Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế bằng LC cho hàng hóa nhập khẩu tại phòng nhập khẩu 1 công ty cố phần xuất nhập khẩu than VINACOMIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.41 KB, 66 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Lương Thị Thu Hằng
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
i
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XNK: Xuất nhập khẩu.( Import and Export).
UCP: Quy tắc thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(Uniform Customs and Practice For Documentary Credit.)
ICC: Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce).
NHPH: Ngân hàng phát hành (Issuing bank).
NHCĐ/ NHđCĐ: Ngân hàng được chỉ định ( Nomination bank).
NHTB: Ngân hàng thông báo (Advising bank).
B/L: Vận đơn đường biển ( Bill of Lading).
L/C: Thư tín dụng chứng từ ( Letter of Credit.)
C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin).
Swift: Phương thức thanh toán thông qua mạng liên ngân hàng toàn cầu.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
ii
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng hợp đồng diễn ra tại phòng nhập khẩu 1 34
Bảng 2.2: Giá trị hợp đồng nhập khẩu theo hình thức kinh doanh 35
Bảng 2.3: Hình thức thanh toán giao dịch tại phòng NK 1 38
Bảng 2.4: Trị giá hợp đồng ngoại thanh toán theo các hình thức thanh toán 39
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
iii
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các mối quan hệ hợp đồng kinh tế trong L/C 16
Hình 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C tại NHPH 24
Hình 1.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C tại NHCĐ 25
Hình 2.1: Cơ cấu công ty năm 2011 32
Hình 2.2: Tỷ trọng hình thức kinh doanh trong các hợp đồng kinh doanh 35
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
iv
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
MỞ ĐẦU
Sau hơn 27 năm ( 1986-2013) thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh
tế thị trường đã xuất hiện tại Việt Nam và đang có tốc độ tăng trưởng cao so
với các quốc gia trong khu vực. Hơn thế nữa việc gia nhập khu vực Mậu dịch
tự do với các nước: ASEAN(1995). ASEM(1996), APEC(1997), bình thường
hóa quan hệ với Hoa Kỳ(2007) và trở thành thành viên trong WTO(2006)
đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế nước ta trong đó có cả những cơ hội
phát triển vô cùng to lớn lẫn những thách thức khó khăn trong điều kiện cạnh
tranh khốc liệt. Vậy muốn tồn tại và phát triển trong môi trường đó đòi hỏi

mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình những phương hướng hoàn thiện để củng
cố thương hiệu trên thị trường đồng thời tạo lợi nhuận cao. Để làm được điều
đó cần những nhận định chính xác và biện pháp xử lý kịp thời cho những rủi
ro, vướng mắc gặp phải.
Ngành Than- một ngành công nghiệp nặng có lịch sử phát triển lâu đời
dài chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam ngay từ những ngày
đầu thành lập với những bước vọt đáng nể. Cùng với sự phát triển chung của
Ngành , Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – VINACOMINđược thành lập
và từng bước phát triển. Coalimex luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất khẩu
than, nhập khẩu vật tư thiết bị, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ
trong ngành Than- Khoáng Sản vầ các ngành kinh tế khác.
Trong thời gian được thực tập tại phòng xuất nhập khẩu 1 thuộc công
ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex là thời gian quan trọng cho một
sinh viên năm cuối khoa Tài Chính Quốc Tế được thực hành quan sát và trực
tiếp tham gia vào những công việc liên quan tới chuyên ngành đã học tại
trường. Với những tìm tòi và từ những hiều biết qua nghiên cứu tài liệu tại
phòng nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động nhập khẩu
hàng hóa cho lĩnh vực kinh doanh của công ty, em chọn đề tài:
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
1
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng hóa nhập
khẩu tại phòng nhập khẩu 1-Công ty cố phần xuất nhập khẩu than
-VINACOMIN
Đề làm đề tài cho luận văn cuối khóa của mình.
1. Lý do chọn đề tài:
Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than
VINACOMIN (V- Coalimex) từ ngày 28/1-04/05/2013 dưới sự hướng dẫn

của giảng viên: PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu hàng hóa
với quốc gia và với các công ty xuất nhập khẩu trong nước và sự thuận tiện
khi sử dụng phương thức thanh toán L/C trong giao dịch ngoại thương . Lựa
chọn đề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán Quốc Tế bằng phương thức L/C
cho hàng hóa nhập khẩu tại phòng nhập khẩu 1-Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu than VINACOMIN( V-Coalimex).là cơ hội để em có thể tìm hiểu sâu
thêm quy trình thanh toán quốc tế L/C từ góc nhìn doanh nghiệp nhập khẩu
qua đó hoàn thiện thêm cho lý thuyết đã được học tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
Là 1 sinh viên chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế, việc áp dụng những
kiến thức đã học được trong thời gian ở trường vào thực tế công việc và làm
quen với môi trường làm việc, được học hỏi kinh nghiệm từ những người đi
trước trong lĩnh vực đang học là điều quan trọng trong thời gian thực tập tại
cơ sở.
Ngoài ra, từ những tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu được đối chiếu với
những kiến thức chuyên ngành đã học, những quy chế trong pháp luật của nhà
nước có liên quan tới nghiệp vụ hoạt động áp dụng tại cơ sở thực tập để kiểm
chứng. Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong các nghiệp vụ và nghiên
cứu đưa ra các biện pháp khắc phục chúng nhằm đạt tới hiệu quả tốt hơn cho
công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu:
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
2
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Hiện tại, ở đơn vị thực tập: Phòng xuất nhập khẩu 1- công ty cổ phần
xuất nhập khẩu than VINACOMIN( V- coalimex) thường xuyên có các
nghiệp vụ giao dịch với đổi tác nước ngoài trong việc xuất- nhập khẩu các vật

