Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.42 KB, 39 trang )

Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Đối với nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì hoạt động giáo
dục đạo đức học sinh có ý nghĩa rất đúng như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có
đức thì là người vô dụng …” Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay xã hội có nhiều tác
động đến việc giáo dục đạo đức học sinh nếu người thầy giáo không xác định rõ ý
nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về
mục tiêu đào tạo con người mới đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân
đối hài hòa cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc
xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi
dưỡng tình cảm. Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà
trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng thế giới quan nhân sinh quan cộng
sản chủ nghĩa cho học sinh.
Công tác giáo dục đạo đức ở trường TH cũng như các hoạt động khác cũng
tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh phải quán triệt mục
đích giáo dục, phải có chương trình hóa, có nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức.
Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi giáo viên
chủ nhiệm và hiệu trưởng phải công phu có kế hoạch giáo dục đạo đức tỷ mỷ nhất
là đối với những học sinh chậm tiến. Mặt khác lực lượng và môi trường giáo dục
đạo đức học sinh rất rộng rãi so với các hoạt động giáo dục khác, trên cơ sở đó bản
thân tôi đã chọn đề tài này vì đây là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu được
trong quá trình giáo dục nói chung đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học
sinh tiểu học nói riêng. Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường TH Mường
Chanh trong những năm gần đây có những biểu hiện như: Học sinh thiếu lễ phép
với người trên, thiếu sự đoàn kết giúp đỡ bạn bè, hay đánh chửi nhau, thiếu trách
nhiệm với gia đình, hàng xóm…Bên cạnh đó các em còn bị ảnh hưởng bởi các
hiện tượng tiêu cực của xã hội, tệ nạn xã hội ngày càng chiều hướng gia tăng, len
lỏi, xâm nhập vào các trường học, một số ít phụ huynh học sinh còn chưa nhận
1
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH


thức đúng vai trò của công tác giáo dục đào tạo nên chưa thật sự quan tâm đến việc
giáo dục đạo đức con em mình, còn phó thác trách nhiệm cho nhà trường nên cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
đạo đức nói riêng. Đó cũng là một trong những lý do để tôi nghiên cứu “ Biện
pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La"
II. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vai trò, ý nghĩa của công tác rèn luyện đạo
đức cho học sinh trong trường tiểu học, qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục
đạo đức học sinh của nhà trường trong những năm gần đây. Nghiên cứu đề xuất
một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tôi đặt ra ba nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đạo đức- Giáo dục đạo đức ở trường
tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Mường Chanh-
Mai Sơn- Sơn La trong nhưng năm vừa qua.
- Đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào nội dung và các biện
pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn
La.
V. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.
2
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
tiểu học Mường Chanh từ năm học 2011 – 2012 đến nay.
2. Giới hạn nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường

tiểu học.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
giáo dục đạo đức cho trẻ.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý quá
trình giáo dục đạo đức của bản thân cũng như của đồng nghiệp.
1. Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh trong nhà trường và ở các trường bạn. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân
tích, bổ sung kinh nghiệm cho bản thân.
2. Phương pháp quan sát: Quan sát các hành vi đạo đức của học sinh và sự
giáo dục đạo đức của giáo viên để đánh giá đúng thực trạng việc giáo dục đạo đức.
3. Phương pháp trò chuyện với giáo viên, với học sinh: Nắm thực trạng công
tác giáo dục đạo đức.
4. Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu điều tra, phân tích
số liệu thu được
3
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1. Các khái niệm về công cụ.
Khái niệm về đạo đức: Có hai khái niệm.
* Góc độ xã hội:
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa
vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp
với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội, trong mối quan hệ con người
với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội; với tự
nhiên và với bản thân mình.

* Góc độ cá nhân:
Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý
thức, tình cảm, ý chí, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên con người với con người, con người với cộng đồng xã hội
và với bản thân mình.
2. Khái niệm về quản lý quá trình giáo dục đạo đức.
a. Quá trình giáo dục đạo đức:
Quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế
hoạch, nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã
hội thành những giá trị phẩm chất giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm phát triển nhân
cách của mỗi cá nhân.
b. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức:
4
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Quản lý quá trình giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý bằng việc thực hiện những quy tắc, nguyên tắc chuẩn
mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình
sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội.
3. Vị trí, vai trò của quá trình giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học
a. Vị trí:
Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục.
Chúng ta thấy được quá trình giáo dục được chia ra thành nhiều bộ phận:
+ Giáo dục đạo đức
+ Giáo dục trí tuệ
+ Giáo dục thể chất
+ Giáo dục thẩm mỹ…
Ngoài ra quá trình giáo dục đạo đức còn tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà
trường với xã hội, con người với cuộc sống.
b. Vai trò:
Đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đát nước mà là vấn đề

mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và
tương lai của loài người.
Giáo dục đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách
thế hệ trẻ ( cụ thể về mặt đạo đức) tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối
quan hệ cá nhân với bản thân, với người khác ( gia đình, bạn bè, thầy giáo, người
lớn tuổi và it tuổi) với xã hội làm cho họ nắm được ( thể hiện trong nhận thức và
hành động) các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hòa
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội.
5
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Giáo dục đạo đức sẽ giúp học sinh có phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền
vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ.
Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của
nhà giáo dục đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, hành vi và thói quen đạo đức, những
nét tính cách của con người mới phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Đạo đức là cái gốc của con người mới, là mặt giáo dục rất quan trọng trong
nội dung giáo dục toàn diện, là cơ sở để nâng cao các mặt giáo dục khác.
Giáo dục đạo đức giữ vai trò là yếu tố hàng đầu toàn bộ giáo dục trong nhà
trường. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm không thể thiếu được
trong quá trình giáo dục.
Cấp tiểu học – cấp học có vị trí nền móng ( luật giáo dục) trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt viên gạch đầu tiên trong việc xây
dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có
trách nhiệm “ phải chăm lo giáo dục đạo đức” cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức
cho học sinh không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn
tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn
hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo
đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã
hội, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất

và năng lực. Như Bác Hồ nói:
“ Có tài mà không có đức là con người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
4. Nội dung của giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm.
Đặc biệt ở bậc tiểu học, giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành
6
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học sinh có ý thức về chuẩn mực
hành vi về công việc mình làm, có thái độ đúng đắn và hành vi thói quen đạo đức
tương ứng. Muốn vậy giáo dục đạo đức ở trường tiểu học phải đảm bảo các nội
dung sau:
a. Giáo dục ý thức đạo đức:
Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức
cơ bản về các chuẩn mực hành vi trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức. Các
chuẩn mực hành vi này được xác định từ các phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước,
lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản
ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là:
Quan hệ cá nhân với xã hội , tôn kính quốc kỳ, quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự
hào về đất nước và con người Việt Nam, biết ơn những thương binh, liệt sĩ, các
chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương, làng xóm, yêu mến và tự hào về trường,
lớp, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá do ông cha
để lại.
Quan hệ cá nhân với công việc lao động: Trước hết là chăm chỉ, kiên trì vượt
khó trong học tập, học tập có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao
động khác nhau ( lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động ích lợi xã hội…)
Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo
với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết
ơn thầy, cô giáo. Tôn trọng và giúp đỡ bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm, láng
giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật… theo khả năng của mình.

Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ tài
sản của nhà trường ( trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, đồ thí nghiệm…) của
nhà nước ( nhà cửa, máy móc, hàng hoá…)các di tích lịch sử, văn hoá, những nơi
công cộng, của người khác ( thư tư, đồ đạc…)
Quan hệ cá nhân với thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh ở
nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi,
động vật có ích, diệt trừ động vật có hại ( chuột, ruồi, muỗi…) làm công tác vệ
sinh.
7
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Quan hệ cá nhân với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn.
Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giúp học sinh hiểu yêu cầu của
chuẩn mực ( chuẩn mực yêu cầu học sinh phải thực hiện điều gì, làm gì?)
Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện hành vi đạo đức ( việc thực hiệnchuẩn
mực mang lại lợi ích tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái thì có tác hại
gì? Cách thực hiện chuẩn mực đó ( Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công
việc gì, thực hiện như thế nào?)
Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái
tốt, cái xấu, cái thiện. cái ác… Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt,
tán thành cái thiện đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác, ý thức đạo đức
đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.
b. Giáo dục thái độ, tình cảm
Vì vậy giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng cũng như rất khó khăn tinh tế bởi vì phải tác động đến thế giới nội tâm, thế
giới của những cảm xúc của trẻ em.
Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung
động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh ( những người xung quanh,
công việc, tập thể…) làm cho chúng biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn
đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể… thái độ thờ ơ,
lãnh đạm là “ sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm.

Những thái độ tình cảm cần giáo dục cho học sinh tiểu học là:
- Kính yêu biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép,
biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè…
- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường mến lớp, yêu quê
hương làng xóm…
- Chăm học, chăm làm, yêu lao động.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh.
- Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực.
8
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
- Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt
phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, ngược lại có thái độ lên án phê phán những
ai có hành động sai trái, có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng.
Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng
cố khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc
nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.
c. Giáo dục hành vi thói quen:
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh nhiều lần những
thao tác hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt…nhằm có được hành vi đạo
đức đúng đắn, và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. Các hành vi thói quen đạo
đức cần hình thành cho học sinh là:
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình.
- Lễ phép với người lớn ( ông bà, cha me, anh chị em, thầy cô giáo…)
- Có những việc làm giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cụ
già, em nhỏ, người tàn tật.
- Có những việc làm nhân đạo đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ
Việt Nam anh hùng, giúp đỡ người gặp thiên tai khó khăn.
- Có những hành độngviệc làm bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, thiên
nhiên, đồ đạc người khác.
Cần giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh tức là hành vi không những “

