Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đề xuất, thiết kế mặt cắt hợp lý cải tạo đê đá đổ khu vực Cát Hải nhằm gia tăng ổn định và giảm sóng tràn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 112 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng
đê biển an toàn cao theo hướng hài hòa với môi trường sinh thái” do ThS. Nguyễn Viết
Tiến là chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi là cơ
quan chủ trì đề tài, luận văn “Nghiên cứu đề xuất, thiết kế mặt cắt hợp lý cải tạo đê
đá đổ khu vực Cát Hải nhằm gia tăng ổn định và giảm sóng tràn” đã được hoàn
thành đúng thời gian quy định. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tác giả đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu và bổ ích.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thủy Lợi,
Khoa Công trình, Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong suốt thời
gian tác giả học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Thiều Quang
Tuấn đã vạch ra những định hướng khoa học và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các đồng nghiệp trong Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Thủy lợi – Tổng cục Thủy lợi là những người đã chỉ dẫn tác giả trong quá trình nghiên
cứu. Đặc biệt là NCS. Nguyễn Viết Tiến - đồng nghiệp đã đóng góp cho tác giả nhiều
ý kiến hay, cung cấp nhiều thông tin bổ ích và những số liệu đầu vào cần thiết dùng
trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình đã động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Mai Thị Hà





BẢN CAM KẾT

Họ và tên học viên: Mai Thị Hà
Chuyên ngành: Xây dựng Công trình Thủy
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất, thiết kế mặt cắt hợp lý cải tạo đê
đá đổ khu vực Cát Hải nhằm gia tăng ổn định và giảm sóng tràn”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu, tính toán là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin
nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu bất kỳ hình thức
kỷ luật nào của Khoa và Nhà trường./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên cao học



Mai Thị Hà




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài: 4
3. Phương pháp nghiên cứu: 4
4. Kết quả dự kiến đạt được: 4
5. Nội dung chính của luận văn: 4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 5
1.1.3. Điều kiện xã hội 6
1.1.4. Tổng quan đê biển 6
1.2. Tổng quan các giải pháp giảm tải trọng sóng tác động lên công trình 8
1.2.1. Kè mỏ hàn 9
1.2.2. Đê ngầm giảm sóng 10
1.2.3. Dải ngầm giảm sóng 11
1.2.4. Kết cấu thùng chìm buồng tiêu sóng 11
1.2.5. Một số giải pháp công trình mới gần đây nhằm giảm sóng tác động lên
công trình ở Việt Nam 13
1.2.6. Lăng thể giảm sóng trước công trình 21
1.3. Kết luận Chương 1 23
CHƯƠNG II. ĐỀ XUẤT DẠNG MẶT CẮT NGANG HỢP LÝ CHO ĐÊ BIỂN
CÁT HẢI ĐOẠN GÓT – GIA LỘC 24
2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mặt cắt ngang đê biển Cát Hải 24
2.2. Đề xuất tiêu chí xây dựng đê biển hợp lý cho khu vực 28
2.3. Lựa chọn giải pháp giảm tương tác sóng tác động lên công trình cho đê biển Cát
Hải đoạn Gót – Gia Lộc 30



2.4. Đề xuất dạng mặt cắt ngang hợp lý cho đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc 30
2.5. Kết luận Chương 2 32
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TOÁN TƯƠNG TÁC SÓNG CÔNG
TRÌNH 33
3.1. Cơ sở khoa học về mô hình IH2-VOF (Máng sóng số) 33
3.2. Kiểm định và hiệu chỉnh mô hình toán cho bài toán tương tác giữa sóng và đê

ngầm 35
3.2.1. Thí nghiệm vật lý 36
3.2.2. Mô hình toán 36
3.2.3. Kết quả kiểm định 37
3.2.4. Kết luận: 39
3.3. Xây dựng mô hình toán cho bài toán nghiên cứu 40
3.4. Xác định vị trí hợp lý đặt lăng thể Tetrapod giảm sóng 41
3.4.1. Đề xuất các kịch bản tính toán 41
3.4.2. Xây dựng biểu đồ quan hệ lưu lượng sóng tràn và vị trí đặt lăng thể
Tetrapod giảm sóng 43
3.4.3. Phân tích kết quả tính toán lưu lượng sóng tràn qua đỉnh đê 45
3.4.4. Phân tích khả năng chiết giảm lưu tốc dòng chảy qua lăng thể Tetrapod,
mái đê, thềm trước tường và tường đỉnh 47
3.4.5. Xác định vị trí đặt lăng thể Tetrapod 49
3.5. Kết luận Chương 3 49
CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN CÁT HẢI ĐOẠN GÓT – GIA LỘC 51
4.1. Vị trí khu vực đoạn Gót – Gia Lộc 51
4.2. Đặc điểm địa hình 51
4.3. Đặc điểm địa chất 51
4.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng 52
4.4.1. Khí hậu 52
4.4.2. Nhiệt độ 52
4.4.3. Mưa 52



4.4.4. Độ ẩm, lượng bốc hơi 55
4.4.5. Gió 55
4.5. Đặc điểm hải thủy văn 58
4.5.1. Về thuỷ triều 58

4.5.2. Về bão 60
4.5.3. Về sóng 61
4.5.4. Về nước dâng trong bão 62
4.6. Xác định cao trình đỉnh đê 64
4.6.1. Trường hợp không cho phép sóng tràn 64
4.6.2. Tính toán lượng sóng tràn qua đê trường hợp cho phép sóng tràn qua
đỉnh đê theo tiêu chuẩn hiện hành 67
4.6.3. Lưu lượng sóng tràn khi đê có tường đỉnh, có thềm trước tường và có
lăng thể Tetrapod giảm sóng trước công trình 68
4.7. Dạng mặt cắt đê hợp lý cho đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc 69
4.8. Cấu kiện bảo vệ mái đê phía biển 72
4.9. Lăng thể Tetrapod giảm sóng cải thiện tương tác sóng – công trình 73
4.10. Tính toán ổn định công trình 74
4.11. Kết luận Chương 4 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1. Các kết quả đạt được trong luận văn 81
2. Hạn chế, tồn tại 81
3. Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 84