tư, thiết bị, phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong từng giai đoạn.
Để thuận tiện cho quá trình giao dịch phòng xuất nhập khẩu 1 thường
sử dụng phương thức thanh toán: Tín dụng chứng từ (L/C)- Letter of credit.
Vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong luận văn là hoàn thiện quá
trình lập và hoàn tất một L/C hoàn chỉnh, không có( hoặc ít) xảy ra sai sót, tổn
thất không đáng có.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
a. Nhiệm vụ:
Tìm hiểu những vẫn đề thuộc phạm vi kiến thức chuyên ngành đã học
đối chứng những vấn đề trong thực tế để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối
khóa với đề tài đã chọn.
Đưa ra các giải pháp đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quá trình thành
toán quốc tế L/C tại cơ sở thực tập với những vướng mắc gặp trong thực tế tại
cơ sở khi tiến hành nghiên cứu.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiệp vụ liên quan tới kiến thức chuyên ngành Tài
Chính Quốc tế đã học tại trường và những mở rộng thêm trong thực tiễn công
việc tại cơ sở thực tập.
5. Phương pháp nghiên cứu:
So sánh đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn đi đến nhận xét kết luận
thực sự hữu ích cho quá trình thực hiện nghiệp vụ tại cơ sở .
6. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương chính viết về đề tài hoàn thiện công tác thanh toán
quốc tế bằng L/C cho hàng hóa nhập khẩu. Đi từ tổng quát, đánh giá chung
hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam cho tới những nghiệp vụ diễn ra tại cơ sở
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
3
Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính
thực tập và đưa ra đề xuất/ kiến nghị trong công tác hoàn thiện thanh toán
quốc tế tại cơ sở.
Chương 1: Tổng quan chung
Chương 2: Thực trạng tại cơ sở thực tập
Chương 3: Đề xuất giải pháp và phương hướng.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
4
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA.
1.1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam:
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hóa:
a. Khái niệm:
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà trong đó hàng hóa
được mua từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc
tái xuất tuân theo thông lệ thị quốc tê, về bản chất nó là quá trình hàng hóa
được di chuyển từ các quốc gia bên ngoài vào trong thị trường quốc gia nhập
khẩu.
b. Đặc điểm:
Nhập khẩu hàng hóa mang những đặc điểm chung của kinh doanh vừa mang
những đặc thù riêng do đặc tính thị trường diễn ra hoạt động giao thương:
1. Thời gian diễn ra giao dịch dài nên có độ chênh lệch khá lớn về thời
gian giữa luân chuyển vốn và hàng.
2. Chịu những rủi ro mang tính phi quốc gia : luật lệ nhiều quốc gia,
tình hình chính trị, tỷ giá hối đoái, vận chuyển đường dài
3. Nội dung: Thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về

để tiêu thụ tại thị trường trong nước hay sự di chuyển của hàng hóa từ
bên ngoài quốc gia vào quốc gia nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường nơi tiêu thụ hàng hóa.
4. Chủ thể tham gia kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo
ND57/CP/1998 các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều
có quyền tham gia hoạt động nhập khẩu.
5. Mặt hàng trong kinh doanh nhập khẩu chịu tác động của chính sách
Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
5
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
được khuyến khích và ngược lại nhiều mặt hàng bị cấm nhập ( Nhà
nước điều hòa hoạt động nhập khẩu này qua công cụ thuế nhập khẩu
và hạn ngạch, giấy phép, chính sách quản lý tỷ giá, danh mục hàng
hóa theo từng thời kỳ).
6. Thị trường: bao gồm thị trường trong nước và quốc tế trong đó thị
trường quốc tế đóng vai trò đầu vào cung cấp hàng hóa cho toàn bộ
hoạt động kinh doanh nhập khẩu, còn thị trường trong nước với vai
trò thị trường đầu ra là nơi tiêu thụ sản phẩm cho toàn bộ hoạt động
kinh doanh nhập khẩu sản phẩm nhập khẩu đảm bảo được yêu cầu
của cả hai khu vực thị trường náy cả về giá cả, chất lượng lẫn mẫu mã
sản phẩm.
7. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu được vận động
theo phương thức T-H-T, trong đó vốn T ban đầu vận động dưới hình
thức đồng ngoại tệ hoặc đồng bản tệ ( tùy theo đồng nào là đồng tiền
mạnh hoặc có thể sử dụng tiền của bên thứ ba) còn doanh thu thu
được T hình thành dưới hình thức bản tệ. Dẫn tới kết quả khi xác định
còn liên quan tới tỷ giá hối đoái chênh lệch.