đúng” về mặt đạo đức, mà còn đẹp về thẩm mỹ.
Ba nội dung giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần
được thể hiện đồng bộ. Cũng được thể hiện thông qua dạy học các môn học, việc
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy
chế, điều lệ, tấm gương của giáo viên, phối hợp với các lực lượng giáo dục.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra quản lí quá trình giáo dục đạo đức
trong nhà trường cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
5. Biện pháp giáo dục đạo đức
5.1. Lập kế hoạch quản lí.
a, Những yêu cầu cơ bản của việc lập kế hoạch.
9
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Hoạt động giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ
thống quản lý trường học, vì vậy khi lập kế hoạch người quản lí cần chú ý:
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với các mục tiêu
khác.
- Cần phối hợp chặt chẽ hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp
- Lựa chọn hình thức hoạt động đa dạng, thết thực, phù hợp với hoạt động
tâm sinh lý của học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi, giám
sát, kiểm tra, đánh giá.
b, Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục
- Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm
- Kế hoạch hoạt động theo các môn học.
- Kế hoạch hoạt đông theo các mặt hoạt động xã hội.
5.2. Tổ chức hoạt động giáo dục.
a- Thành lập ban chỉ đạo gồm:
- HT hoặc PHT
- Bí thư Đoàn, Đội thiếu niên.
- Chủ nhiệm phụ trách mặt giáo dục.

- Đại diện hội cha mẹ học sinh.
b- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình, và chỉ đạo chương
trình.
-Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng tham gia.
- Giúp HT kiểm tra, đánh giá các hoạt động.
- Củng cố xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thành một lực lượng
giáo dục nòng cốt.
5.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
a, Giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
- Giáo dục đạo đức thông qua các môn khoa học xã hội như thông qua môn
Tiếng Việt giáo dục cho các em biét yêu, biết ghét, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm,
10
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
lòng yêu con người… Qua môn lịch sử tự hào về truyền thống đấu tranh của dân
tộc ta, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc… Thông qua các môn học
giúp các em hiểu rõ các phạm trù đạo đức như: Hạnh phúc, lương tâm, tiền đồ,
nghĩa vụ, trách nhiệm,… từ đó có hành động đúng.
b, Giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Thông qua vui chơi giải trí, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, lao
động XH- CT, tham quan du lịch… Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần
hoàn thiện quá trình giáo dục đạo đức hướng vào các mục tiêu:
- Giáo dục tư tưởng chính trị.
- Hình thành nhu cầu hứng thú có thói quen tốt trong học tập, lao động, công
tác xã hội và các hoạt động thực tiễn.
Nội dung giáo dục gắn với từng chủ điểm trong năm học cụ thể, những chủ
điểm đó có tác dụng định hướng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, và thông qua hoạt đông giáo dục này các hành vi đạo đức có điều kiện
hình thành phát triển và củng cố. Hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động xã
hội như:

- Hoạt động nhân đạo từ thiện.
- Hoạt động lao động công ích: Tu bổ, bảo vệ trường, sở, lớp học, bàn ghế,
đường xá, di tích văn hóa địa phương.
- Tổ chức ngày hội VN – TT
- Tổ chức các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa
cháy.
- Tổ chức hoạt động tham quan du lịch
Qua hoạt dộng trên giúp các em nhận thức rõ ý nghĩa của hoạt động đó đối
với cá nhân và tập thể từ đó hình thành thái độ hành vi trong hoạt động.
5.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức.
a, Cách kiểm tra:
- Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý của ban đức dục
+ Kiểm tra qua các bài thi tìm hiểu
+ Kiểm tra qua quan sát
- Tự kiểm tra đánh giá của các tổ chức tự quản của học sinh
11
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
- Kiểm tra qua các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hoạt động
- Kiểm tra qua các tình huống….
b, Tổng kết đánh giá:
Đánh giá thi đua khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau; xếp loại hạnh
kiểm.
C, Rút kinh nghiệm
Kết luận: Giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động quan trọng ở
trường TH. Người quản lý phải thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ và sáng
tạo để chất lượng giáo dục đạo đức đạt kết quả cao.
12
Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH
II. C s thc tin.
2.1.Khỏi quỏt v c im tỡnh hỡnh a phng v Nh trng.

