Tải bản đầy đủ (.pdf) (605 trang)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.62 MB, 605 trang )

HỌC VIỆN HANG KHỜNG VIỆT NAM
KHOA VÂN TẢI HÀNG KHÔNG
TS. Nguyên 9 U ° C Khánh (Chủ biên)
TS. Dương Cao Thái Nguyên
Giáo trình
PHAN TICH h o ạ t đ ọ n g
KINH DOANH
GIÁO TRÌNH
PHÂN TÍCH
HOAT ĐÔNG KINH DOANH
TS. Nguyễn Quốc Khánh (Chủ biên)
TS. Duoìig Cao Thái Nguyên
NHÀ XUẤT BẢN THÉ GIỚI
Bản quyền thuộc về tác giả năm 2012
Bàn quyền tác phẩm được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp
phân phối dưới dạng in ấn hoặc chế bản điện tử, mà không có sự ch(
phép bằng văn bản của tác giả là vi phạm luật và quyền tác già
LỜI MỞ ĐÀU
ợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh
tế. Ý nghĩa cùa lợi nhuận tùy thuộc vào sự đồng điệu trong quá
trình quản lý các hoạt động tài chính và kinh doanh. Trong môi trường
cạnh tranh, để đạt được hiệu quả cao như mong muốn mỗi doanh
nghiệp cần phải có một hệ thống quản lý, tham mưu tin cậy không chỉ
cung cấp thông tin mà còn là một hoạt động thực tiền đi trước, giúp
nhà quản trị ở các cấp chủ động trong việc đưa ra các quyết định.
Phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành nhằm nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống, giúp doanh nghiệp nhận biết được
đầy đủ bản chất và sự tác động của các mặt, để có giải pháp và kế
hoạch điều chỉnh hoạt động tài chính kinh doanh cho phù hợp với điều
kiện thực tế cụ thể và yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.


Thông qua việc lượng hoá các yếu tố tác động đến kết quả thực
hiện ở từng khâu, từng bộ phận và diễn ra trong toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh, dựa trên nhừng dừ liệu được thu thập, phân tích hoạt
động kinh doanh thiết chế thành các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác
động. Căn cứ trẽn cơ sờ lý thuyết kinh tế, quàn trị và điều kiện thực
tiễn, sử dụng các phương pháp khoa học, phân tích hoạt động kinh
doanh chỉ ra những sai biệt kề cà các yếu tố không nhìn thấy và không
thể giải thích, đồng thời kiểm chứng lại và đánh giá tác động của việc
áp dụng nhừng tiến bộ mới.
Chính khả năng lượng hóa thông tin là đặc điểm cơ bản làm tăng
tính thuyết phục, khiến phân tích hoạt động kinh doanh được tất cả các
doanh nghiệp quan tâm và sử dụng như một công cụ quan trọng trong
3
việc phát hiộn các nguồn lực tiềm tàng, chỉ rõ các nguyên nhân, cùng
như nguồn gốc phát sinh và các nhân tố ảnh hưởng, để có các giải
pháp cụ thể kịp thời hừu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả
công tác tố chức và quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh có nhiều cách tiếp cận:
Dưới khía cạnh quản trị, phân tích là cơ sở để đề ra các quyết định
đúng đắn trong chức năng quản lý, đặc biệt là chức năng kiếm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh, cung cấp các biện pháp
quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Phân tích hoạt động kinh doanh cũng là công cụ giúp doanh nghiệp cải
tiến cơ chế quản lý, có nhìn nhận chính xác hơn về khả năng, sức
mạnh cũng như những hạn chế, xác định đúng mục tiêu và chiến lược
kinh doanh.
Dưới khía cạnh tài chính, phân tích đã được chú ý từ khi xuất hiện
hệ thống kế toán và phương pháp quản lý tài chính. Nhưng chỉ đến
giừa thế kỷ XX, khi sự phát triển của hộ thống tài chính và khoa học
quản trị rủi ro, cùng với sự hình thành của các tập đoàn kinh doanh và