DANH MỤC HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦu
Hình 1. Dải ngầm giảm sóng xa bờ 2
Hình 2. Giải pháp cản sóng phù hợp với cảnh quan trên mái đê biển ở Norderney -
biển Bắc, nước Đức 2

Hình 3. Đê biển bằng đá đổ khu vực Cát Hải, TP Hải Phòng 3
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Hình 1. 1. Vị trí khu vực nghiên cứu 5
Hình 1. 2. Dải ngầm giảm sóng xa bờ 8
Hình 1. 3. Giải pháp cản sóng phù hợp với cảnh quan trên mái đê biển ở Norderney-
biển Bắc, nước Đức 9
Hình 1. 4. Cơ chế bồi xói mỏ hàn 9
Hình 1. 5. Mỏ hàn chữ I và chữ T ở đê biển Nghĩa Hưng, Nam Định 9
Hình 1. 6. Hiệu quả giảm sóng của đê ngầm bằng đá đổ ở khu vực Miamy-
Montaza, Alexandria, Ai Cập trong một cơn bão 10
Hình 1. 7. Sự thay đổi đường bờ bãi biển Songdo, Busan, Hàn Quốc do hai đê ngầm
sử dụng cấu kiện tiêu sóng Tetrapod nặng 25 tấn 10
Hình 1. 8. Đê ngầm bảo vệ bờ biển bằng khối Reef ball 11
Hình 1. 9. Dải ngầm giảm sóng 11
Hình 1. 10. Kết cấu thùng chìm nhiều buồng tiêu sóng 12
Hình 1. 11. Đê chắn sóng tách bờ tạo bãi bảo vệ bờ biển Cà Mau 14
Hình 1. 12. Đê biển Gành Hào, Bạc Liêu 15
Hình 1. 13. Đê mềm bằng vải địa kỹ thuật ở Bạc Liêu 16
Hình 1. 14. Giảm năng lượng sóng và bảo vệ bờ biển bằng trồng rừng ngập mặn 17
Hình 1. 15. Hình phối cảnh mô hình kết cấu kè tiêu năng , hấp thu năng lượng sóng
(TU.ICOE.2012) 19
Hình 1. 16. Hình ảnh kiểu kè mới HDH.ICOE.2012 ứng dụng nguyên lý tiêu – hắt
sóng tới và giảm xói chân kè bằng mố tiêu năng và mũi phun 21
Hình 1.17. Sử dụng lăng thể bằng cấu kiện tiêu giảm sóng để bảo vệ công trình 22



Hình 1. 18. Đê biển Nghĩa Hưng, Nam Định đã sử dụng lăng thể Tetrapod trước đê
22
Chương 2. Đề xuất dạng mặt cắt ngang hợp lý cho đê biển Cát Hải đoạn Gót –

Gia Lộc

Hình 2. 1. Mái kè khu vực dự án sau các đợt bão, triều cường 25
Hình 2. 2. Mái đê đoạn K2+000-K2+800 được gia cố bằng cấu kiện Holhquader 26
Hình 2. 3. Sóng tràn qua đê biển Cát Hải trong cơn bão số 2 hồi tháng 6/2013 26
Hình 2. 4. Mái đê đoạn chưa được gia cố sau bão số 2 vào tháng 6/2013 27
Hình 2. 5. MC 1 - Dạng mặt cắt ngang đê thiết kế điển hình 31
Hình 2. 6. MC 2 - Dạng mặt cắt ngang đê thiết kế điển hình 31
Chương 3. Nghiên cứu mô hình toán tương tác sóng công trình

Hình 3. 1. Nguyên tắc trung bình thể tích một cố thể xốp rỗng của hệ phương trình
VARANS 35
Hình 3. 2. Giá trị hàm mật độ F và mặt thoáng của chất lỏng (Khí: F = 0; chất lỏng
F = 1,0; Mặt thoáng: F < 1,0) 35
Hình 3. 3. Sơ đồ bố trí nghiệm mô hình vật lý 36
Hình 3. 4. Sơ họa lưới tính toán trong mô hình toán 36
Hình 3. 5. So sánh mực nước tính toán và thực đo. Kết quả tính toán: đường liền
nét, Kết quả thực đo: điểm chấm. F=−5 cm, b=100 cm, H
s
=10 cm, (a) T
p
=2,4 s,
(b)T
p
=3,2 s. 37
Hình 3. 6. So sánh phổ sóng tính toán và phổ sóng thực đo ở các đầu đo sóng trong
trường hợp F=−5 cm, b=100 cm, H
s
=10 cm, T
p

=2,4 s. Kết quả thực đo: Đường liền
nét, Kết quả tính toán: đường nét đứt 38
Hình 3. 7. So sánh kết quả tính toán lan truyền sóng F=−5 cm, b=100 cm, H
s
=10
cm, T
p
=2,4 s. Kết quả thực đo: các điểm chấm, Kết quả tính toán: Đường liền nét 39
Hình 3. 8. Kết quả tính toán trường vận tốc, F=−5 cm, b=100 cm, H
s
=10 cm, T
p
=2,4 s
39
Hình 3. 9. Sơ đồ tính toán sóng tràn qua đê biển Cát Hải 40



Hình 3. 10. Ví dụ về thiết lập miền tính toán và lưới tính toán trong mô hình máng
sóng số 41
Hình 3. 11. Hình ảnh tính toán bằng mô hình IH2-VOF 43
Hình 3. 12. Quan hệ lưu lượng sóng tràn và vị trí xây dựng lăng thể - Mặt cắt 1 44
Hình 3. 13. Quan hệ lưu lượng sóng tràn và vị trí xây dựng lăng thể - Mặt cắt 2 45
Hình 3. 14. Trường hợp không có lăng thể, lưu tốc qua mái đê và đỉnh đê rất lớn 47
Hình 3. 15. Trường hợp có lăng thể, có thềm, có tường, lưu tốc qua đỉnh đê còn rất nhỏ
48
Hình 3. 16. Dạng mặt cắt hợp lý cho đê biển đoạn Gót – Gia Lộc, Cát Hải, Hải Phòng
49
Chương 4. Thiết kế đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc


Hình 4. 1. Bản đồ vị trí khu vực dự án 51
Hình 4. 2. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình tháng của nhiều năm (1984÷1993) . 53
Hình 4. 3. Biểu đồ số ngày mưa trung bình tháng & năm của nhiều năm
(1984÷1993) 53
Hình 4. 4. Hoa gió tổng hợp nhiều năm tại trạm Hòn Dấu (1984÷1993) 56
Hình 4. 5. Dạng mặt cắt hợp lý cho đê biển đoạn Gót – Gia Lộc, Cát Hải, Hải Phòng
71
Hình 4. 6. Sơ đồ chia lát tính toán ổn định 75
Hình 4. 7. Sơ đồ các lực tác dụng lên một dải đất 76
Hình 4. 8. Kết quả tính toán ổn định tổng thể trường hợp I 78
Hình 4. 9. Kết quả tính toán ổn định tổng thể trường hợp II 79
Hình 4. 10. Đẳng chuyển vị đứng của mặt cắt tính toán trường hợp I 79
Hình 4. 11. Đẳng chuyển vị đứng của mặt cắt tính toán trường hợp II 79




DANH MỤC BẢNG BIỂU

Chương 3. Nghiên cứu mô hình toán tương tác sóng công trình
Bảng 3. 1. Tổng hợp các kịch bản mô phỏng, tính toán 42
Bảng 3. 2. Các tham số mô hình của các kết cấu xốp rỗng 43
Bảng 3. 3. Quan hệ lưu lượng sóng tràn qua đê biển với vị trí xây dựng lăng thể
Tetrapod - Mặt cắt 1 44
Bảng 3. 4. Quan hệ lưu lượng sóng tràn qua đê biển với vị trí xây dựng lăng thể
Tetrapod - Mặt cắt 2 45
Chương 4. Thiết kế đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc
Bảng 4. 1. Số ngày mưa trung bình tháng và năm của nhiều năm (1984÷1993) 54
Bảng 4. 2. Tần suất hướng gió các tháng chính mùa đông trung bình nhiều năm 56
Bảng 4. 3. Tần suất hướng gió mùa chuyển tiếp nhiều năm 56

Bảng 4. 4. Tính tần suất gió 57
Bảng 4. 5. Mực nước thực đo trạm Hòn Dấu từ năm 1988÷2007 58
Bảng 4. 6. Mực nước thực đo trạm Cửa Ông từ năm 1986÷2007 59
Bảng 4. 7. Tần suất bão hoạt động phân bố các tháng trong năm 61
Bảng 4. 8. Tần suất hoạt động của bão phân bố theo vĩ độ 61
Bảng 4. 9. Chiều cao nước dâng tại khu vực vĩ tuyến 190-200 62
Bảng 4. 10. Hệ số chiết giảm cơ đê các trường hợp tính toán 66
Bảng 4. 11. Chiều cao sóng leo tính toán với các bề rộng cơ khác nhau 66
Bảng 4. 12. Cao trình đỉnh đê trường hợp không cho nước tràn qua với các trường
hợp khác nhau 67
Bảng 4. 13. Lưu lượng sóng tràn qua đỉnh đê với các trường hợp khác nhau 68
Bảng 4. 15. Các chỉ tiêu đất nền 77



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực ổ bão tây bắc Thái Bình Dương
với đường bờ biển dài hơn 3200 km đi qua nhiều vùng có đặc điểm điạ chất, điạ
mạo và chế độ thủy triều, tỷ lệ giữa đường bờ biển so với diện tích lục địa là rất lớn.
Với địa hình phần lớn là đồi, núi, vùng đồng bằng dọc ven biển được đánh giá là
khu vực năng động, giàu tiềm năng, có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã
hội. Hiện đây là khu vực tập trung dân cư với mật độ lớn và nhiều cơ sở hạ tầng
kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, đây cũng là khu vực thường
xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, trong đó chủ yếu là bão và lũ với tần
suất trung bình hàng năm từ 6 đến 8 trận bão, thiên tai ngày càng nghiêm trọng hơn
trước xu thế biến đổi cực đoan của khí hậu làm mực nước biển dâng cao; bão, lũ
ngày càng khốc liệt, bất thường, gia tăng cả về tần suất xuất hiện và cường độ.

Do vậy hệ thống đê biển của nước ta cũng đã được hình thành từ rất sớm, là
minh chứng cho quá trình chống chọi với thiên nhiên không ngừng của người Việt
Nam. Hệ thống đê biển đã được xây dựng, bồi trúc và phát triển qua nhiều thế hệ
với vật liệu chủ yếu là đất và đá lấy tại chỗ do người địa phương tự đắp bằng
phương pháp thủ công với trình độ kỹ thuật chưa cao và kinh phí đầu tư còn hạn chế
nên hệ thống đê biển nước ta hiện ở tình trạng bị đe dọa, nhiều trận bão xảy ra đã
phá đi hàng trăm, hàng ngàn m đê biển, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh
tế, xã hội của những vùng dân cư ven biển.
Được sự quan tâm của nhà nước hệ thống đê biển nước ta đã được đầu tư khôi
phục và nâng cấp nhiều lần thông qua các dự án PAM 4617, OXFAM, EC, CARE,
ADB, và các chương trình đê biển quốc gia, tuy nhiên các tuyến đê biển nhìn chung
vẫn còn thấp và nhỏ. Đê biển miền bắc thuộc loại lớn nhất cả nước tập trung chủ
yếu ở các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Một số tuyến đê biển đã được
nâng cấp hiện nay có cao trình đỉnh phổ biến ở mức + 5,5 m (kể cả tường đỉnh).
Mặt đê được bê tông hóa 1 phần, nhưng chủ yếu vẫn là đê đất, sình lầy trong mùa
mưa bão và dễ bị xói mặt.


