Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học Giải quyết PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG NGHỆ IN OFFSET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 34 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________



BÀI TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƯ
DUY SÁNG TẠO


PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO
SCAMPER TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO CÔNG NGHỆ IN OFFSET

CHUYÊN NGHÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 60 48 01


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:GS.TSKH.HOÀNG VĂN KIẾM
HỌC VIÊN : ĐỖ THIỆN VŨ_ CH08_1301072
KHOÁ HỌC: 2013

TP.HỒ CHÍ MINH-2014
2





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER 5
I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER. 5
II. Phân tích SCAMPER. 6
1. Phép thay thế (Substitute) 6
2. Phép Kết hợp (Combine) 7
3. Phép thích ứng (Adapt) 7
4. Phép điều chỉnh (Modify) 8
5. Phép thêm vào (Put) 8
6. Phép loại bỏ (Eliminate) 9
7. Phép đảo ngược (Reverse) 9
Chương 2: CÔNG NGHỆ IN OFFSET 10
I. Lich sử ngành in 10
II. Các phương pháp in 13
1. In typo: 13
2. In flexo: 15
3. In ống đồng: 15
4. In lụa: 17
5. In offset: 18
3


III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT IN OFFSET 20
Giai đoạn 1: Thiết kế chế bản: 20
Giai đoạn 2: Output Film 21
Giai đoạn 3: Phơi bản kẽm: 23
Giai đoạn 4: In Offset: 26

Giai đoạn 5: Gia công sau in: 31
Chương III: PHÂN TÍCH SCAPMER 32
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
















4




LỜI NÓI ĐẦU

rước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo sư -
Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học

“Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học” và đã tạo cho em niềm đam mê
thích thú trong việc nghiên cứu và tìm ra vấn đề trong khoa học.
Trong phạm vi của bài tiểu luận nhỏ này, em sẽ trình bày một số vấn đề sáng
tạo sử dụng công nghệ thông tin vào công nghệ in ấn để giải quyết một số công việc
trong quá trình làm việc để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cho cơ quan
mình.
Chất lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm in là 1 trong những yếu tố đòi
hỏi ngày càng cao của khách hàng trong lĩnh vực in ấn Offset và cũng là 1 trong
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp nước ta. Để đạt
được 2 điều này đòi hỏi các doanh nghiệp in ngoài đội ngũ nhân lực giàu kinh
nghiệm, sáng tạo còn phải có 1 công nghệ in hiện đại không ngừng đổi mới để thõa
mãn nhu cầu của khách hàng.
Công nghệ in hiện nay nó đồng hành cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và với việc áp dụng công nghệ thông tin vào công nghệ in thì vấn đề chất
lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn
thiện hơn, đem đến sự hài lòng vô cùng lớn cho khách hàng.




T
5





Chương 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER.

Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư
Michael Mikalko sáng tạo nên. Đây là một công cụ tư
duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra
các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình
công việc. SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của
nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết hợp),
Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm
vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược).
Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên
ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.

6



Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet)


II. Phân tích SCAMPER.
1. Phép thay thế (Substitute)
Nội dung: Thay thế thành tố này bằng thành tố khác.
- Đối với sản phẩm, quan sát thành phần tạo nên chúng và thử nghĩ xem có thể
thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác không?
- Đối với quy trình làm việc: xem xét vấn đề có thay thế nhân lực? địa điểm?
thời gian?…
Một số câu hỏi được đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
7



- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng quy trình, thủ tục nào khác?
- Có thể thay tên khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?

Ví dụ: Trước đây chưa có hạt nêm chay, giờ đã có hạt nêm chay làm từ các loại
nấm, rau, củ quả.
2. Phép Kết hợp (Combine)
Nội dung: Có thể kết hợp, biến tấu thêm thành phần gì để tạo ra sản phẩm mới
để cho hiệu quả tốt hơn.
Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
Ví dụ:
- Bưu thiệp có kết hợp thêm nhạc.
- Ti vi có kết hợp đầu máy video.
3. Phép thích ứng (Adapt)
Nội dung: Khả năng thích ứng khi có sự thay đổi.
Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
8


- Có cái gì tương tự với đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống
khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?

- Có thể tương tác với ai?
- Cái gì có thể copy, mượn?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ví dụ:
- Giường của trẻ em được cấu tạo như một chiếc xe đua.
4. Phép điều chỉnh (Modify)
Nội dung: Điều chỉnh thành phần của hệ thống như tăng giảm kích cỡ, hình
dáng, thuộc tính màu sắc, mẫu mã,…
Một số câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại?có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ví dụ:
- Xe đạp đôi.
- Xe buýt nhiều tầng.
5. Phép thêm vào (Put)
Nội dung: Áp dụng cho mục đích, lĩnh vực khác.
Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?
- Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
- Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
- Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
Ví dụ:
- Lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
9



6. Phép loại bỏ (Eliminate)
Nội dung: Đơn giản hóa các thành phần của hệ thống.
Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Có thể làm cho đối tượng gọn hơn như thế nào?
Ví dụ:
- Điện thoại cố định không dây.
- Sạc điện thoại không dây.
- Chuột máy tính không dây.
7. Phép đảo ngược (Reverse)
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành phần của hệ thống, lật ngược vấn đề để
nhìn rõ mọi khía cạnh, phát hiện điểm mới.
Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Có phương án, cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân với hệ quả?
- Có thể thay đổi lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện?bên trên hay bên dưới?
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự tính ban đầu?

