Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật hộ chân kè phù hợp với các kịch bản xói sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 86 trang )



LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thuỷ với đề tài:
“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật hộ chân kè phù hợp với các kịch
bản xói sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội” được hoàn thành với sự giúp đỡ
nhiệt tình, hiệu quả của phòng Đào tạo ĐH & SĐH, khoa công trình cùng các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Thuỷ lợi, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn, cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho
luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Phòng Đào tạo ĐH & SĐH, khoa công trình,
các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy trực tiếp Cao học của trường Đại học
Thuỷ lợi đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Nội, Cục đê điều đã cung cấp các số liệu có liên quan để tác giả thực hiện luận văn
này.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã hết sức giúp đỡ về
mọi mặt cũng như động viên khích lệ tinh thần và vật chất để tác giả đạt được kết
quả như ngày hôm nay.
Tuy đã cố gắng, nhưng do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như thời
gian có hạn, nên quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi sai sót, kính mong
các thầy cô và đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Học viên





Ngô Sỹ Hiệp



BẢN CAM KẾT

Họ và tên học viên: Ngô Sỹ Hiệp
Lớp cao học: CH20C22
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật hộ chân
kè phù hợp với các kịch bản xói sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm. Những kết quả nghiên
cứu, tính toán là trung thực. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn
rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Tôi không sao chép
từ bất kỳ nguồn thông tin nào, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Học viên




Ngô Sỹ Hiệp




MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
3.1. Cách tiếp cận 2
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Kết quả dự kiến đạt được 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CỦA LÒNG DẪN SÔNG
HỒNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG XÓI SÂU TRONG TƯƠNG LAI 4
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và công tác quản lý lòng dẫn Sông Hồng trên địa bàn
Hà Nội ……………………………………………………………………………………4
1.1.1. Đặc điểm thủy văn 4
1.1.2. Đặc điểm địa chất 5
1.1.4. Công tác quản lý lòng dẫn Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội 9
1.2. Tổng quan về tình hình diễn biến lòng dẫn Sông Hồng và dự báo xu hướng xói sâu
trong tương lai 14
1.2.1. Hiện trạng diễn biến lòng dẫn Sông Hồng 14
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế gây xói sâu 18
1.2.3. Dự báo xu hướng xói sâu trong tương lai 20
1.3. Kết luận chương 20
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HỘ CHÂN KÈ PHÙ HỢP
VỚI CÁC KỊCH BẢN XÓI SÂU CỦA SÔNG HỒNG 22
2.1. Đánh giá nguyên nhân và các tác động của biến đổi lòng dẫn Sông Hồng 22
2.1.1. Đánh giá chung 22
2.1.2. Ảnh hưởng điều tiết của các hồ thủy điện đến dòng chảy Sông Hồng 24
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng khác 25
2.2. Đánh giá hiện trạng kết cấu, mức độ ổn định của các công trình chỉnh trị dọc sông
Hồng trên địa bàn Hà Nội 27
2.2.1. Kè bờ hữu Sông Hồng 27
2.2.2. Kè bờ tả Sông Hồng 28

2.3. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cho kè hộ chân phù hợp với các kịch bản xói sâu của
lòng dẫn Sông Hồng 29
2.3.1. Các dạng kết cấu công trình chỉnh trị thường gặp 29
2.3.2. Giải pháp kỹ thuật cho kè hộ chân phù hợp với các kịch bản xói sâu 47
2.4. Kết luận chương 48
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CHO KÈ XUÂN CANH PHÙ HỢP VỚI CÁC
KỊCH BẢN XÓI SÂU TRONG TƯƠNG LAI 50



3.1. Giới thiệu chung về công trình 50
3.1.1. Vị trí địa lý 50
3.1.2. Địa hình, địa mạo 50
3.1.3. Địa chất 51
3.1.4. Địa chất thủy văn 56
3.1.5. Quy mô công trình 56
3.2. Hiện trạng công trình tính toán 56
3.2.1. Kết cấu công trình 56
3.2.2. Năng lực phục vụ của công trình 57
3.3. Tính toán ứng dụng kè hộ chân cho công trình với các kịch bản xói sâu trong tương
lai ……………………………………………………………………………………….57
3.3.1. Các kịch bản xói sâu tại vị trí công trình 57
3.3.2. Giải pháp kè hộ chân áp dụng cho công trình theo các kịch bản 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65







DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sạt lở bờ sông Hồng khu vực xã Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội (2013) 2
Hình 1.2. Sông Hồng mùa nước lũ 8
Hình 1.3. Sông Hồng mùa nước kiệt 9
Hình 1.4. Đoạn sông Hồng qua thành phố Hà Nội 15
Hình 1.5. So sánh địa hình đáy sông năm 2003 với 2011 tại mặt cắt sông Hồng: H-SHG
124, tọa độ x=2296565, y=523077 (Phú Xuyên) 15
Hình 1.6. Biểu đồ diện tích mặt cắt ướt năm 2003 và 2011 từ sau hồ Hòa Bình đến Ba Lạt
(so sánh theo mực nước khi đo 2003) 17
Hình 2.1. Một số hình ảnh khai thác cát 27
Hình 2.2. Kè Bá Giang 28
Hình 2.3. Kè Trung Hà, kè Thạch Đà –Hoàng Kim 29
b. Cấu tạo 31
Hình 2.4. Kè mỏ hàn cứng 31
Hình 2.5. Quy cách thả bãi cây chìm (trên mặt bằng) 32
Hình 2.6. Mỏ hàn cọc 33
Hình 2.7. Cấu tạo kè lát mái 34
Hình 2.8. Tường kè bằng rọ đá đặt trên nền đất yếu 34
Hình 2.9. Chống xói chân kè bằng rồng hoặc bè chìm 35
Hình 2.10. Chống xói chân kè bằng cọc BTCT 35
Hình 2.11. Tường kè bằng rọ đá đặt trên nền đất tốt 35
Hình 2.12. Kè lát mái bố trí lăng thể đá hộ chân 36
Hình 2.13. Kết cấu thân kè bằng đá lát khan 36
Hình 2.14. Một số hình ảnh kè lát mái 37
Hình 2.15. Trải vải địa kỹ thụât là tầng lọc mái kè 38
Hình 2.16. Một số loại thảm bêtông túi khuôn 39

