Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chương 6. Các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.02 KB, 27 trang )

Chương VI
CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Đối với Địa lí, một môn khoa học xếp vào các nghành khoa học thực nghiệm thì các thiết bị và
phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Các
htiết bị và phương tiện dạy học có khá nhiều loại, truyền thống cũng như hiện đại, tạo điều kiện cho
việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các máy móc, dụng cụ và các đồ
dùng dạy học, như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đầu video, máy vi tính v.v
Những thiết bị và phương tiện này có thể phân ra thành hai nhóm chính:
+ Một nhóm gồm các thiết bị là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có các dụng cụ phục vụ
gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các
máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh v.v
+ Một nhóm khác gồm toàn bộ và phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến
việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh, (làm chức năng minh hoạ hoặc nguồn tri thức), như: các
loại bản đồ, tranh ảnh địa lí, các bảng số liệu, các biểu đồ, băng video, đĩa CD v.v
Nói chung, các phương tiện dạy học trực quan của môn Địa lí, bao giờ cũng có hai chức năng:
“minh hoạ” và “nguồn tri thức”, nhưng với hệ phương pháp dạy học tích cực: “lấy học sinh làm
trung tâm” thì chức năng quan trọng nhất trong chức năng đó là chức năng “nguồn tri thức”.
Hiện nay, để cho việc sử dung phương tiện dạy học Địa lí được hợp lí và đúng đắn, người ta
thường phân chúng ra làm bốn loại:
- Các vật thực: gồm có các mẫu vật được thu thập trong thiên nhiên như các mẫu khoáng sản, các
mẫu đất, các mẫu đá, các sản vật địa phương v.v
- Các phương tiện mô phỏng các sự vật, hiện tượng địa lí như các mô hình, tranh ảnh về các sự vật
và hiện tượng địa lí
- Các tài liệu mô tả, biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí bằng lời, bằng số liệu v.v Ví dụ như:
sách giáo khoa, sách tham khảo, các bản đồ, các số liệu, biểu đồ, hình vẽ
- Các dụng cụ đo đạc, vẽ bản đồ, biểu diễn các hiện tượng địa lí v.v
Mỗi loại phương tiện nói trên đều có những tính chất riêng, vì vậy các sử dụng chúng trong khi
dạy học địa lí cũng không giống nhau.
Trong nhiều tài liệu về phương pháp dạy học, người ta còn chia các phương tiện dạy học Địa lí ra


thành hai loại: các phương tiện truyền thống và các phương tiện kĩ thuật mới. Cách chia này có ư
điểm là đơn giản, nêu lên sự phát triển của các phương tiện dạy học qua thời gian, nhưng nhược
điểm chính của nó là không rõ ràng và dễ gây ra tranh cãi. Ví dụ: một phương tiện dạy học như thế
nào thì được coi là phương tiện kĩ thuật mới? Phim ảnh địa lí và các băng hình video đã được coi là
những phương tiện kĩ thuật mới chưa, hay vẫn là những phương tiện truyền thống? Đối với chúng
ta, có thể chúng là những phương tiện mới, nhưng ở các nước khác trên thế giới, người ta đã sử
dụng chúng để dạy Địa lí từ vài chục năm nay. Vậy nó là những phương tiện mới hay truyền thống?
Trong điều kiện hiện nay, không ai có thể khẳng định dứt khoát được. Vì vậy, dù có chia ra hai loại
phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học kĩ thuật mới, nhưng chúng ta chỉ nên căn
cứ vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại để xác định các sử dụng chúng sao cho có hiệu quả
và hợp lí.
II. KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐỊA LÍ TRONG
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Trong nhà trường hiện nay, danh mục các thiết bị và phương tiện dạy học của môn Địa lí tuy đã
khá phong phú về mặt số lượng, nhưng thực ra, nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng
của việc dạy học Địa lí.
Vậy số lượng và chất lượng của các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí nên như thế nào? Từ
lâu, đây vẫn là một vấn đề băn khoăn của những người làm công tác giảng dạy và những người làm
công tác thiết bị.
Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng tiêu chuẩn hoá (về số lượng, chất lượng) thiết bị
và phương tiện cho từng môn, từng lớp, nhưng do yêu cầu của việc cải tiến phương pháp dạy học
ngày càng cao nên danh mục các thiết bị, phương tiện cũng phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với
yêu cầu đó. Hiện nay, trong công tác thiết bị trường học và thiết bị của từng môn học thường có các
khuynh hướng sau:
+ Xác định các phương tiện và thiết bị tối thiểu cho từng môn, ở từng cấp học, từng lớp học.
- Các thiết bị và phương tiện tối thiểu là các loại thật sự cần thiết, bắt buộc phải có để giáo viên và
học sinh có thể thực hiện yêu cầu nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng của bộ môn. Ví dụ: đối với
Địa lí là quả địa cầu và các bản đồ (tổng hợp, tự nhiên, kinh tế, chính trị ) tranh ảnh, mô hình
- Các thiết bị và phương tiện tối ưu là các loại phương tiện hiếm, đắt tiền (bao gồm cả các phương
tiện kĩ thuật), rất cần thiết cho việc dạy học bộ môn, nhưng do điều kiện hạn chế (về kinh phí, về

mạng lưới điện v.v ) nên không phải trường nào cũng có. Ví dụ: thư viện với các sách tham khảo
quý hiếm, máy chiếu phim, máy vi tính, hệ thống các phim ảnh, băng video, đĩa mềm, đĩa CD có
nội dung địa lí.
+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện có nhiều tính năng, sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp,
nhiều bài khác nhau.
Ví dụ: Các tập Atlat địa lí, các loại bản đồ trống để giáo viên và học sinh điền thêm vào các yêu
cầu của người sử dụng, các bộ sư tập, các hộp mẫu vật tổng hợp v.v
+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn, giúp cho việc hình thành ở học sinh các biểu
tượng, khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. Ví dụ: Các loại máy chiếu hình, đầu máy
video, băng ghi âm, đĩa CD v.v
+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện giúp cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức, tự rèn luyện kĩ
năng, tự kiểm tra tri thức v.v Ví dụ: các máy trắc nghiệm đơn giản, các máy kiểm tra kiến thức,
các tài liệu trắc nghiệm v.v
+ Tăng cường các phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. Các phương tiện này không những cần
thiết trong điều kiện nhà trường của chúng ta hiện nay, mà ngay cả ở những nước tiên tiến, có trình
độ khoa học phát triển cũng vẫn được coi trọng. Môn Địa lí cũng như một số môn học khác đã được
các cơ quan chuyên trách cung cấp các thiết bị dạy học, nhưng thực ra, chưa có một loại làm sẵn
nào có thể hoàn chỉnh tới mức tối đa cho tất cả các nội dung kiến thức của chương trình. Do vậy,
người giáo viên Địa lí trong hoạt động của mình phải dần dần tìm cách tạo điều kiện cho môn học
có một hệ thống phương tiện và thiết bị hoàn chỉnh.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cùng làm với mình một số đồ dùng dạy học đơn giản như: vẽ
một số bản đồ, sơ đồ về tự nhiên, kinh tế, thu thập tranh ảnh trong sách báo, sưu tập những mẫu vật
v.v Cũng có những bộ sưu tập dễ làm nhưng lại có tác dụng rất tốt, ví dụ như: những bộ sưu tập về
các mẫu sản vật địa phương, các giống lúa, các loại cây công nghiệp, đất đá, các sản vật của địa
phương
III. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHỦ YẾU Ở TRƯƠNG
PHỔ THÔNG
1. Các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí truyền thống
a) Phòng Địa lí
Vai trò tích cực của các phòng bộ môn ở trường phổ thông được chính thức thừa nhận ở nhiều

nước trên thế giới. Một số trường phổ thông lớn ở các thị xã và thành phố nước ta đã xây dựng được
một hệ thống các phòng riêng dành cho các môn học, trong đó có môn Địa lí. Cũng giống như
phòng thí nghiệm của các môn: Lí, Hoá, Sinh, phòng Địa lí là nơi có điều kiện tập trung các phương
tiện dạy học Địa lí đầy đủ nhất, thuận lợi nhất, để học sinh các lớp thay nhau đến học khi có giờ Địa
lí trong thời khoá biểu.
Việc xây dựng các phòng bộ môn trong trường phổ thông, chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy học các môn, vì vậy khi xây dựng, cần phải chú ý đến yêu cầu hoạt động chuyên môn
của từng môn học.
Đối với môn Địa lí, phòng bộ môn là nơi tiến hành các tiết học trên lớp, các bài thực hành, các
cuộc nói chuyện, trao đổi, thảo luận về ngoại khoá vì vậy, nó thường được thiết kế theo kiểu lớp
học, nhưng đồng thời cũng có chú ý đến các yêu cầu khác.
Thông thường, một phòng Địa lí chuẩn (lí tưởng) có thể có các khu vực sau đây:
+ Khu vực để bàn ghế học sinh: Khu vực này cần rộng rãi và thoáng mát hơn các lớp học bình
thường, vì ngoài công việc học tập, học sinh còn phải làm các công tác thực hành, thí nghiệm. Bàn
học nên thiết kế loại bàn mặt phẳng, có ngăn để dụng cụ, đồ dùng hoọctập và sách vở.
+ Khu vực dành cho giáo viên: Khu vực này phải tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện
các hoạt động dạy học và chỉ đạo việc học tập của học sinh. Trong khu vực cần có: bảng đen rộng,
bàn lớn để giáo viên sử dụng các thiết bị cần thiết, chỗ để quả địa cầu, chỗ để giá treo bản đồ ở
cuối phòng, phải có chỗ đặt máy chiếu phim, máy chiếu hình (nếu có) v.v
+ Khu vực dành cho việc cất giữ các dụng cụ để tiến hành công tác thực hành:
Trong khu vực này cần có các giá cất bản đồ, tranh ảnh, tư liệu, các tủ để đựng máy móc, dụng cụ,
các bộ sưu tập, các đồ dùng trực quan và tủ sách (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ).
+ Khu vực trưng bày và triễn lãm: Khu vự này có thể chiếm riêng một góc phòng hoặc sử dụng
ngay những bức tường xung quanh phòng để treo các bảng trình bày kết quả khảo sát địa phương,
bảng tổng kết thời tiết, khí hậu địa phương, các mẫu vật, đất đá điển hình của địa phương hoặc các
sản vật chủ yếu do địa phương sản xuất
Kích thước của phòng Địa lí và diện tích của các khu vực, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vào số lượng
thiết bị hoặc vào quy mô của trường. Việc xây dựng các phòng bộ môn trong hoàn cảnh nhà trường
chuúngta hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng khi có điều kiện, chắc chắn chúng ta sẽ phải xây
dựng, vì đây là một biện pháp tích cực đáng chú ý, để nâng cao chất lượng dạy các môn học ở nhà