8. Mục đích: Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, nhập khẩu hàng
hóa nhằm mục đích lợi nhuận.
1.1.2 . Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu:
a. Nhu cầu hàng hóa của các quốc gia:
Nhân tố này là nguồn gốc và cơ sở tiền đề, động lực thực hiện hoạt động
nhập khẩu giữa các quốc gia. .
Đối với quốc gia nhập khẩu mà nói thực hiện mục tiêu vĩ mô đáp ứng được
nhu cầu của nhiều người hơn, kích thích hoàn thiện nền sản xuất trong nước
qua cạnh tranh, bảo tồn các nguồn tài nguyên ít có tại quốc gia là động lực mở
rộng thị trường giao thương với quốc tế, tiếp nhận sự cung ứng từ bên ngoài.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
6
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Với cá nhân, hay các doanh nghiệp nắm quyết định đáng kể lượng cầu hàng
hóa thực hiện nhập khẩu. Hoạt động này có ý nghĩa cung cấp nguồn hàng hóa
với giá cả hoặc chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nắm được công
nghệ, trình độ sản xuất trên thế giới và áp dụng vào bản thân quá trình hoạt
động tại chính doanh nghiệp quốc gia nhập khẩu.
Bởi vây, xuất phát từ đặc điểm nhu cầu hàng hóa của từng quốc gia ảnh
hưởng mạnh mẽ tới xúc tiến quá trình giao nhau giữa 2 đối tượng trên, là
nguồn gốc của tiến trình di chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia
khác hay chính là quá trình nhập khẩu hàng hóa từ thị trường bên ngoài quốc
gia.
Nhân tố nhu cầu hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của người
mua. ( Quốc gia nhập khẩu).
b. Giá cả cạnh tranh:
Luôn có sự chênh lệch giá cả ở thị trường các quốc gia với cùng một mặt
hàng. Hiện nay kinh tế thế giới luôn đặt trong điều kiện nền kinh tế mở,

thương mại tự do hóa, hệ quả tất nhiên là việc thông tin kinh tế, giá cả các
mặt hàng ở mỗi nơi trên thế giới trở thành thông tin công khai mọi người có
thể biết. Và đặc biệt những người quan tâm tới giá cả hàng hóa, sản phẩm -
yếu tố hàng đầu cho xem xét tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm và tùy
theo chênh lệch sẽ có những phản ứng với mức chênh lệch giá cả này.
Dư thừa lượng cầu với mức giá hấp dẫn đối với thị trường nội địa một
quốc gia thu hút các nhà sản xuất và nhà thương mại nắm giữ các nguồn cung
có nhiều điều kiện tốt hơn ( mặt giá cả, chất lượng, số lượng, cũng có thể do
điều kiện tự nhiên ưu đãi hơn, do các chính sách của Nhà Nước ) của mặt
hàng ấy tăng cường giao thương mở rộng thị trường nhằm tối đa hóa lợi
nhuận kinh doanh.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
7
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Mặt khác, để mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường đầu ra trở thành
một trong những yếu tố tiên quyết đầu tiên để xác định lượng hàng hay mặt
hàng sản xuất cho phù hợp bởi vậy lại càng không thể bỏ lỡ cơ hội khi nhận
thấy ưu thế của mình trong sự cạnh tranh giá cả giữa các quốc gia, hay cụ thể
là cạnh tranh nguồn hàng của nhà cung cấp để tranh giành thị phần. Khi xác
định nguồn chênh lệch đủ bù đắp các chi phí phát sinh trong giao dịch quốc tế
và có phần thặng dư cho lợi nhuận nhà thương mại nước ngoài, sẽ kích thích
mạnh mẽ họ đẩy nhanh quá trình nhập khẩu nhằm đạt được nguồn lợi đó.
Đây là nhân tố tác động tới hành vi của người bán hàng.
c. Môi trường kinh doanh: thuế suất, hạn ngạch, tình hình chính trị và
ngoại giao của quốc gia:
Môi trường diễn ra hoạt động kinh tế nói chung chính là quốc gia nơi xảy
ra hoạt động: sản xuất, tiêu thụ, trao đổi hàng hóa. Khi hoạt động trên lãnh thổ
của một quốc gia đồng nghĩa việc chịu kiểm soát bới hệ thống luật pháp, các

chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước tại đó.
Một trong những đặc thù cơ bản của hoạt động nhập khẩu là diễn ra trên
lãnh thổ nhiều quốc gia: quốc gia người bán, quốc gia người mua và có thể
quốc gia thứ 3( nơi diễn ra hoạt động trao đổi trung gian), bởi vậy khi tiến
hành giao dịch nhập khẩu hàng hóa môi trường kinh doanh luôn phải chịu ảnh
hưởng của các nhân tố tác động như: Thuế suất( Thuế nhập khẩu, thuế hải
quan, hạn ngạch, thuế GTGT, ) tình hình chính trị và ngoại giao của các
quốc gia diễn ra kinh doanh nhập khẩu.
Nhân tố này ảnh hưởng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi/ bất lợi thu
hút các nhà thương mại bán hàng hóa sang thị trường hàng hóa trong nước.
c. Giá cả và sự hiệu quả tin cậy của những dịch vụ hỗ trợ:
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
8
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Khi nói về các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình thanh toán ta nhớ tới: dịch vụ
bảo hiểm hàng hóa, dịch vụ vận chuyển, kiểm tra kiểm toán, dịch vụ ngân
hàng với mức giá cả ưu đãi, phạm vi hiệu lực của dịch vụ ( nơi có đặt các
chi nhánh tại nhiều quốc gia trên thế giới thuận tiện trong làm việc với các đối
tác tại quốc gia đó) để thuận lợi cho giao dịch tại đó về thời gian, địa điểm
ngay khi cần tiến hành sử dụng dịch vụ tiết kiệm được thời gian, chi phí
không đáng có khi giao dịch.
Thanh toán cho hàng hóa là vẫn đề đặt ra hàng đầu ngay từ khi hợp đồng
mua bán giữa các bên được ký kết. Nó đòi hỏi yêu cầu đáp ứng cho bên bán:
ít chịu rủi ro nhất khi chấp nhận giao hàng trước thanh toán( trường hợp bạn
hàng từ chối không thanh toán cho lô hàng) và đảm bảo thu hồi vốn
nhanh( vốn sử dụng sản xuất hàng hóa nhập khẩu sẽ đứng im trong quy trình
quay vòng vốn sản xuất trong suốt thời gian đợi thanh toán tức là thời gian
này càng dài thì người bán cần trả chi phí vốn càng cao). Còn về phía bên

mua, nó là cam kết đảm bảo cho việc hoàn thành giao lô hàng theo đúng yêu
cầu trong hợp đồng thương mại đã ký kết giữa các bên từ trước về số lượng,
chất lượng, mẫu mã, loại hàng trong thời gian cho phép.
Khi nói tới thanh toán quốc tế, thì thêm những yêu cầu đặt ra cho thanh
toán do những đặc thù của quá trình nhập khẩu hàng hóa: diễn ra trên quy mô
rộng dưới kiểm soát của nhiều luật lệ, án lệ, tập quán nhiều quốc gia, cũng
vì khoảng cách địa lý xa nên thời gian vận chuyển hàng hóa từ khi hoàn thành
giao hàng tới lúc nhập hàng là thời gian dài vẫn phải chịu lãi vốn theo ngân
hàng, chịu những rủi ro do vận chuyển hàng trên đường xa sẵn sàng chịu rủi
ro bất ngờ do thiên tai, chính trị
Bởi vậy, không dễ dàng khi lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế giữa
2 đối tác. Làm thế nào để xảy ra ít rủi ro nhất về thanh toán cũng như chất
lượng hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa? Là câu
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
9
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
hỏi khá hóc búa cần cân đong suy nghĩ kỹ khi tiến hành hoạt động nhập khẩu
không chỉ với các nhà kinh doanh mà còn là của các nhà cung ứng dịch vụ.
1.1.3. Rủi ro của hoạt động nhập khẩu hàng hóa:
a. Khoảng cách địa lý giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại thương xa hơn
so với các hợp đồng nội, vì vậy luôn có sự hạn chế trong hiểu biết lẫn nhau,
hạn chế về am hiểu tình hình thị trường của đối tác, rủi ro quá trình vận
chuyển hàng hóa tăng cao., đây là nguyên nhân chủ yếu của vệc hàng về
chậm.
b. Luật lệ điều chỉnh mua bán ngoại thương không có đồng nhất, bởi vì
không có sự quy định một bộ luật quốc tế nào cụ thể thống nhất mà chịu sự
chi phối của luật pháp quốc tế: Công ước quốc tế, luật quốc tế, luật quốc gia
xuất và nhập khẩu.

Ngoài ra có thể có những nguồn luật áp dụng ngoài không bắt buộc mà tùy
ý người sử dụng ký kết với nhau: tập quán quốc tế, ản lệ,
Chính vì áp dụng nhiều nguồn luật điều chỉnh, sự thống nhất không cao nên
khi xảy ra trường hợp cần có sự can thiệp của trọng tài kinh tế trong nước thì
quyết định đưa ra sẽ khó mà thi hành ở nước ngoài khi mà luật quốc gia chỉ
có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia đó. Nếu các nguồn luật điều chỉnh xảy ra
mâu thuẫn thì việc có thể áp dụng hay không để có thể giải quyết bằng trọng
tài thương mại cần phải có sự tìm hiểu và thỏa thuân trước của 2 bên đói tác
trong hợp đồng thương mại.
c. Bất đồng về ngôn ngữ khi 2 bên không có sự am hiểu ngôn ngử làm cho
rủi ro không hiểu biết lẫn nhau cao lên rất nhiều, hợp đồng thảo ra được quy
định là phải có bản Tiếng Anh ( ngôn ngữ quốc tế) nhưng không đảm bảo
được hết rằng không có sai lệch ý nghĩa khi chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
10
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
ngôn ngứ khác. Khi ngôn từ trong hợp đồng được hiểu theo cách thức, tập
quán của từng nơi không có sự thống nhất sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường .
d. Tập quán kinh doanh của các quốc gia khác nhau đòi hỏi sự khéo léo
thương thảo hợp đồng, và nghệ thuật đàm phán với đối tác để đạt được độ
thống nhất cao nhất khi đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên tham gia hợp
đồng thương mại.
e. Rủi ro từ hệ thống chính trị khác nhau, rủi ro quốc gia và rủi ro các hệ
thống chính trị khác nhau, rủi ro quốc gia và rủi ro quy chế quản lý kinh tế vĩ
mô: thuế suất, hạn ngạch,
Đây là rủi ro khó có thể phòng ngừa nhất, ảnh hưởng quan trọng tới môi
trường kinh doanh.Vì chủ thể quyết định là những quốc gia nơi mà có diễn ra
hoạt động nhập khẩu chứ không xuất phát từ cái nhìn chủ quan của doanh