2.1.1.a phng
Xã Mờng Chanh là cỏi nụi Cỏch Mng, nm 1998 ó c Nh nc phong
tng danh hiu xó Anh hựng. Xã có địa hình lòng chảo, dõn c sng tp trung . Có
tổng diện tích tự nhiên là 2930 ha, gồm19 bản ;750 hộ với 3650 nhân khẩu, gồm 2
dân tộc chung sống(Thái và Kinh ).
Về kinh tế xã Mờng Chanh tập trung chủ yếu là cây lúa nớc và đa giống mới
vào canh tác 2 vụ . Diện tích đất trồng trọt nông nghiệp là 540 ha, giao thông đi lại
khó khăn nhất là mùa ma , đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng đợc nâng cao
và đã đợc cải thiện. Tỷ lệ hộ có phơng tiện đi lại chiếm 90%. Có phơng tiện thông
tin nghe, nhìn chiếm 98%, số nhà lợp ngúi chiếm 98%. Giao thụng đang đợc nõng
cấp, phơng tiện đi lại ngày càng đợc cải thiện
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng đợc giữ vững đ-
ợc và ổn định, nhân dân trong xã an tâm sản xuất, phát trin kinh tế chăn nuôi và
trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống của nhân dân.
Hệ thống giáo dục xã luôn đợc quan tâm và phát triển, ngi dõn rt quan
tõm n vic hc hnh ca con cỏi c bit l giỏo dc o c cho cỏc em.
2.1.2. Nh trng:
Trng TH Mng Chanh c tỏch ra t trng ph thụng cp 1; 2 Mng
Chanh t nm 2001. Hin nay nh trng ó c ng v Nh nc quan tõm
u t xõy dng cho nh trng cú y cỏc phũng hc, phũng chc nng, nh
bỏn trỳ cho hc sinh c ngh ngi ti trng.
i ng giỏo viờn: Trng cú 17 cỏn b giỏo viờn. Trong ú BGH: 2 ng
chớ: 14 ng chớ giỏo viờn ng lp; 1 hnh chớnh.
* Trỡnh i ng u t chun v trờn chun. tui giỏo viờn ca nh
trng phn a trờn 50 tui.
- i hc SP: 07 ng chớ. Trong ú cú 02 ng chớ l cỏn b qun lý.
- Cao ng SP: 01 ng chớ.
- Trung cp SP: 9 ng chớ.
* V t chc ng: Nh trng cú 01 chi b ng vi 07 ng viờn.
* V quy mụ trng lp: Hin nay nh trng cú 12 lp vi tng s 340 em

hc sinh
13
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
- 1/3 đối tượng học sinh đến trường học còn có hoàn cảnh khó khăn, nhận
thức chậm và trong đó có 9 em học sinh khuyết tật.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
a. Thực trạng đạo đức học sinh nhà trường:
Để tìm hiểu thực trạng đạo đức các em học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra
theo nội dung sau:
Bảng 1: Mức độ vi phạm các hành vi đạo đức năm 2011-2012
STT Nội dung điều tra
Số học sinh
được điều tra Số lần vi phạm Tỷ lệ %
1 Nói tục chửi bậy
170
89 52
2 Vô lễ với người trên 34 20
3 Bắt nạt em nhỏ 35 21
4 Đánh nhau 19 11
5 Quay cóp 35 21
6 Ăn trộm 7 4
7 Thiếu trung thực, nói dối 29 17
8 Phá hoại của công 18 11
9 Thiếu ý thức bảo vệ môi trường 88 46
* Kết quả môn đạo đức
* Bảng 2: Kết quả môn đạo đức năm học 2011- 2012
Khối
Năm học 2011-2012
Sĩ số A+ A B
Số

lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
1 62 30 48,38 30 48,38 2 3,22
2 37 17 45,94 18 48,64 2 5,4
3 56 20 37,71 35 62,5 1 1,78
4 49 20 40,81 28 57,14 1 2,04
5 51 21 41,17 29 56,86 1 1,96
Tổng 255 108 43,35 140 54,90 7 2,74
* Kết quả xếp loại hạnh kiểm cụ thể:
Bảng 3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm
14
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Năm học 2011-2012
Sĩ số Đủ % Chưa đủ %
1 62 60 96,77 2 3,22
2 37 35 94,59 2 5,40
3 56 55 98,21 1 1,78
4 49 48 97,95 1 2,04
5 51 50 98,03 1 1,96
Tổng 255 248 97,25 7 2,74
* Nhận xét chung:
Nhìn vào kết quả điều tra, kết quả môn đạo đức và kết quả xếp loại hạnh
kiểm ta thấy:
Học sinh đa số có ý thức kỷ luật trật tự, lễ phép biết vâng lời cha mẹ, thầy
cô, người lớn tuổi và biết kính trọng ông bà, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh
công cộng, biết bảo vệ của công, thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà
trường, lớp như: Duy trì tốt các hoạt động đầu giờ 15 phút, sinh hoạt Đội vào buổi