Hình 2.17. Thảm túi cát và kè bằng thảm túi cát ở bờ sông Sài Gòn 39
Hình 2.18. Bảo vệ bờ bằng cừ Lasen bản nhựa 40
Hình 2.19. Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông 41
Hình 2.20. Cải tiến kết cấu lõi rồng vỏ lưới thép 41
Hình 2.21. Các rồng đá túi lưới đơn 42
Hình 2.22. Thảm rồng đá túi lưới 42
Hình 2.23. Thảm đá bảo vệ bờ sông 42
Hình 2.24. Khối Amorloc 43
Hình 2.25. Cấu tạo khối Hydroblock 44
Hình 2.26. Công trình bảo vệ bờ bằng cừ BTCT ứng suất trước 44
Hình 2.27. Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ sông 45
Hình 2.28. Kè kết hợp các loại vải địa kỹ thuật và bằng thực vật 46



Hình 2.29. Kết hợp cọc cừ ván thép chân kè với cuộn bằng sợi đai giữ ổn định và phát triển
thực vật 46
Hình 2.30. Hệ thống ô ngăn cách trong công nghệ NeowebTM 47
Hình 2.31. Kết cấu kè hộ chân có gia cường cọc xi măng đất 48
Hình 3.1. Khu vực dự án được chụp từ vệ tinh. 51
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc xi măng đất 58
Hình 3.3: Mô hình hóa bài toán trong Geoslope 59
Hình 3.4. Dây chuyền thiết bị công nghệ 62





DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Diễn biến diện tích mặt cắt ướt lòng dẫn sông Hồng 16
Bảng 2.1. Giá trị đặc trưng của bùn cát qua các thời kỳ 22
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất 55
Bảng 3.2. Các thông số cọc xi măng đất 58
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu cơ lý của cọc xi măng đất 59
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả tính toán 60



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống sông Hồng là một mạng lưới các con sông, tập hợp quanh con sông
chính là sông Hồng, góp nước cho sông Hồng hoặc nhận nước của con sông này đổ
ra biển Đông. Hệ thống sông Hồng tạo nên phần lớn diện tích đồng bằng Bắc Bộ,
một vùng bình nguyên tam giác châu thổ lớn thứ hai của Việt Nam. Cùng với hệ
thống sông Thái Bình ở phần phía Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ, tạo nên đồng bằng
này, đồng thời hệ thống sông Hồng còn được nối thông và góp một phần lưu lượng
nước của mình cho hệ thống sông Thái Bình, do đó cả hai hệ thống sông này còn
được biết tới với cái tên chung là Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống
sông Hồng bồi đắp nên phần trung tâm và phần phía Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Hệ thống sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc và chảy qua địa
phận Việt Nam gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội,
Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. Đoạn Sông Hồng qua địa bàn Hà Nội là
nơi tập trung dân cư đông đúc và lâu đời. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị của cả
nước và được bảo vệ trước thiên tai lũ lụt bởi hệ thống đê sông, hiện đã và đang
được đầu tư củng cố vững chắc.
Hiện nay, vùng hạ du Sông Hồng do tình hình khai thác cát ồ ạt, khó kiểm soát

kết hợp với việc xây dựng hệ thống các hồ thủy điện (thủy điện Hòa Bình, thủy điện
Sơn La….) nên chế độ thủy lực, thuỷ văn sông, lòng dẫn và đường bờ thường xuyên
bị biến động do quá trình bồi, xói, biến đổi dòng chảy đe dọa an toàn hệ thống đê
điều, an sinh kinh tế và gây khó khăn cho giao thông thủy.
Trong những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, dòng chảy
của các sông cũng có sự biến động bất thường không theo quy luật, liên tục trong
các năm 2005, 2006, 2007 và 2010 mực nước mùa kiệt xuống mức thấp nhất trong
vòng 100 năm qua, trong khi đó vào các tháng cuối mùa lũ hoặc đầu mùa khô hồ
Hòa Bình phải xả lũ để đảm bảo an toàn công trình (tháng 01/2005 xả 02 cửa xả đáy
và tháng 10/2006 xả 04 cửa xả đáy) làm mực nước sông lên nhanh đột ngột gây sạt

2

lở bờ ở nhiều nơi. Có thể nói sạt lở bờ tại khu vực này ngày càng diễn biến phức tạp
với quy mô ngày càng lớn, xảy ra cả trong mùa lũ, mùa nước trung và mùa nước
kiệt.

