Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bạo lực học đường và những biện pháp ngăn chặn xử lí của nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.27 KB, 26 trang )

1
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
GV thực hiện: Trần Thị Vân Anh
2

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN XỬ LÍ CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, một vấn đề được mọi quốc gia quan tâm, đó là đào tạo và
cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có
phẩm chất và những kĩ năng sống vững vàng.
Một điều đáng tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã bắt kịp
nhịp sống hối hả của nền kinh tế tri thức và tự trang bị cho mình vốn
kiến thức, vốn sống để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Với đề tài này, Trường THCS Quang Trung qua thực tế giáo dục
của trường và những vấn đề của địa phương, xin góp một tiếng nói vào
công việc chung trong cuộc chiến ngăn chặn Bạo lực học đường.

Tuy nhiên, một vấn đề nóng đang ngày một gia tăng, gây hoang
mang, bất bình trong dư luận xã hội, đó là BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
3
Một số hình
ảnh về bạo lực
học đường
4
5
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của
toàn xã hội.
- Ngoài sự hợp tác của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của
PHHS còn có sự đồng thuận của tập thể GV – CBCNV nhà trường.
2. Khó khăn:
- Hiện tượng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt
là giữa các nữ sinh.
- Tại trường THCS Quang Trung, hiện tượng học sinh đánh nhau
khá phổ biến, lí do dẫn đến hiện tượng này là: học sinh đánh nhau,
phụ huynh đến lớp đánh học sinh đã gây mâu thuẫn với con mình,
phụ huynh đến trường gây sự với giáo viên…đã ảnh hưởng đến
không khí học tập của trường.
6
1. BIỂU HIỆN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. NHỮNG CÁCH NHÌN NHẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
- Học sinh tổ chức các nhóm hoặc cá nhân xúc phạm, lăng
nhục, chà đạp nhân phẩm, gây tổn thương về thể xác hoặc
tinh thần bạn bè, thậm chí cả thầy cô.
- Phụ huynh cũng hành xử như vậy với bạn bè con hoặc
với “đối thủ” của con chính là bạn học cùng lớp, cùng trường
của con, em mình.
- Phụ huynh sử dụng bạo lực đối với giáo viên khi giáo
viên đại diện nhà trường xử lý mâu thuẫn của học sinh.
- Thầy giáo, cô giáo đánh đập, xúc phạm tới thân thể, nhân
phẩm HS trong quá trình giáo dục.
Trong các biểu hiện trên thì vấn đề học sinh gây tổn thương
lẫn nhau đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội.

7
2. 2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
- Nguyên nhân từ gia đình.
- Do tâm lí lứa tuổi chưa ổn định.
- Trẻ thiếu kĩ năng sống.
- Do các em chưa hiểu trách nhiệm pháp lí khi xâm phạm quyền tự
do về thân thể người khác.
- Đi vào thực tế của trường THCS Quang Trung, có những nguyên
nhân sau:
+ Đối với học sinh nam: lỡ tay làm bạn đau rồi dẫn đến đánh nhau;
do mâu thuẫn ở bên ngoài; bị kích động bởi hành vi, lời nói của bạn
+ Đối với học sinh nữ: do tâm lí lứa tuổi và những thay đổi trong
tình cảm nên có tình trạng ghen tuông; ganh ghét vì ngoại hình của
bạn.
8
2. 1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
2. NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
+ Do các em bắt chước hình mẫu trong các game đen
- Nguyên nhân xã hội:
+ Do ảnh hưởng của bạo lực trong xã hội.
+ Ở lớp, sĩ số học sinh khá đông khiến giáo viên khó theo sát, khó
can thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn.
- Nguyên nhân từ nhà trường:
+ Định kiến của thầy cô, bạn bè đối với những học sinh đã từng
phạm lỗi.
+ Nhà trường giải quyết vụ việc chưa triệt để.
+ Có các băng nhóm từ bên ngoài lôi kéo học sinh vào các vụ việc
xấu, gây rối trong trường.
9
3. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:

