiều thuyền buôn tấp nập neo đậu ở bến sông. Dân thiểu số tại các vùng
khe động phần lớn đi bộ và đi thuyền nhỏ trở những vật phẩm nhẹ , có giá trị
kinh tế, thuyền qua lại không ngớt. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, gần các
chợ này còn hình thành các khu buôn bán, xưởng sản xuất tàu, thuyền. Một số
thương nhân người Hoa còn xin cư trú ngay gần chợ, lập nên các khối buôn bán
sầm uất của người Minh, người Thanh. Đầu thế kỷ XIX, ở Thuỷ Vĩ có 69 người,
Văn Bàn có 4 người Minh ,Thanh. Họ phải đóng thuế, chấp hành luật của nhà

Nguyễn.
Cửa quan Bảo Thắng ở địa phận xã Sơn Yên, lỵ sở châu Thuỷ Vĩ, chỗ hai
ngọn nước sông Thao và sông Ngân hợp lưu, gần đấy có phố Bảo Thắng, giáp
cửa khẩu Hà Khẩu nước Thanh. Giữa thế kỷ XVIII thu thuế buôn muối được
180 hốt bạc . Cuối thế kỷ XVIII thu được 1000 lạng bạc thuế muối.
Lào Cai là vùng đất có giá trị chiến lược về kinh tế, chính trị , nơi đây là
“cửa ngõ phiên dậu” phía Tây Bắc của Tổ quốc. Ngay từ thời bình minh của
lịch sử dựng nước, Lào Cai đã là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn
của toàn vùng. Từ trung tâm này Lào Cai đã vươn lên, khẳng định vị thế của
mình. Sự trao đổi hàng hoá giữa Âu Lạc, vùng Bắc Bộ Việt Nam với vương
quốc Điền (Côn Minh) phía Bắc, Thân Độc (Ân Độ) ở phía tây đã phát triển
mạnh cả những giai đoạn lịch sử sau này. Sự giao lưu giữa miền Bắc Việt Nam
thuộc hạ lưu sông Hồng với Vân Nam - Trung Quốc thuộc vùng thượng lưu
diễn ra sôi động. Hàng hoá mang ra trao đổi buôn bán rất phong phú, phần
nhiều là các sản vật địa phương. Việc tận dụng khai thác triệt để những lợi thế
của tự nhiên và vị trí địa lí chiến lược góp phần thúc đẩy sự giao lưu buôn bán
giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRAO ĐỔI KINH TẾ THUƠNG MẠI
VIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC LÀO CAI GIAI ĐOẠN (1802 - 1945)
2.1. Chính sách thương mại của chính quyền nhà Nguyễn giai đoạn
(1802 - 1897)
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ
Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn ánh đặt niên hiệu là Gia Long(1802 -
1819), Minh Mạng (1820 - 1840) đến Triệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 -
1883) kế tiếp sau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến
trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại
dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển được theo triều
hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng lên hàng loạt các
cuộc khởi nghĩa nông dân, của các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối
tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Vì những nguyên nhân địa lí, cũng vì phân phối những họat động thủ
công trong những làng chuyên nghiệp, mọi thứ hàng hoá không thể có được
trong tất cả mọi làng hay tất cả mọi vùng. Vì thế trong nước đã có những luồng
mậu dịch khá mạnh cho phép trao đổi hàng hoá và thổ sản giữa những làng
những vùng khác nhau: các loại gỗ, sơn, măng tre của miền Thượng chẳng hạn,
được hoá đổi với nước mắm, cá khô, muối, vôi trong các chợ của miền xuôi.
Các sản phẩm thường được mua bán trong các chợ miền châu thổ là các loại vải
dệt, đồ gốm, cau, rượu đường, các nguyên liệu dùng trong công nghệ… Gạo của
các tỉnh Nam Kì sản xuất có thừa đã được đưa tới các tỉnh miền Bắc và miền
Trung với số lượng quan trọng . Tuy nhiên, để giữ giá gạo ổn định và ngăn ngừa
sự đầu cơ, chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc buôn gạo :Muốn chuyên chở gạo
từ tỉnh này qua tỉnh khác, các nhà buôn phải được giấy phép cấp bởi quan địa

×