nghiệp thực hiện xuất/ nhập khẩu hàng hóa.
1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa:
a. Với công ty thực hiện kinh doanh hàng hóa nhập khẩu:
Tìm kiếm và mở rộng thêm được thị trường ngoài nước. Khi mang hàng
hóa tại thị trường nước ngoài nhập khẩu về tiêu thụ trong nước thông qua các
hợp đồng ngoại thương với bạn hàng là sự mở rộng mối quan hệ ra ngoài thế
giới. Tăng thêm sự lựa chọn với thị trường nhập khẩu từng mặt hàng của công
ty mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất có thể, mang thương hiệu, uy tín của
công ty lên tầm quốc tế nhờ thực hiện các hợp đồng thanh toán đầy đủ, đúng
hạn, hiệu quả, giữ chữ tín trong kinh doanh.
b. Với quốc gia diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu:
Tăng thêm nguồn vốn ngoại tệ cho quốc gia, kích thích tăng trưởng kinh
tế trên nhiều ngành liên quan: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ
ngân hàng, các ngành sản xuất hàng hóa có sử dụng mặt hàng nhập khẩu .
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
11
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Có thêm các nguồn hàng hóa với giá cả thấp hơn, tận dụng được lợi thế so
sánh giữa các quốc gia, bổ xung những hàng hóa còn thiếu trong nước hoặc
khi tiến hành sản xuất sẽ không có lợi bằng việc nhập khẩu.
Đưa nền sán xuất trong nước vào tư thế cạnh tranh dẫn tới sự động lực
hoàn thiện và phát triển của cấc cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong nước.
Mang lại nguồn thu cho ngân sách thông qua việc thu các loại thuế đánh
vào hàng hóa nhập khẩu: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt ( với 1 số loại hàng hóa đã quy định ), thuế bảo vệ môi trường,
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với các quốc gia khác
trên thế giới tạo điều kiện tốt cho quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của
quốc gia.

Thúc đấy quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến giữa các nước trên
thế giới hoàn thiện nền công nghiệp sản xuất trong nước, áp dụng được các
thành tựu khoa học đã có trên thế giới vào cho đất nước để rút ngắn khoảng
cách về trình độ, công nghệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế với hàng hóa nhập khẩu:
1.2.1. Khái niệm, sự hình thành thanh toán quốc tế :
Thật hiếm khi một quốc gia có thể tự sản xuất và cung cấp cho mình mọi
thứ cần thiết. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển xác định phạm
vi và năng lực sản xuất của quốc gia đấy chính sự khác biệt này đã tạo ra lợi
thế so sánh riêng biệt của từng nước. Chính sự khác biệt này đưa tới sự di
chuyển hàng hóa giữa các quốc gia mà tại đó có sự chênh lệch của cầu hàng
hóa và giá cả của chúng đủ để tạo nguồn lợi nhuận với người bán hàng ở quốc
gia xuất khẩu và tăng thêm nguồn cầu tại nước nhập khẩu nhờ lượng cung dồi
dào hơn với mức giá tốt hơn.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
12
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, giao thương giữa các
quốc gia diễn ra vô cùng thuận lợi thì hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày
càng phổ biến. Để tăng tính hiệu quả và phỏng tránh những rủi ro có thể
phỏng ngừa là sự xuất hiện của những công cụ hỗ trợ cho quá trình diễn ra
hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhiều lên hoàn thiện và hữu hiệu hơn.
Bên cạnh đó quan hệ kinh tế quốc tế dẫn tới nhu cầu tất yếu phát sinh như:
chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh ở các quốc gia khác nhau, từ đó
hình thành, phát triển hoạt động thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác
nhau hay nói cách khác chính là hoạt động thanh toán quốc tế mà trong đó
ngân hàng giữ vị trí trung gian giữa các bên.
Để đưa ra một khái niệm khái niệm cụ thể cho thanh toán quốc tế ta có rất

nhiều các tư liệu dựa trên cách nhìn nhận từ những góc nhìn khác nhau, song
trên phương diện nghiên cứu tại cơ sở thực tập của mình em chọn cách đưa ra
khái niệm từ phương diện công ty diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phí kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nước liên quan.
Phân tích khái niệm trên cho thấy thanh toán quốc tế phục vụ cho 2 lĩnh vực
hoạt động: kinh tế và phi kinh tế hay nói cách khác là 2 loại hình: Thanh toán
quốc tế trong hoạt động ngoại thương ( thanh toán mậu dịch) và Thanh toán
phi ngoai thương ( thanh toán phi mậu dịch).
Trong đó thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương (hình thức liên
quan trực tiếp tới hợp đồng ngoại thương và chịu sự can thiệp từ phia công ty
xuất nhập khẩu ) chính là thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
13
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
khẩu và các dịch vụ thương mại cung cấp bên ngoài theo mức giá đã quy định
của thị trường quốc tế dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương đã giao kết.
1.2.2. Các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động
nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động ngoại thương mang ý
nghĩa quan trọng với mỗi quốc gia nhập khẩu
1. Điều kiện diễn ra hoạt động nhập khẩu:
a. Xảy ra tình trạng xuất hiện một lượng cầu hàng hóa lớn tại một quốc
gia đòi hỏi tìm kiềm nguồn hàng đó tại một quốc gia khác có sự giao
thương buôn bán với nhau.