sáng, tập thể dục giữa giờ…
Đa số các em đều ngoan, hiếu học có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương
ái, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác của
nhà trường. Các em hiểu rất rõ tác hại của ma túy. Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện,
có thái độ cư sử đúng mức với bạn bè, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà
trường, hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động quyên góp…
Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động giáo dục đạo đức vẫn còn thể hiện những
mặt yếu kém đó là:
- Vẫn còn một số ít học sinh thiếu ý thức kỷ luật chưa vâng lời cha mẹ, thầy
cô, người lớn tuổi chưa có ý thức bảo vệ của công, vô lễ với thầy cô giáo, không
thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Cụ thể còn bỏ học,
trong lớp chưa chú ý nghe giảng, còng nói tục, chửi bậy gây gổ đánh nhau…
- Một số ít các em còn đi sớm, về muộn, chưa thực sự thành khẩn khi có lỗi,
chưa hòa nhập vào tập thể, còn mặc cảm với hoàn cảnh riêng, chưa thực sự có ý
15
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
thức tu dưỡng rèn luyện. Vì vậy chất lượng đạo đức của nhà trường trong hai năm
qua vẫn còn đạo đức yếu kém.
Đặc biệt không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học
sinh lớp 2 vừa học bài “ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật tự
trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở sân trường. Học sinh vừa học bài “Lễ phép
vâng lời thầy cô giáo” nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không
biết cảm ơn, xin lỗi khi được người khác giúp đỡ hay làm điều gì đó không phải.
Sở dĩ vẫn còn có các hiện tượng trên tôi nghĩ nguyên nhân đó do:
- Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi
phát triển chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp
về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Gia đình chưa thực sự quan tâm đến đời sống, tinh thần của con cái. Một số
cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà

trường và xã hội , thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hóa, dẫn đến một số
học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao
động, lười học, trộm cắp… Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn.
- Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh
như: Một số tụ điểm chiếu phim ảnh, băng hình có nội dung đồi trụy ảnh hưởng lớn
đến hành vi đạo đức của các em.
b. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức của nhà trường:
Từ nhiều năm nay nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh và đã thực hiện một số hoạt động sau:
* Về công tác xây dựng kế hoạch: Đã xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
tuy nhiên kế hoạch chưa đầy đủ chi tiết chỉ bao gồm: Hoàn cảnh đặc điểm của công
tác trong năm học mới: Những nét cơ bản về tình hình và kết quả của giáo dục đạo
đức trong năm học trước cũng như năm học mới, những thuận lợi, khó khăn chủ
yếu, phương hướng chung.
16
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
* Công tác phối hợp ba môi trường giáo dục: Nâng cao nhận thức cho các
lực lượng giáo dục trong nhà trường nắm vững yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu giáo dục
đạo đức cho học sinh cho từng học kỳ của năm học.
- Cộng tác với đoàn thanh niên, chi hội chữ thập đỏ nhà trường, hội cha mẹ
học sinh cùng giáo dục đạo đức học sinh.
- Kiện toàn các tổ chức đoàn, đội phối hợp giáo dục và rèn luyện học sinh.
- Phối kết hợp các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng
chống tệ nạn ma túy sâm nhập vào nhà trường. Thực hiện luật lệ giao thông…
- Theo dõi diễn biến tình hình tư tưởng đaọ đức học sinh để có biện pháp uốn
nắn kịp thời.
- Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức: Xây dựng quy chế nội quy nhà
trường thực hiện nó thành thói quen và nhu cầu của mọi người.
* Điều tra tình hình học sinh và điều kiện giáo dục: Tình hình tư tưởng, đạo
đức học sinh, điều tra hoàn cảnh sống: Gia đình, cha mẹ, kinh tế, môi trường giáo

dục của học sinh…
* Các lớp luôn thực hiện tốt chương trình hoạt động giáo dục đaọ đức học
sinh theo quy định như: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội với nội dung phong phú có
chất lượng.
* Giáo dục đạo đức qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa và các
hoạt động giáo dục trong nhà trường đã làm nhưng chưa hiệu quả.
- Đảm bảo yêu cầu giáo dục đạo đức là một yêu cầu cơ bản tiêu chuẩn đánh
giá giờ dạy đánh gá hoạt động và đánh giá giáo viên.
III- Nguyên nhân thực trạng quản lý giáo dục đạo đức của học sinh trường
tiêu học Mường Chanh.
Điều tra nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục đaọ đức nhà trường trong
những năm qua:
Mức độ
Làm chưa
tốt
Làm tổt
Tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức đúng
đắn, đầy đủ về nội dung giáo dục.
x x
17
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Có kế hoạch giáo dục cụ thể ngay từ đầu năm. x x
Tổ chức tốt các hoạt động ủng hộ để xây dụng
cho học sinh tinh thần tương thân, tương ái.
x x
Duy trì tốt công tác thông tin hai chiều giữa
giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.
x x
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng x x
Xây dựng hình thức giáo dục phong phú x x