Hình 1. Sạt lở bờ sông Hồng khu vực xã Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội (2013)

Thực trạng cho thấy, dọc theo tuyến đê Sông Hồng đoạn qua địa bàn Hà Nội
có rất nhiều đoạn bị sạt lở, có những đoạn sạt lở kéo dài đến hàng trăm mét. Có
những vị trí sạt lở kéo theo cả nhà cửa của người dân. Những hộ dân ven đê luôn
phải sống trong tình trạng nguy hiểm cả về tính mạng lẫn tài sản và Nhà nước cũng
đã phải tính đến khả năng phải di dời các hộ dân sống trong những vùng nguy hiểm
đến khu tái định cư mới để đảm bảo cuộc sống cho họ.
Do vậy việc “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật hộ chân kè phù hợp
với các kịch bản xói sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội” để bảo vệ bờ hiện
đang là nhiệm vụ cấp bách.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá tình hình xu thế xói sâu về lòng dẫn của Sông Hồng trên địa bàn Hà

Nội.
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật hộ chân kè phù hợp với các kịch bản
xói sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận

3

- Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng kết trong thực tế.
- Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm của các nghiên cứu đã có một cách
chọn lọc sẽ được vận dụng.
- Tiếp cận hiện đại: Sử dụng các công cụ hiện đại như các phần mềm tính toán
như: Plaxis, Geo - Slope để giải quyết các vấn đề của để tài đặt ra.
- Tiếp cận tổng hợp và phát triển bền vững: Các kịch bản phát triển được xem
xét theo khía cạnh lợi ích tổng hợp, có tính bền vững cao.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu về tình hình xói sâu của lòng dẫn hạ du
Sông Hồng những năm gần đây, từ đó rút ra các kết quả có thể áp dụng cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Từ các kết quả điều tra khảo sát, đi tới phân
tích các thông số và các kịch bản biến đổi lòng dẫn Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội
ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định của các hệ thống kè.
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận từ các đánh giá của các chuyên gia, các
cuộc hội thảo có liên quan đến các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Trao đổi với thầy
hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp kết
cấu phù hợp nhất.
- Phương pháp lý thuyết: Sử dụng các phần mềm, các mô hình mô phỏng:
Geo-slop 2004,… để tính toán, nghiên cứu đề tài.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá tổng quan tình hình diễn biến lòng dẫn Sông Hồng trên địa bàn Hà
Nội tại các thời điểm khác nhau.

- Tổng hợp các giải pháp công trình kè hộ chân phù hợp với các kịch bản xói
sâu của Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp kè hộ chân tại một công trình cụ thể phù hợp với các kịch
bản xói sâu trong tương lai.



4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CỦA LÒNG DẪN
SÔNG HỒNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG XÓI SÂU TRONG TƯƠNG LAI

1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và công tác quản lý lòng dẫn Sông Hồng trên
địa bàn Hà Nội
1.1.1. Đặc điểm thủy văn
1.1.1.1. Dòng chảy năm:
- Dòng chảy trên lưu vực sông Hồng được hình thành từ mưa và khá dồi dào.
Tổng lượng bình quân nhiều năm qua Sơn Tây khoảng 118 tỷ m
3
tương ứng với lưu
lượng 3.743 m
3
/s.
- Trong 3 nhánh lớn của sông Hồng thì sông Đà có lượng dòng chảy lớn nhất
chiếm khoảng 42%, sông Thao chỉ chiếm 19%, sông Lô chiếm 25,4% (tỷ lệ này so
với lượng dòng chảy đến tại Sơn Tây).
- Dòng chảy năm không biến đổi nhiều lắm, năm nhiều nước nhất so với năm
ít nước nhất trong thời gian từ đầu thế kỷ tới nay cũng chỉ khoảng 2,0 ÷ 2,6 lần.
1.1.1.2. Dòng chảy lũ:
- Nước lũ sông Hồng có nhiều ngọn, lên nhanh, xuống nhanh, biên độ lớn

(biến đổi mực nước hàng năm trung bình từ 5m ÷ 8m ở trung du và đồng bằng, tối
đa có năm lên tới 8m ÷ 14 m).
- Lũ trên lưu vực do mưa rào nhiệt đới gây ra, nhiều loại thời tiết có thể gây
mưa lớn trên lưu vực như: áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, bão
- Do chế độ mưa trên lưu vực biến đổi cả về không gian và thời gian, nên sự
xuất hiện lũ lớn trên sông Hồng có tính chất phân kỳ rõ rệt. Ở Bắc Bộ mùa lũ từ
tháng 6 ÷ tháng 10.
1.1.1.3. Dòng chảy kiệt:
- Mùa kiệt trên lưu vực thường từ tháng XI đến tháng V gồm 7 tháng (có lưu
lượng bình quân tháng nhỏ hơn lưu lượng trung bình năm). Trong đó, có tháng XI
là tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa ít mưa. Từ tháng X đến tháng XI dòng
chảy trong sông giảm nhanh và từ tháng XII đến tháng IV dòng chảy ít biến động,

5

cuối tháng IV và tháng V do có mưa nên dòng chảy lại tăng nhanh, chính thức mùa
kiệt là từ tháng XII đến tháng IV.
- Trong các tháng mùa kiệt vẫn còn có lượng mưa chiếm khoảng 20 ÷ 25%
lượng mưa cả năm lượng mưa cả năm nhưng lượng mưa này lại tập trung vào 3
tháng XI, IV và V còn các tháng XII đến tháng III mưa nhỏ và nhất là 2 tháng XII
và I là thời tiết khô hanh, tháng II và III tuy đã có mưa nhưng chỉ là mưa phùn, từ
tháng XII đến tháng III dòng chảy trong sông suối là do nước ngầm và nước điều
tiết từ các hồ chứa cung cấp. Do vậy tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm hầu hết
rơi vào tháng III. Mô đuyn dòng chảy kiệt vùng châu thổ sông Hồng là 4,9 l/s.km
2
.
1.1.1.4. Dòng chảy rắn:
- Lượng phù sa lơ lửng của hệ thống sông Hồng là rất lớn. Tổng lượng phù sa
trung bình nhiều năm chuyển qua sông Hồng tại Sơn Tây (chuỗi số liệu từ 1958 ÷
1990) đạt từ 114 ÷ 115.106 tấn/năm, so với lượng phù sa sông Mê Kông ở lãnh thổ