2

Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nên việc đầu tư còn mang tính chắp vá,
thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung vào việc đắp tôn cao, áp trúc thân đê bằng đất khai
thác tại chỗ; các hạng mục, kết cấu bảo vệ đê và phục vụ kết hợp đa mục tiêu chưa
được đầu tư đúng mức dẫn đến đê biển mới chỉ có thể đảm bảo an toàn ở mức độ
nhất định, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng và phát triển kinh tế của khu vực ven biển là rất
cao và tiếm năng. Mặt khác, trong bối cảnh nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Tất
cả các nguyên nhân trên đặt ra được yêu cầu cần có những giải pháp mới cho công
tác xây dựng đê biển. Tiêu chí xây dựng đê biển mới: chống được bão cấp 12 kết
hợp triều cường (đê không bị vỡ), cho phép sóng tràn, đắp bằng vật liệu địa phương,

mái trồng cỏ thân thiện môi trường, tái định cư và sử dụng đã mục đích trên mái và
đỉnh đê, …

Hình 1. Dải ngầm giảm sóng xa bờ


Hình 2. Giải pháp cản sóng phù hợp với cảnh quan trên mái đê biển ở Norderney -
biển Bắc, nước Đức
Nhằm tăng ổn định cho công trình bảo vệ bờ biển, đã có nhiều nghiên cứu đi
theo quan điểm về điều kiện làm việc và tương tác giữa tải trọng với công trình.
Đây chính là những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động của tải trọng lên công
trình, đặc biệt là của sóng. Có thể phân chia các giải pháp này thành hai nhóm
chính: một là tôn tạo và giữ bãi/thềm trước đê và hai là giải pháp công trình nhằm


3

giảm sóng hoặc cải thiện điều kiện tương tác sóng và công trình. Nhóm giải pháp
thứ nhất, chủ yếu tập trung vào giảm thiểu các tác động của sóng trong điều kiện
bình thường, có thể là các giải pháp mềm thân thiện với môi trường như nuôi dưỡng
bãi (chống xói giữ bãi đê, chân đê), trồng rừng ngập mặn (giảm sóng tăng bồi lắng),
hoặc giải pháp cứng như áp dụng hệ thống kè mỏ hàn, hoặc đê chắn sóng xa bờ để
giữ bãi. Tuy vậy các giải pháp này không thể áp dụng rộng rãi mà còn phụ thuộc
điều kiện cụ thể ở từng vùng. Ở nhóm giải pháp thứ hai, các biện pháp công trình
được được áp dụng với mục đích giảm sóng trong bão từ xa (offshore wave
damping barriers) làm sóng vỡ một phần trước khi tới đê hoặc cản sóng bão trên bờ
(onshore wave damping barriers - OWDB) nhằm thay đổi tính chất tương tác giữa
sóng với công trình theo hướng giảm tác động bất lợi lên công trình. Hình 1 và hình
2 lần lượt minh họa các giải pháp giảm sóng xa bờ và trên bờ thuộc nhóm giải pháp
thứ hai nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn của đê biển.

Toàn đảo Cát Hải được bao bởi các tuyến đê từ Gót – Gia Lộc – Hoàng Châu
– Văn Chấn – Nghĩa Lộ - Đồng Bài - Gót. Nhìn chung địa hình toàn đảo là khu vục
khá bằng phẳng bao gồm các ao hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản và các khu dân cư.
Đoạn đê biển Bến Gót – Gia Lộc có khoảng 3km đê nhưng lại trực diện với biển.
Tuy được nâng cấp và sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn chưa có được giải pháp hợp lý
cho tuyến đê để chống lại triều cường trong bão, Tháng 6/2013, cơn bão số 2 đổ
bộ vào Hải Phòng đã làm hư hỏng nhiều đoạn đê biển của Cát Hải.

Đê biển sau bão số 2 (ngày 24/6/2013)

Sóng đánh tràn đỉnh đê trong một cơn bão
Hình 3. Đê biển bằng đá đổ khu vực Cát Hải, TP Hải Phòng


4

Chính vì thế đề tài ”Nghiên cứu đề xuất, thiết kế mặt cắt hợp lý cải tạo đê đá
đổ khu vực Gia Lộc – Cát Hải nhằm gia tăng ổn định và giảm sóng tràn” đã
được đề xuất để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu, phân tích lựa chọn phương án thiết kế mặt cắt ngang hợp lý cho
đê biển Cát Hải giảm và chịu được sóng leo, sóng tràn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu truyền thống và phương pháp nghiên cứu hiện đại gồm:
- Tổng hợp, kế thừa, phân tích các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay trong
lĩnh vực kỹ thuật biển, đê biển, sóng leo, sóng tràn từ đó đưa ra biện pháp hoặc đề
xuất mặt cắt ngang thích hợp cho dạng đê biển đá đổ tại khu vực Cát Hải.
- Phương pháp mô hình toán máng sóng số mô phỏng sóng tràn qua đê biển.
4. Kết quả dự kiến đạt được:

- Đề xuất được vị trí đặt lăng thể Tetrapod giảm sóng
- Đề xuất dạng mặt cắt ngang hợp lý giảm sóng leo sóng tràn cho đê biển Cát Hải
- Tính toán thiết kế sơ bộ mặt cắt ngang lựa chọn.
5. Nội dung chính của luận văn:
- Phần mở đầu
- Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
- Chương 2. Đề xuất dạng mặt cắt ngang hợp lý cho đê biển Cát Hải đoạn Gót
– Gia Lộc
- Chương 3. Nghiên cứu mô hình toán tương tác sóng công trình
- Chương 4. Thiết kế đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc.
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.