- Đối với nạn nhân: Các em bị ảnh hưởng cả về thể xác lẫn tinh
thần, mặc cảm với bạn bè, ảnh hưởng đến quá trình định hình nhân
cách.
- Đối với gia đình nạn nhân: Bố hoặc mẹ phải nghỉ việc để đưa đón,
theo dõi con trong suốt thời gian đi học. Giải pháp này có thể là tối
ưu đối với một gia đình nào đó nhưng ảnh hưởng không tốt về mặt xã
hội.
B. CÁC BIỆN PHÁP VIỆC NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Trường THCS Quang Trung nằm trên khu vực thị trấn, tốc độ phát
triển kinh tế khá nhanh nhưng cũng khá phức tạp về thành phần dân
cư, nhạy cảm với những tác động xã hội. Hàng năm nhà trường phải
giải quyết khá nhiều vụ việc học sinh đánh nhau, vì vậy đã rút ra một
số kinh nghiệm và biện pháp ứng phó với vấn nạn này, cụ thể như
sau:
10
1. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN:
1.1. CÁC BIỆN PHÁP CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG:
- Phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm và trách
nhiệm.
- Phát huy tối đa tình thương và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm.
- Huy động sự kết hợp chặt chẽ của ba môi trường giáo dục: Gia
đình- nhà trường- xã hội. Qui định những biện pháp phối hợp giữa
GVCN với quản sinh, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn và Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Cách biên chế lớp.
- Giáo dục pháp luật cho HS (lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng
sống vào các buổi dạy Ngoài giờ lên lớp đối với các giáo viên được
phân công.
- Nâng cao ý thức cho giáo viên .

11
1.2. CÁC BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM:
1. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN:
- Tìm hiểu và phân loại học sinh, đặc biệt chú ý tới nhóm đối tượng
học sinh cá biệt. Chú ý tới những học sinh không hoàn hảo về tính
cách hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt và có dấu hiệu bạo lực để
thường xuyên có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Tạo mối quan hệ thầy trò thân thiện: dành thời gian trò chuyện, gần
gũi để các em mạnh dạn bày tỏ tâm tư.
- Phát huy tinh thần tập thể và tình yêu thương của học sinh: tìm
hiểu quan hệ bạn bè của học sinh cá biệt trong lớp và nhờ một vài em
có trách nhiệm hợp tác với mình, giúp đỡ bạn tiến bộ .
- Phối hợp với PHHS: gặp phụ huynh của học sinh đó để nắm chắc
hoàn cảnh gia đình và bàn biện pháp giáo dục.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong tổ chủ nhiệm.
12
1.2. CÁC BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM:
1. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN:
- Trong các tiết sinh hoạt lớp, tạo không khí tự nhiên để các em cởi
mở trò chuyện, qua đó nắm bắt kịp thời và giải quyết khéo léo nhưng
thấu đáo những sự việc của lớp, tránh nảy sinh mâu thuẫn giữa học
sinh với nhau. Đồng thời theo dõi sát sao chuyển biến của những học
sinh từng vi phạm và ghi nhận, khen ngợi đúng lúc. Mỗi tháng một
lần mời đại diện PH đến dự sinh hoạt chung với lớp để trao đổi về
tình hình lớp và cùng tháo gỡ khó khăn.
- Vai trò của GVCN là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến với bạo
lực học đường. Vì học sinh có những biểu hiện không hoàn hảo về
tính cách vừa rất dễ là tội phạm vừa rất dễ là nạn nhân. Được giải
toả đúng lúc những vướng mắc, được định hướng cách giải quyết mâu

thuẫn…có thể sẽ ngăn chặn sớm những việc làm thiếu chín chắn,
những xung đột có thể dẫn đến bạo lực.
13
Ví dụ: một Giáo viên chủ nhiệm đã thành công khi ngăn chặn được xô
xát giữa các em.
Cô giáo đã phân tích, chỉ rõ đúng sai của cả hai em, giúp các em
nhìn lại mình và với một thái độ thân thiện, cởi mở, cô đã giúp các
em tìm ra cách giải quyết tích cực hơn.
Vào tháng 10 của năm học 2010, trong tiết sinh hoạt 10 phút đầu
giờ, GVCN thấy hiện tượng lạ là: có một Đôi bạn cùng tiến không
ngồi gần nhau (thường trong 10 phút đầu giờ, Đôi bạn cùng tiến
phải ngồi gần nhau để truy bài) em học sinh khá (được phân công
giúp đỡ bạn) có vẻ đăm chiêu khác thường. Trong khi đó, em học
sinh yếu lại cũng có dấu hiệu bất thường là cứ thỉnh thoảng lại nhìn
về phía bạn với vẻ rất tức giận.
Từ sự việc nêu trên, chúng ta thấy rõ: GVCN bằng sự nhạy cảm,
bằng trách nhiệm và cách giải quyết đúng hướng đã ngăn chặn được
những hậu quả đáng tiếc.
14
1.3 BIỆN PHÁP CỦA CÁC BAN NGÀNH KHÁC CỦA NHÀ TRƯỜNG:
a. Nâng cao giáo dục nhận thức cho học sinh:
Trước hết là vai trò của Tổng phụ trách, Quản sinh, Bí thư Đoàn
trường (cũng do đặc thù của trường mà BGH phải hợp đồng thêm
một cán bộ quản sinh)
Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn trường đã tổ chức hoạt động Kể
chuyện dưới cờ vào thứ 2 hàng tuần với nội dung là những câu
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm học này, mở rộng
thêm nội dung Những tấm gương vượt khó học tập của bạn bè trong
trường.
b. Giám sát các giờ cao điểm:

- Thời gian tập Thể dục giữa giờ: đây là thời gian nghỉ dài nhất
trong cả buổi học, cũng là thời gian thường xảy ra các vụ xô xát dẫn
đến đánh nhau trong trường. Vì vậy, Tổng phụ trách, Quản sinh và
đội Sao đỏ đã phối hợp kiểm tra các dãy phòng học, vừa duy trì tốt
nề nếp tập thể dục giữa giờ, vừa ngăn chặn có hiệu quả những vụ
việc đáng tiếc.
15
1.3 BIỆN PHÁP CỦA CÁC BAN NGÀNH KHÁC CỦA NHÀ TRƯỜNG:
b. Giám sát các giờ cao điểm:
- Trước khi vào lớp: theo qui định, Quản sinh phải có mặt trước khi
vào 10 phút đầu giờ để theo dõi, nhắc nhở tác phong học sinh và theo
dõi chặt chẽ để các em không dám manh động.
Sau đây là một ví dụ cụ thể về biện pháp này:

- Khi tan trường: Thông thường, đây là thời điểm được coi là nhạy
cảm nhất trong khoảng thời gian nhà trường quản lí học sinh. Nhưng từ
khi Quản sinh, Tổng phụ trách và cả trực BGH đã nán lại vài phút, trực
tiếp có mặt tại các điểm nóng: cổng ra vào, tại nhà xe thì những vụ việc
đánh nhau tại cổng trường được đẩy lùi triệt để.
16
Vào tháng 21/10/2010, bốn em học sinh nữ của lớp 9 tổ chức
đánh nhau ở một địa điểm ngoài nhà trường trên đường đi học về.
Sự việc khiến một đám đông học sinh quây lại, hò hét và một số
người dân đã báo về trường. Buổi chiều hôm ấy, hai em trong số
bốn học sinh đó đi học Thể dục. Cán bộ quản sinh của trường, thầy
Bí thư Đoàn trường và thầy Tổng phụ trách Đội dự đoán: trong khi
chưa triệu tập đủ các thành phần để giải quyết vụ việc, thế nào các
em cũng đánh nhau tiếp. Vì vậy, vào giờ tan học đã huy động thêm
một số giáo viên nán lại sau giờ tan học trực tiếp có mặt tại các
điểm quanh trường và cả ở Khu vui chơi giải trí của huyện (là nơi

các em tổ chức đánh nhau). Đồng thời giữ hai em học sinh vừa học
Thể dục xong ở lại, gọi điện thoại cho gia đình đến đón. Nguy hiểm
hơn nữa là hai em học sinh này đã chuẩn bị tư thế đánh nhau rất kĩ,
đó là xẻ các móng tay của mình thành nhiều đường răng cưa sắc
nhọn, định sẽ cào rách mặt bạn.
17
Chúng tôi rất mừng vì đã dự đoán được tình hình, có cách giải
quyết đúng hướng và đã ngăn chặn được một hành vi bạo lực, giúp
các em nhận thức đúng đắn, biết tự hướng thiện và yên tâm học tập.
18
19
20
1.4 BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY BỘ MÔN:
Các thầy cô hợp tác chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, kịp thời nắm
bắt các biểu hiện bất thường trong tiết dạy của mình, báo cho GVCN
và cùng chịu trách nhiệm giải quyết. Đồng thời các thầy cô bằng tình
thương và trách nhiệm cũng đã quan tâm hơn đến các học sinh cá biệt,
tạo ra các tình huống để các em hướng thiện, thể hiện mình một cách
tích cực hơn.
1.5 BIỆN PHÁP CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH:
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường chúng tôi rất nhiệt tình, hoạt
động rất đều tay và rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, quan tâm
đến sự tiến bộ của học sinh.
Tiếng nói của phụ huynh rất hiệu quả trong việc giúp học sinh nhận
thức đúng đắn vấn đề. Vì không chỉ tác động đến bản thân các em mà
còn tác động đến gia đình. Các gia đình quan tâm theo dõi con chặt
chẽ hơn, uốn nắn con em kịp thời, hợp tác với nhau để xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa các em.
Câu trả lời Tỷ lệ
Rất bất bình và cần ngăn chặn càng sớm càng tốt. 88 %