hệ thống công nghệ thông tin, phân tích dưới khía cạnh tài chính mới
được các nhà quản lý sử dụng phổ biến trong việc đánh giá thcm tác
động của các yếu tố rủi ro, cũng như mức độ và chất lượng hiệu quả
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin từ kết quả
phân tích tài chính kinh doanh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có
quyết định đúng đắn trong quá trình xử lý các quan hệ hợp tác, đầu tư,
cho vay
Trong giao tiếp, phân tích hoạt động kinh doanh được hiếu như
loại hình nghẹ thuật xử lý dừ liệu, phân tích và giải thích các hiện
tượng kinh tế xâ hội thành nhừng thông tin hừu ích, làm cơ sở cho viộc
ra các quyết định tài chính kinh doanh. Nghệ thuật phân tích không chi
đòi hòi vốn kiến thức, hiểu biết nhất định về tài chính - kế toán, về
quản trị kinh doanh mà còn yêu cầu nhừng kỹ năng mang tính hệ
4
thống và logic đặc thù. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng
vào hoạt động kinh tế toàn cầu, trước những thách thức, biến động và
bât ổn của khùng hoàng và hậu khủng hoàng kinh tế, vốn kiến thức và
kỹ năng phân tích hoạt động kinh doanh càng có ý nghĩa rộng lớn hơn.
Chuycn vicn phân tích hoạt động kinh doanh là những người có
công việc licn quan đến việc thu thập và phân tích thông tin, phân tích
xu hướng và đưa ra các dự báo. Trên cơ sở các phân tích chi tiết,
chuyên viên phân tích đưa ra các báo cáo nhằm tham mưu cho lãnh
đạo, tư vấn tài chính và đầu tư cho khách hàng, hỗ trợ thông tin cho
các bộ phận liên quan. Các khuyến nghị của chuyên viên phân tích có
ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính kinh
doanh, có ảnh hưởng lớn đến các khoản đầu tư. Nghề phân tích hoạt
động kinh doanh không chi cần phải có vốn hiổu biết sâu sắc về đặc
thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi các thông
tin cần phải được cập nhật thường xuyên kể cả các vấn đề liên quan
đến luật pháp, biến động của thị trường, tình hình hoạt động cùa các

ngành
Xuất phát từ nhu cầu có thực của sinh viên chuyên ngành tài chính
kinh doanh và các lóp không chuyên ngành. Trong điều kiện, tính đặc
thù của hoạt động kinh tế hàng không khá cao, đặc biệt tại Việt Nam
thông tin tài chính kinh doanh hàng không vẫn còn rất hạn chế. Trong
khi kiến thức gối đầu và bổ sung không được thuận lợi, phần lớn sinh
viên hàng không chuyên ngành quản trị kinh doanh đồu gặp khó khăn
trong quá trinh tiếp cận học phần phân tích hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở kinh nghiệm được tích lìiy trong quá trình giảng dạy, cùng
với nhừng trãi nghiệm trong quá trình làm công tác quản lý thực tế.
Trcn quan điếm tiếp thu có chọn lọc các tài liệu có licn quan, bàng
phương pháp tiếp cận trực quan, xử lý các nội dung hàn lâm theo cách
kỹ thuật, sát với thực tế. Nhóm tác giả mạnh dạn biên soạn giáo trình
phân tích hoạt động kinh doanh với kỳ vọng giúp người đọc hiếu được
5
một cách cơ bản và hệ thống về vai trò của phân tích, cũng như sừ
dụng nhuần nhuyền các kỹ thuật phân tích thông dụng nhất trong đánh
giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh được biên soạn phù
hợp với yêu cầu quản trị kinh doanh hiện đại, theo các chương trình
đào tạo tiên tiến. Giáo trình đáp ứng cơ bản yêu cầu cả về mặt lý
thuyết và thực tiễn có liên quan đến việc đánh giá tỉnh hình quản lý tài
chính kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
hàng không nói riêng. Toàn bộ nội dung giáo trình phân tích hoạt động
kinh doanh được trình bày qua 9 chương.
Chương 1 - Một số vấn đề cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương 2- Phân tích môi trường, thị trường và chiến lược kinh doanh
Chương 3- Phân tích kết quả kinh doanh
Chương 4- Phân tích chi phí kinh doanh
Chương 5- Phân tích tiêu thụ và lợi nhuận