Xây dựng mối quan hệ phối hợp 3 chiều x x
Làm tốt công tác điều tra x x
Để phát hiện được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chúng tôi đã tiến
hành điều tra lấy ý kiến của 30 cán bộ giáo viên của nhà trường và hội phụ huynh
học sinh, lấy ý kiến của 25 cán bộ quản lý các trường tiểu học ở các huyện thị.
Chúng tôi thu được kết quả sau:
1. Nguyên nhân của các thành tựu:
Để có được những mặt mạnh về giáo dục đạo đức là do nhà trường làm tốt
công tác vận động hội cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà
trường cùng giáo dục học sinh. Lấy nội dung 5 điều Bác Hồ dạy làm nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Hàng năm cứ vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho các em học tập quy
chế bảo vệ của công , học tập luật giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã
hội…
Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh
đặc biệt là học sinh cá biệt.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, khen chê kịp thời, lấy gương người
tốt, việc tốt nhân vật điển hình tiên tiến. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi
phạm đạo đức người học sinh như: Đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, thiếu ý
thức…
Ngoài hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai nhà trường còn tổ
chức trợ cấp thường xuyên và đột xuất những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học
sinh tàn tật, học sinh nghèo vượt khó học giỏi để giáo dục học sinh tinh thần tương
thân, tương ái.
18
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Giao khoán cơ sở vật chất cho từng lớp để giáo dục ý thức tự bảo vệ của
công.
Duy trì tốt công tác thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ
huynh học sinh bằng sổ liên lạc hoặc thông qua điện thoại để phụ huynh kịp thời

nắm bắt tình hình con em mình.
2. Nguyên nhân của các hạn chế:
* Chủ quan:
- Do ý thức của một số giáo viên chưa cao, chưa làm tốt công tác chủ nhiệm
chưa thực sự quan tâm thường xuyên việc giáo dục những hành vi đạo đức cho học
sinh. Họ cho rằng trẻ không nói tục, chửi bậy thế là ngoan và quan niệm trẻ còn
nhỏ chưa biết gì.
- Một số ít học sinh còn chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà còn
giao khoán cho nhà trường nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đạo
đức nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng.
- Phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức còn mang tính đơn điệu, mới
chỉ là thông qua các tiết học chính khóa, hình thức giáo dục ngoài giờ ít khi được
tổ chức. Nếu có tổ chức thì chất lượng cũng chưa cao thể hiện ở sự chuẩn bị thiếu
chu đáo, nội dung sơ sài thiếu hấp dẫn…
- Nhà trường chưa có biện pháp chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp
giáo dục đạo đức cho học sinh một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa 3 môi trường giáo
dục( Cá lực lượng xã hội gia đình và nhà trường).
- Chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục học sinh cá biệt, uốn nắn kịp
thời những biểu hiện xấu về đạo đức, thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt.
- Giữa giáo viên và học sinh có mối quan hệ gần gũi hoặc đối xử chưa thực
sự bình đẳng dẫn đến mối quan hệ giữa các em chưa thật sự thân thiết.
* Khách quan:
- Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa làm tốt công tác tuyên truyền
giáo dục đạo đức cho học sinh ngoài giờ học.
- Viêc giám sát nắm bắt diễn biến tâm lý, suy nghĩ, hành động của học sinh
thiếu thường xuyên.
19
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
- Do cơ sở vật chất, phương tiện để chăm sóc giáo dục cho trẻ còn thiếu thốn
rất nhiều.

- Do công tác xã hội hóa giáo dục của địa phương chưa tốt và còn nhiều yếu
tố khác ảnh hưởng đến quá trình giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ.
* Tóm lại:
Qua việc nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức ở trường TH Mường
Chanh- Mai Sơn- Sơn La. Chúng tôi thấy còn thể hiện nhiều hạn chế do đó cần
thiết phải đưa ra các biện pháp phù hợp có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt
động này của nhà trường.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức ngoài sự nỗ lực phấn
đấu rèn luyện của bản thân người giáo viên và sự quản lý của hiệu trưởng còn cần
có sự tác động tích cực đúng hướng có trọng tâm và toàn diện của các cấp quản lý
bằng các biện pháp hữu hiệu góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
của mỗi nhà trường.
IV. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh rường tiểu
học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La.
4.1. Các căn cứ đề xuất biện pháp
Căn cứ vào cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục nhân cách con người mới.
Căn cứ vào cơ sở lý luận đề ra ở mục I
Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu
học Mường Chanh- Mai sơn- Sơn La.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường.
Từ lý luận thực tiễn và quá trình công tác, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Mường Chanh
như sau:
4.2. Các biện pháp.
4.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch quản lý.
20
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
a. Mục tiêu: Có được bản kế hoạch cụ thể định hướng chpo quá trình giáo
dục đạo đức trong xuất năm học, tránh tình trạng quản lý theo kiểu chung chung và
chỉ giải quyết những vấn đề về giáo dục đạo đức theo kiẻu tình huống.