5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Cát Hải là một huyện đảo nhỏ, có diện tích gần 30 km
2
, dân số của toàn đảo
13.000 người, thuộc thành phố Hải Phòng; Phía Bắc giáp đảo Hà Nam (Quảng
Ninh), phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía đông giáp cửa Lạch Huyện, phía tây giáp
cửa Nam Triệu. Toạ độ địa lý: 20
0
48

vĩ độ B; 106

0
53

kinh độ Đông

Hình 1. 1. Vị trí khu vực nghiên cứu
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đảo Cát Hải được hình thành bởi quá trình bồi tích phù sa của các cửa sông
khu vực Hải Phòng. Qua quá trình biến đổi hiện nay địa hình của đảo có xu hướng
Khu vực nghiên cứu


6

cao dần từ bắc đến nam, chiều dài trung bình của đảo 5,5 km, chiều rộng trung bình
4,6 km và được chia làm 3 khu vực chính:
Khu vực đất nông nghiệp và dân cư có cao trình +2,0 ÷ +2,5, cao nhất +4,5.
Khu vực nuôi trồng thuỷ sản và làm muối có cao độ trung bình +0,9 ÷ +1,1.
Các khu vực bãi có thể quai đê lấn biển rộng khoảng 300 ha có cao độ trung
bình từ +0,5 ÷ +1,1.
Đảo Cát Hải có tiềm năng du lịch sinh thái và còn giữ vai trò quan trọng về
quân sự. Sự ổn định của đảo đồng thời cũng liên quan đến sự ổn định của luồng tàu
vào cảng Hải Phòng qua cửa Nam Triệu.
Do vậy việc giữ ổn định bờ biển Cát Hải, chống xói lở là một yêu cầu quan
trọng và cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, đời sống của ngư dân ở đảo
phát triển sản xuất, tạo cơ hội đầu tư trong và ngoài nước, ổn định cho luồng tàu
vào các cảng khu vực Hải Phòng, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
1.1.3. Điều kiện xã hội
Huyện đảo Cát Hải hiện có 10 xã và 2 thị trấn. Ngoài cư dân bản địa, dân Cát
Hải là người cộng đồng muôn phương, thạo nghề sông nước như

Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Tây, Quảng Ninh… Bên cạnh cư dân gốc Việt là cơ bản, trước đây còn có khá đông
người Hoa sinh sống. Họ từ mọi miền và các tỉnh ven biển của Trung Quốc đến
định cư tại Cát Bà. Sau “sự kiện người Hoa” năm 1978, hầu hết người Hoa rời đảo
ra đi. Để phân bố lại lực lượng trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và
bảo vệ đảo, một bộ phận cư dân Đồ Sơn, Tiên Lãng, An Lão được bổ sung cho
huyện đảo Cát Hải, nhân dân xã Cao Minh bên Cát Hải được bố trí chuyển cư hẳn
sang Cát Bà, do đặc điểm địa hình, nên việc phân bố dân cư của huyện không đồng
đều, có nơi dân sống tập trung như thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải, xã Nghĩa Lộ; có
nơi dân cư sống thưa thớt, biệt lập như Gia Luận, Việt Hải.
1.1.4. Tổng quan đê biển
Toàn đảo có 20,6 km đê bao quanh, trong đó có tuyến đê xung yếu từ Bến


7

Gót đến Hoàng Châu nằm ở phía nam đảo chịu tác động trực tiếp của sóng, gió nơi
có dòng chảy ven bờ mạnh nhất và dải bờ đang bị xâm thực. Hình thức kết cấu công
trình đê đắp bằng đất, mái đê phía biển có kè lát mái bảo vệ ở những đoạn xung yếu
tường xuyên chịu tác động của sóng triều. Riêng đoạn đê Gót - Gia Lộc có kết cấu
bằng đá hộc. Nhìn chung năng lực phòng chống lũ bão của các công trình còn rất
yếu. Hiện trạng cụ thể từng tuyến như sau:
1.1.4.1. Tuyến Gót- Gia Lộc: Dài 3100 m, đê bằng đá hộc thường xuyên bị xô sạt do
kích thước đá kè nhỏ thường xuyên chịu tác động mạnh của sóng, triều. Với triều
cường và gió cấp 5, 6 sóng biển đã có thể tràn qua mặt đê. Bãi biển gần chân đê bị
xói lở mạnh càng làm cho kè kém ổn định. Hiện tại đoạn đê này có mặt cắt ngang
đê gần như không còn định hình, mặt đê nhỏ, đá sắp xếp tự nhiên ngổn ngang, đoạn
tuyến gần như là bãi đá.
1.1.4.2. Tuyến Gia lộc - Văn Chấn - Hoàng Châu: Dài hơn 4000m, đã được xây
dựng hoàn thiện.

1.1.4.3. Tuyến Hoàng Châu - Nghĩa Lộ: Dài 3000 m, hiện trạng đê còn thấp nhỏ so
với yêu cầu, mặt cắt đê không đều. Đê không có kè bảo vệ. Tuyến đê này có bãi
ngoài cao rộng và có rừng cây chắn sóng. Đối với tuyến đê này cần duy trì rừng cây
chắn sóng đã có.
1.1.4.4. Tuyến Nghĩa Lộ - Đồng Bài: Là tuyến đê trung gian dài 4340 m, đê được
xây dựng từ những năm 1960, tuyến này bị xuống cấp nghiêm trọng do xói mòn và
không được tu bổ trước đây vì do đê thuỷ sản phía ngoài. Từ những năm 1992 đã
được thành phố đầu tư khôi phục để đảm bảo an toàn phía bắc đảo. Đoạn đê này
không có kè bảo vệ mái do phía ngoài là khu vực bãi rộng và điều kiện sóng gió ít
khắc nghiệt hơn. Đê không thường xuyên chịu tác động của sóng, triều.
1.1.4.5. Tuyến Đồng Bài - Lương Năng: Dài 2900 m, tuyến đê bảo vệ khu vực phía
đông bắc đảo, thường bị ảnh hưởng của sóng triều trong các thơì kỳ gió mùa đông
bắc. Qui mô đê tương đối đảm bảo, kè còn manh mún, năng lực công trình hạn chế
không đảm bảo an toàn trong trường hợp có sóng gió lớn. Rừng cây chắn sóng có