b. Nước nhập khẩu có đủ lượng tiền ngoại tệ để chi trả cho hoạt động
nhập khẩu hàng hóa.
c. Thuận lợi trong các chế độ ngoại giao, chính trị, luật lệ, thuế suất
d. Sự phát triển của giao thông,, các dịch vụ bảo hiểm, kiểm kê, vận
chuyển và đặc biệt quan trọng là sự thuận tiện và ổn định của những
phương thức thanh toán quốc tế. Dảm bảo cho một giao dịch ít rủi ro
nhất có thể.
2. Các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu hàng
hóa:
a. Phương thức ứng trước( Advanced payment): Người mua ( nhà nhập
khẩu ) chấp nhận giá hàng của người bán( người xuất khẩu) và
chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn( không hủy
ngang) nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người
gửi bán đi.
b. Phương thức ghi sổ ( Open account): Là phương thức thanh toán,
trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài
khoàn cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh
toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như
đã thỏa thuận.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
14
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
c. Phương thức chuyển tiền( Remittance): Đây là phương thức thanh
toán trong đó khách hàng( nhà nhập khẩu) chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác( người hưởng lợi/ người thụ hưởng) theo
một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
d. Phương thức nhờ thu: (Payment collection) Là phương thức thanh
toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi xuất dịch vụ, ủy thác cho ngân

hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân
hàng thu hộ cho bên nhà nhập khaair để được thanh toán, chấp nhận
hôi phiếu hay các diều kiện và điều khoản khác.
e. Phương thức tín dụng chứng từ ( Letter of credit) một cách tổng quát
ta có thể nói đây là một sự thỏa thuận trong đó theo yêu cầu cảu
khách hàng( người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng( ngân hàng phát
hành L/C ) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C, mà theo đó ngân
hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho mọt
bên thứ ba ( người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho một
bên ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những
điều kiện và điều khoản quy định rõ trong L/C.
Nhờ sự chặt chẽ và tính an toàn cao bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên trong
giao dịch ngoại thương nên L/C hiện là phương thức thanh toán được sử dụng
nhiều nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay cho các hợp
đồng có trị giá lớn và đổi tác mới chưa có uy tín trong giao dịch. Mọi quy
cách và tập quán khi sử dụng thanh toán L/C đếu được quy định trong các
văn bản có giá trị quốc tế như UCP 600, Incoterm 2010 ( bản chỉnh sửa, bổ
xung mới nhất cho tới thời điểm hiện nay được công khai , thống nhất thực
hiện khi thực hiện thanh toán L/C trên toàn thế giới).
1.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ( Letter of credit) :
1.3.1. Khái niệm
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
15
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Ngoài định nghĩa tổng quát về phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ
đã nêu trong mục 1.2.2.b/ tín dụng chứng từ định nghia theo điều 2 UCP
600 như sau: “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ cho dù được
mô tả hoặc gọi tên như thế nào đi nữa, thể hiện một cam kết chắc chắn và