trường phổ thông.
Mẫu hình nêu trên là một phòng Địa lí lí tưởng, tất nhiên trong điều kiện cụ thể của nhà trường,
mẫu hình này có thể gia giảm sao cho phù hợp với thực tế địa phương.
b) Vườn địa lí
Vườn địa lí có nhiều tác dụng. Nó cũng giống như vườn thí nghiệm của môn Sinh hoặc như ruộng,
vườn của môn Kĩ thuật nông nghiệp. Vườn địa lí giúp cho giáo viên Địa lí nâng cao hiệu quả dạy
học, đặc biệt đối với chương trình Địa lí đại cương. Qua việc học tập trong vuờn địa lí, học sinh sẽ
nắm chắc được nội dung bài, nhận thức được các đối tượng, hiện tượng tự nhiên ở xung quanh mình
một cách cụ thể, sinh động.
Qua việc học tập ở vườn địa lí, học sinh sẽ phát triển được khả năng quan sát các sự vật và hiện
tượng địa lí trong môi trường tự nhiên cũng như rèn luyện được khả năng sử dụng các thiết bị và
dụng cụ để làm thí nghiệm và thực hành.
Giáo viên nên thực hiện các bài dạy về Địa lí đại cương (Đôi khi cả Địa lí tự nhiên Việt Nam) ở
vườn điịalí khi có điều kiện.
Khi thiết kế, xây dựng vườn địa lí, cần chú ý một số điểm sau:
- Nên xây dựng ở ngay trong khu vực trường, tương đối xa nhà cửa và cây cối, xa nơi có địa hình
che khuất, ảnh hưởng đến sự vận động và lưu thông của không khí. Hướng của vườn nên chọn
hướng Bắc – Nam làm hướng chính.
- Bề mặt khu vườn phải bằng phẳng, chiều rộng ít nhất từ 10 đến 15m. Trong vườn có thể chia ra
các khu:
* Khu thiên văn: Trong khu này có các dụng cụ để xác định phương vị, tìm các phương hướng ,
bảng chỉ toạ độ địa phương (ghi kinh độ, vĩ độ). Nếu có thể nên có thêm đồng hồ mặt trời và mô
hình bầu trời địa phương.
* Khu thời tiết và khí hậu: Trong khu này có cột đo gió (có thể kết hợp làm cột đo độ cao giúp cho
học sinh tập xác định độ cao bằng mắt. Cột này thường cao khoảng 5m, có 5 đoạn, mỗi đoạn 1m,
sơn màu khác nhau), lều khí tượng, trong đó có nhiệt kế, áp kế, ẩm kế. Ngoài ra, còn có thể có bình
đo mưa và nhiệt kế đo nhiệt độ của đất.
* Khu mô hình và sa bàn: Trong khu này có các mô hình đắp bằng đất (các mô hình biểu hiện các
dạng địa hình như: núi đồi, bán đảo, eo đất, eo biển các mô hình biển hiện sông, suối, thác v.v ).
Đối với chương trình địa lí PTCS, những mô hình này rất có ý nghĩa để dạy các bày về hình dạng

mặt đất, nước trên lục địa Ngoài ra, cũng cần có một bàn cát để cho học sinh tập đắp mô hình của
các dạng địa hình đã học.
* Khu vật hậu: Trong khu này, học sinh sẽ trồng và nuôi một số động thực vật chỉ thị, có phản ứng
nhạy với sự thay đổi của thời tiết (theo kinh nghiệm của nhân dân trong việc dự báo thời tiết).
Tất nhiên, việc xây dựng vườn địa lí như mẫu đã nói trên đây, không phải trường phổ thông nào
cũng có điều kiện làm được, vì ngoài khó khăn về mặt trang thiết bị còn có những khó khăn về mặt
bảo vệ. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp có một số trường có khả năng thực hiện. Nếu xây
dựng được vườn địa lí như mẫu ở trên thì chắc chắn việc dạy Địa lí sẽ gây nhiều hứng thú cho học
sinh và các giờ dạy cũng có hiệu quả hơn.
c) Qủa địa cầu
Quả địa cầu là phương tiện trực quan hết sức cần thiết và rất quan trọng trong việc giảng dạy Địa
lí, đặc biệt đối với học sinh cấp Tiểu học, khi các em mới làm quen với các khái niệm mở đầu về
Địa lí. Nói như vậy không có nghĩa là quả địa cầu sẽ không còn cần thiết đối với học sinh ở các lớp
học cao hơn, mà trái lại nó vẫn không thể thiếu được ở các cấp THCS và THPT.
Ưu điểm nổi bật nhất của quả địa cầu là nó thể hiện một cách cụ thể và hình xác hình dạng của
Trái Đất. Do đó, tất cả các đặc điểm về hình cầu, về diện tích, về phương hướng trên Trái Đất đều
được giữ nguyên. Tất nhiên, về khoảng cách thì có thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. (Ví dụ: tỉ lệ
1/30.000.000) v.v
Quả địa cầu trong các trường hiện nay gồm có hai loại: quả địa cầu tự nhiên và quả địa cầu chính
trị. Qủa địa cầu tự nhiên biểu hiện hình dạng núi non, sông ngòi trên bề mặt các lục địa và địa hình
đáy các đại dương, còn quả địa cầu chính trị thì biểu hiện sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các châu
lục và các quốc gia. Trên cả hai loại quả địa cầu đều vẽ đầy đủ hệ thống kinh, vĩ tuyến.
Việc giữ đúng hình dạng của Trái Đất là một ưu điểm mà không một bản đồ nào có được. Chính vì
ưu điểm này mà quả địa cầu đã có tác dụng tích cực trong khi giải thích các hiện tượng về Trái Đất.
Nó giúp cho học sinh có khái niệm rõ ràng về hình dáng Trái Đất, về sự vận động tự quay và quay
quanh Mặt Trời, về nguyên nhân sinh ra ngày đêm và bốn mùa. Ngoài ra, với quả địa cầu, còn có
thể khai thác được tính trực quan trong khi dạy nhiều đề mục khác như: vấn đề thuỷ triều, sự phân
bố của các lục địa và đại dương
Ngay cả khi dạy các chương trình về Địa lí thế giới, Địa lí Việt Nam, nhiều lúc quả địa cầu vẫn có
thểsử dụng để hình thành những tri thức về các châu lục, về các đường giao thông hàng hải, hàng

không giữa các quốc gia v.v
Nói chung, quả địa cầu là phương tiện giảng dạy Địa lí đầu tiên mà bất cứ người giáo viên Địa lí
nào, dù mới vào nghề cũng phải hiểu và biết cách khai thác nó. Và nó cũng không thể thiếu được
đối với việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông.
d) Bản đồ giáo khoa địa lí
Bản đồ giáo khoa địa lí là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ địa lí, vì ngoài tính chất đặc
trưng của bản đồ địa lí ra, nó còn có những tính chất riêng mà các loại bản đồ khác không có.
Bản đồ giáo khoa địa lí là bản đồ dùng để dạy và học Địa lí theo chương trình và sách giáo khoa
đã được quy định trong nhà trường. Có thể nói một cách khái quát: bản đồ giáo khoa là những bản
đồ được dùng vào việc dạy và học trong nhà trường. Bản đồ giáo khoa hiện nay, được dùng chủ yếu
cho hai môn học: Địa lí và Lịch sử. Đối tượng sử dụng các loại bản đồ giáo khoa này hầu hết là các
giáo viên và học sinh của hai môn học đó trong nhà trường.
- Đặc điểm của bản đồ giáo khoa địa lí
Bản đồ giáo khoa địa lí hiện nay, tuy vẫn có chức năng là một phương tiện dạy học trực quan,
nhưng chức năng chủ yếu và vô cùng quan trọng của nó, lại là một nguồn tri thức địa lí phong phú
để học sinh khai thác khi học tập. Mỗi đối tượng được ghi trên bản đồ đều bắt nguồn từ những cuộc
thám hiểm, đôi khi gian lao và đầy hiểm nguy của các nhà Địa lí trên thực địa. Chính vì thế, bản đồ
xứng đáng được coi là “cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai”
Xuất phát từ việc nghiên cứu khoa học nên bản đồ cũng mang tính chất một công trình khoa học.
Tính khoa học của nó được biểu hiện ở độ chính xác về lưới chiếu, ở sự tương ứng về tỉ lệ của các
khoảng cách trên bản đồ với thực địa, ở cách biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí trên bản đồ
bằng một hệ thống kí hiệu đa dạng và có tính khoa học cao.
Là một phương tiện dạy học trong nhà trường, ngoài tính khoa học, bản đồ còn có tính sư phạm
cao. Nó phải phù hợp với nội dung chương trình, với sách giáo khoa và đặc biệt là với trình độ và
tâm lí lứa tuổi cuủahọc sinh. Đối với những học sinh nhỏ, quá trình nhận thức cảm tính còn chiếm
ưu thế thì những bản đồ dùng trên lớp bao giờ cũng có tính trực quan cao. Các kí hiệu tượng hình
gần với thựctế phải được ưu tiên sử dụng. Các kiểu chữ cũng phải sáng sủa và dễ đọc.
Ngoài ra, tính mĩ thuật của bản đồ giáo khoa cũng là một yêu cầu không thể coi nhẹ. Tính mĩ thuật
thường được biểu hiện ở chỗ: bản đồ có bố cục hợp lí, có màu sắc rực rõ và hài hoà. Có như vậy thì
bản đồ mới có sức hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy tả nhạt trong quá trình khai thác và sử

