Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.85 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
----------------------------∗∗------------------------

TIỂU LUẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Đề tài: XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU
ĐỐT
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN TÚ
SINH VIÊN: NGUYỄN THÁI DƯƠNG
LỚP: 109040A
KHÓA: 010
NĂM HỌC: 2010-2011

Hồ Chí Minh 3-2011
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường sống – cái nôi của nhân loại đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng do con
người. Cùng với sự phát triển của xã hội, môi trường đang từng bước bị hủy diệt là
mối quan tâm không chỉ riêng của một quốc gia nào. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ
của cộng đồng toàn cầu và của Việt Nam nói riêng. Chỉ thị số 36/CT-TW ngày
25/06/1998 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện đường lối chỉ đạo
đúng đắn đối với công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của nước ta.
Hiện trạng môi trường không khí ở nước ta, đặc biệt là trong các khu công nghiệp
và đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai … đang là
mối lo ngại cho các cơ quan quản lý nhà nước về mặt môi trường cũng như toàn thể
dân cư trong khu vực. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô
nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không có hiệu quả và mang tính chất đối
phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu, thiếu thốn nguyên vật liệu…, nên


ngày càng khó kiểm soát vấn nạn ô nhiễm không khí.
Gần đây, ở nước ta, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế bằng phương
pháp thiêu đốt được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là phải xử lý
khí thải như thế nào, nhất là các lò thiêu đốt chất thải độc hại. Bài tiểu luận này sẽ
giúp chúng ta phần nào hiểu về qui trình cũng như những hữu ích của phương pháp
thiêu đốt trong việc xử lí ô nhiễm không khí.
3
PHẦN 2. NỘI DUNG
Mảng 1: Khái niệm về ô nhiễm không khí.
I/ Khái quát về môi trường khí quyển.
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường bao gồm: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển.
Môi trường không khí (khí quyển) là lớp chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và
được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Cấu trúc môi trường khí quyển:

Thành phần phần trăm của không khí khô theo thể tích - ppmv:
Chất khí Theo NASA
Nitơ 78,084%
Ôxy 20,946%
Agon 0,9340%
Điôxít cacbon (CO2) 390 ppmv
Neon 18,18 ppmv
Hêli 5,24 ppmv
Mêtan 1,745 ppmv
Krypton 1,14 ppmv
Hiđrô 0,55 ppmv
Không khí ẩm thường có thêm

Hơi nước Dao động mạnh; thông thường khoảng 1%
4
Tính chất quan trọng của khí quyển là: Tính giảm nhiệt trong tầng đối lưu, tính đảo
nhiệt, địa hình ảnh hưởng được đến không khí, khí quyển có quá trình tích tụ, xảy ra
phản ứng quang hóa và hóa học trong khí quyển.
II/ Ô nhiễm không khí.
1/ Định nghĩa.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự
xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không
phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt
và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác
và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường
một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các
nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

2/ Quá trình gây ô nhiễm không khí.
Đầu tiên là do trung tâm sản xuất gây ô nhiễm không thể kiểm soát dẫn tới quá
trình phát tán, lan truyền trong khí quyển. Và sau đó nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm
không khí là thực vật, động vật và con người.
3/ Nguyên nhân.
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
- Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các
yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều
trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con
người đã thích nghi với các nguồn này.
- Nhân tạo:
+ Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình

gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2,
CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát,
rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong
một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên
liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở
khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá
trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
5
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ
gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
+ Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun
nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình
hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
4/ Tác nhân.
- Dẫn xuất của cacbon:

- Dẫn xuất của lưu huỳnh:

6
- Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt:

- Các hợp chất hữu cơ:

- Các hợp chất chứa halogen:

Mảng 2: Phân loại ô nhiễm không khí.
I/ Phân loại ô nhiễm theo địa hình.