không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.”
(“ Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable
and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a
complying presentation”. Article 2-UCP 600)
Vậy trong khải niệm về phương thức tín dụng chứng từ nêu trên ta thấy có
sự xuất hiện của 3 mối quan hệ hợp đồng kinh tế:
Hình 1.1 Các mối quan hệ hợp đồng kinh tế trong L/C.
Khi nói về tên gọi phương thực tín dụng chứng từ ta gặp nhiều thuật ngữ
khác nhau như: Letter of credit ( viết tắt LC hoặc L/C); Credit documentary
Credit ( Viết tắt DC hoặc D/C) những thuật ngữ Tiếng Việt: Tín dụng thư
(TDT); Tín dụng chứng từ ( TDCT) hoặc sử dụng các từ viết tắt: L/C, LC,
DC, D/C Đều là những thuật ngữ chỉ phương thức tín dụng chứng từ và
tuân theo điều 2 của quy tắc UCP 600. Thuật ngữ được dùng phổ biến nhất là L/C.
Nghĩa rộng của thuật ngữ “ Tín dụng- credit” sử dụng trong khái niệm là “
tín nhiệm” chứ không phải là từ chỉ một khoản cho vay thông thường như ta
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
(1)
(2)
(3)
Trong đò:
(1) Các hợp đồng lập và thực hiện
L/C.
(2) Hợp đồng cam kết thanh toán L/C
khi xuất trình bộ chứng từ đầy đủ
(3) Là những hợp đồng cơ bản quy
định những điều khoản giao dịch
và yêu cầu hàng hóa.
16
Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính
vẫn hay sử dụng. Bởi: Khi bắt đầu xác lập mở L/C thì người xin mở L/C ( nhà
nhập khẩu) đã nộp vào quỹ khoản tiền ký quỹ theo quy định của NHPH và
trong trường hợp khoản ký quỹ này bằng 100% trị giá L/C cộng thêm các
khoản phí mở L/C cho NHPH thì thực chất đã không có bất kỳ khoản tiền cho
vay nào được cấp mà chỉ cấp cho nhà nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình.
Vậy “ tín dụng” trong phương tức tin dụng chứng từ chỉ thể hiện khoản tín
dụng trừu tượng bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay vì lời hứa/ cam kết
trả tiền từ phía nhà nhập khẩu do sự tin tưởng và tín nhiệm với ngân hàng cao
hơn với nhà nhập khẩu.
Qua cách đưa ra khái niệm này ta thấy sự tham gia chủ động và tích cực
hơn từ phía các ngân hàng. Giữ vai trò của người trung gian thu hộ, chi hộ
mặt khác còn là:
Người đại diện cho bên nhập khẩu thực hiện thanh toán tiền hàng cho nhà
xuất khẩu, đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền đúng như quy ước
trong L/C khi họ giao đúng số chứng từ được yêu cầu.
Người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số hàng hóa với đúng số
lượng và chất lượng như yêu cầu trong hợp đồng thương mại
So với các phương pháp khác ngân hàng đã không còn là đối tượng thụ
động. Chính nhờ sự can thiệp sâu rộng thêm của ngân hàng tạo nên khác biệt
lớn nhất trong phương thức thanh toán này bởi vậy dễ hiểu rằng từ khi ra đời
thanh toán L/C nó cũng càng ngày càng hoàn thiện, phát triển sửa chữa những
thiếu sót không đáng có gắn liền với thực tế quá trình áp dụng L/C và cho tới
hiện nay đây luôn là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất
khi thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương trên thế giới và cả tại Việt
Nam.
Phân loại L/C hiện có trên thế giới phân chia theo tính chất thông dụng:
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
17

Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
1. Các loại L/C cơ bản:
a. Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable Letter of credit) là loại
mà người mởi L/C ( nhà nhập khẩu có thể đề nghị NHOH sửa đổi,
bổ xung L/C mà không cần sự chấp thuận và thông báo trước của
người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu) trước giờ giao hàng.
Song do tình bất bếnh chứa nhiều rủi ro nên loại hình L/C này chỉ
tồn tại trên lý thuyết mà không có ý nghĩa thực tế. Khi ban hành
UCP 600 loại này đã bị bỏ ra và tất cả các thư tín dụng là không
thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600.
b. Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable Letter of credit).
Với L/C loại này khi can thiệp sửa đổi, bổ xung bất kỳ điều gì sau
khi L/C đã mở thành công đều phải có sự chấp thuận đồng ý của
phía bên xuất khẩu ( và NHXN nếu có) sửa đổi không có ý nghĩa
khi không có đồng ý của nhà xuất khẩu, tức là vẫn phải thanh toán
như cam kết trước đó.
Về cơ bản, khi không nêu thêm điều khoản gì trên hợp đồng L/C ta
coi loại này luôn là không hủy ngang trừ trường hợp ghi rõ: “ Có
thể hủy ngang”.
2. Các loại L/C đặc biệt:
a. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Letter of
credit). Thuộc L/C không hủy bỏ, sử dụng 2 ngân hàng đứng ra cam
kết trả tiền ( NHPH và NHXN) nên đây là loại L/C đảm bảo nhất
cho phía nhà xuất khẩu.
b. Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable Letter of credit): là
L/C không hủy ngang trong đó người hưởng lợi thứ nhất có thể
chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thục hiện L/C cũng
như quyền đòi tiền mà mình được hưởng cho những người thứ 2,
mỗi người hưởng lợi thứ 2 nhận cho mình một phần của thương vụ(

chỉ chuyển nhượng 1 lần).
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
18
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
c. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving Letter of credit). Là lợi L/C
không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc
hiệu lưc thì nó lại ( tự động ) có một giá trị như cũ và hiệu lưc được
sử dụng tuần hoàn trong thời gian nhất định tời khi tống giá trị hợp
đồng được hoàn thành.
Sử dụng với mặt hàng mua bán thường xuyên theo số lượng lớn,
giao nhiều lần và đối tác là bạn hàng quen thuộc.
d. Thư tín dụng giáp lưng ( Back of Back Letter of Credit). Sau khi
nhận được thông báo mở L/C từ phía người nhập khẩu( L/C chủ hay
L/C gốc), người xuất khẩu căn cứ vào đấy để thế chấp mở một L/C
khác với nội dung tương tự như L/C ban đầu( L/C đối) thường sử
dụng khi nhập khẩu hàng hóa qua người thứ 3 trung gian.
e. Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal Letter of Credit) L/C chỉ có hiệu
lực khi L/C đối dứng với bí được mở. Trong đó người thụ hưởng cuả
L/C này là người mở L/C kia và ngược lại.
f. Thư tín dụng dự phòng ( Standby Letter of Credit) dùng bảo vệ
quyên lợi của nhà nhập khẩu khi nhà xuất khẩu đã nhận được L/C,
tiền cọc và tiền ứng trước, nhưng vẫn có khả năng xảy ra trường hợp
không tin tưởng bân xuất khẩu sẽ giao hàng đúng yêu cầu. Và nhà
nhập khẩu sử dụng L/C này làm cam kết ngân hàng bồi hoàn số tiền
mà nhà nhập khẩu đã trả trước .
g. Thư tín dụng điều khoản đỏ ( Red Clause Letter of Credit) L/C mà
NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua
hàng hóa/ nguyên liệu phục vụ sản xuát theo L/C , tức là thực hiện