Chương 6- Phân tích hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không
Chương 7- Phân tích tài sản và nguồn vốn
Chương 8- Phân tích lưu chuyển dòng tiền
Chương 9- Phân tích tỷ số tài chính
Mặc dầu, giáo trình được biên soạn với chủ đích phục vụ cho sinh
viên chuyên ngành hàng không. Nhưng với các nội dung đã được trình
bày một cách bao quát, đồng bộ và tính hộ thống cao, giáo trình thực
sự sẽ là tài liệu hữu ích không chi cho các chương trình giảng dạy,
nghiên cứu đối với sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành
khối kinh tế, tài chính, kinh doanh mà cả đối với các bạn đang công
tác trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính và ngân hàng. Trong
6
nhừng điều kiện hạn chế, việc biên soạn chắc chắn sc không tránh khỏi
một số thiếu sót. Với tinh thần cầu tiến, cầu thị và trách nhiệm cao,
nhóm tác giả chân thành mong nhận được nhiều góp ý từ các nhà
giảng dạy, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong ngành và các bạn đọc
để hoàn thiện trong lần tái bàn sau. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
Nhóm tác gỉả
7
MỤC LỤC
Chm m g 1 MỘT SÓ VÁN ĐÈ c ơ BẢN VÈ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. KHÁI QUÁT VÈ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

22
1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 22
1.2. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh

23

2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH

25
2.1. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 25
2.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

25
2.3. Phân loại chi tiêu phân tích 28
2.4. Phân loại các nhân tố ảnh hưởng 30
2.5. Phân loại nhóm chỉ tiêu 32
3. VAI TRÒ NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH

33
3.1. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

33
3.2. Nhiệm vụ chung cùa phân tích hoạt động kinh doanh

34
3.3. Nhiộm vụ cụ thc của phân tích hoạt động kinh doanh

35
4. PHƯƠNG PHÁP PHẢN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

36
4.1. Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh

36

9
4.2. Phương pháp so sánh 37
4.3. Phương pháp chi tiết 44
4.4. Phương pháp loại trừ 47
4.5. Phương pháp phân tích liên h ệ

57
4.6. Phương pháp phân tích liên hệ cân đ ối 59
4.7. Phương pháp tương quan hồi quy

62
5. TỒ CHỨC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

70
5.1. Phân loại các loại hình tổ chức phân tích

70
5.2. Yêu cầu và nguồn tài liệu sử dụng

71
5.3. Quy trình tiến hành công tác phân tích

72
5.4. Tổ chức công tác phân tích

74
Kết luận Chưoug 1 76
Câu hỏi ôn tập 77
Tài liệu tham khảo 78
Chương 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG

VÀ CHIÉN LƯỢC KINH DOANH
1. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH KINH DOANH

80
1.1. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh 80
1.2. Nội dung kế hoạch chiến lược

81
1.3. Các loại chiến lược kinh doanh

82
2. HỆ THÓNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

84
2.1. Căn cứ và nguyên tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh

85
2.2. Cấu thành hệ thống kế hoạch kinh doanh 86
2.3. Nội dung co bản của kế hoạch kinh doanh

87
10
3. PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 89
3.1. Định hướng kế hoạch tài chính 89
3.2. Đánh giá ké hoạch ngân sách 91
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính

92
4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHÁM


94
4.1. Đánh giá khả năng đưa sản phẩm ra thị trường

94
4.2. Phân tích khả năng nhận thức về dịch vụ, sản phẩm

96
5. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 97
5.1. Tầm quan trọng phân tích đối thủ cạnh tranh