Việt Nam thì gấp 5 lần.
- Phù sa sông Hồng nói chung là rất màu mỡ chứa nhiều vôi và bazơ nên là
nguồn phân rất tốt để bón ruộng và cải tạo đất bạc màu.
1.1.2. Đặc điểm địa chất
- Phân tích mối quan hệ nhân – quả, các đặc điểm và quá trình địa chất, trực
tiếp hoặc gián tiếp đều có tác động đến quá trình phát triển của lòng sông. Hầu hết
khu vực sông nghiên cứu mới hình thành khoảng hơn 1000 năm trước cho tới nay.
Đây là khu vực có quá trình phát triển địa chất lâu dài và mạnh mẽ thể hiện qua
những mối tương tác tích cực giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh, khí hậu và
phi khí hậu, giữa lục địa và biển.
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát ở khu vực ta thấy địa tầng đoạn sông chủ yếu
gồm hai loại:
+ Trầm tích lòng sông gồm các tầng cát thô có màu vàng nhạt, lớp thực vật
chưa phân hoá hết, phía trên có lớp phù sa nông.
+ Tầng bồi tích đồng bằng, tầng này hiện nay chủ yếu là bờ của dòng sông

6

gồm chủ yếu là các tầng đất sét - cát dày từ 0,8 ÷ 1m, giữa các tầng đất sét cát có
xen kẽ các lớp của con người đi lại trồng cây nên kết cấu của đất chặt chẽ hơn.
+ Địa chất ở đây được cấu tạo bởi nhiều nham thạch khác nhau. Trong quá
trình xâm thực của Mác ma, sản phẩm của núi lửa như phún xuất, phiến trầm tích
cùng với sự phân bố của tầng đá vôi dày đến hàng nghìn met. Nham thạch ở đây
được phân bố phức tạp, diệp thạch và sa diệp thạch chiếm diện tích rất nhiều.
1.1.3. Đặc điểm dòng chảy
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông đúc và lâu đời và
là trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị của cả nước. Hiện nay, do ảnh hưởng của
hệ thống bậc thang thủy điện nên điều kiện thủy văn trên các sông Đà, sông Thao,
sông Lô và sông Hồng ở hạ du bị ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hiện tượng xói lở bờ
sông nghiêm trọng.

Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn Hà Nội với chiều dài
khoảng 118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2.640 m
3
/s với tổng lượng nước
khoảng 83,5 triệu m
3
.
Trên toàn tuyến chảy qua địa bàn Hà Nội, do có nhiều dạng địa hình, địa chất
khác nhau nên lòng dẫn cũng có những đặc điểm khác nhau. Hơn nữa, trên mỗi
đoạn sông còn có sự thay đổi về chế độ thủy lực do sự hợp lưu của các nhánh sông
nên tình hình lòng dẫn của các đoạn sông này cũng khác nhau. Căn cứ vào tài liệu
khảo sát và thu nhập được có thể đưa ra những đánh giá chung về đặc điểm dòng
chảy như sau:
- Ở Bắc Bộ mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, cũng có năm bắt
đầu sớm hơn hoặc muộn hơn 10-20 ngày.
- Tùy theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số lần xuất
hiện lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều nhất là 10 trận.
- Lũ trên lưu vực sông Hồng là sản phẩm của mưa rào nhiệt đới. Mưa lũ trên
lưu vực sông Hồng do nhiều loại hình thời tiết gây nên, mỗi loại hình thời tiết ảnh
hưởng khác nhau tới từng vùng, mưa lũ lại phụ thuộc vào sự tổ hợp và quá trình
diến biến các loại hình thời tiết theo không gian và thời gian, vì vậy tính đồng nhất

7

của mưa lũ trên lưu vực không cao, nghĩa là ít khi trên toàn lưu vực xảy ra mưa lớn
và chưa từng xảy ra trường hợp lũ lớn nhất của tất cả các sông đồng thời xuất hiện.
- Tùy theo quy mô các trận lũ, thời gian lũ lên từ 3-5 ngày, thời gian lũ xuống
từ 5-7 ngày. Những trận lũ lớn ở lưu vực sông Hồng thường do 2-3 con lũ kết hợp
nhau tạo thành và thường kéo dài 15-20 ngày như lũ tháng 8/1969; tháng 8/1971.
- Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65-80% tổng lượng dòng chảy năm.

Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lượng dòng chảy lũ có thể
đạt trên 80% lượng dòng chảy cả năm
- Từ Việt Trì đến Hà Nội, lũ tổng hợp của 3 sông Đà, Thao, Lô dồn vào một
dòng, nên tốc độ dòng chảy lũ ở Sơn Tây còn rất mạnh, đạt V
maxtb
= 2,6m/s, V
maxmax
= 3,45m/s. Lũ ở hợp lưu chỉ kém lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô.
Cường suất nước lên tới 1,88m/ngày ở Sơn Tây còn lớn hơn cường suất nước lên ở Hòa
Bình. Biên độ mực nước năm lớn nhất đạt tới 12,72m, còn biên độ mực nước lũ đạt
11,41m ở Sơn Tây, chỉ khoảng 2-3 ngày là đạt tới đỉnh lũ, ngắn hơn lũ xuống tới 3-4 lần.
- Lũ sông Hồng thường xảy ra nhiều ngọn liên tiếp, nhiều đỉnh kế tiếp nhau. Ở
những lưu vực nhỏ từng con lũ có thể tách biệt nhưng những lưu vực lớn những con
lũ kế tiếp nhau tạo thành một con lũ lớn có thể có nhiều đỉnh hinh răng cưa trên nền
một con lũ lớn. Lũ lên xuống nhanh vào tháng 4-5, biên độ lũ khoảng tháng 6 có thể
lên tới 5-6m, sang tháng 7-8m các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất chưa rút hết
đã chồng tiếp con lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần và thường đạt đỉnh lũ vào tháng
8, sau đó mực nước hạ xuống dần. Do vậy quan hệ mực nước lưu lượng ở từng trạm
luôn thay đổi kể cả trị số lớn nhất, vì đó là dòng không ổn định, lưu lượng lũ cũng
luôn thay đổi theo từng trận lũ không những khác nhau về dạng lũ (cao, mập), nhọn
gầy hoặc không cao nhưng kéo dài ngày và bắt đầu lên cao ở mức nước do con lũ
trước còn lại cao thấp quyết định. Vì thế khi mực nước sông Hồng đã ở mức cao từ
11,5-12,5m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớn trên diện rộng hay gặp bão thì sẽ
xảy ra lũ đặc biệt như lũ tháng 8/1971, rất nguy hiểm cho hệ thống đê dọc sông.
- Mực nước lũ sông Hồng thường cao hơn mặt ruộng đồng bằng 4-5m, có
những năm cao đến 4-6m, có 3 năm đặc biệt cao hơn mặt ruộng đến 8-9m. Nếu

8

không có đê thì sản xuất vụ mùa rất khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết cuối vụ, do

cấy muộn, trời rét lúa trổ bông bị hạt lép và mực nước cao kéo dài nên hệ thống đê
bị uy hiếp, kém độ an toàn nên phải có nhiều biện pháp giảm thấp mực nước lũ.
Trong gần 100 năm qua thì có khoàng 73% số năm mức nước từ báo động I đến báo
động III (từ 9,5m -:- 11,5m ở Hà Nội) trong khi đó đồng ruộng của đồng bằng phần
lớn dưới cao độ 5-5,5m. Đặc biệt thời gian hơn 50 năm gần đây đã xảy ra 3 trận lũ
đạt trên 13m ở Hà Nội, riêng năm 1971 đặc biệt lớn, mức nước thực tế đạt 14,13m;
hoàn nguyên nếu không vỡ đê và không phân lũ thì lên tới 14,80m ở Hà Nội, vượt
cả chiều cao thiết kế của đê. Lưu lượng Sơn Tây đạt tới 37.800m
3
/s.
Lũ sông Hồng biến đổi giữa các năm không lớn lắm ở Sơn Tây, Q
max
thực đo
(1971) chỉ gấp 2,26 lần lưu lượng bình quân lớn nhất (Q
maxTB
= 16.000m
3
/s) và chỉ
gấp 3,96 lần lưu lượng lũ năm nhỏ nhất (1916 và 1931), Q
maxmin
= 9.630m
3
/s. Hệ số
biến sai C
v
= 0,28; Q
max
thực đo (8/1971) lớn gấp 10 lần lưu lượng năm bình quân
nhiều năm (Q
o

= 3.740m
3
/s) và gấp 100 lần lưu lượng kiệt nhất (Q
min
= 376m
3
/s).
1



Hình 1.2. Sông Hồng mùa nước lũ
1
Nguồn: Giới thiệu chung về hệ thống lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình
của GS. Lê Kim Truyền.


9


Hình 1.3. Sông Hồng mùa nước kiệt

1.1.4. Công tác quản lý lòng dẫn Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội
Sông Hồng chảy qua địa bàn thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế - chính trị -
văn hóa của cả nước nên công tác khai thác, quản lý lòng dẫn sông Hồng là vô cùng
cần thiết.
Trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của hệ thống các bậc thang thủy
điện, các hồ chứa nước ở thượng nguồn cộng với sự biến đổi khó lường của khí hậu,
sự phát triên của các ngành kinh tế quốc dân, lòng dẫn sông Hồng đang có sự biến
đổi hết sức phức tạp. Đó là sự mở rộng lòng dẫn, sự hạ thấp lòng dẫn. Do đó, công

tác quản lý lòng dẫn sông Hồng đang đứng trước một thách thức rất lớn.
Nhìn chung, hệ thống các công trình chỉnh trị sông trên địa bàn Hà Nội tương
đối hoàn chỉnh bằng hệ thống các đê, kè Tuy nhiên nhiều vị trí công trình đã
xuống cấp hoặc do ảnh hưởng của biến đổi lòng dẫn (xói sâu) và ảnh hưởng của các
hoạt động khai thác cát ở hạ du của con người chưa có giải pháp hợp lý.
Theo thống kế, toàn tuyến đê sông Hồng chảy qua địa bàn Hà Nội có

10

162,873km đê chính (Trong đó: Tuyến đê hữu Hồng dài 114,089km; tuyến đê tả
Hồng dài 48,784km) và hệ thống các đê bối dài 36,65km.
2

