Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER PHÂN TÍCH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÀN HÌNH MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
adcb

BÀI THU HOẠCH

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER
PHÂN TÍCH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MÀN HÌNH MÁY TÍNH

GVHD :

GS. TSKH. HỒNG VĂN KIẾM

HVTH :

NGUYỄN VĂN TIẾN

MSHV:

CH1301109

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 5 Năm 2014
MỤC LỤC


Phương pháp nghiên cứu khoa học


Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Trang 2


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
1. Sơ lược về phương pháp SCAMPER
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư
Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái
đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết
hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào),
Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược).
Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận
dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ
biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng khơng có
phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên,
phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là
sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản
phẩm.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109


Trang 3


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER

2. Vài nét về phương pháp SCAMPER
2.1.

Phép thay thế - Substitute

Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ
xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác?
Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa
điểm? Đối tượng?..
Các câu hỏi có thể đặt ra:
Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 4


Phương pháp nghiên cứu khoa học

-

GVHD: GS.TSKH. Hồng Văn Kiếm


Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
Có thể thay thế nhân sự nào?
Qui tắc nào có thể được thay đổi?
Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?
Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?


Ví dụ:

2.2.

Phép kết hợp – Combine

Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1
sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
Các câu hỏi có thể đặt ra:
-

Ngun vật liệu cần là gì?
Các tính năng? Quy trình? Nhân lực?
Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?

Ví dụ:

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 5



Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.3.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Phép thích ứng – Adapt

Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp khơng?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
-

Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một

-

tình huống khác?
Cái gì tơi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
Ý tưởng nào ngồi lĩnh vực của tơi có thể hợp nhất?
Q trình nào có thể được thích ứng?


Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 6



Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hồng Văn Kiếm

Ví dụ:

2.4.

Phép điều chỉnh – Modify

Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính…
Các câu hỏi có thể đặt ra:
-

Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
Yếu tố nào có thể lặp lại? Tơi có thể tạo ra nhiều bản sao?


Ví dụ:

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 7


Phương pháp nghiên cứu khoa học


2.5.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Phép thêm vào – Put

Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
Các câu hỏi đặt ra:
-

Tơi có thể lấn sân sang thị trường nào?
Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tơi?

Ví dụ:

2.6.

Phép loại bỏ - Eliminate

Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại
đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội, nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình
huống này?
Câu hỏi có thể đặt ra: :
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà khơng làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Bộ phận nào khơng mang tính cốt lõi hay khơng cần thiết?
- …
Ví dụ:


Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 8


Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.7.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Phép đảo ngược – Reverse

Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Bạn có thể lật ngược vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc
cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
Câu hỏi có thể đặt ra:
- Chuyện gì xảy ra nếu tơi làm theo theo hướng khác?
- Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
- Có thể hốn đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- …
Ví dụ:

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 9


Phương pháp nghiên cứu khoa học


GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MÀN HÌNH MÁY TÍNH
Như chúng ta biết, máy tính được xem là điều cần thiết cho tất cả mọi người.
Khó có thể tưởng tượng một cuộc sống hiện đại mà khơng có sự ra đời của máy tính.
Nhưng bên cạnh một chiếc máy tính ln hiện diện một đồ vật rất quan trọng đó
là màn hình. Nơi sẽ hiển thị ra một cách trực quan cho con người chúng ta xử lý các
thao tác mà chúng ta cần dùng.
Nếu ví máy tính như một bộ não thì màn hình được xem như là tay, chân, cơ
thể,…. Một bộ não hoạt động tốt nhưng khơng có hiển thị ra cho bên ngồi thì chúng ta
cũng khơng biết có thật sự bộ não hoạt động tốt đến cỡ nào. Do vậy, mặc dù nó khơng
q lớn lao nhưng màn hình máy tính là sự cần thiết cho một chiếc máy tính.
Nhưng để đạt được một màn hình hiển thị đẹp, rõ nét, sống động như ngày hơm
nay ta vẫn sử dụng thì màn hình máy tính đã trải qua một thời kì dài trong quá trình
hình thành và phát triển.
1. Bìa đục lỗ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào
ENIAC là một trong số các máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bìa đục lỗ để thể hiện
cho cả đầu vào lẫn đầu ra của một chương trình máy tính. Để viết một chương trình,
người vận hành máy tính sẽ soạn thảo trên một chiếc máy giống như máy đánh chữ,
mỗi câu lệnh sẽ được mã hóa bằng cách tự động đục các lỗ trên các thẻ bằng giấy. Sau
đó, người ta sẽ thả một số lượng lớn các tấm bìa chi chít lỗ đó vào máy tính để nó có
thể đọc và thực hiện chương trình.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 10



Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Bên trái: một nữ vận hành máy tính đang cho các tấm bìa đục lỗ vào máy ENIAC
(1947). Bên phải: Bộ lập bảng IBM 405 giúp người vận hành tính kết quả của đầu ra.
Phía đầu ra, kết quả cũng được mã hóa bằng việc đục lỗ các bìa và sau đó những người
vận hành sẽ giải mã nó với một thiết bị như bộ lập bảng IBM 405 (bên phải ảnh) để
đếm và in các giá trị của tấm bìa lên một băng giấy.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 11


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

2. Băng giấy thay cho các tấm bìa đục lỗ

Máy in điện báo CREED 75 (1958) sử dụng băng giấy đục lỗ thay cho các tấm bìa đục
lỗ.
Để thay thế cho các bìa đục lỗ, nhiều máy tính sau đó đã sử dụng một băng giấy dài
cũng được đục lỗ để biểu diễn cho một chương trình máy tính. Ngun lí khơng hề
thay đổi, người vận hành máy tính sẽ cho chạy băng giấy qua một chiếc máy như trong
ảnh, kết quả chương trình cũng được lưu trên một băng giấy đục lỗ và dựa trên băng
giấy này, một máy đánh chữ điện tử sẽ đánh ra kết quả bằng ngôn ngữ mà nhà lập trình
dễ dàng hiểu được.
3. Thuở sơ khai của màn hình CRT

Các ống tia ca-tốt (CRT) xuất hiện lần đầu tiên trong máy tính lại được dùng trong
bộ nhớ chứ không phải ở bộ phận hiển thị. Khơng lâu sau đó, người ta đã nhận ra rằng
chúng có thể được sử dụng để hiện thị nội dung của bộ nhớ dựa trên CRT (như hai máy
tính ở bên trái).

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 12


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Các thiết bị dùng CRT làm màn hình hiển thị đơn giản: màn hình SWAC 1950), thiết
bị cuối Ferranti Mark 1 Star (1951), SAGE (1957) và PDP-1 (1960).
Sau đó, các máy radar và máy hiện sóng đã được lắp vào các ống CRT để hiện thị
một màn hàn hình đồ họa đơn giản (khơng có màu sắc và chỉ thể hiện được các vec-tơ),
điển hình là hệ thống SAGE và PDP-1.
4. Máy điện báo trở thành “màn hình”
Trước khi có máy tính điện tử, từ năm 1902, các máy điện báo đánh chữ được sử
dụng để trao đổi nội dung các văn bản. Đây là dạng máy đánh chữ điện tử có thể giao
tiếp (truyền tín hiệu) với các máy khác thơng qua các đường dây điện (sau này cịn qua
sóng radio) và sử dụng một loại mã đặc biệt.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 13



Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Một máy điện báo đánh chữ ASR-33 (1962) được sử dụng làm "màn hình" máy tính.
Cho đến những năm 1950, các kĩ sư đã nối trực tiếp máy điện báo lên máy tính để
dùng nó như một thiết bị hiển thị. Các máy điện báo sẽ in ra kết quả liên tục của một
phiên làm việc của máy tính. Đây vẫn là dạng giao điện đầu ra rẻ nhất đối với các máy
tính cho đến giữa những năm 1970.
5. Glass Teletype
Tại một thời điểm ở những năm 1960, các kĩ sư nhận ra rằng họ có thể sử dụng các
ống CRT để tạo thành một “tờ giấy ảo” thay cho tờ giấy thật của máy điện báo. Glass
teletype là cái tên đầu tiên cho thiết bị đầu ra dạng này.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 14


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Uniscope 300 (1964) và ADM-3 (1975) là các glass teletype sử dụng CRT để hiển thị
kết quả chương trình máy tính.
Dạng màn hình video này hiển thị nhanh và linh động hơn so với dùng giấy nên nó
đã trở thành phương pháp vượt trội để thể hiện giao diện của máy tính trong nửa đầu
những năm 1970. Thiết bị đầu ra được nối với máy tính qua dây cáp, thường chỉ truyền
các đoạn mã biểu diễn kí tự văn bản chứ không phải đồ họa. Cho đến những năm 1980,
một số màn hình mới được hỗ trợ màu sắc.