8

tác dụng tốt.
1.1.4.6. Tuyến Lương Năng - Gót: Dài 2800m, tuyến đê này còn thấp nhỏ, kè lát
mái chưa hoàn chỉnh. Bãi ngoài có cây chắn sóng, nhìn chung năng lực công trình
yếu cần được nâng cấp bảo đảm an toàn cho khu vực đông dân cư.
1.2. Tổng quan các giải pháp giảm tải trọng sóng tác động lên công trình
Có rất nhiều giải pháp giảm tải trọng sóng lên công trình đã được nghiên cứu
áp dụng và có thể phân chia các giải pháp này thành hai nhóm chính: một là tôn tạo
và giữ bãi/thềm trước đê và hai là giải pháp công trình nhằm giảm sóng hoặc cải
thiện điều kiện tương tác sóng và công trình.
- Nhóm giải pháp thứ nhất, chủ yếu tập trung vào giảm thiểu các tác động
của sóng trong điều kiện bình thường, có thể là các giải pháp mềm thân thiện với
môi trường như nuôi dưỡng bãi (chống xói giữ bãi đê, chân đê), trồng rừng ngập

mặn (giảm sóng tăng bồi lắng), hoặc giải pháp cứng như áp dụng hệ thống kè mỏ
hàn, hoặc đê chắn sóng xa bờ để giữ bãi. Tuy vậy các giải pháp này không thể áp
dụng rộng rãi mà còn phụ thuộc điều kiện cụ thể ở từng vùng.
- Nhóm giải pháp thứ hai, các biện pháp công trình được được áp dụng với
mục đích giảm sóng trong bão từ xa (offshore wave damping barriers) làm sóng vỡ
một phần trước khi tới đê) hoặc cản sóng bão trên bờ (onshore wave damping
barriers - OWDB) nhằm thay đổi tính chất tương tác giữa sóng với công trình theo
hướng giảm tác động bất lợi lên công trình. Hình 1.2 và Hình 1.3 lần lượt minh họa
các giải pháp giảm sóng xa bờ và trên bờ thuộc nhóm giải pháp thứ hai nhằm cải
thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn của đê biển.

Hình 1. 2. Dải ngầm giảm sóng xa bờ



9



Hình 1. 3. Giải pháp cản sóng phù hợp với cảnh quan trên mái đê biển ở Norderney-
biển Bắc, nước Đức
1.2.1. Kè mỏ hàn
Mỏ hàn từ bờ vươn ra biển, có tác dụng ngăn chặn, cản trở đối với sóng có
phương tiến vào xiên góc với bờ và đối với dòng chảy dọc bờ. Mục tiêu của việc
xây dựng mỏ hàn là giảm nhẹ lực xung kích của sóng và dòng chảy đối với bờ biển,
ngăn chặn bùn cát chuyển động dọc bờ, khiến cho bùn cát bồi lắng vào khoảng giữa
hai mỏ hàn, mở rộng và nâng cao thềm bãi, củng cố đê, bờ.
Có thể dạng chữ I (nếu hướng sóng tới xiên góc với đường bờ), chữ T/L nếu
hướng sóng đến vuông góc với đường bờ.


Hình 1. 4. Cơ chế bồi xói mỏ hàn


Hình 1. 5. Mỏ hàn chữ I và chữ T ở đê biển Nghĩa Hưng, Nam Định


10

1.2.2. Đê ngầm giảm sóng
Là công trình có tác dụng làm tiêu tán sóng và gây bồi, qua đó có tác dụng
bảo vệ bãi và tạo bãi tắm.
Đê ngầm giảm sóng thường được xây dựng song song với đường bờ, khoảng
cách từ đê ngầm tới đường bờ phụ thuộc vào đặc điểm sóng biển và mục đích sử
dụng. Do đó có thể xây dựng đê ngầm để bảo vệ bãi tắm, khu du thuyền, bảo vệ
công trình hoặc đường bờ sau nó, hoặc được dùng để tạo vùng bồi phía sau đê
ngầm.

Hình 1. 6. Hiệu quả giảm sóng của đê ngầm bằng đá đổ ở khu vực Miamy-
Montaza, Alexandria, Ai Cập trong một cơn bão

Hình 1. 7. Sự thay đổi đường bờ bãi biển Songdo, Busan, Hàn Quốc do hai đê ngầm
sử dụng cấu kiện tiêu sóng Tetrapod nặng 25 tấn


11


Đê ngầm bằng Reefs ball

Trồng rừng ngập mặn trên cấu trúc

Reefs ball
Hình 1. 8. Đê ngầm bảo vệ bờ biển bằng khối Reef ball
1.2.3. Dải ngầm giảm sóng
Là công trình có tác dụng làm tiêu tán sóng và gây bồi, qua đó có tác dụng
bảo vệ bãi và tạo bãi tắm.
Khi xây dựng phía trước tường biển, nó có tác dụng làm giảm chiều cao sóng
leo và tỷ suất sóng tràn qua tường biển, đồng thời có thể làm giảm dòng bùn cát dọc
bờ. Dải ngầm giảm sóng có bề rộng đỉnh lớn hơn bề rộng đỉnh của đê ngầm giảm
sóng, nó có thể rộng đến 40÷50 m nên nó có thể hạn chế chuyển động bùn cát đi về
phía biển. Độ sâu trong nước nhỏ hơn 2 m, tại độ sâu 3÷5 m thường là đá đổ, có lớp
bảo vệ mặt ngoài, thường nặng 2 tấn hoặc các kết cấu tương tự như ở đê chắn sóng
bờ.