Tuyến đê hữu Hồng, phần lớn đã được nâng cấp, mặt đê kết hợp đường giao
thông nên đã cứng hóa. Hai bên đê có bố trí hệ thống đường hành lang đê, một số
đoạn do được xây dựng từ lâu, không đồng bộ, thiếu hệ thống thoát nước hiện đã
xuống cấp cần được tu sửa, nâng cấp. Đặc biệt một số đoạn đê có nền đất yếu có thể
xảy ra lún, nứt và hiện tượng thẩm thấu thường xuất hiện ở mái đê hạ lưu khi mực
nước lũ từ báo động II trở lên.
Tuyến đê tả Hồng thường xảy ra mạch sủi, sạt trượt mái đê do nền đê nhiều
đoạn nằm trên khu vực có nền địa chất yếu, trong khi đó mặt đê kết hợp làm đường
giao thông có nhiều phương tiện vượt tải trọng lưu thông, mặt đê xuống cấp, hư
hỏng nặng.
Hiện nay công tác quản lý lòng dẫn sông Hồng rất phức tạp, các ngành các cấp
quản lý theo cách riêng của mình, đang còn sự chồng chéo, chưa phối hợp chặt chẽ
với nhau. Đứng trước tình trạng trên, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến
công tác khai thác, quản lý sông Hồng, nghiên cứu toàn diện các mặt và quản lý
chặt việc khai thác cát cũng như việc sử dụng hành lang đê. Trong thời gian qua,
Chính phủ và các địa phương các cấp cũng đã có nhiều quan tâm đến vấn đề quản lý
khai thác cát. Tuy nhiên, do hệ thống văn bản còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, phạm

vi và trách nhiệm của các ban ngành còn chồng chéo dẫn đến sự khó khăn trong
công tác quản lý. Do đó, cần giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng đơn vị.
Xin mạnh dạn kiến nghị một số điểm sau đây:
1.1.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong
hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý
những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định Phương án bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; tổng
2
Nguồn: Đánh giá hiện trạng các công trình chỉnh trị sông của PGS.TS. Lê Văn Hùng.


11

hợp dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các huyện,
thành phố, thị xã, đề nghị Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
c) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác, xử lý, ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi, vàng sa
khoáng trái phép trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản lòng sông chưa khai thác,
ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng trái phép.
đ) Hướng dẫn các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thăm dò cát, sỏi hoàn
thiện Hồ sơ cấp phép khai thác cát, sỏi theo đúng quy định; tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh cấp Giấy phép khai thác cát, sỏi phù hợp với Quy hoạch khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh.
1.1.4.2. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,

thành phố, thị xã khẩn trương rà soát, điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, bao gồm cả cát,
sỏi lòng sông theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó phải đánh
giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng trên từng địa bàn để quy hoạch các điểm, khu vực
khai thác cát, sỏi lòng sông hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tế.
1.1.4.3. Sở Công thương:
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn
việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép, xử lý hoặc kiến nghị
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.1.4.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp về bảo vệ đê
điều, công trình thủy lợi liên quan đến các tuyến sông; phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp

12

luật về đê điều, thuỷ lợi; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp
luật về đê điều, thuỷ lợi.
1.1.4.5. Sở Giao thông vận tải:
Hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc lập Hồ sơ xin ý kiến thỏa thuận và Hồ
sơ xin chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa đối với dự án
xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, trong đó có
các dự án khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông.
1.1.4.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Thẩm tra các Dự án đầu tư khai thác cát, sỏi lòng sông chỉ trình Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư khi đã có văn bản thỏa thuận của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa. Bố trí kế
hoạch đầu tư cho công tác bảo vệ khoáng sản.
1.1.4.7. Sở Tài chính:

Có trách nhiệm tham mưu về bố trí kinh phí bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
trên địa bàn thành phố.
1.1.4.8. Công an:
a) Chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ
quan chức năng liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đẩy
mạnh công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Thường xuyên tuần tra kiểm
soát, nhất là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác cát, sỏi lòng sông trái
phép, bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động
khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, gây mất trật tự an toàn xã hội trên đường
thủy; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến hoạt động
khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng trái phép trên lòng song.
b) Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận những phản ánh về vi phạm trong hoạt
động khai thác, vận chuyển, tập kết cát, sỏi lòng sông để chỉ đạo các phòng, ban
phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

13

xử lý, giải quyết kịp thời các hành vi vi phạm; thông báo đường dây nóng đến
các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức Chính trị - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã và cơ quan truyền thông.
1.1.4.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến mọi người dân,
vận động nhân dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép;
chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng
cường công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi
lòng sông trên địa bàn, đặc biệt ở các tuyến sông giáp ranh giữa các huyện; đẩy
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi
lòng sông trái phép, vi phạm an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh
hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ, gây bức xúc đối với dư luận xã hội, xử lý triệt

để các trường hợp kinh doanh bến bãi, vận chuyển, tập kết cát, sỏi lòng sông trái
phép hoặc không có nguồn gốc hợp pháp. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái
phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, xử lý kiên quyết, kịp thời theo thẩm
quyền; đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát phải kịp thời báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm điểm, làm rõ
trách nhiệm đối với cán bộ nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác trái phép cát,
sỏi, vàng sa khoáng trên sông mà không kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý,
ngăn chặn.
b) Quản lý, giám sát, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các đơn vị được Ủy
ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn
quản lý, chỉ cho các đơn vị triển khai hoạt động khai thác khoáng sản sau khi đã có:
Giấy phép khai thác khoáng sản được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép, Phương án
bảo đảm an toàn giao thông đường thủy được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về giao thông đường thủy nội địa chấp thuận và hoàn thành các thủ tục khác
theo quy định của pháp luật. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông.
c) Khẩn trương hoàn thành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, bao