98
5.2. Phân tích hệ thống thông tin đối thủ cạnh tranh

98
5.3. Phân tích chiến lược của các đối thủ 101
5.4. Phân tích khả năng của đối thủ cạnh tranh

104
6. PHÂN TÍCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

104
6.1. Phân tích chiến lược

104
6.2. Phân tích ngành và cạnh tranh 108
6.3. Phân tích SWOT hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp 112
Kết luận Chương 2 120
Câu hỏi ôn tậ p 121
Tàỉ liêu tham khảo 123
Chmrng 3 PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KINH DOANH

I. MỘT SÓ VÁN ĐÈ CHƯNG VỀ PHÂN TÍCH KẺT QUẢ
KINH DOANH 125
1.1. Khái niệm Kct quả kinh doanh

125
1.2. Hệ thống chi tiêu giá trị sản lượng của doanh nghiệp

126
11
1.3. Tồ chức kế hoạch kinh doanh trong các doanh nghiệp
hàng không 131
1.4. Nhiộm vụ phân tích kết quả kinh doanh

134
2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VỀ MẬT KHỐI
LƯỢNG 135
2.1. Phân tích chung kết quả sản xuất 135
2.2. Phân tích hoàn thành mặt hàng và ảnh hưởng của kết cấu
mặt hàng 140
2.4. Phân tích tính đồng bộ và nhịp điệu của sản xuất

148
3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VỀ MẶT
CHÁT LƯỢNG

154
3.1. Phân tích chất lượng theo thứ hạng sàn phẩm

156
3.2. Phân tích mức độ sai hỏng trong sản xuất


161
4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU Tố RỦI RO ĐẾN KẾT QUẢ
KINH DOANH

166
4.1. Các nguyên nhân liên quan đến rủi ro sàn xuất kinh doanh 168
4.2. Các nguycn nhân liên quan đến cơ cấu sản xuất sản phẩm 171
5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU Tố SẢN XUẤT KINH DOANH 174
5.1. Phân tích tình hình lao động

175
5.2. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định

183
5.3. Phân tích nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuât

188
Kết luận Chương 3 193
Câu hỏi ôn tập 194
Tài liệu tham khảo 195
12
Chương 4 PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH
1. MỘT SÓ VẤN ĐẺ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ
KINH DOANH

197
1.1. Mục đích, ycu cầu phân tích chi phí kinh doanh

197

1.2. Quàn trị chi phí mục tiêu 198
1.3. Phân loại chi phí kinh doanh 200
1.4. Cấu thành chi phí trong ngành Hàng không dân dụng

203
2. PHÂN TÍCH CHUNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

204
2.1. Phân tích chung toàn bộ chi phí hoạt động

204
2.2. Phân tích Tống giá thành sản phẩm

206
2.3. Phân tích thực hiện kế hoạch hạ giá thành

209
3. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG CHI PHÍ KINH DOANH

210
3.1. Phân tích chung sử dụng chi phí kinh doanh

210
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng chi phí kinh
doanh 215
4. PHÂN TÍCH KHOAN MỤC GIÁ THÀNH

219
4.1. Phân tích chung giá thành đơn vị sản phẩm


220
4.2. Phân tích khoản mục chi phí vật tư trực tiếp

222
4.3. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

230
4.4. Phân tích khoản mục chi phí khấu hao 235
4.6. Phân tích các khoản chi phí ngoài sản xuất có tính chất
chung khác 240
4.7. Phân tích chi phí các hoạt động khác

241
5. PHÂN TÍCH S ừ DỤNG CHI PHÍ TRONG NGÀNH
HÀNG KHỔNG 242
13
5.1. Phân tích sừ dụng chi phí đường bay trực tiếp

242
5.2. Phân tích sừ dụng chi phí đường bay gián tiếp

243
Kết luận Chương 4 249
Câu hỏi ôn tập 250
Tài liệu tham khảo 251
Chương 5 PHÂN TÍCH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN
1. MỘT SỐ VÁN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TIÊU
THỤ VÀ LỢI NHUẬN