7
1/ Ô nhiễm không khí ở vùng đồi núi và trung du.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí thường do nạn cháy rừng.
Tác hại: làm mất cân bằng sinh thái và sự phục lại rừng hồi rất lâu song không
nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người.
Sẽ không đáng lo ngại nếu chúng ta hạn chế thu hẹp diện tích vùng địa hình này,
đảm bảo nguồn nước, bảo vệ rừng và sự cứu hộ kịp thời khi cháy rừng xảy ra.
2/ Ô nhiễm không khí ở vùng đòng bằng.
Vô hình và không mùi vị, những phần tử ô nhiễm không khí cực nhỏ lan tỏa trong
không khí, bay qua các đại lục và làm chết khoảng 380.000 người mỗi năm…
Khí thải từ động cơ diesel, sulfur từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, và bụi sa mạc
cùng quện vào nhau tạo thành một hỗn hợp phân tử bụi âm ỉ lan tỏa trong không
trung hàng tuần.
Những thành phần độc hại nhất là những thành phần nhỏ nhất, có đường kính dưới
2,5 micromet. Khi chúng ta hít thở, các phân tử này có thể gây kích ứng phổi hoặc
truyền trực tiếp xuống dòng máu và phá hủy các huyết mạch.
Tuy nhiên cần đặt ra câu hỏi nghi vấn đối với tầm quan trọng của việc tập trung
vào vấn đề ô nhiễm liên lục địa.
Đa phần ô nhiễm có tác động tại chỗ. Nghiên cứu này cũng cho thấy trong tất cả
các trường hợp, chỉ có dưới 20 phần trăm tổng lượng ô nhiễm của một vùng là do
các nguồn ô nhiễm từ nơi khác đến.
Hơn nữa, khó khăn của việc nghiên cứu các phần tử nhỏ bé trên phạm vi toàn cầu
có thể khiến nhóm nghiên cứu đã phải coi các nguồn bụi tự nhiên cũng độc hại như
khói thải từ các nhà máy điện đốt than. Đây là “vùng tối” của khoa học, khi các nhà
nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn loại phân tử nào là độc hại nhất.
3/ Ô nhiễm không khí ở vùng ven biển.
Tàu thuỷ là tác nhân gây ô nhiễm không khí vùng ven biển.
Bằng việc sử dụng loại nhiên liệu ít pha lưu
huỳnh, tàu thuỷ sẽ góp phần làm giảm bớt ô
nhiễm không khí. Tuy nhiên liên quan tới ô

nhiễm không khí hiện vẫn có một vấn đề còn tồn
tại, đó là tất cả các loại tàu thuỷ thương mại trên
toàn thế giới đang xả khí ô nhiễm bằng lượng khí
thải của một nửa số ô tô đang lưu thông trên toàn
cầu.
II/ Phân loại ô nhiễm theo khu vực.
1/ Ô nhiễm không khí ở vùng nông thôn.
8
Khoảng 10 năm trước vấn đề này chưa dáng lo ngại. Tuy nhiên với sự phát triển
chóng mặt của quá trình công nghiệp hóa thì sự ô nhiễm ở nông thôn trở thành chủ
đề nóng được dư luận quan tâm.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa giúp nâng cao năng suất song lại
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trương không khí. Từ việc sử dụng dụng cụ thuần
nông nay đã được thay bằng máy móc, thuốc nông sản và phân bón hóa học. Nếu
không có biện pháp bảo vệ và không được quan tâm đúng cách sẽ rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó hoạt động nông nghiệp đang bị hoạt dộng công nghiệp “lấn áp” và giữ
thế chủ đạo. Bởi so sánh giữa hai hoạt động thì nông nghiệp vẫn an toàn hơn so với
công nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp thì chưa được các cơ quan chức năng địa phương đề ra biện
pháp bảo vệ môi trường. Mặc dù lượng khí thải rất nhỏ nhưng phần nào cũng tác
động trực tiếp đến nơi sinh sống. Vì vậy để có đường lối chung trong việc quản lí
không khí vùng nông thôn trước hết phải chú tâm đến hoạt động sản xuất này.