dụng.
- Nội dung của các bản đồ giáo khoa địa lí
Để phục vụ cho mục đích giảng dạy Địa lí, mỗi bản đồ giáo khoa đều có nội dung mang tính rõ
rệt. Người ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung đó bằng cách đọc tên và bảng chú giải của nó. Tên
bản đồ chứa đựng hai nội dung chính: hiện tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ và không gian bao
quát trên bản đồ. Ví dụ: Bản đồ “Khí hậu Việt Nam”, bản đồ “Khí hậu thế giới”. Hiện tượng địa lí ở
đây là khí hậu, còn phạm vi không gian là Việt Nam hoặc thế giới.
Bảng chú giải có tác dụng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn nội dung bản đồ. Thông qua cách biểu
hiện của kí hiệu, chúng ta có thể nắm được chính xác biểu tượng của các sự vật và hiện tượng địa lí
được biểu hiện trên bản đồ. Không chỉ có thế, các kí hiệu còn có thể cho chúng ta biết thêm được
nhiều đặc tính khác nữa của các sự vật và hiện tượng địa lí như các đặc tính về số lượng, chất
lượng, về độ lớn Nói chung, nhiệm vụ chính của bảng chú giải là giúp cho chúng ta hiểu và đọc
được đúng nội dung của bản đồ.
Nội dung của bản đồ rất quan trọng, nó được biểu hiện qua kỹ thuật thành lập, biên vẽ bản đồ. Cơ
sở toán học của bản đồ, những kí hiệu, phương pháp biểu hiện cũng như những quy định, nguyên
tắc thiết kế bản đồ không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ như một công cụ để phản ánh nội dung khoa
học địa lí của bản đồ mà còn có tác dụng trang bị cho học sinh những kiến thức về bản đồ.
Để có thể đọc được bản đồ, học sinh phải hiểu được ngôn ngữ bản đồ. Khi đã có những hiểu biết
về kí hiệu bản đồ người học có thể tiếp nhận các thông tin khoa học trên bản đồ, giống như khi đọc
một cuốn sách vậy. Khi đọc bản đồ, người đọc phải biết phân biệt, chọn lọc những khía cạnh,
những nội dung tiêu biểu để nhận thức các hiện tượng riêng lẻ, sau đó mới lập các mối liên hệ qua
lại giữa chúng để thấy được tổng thể môi trường địa lí trên bản đồ. Như vậy, rõ ràng là khi đọc bản
đồ phải có quá trình phân tích, đánh giá và quá trình tổng hợp.
Những bản đồ giáo khoa treo tường ở các lớp cuối cấp phổ thông thường khá phức tạp. Nội dung
có thể dùng phương pháp thiết kế nhiều tầng. Những nội dung cơ bản cần tiấp nhận, thường được
biểu hiện ở tầng đầu, với những kí hiệu rõ ràng, đôi khi có thể cường điệu sao cho thoáng nhìn từ xa
cũng có thể phát hiện được.
Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, địa hình của từng khu vực được biểu hiện ở tầng đầu. Các
mối quan hệ giữa hướng núi, hướng sông được biểu hiện ở tầng thứ hai. Tiếp đó thì mới tới sự phân
hoá theo khu vực và cuối cùng là đặc điểm của từng khu vực, từng địa phương. Để bổ sung nội

dung của bản đồ, người ta còn đưa thêm vào các biểu đồ, các lát cắt của một khu vực tự nhiên hoặc
lát cắt tổng hợp
Nhìn chung, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ của khoa học bản đồ, bản đồ giáo
khoa còn có những yêu cầu riêng. Để mỗi bản đồ có chất lượng cao thì ngay từ khi biên soạn,
người làm bản đồ đã phải xác định rõ ràng những ý đồ về phương pháp sử dụng. Ví dụ: nếu mục
đích chính của bản đồ là dùng để làm nguồn kiến thức cho học sinh khai thác thì những kiến thức
quan trọng cần khi thác, những kiến thức cần trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên phải
được thể hiện trong nội dung của bản đồ.
Tóm lại, nếu bản đồ trước đây chỉ làm nhiệm vụ là phương tiện trực quan cho các công tác giảng
dạy địa lí thì về mặt nội dung, nó chưa đòi hỏi cao. Nhưng đến nay, bản đồ giáo khoa được coi là
một “nguồn tri thức” thì nội dung của nó cũng phải được nâng cao và có yêu cầu chặt chẽ về mặt
phương pháp thể hiện.
- Các loại bản đồ giáo khoa địa lí
Đến nay, bản đồ giáo khoa của chúng ta có nhiều loại khác nhau: bản đồ giáo khoa treo tường, bản
đồ câm, bản đồ trống, bản đồ bài tập, bản đồ trong sách giáo khoa, tập bản đồ địa lí (Atlat giáo
khoa) v.v…) Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tác dụng và phương pháp sử
dụng chúng, trong dạy học địa lí cũng khác nhau. Khi sử dụng, chuúngta cần phải biết khai thác và
phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của mỗi loại để nâng cao chất lượng giảng
dạy.
+ Các bản đồ giáo khoa treo tường
Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ được dùng thường xuyên để dạy môn Địa lí ở trên lớp.
Bản đồ giáo khoa treo tường có những yêu cầu, những phương pháp biểu hiện riêng, phù hợp với lí
luận dạy học địa lí.
Mục đích của bản đồ treo tường trước hết chi phối cách vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến, các yếu tố nội
dung và các đặc điểm khác. Trên bản đồ, lượng thông tin khoa học phải tương xứng với tỉ lệ bản đồ,
các đối tượng địa lí trên bản đồ phải được khái quát hoá cao. Song, cũng có những đối tượng phải
cường điệu hoá đến mức cần thiết. Việc sử dụng những kí hiệu tượng hình có màu sắc tươi đẹp, gần
gũi với đối tượng đã làm cho bản đồ, không những có tính trực quan cao mà còn gây được hứng thú
trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Việc sử dụng các kiểu chữ viết trên bản
đồ khi thiết kế, xây dựng cũng phải cân nhắc kĩ, sao cho phù hợp với những nguyên tắc sư phạm,

trực quan, thẫm mĩ v.v Ngoài ra, bản đồ giáo khoa treo tường còn phải phù hợp với tâm lí đối
tượng học sinh , với trình độ tri thức của các em, với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa
của từng cấp từng lớp học.
Thông thường, các bản đồ giáo khoa treo tường đều có kích thước lớn (0,80m x 1,20m; 1,00m x
1,50m; 1,50m x 2m). Tuy nhiên, khi chọn kích thước cũng phải chú ý thích đáng đến sự thuận tiện
trong việc bảo quản và mang đi mang lại trên lớp của giáo viên.
Khi xây dựng các bản đồ giáo khoa treo tường, cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Học sinh ngồi ở cuối lớp (từ 5 đến 8m) có thể nhận biết và đọc được các đối tượng chín trên bản
đồ, nghĩa là các kí hiệu, chữ viết trên bản đồ có độ lớn và độ nét tối thiểu, màu sắc trên bản đồ phải
có độ tương phản rõ rệt, tạo điều kiện dễ đọc và dễ phân biệt.
- Nội dung chính của bản đồ phải được ưu tiên thể hiện; nội dung phụ đưa lên bản đồ phải có mức
độ nhất định, vừa phải, không làm ảnh hưởng đến việc đọc nội dung chính (trên bản đồ giáo khoa,
không nên thể hiện quá nhiều nội dung, ranh giới của các đối tượng chính cần được biểu hiện rõ
ràng, số lượng của các cấp kí hiệu không nên nhiều, ví dụ: các trung tâm công nghiệp, thường chỉ
nên chia ra ba cấp là lớn, trung bình và nhỏ).
- Bảng chú giải (chú dẫn, giải thích) của bản đồ phải ngắn gọn, rõ ràng. Hình ảnh của đối tượng
địa lí được sắp xếp theo một thứ tự lôgic, phù hợp với nội dung kiến thức biểu hiện.
- Màu sắc và hình dạng của các kí hiệu trên bản đồ giáo khoa treo tường phải thống nhất với các
bản đồ trong Atlat giáo khoa để học sinh dễ đối chiếu, nhận biết và theo dõi ở trên lớp cũng như khi
học ở nhà.
+ Các bản đồ câm và bản đồ trống
Bản đồ câm thường có khuôn khổ và kích thước tương tự như bản đồ treo tường. Điều đặc biệt là
các địa danh trên bản đồ thường không viết đầy đủ mà chỉ ghi có chữ đầu, ví dụ: Hà Nội, chỉ ghi có
chữ H Thanh Hoá, chỉ ghi có chữ T học sinh khi đọc phải tự mình bổ sung cho đầy đủ. Loại bản
đồ này thường được sử dụng nhiều trong các khâu kiểm tra, làm bài tập và củng cố kiến thức cho
học sinh ở trên lớp.
Các bản đồ trống cũng tương tự như bản đồ câm. Chúng có tác dụng chủ yếu là phục vụ cho việc
tự vẽ các bản đồ chuyên đề của giáo viên. Trên các bản đồ câm và trống, bao giờ cũng có vẽ mạng
lười kinh, vĩ tuyến, các đường biên giới lãnh thổ, đường bờ biển, các sông ngòi chính và vị trí của
một số đô thị lớn.