253

1.1. Mục đích phân tích tiêu thụ và lợi nhuận

253
1.2. Giới thiệu Báo cáo kết quả kinh doanh

254
1.3. Hệ thống chi tiêu kết quả kinh doanh 260
2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ

264
2.1. Phân tích Khối lượng tiêu th ụ

265
2.2. Phân tích doanh thu hoạt động kinh doanh

267
2.3. Phân tích doanh thu trong ngành hàng không

271
2.4. Phân tích các yếu tổ tác động đến hoạt động tiêu th ụ

278
3. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN KINH DOANH

301
3.1. Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh 301
3.2. Phân tích ảnh hưởng cùa doanh thu và cơ cấu chi phí đến
lợi nhuận kinh doanh 304
3.3. Phân tích ảnh hường của các nhân tố đến lợi nhuận kinh doanh 305
3.4. Phân tích lợi nhuận của hoạt động khác 318

4. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG QT TIÊU THỤ VÀ
LỢI NHUẬN 319
14
4.1. Phân tích điếm hòa vốn (BEP) 319
4.2. Phân tích dự báo lợi nhuận và phân tích sách lược kinh
doanh 328
4.3. Phân tích rủi ro kinh doanh 333
4.4. Phân tích khả năng chống đỡ rủi ro kinh doanh

341
Kết luận Chương 5 343
Câu hỏỉ ôn tập 344
Tài liêu tham khảo 345
Chương 6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÊ KINH DOANH VẬN
TẢI HÀNG KHÔNG 347
1.1. Vai trò vận tải hàng không

347
1.2. Đặc điếm vận tải hàng không

347
1.3. Đặc tính kinh tế sản phẩm dịch vụ hàng không

348
1.4. Hoạt động cùa Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

350
2. PHÂN TÍCH DOANH THU HÃNG HÀNG KHÔNG


354
2.1. Xác định doanh thu hãng hàng không

354
2.2. Phân tích doanh thu về mặt khối lượng

363
2.3. Phân tích doanh thu về mặt chất lượng

368
2.4. Phân tích những yếu tố rủi ro ảnh hường đến doanh thu

373
2.5. Phân tích các yếu tố đầu ra 377
3. PHÂN TÍCH HIỆU ỌUẢ KINH DOANH VẬN TÀI
HÀNG KHÔNG 379
15
3.1. Khái niộm về hiệu quả trong kinh doanh vận tải hàng không. 379
3.2. Hệ thống chi tiêu đánh giá hiộu quả vận tải hàng không

380
4. PHẢN TÍCH CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ 385
4.1. Phân tích yếu tố giá cả và hộ số sử dụng ghế

385
4.2. Sự biến động cùa tỷ giá hối đoái

391
4.3. Các nhân tố gián tiếp 392

Kết luận Chưong 6 398
Câu hỏi ôn tập 399
Tài liêu tham khảo 400
Chương 7 PHÂN TÍCH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VÓN
1. GIỚI THIỆU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

402
1.1. Vai trò của Bảng CĐKT

402
1.2. Nội dung Bảng CĐKT

403
1.3. Két cấu Bảng CĐKT 409
1.4. Ý nghĩa và hạn chế của Bảng CĐKT và biện pháp khắc phục 412
1.5. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

413
2. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN

415
2.1. Phân tích đảm bảo các cân đối chù yếu

416
2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

420
2.3. Phân tích biến động vốn và nguồn vốn

428

3. PHÂN TÍCH VỐN HOẠT ĐỘNG 430
3.1. Phân tích vốn hoạt động ròng 430
3.2. Phân tích biến động nhu cầu vốn hoạt động ròng 437
3.3. Phân tích biến động về nhu cầu ngân quỹ 441
16
4. PHẢN TÍCH VỐN LUÂN CHUYÊN RÒNG