Hình 1. 9. Dải ngầm giảm sóng
1.2.4. Kết cấu thùng chìm buồng tiêu sóng
Ý tưởng về bố trí buồng tiêu sóng ở mặt đón sóng của thùng chìm lần đầu
được Jarlan (Canada) đề xuất năm 1961. Kết cấu này gồm một buồng tiêu sóng phía
biển (cấu trúc một buồng), tường đục lỗ phía trước (với độ rỗng ε là 20%) và tường
không thấm phía bờ. Khi sóng tác động tới công trình, một phần năng lượng sóng sẽ


12

phản xạ ở tường đón sóng, phần còn lại sẽ qua các lỗ trên tường vào buồng tiêu
sóng. Tại đây một phần năng lượng sóng tới sẽ phản xạ còn một phần lớn năng
lượng sóng sẽ bị tiêu hao do hiện tượng cộng hưởng sóng, xoáy và tổn thất ma sát.
Tỷ lệ mở lỗ thông sóng và tỷ số B/L giữa chiều rộng buồng tiêu sóng B và chiều
cao sóng tới L là hai thông số chính ảnh hưởng đến lượng sóng phản xạ, và lượng
sóng tiêu hao.
Kết cấu Jarlan truyền thống khắc phục nhược điểm của công trình biến dạng

tường đứng vì kết cấu này giảm đáng kể phản xạ sóng, do đó khả năng tiêu hao
sóng tốt. Hiệu quả tiêu sóng của kết cấu Jarlan truyền thống đạt giá trị tối đa là khi
độ rộng tương đối B/L≈ 0,2. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận cho
thấy hạn chế của kết cấu này là hiệu quả làm việc của công trình chỉ đạt được giá trị
mong muốn trong một miền giá trị hẹp của tỷ số B/L. Do đó, một giải pháp mới
được đề xuất là kết cấu thùng chìm nhiều buồng tiêu sóng. Thí nghiệm mô hình vật
lý máng sóng được thực hiện tại Hannover để nghiên cứu khả năng tiêu sóng của
kết cấu mới đề xuất. Kết quả mô phỏng thực nghiệm cho thấy kết cấu mới này
không chỉ giảm sóng phản xạ rõ rệt mà hiệu quả tiêu giảm sóng khá tốt khi độ rộng
tương đối B/L dao động trong một miền giá trị rộng hơn (B/L> 0,25) so với kết cấu
Jarlan cổ điển.

Hình 1. 10. Kết cấu thùng chìm nhiều buồng tiêu sóng
Thùng chìm có buồng tiêu sóng cấu trúc đa buồng có nhiều ưu điểm về mặt kỹ


13

thuật, nó cho phép giảm sóng phản xạ, kiểm soát tốt hơn phần năng lượng sóng
phản xạ, (tăng an toàn cho giao thông thủy và giảm hiện tượng xói thềm), sóng leo,
sóng tràn đỉnh…Vì vậy có thể coi đây là giải pháp thay thế lý tưởng cho tường chắn
sóng, đê chắn sóng, cầu cảng để bảo vệ bờ biển và các đảo xa bờ. Tính linh hoạt
của cấu kiện thùng chìm cao (về hình dạng và kích thước cấu kiện), khu vực bảo vệ
có thể được quy hoạch cho mục đích lợi dụng tổng hợp như kết hợp với các hoạt
động vui chơi giải trí.
1.2.5. Một số giải pháp công trình mới gần đây nhằm giảm sóng tác động lên
công trình ở Việt Nam
1.2.5.1. Đê chắn sóng tách bờ ở Cà Mau
Cà Mau có 3 mặt tiếp giáp với biển có tổng chiều dài 254 km, chiếm 7,8%
chiều dài bờ biển cả nước. Cao trình đê hiện tại trên toàn tuyến chỉ khoảng từ

(+1,7÷+2,0) m; chiều rộng mặt đê từ 4÷6 m. Rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau
là rất mỏng từ 150÷200 m. Các loại cây ở rừng phòng hộ chủ yếu đước và mắm.
Đây là bức tường chắn sóng thiên nhiên lý tưởng với tuyến đê. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân mà gần đây diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy rất nhiều, đặc biệt là
khu vực huyện U Minh.
Đã có rất nhiều giải pháp công trình để hạn chế biển lấn, tuy nhiên mãi đến
năm 2010, giải pháp khoa học mang tên “Đê chắn sóng tách bờ tạo bãi gây rừng” đã
giúp địa phương này có được một phương pháp chống lại nạn sạt lở theo hướng bền
vững. Đê chắn sóng tách bờ được xây dựng cách bờ biển 50÷100 m hướng ra biển,
sử dụng những cọc bê tông ly tâm dự ứng lực cao 6 m, đóng liền kề 2 dãy cách nhau
khoảng 1,5 m; phần rỗng cho đá vào. Với phương pháp này, hàng cừ có tác dụng
chắn được sóng biển nhưng không làm ảnh hưởng đến thủy triều, dòng chảy, phù sa
vẫn trôi được vào bờ tạo bãi. Theo tài liệu về cọc cừ bê tông ly tâm thì đây là loại
cừ tròn có sức chịu lực, chống thấm rất cao, thích hợp với vùng ven biển, nước mặn,
tuổi thọ cao hơn nhiều so với các loại cọc bê tông thông thường. Lâu dần, phù sa
bồi lắng tạo thành bãi. Khi có bãi thì cây mắm, cây đước sẽ mọc lên tạo thành thảm
rừng ngập mặn ven biển bảo vệ đê.
Phương pháp mới này đã được xây dựng thí điểm vào năm 2010, với 300 m đê
chắn sóng tách bờ tạo bãi gây rừng, triển khai ngay tại đoạn đê nguy cấp nhất, thuộc
địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Sau một năm, đoạn đê chắn sóng tách bờ
này đã tạo ra một bãi đất phù sa trù phú, những cây mắm lấn biển đầu tiên đã xuất
hiện.