6. Video phức hợp ra đời
Những chiếc máy điện báo đánh chữ (kể cả những chiếc có đầu ra là băng giấy)
cũng là cả một gia tài. Tìm kiếm một biện pháp thay thế rẻ hơn, Don Lanscaster, Lee
Felsenstein và Steve Wozniak đã cùng lúc đưa ra một ý tưởng: xây dựng một thiết bị
cuối giá rẻ là màn hình video CCTV.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 15


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Các thiết bị cuối hiển thị video đầu tiên: CT-1024 (1974) và sau đó là Sol-20 và Apple
I vào năm 1976.
Khơng lâu sau đó, Wozniak và Felsenstein đã lần lượt cho ra mắt các thiết bị hiển
thị đầu ra video là Apple I và Sol-20. Những chiếc máy tính đầu tiên có màn hình
video được sản xuất vào năm 1976.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 16


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm


7. Màn hình video phức hợp nở rộ

Màn hình video phức hợp TRS-80 (1977) và Commodore 1702 (1983).
Ngồi các màn hình ti-vi RF, nhiều loại máy tính cá nhân (PC) đã được hỗ trợ các
màn hình video phức hợp cho chất lượng hình ảnh cao hơn. Cuộc cách mạng PC đem
đến luồng gió mới, các nhà sản xuất máy tính như Apple, Commodore, Radio Shack,
TI đều bắt tay thiết kế và đóng nhãn các màn hình video một màu hoặc có đa màu cho
các hệ thống máy tính của mình. Hầu hết các màn hình như vậy đều có thể thay thế
hoàn toàn được cho nhau.
8. Ti-vi được dùng làm màn hình máy tính
Vào cuối những năm 1970, bắt đầu nảy sinh ý tưởng sử dụng chính màn hình ti-vi
làm đầu ra video cho máy tính. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn sản xuất các bộ điều
biến RF cho Aplle II để chuyển video phức hợp sang một dạng các tín hiệu mà ti-vi có
thể “hiểu” được.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 17


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Bộ điều biến RF Apple II (1977) được nối với một chiếc ti-vi đang hiển thị kết quả
chương trình.
Hệ thống Atari 800 ra mắt năm 1979 bao gồm một bộ điều biến RF gắn trong máy
tính và một số thiết bị cần thiết khác. Tuy nhiên, băng thông cho đầu ra bị giới hạn nên
độ phân giải thấp hơn, vì vậy phần lớn máy tính vẫn tránh làm việc với các màn hình
ti-vi.

9. Màn hình plasma xuất hiện
Những năm 1960, cơng nghệ màn hình plasma bắt đầu nổi lên. Cơng nghệ này sử
dụng một loại khí mang điện bị giữ giữa hai tấm gương, khi một điện tích được tạo ra
tại một vị trí xác định, một vùng sáng sẽ xuất hiện.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 18


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Các thiết bị cuối sử dụng công nghệ plasma: PLATO IV (1972), GRID Compass 1101
(1982) và IBM 3290 (1983).
Một trong những thiết bị sớm nhất sử dụng màn hình plasma là PLATO IV. Đầu
tiên, các công ty như IBM hay GRID đã thử nghiệm với các màn hình tương đối nhẹ và
mỏng trên các máy tính xách tay. Cơng nghệ này chưa bao giờ được áp dụng cho PC
nhưng sau này nó lại xuất hiện trong các bộ ti-vi màn hình phẳng.
10.

Các tiêu chuẩn màn hình của IBM

Năm 1981, các máy tính cá nhân của IBM gắn trực tiếp một màn hình video một
màu theo tiêu chuẩn MDA và phải cảnh tranh với một số thiết bị đầu ra video sắc nét
khác. Với các đồ họa có màu sắc, IBM đã thiết kế bộ điều hợp CGA nối tới một màn
hình video phức hợp IBM 5153.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109


Trang 19


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Màn hình IBM 5151 (1981) sử dụng thiết kế MDA và UBM 5153 (1983) sử dụng thiết kế
EGA.