Kích thước của các loại biểu đồ này phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích đích sử dụng. Nếu là dùng
cho giáo viên để vẽ các bản đồ chuyên đề dùng trên lớp thì chúng có kích thước bằng các bản đồ
treo tường, còn nếu dùng cho học sinh để làm bài tập trên lớp hoặc ở nhà thì kích thước nhỏ hơn,
thường bằng tờ giấy khổ A4.
+ Bản đồ trong sách giáo khoa
Bản đồ hoặc lược đồ được in trong sách giáo khoa chủ yếu là những bản đồ dùng để minh hoạ cho
nội dung kiến thức của bài viết trong sách giáo khoa. Trong trường hợp thiếu bản đồ treo tường,
chúng cũng có thể được dùng như một nguồn tri thức cho học sinh khai thác.
Do khuôn khổ hạn chế của sách giáo khoa nên các bản đồ và lược đồ này thường có tỉ lệ nhỏ, nội
dung đơn giản. Nhiều khi chúng chỉ biểu hiện được một hoặc hai yếu tố địa lí có tích phân tích,
giúp cho học sinh đối chiếu với bài giảng của giáo viên. Các bản đồ này thường chỉ phục vụ cho
việc học tập một mục, một bài địa lí cụ thể.
Với các bản đồ in trong sách giáo khoa, học sinh tường dễ đọc, dễ tiếp thu. Tuy nhiên, do tính chất
phân tích của chúng, việc sử dụng các loại bản đồ này, cần phải được phối hợp chặt chẽ với các loại
bản đồ khác, như bản đồ treo tường, bản đồ trong tập atlat, nghĩa là những bản đồ có tính tổng hợp
về nội dung. Có thế thì kiến thức của học sinh mới đầy đủ và hiệu quả của chúng mới được nâng
cao.
+ Át lát giáo khoa (tập bản đồ giáo khoa địa lí).
Át lát giáo khoa còn gọi là tập bản đồ giáo khoa, là một tập hợp các bản đồ địa lí được sắp xếp một
cách hệ thống và theo một lôgic chặt chẽ, nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy học địa lí. Át lát
giáo khoa có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, về nội dung và về bố cục. Các bản đồ trong átlát
giáo khoa thường được xây dựng theo một phương pháp chung và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, để cho người sử dụng có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu chúng với nhau. Với các đặc điểm đó,
átlát thực sự là một công trình, một tác phẩm khoa học.
Trong nhà trường, có nhiều loại átlát. Átlát để cho giáo viên sử dụng thường có nội dung phong
phú, sâu sắc, phục vụ trưc tiếp cho công tác nghiên cứu và giảng dạy địa lí. Átlát cho học sinh sử
dụng, chủ yếu nhằm giúp học sinh tiếp thu, nắm kiến thức một cách cụ thể, giúp cho việc thực hành,
làm bài tập dễ dàng và thuận lợi. Ngoài ra, átlát còn là một “nguồn tri thức” rất phong phú và đa
dạng, một “cuốn sách bách khoa” mà bất cứ người nào cũng phải cần đến.
Các loại átlát giáo khoa địa lí đều phải bảo đảm những yêu cầu sau:

- Bảo đảm tính đầy đủ và hoàn chỉnh, nghĩa là các bản đồ trong tập bản đồ phải nêu được tới mức
đầy đủ, chi tiết các nội dung, chủ đề của bản đồ.
- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp biểu hiện các đối tượng. Tập bản đồ địa lí giáo khoa
phải thống nhất về hệ thống các phép chiếu đồ, về tỉ lệ của các bản đồ (nếu dùng tỉ lệ khác nhau thì
ít nhất các tỉ lệ đó phải là số chẵn để học sinh dễ dàng tính toán, so sánh khi sử dụng), về kí hiệu, về
màu sắc v.v
- Nội dung của tập bản đồ dùng để dạy học phải phù hợp với chương trình học tập địa lí ở các lớp,
các khối, với nội dung của sách giáo khoa, với đối tượng sử dụng.
Các bản đồ trong tập bản đồ giáo khoa thường có kích thước lớn hơn các bản đồ in trong sách giáo
khoa, vì vậy nội dung địa lí của chúng có thể được thể hiện trên một hoặc hai trang. Ngoài bản đồ,
trong átlát còn có nhiều biểu đồ, tranh ảnh minh hoạ và các bản số liệu tra cứu.
Tập bản đồ giáo khoa, thường được dùng phối hợp với các bản đồ treo tường, với các bản đồ và
lược đồ trong sách giáo khoa để phục vụ cho học sinh khi khai thác kiến thức ở trên lớp hoặc để ôn
tập, rèn luyện kĩ năng khi làm việc ở nhà.
Hiện nay, để phục vụ cho việc giảng dạy Địa lí trong nhà trường phổ thông, chúng ta cần có kế
hoạch trang bị cho học sinh đầy đủ các tập bản đồ sau:
- Tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương.
- Tập bản đồ địa lí tự nhiên các châu.
- Tập bản đồ địa lí kinh tế - xã hội các nước.
- Tập bản đồ địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Muốn sử dụng các tập bản đồ địa lí giáo khoa có hiệu quả, một mặt giáo viên phải có phương pháp
dạy, bảo đảm được tính tổng hợp của hệ thống bản đồ (phối hợp với các loại bản đồ treo tường, bản
đồ trong sách giáo khoa bản đồ câm, bản đồ trống trong các khâu của quá trình dạy học), mặt khác,
học sinh phải có kĩ năng, biết cách khai thác kiến thức từ các loại bản đồ khác nhau.
+ Cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong việc giảng dạy Địa lí
Trong sách giáo khoa địa lí ở phổ thông, hầu hết các kiến thức địa lí đều được minh hoạ bằng bản
đồ. Vị trí của mỗi địa danh trong bài đều có thể xác định được trên bản đồ, và trong mỗi bản đồ,
cũng có cáckiến thức địa lí.
Vì sự cần thiết của các loại bản đồ trong việc dạy học địa lí ở nhà trường nên hiện nay, người ta có
xu hướng đưa chúng lên vị trí ngang hàng với sách giáo khoa.

+ Việc sử dụng bản đồ trong khi soạn bài của giáo viên
Để thực hiện một bài giảng, người giáo viên phải trải qua hai giai đoạn lao động: chuẩn bị bài và
hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp. Khi chuẩn bị bài, bản đồ giáo khoa được giáo viên sử dụng
như một công cụ nghiên cứu và khi lên lớp, đối với học sinh, bản đồ được sử dụng như một phương
tiện khai thác tri thức.
Sau khi xác định mục đích yêu cầu của bài học, giáo viên phải hình dung được khối lượng kiến
thức địa lí cần trang bị cho học sinh. Tiếp theo là việc chuẩn bị bản đồ cho học sinh khai thác kiến
thức. Việc chuẩn bị này phải căn cứ vào nhiệm vụ của bài và các kiến thức đã ghi trong sách giáo
khoa. Giáo viên cần hình dung trước sự diễn biến của tiết học. Ở đoạn nào, nên đặt câu hỏi gì? Để
trả lời câu hỏi đó, học sinh phải dùng bản đồ nào? Dự kiến học sinh sẽ trả lời như thế nào? v.v
Những bản đồ cần thiết nhất cho bài học gồm có: bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa
và átlát. Ngay trong quá trình chuẩn bị bài, giáo viên cũng phải dự kiến trước cách sử dụng phối
hợp các loại bản đồ này. Tuy nhiên, số lượng các bản đồ dùng trong tiết học không nên nhiều quá.
Cốt nhất là phải hợp lí và đúng chỗ.
Đối với bản đồ giáo khoa, ngoài việc chuẩn bị nội dung kiến thức về mặt địa lí, giáo viên cũng nên
chuẩn bị luôn cả những kiến thức cơ sở về bản đồ, những kĩ năng cần dạy hoặc bổ sung cho học
sinh vì ở phổ thông học sinh không có môn học riêng về bản đồ.
+ Việc sử dụng bản đồ trên lớp
Trong một tiết dạy trên lớp, thông thường giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức cũ, hướng dẫn
học sinh học kiến thức mới và ra bài tập ở nhà. Những công việc này đều có liên quan đến bản đồ.
Trong tiết học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn
làm việc, vừa nghe, nhìn, vừa suy nghĩ và ghi chép. Có vậy mới phát huy được tính tích cực của học
sinh, trong việc tham gia bài giảng một cách hứng thú.
Thông qua bài dạy địa lí, giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh. Trước hết
là hiểu bản đồ, sau đó laàđọc và sử dụng bản đồ. Ngoài ra, học sinh còn phải biết tính toán trên bản
đồ, nghiĩalà biết xác định đặc tính số lượng của các hiện tượng địa lí trên bản đồ. Đồng thời rèn
luyện cho học sinh kĩ năng dùng bản đồ khi làm các bài thực hành về địa lí.
Để có kĩ năng đối chiếu bản đồ với thực địa, có thể tổ chức cho học sinh những đợt tham quan,
cắm trại, những buổi học địa lí ngoài trời.
+ Việc sử dụng bản đồ khi học sinh học tập ở nhà.