446
4.1. Phân tích biến động vốn luân chuyến ròng

446
4.2. Phân tích kỳ luân chuyển của vốn luân chuyển 449
4.3. Phân tích ảnh hưởng của kỳ luân chuyền đến nhu cầu vốn
luân chuyển 449
4.4. Phân tích chính sách sử dụng vốn luân chuyển

454
Ket luận Chương 6

458
Câu hỏi ôn tậ p 459
Tài liệu tham khảo

460
Chương 8 PHÂN TÍCH LƯU CHUYẾN DÒNG TIÈN
1. GIỚI THIỆU BÁO CÁO LƯU CHUYẾN TIỀN TỆ 462
1.1. Nội dung, kết cấu Báo cáo Ngân lưu

462
1.2. Phương pháp lập Báo cáo Ngân lưu 465

1.3. Ý nghĩa sử dụng và hạn chế cùa Báo cáo Ngân lưu

470
1.4. Mối quan hệ giừa ngân lưu và các tài liệu khác

472
2. PHÂN TÍCH CHUNG NGÂN LƯU

476
2.1. Phân tích chung biến động của ngân lưu

476
2.2. Phân tích ngân lưu trong mối quan hộ với các báo cáo tài
chính 481
2.3. Phân tích chung ngân lưu theo cơ cấu vốn và tài sản

485
3. PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỒ DÒNG TIỀN 485
3.1. Phân tích năng lực tạo ra nguồn tiền

486
3.2. Phân tích chất lượng dòng tiền

488
3.3. Phân tích năng lực thực hiộn các nghĩa vụ

489
17
3.4. Phân tích năng lực trả cô tức cho các cô đông 491
4. PHÂN TÍCH NGÂN Lưu THEO TỪNG MẶT HOẠT ĐỘNG 493

4.1. Phân tích ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh

493
4.2. Phân tích ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư

497
4.3. Phân tích ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính

498
4.4. Phân tích ngân lưu ròng tổng hợp từ các mặt hoạt động

501
5. PHÂN TÍCH D ự BÁO DÒNG TIỀN

503
5.1. Yêu cầu chung về phân tích dự báo dòng tiền 503
5.2. Đánh giá dự báo dòng tiền 504
5.3. Phương pháp dự báo dòng tiền

508
5.4. Phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến dự báo dòng tiền 511
Kết luận Chương 8 514
Câu hỏi ôn tập 515
Tài liêu tham khảo 516
Chương 9 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SÓ TÀI CHÍNH
1. MỘT SỐ VÁN ĐỀ CHUNG VÈ PHÂN TÍCH TỶ s ố
TÀI CHÍNH 518
1.1. Tỷ số tài chính và cơ sở hỉnh thành

518

1.2. Nguồn dừ liệu và hạn chế khi phân tích tỷ số tài chính

519
1.3. Xác định độ tin cậy của các báo cáo tài chính 523
1.4. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính

527
2. . PHÂN TÍCH KHẢ NẤNG THANH TOÁN NGẮN HẠN 527
2.1. Các chi tiêu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

528
2.2. Phân tích chung khà năng thanh toán ngắn hạn

531
18
2.3.
Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán
ngăn hạn 532
3. PHÂN TÍCH NĂNG L ự c HOẠT ĐỘNG 536
3.1. Các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động

537
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hường đến vòng quay tổng vốn 541
4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI

544
4.1. Phân tích doanh lợi hoạt động 545
4.2. Phân tích doanh lợi đầu tư 547
4.3. Phân tích doanh lợi tổng tài sản (ROA)


549
4.4. Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hừu 553
5. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH

562
5.1. Phân tích tỷ số nợ 562
5.2. Phân tích tác động của đòn bây tài chính 565
6. PHẢN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG 574
6.1. Phân tích độ an toàn tín dụng 576
6.2. Phân tích khả năng trả nợ lãi vay 578
6.3. Phân tích khả năng trả nợ

583
6.4. Phân tích năng lực vay n ợ 584
7. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG

588
7.1. Phân tích các tỷ số giá thị trường

588
7.2. Phân tích thu nhập cổ phần 594
Kết luận Chương 9 597
Câu hỏi ôn tập 598
Tài liêu tham khảo 599
19
Chương 1
MỘT SÓ VÁN ĐÈ C ơ BẢN VÈ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
• •

inh doanh là phạm trù liẻn quan đến mọi lĩnh vực trong đời
sông xã hội. Các hoạt động diên ra trong quá trình kinh doanh
đều có mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng nhân quả với nhau.
Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trong sự quy định
của cơ chế hạch toán kinh doanh với mục đích mưu tìm lợi nhuận.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ kỷ thuật cơ bản để giúp các
doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá toàn bộ diễn biến và kết quả quá trình
hoạt động kinh doanh, tìm kiếm giải pháp để khai thác tiềm năng của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục ticu trôn.
Mục đích nghiên cứu, trang bị kiến thức chung về khái niệm, tính
tất yếu cần thiết, cách thức xác định đối tượng, nội dung phân tích,
nghicn cứu sự biến động cùa các hiện tượng kinh tế, quá trinh kinh
doanh. Tông quan phân tích, cung cấp cơ sở lý luận và hộ thống các
phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích để đánh giá sự biến
động của các chỉ ticu, nghiên cứu mối liên hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau giừa các nhân tố cấu thành, làm rõ vai trò, vị trí, mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố trong sự biến động cùa điều kiện, mỏi
trường san xuất kinh doanh. Đồng thời, chi ra cách thức tố chức công
tác phân tích hoạt động kinh doanh trong thực tế tại các doanh nghiộp,
làm ticn đề đi sâu vào nghiên cứu các nội dung quản trị cụ thể.
21
Nội dung nghiên cứu, bao gồm:
- Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh;
- Đối tượng, nội dung phân tích hoạt động kinh doanh;
- Vai trò, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh;
- Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh;
- Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh.
1. KHÁI QUÁT VÈ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kỉnh doanh
Theo nghĩa chung, phân tích là việc chia nhỏ sự vật hiện tượng

nghiên cứu thành các bộ cấu thành. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia
nhò được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các hiện tượng tồn tại chủ yếu bàng
những khái niệm, đòi hỏi phân tích phải thực hiện bằng nhưng phương
pháp trừu tượng.
Như vậy, phân tích là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình
và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sờ
đó sử dụng các công cụ kỹ thuật thích hợp đổ nghiên cứu ảnh hưởng
cùa từng nhân tố cấu thành trong mối quan hệ biộn chứng tác động qua
lại lẫn nhau, nhàm nhận thức đầy đù hơn về quy luật, bản chất vận
động cùa các sự vật hiện tượng.
- Đối với hoạt động kinh doanh, phân tích là việc mố xẻ các hiện
tượng kinh tế, các quá trình và các kết quả kinh doanh, bàng các
công cụ khoa học nhằm giúp nhận thức đầy đủ toàn diện tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, đổ phục vụ tốt hơn cho việc thực
hiện các mục tiêu phát triển sản xuất.
- Đối với hoạt động tài chính, phân tích là việc đánh giá toàn diện,
22
chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu
quả kinh tế ở từng khâu, từng bộ phận và của toàn bộ quá trình
hoạt động kinh doanh, qua đó chỉ ra các triển vọng cũng như
nhừng rủi ro có thể gây ra tồn thất, giúp doanh nghiệp đưa ra các
quyết định thích hợp đáp ứng được nhu cầu hoạt động, mở rộng
khả năng sinh lời và tìm kiếm cách thức thu hồi công nợ và trả nợ
thích hợp.
- Đối với các hoạt động đầu tư, phân tích là việc nghiên cứu, đánh
giá khả năng tổ chức tìm kiếm các nguồn tài trợ, cách thức khai
thác triệt để các nguồn lực hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản, khả năng kiổm soát ngân sách một cách khoa học, cho
phcp tính toán đúng các phí tổn, giúp xác định chính xác địa chì