tín dụng thương mại.
(L/C này trước thường in bàng mực đỏ để gây chú ý nên được gọi là L/C
điều khoản đỏ.)
Ngoài ra trên thế giời hiện nay còn có các loại L/C đặc biệt khác : Thư
tín dụng trả ngay ( Sight Letter of Credit); Thư tín dụng trả chậm ( Deferred
Letter of Credit); Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp ( Mixed Payment of
Credit)
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
19
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
Hiện tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam cho phép công ty xuất
nhập khẩu sử dụng tất cả các loại hình của L/C có trên thế giới nhưng do sự
thuận lợi( về thời gian quy trình, chi phí nếu có thể giảm bớt khi có sự tin
tưởng đối tác) khi thực hiện thanh toán trên thực tế mà qua sự thỏa thuận giữa
hai bên trong hợp đồng thương mại chỉ thường sử dụng một vài loại L/C phổ
biến. ( theo UCP 600 thì tất cả đều thuộc loại thư tín dụng hiện nay khi viết
đều được hiều là không hủy ngang có nghĩa là bỏ mất khái niệm về loại hình
L/C hủy ngang).
1.3.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán L/C:
1. Là hợp đồng kinh tế hai bên:
Nhiều người khi nghiên cứu L/C vẫn lầm tưởng rằng L/C là hợp đồng giao
kết giữa ba bên: Người yêu cầu mở L/C, NHPH và người thụ hưởng là một
sai lầm.
Tại sao có thể nói thanh toán L/C có đặc điểm như như vậy?
Giải thích: thực chất L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là
NHPH và người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu). Người mở L/C chỉ thể hiện
những yêu cầu và chỉ thị của mình thông qua người đại diện là NHPH do đó
tiếng nói của người mở L/C ( nhà nhập khẩu) không thể hiện trực tiếp trên

hợp đồng L/C.
Đặc điểm này làm sáng tỏ những sai lệch trong nhận thức về các bên tham
gia hợp đồng L/C khi cho rằng sự tham gia của NHPH chỉ giổng như bên thứ
3 trung gian cung cấp dịch vụ và hưởng phí còn quyết định hoàn toàn do
thỏa thuận giữa những nhà xuất khẩu/ nhập khẩu mà đúng ra những hiệu
chỉnh do người XK và NK đưa ra đã được đồng ý nhưng không có sự cho
phép và xác nhận của NHPH thì những hiệu chỉnh đó không có giá trị thực
hiện.
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
20
Luận văn tốt nghiệp
Học viện tài chính
2. L/C được lập hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
L/C được lập trên cơ sở hợp đồng buôn bản hàng hóa ngoại thương
nhưng ngay sau khi thiết lập thì nó lại hoàn toàn độc lập. Khi L/C đã được mở
dưới sự chấp nhận của các bên liên quan thì cho dù những điều khoản trong
L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không thì quyền và nghĩa vụ của
các bên đã ghi trên L/C.
Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến những hợp đồng
khác ( hợp đồng ngoại thương hay những hợp đồng giao kết giữa hai bên nhà
xuất khẩu- nhập khẩu hàng hóa) cho dù trong nội dung của L/C vẫn có
những .dẫn chiếu tới hợp đồng này. Bởi vậy, nếu không tìm hiểu kỹ điều này
nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng mà không có quyền
khiều nại hay kiện khi NHPH thanh toán bộ chứng từ phù hợp. Hay trường
hợp, nhà nhập khẩu muốn đưa thêm các điều khoản khác nhắm bổ sung thêm,
đính chính hay sửa chưa nội dung về hàng hóa đã ghi trên hợp đồng ngoại
thương gây bất lợi cho nhà xuất khẩu. Điều này hoàn toàn không giúp nhà
nhập khẩu có thêm các công cụ dự phòng mà còn khiến họ bị nhà xuất khẩu
kiện vì đã vi phạm điều khoản ghi trên hợp đồng thương mại.

3. L/C chỉ giao dịch và thanh toán căn cứ trên chứng từ:
Tầm quan trọng của chứng từ trong hợp đồng L/C là vô cùng quan trọng.
Nó vừa là đại diện của việc giao hàng hóa, cho giá trị hàng hóa đã giao nên
cũng đồng thời là căn cứ để ngân hàng trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù
hợp chứ không hề liên quan tới sự thực lô hàng mà bất kỳ chứng từ nào khác
đại diện. Mặt khác bộ chứng từ trong giao dịch L/C là chứng từ cho nhà nhập
khẩu đi nhận hàng.
Bởi vậy, quá trình thanh toán L/C hoàn toàn dựa trên cơ sở chứng từ L/C
theo quy định chứ không phụ thuộc vào tình hình thực tế của hàng hóa có
SV: Lương Thị Thu Hằng
Lớp: CQ47/08.02
21

×