Người giáo viên địa lí có ý thức nghề nghiệp cần phải biết dùng bản đồ khi dạy và hướng dẫn học
sinh dùng bản đồ khi học ở nhà. Những kiến thức về bản đồ không những giúp cho học sinh học tốt
môn Địa lí mà còn giúp cho học sinh có được một số hiểu biết tối thiểu, đáp ứng những nhu cầu
thông thường trong cuộc sống xã hội.
Vì vậy, phương pháp học tập địa lícủa học sinh luôn luôn phải gắn với bản đồ, khi học trên lớp
cũng như học ở nhà. Ở nhà, học sinh phải ôn lại những kiến thức đã học, phải trả lời các câu hỏi ở
cuối sách giáo khoa, phải làm các bài tập. Tất cả các công việc này đều có liên quan đến bản đồ.
Học sinh nên khắc phục cách học “chay” chỉ coódàn bài tóm tắt, chép ở trên lớp mà không có bản
đồ. Giáo viên cần xây dựng cho học sinh một thói quen khi học địa lí là “học tới đâu chỉ ngay trên
bản đồ tới đó”.
Những buổi hoạt động ngoại khoá, những cuộc tham quan, khảo sát địa lí ở ngoài trời, là những
dịp tốt để học sinh sử dụng bản đồ. Rõ ràng cách dùng bản đồ để học tập địa lí như thế rất đa dạng
và phong phú.
e) Các tranh ảnh có nội dung địa lí
Tranh ảnh là một phương tiện trực quan trong việc dạy học Địa lí. Nhờ các tranh ảnh, học sinh có
thể làm quen với hình dạng bên ngoài của các sự vật và hiện tượng địa lí, hình thành cho các em
những biểu tượng cụ thể. Ví dụ : những bức tranh về Thảo nguyên, Cảnh đồng rêu hoặc Rừng nhiệt
đới trong bộ tranh về cảnh quan v.v
Cùng với việc hình thành biểu tượng, các tranh ảnh có nội dung địa lí còn có thể tạo điều kiện cho
học sinh phân tích, so sánh, nắm được các khái niệm về địa lí tự nhiên hoặc địa lí kinh tế - xã hội.
Trong việc giảng dạy Địa lí, các tranh ảnh có thể được sử dụng trong quá trình dạy bài mới trên
lớp hoặc trong khâu kiểm tra kiến thức.
Để việc sử dụng các tranh ảnh địa lí có kết quả, giáo viên cần chú ý lựa chọn những tranh ảnh, phù
hợp với mục đích và nội dung của bài dạy.
Tương tự như bản đồ, các tranh, ảnh giáo khoa dạy học cũng có hai tác dụng : minh hoạ và làm
nguồn tri thức cho học sinh khai thác. Nhưng tranh, ảnh có kích thước lớn thường được giáo viên
lựa chọn và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau như : các dạng địa hình của các miền tự nhiên trên
thế giới, các phong cảnh của nước ta như : Vịnh Hạ Long, Sa Pa hoặc Đà Lạt v.v
Đối với các ảnh chụp, có kích thước nhỏ hơn, giáo viên có thể sắp xếp, làm thành từng tập riêng
rẽđể khi cần, có thể cho học sinh xem hoặc nghiên cứu thêm (ở các nước có trình độ khoa học phát

triển cao, người ta còn sử dụng các ảnh viễn thám, ảnh chụp từ vũ trụ để học sinh học tập)
Trong việc dạy học địa lí, giáo viên cũng nên triệt để sử dụng những tranh ảnh trong sách giáo
khoa, bởi vì đây là những tranh ảnh về các hiện tượng điển hình đã được lựa chọn tương đối kĩ, phù
hợp với nội dung của mỗi bài. Khi sử dụng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát, trả lời
những câu hỏi gợi ý về nội dung của những hiện tượng được ghi lại trong đó hoặc trình bày những
nhận xét rút ra trong quá trình phân tích chúng v.v Để có một nguồn tranh, ảnh phong phú dùng
trong dạy học, ngoài những tranh ảnh do cơ quan thiết bị trường học cung cấp, giáo viên nên kết
hợp với học sinh thường xuyên sưu tập thêm các loại tanh ảnh có nội dung địa lí, được in ấn trong
các báo ảnh hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
Tác tranh ảnh này có thể nêu được các đặc điểm điển hình, các hiện tượng địa lí ít khi gặp như :
sóng, thuỷ triều, núi lửa, các chủng tộc người trên thế giới, quang cảnh các đô thị, các thành phố lớn
hoặc các ngành kinh tế của các nước trên thế giới
Các bộ sưu tập này có tác dụng rất lớn. Đối với giáo viên, bài học sẽ trở nên cụ thể, sinh động. Đối
với học sinh, chúng giúp các em nắm vững biểu tượng, khái niệm và mở rộng kiến thức.
g) Các mô hình khối
Trong các phương tiện dạy học Địa lí, giáo viên và học sinh còn sử dụng các mô hình khối. Thuộc
loại này có các mô hình bằng thạch cao như : núi lửa, băng hà hoặc các mô hình cấu tạo trái đất,
các hình mẫu nhà máy, xí nghiệp, các sa bàn đắp nổi v.v
So với các phương tiện trực quan khác, các mô hình địa lí hình khối tạo được biểu tượng về các sự
vật, hiện tượng địa lí sống động và đầy đủ hơn. Ngoài các mô hình tĩnh còn có các mô hình thể hiện
được sử chuyển động của các sự vật, hiện tượng, ví dụ như mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời
hoặc Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Nhờ các mô hình này, học sinh có thể hiểu rõ hơn các quá trình xảy ra trong phạm vi không gian
như sự xói mòn đất hoặc sự chuyển động của Trái Đất trng hệ Mặt Trời. Khi giới thiệu các mô hình
động, giáo viên cần chú ý làm thế nào để cho mọi học sinh đều có thể nhìn rõ và theo dõi được quá
trình hoạt động của chúng.
Đặc biệt, khi sử dụng các mô hình tĩnh hoặc động, giáo viên cần thuyết minh, mô tả cho học sinh
hiểu rõ những đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng mà mô hình có nhược điểm là chưa biểu hiện
được. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giúp cho học sinh hình thành những biểu tượng vững bền
và nắm được bản chất của các khái niệm địa lí.

h) Những mẫu vật về địa lí
Trong địa lí cũng cần một số mẫu vật để cho học sinh quan sát, học tập như : các mẫu đá (đá phún
xuất, đá trầm tích, đá biến chất v.v ), các mẫu quặng và khoáng sản thường nói tới trong công
nghiệp (như quặng sắt, quặng nhôm, quặng đồng, than đá ), các mẫu thực vật với các tiêu bản
thực vật tiêu biểu, các mẫu động vật, các mẫu nông sản, lâm sản, các mẫu sản phẩm thủ công
nghiệp, các đặc sản của địa phương v.v
Các bộ sưu tập mẫu vật này cũng có tác dụng trong việc hình thành các biểu tượng ban đầu cho
học sinh, đặc biệt là đối với các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội mà học sinh không có
điều kiện trực tiếp quan sát.
Khi sử dụng, chúng ta cần phân tích mối quan hệ giữa mẫu vật với các sự vật và hiện tượng địa lí,
qua đó rèn luyện óc quan sát tổng hợp cho học sinh.
Giáo viên cần sắp xếp các mẫu vật theo một trình tự nhất định, phù hợp với các vấn đề và nội dung
của bài học.
i) Tủ sách giáo khoa về địa lí và sách tham khảo
Cho đến nay, ngoài sách giáo khoa, các sách tham khảo về địa lí xuất bản chưa được nhiều. Chính
vì thế, nên việc thành lập ở mỗi trường một tủ sách địa lí dùng chung cho giáo viên và học sinh là
rất cần thiết.
Trong tủ sách đó tối thiểu cần có :
- Những sách giáo khoa địa lí, sách hướng dẫn giảng dạy cho từng lớp thuộc cấp THCS cũng như ở
cấp THPT. Những sách này rất cần thiết đối với giáo viên dạy Địa lí, bởi vì mỗi giáo viên không
phải chỉ cần biết có sách giáo khoa của lớp mình đang dạy, mà còn cần nắm được cả sách giáo khoa
của các lớp khác.
- Những sách dùng cho việc tra cứu chung như : các giáo trình địa lí, các từ điển thông báo thống
kê (tự nhiên, kinh tế, xã hội), các tập átlát khác nhau.
- Những tác phẩm để đọc thêm như : những ký sự, những ghi chép về du lịch, những chuyện kể về
các nhà thám hiểm, những sách phổ biến khoa học về địa lí, các tác phẩm văn học có liên quan đến
kiến thức địa lí
- Các phiếu tư liệu : gồm những tư liệu thu thập được về các lĩnh vực địa lí. Hiện nay trên thế giới,
người ta rất chú ý tới ngân hàng tư liệu địa lí ở các trường phổ thông. Giáo viên lúc đầu tự mình lập
các phiếu tư liệu này, sau đó hướng dẫn cho học sinh cách ghi chép, bổ sung, phân loại. Việc lập