đầu tư có lợi.
Nói chung, phân tích hoạt động kinh doanh là khoa học nghiên
cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh
doanh, xác định các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra
các phương án và giải pháp đe nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuât
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh tế là các hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm
dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế nhất định. Kinh doanh là việc thực
hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận với
mong muốn đạt được kết quả và hiệu quả tốt nhất. Phân tích hoạt động
kinh doanh là công cụ giúp các chủ thể nhận thức đúng đắn, đầy đủ và
toàn diộn các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong quá trình
hoạt động đế đạt được các mục tiêu trcn. Thực tế, tùy theo mục tiêu
của từng chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mà phân
tích mang lại nhừng lợi ích khác nhau:
- Đối với nhà quản lý, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cơ
23
bản để làm gia tăng kết quả, hiệu quả và lợi nhuận trong kinh
doanh. Nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác
động cùa từng nhân tố đến kết quà kinh doanh giúp xác định được
phương hướng mục tiêu trong đầu tư, chủ động có biộn pháp đố sử
dụng hữu hiệu các nguồn nhân tài, vật lực.
- Đối với chủ doanh nghiộp, phân tích hoạt động kinh doanh là
động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đảm bảo
thực hiện tốt các cam kết, trách nhiệm đối với các khách thế và
làm tăng giá trị công ty.
- Đôi với các nhà đâu tư, phân tích hoạt động kinh doanh là ycu tố
quyết định phơi bày tiềm năng, sức mạnh tài chính và các nguy cơ
rủi ro giúp lựa chọn danh mục đầu tư sao cho có hiệu quả.

- Đối với các chủ nợ, phân tích hoạt động kinh doanh là thước đo để
chi ra khả năng sinh lời, hiộu quả sử dụng vốn và nguy cơ rủi ro
có thể gây ra tốn thất làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
Phân tích thực chất là những hoạt động tự giác và có ý thức cao
của con người, trong kinh doanh phân tích luôn gắn liền với mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Tuy nhiên tiến hành công việc phân tích phải
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh với quy mô và trình độ hoạt
động. Đối với các đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ, phân tích có thể
thực hiện bằng nhừng phép tính đơn giản và được tiến hành ngay trong
công tác hạch toán. Đối với các đơn vị có quy mô lớn, yêu cầu quản lý
kinh doanh phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần có cà
một hệ thống với cách thức tổ chức, công cụ kỹ thuật và cơ sớ lý luận
ricng biệt.
24
2. ĐÓĨ TƯỢNG, NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
2.1. Đối tượng phân tích hoạt động kỉnh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là toàn bộ quá trinh
và két quả của hoạt động kinh doanh, là các hiện tượng đà hoặc sẽ xảy
ra trong các đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp, cùng với sự tác động
cùa các nhân tố ảnh hưởng đển quá trình và kết quả đó. Trong đó, kết
quả kinh doanh có thể là kết quả riêng biột của từng khâu, từng giai
đoạn của quá trinh hoạt động kinh doanh hoặc có thể là kết quà tổng
hợp của cả một quá trình kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt
động kinh doanh trong quá trình nghiên cứu, đánh giá được biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hoạt động kinh doanh
thông qua các chỉ tiêu kết quả, đồng thời đi sâu phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, qua đó đánh giá chính xác kết quả

đạt được, điều kiện hoạt động kinh doanh và hiệu quà hoạt động kinh
doanh nói chung của doanh nghiệp và nói ricng của từng bộ phận, từng
khía cạnh, từng đơn vị trực thuộc.
2.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh tập trung nghicn cứu bốn nội dung:
- Các mối quan hệ kinh tế diễn ra cả từ bcn trong và bên ngoài
doanh nghiệp;
- Toàn bộ quá trình hướng đcn các kết quà tài chính kinh doanh của
doanh nghiệp;
- Kct quả thực hiện các mục tiêu, định hướng thông qua hộ thống kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính;
25

×