2/ Ô nhiễm không khí ở đô thị.
Đây là chủ đề tốn không ít giấy bút để bàn luận và “mổ xẻ” nhưng thực chất vẫn
chưa có một nhà chức trách có thể làm thay đổi được nó. Do đây không còn thuộc
riêng bất cứ cơ quan chức năng nào mà là sự chung tay của toàn xã hội.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của
quốc gia. Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu, xăng, khí đốt càng
nhiều, nguồn khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm

trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, cùng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình đô thị hoá tương đối nhanh.
Bảng 1 : Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020
Năm 1986 1990 1995 2000 2003 2006

2009
Dự báo
2010 2020
Số lượng đô
thị (từ loại V
trở lên)
480 500 550 649 656 729 752 - -
Dân số đô thị
(triệu người)
11,87 13,77 14,938 19,47 20,87 22,83 25,38 28,5 40,0
Tỷ lệ dân ĐT
trên tổng dân
số toàn quốc
(%)
19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 27,2 29,6 32,0 45,0

9
Bảng 2: Bùng nổ giao thông cơ giới (ước tính).
Năm 1980 2000 Hiện nay
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy

GT
công
cộng
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy
GT
công
cộng
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy
GT công
cộng
80% 5% 15% 65% >30% <5% 2-3% 87-
88%
10%
Bảng 3: Công nghiệp hóa.
Năm 1995 2000 2005 2009
Số KCN 2 4 6 12
Diện tích
(ha)
90 268 702 1927
Tuy vậy, tốc độ đô thị hóa ở nước ta còn chậm hơn đô thị hóa trung bình của châu
Á khoảng 15 năm (năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của toàn Châu Á đã vượt 50%, của
Malaysia: 69,3%, của Phillipine: 64,2%, của Indonesia: 50,4% và của Thailand:

32,9%).
Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng
tăng nhanh (Biểu đồ 1). Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Biểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam
Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô thị lớn, đặc
biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Biểu đồ 2).
Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh
chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ sở hữu xe ôtô tăng
nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy.
10
Biểu đồ 2. Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam 2006
Hình 1. Tình trạng giao thông tại Ngã
sáu Dân Chủ, Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2. Tình trạng giao thông tại đường
Láng Hạ, Hà Nội
Công nghiệp hóa và đô thị hóa càng mạnh thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng càng
lớn, nguồn ô nhiễm không khí càng tăng.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới
còn tiếp tục tăng cao (Biểu đồ 3). Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không
được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất
nghiêm trọng.
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như
CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX. Phát thải những chất này liên
quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia
thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô
thị.
11
Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến 2025
Mảng 3: Thực trạng ô nhiễm không khí.

I/ Tình hình ô nhiễm không khí
Lượng xe máy gia tăng nhanh chóng ở các thành phố là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay. Đây thực sự là một
thách thức lớn bởi mỗi năm có tới 600.000 người tử vong do tình trạng ô nhiễm
không khí.
Nghiên cứu mang tên “Ô nhiễm không khí đô thị ở các thành phố châu Á” công bố
ngày 13/12, cho biết các nhà khoa học cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm không khí
đang đe dọa tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân châu Á.
Qua khảo sát, phát hiện thấy rằng nồng độ tập trung chất PM10 (có hại cho sức
khỏe và cuộc sống của con người) sản sinh từ khói xe máy trong không khí ở một số
thành phố đã lên tới mức báo động. Theo tác giả công trình nghiên cứu Dieter
Schwela, nồng độ tập trung chất PM10 ở các thành phố châu Á cao hơn nhiều so với
châu Âu và Mỹ. Do vậy, 22 nước châu Á là đối tượng nghiên cứu cần có biện pháp
giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do chất PM10.
Giám đốc điều hành Chương trình Định cư con người của LHQ (UN-HABITAT)
Anna Tibaijuka cho rằng, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đông dân cư nhất
thế giới và được coi là động lực kinh tế của toàn cầu trong tương lai. Chính vì vậy,
khu vực này cần thống nhất về tầm nhìn chung trong nỗ lực phát triển bền vững các
thành phố như LHQ kêu gọi.
Các thành phố lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM đang phải đối mặt với tình
trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt là từ bụi mịn.
12

×