các phiếu tư liệu có thể giúp cho giáo viên và học sinh làm quen với phương pháp ghi chép, tra cứu,
lưu trữ rất cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học sau này.
Để sử dụng và khai thác tốt tủ sách địa lí, giáo viên cần :
- Hướng dẫn học sinh lập danh mục các sách cần đọc cho mỗi lớp, mỗi năm học. Trong danh mục
nên có phần « tối đa » và phần «tối thiểu », tức là những sách cần thiết nhất hoặc bắt buộc phải có
và các loại sách đọc thêm (nếu có thời gian).
- Giáo viên cần tóm tắt sơ lược nội dung của mỗi cuốn sách để giúp học sinh chọn đúng nội dung
cần tìm đọc, cần nghiên cứu.
- Giáo viên cần tổ chức việc đọc theo cá nhân hoặc đọc theo nhóm đối với những tài liệu cần thiết
mà số lượng lại ít.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự học, tự ghi chép những vấn đề và nội dung cần thiết,
phương hướng giải quyết những vấn đề, những nội dung đó. Có thể theo mẫu sau :
Tên sách.
Tên tác giả.
Thời gian đọc.
Nội dung của cuốn sách theo tứng phần, từng chương.
Những vấn đề rút ra được sau khi đọc sách.
(Như những vấn đề liên quan đến bài học, những vấn đề mở rộng, những thắc mắc cần giải đáp, ý
định sử dụng những kiến thức đã thu được sau khi đọc sách).
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy Địa lí là phải
thường xuyên nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng các bài lên lớp, các bài thực hành v.v Để
làm được việc đó, giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, nắm được hệ thống các khái niệm,
quy luật, học thuyết khoa học v.v đã được trình bày trong các sách giáo khoa địa lí ở nhà trường
phổ thông. Song các kiến thức địa lí lại luôn luôn có sự biến đổi, phát triển theo năm, tháng Ví dụ
như : các phát hiện mới về tự nhiên, môi trường, những học thuyết mới ra đời, sự chuyển biến của
một ngành, sự biến động của nền kinh tế - xã hội ở một vùng, một quốc gia hay trên phạm vi toàn
cầu. Vì vậy, trong quá trình tiến hành giảng dạy, người giáo viên Địa lí phải biết sưu tầm, thu thập
các tài liệu tham khảo để bù đắp cho những thông tin thiếu hụt mà trong sách giáo khoa, trong các
giáo trình chưa kịp sửa chữa, bổ sung kịp thời. Giáo viên cũng phải biết cách xử lí, phân tích và sử
dụng chúng.

Các tài liệu cần thiết đối với môn Địa lí có thể được phân ra : các tài liệu viết, tài liệu thống kê, các
tài liệu tranh ảnh, các tài liệu lưu trữ bằng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật (băng ghi âm, đĩa từ,
băng hình, đĩa trên máy vi tính).
+ Các tài liệu viết gồm :
- Các tài liệu lư trữ ở trung ương, địa phương. Đây là tài liệu tham khảo nhằm giúp cho giáo viên,
học sinh biết được lịch sử phát triển của các hiện tượng, sự vật địa lí đã qua (ví dụ : các tài liệu trình
bày về công cuộc nghiên cứu, khảo sát khoa học đã được phát hình hoặc các phát kiến địa lí v.v ).
- Các báo, tạp chí thương ngày hoặc định kì được sử dụng trong việc bổ dung những nội dung mới
(những thay đổi trong Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội.). Chúng không những chỉ
phản ánh các sự kiện, hiện tượng cụ thể, mà còn nêu được bức tranh chung về bộ mặt tự nhiên, kinh
tế - xã hội của một vùng, một quốc gia hay một khu vực.
- Các tác phẩm khoa học về lĩnh vực Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế xã hội, Địa lí chuyên ngành.
(Địa chất, Khí hậu, Thuỷ văn, Địa lí du lịch, Địa lí dân cư, Địa lí công nghiệp, Địa lí nông nghiệp
v.v ), các công trình trình bày lịch sử phát triển của các ngành khoa học trong hệ thống các khoa
học Địa lí cũng như các thành quả đã đạt được v.v
- Những ấn phẩm khác nhau có nội dung không phải địa lí nhưng có thể dùng làm tài liệu bổ sung
trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy Địa lí. Đó là các tài liệu tra cứu có tính chất địa lí (tự
nhiên, kinh tế - xã hội) hoặc các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phản ánh môi trường địa lí cụ thể và
những khía cạnh về địa lí ở một mức độ nào đó
+ Các tài liệu thống kê (số liệu thống kê) gồm :
- Các niên giám thống kê đã xuất bản (trong nước và quốc tế).
- Các tạp chí thống kê.
- Các số liệu thống kê của các ngành cụ thể (các ngành kinh tế).
- Các số liệu trong sách, báo và tạp chí công bố những kết quả điều tra có liên quan đến nội dung,
chương trình và sách giáo khoa Địa lí. Các số liệu thống kê có thể là những số liệu riêng biệt, số
liệu đã được đưa vào bảng cũng như các hình thức trực quan của các số liệu như như các đồ thị,
biểu đồ
Những số liệu thống kê được sử dụng sẽ thực sự có giá trị sống động khi dạy một nội dung, một
bài cụ thể. Chính vì lí do trên mà V.I.Lênin đã coi tài liệu thống kê là tài liệu thực tiễn quan trọng
đối với nghiên cứu và giảng dạy các ngành khoa học (trong đó có Địa lí học).

+ Các tài liệu lưu trữ bằng các phương tiện - thiết bị kĩ thuật.
Thuộc loại này có thể kể đến : băng ghi âm, băng hình, các loại đĩa từ, đã CD dùng trên máy vi
tính v.v Trong tương lai, các tài liệu này chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong việc dạy học.
Chúng giúp cho giáo viên và học sinh có thêm những tài liệu hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học
tập, mở rộng tri thức lĩnh hội trên lớp và tự học ở nhà.
Người giáo viên Địa lí muốn giảng dạy tốt phải thường xuyên có ý thức thu thập các tài liệu tham
khảo để phục vụ cho việc dạy học bộ môn (trước mắt cũng như lâu dài).
Song song với việc thu thập, cần tiến hành xử lí các tài liệu đó, vì nguồn tài liệu thu thập được rất
đa dạng (nhiều nguồn khác nhau và nhiều nội dung khác nhau). Việc xử lí đầu tiên là sắp xếp tài
liệu, tức là phải tiến hành phân loại chúng để việc sử dụng sau này thuận lợi và đạt hiệu quả. Có
nhiều cách phân loại. Đối với giáo viên, có thể phân loại theo nội dung (ví dụ : các tài liệu nói về
dân số và sự gia tăng dân số ; các tài liệu nói về sự phát triển kinh tế - xã hội ở một quốc gia, một
khu vực, các tài liệu đề cập đến nội dung của một ngành cụ thể ) hoặc theo mục đích sử dụng (các
tài liệu minh hoạ, giải thích một hiện tượng địa lí ; các tài liệu khẳng định một đặc điểm, một đặc
trưng của sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, một vùng ; các tài liệu nhằm mở rộng nội
dung kiến thức để học sinh lĩnh hội tốt hơn những vấn đề trong sách giáo khoa ; các tài liệu phục vụ
cho các bài thực hành trên lớp hoặc ở nhà ; các tài liệu sử dụng trong các giờ ngoại khoá (tình hình
phát triển kinh tế - xã hội ở một nước, vấn đề bảo vệ môi trường, sự phát triển kinh tế trong những
năm cuối thế kỉ 20 của các nước trong khối ASEAN ).
Tuy nhiên, khi đã có tài liệu, việc sử dụng chúng như thế nào, mức độ ra sao đối với một giờ lên
lớp cụ thể cũng là một vấn đề cần giải quyết. Đó là mối quan hệ giữa bài viết trong sách giáo khoa
và tài liệu tham khảo. Có hai khuynh hướng : một là thoát li sách giáo khoa hoặc là sử dụng toàn bộ
bài viết (kể cả kênh hình, kênh chữ) trong sách giáo khoa. Thực ra, trong việc dạy học Địa lí ở
trường phổ thông, việc lặp lại nguyên văn các nội dung trong sách giáo khoa là một việc làm nên
hạn chế. Các hiện tượng, sự kiện địa lí mà sách giáo khoa đề cập đến luôn luôn biến đổi. Chính vì
vậy, việc cập nhật những thông tin mới, những kiến thức mới là hết sức cần thiết. Các nhà nghiên
cứu đã tìm nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa nội dung sách giáo khoa với các kiến thức
cần bổ sung, mở rộng. Tiến sĩ N.G. Đairi* đã đề xuất mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau :
1. Tài liệu tham khảo ;
2. Bài giảng trên lớp ;