Không quan tâm vì em không thích đánh nhau và chuyện
đó sẽ không xảy ra với em.
12 %
21
1.6 BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG HỌC SINH: xin minh hoạ bằng
một cuộc khảo sát 100 HS lớp 9 (trong tổng số 342 em)
Câu 1: Em suy nghĩ như thế nào trước hiện tượng bạo lực học đường
đang gia tăng?
Câu 2: Khi thấy các bạn gây gổ với nhau trong nhà trường, em sẽ
làm gì?
Câu trả lời Tỷ lệ
Yêu cầu các bạn không được cãi vã. 0.2%
Bỏ đi nơi khác vì không liên quan đến mình. 11 %
Lắng nghe xem ai đúng, ai sai và khuyên các bạn bỏ qua
cho nhau.
83%
Tỏ thái độ bênh vực bạn thân của mình. 04%
Câu trả lời Tỷ lệ
Lập tức báo cho các thầy cô biết 78 %
Bỏ đi nơi khác để tránh vạ lây. 06 %
Can ngăn hai bên để tránh chuyện đáng tiếc 12 %
Sẵn sàng “tham chiến” để bênh vực bạn thân của mình. 04%
22
Câu 3: Khi thấy các bạn đánh nhau trong nhà trường, em sẽ:
Rõ ràng các em đã có nhận thức khá đầy đủ, khá chín chắn về vấn
nạn này. Thực tế cho thấy những vụ việc xảy ra trong trường chúng
tôi vừa qua đã không trở nên nặng nề hơn nhờ vai trò rất quan
trọng của học sinh, nhất là học sinh nam. Các em đã biết can ngăn,
trấn an các bạn để tránh được hậu quả đáng tiếc.
23

2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Khi có những vụ việc bạo lực xảy ra trong nhà trường, BGH nhà
trường giải quyết từng bước thận trọng nhưng triệt để, hợp lí và
ngăn chặn được những hệ luỵ dai dẳng, đáng tiếc.
*Thông thường, việc xử lí diễn ra theo trình tự:
- Nhà trường gồm Tổng phụ trách, GVCN, Quản sinh mời các
đương sự làm tường trình.
- Xác nhận mức độ sai phạm của từng đối tượng, qui trách nhiệm
cụ thể .
- Mời học sinh tham gia gây rối, mời phụ huynh cùng GVCN các
lớp có liên quan đến và thông qua hình thức kỉ luật cũng như trách
nhiệm bồi thường của các bên.
24
2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG:
- Phải có sự phối hợp các thành phần liên quan
- Phải mang tính giáo dục, tạo cơ hội cho các em sửa chữa, đồng
thời định hướng để các em hướng thiện.
- Phải mềm mỏng nhưng triệt để, tránh kiểu nửa vời, hoặc áp đặt
để rồi mâu thuẫn giữa các em cứ dai dẳng dẫn đến tình trạng các em
tự giải quyết với nhau bằng bạo lực.
* Việc xử lí học sinh vi phạm phải đạt các yêu cầu sau:
- Phải công minh, rõ ràng, tránh kiểu giải quyết thiên vị.
25
IV. KẾT QUẢ:
Trong năm học 2009-2010, số vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra
trong trường THCS Quang Trung là 12 vụ. Tính riêng trong 3 tháng
đầu của năm học 2009-2010 là 7 vụ.
Năm học 2010-2011, tính đến nay, tức là 3 tháng đầu năm, sau
khi áp dụng những biện pháp triệt để, huy động toàn bộ hội đồng
chung tay ngăn chặn bạo lực thì chúng tôi chỉ phải xử lí 4 vụ việc.

Như vậy, tỷ lệ đã giảm xuống 42,9%.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Cần coi trọng việc dạy kĩ năng sống cho học sinh.
2. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ: gia đình – nhà trường – xã hội.
3. Phát huy hơn nữa Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh.

×