14

gồm cả cát, sỏi lòng sông, đưa ra giải pháp phối hợp, trao đổi thông tin trong công
tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác, mua bán, vận
chuyển, tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép tại các tuyến sông giáp ranh giữa các xã,
các huyện; tổ chức triển khai phương án bảo vệ sau khi được phê duyệt. Chỉ đạo Uỷ
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý hoạt
động khoáng sản thuộc thẩm quyền trên địa bàn.
1.1.4.10. Các tổ chức, cá nhân:
Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông có trách
nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép theo quy định. Đồng
thời lên án những hành động sử dụng, khai thác các đê sông, lòng sông không theo

quy định gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và an toàn hành
lang tuyến đê sông.
1.2. Tổng quan về tình hình diễn biến lòng dẫn Sông Hồng và dự báo xu hướng
xói sâu trong tương lai
1.2.1. Hiện trạng diễn biến lòng dẫn Sông Hồng
Những năm gần đây diễn biến của lưu lượng và mực nước trên sông Hồng về
mùa kiệt rất bất lợi cho hoạt động dân sinh, kinh tế, cấp nước cho nông nghiệp và
sinh hoạt.
Theo những kết quả đo đạc thu thập được và phân tích cụ thể nhận thấy rằng
lòng dẫn có xu hướng hạ thấp, mở rộng nhưng không đều theo thời gian và không
gian.
Sau khi có đập Thủy điện Hòa Bình, dòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội
có những biến động khá phức tạp. Đó là hiện tượng xói lở, bồi tụ đáy và bờ sông
làm thay đổi dòng chảy dẫn đến đe dọa độ ổn định của hệ thống đê kè. Trong khi
vấn đề xói lở bờ sông đã và đang được khắc phục bằng các công trình chỉnh trị dọc
2 bên bờ sông thì việc xói đáy dẫn đến hạ thấp lòng dẫn, hạ thấp mực nước đang
làm đau đầu các nhà chức trách, các nhà quản lý.


15


Hỡnh 1.4. on sụng Hng qua thnh ph H Ni

1.2.1.1. Din tớch mt ct t dũng chớnh v mựa kit
Din tớch mt ct t trung bỡnh thay i khụng u trờn ton tuyn; cú nhng
mt ct tng, mt ct gim nhng xu hng tng dn theo cỏc nm. Bng 1 cho thy
xu th bin i mt ct trong giai on 2003 2011.
0
-2

-4
+2
+4
+8
+6
+10
h(m)
-6
-8
-10
-12
-14
-16
-18
-20
-22
-24
S (m)
X=2296565.431
Y=523077.083
h=11.015
t-SHg124
Mặt cắt ngang cố định qua sông hệ thống sông Hồng
Tỷ Lệ ngang: 1/5000 Tỷ Lệ đứng: 1/200
Mặt cắt số: Shg124 -sông hồNG
Ngày đo: 4-11-2011
X=2296465.577
Y=521773.867
h=11.05
h-SHg124

Mntn

Hỡnh 1.5. So sỏnh a hỡnh ỏy sụng nm 2003 vi 2011 ti mt ct sụng Hng: H-
SHG 124, ta x=2296565, y=523077 (Phỳ Xuyờn)

16

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích mặt cắt ướt lòng dẫn sông Hồng
(từ sau hồ Hòa Bình đến cửa Ba Lạt) giai đoạn 2003 – 2011 trên cơ sở so sánh với
diện tích ướt ứng với mực nước khi đo địa hình năm 2003 (Đơn vị: m
2
)
Tên mặt
cắt
Năm
Tên
mặt cắt
Năm
Tên
mặt cắt
Năm
2003 2006 2008 2011 2003 2006 2008 2011 2003 2006 2008 2011
SHG20 123 137 175 186 SHG72 261 275 368 440 SHG78 76 53 64 70
SHG21 220 223 200 268 SHG78 563 627 694 732 SHG136 61 79 84 104
SHG22 182 144 232 260 SHG80 373 463 451 543 SHG137 260 290 284 335
SHG24 139 144 171 196 SHG83 124 144 144 154 SHG139 144 124 121 148
SHG26 186 222 228 246 SHG84 91 159 158 199 SHG141 143 145 170 169
SHG27 508 462 401 408 SHG86 272 251 257 337 SHG143 84 89 96 114
SHG28 511 441 474 499 SHG89 212 280 227 307 SHG146 85 91 88 115
SHG30 325 320 347 402 SHG97 67 64 79 73 SHG148 123 158 163 205

SHG33 398 467 363 461 SHG99 77 93 79 81 SHG149 45 55 67 73
SHG38 978 718 720 777 SHG104 20 20 22 24 SHG151 42 47 54 58
SHG41 324 391 404 385 SHG110 84 72 90 92 SHG153 23 36 28 34
SHG43 535 530 474 638 SHG113 115 98 115 87 SHG155 101 92 101 117
SHG45 319 341 357 355 SHG114 104 138 134 211 SHG156 49 50 66 70
SHG46 277 303 342 369 SHG115 94 117 106 203 SHG157 56 73 76 77
SHG48 398 289 381 448 SHG116 77 88 95 100 SHG160 44 47 47 57
SHG50 202 203 257 267 SHG117 162 171 234 183 SHG161 30 38 44 46
SHG52 267 276 297 312 SHG118 115 119 138 137 SHG164 62 81 84 91
SHG53 378 405 394 452 SHG122 182 195 211 202 SHG166 77 73 90 81
SHG58 159 136 236 238 SHG124 108 171 195 171 SHG168 67 89 84 125
SHG59 271 302 209 400 SHG127 50 64 75 87 SHG169 63 78 80 85
SHG64 210 293 186 396 SHG129 73 100 114 113 SHG170 41 40 44 43
SHG65 160 177 289 212 SHG131 51 54 56 67 SHG172 93 91 103 93
SHG67 230 312 270 303 SHG132 48 44 50 49 SHG174 187 185 163 176
SHG69 237 372 297 428 SHG133 104 120 128 211 SHG176 146 165 164 161
SHG70 181 227 226 219 SHG134 121 117 132 171 SHG178 111 101 102 115

Với kết quả trong bảng 1.1 cho thấy xu hướng mở rộng và hạ thấp lòng dẫn về
mùa kiệt diễn ra khá mạnh trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011.
- Toàn bộ hạ du sông Hồng lòng dẫn mở rộng và hạ thấp trung bình khoảng
54,5 m
2
.