Năm 1984, IBM cho giới thiệu EGA, một tiêu chuẩn màn hình mới có độ phân giải
cao hơn và nhiều màu sắc hơn. Các tiêu chuẩn video khác của IBM tiếp tục được hoàn
thiện trong những năm 1980 nhưng chúng không đạt được thành công như MDA và
EGA.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 20


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

11.Các màn hình của Macintosh

Máy tính Macintosh I (1984) có màn hình đen trắng và gắn liền với CPU trong khi
màn hình Macintosh II (1987) đã tách biệt và hiển thị màu sắc RGB.
Chiếc máy tính Macintosh đầu tiên ra đời năm 1987 bao gồm một màn hình Mac

đen-trắng 9 inch hiển thị đồ họa ảnh nhị phân 512x342 pixel. Macintosh II ra đời cùng
năm đã chính thức hỗ trợ màu sắc đồng thời tách biệt riêng màn hình với CPU. Tiêu
chuẩn video của Mac II cũng tương tự như VGA. Các màn hình Mac tiếp tục phát triển
theo thời gian và luôn luôn nổi tiếng với màu sắc đẹp và có độ nét cao.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 21


Phương pháp nghiên cứu khoa học

12.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Các màn hình RGB

Màn hình Commodore 1084 (1985) và màn hình Atari 5C1224 (1986).
Những năm 1980 chứng kiến sự ra mắt của những màn hình RGB mang đồ họa
màu sắc, có độ phân giải cao và sắc nét cạnh tranh với các máy tính IBM và
Macintosh. Các loạt sản phẩm Atari ST và Commondore Amiga thuộc số này, người sử
dụng đã cảm thấy khá thỏa mãn về đồ họa máy tính của những sản phẩm này.
13.

Những đổi mới giúp thống nhất các loại màn hình

Thời kì đầu của các máy tính cá nhân của IBM, có rất nhiều các thiết kế hiển thị
khác nhau cho các màn hình máy tính như MDA, CGA, EGA,… Để giải quyết vấn đề
này, NEC đã phát minh ra màn hình đa đồng bộ hóa đầu tiên hỗ trợ các độ phân giải,

tần số quét và tốc độ làm tươi khác nhau trong cùng một màn hình. Khả năng này
nhanh chóng đã trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 22


Phương pháp nghiên cứu khoa học

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Màn hình đa đồng bộ hóa của NEC (1985) và màn hình IBM B513 VGA (1987).
Năm 1987, IBM đã cho giới thiệu tiêu chuẩn VGA và các màn hình VGA đầu tiên
với dịng máy tính PS/2. Kể từ đó, hầu hết mọi tiêu chuẩn video analog đều kí hiệu là
VGA.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 23


Phương pháp nghiên cứu khoa học

14.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Màn hình LCD cho laptop tiếp tục cải tiến


Các laptop Altima NSX (1990) và Extensa 570CDT (1996) có màn hình LCD với màu sắc
đẹp hơn nhiều so với trước đó.

Khi các màn hình LCD mới xuất hiện, chúng là các cơng nghệ đơn sắc có độ tương
phản thấp và tốc độ làm tươi chậm. Trong suốt các thập kỉ 1980 và 1990, công nghệ
LCD được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của máy tính xách tay đã liên tục được cải tiến.
Chúng đã hiển thị được độ tương phản cao hơn, các góc nhìn tốt hơn và màu sắc đẹp
hơn. Cơng nghệ LCD sớm muộn sẽ nhảy sang một thị trường tiềm năng hơn, máy tính
để bàn.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 24


Phương pháp nghiên cứu khoa học

15.

GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm

Kỉ nguyên của màn hình VGA

Bên trái là một màn hình có tỉ lệ màn ảnh đặt theo đúng một trang giấy. Bên phải là một màn
hình màu theo tỉ lệ 4:3.

Vào giữa những năm 1990, đã có thêm nhiều cải tiến và phát triển đối với màn hình
cho PC. Đây là kỉ nguyên của màn hình VGA đa đồng bộ hóa, có màu sắc và giá rẻ, có
khả năng xử lí trên một phạm vi rộng độ phân giải. Các nhà sản xuất bắt đầu thử
nghiệm với nhiều kích thước (từ 14-21 inch và hơn nữa) và tỉ lệ màn ảnh (tỉ lệ 4:3 hoặc

theo tỉ lệ của trang giấy theo chiều dọc). Một số màn hình CRT phẳng đã ra đời vào
cuối những năm 1990.
16.

LCD cho máy tính bàn

Các cơng ty máy tính đã có các thử nghiệm về màn hình LCD dành cho máy tính
bàn từ những năm 1980 với một số lượng nhỏ. Những màn hình kiểu này có giá thành
khá cao và hiệu suất hoạt động cũng kém hơn so với các màn hình CRT phổ biến lúc
đấy.

Nguyễn Văn Tiến – CH1301109

Trang 25


×