14


300m đê chắn sóng tách bờ ở xã Khánh
Tiến, U Minh


Hiệu quả của 300m đê chắn sóng
tách bờ mang lại

Thi công đê chắn sóng tách bờ

Đoạn đê chắn sóng tách bờ khác ở
Cà Mau
Hình 1. 11. Đê chắn sóng tách bờ tạo bãi bảo vệ bờ biển Cà Mau

Đến thời điểm này, đê chắn sóng tách bờ đã được triển khai xây dựng trên một
số điểm sạt lở nghiêm trọng nhất như đê biển Tây 1.800 m, Mũi Cà Mau 667 m,
Gành Hào 507 m. Cho đến nay, xây dựng đê chắn sóng tách bờ theo cách làm ở Cà
Mau được xem là hiệu quả nhất. Hai năm thực hiện thí điểm cho thấy chẳng những
đê chính không sạt lở mà còn tạo được bãi bồi ven biển. Cây đước, cây mắm đã bắt
đầu đâm chồi vươn lên. Hiện tỉnh Cà Mau đang trình Trung ương và kêu gọi các tổ
chức phi chính phủ hỗ trợ Cà Mau triển khai xây dựng hàng loạt dạng đê chắn sóng
tách bờ loại này thay thế toàn bộ công trình cũ nhằm thực hiện một cách đồng bộ thì
đê biển không còn bị đe dọa mỗi khi đến mùa biển động.
Mỗi mét đê chắn sóng tách bờ được đầu tư ước khoảng 30 triệu đồng. Như
vậy, việc xây dựng đê chắn sóng tách bờ chi phí thấp hơn đến 1/4 so với kè áp mái
lâu nay áp dụng, tuy nhiên do điều kiện thi công hầu hết là trên biển nên mỗi năm
chỉ thi công được vài tháng vào mùa biển lặng, vào mùa mưa bão thì sà lan, cần cẩu
không thể ra biển để tập kết vật tư, đóng bê tông được. Mặt khác, điểm yếu theo
hình thức xây dựng này là cọc ly tâm dựng đứng, nền đất xây dựng yếu nên khi


15

sóng biển tạt thẳng sẽ tạo dòng chảy ngầm dưới chân cọc, cuốn đi lượng đất nhất
định, tác động đến sự ổn định của đê chắn sóng…

1.2.5.2. Đê mềm giảm sóng ở Bạc Liêu

Hình 1. 12. Đê biển Gành Hào, Bạc Liêu
Bạc Liêu có chiều dài bờ biển 56km,
trong giai đoạn 1965÷2001, đoạn bờ
tính từ giáp ranh tỉnh Sóc Trăng về
phía nam dài khoảng 6km bị biển lấn
vào khoảng 160m, tốc độ dịch chuyển
đường bờ khoảng 7m/năm. Ở đoạn bờ
kế tiếp cho đến khu vực xã Điền Hải,
huyện Đông Hải cách cửa Gành Hào
khoảng 9km, hoạt động bồi tụ chiếm
ưu thế, với tốc độ bồi tụ từ
10÷60m/năm, đường bờ được lấn ra
phía biển từ 350m đến 2.300m.
Đoạn bờ ở khu vực cửa Gành Hào thuộc xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải
dài khoảng 9km bị xói lở mạnh, tốc độ xói lở chừng 10m/năm, riêng tại khu vực
Gành Hào tốc độ xói lở khoảng 17m/năm trong giai đoạn 1965÷1989, và lên đến
50m/năm trong giai đoạn 1989÷2001. Trong giai đoạn 2001÷2005, đường bờ biển
Bạc Liêu khá ổn định. Chỉ một vài ví trí xói cục bộ với mức độ nhẹ, tốc độ khoảng
trên dưới 5m/năm.
Vật liệu vải địa kỹ thuật đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2006 với dự án
mỏ hàn mềm tại Lộc An, Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2007 với dự án mỏ hàn mềm tại
Phú Thuận, Thừa Thiên Huế, năm 2008 với dự án kè mềm ở Bình Thuận, năm 2009
với mỏ hàn mềm ở Quảng Nam. Có nơi dự án “công nghệ mềm” này đem lại hiệu
quả cao, nhưng cũng có những nơi không đem lại hiệu quả như ý muốn.
Để chủ động đối phó với tình hình sạt lở và triều cường dâng cao, gây ảnh
hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đầu tư
hơn 5,3 tỷ đồng để xây dựng tuyến đê mềm ở ngoài khu vực rừng phòng hộ ven
biển Nhà Mát thuộc thành phố Bạc Liêu. Mục đích của công trình này là chắn sóng

và gây bồi cho khu vực ven biển. Đồng thời, hạn chế biển xâm thực gây sạt lở và bị
xâm nhập mặn do triều cường dâng cao. Để phát huy hiệu quả công trình, ngành
Nông nghiệp vận động bà con ngư dân tuyến ven biển cùng nhau bảo vệ và giữ gìn
tuyến đê mềm này.


16





Hình 1. 13. Đê mềm bằng vải địa kỹ thuật ở Bạc Liêu
Đê mềm bằng vải địa kỹ thuật Geotube với các thông số kỹ thuật như sau:
+ Loại, cấp công trình: Công trình thủy lợi, cấp IV.
+ Quy mô: Công trình thuộc nhóm C.
+ Chiều dài tuyến đê: 1.056 m (theo tim tuyến đê).
+ Cao trình đỉnh đê: +1,40 m.
+ Chiều cao đê: 1,8 m.
+ Bề rộng thân đê: 4,6 m.
+ Diện tích sử dụng đất: 0,8 ha.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2012÷2013.
Mô hình thí điểm đê mềm để gây bồi tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven
biển khu vực cửa biển Nhà Mát khi xây dựng xong có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển
khoảng 15 ha rừng ngập mặn trong phạm vi dự án dọc theo bờ biển khu du lịch Nhà
Mát; bảo vệ đoạn đê biển khu du lịch Nhà Mát; rút kinh nghiệm để ứng dụng giải
pháp đê mềm phá sóng nhằm bảo vệ và phát triển rừng ven biển của tỉnh Bạc Liêu.
1.2.5.3. Hàng rào chắn sóng, chắn bùn cát ở Kiên Giang
Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang của GIZ, các
chuyên gia xác định sóng và bùn là hai tác động chính đến tỷ lệ cây sống. Dựa theo


×