b. Cách thực hiện nội dung kế hoạch gồm:
- Hoàn cảnh, đặc điểm của công tác trong năm học mới, những thuận lơi,
khó khăn chủ yếu.
- Những yêu cầu và trọng tâm của công tác chung cho toàn trường, riêng
cho từng lớp. Những đặc điểm cần chú ý thêm như: Học sinh cá biệt, học sinh nữ,
học sinh dân tộc.
Những biện pháp: Cụ thể hoá các biện pháp như: Với các lực lượng giáo
dục, với các hoạt động theo chủ đề; những ngày kỷ niệm lớn, thi đua lớn…
Tất cả các biện pháp trên phải được cụ thể hoá về thời gian, về lực lượng tham gia,
về tình hình tiến hành, cần xây dựng hai loại kế hoạch theo mẫu sau:
* Kế hoạch chung cho cả năm học: Trong bản kế hoạch này cần phải có đầy
đủ các nội dung sau:
1. Mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Nội dung giáo dục đạo đức.
3. Biện pháp thực hiện.
4. Người thực hiện.
5. Điều kiện thực hiện.
6. Thời gian thực hiện.
7. Kiểm tra đánh giá; hình thức phương pháp kiểm tra.
* Kế hoạch cụ thể cho từng nội dung giáo dục.
TÊN KẾ HOẠCH (THEO CHỦ ĐIỂM)
Nội dung Thời gian
thực hiện
Mục tiêu
hoạt động
Người thực
hiện
Chi phí
thực hiện
Ghi chú

Hoạt động 1
Hoạt động 2
Xây dựng các kế hoạch đạo đức cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
21
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
+ Mục tiêu các kế hoạch giáo dục đạo đức cần thống nhất các mục tiêu giáo
dục
+ Mục tiêu giữa các kế hoạch cũng cần thống nhất
+ Nội dung, hình thức phải phong phú đa dạng và đặc biệt phải phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi, tránh giáo điều.
Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức ngoài ban giám hiệu xây dựng kế
hoạch chung thì giáo viên chủ nhiệm cũng phải có kế hoạch giáo dục đạo đức cho
học sinh lớp mình.
* Điều kiện thực hiện:
Để có bản kế hoạch có tính hiệu quả và khả thi cao cần phải làm tốt công tác
điều tra nắm bắt hoàn cảnh sống của học sinh, những diễn biến tâm lý của các em
và những yếu tố hình ảnh tích cực, tiêu cực đến sự hình thành hành vi tình cảm của
các em.
4.2.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác điều tra:
a, mục tiêu:
Nắm đầy đủ chính xác điều kiện, hoàn cảnh diễn biến tâm lý của các em học
sinh và các yếu tố tác động đến nội tâm các em từ đó có biện pháp tác động tích
cực vào ý thức, thái độ tình cảm cho các em.
b, Cách thực hiện:
+ Nội dung điều tra
- Điều tra tình hình tư tưởng đạo đức học sinh
- Điều tra hoàn cảnh sống: Gia đình, cha mẹ, kinh tế, môi trường giáo dục
của học sinh. Trao đổi, tìm hiểu với giáo viên chủ nhiệm năm trước để bổ sung
thêm.
+ Hình thức, phương pháp điều tra

- Cho học sinh viết sơ yếu lý lịch
- Xem báo cáo chất lượng năm trước.
- Thăm gia đình học sinh để thực tế tình hình.
- Nắm thêm ở giáo viên bộ môn.
22
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
Điều tra thường được tiến hành đầu năm học và phải được bổ sung kịp thời
trong năm. Điều tra thực chất là thu thập thông tin, thông tin được phản ánh qua
chủ quan của người điều tra( Giáo viên chủ nhiệm)
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi diễn biến, tình hình tư
tưởng đạo đức học sinh. Cụ thể là diễn biến tình hình tư tưởng của tập thể, cá nhân
của từng học sinh. Trong quá trình theo dõi cần có những đánh giá chính xác dựa
vào ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn và tập thể học sinh. Trong quá trình đánh
giá, xếp loại học sinh phải giúp học sinh tiến bộ và tự giác chấp hành những quy
định của nhà trường, việc theo dõi tiến hành thường xuyên và được ghi chép cẩn
thận.
Để làm tốt công tác điều tra chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện
nhiệm vụ này thường xuyên, liên tục. Cùng giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin
về học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt từ các giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp
kịp thời uốn nắn những sai lệch.
4.2.3.Biện pháp 3: Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục
a, Mục tiêu:
Huy động và phối hợp toàn bộ các lực lượng trong ngoài nhà trường tham
gia giáo dục đạo đức cho học sinh một cách đồng bộ và hiệu quả.
Giáo dục đạo đức học sinh không phải là chỉ ở môi trường nhà trường mà còn phối
hợp tốt cả ba môi trường: Nhà trường; Gia đình; xã hội vì: Những mối quan hệ trực
tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội
ảnh hưởng đến các em học sinh.
b, Cách thực hiện:
* Về phía nhà trường:

Ngay đầu năm học cần nhanh chóng kiện toàn các tổ chức đoàn, đội sinh
hoạt đều đặn theo chủ đề đẩy mạnh các hoạt động tập thể giáo dục và rèn luyện
học sinh.
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục: Làm
cho các lực lượng giáo dục nắm vững các yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu giáo dục đạo
đức cho học sinh từng học kỳ của năm học. Những yêu cầu, nội dung chỉ tiêu được
23
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
đưa vào nghị quyết của hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục, được thể hiện và
đưa ra bàn bạc tại hội nghị phụ huynh, tổ chủ nhiệm. Trên cơ sở căn cứ vào thực
trạng đức dục năm học trước thông qua giáo dục đạo đức, phân cấp và phạm vi
trách nhiệm cho từng lực lượng giáo dục nhất là giáo viên chủ nhiệm ở trường và
cấp ủy chính quyền địa phương nơi trường đóng.
- Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm giáo dục đạo đức trong nhóm giáo viên
chủ nhiệm.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên gần gũi, sâu sát với các em để
nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, sở thích, cá tính của từng em để có biện
pháp phối kết hợp giáo dục cho phù hợp. Sự gần gũi, đồng cảm với các em, sự tin
tưởng của các em vào người thầy có tác dụng rất hiệu quả trong việc giáo dục học
sinh.
+ Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp luôn có thông tin kịp thời cụ thể và
những yêu cầu phù hợp với gia đình học sinh để cùng phối kết hợp uốn nắn hành vi
sai trái của các em.
+ Thông qua sổ liên lạc, qua giấy thông báo, qua điện thoại hoặc đến gặp
trực tiếp phụ huynh học sinh. Chỉ đạo giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của
sổ liên lạc hành năm( 4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh về
tinh thần học tập, rèn luyện, ý thức tứng em. Ngược lại gia đình cũng thông qua sổ
liên lạc ghi lại nhận xét tình của con em mình ở nhà. Qua đó giáo viên có những
biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
+ Những học sinh cá biệt đã được giáo viên, tập thể lớp, ban giám hiệu nhà

trường, tổ chức đội thiếu niên giúp đỡ nhưng chậm tiến bộ cần phối kết hợp với
phụ huynh học sinh ký cam kết trách nhiệm tay ba ( nhà trường, gia đình và học
sinh) để giúp các em thấy rõ hơn mức độ vi phạm của mình để từ đó giúp các em
thấy được mình phải sửa chữa, rèn luyện phấn đấu tốt hơn.
+ Công tác với đoàn thanh niên, chi hội chữ thập đỏ nhà trường, hội cha mẹ
học sinh cùng giáo dục đạo đức học sinh Tăng cường các biện pháp giáo dục học
sinh cá biệt. Uốn nắn kịp thời những biểu hiện xấu về đạo đức, thường xuyên nêu
24
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH
gương người tốt, việc tốt. Coi trọng công tác giáo dục học sinh cá biệt trên tinh
thần động viên, thuyết phục.
- Trong việc đánh giá học sinh phải được kết hợp ba môi trường giáo dục.
- Tổ chức tham quan di tích lịch sử, nói chuyện truyền thống đấu tranh cách
mạng của địa phương, của đất nước.
- Phối kết hợp các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng
chống tệ nạn ma túy xâm nhập vào nhà trường. Thực hiện luật lệ giao thông…
- Quan tâm đến việc xây dựng môi trường cảnh quan: Khung cảnh, cảnh trí
trường học( cơ sở vật chất, lớp học, khu vệ sinh, quan cách chung…) làm cho học
sinh thêm yêu trường, yêu lớp hình thành tình cảm đúng, hành vi đúng.
* Phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở
trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm. Đoàn thể trực tiếp
quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ
chức này. Với địa bàn phường rộng nhà trường đã phân công giáo viên phụ trách
phối kết hợp với các đoàn thể ở địa phương tổ chức các hoat động ngoại khóa
mang ý nghĩa giáo dục: Sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ người cô đơn không
nơi nương tựa , bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ…
phối kết hợp với hội cựu chiến binh mời các bác, các chú kể chuyện về anh bộ đội
Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ
cách mạng. Phối kết hợp với hội phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể

thao, văn nghệ. Với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói
quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân cách. Nó
giúp các em phát triển thành con người có nhân cách toàn diện.
* Gia đình:
Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức
cho học sinh, trong đó nền nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục của gia đình có ý
nghĩa quan trọng. Do đó, nghiêm khắc với bản thân, kiểm soát từng hành vi cử chỉ
của mình và có thái độ, phong cách đúng đẳn trong sinh hoạt gia đình đối với các
25

×