17

- Đoạn sông chảy qua địa bàn Hà Nội (từ huyện Ba Vì đến Phú Xuyên) mở
rộng trung bình khoảng 65,6 m
2

. Đặc biệt đoạn sông từ thị xã Sơn Tây đến huyện
Phú Xuyên có mức độ mở rộng và hạ thấp lớn nhất, mức độ tăng lên trung bình cho
đoạn sông này là 73,8 m
2
.
- Các đoạn sông còn lại đều có xu hướng mở rộng, nhưng ít dần khi tới gần
cửa Ba Lạt.

Hình 1.6. Biểu đồ diện tích mặt cắt ướt năm 2003 và 2011 từ sau hồ Hòa Bình đến
Ba Lạt (so sánh theo mực nước khi đo 2003)

1.2.1.2. Hạ thấp lòng dẫn dòng chính
Phân tích những kết quả đo đạc, nhận thấy rằng lòng dẫn có xu hướng hạ thấp
nhưng không đều, các lạch chính hạ thấp khoảng 1-2m, các dòng chảy phụ hạ thấp
không đáng kể, lòng dẫn có xu hướng chuyển dịch. Tuy nhiên, do dọc sông Hồng
hầu như đều được kè gia cố nên xu hướng dịch chuyển gần như rất ít trong mấy
năm trở lại đây, đáy lòng dẫn có xu hướng hạ thấp.
Sau khi các nhà máy thủy điện lớn đi vào hoạt động như Sơn La, Hòa Bình ,
do mất cân bằng bùn cát nên quá trình diễn biến xói sâu phổ biến thể hiện rất rõ ở
vùng hạ du công trình thủy điện, xói diễn ra mạnh ở vùng gần đập và lan truyền
xuống hạ du. Càng xuôi về hạ lưu xói càng giảm dần, nói cách khác là cân bằng bùn
cát được khôi phục dần theo chiều xuôi về hạ lưu.

18

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Bích và Qui hoạch tổng thể Đồng bằng
sông Hồng trước đây thì xói sâu ổn định tại ngã ba Lô - Hồng khoảng 1,2m ổn định
vào năm 2036; Tại Hà nội đáy sông không ổn định, biến động trong phạm vi lớn, độ
hạ thấp lòng sông trung bình khoảng vài cm.
Tuy nhiên, các kết quả phân tích số liệu đo đạc thực tế mặt cắt sông Hồng giai

đoạn 2001 - 2012 lại cho thấy xu thế biến đổi khác rất nhiều so với những đánh giá
trước đây:
- Đoạn đầu sông Hồng (từ Trung Hà, sau hợp lưu Thao - Đà) mặt cắt không có
xu hướng mở rộng hoặc hạ thấp đáng kể. Bãi sông nhỏ, xu hướng biến đổi không
đáng kể.
- Đoạn từ xã Cổ Đô – Ba Vì đến Sơn Tây: Lòng dẫn có xu hướng hạ thấp
nhưng không nhiều và không đều, các lạch chính hạ thấp khoảng 2m, các phụ lưu
hạ thấp không đáng kể, dòng chảy có xu hướng chuyển dịch sang bờ trái. Bãi rất
rộng (khoảng vài km) cao trình bãi ổn định.
- Đoạn từ Sơn Tây đến nội thành Hà Nội: Bãi sông nhỏ dần và có xu hướng hạ
thấp trung bình khoảng 0,5m. Trong khi dòng chảy có xu hướng hạ thấp mạnh.
Dòng chính hạ thấp khoảng hơn 5m sau 11 năm.
- Đoạn từ nội thành Hà Nội đến hết địa phận huyện Phú Xuyên: Lòng sông
không có xu hướng mở rộng, nhưng có xu hướng hạ thấp đáy rất lớn, trung bình
khoảng 6m sau 11 năm. Toàn bộ bờ bãi sông có hạ thấp so với năm 2001 nhưng
không đáng kể chỉ khoảng 0,5m.
- Đoạn từ Hà Nam đến Cửa Ba Lạt: Lòng sông có xu hướng mở rộng và hạ
thấp nhưng ít dần tới cửa Ba Lạt
3
.
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế gây xói sâu
Các nguyên nhân gây ra sự biến đổi lòng dẫn sông Hồng là:
- Nguyên nhân cơ bản của diễn biến lòng sông là sự mất cân bằng trọng tải cát.
Trong bất kỳ đoạn sông nào, hoặc trong bất kỳ một vùng cục bộ nào của đoạn sông
3
Nguồn: Diễn biến lòng dẫn sông hồng từ Sơn Tây đến cửa Ba Lạt và ảnh hưởng của nó
đến dòng chảy mùa kiệt; tác giả: PGS.TS. Lê Văn Hùng, ThS. Phạm Tất Thắng.




×