3. Nội dung trong sách giáo khoa.
Theo ông, con số 2 (trong sơ đồ) chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng trên lớp, vừa có trong
sách giáo khoa. Đó là nội dung cơ bản nhất. Nhiệm vụ của giờ lên lớp là làm cho học sinh nắm
được nội dung này một cách sâu sắc và vững chắc.
_________________________
* Đairi N.G, Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973.
1 2
2 3
Con số 1 chỉ các tài liệu tham khảo không có trong sách giáo khoa. Giáo viên có thể đưa phần này
vào bài học nhằm nâng cao tính khoa học của sách giáo khoa. Người giáo viên phải căn cứ vào nội
dung này mà xác định kiến thức dạy trên lớp theo sơ đồ trên để có dung lượng thích hợp.
k) Những phương tiện vật chất để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
Việc dạy học môn Địa lí trong nhà trường phải có một số dụng cụ cần thiết cho việc rèn luyện các
kĩ năng, kĩ xảo để từ đó học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn.
Đối chiếu với chương trình và yêu cầu dạy học môn Địa lí, những dụng cụ sau đây là hết sức cần
thiết.
Những dụng cụ về quan trắc khí tượng như : Nhiệt kế, khí áp kế, máy đo gió, đo độ ẩm v.v…
Những dụng cụ này được các cơ quan thiết bị trường học cung cấp. Tuy nhiên, có những dụng cụ
đơn giản không đòi hỏi độ chính xác cao thì giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tự làm. Ví dụ :
làm ẩm kế với hai nhiệt kế thường, làm con quay gió bằng sắt mỏng v.v…
Khi học sinh tự mình tham gia làm những dụng cụ đó thì đồng thời họ sẽ hiểu được tính năng và
cách sử dụng chúng. Tất nhiên, so với các máy móc của trạm khí tượng thì dụng cụ tự làm thường
không đẹp và kém chính xác, nhưng trong việc học tập địa lí, vấn đề quan trọng chưa phải là những
số liệu chính xác. Cái chính là học sinh hiểu được cấu tạo, tính năng và kĩ năng sử dụng các loại
dụng cụ đó.
Ngoài ra, còn có những dụng cụ đo đặc địa hình - thuỷ văn như : Địa bàn, thước chữ A, thước chữ
T, thước thu phóng, compa, thước đo độ, bàn vẽ, thước đo mực nước, phao đo tốc độ nước chảy
v.v…
Những vật liệu để tạo các phương tiện trực quan như : gỗ mỏng, giấy các tông, giấy can, giấy màu,
vải sơn, nhựa, các loại bút chì, bút màu v.v…

Trên đây là các phương tiên, thiết bị truyền thống cần thiết cho việc dạy môn Địa lí ở trường phổ
thông. Giáo viên địa lí cần xem xét các đều kiện và đặc điểm cụ thể của từng trường, từng địa
phương mà xác định việc trang bị nên tiến hành như thế nào. Cần trang bị cái gì trướng, cái gì sau ?
Vì vậy cần có sự hợp tác với các môn khác để giảm bớt kinh phí mà vẫn bảo đảm được yêu cầu đặt
ra.
2. Các trang thiết bị và phương tiện kĩ thuật trong dạy học địa lí
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển của khoa học và kĩ thuật, nhà trường phổ thông đã
bước đầu được trang bị những phương tiện và thiết bị dạy học máy. Đặc biệt là các phương tiện
thiết bị nghe nhìn như các loại máy chiếu phim, máy video, máy vô tuyến truyền hình, máy chiếu
ảnh, máy xem hình hình nổi v.v…Các phương tiện này đòi hỏi phải có các thiết bị kèm theo như :
mạng lưới điện phòng tối, màn ảnh, băng hình v.v…và các thiết bị khác.
Hiện nay, nước ta đã và đang nghiên cứu đưa máy vi tính vào việc dạy học các môn, trong đó có
môn Địa lí.
Các thiết bị và phương tiên nói trên đã thâm nhập sâu vào hoạt động của nhà trường. Chúng
không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy
học, mở ra khả năng lĩnh hội tri thức khoa học của học sinh với chất lượng cao và tốt độ nhanh.
Sự thành công trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật mới đã giải quyết hàng loạt
tình huống dạy học, vì thế đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về khả năng dạy học với các
phương tiện kĩ thuật.
Có người nghĩ rằng : ngày nay đã đến lúc có thể tự động hoá được quá trình đào tạo và dạy các
môn học trong nhà trường. Theo ý kiến đó thì máy móc có thể thay thế được giáo viên trong quá
trình dạy học. Điều này hoàn toàn không đúng, vì các phương tiện dạy học mới dù có hiện đại đến
đâu thì cũng vẫn chỉ là những công cụ do con người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển. Vai trò của người
giáo viên vẫn luôn luôn là người hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức và chỉ đạo hoạt động trí
tuệ, điều đó không thể thay đổi được.
Hiện nay, ở nước ta một số phương tiện và thiết bị kĩ thuật mới nói trên đã bắt đầu được sử dụng
trong việc dạy học Địa lí ở một số trường có điều kiện trong các thành phố lớn. Ví dụ : máy chiếu
phim giáo khoa, máy video, máy chiếu hình, máy vi tính v.v…
a) Ảnh máy bay
Ở các nước phát triển, với điều kiện trang thiết bị vật chất thuận lợi, nguời ta đã sử dụng những

phương tiện kĩ thuật hết sức hiện đại trong dạy học. Ví dụ, thay vì các ảnh chụp bình thường, người
ta đã sử dụng các ảnh máy bay (ở các lớp cuối PTTH và ĐH) Ảnh máy bay có lợi thế ở chỗ có thể
cho thấy mọi vật và mọi chi tiết trong cảnh quan tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy, nó được sử
dụng để quan sát, giải thích các đối tượng nghiên cứu giống như khi sử dụng bản đồ, song có những
ưu thế hơn hẳn bản đồ. Ảnh máy bay có thể bổ sung những chi tiết maàkhi phân tích bản đồ, chúng
ta không thấy được.
Vì vậy, trong việc nghiên cứu Địa lí nói riêng và trong nhiều ngành khoa học khác nói chung như :
Địa chất, Trắc địa, Thuỷ văn, Lâm nghiệp v.v…việc sử dụng, phân tích các ảnh chụp từ máy bay
hoặc từ vệ tinh trong những năm gần đây là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Tất nhiên, muốn sử dụng được ảnh máy bay, còn cần phải có những thiết bị khác như : kinh xem
hình nổi hay kinh lập thể.
Với các ảnh máy bay có chất lượng cao, chúng ta có thể quan sát được :
- Ranh giới giữa các vùng khác nhau trong một lãnh thổ (giữa núi và đồng bằng, giữa đồng bằng
và ven biển…). Ngoài ra, ta còn thấy được sự phân bậc trong mỗi vùng, mà trên bản đồ địa hình
hoặc ở ngoài thực địa chúng ta không phát hiện được.
- Sự phân bố và ranh giới các bề mặt địa hình, các dạng địa hình trên lãnh thổ 9các bề mặt san
bằng, bào mòn, các bãi bồi, bậc thềm sông, thềm biển v.v…).
- Sự phân bố ranh giới của lớp phủ thực vật và độ che phủ của chúng. Đôi khi có thể phát hiện
được các quần xã thực vật cơ bản v.v…
- Sự phân bố và ranh giới các khu vực quần cư. Qua các đặc điểm về hình thái, chúng ta có thể dự
đoán được mức độ phát triển về kinh tế cũng như nhân văn trong khu vực.
Tuỳ điều kiện, nếu vùng lãnh thổ nghiên cứu có ảnh chụp máy bay qua các thời kì khác nhau,
chúng ta còn phát hiện được những sự thay đổi của cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn (tiến
triển hoặc suy thoái) v.v…
b) Các phương tiện nghe – nhìn trong dạy học Địa lí
Hiện nay, các phương tiện nghe – nhìn đã được sử dụng khá phổ biến trong các trường ở nước ta.
Trong các giờ Địa lí, nếu giáo viên có sử dụng phương tiện nghe nhìn thì hiệu quả của bài học tăng
lên rõ rệt.
Các phương tiện nghe nhìn thường dùng gồm có nhiều loại :
+ Máy chiếu hình : Máy chiếu hình là thiết bị sử dụng một nguồn ánh sáng mạnh, chiếu dọi qua

các phim nhựa trong, rồi thông qua hàng loạt thấu kính để phóng to hình ảnh lên một màn hình
phản quang. Máy chiếu hình vẽ cũng thuộc loại này, nhưng hình ảnh được chiếu lên màn hình
không phải là các tranh ảnh hay hình vẽ trên phim nhựa trong mà thường là các hình ảnh hoặc hình
vẽ trên sách, trên giấy bình thường. Ánh sáng rọi lên mặt giấy phản chiếu các hình vẽ lên một tấm
gương phẳng, rồi cũng qua một loạt các thấu kính để chiếu lên màn hình.
Khi sử dụng các phương tiện chiếu hình, cần phải che bớt ánh sáng trong phòng (trong lớp) để
hình ảnh xuất hiện trên màn hình có độ sáng cao, làm cho học sinh dễ nhận thấy hơn.
Do tính năng và cách sử dụng của mỗi loại máy khác nhau nên trước khi sử dụng, giáo viên cần
nghiên cứu và tập thao tác để khi sử dụng đạt hiệu quả cao.
+ Máy chiếu phim giáo khoa, máy chiếu băng hình (video) có nội dung địa lí
Nếu tính chất của các hình ảnh trên máy chiếu hình là tĩnh thì các hình ảnh trong phim giáo khoa
và băng video lại là hình ảnh động. Việc sử dụng các máy chiếu phim và máy video bắt buộc phải
có phim và băng hình giáo khoa.
+ Ý nghĩa của phim giáo khoa và băng hình trong dạy học Địa lí
Phim giáo khoa và băng hình từ lâu đã được sản xuất làm phương tiện dạy học. Phim giáo khoa và
băng hình (đen trắng hoặc màu) truyền đạt được một lượng thông tin đáng kể, đặc biệt chúng có thể
sử dụng để nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học (cả khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã
hội).
Phim giáo khoa và băng hình, có khả năng lưu trữ một dung lượng thông tin lớn, tốc độ truyền đạt
của chúng lại cao, do đó chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh có thể lĩnh hội được nhiều tri thức
mới và cụ thể.
Phim giáo khoa và băng hình được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho những mục đích sư phạm khác
nhau (cung cấp biểu tượng, cung cấp và giải thích các hiện tượng, củng cố kiến thức ).
Chúng ta có thể nêu một số ưu điểm cơ bản của các phương tiện này trong việc dạy học địa lí như
sau :
- Trước hết, phim giáo khoa và băng hình cho phép xem xét các hiện tượng địa lí một cách cụ thể
và toàn diện.
- Chúng cho phép quan sát, so sánh các hiện tượng và quá trình địa lí xảy ra ở khắp nơi trên các
lãnh thổ mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
- Chúng có thể cung cấp một lưọng thông tin không chỉ về các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng

mà còn cho thấy được một cách trực quan và rõ ràng cấu trúc bên trong của hiện tượng (ví dụ : diễn
biến phun trào dung nham của một ngọn núi lửa, quy luật dâng nước của một dòng sông vào mùa
mưa, các giai đoạn của một quy trình sản xuất v.v )
- Phim giáo khoa và băng hình có thể giúp cho học sinh nắm vững những kĩ năng, kĩ xảo và quy
trình thực hiện bài trong các giờ thực hành.
- Phim giáo khoa và băng hình, với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và mô
hình, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về địa lí.
+ Tính chất của phim giáo khoa và băng hình về đạ lí
Phim giáo khoa và băng hình dùng để dạy học khác với phim và băng hình thông thuờng ở chỗ nó
phải phù hợp với nội dung của sách giáo khoa và nhận thức của học sinh. Các phương tiện này thể
hiện được những kiến thức cơ bản của các chương, các bài hay các vấn đề trong chương trình Địa lí
ở nhà trường phổ thông.
Chính vì vậy, các phim giáo khoa và băng hình phải :
- Bảo đảm tính khoa học (thể hiện được kiến thức có chon lọc, phù hợp với nội dung của từng
lớp).
- Bảo đảm tính sư phạm (nội dung phù hợp với nhnậ thức và tâm lí lứa tuổi của học sinh).
- Bảo đảm tính thẩm mĩ (các hình ảnh, bản đồ, sơ đồ phải nét, đẹp, sinh động. Lời thuyết minh
phải trong sáng, nhạc điệu phải phù hợp).
Tất cả những yêu cầu trên sẽ gây hứng thú cho học sinh, làm cho họ tự giác tiếp thu lượng thông
tin cần thiết, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao.
+ Máy vi tính - một phương tiện kĩ thuật phục vụ cho việc dạy học Địa lí
Trong những năm gần đây, ở một số trường trong các tỉnh, thành phố lớn đã bắt đầu trang bị máy
vi tính và các phần mềm có nội dung địa lí để dạy học trong nhà trường (như ở thành phố Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Huế). v.v
Một số giáo viên phổ thông và cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm đã nghiên cứu,
chọn lựa, khai thác những phần mềm sẵn có của nước ngoài để đưa vào dạy một số môn học, trong
đó có môn Địa lí. Một bộ phận cán bộ nghiên cứu khác đã bắt đầu kết hợp với các cơ sở sản xuất,
biên tập, thiết kế, xây dựng những phần mềm phù hợp với chương trình Địa lí dạy ở phổ thông.
Với khả năng ưu việt của máy vi tính, đặc biệt là với các chương trình về đồ hoạ và xử lí số liệu
thống kê, chúng ta có thể cụ thể hoá và bổ sung các kiến thức địa lí cho học sinh bằng nhiều hình

thức phong phú, khi dạy Địa lí đại cương, Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội v.v Với
phương tiện máy tính các tài liệu dạy học có thể thu gọn lại, lưu vào bộ nhớ của máy. Khi cần,
người dùng có thể truy cập lại với tốc độ nhanh và chất lượng cao. Các hình ảnh xuất hiện trên máy
vi tính, có thể tĩnh hoặc động, lưu lại lâu hay chóng trên màn hình, tuỳ theo ý muốn của người sử
dụng. Với những ưu điểm ấy, việc sử dụng máy vi tính để phục vụ cho việc dạy và học Địa lí có rất
nhiều ý nghĩa.
Trước hết, nó cho phép giáo viên dễ dàng trình bày nội dung bài học trên máy mà không phải ghi
bảng. Bài học có thể gồm nhiều hình ảnh, bản đồ, biểu đồ để học sinh quan sát, khai thác tri thức
mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học khác.
Đối với học sinh, các em có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kiến thức của mình với các chương trình
cài đặt sẵn. Ngoài ra, nếu học sinh đã biết sử dụng máy vi tính thì các em có thể tự học, tự làm việc
với những chương trình đã có sẵn (ví dụ như các bài thực hành vẽ biểu đồ, bản đồ, chuyển số liệu
thành các biểu đồ, xax1 lập các sơ đồ gráp trong dạy học ).
IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY
HỌC ĐỊA LÍ
Khi sử dụng các thiết bị và phương tiện trong việc dạy học Địa lí, người giáo viên cần chú ý một
số nguyên tắc cơ bản sau :
- Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học (nội khoá, ngoại
khoá) để lựa chọn các thiết bị và phương tiện dạy học tương ứng.
- Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng từng loại thiết bị và phương tiện dạy học.
- Trước khi sử dụng, cần phải đặt ra câu hỏi : Sử dụng thiết bị hoặc phương tiện dạy học này nhằm
mục đích gì ? Giải quyết được vấn đề gì ? Có phù hợp với nội dung bài học không ?
Khi sử dụng các phương tiện dạy học, phải làm thế nào đảm bảo cho tất cả học sinh đều quan sát
được các sự vật, hiện tượng địa lí một cách rõ ràng, đầy đủ. Đặc biệt cần chú ý tới vấn đề nhận thức,
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Khi sử dụng các phương tiện dạy học, làm thế nào bảo đảm được sự kết hợp giữa chúng với các
phương pháp dạy học, ví dụ như : kết hợp với phương pháp dùng lời (mô tả, diễn giảng, trình bày
theo vấn đề ) hoặc phương pháp sử dụng số liệu thống kê (sử dụng các biểu, bảng, biểu đồ) v.v
1. Quy trình sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí
a) Để sử dụng các phương tiện dạy học địa lí đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học, người giáo

viên cần tiến hành theo trình tự sau:
+ Tìm nội dung bài dạy trong sách giáo khoa. Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững nội
dung kiến thức của bài dạy (dựa vào sách giáo kha Địa lí, sách hương dẫn giảng dạy và các tài liệu
tham khảo khác) sau đó định ra những vấn đề cần giảng dạy. Ví dụ :
- Bài học đề cập đến nội dung học vấn nào ? (một sự vật, một hiện tượng địa lí hay một khái niệm,
một định luật, hay một thuyết địa lí v.v )
- Dự kiến những kĩ năng cần rèn luyện, bổ sung cho học sinh trong khi dạy các chương, mục của
từng bài, ví dụ : cần bổ sung kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng thu thập tư liệu qua các sách tham khảo
hoặc kĩ năng sử dụng các tranh ảnh, các biểu đồ, sơ đồ (các kĩ năng này không được dạy thanh bài
riêng, mà được rèn luyện trong quá trình dạy các kiến thức địa lí).
- Dự kiến các phương tiện dạy học (tài liệu, bản đồ, phim ảnh ) cần thiết cho mỗi bài hoặc có biện
pháp khắc phục nếu cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn.
b) Soạn giáo án lên lớp
Trong giáo án, ngoài phần nêu trình tựcác bước lên lớp, các phương pháp được sử dụng trong từng
nội dung của bài, giáo viên cần ghi rõ những phương tiện dạy học được sử dụng vào từng nội dung
(lúc nào, như thế nào, hệ thống câu hỏi kèm theo thuộc dạng nào ?). Việc sử dụng giáo án còn tuỳ
thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của từng giáo viên. Đối với giáo viên mới vào nghề thì việc
chuẩn bị giáo án và các phương tiện dạy học kèm theo càng kĩ càng, chu đáo càng tốt. Đối với các
giáo viên đã có kinh nghiệm và dạy lâu năm, giáo án có thể chỉ nêu lên những điểm chính và các
phương tiện kwm2 theo nhưng về nguyên tắc, cần phải nêu ra được trình tự của những hoạt động
tương tác giữa nội dung – phương pháp – phương tiện dạy học và giữa hoạt động của thầy và trò
tương ứng với nội dung và những phương tiện dạy học đó.
- Để sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí truyền thống cũng như các phương tiện kĩ
thuật đạt được hiệu quả cao, khi lên lớp giáo viên cần chú ý :
- Tuỳ theo điều kiện trang, thiết bị của trường xác định rõ những thiết bị, phương tiện cần sử dụng
sao cho hợp lí và tối ưu.
- Xem xét, kiểm tra và sử dụng trước khi lên lớp để nắm được quy trình hoạt động và cách thức sử
dụng hợp lí nhất.
- Xác định thời điểm sử dụng thiết bị trong tiết học hay hoạt động ngoại khoá một cách hợp lí.
2. Công việc chuẩn bị của giáo viên với các phương tiện dạy học

Song song với việc giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Địa lí được giảng dạy
trong nhà trường, người giáo viên địa lí còn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần
thiết để các em thông qua đó biết cách tự khai thác tri thức trong học tập và sử dụng sau này khi ra
đời. Đây cũng là yêu cầu thực tiễn đối với việc đào tạo những con người mới cho xã hội.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, trước tiên người giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững
vàng và phải có những kĩ năng khi sử dụng phương tiện dạy học. Theo lí luận dạy học, những kĩ
năng cần thiết của người giáo viên rất đa dạng. Có thể nêu lên một số nhóm kĩ năng như sau :
- Nhóm kĩ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Nhóm kĩ năng giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập trên lớp.
- Nhóm kĩ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học.

×