Ví dụ:
- Sản xuất ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
10





Chương 2: CÔNG NGHỆ IN OFFSET
I. Lich sử ngành in
Ngành in ấn có từ khi nào? Loài người hình thành nghề in ấn như thế nào? In
ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông,
ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số
lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.
Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ
năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và
Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.
Các cột mốc đáng nhớ của nghề in thế giới
- 1440: loại máy in kim ra đời.
- 1462: nghề ấn loát du nhập vào châu Âu.
- 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh.
- 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic.
Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã
được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ
in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris.
Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một
người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở thành phố Mexico,
Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts
năm 1628 và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.
Và ngày nay sách báo thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - offset. Các kĩ

thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in
11


quay, in phun và in la de. Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là
Montreál, ở Quebec, Quebecor World.
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên
trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với
các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các
máy in màu tiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo.
iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.
Johannes Gutenberg - ông Tổ nghề in thế giới
Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ
đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt
đầu xuất hiện ở châu Âu.
Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch
chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này
là Johannes Gutenbergh (ảnh bên) - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.
Ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng.
Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đá. Tuy nhiên loại chữ in
bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ
in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người
đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm
hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu
tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất
đẹp và sắc nét.
Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày
nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in
bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ
của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố

lớn của Đức là Dresden và Mainz.
12


Ông tổ nghề in của Việt Nam
Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ,
hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang
Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng,
Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc
ván in”.
Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây.
Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng
Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được
coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.
Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật
giáo và quản lý nhà nước.
Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung
tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in
khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những
người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa
thứ 18 (1697).
Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành
hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng
Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15
tháng 9 (âm lịch) hàng năm.







13


II. Các phương pháp in
1. In typo:
Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người
Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là
ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày
hôm nay là Việt Nam với công nghệ in trên thường hay còn gọi là công nghệ in
"KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng.

14




Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các
phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà
mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó
khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví
dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần
xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tămbông để lấy mực, sau đó đóng "kịch"
một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên
nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết
thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng
bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ).
Phương pháp in typo sắp chữ chỉ hiện nay không còn được sử dụng do sản
lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc
hại). Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc,

vàng vẫn còn được sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam được cải tiến thành máy bế
đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.
15


2. In flexo:
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng
thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su
hoặc nhự phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được
sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.



3. In ống đồng:
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in,
hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in
sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng
sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực
thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ
truyền sang bề mặt vật liệu.
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ
một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc
hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp
crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in ống crôm chứ
không phải in ống đồng.
16


In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như
bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên, vvv tất cả đều

được in bằng phương pháp in ống đồng.


17



4. In lụa:
Hay còn gọi là in lưới đây là phương pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ
đầu tư.
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến
[2]
theo
nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước
đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt
đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc sử dụng thay cho
phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

18






5. In offset:
Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến
nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế.



19



In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình
ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt
tấm bản in ta chỉ thấy nó phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Vậy thì
làm sao mà in được? Bí mật là ở đây, người ta ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và
nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khỏang 0.25mm), trên khuôn in, phần
trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ảnh, chữ viết) được cấu tạo
từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy
nước, và mực in offset là lọai mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề
mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng
không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có
gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được,
mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn
in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà tùm lum lên bề mặt khuôn mà
chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà
thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.

20


Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy
hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm
cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự
truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng > mềm > cứng).




III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT IN OFFSET
Giai đoạn 1: Thiết kế chế bản:

Đầu tiên phải tạo ra đối tượng cần in trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi
khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các
21


tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ,
số điện thoại , sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng
với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của
khách hàng , hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm


Giai đoạn 2: Output Film
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được
out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K
(Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong in Offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các
mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ
mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là
sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Hay màu đen là
sự kết hợp của ba màu CMY, riêng màu đen ở đây chỉ thể hiện được trên màn hình
điện tử còn thực tế in ra lại là màu xám do các loại mực in sử dụng đều có tính thấu
22


quang. Vì vậy cần phải có thêm màu K(đen/Black); Rồi còn các mầu được kết hợp
từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ

đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.




Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin nên giai đoạn này ở một số
nhà in lớn như các nhà in Trần Phú, Quân Đội, Nhân dân đã được bỏ qua tức là các
23


file từ giai đoạn chế bản sẽ qua trực tiếp giai đoạn phơi bản kẽm, cụ thể là vào trực
tiếp máy CTP (Computer to Plate) có chức năng đọc file và ghi bản trực tiếp
Giai đoạn 3: Phơi bản kẽm:
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một
cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm
bằng máy phơi kẽm), đến đây ta có 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để
bước sang phần in.



Máy chụp bản kẽm từ film
24



Máy hiện bản kẽm
Một số đơn vị in hiện đại trang bị máy phơi bản CTP để ghi bản trực tiếp từ
file không qua film.




Nguyên lý hoạt động máy CTP:
25



Nguyên lý hoạt động:
Ánh sáng từ đèn UV công suất lớn ( tương tự đèn UV dùng trong các máy
phơi bản thông thường) được một hệ thống quang học dẫn đến linh kiện DMD
(Digital Mirror Device), Đây là linh kiện đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ghi
bản. Nó là một bản mạch có chứa khoảng 1.000.000 vi gương trên bề mặt. Các vi
gương này sẽ phản chiếu ánh sáng UV xuống bản kẽm qua hệ thống thấu kính hay
hướng ánh sáng ra ngoài khi không ghi
DMD

×