Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP- CHỨC NĂNG CÁC CARD TRONG FLASHWARE 7500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 37 trang )

Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu

MỤC LỤC
1 CHỨC NĂNG CÁC CARD TRONG FLASHWARE 7500 1
1.1 Card xử lý giá máy MPMA-SHP3 (Shelf Controller) 1
1.2 Card xử lý SCMA-SCC4 (OSC) 1
1.3 Card HUB 2
1.3.1 Card SFMA-CDC1 (Switch Hub) 2
1.3.2 Card MCMA-RCS1 4
1.3.3 Card Broadcast HUB interconnect (SFMA-BHB2) 5
1.4 Card WSS Core Switch ( SFMA-CMC1) 6
1.5 Card Mux/Demux 8
1.5.1 Card MDMA-RMC1 (Mux/Demux) 8
1.5.2 CARD MUX/DEMUX SFMA-RDC1 (2D-ROADM) 10
1.6 Card khuếch đại 10
1.6.1 Card khuếch đại Raman APMA-DRC1 10
1.6.2 Card khuếch đại thông thường APMA-XXU1 12
1.7 CARD UNIVERSAL 10G TRANSPONDER IFMA-UXCX 15
1.8 CARD MUXPONDER 15
1.8.1 IFMA- 8TC, card STM-16/OC-48 Muxponder 15
1.8.2 IFMA-QMC1 (4:1 10G Muxponder Unit) 17
1.9 KHỐI TRUY NHẬP BƯỚC SÓNG IPMA-LAM5 18
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG FW 4570 19
2.1 Tổng quan 19
2.2 SC card 20
2.3 SI Card 20
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu



2.4 Card Cross – Connect 20
2.5 SDH Card 20
2.5.1 2xSTM – 64 card 20
2.5.2 8xSTM – 16 card 21
2.5.3 8XSTM-4/1 Card 21
2.5.4 8XSTM-4-1E (W/P) và I/O card 21
2.6 CẤU TRÚC BẢO VỆ 22
2.6.1 Chuyển mạch bảo vệ mạng chia sẻ 2-Fiber (MS_SPRING) 22
2.6.2 Bảo vệ đoạn ghép kênh tuyến tính 1+1 (MSP) 23
2.6.3 Chuyển mạch bảo vệ SNCP 24
2.7 BẢO VỆ THIẾT BỊ 25
3. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC
TỪ NGÀY 6/9/2012 TỚI NGÀY 25/10/2012 TẠI TRẠM VT1 25
4. PHẦN MỀM NETSMART 1500 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34








Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ





















Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 1


1 CHỨC NĂNG CÁC CARD TRONG FLASHWARE 7500
1.1 Card xử lý giá máy MPMA-SHP3 (Shelf Controller)
Card có tên là MPMA-SHP3 đóng vai trò quản lý node mạng (NEM) cho hệ thống trong các
cấu hình Core, Small, ETSI. Mỗi card được trang bị cho mỗi Optical shelf và Tributary shelf.
Trong các cấu hình Core, Small, ETSI, card được gắn trong Main optical shelf làm việc như

card master, và quản lý node mạng được thực hiện thông tin và liên kết giữa nhóm các card
Card MPMA-SHP3 có các đặc điểm sau:
 Quản lý database của cấu hình phần tử mạng
 Kết cuối và định tuyến kênh thông tin DCC
 Kết cuối và định tuyến kênh OSC
 Download software
 Lưu trữ (backup) và khôi phục (restore) từ xa
 Chuyển mạch bảo vệ quang
 Thu thập và phát hiện cảnh báo
 Thu thập và giám sát chất lượng (Performance Monitoring - PM)
1.2 Card xử lý SCMA-SCC4 (OSC)
Card có tên là SCMA-SCC4 cung cấp kênh thông tin giữa các NE. Nó định tuyến các bản
tin tới và từ các bộ xử lý trên card SCMA khác, card MPMA-SHP3, và giao tiếp LAN.
Mỗi card OSC xử lý kênh giám sát quang cho một giao tiếp WDM 2 chiều.
Card OSC dùng để quản lý và điều khiển giữa các NE. NE truyền kênh OSC trong cùng
sợi quang như các kênh quang khác, bằng một bước sóng băng thông của các kênh quang
traffic. Kênh OSC mang các lệnh và thông tin giữa các user và các danh mục OS và các NE trên
mạng.
Card OSC (SCMA-SCC4) có trang bị bộ nhớ không bốc hơi (NV RAM) để lưu trữ
softwave của NE.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 2

Ở hướng thu, card OSC (SCMA-SCC4) thu các gói tin OSC bên trong tín hiệu quang OC-3
thông qua connector LC ở mặt trước của card và tín hiệu quang OC-3 được chuyển đổi sang tín
hiệu STS-3c điện. Tín hiệu STS-3c được giải ghép kênh (demultiplex), được xử lý mào đầu
SONET và tách tải tin Ethernet.
Ở hướng phát, tín hiệu STS-3c chứa dữ liệu OSC được chuyển đổi thành tín hiệu quang
OC-3 và phát thông qua connector LC ở mặt trước card.

 Đặc điểm:
Card OSC (SCMA-SCC4)có các đặc điểm sau:
 Decode và phát đi các kênh OSC liên kết với các bộ xử lý của card điều khiển.
 Đồng bộ, thực hiện các chức năng mào đầu, và giám sát chất lượng cho kênh OSC.
 Đánh địa chỉ và định tuyến cho các bản tin từ OSC
 Có bộ nhớ NV RAM lưu trữ phần mềm và cấu hình hệ thống
 Hỗ trợ download firmware (phiên bản 2 hoặc cao hơn)
 Có bước sóng trung tâm ở khoảng 1500 ~ 1520 nm
1.3 Card HUB
1.3.1 Card SFMA-CDC1 (Switch Hub)
Trong cấu hình HUB, một card WSS HUB Switch (SFMA-CDC1) đòi hỏi phải trang bị
cho mỗi hướng kêt nối WDM. Nó không sử dụng trong ứng dụng Non-HUB.
Hình bên là mặt trước card WSS HUB Switch. Hai cánh cửa bằng plastic trong suốt ở mặt
trước panel mở ra cho phép giao tiếp với các connector quang (đầu LC). Các connector phía sau
cửa bên phải được đánh nhãn từ
PORT OUT-1 tới PORT OUT-6. Các connector phía sau cửa bên trái được đánh nhãn từ
PORT OUT-7 tới PORT OUT-10 và OPT IN. Các connector PORT OUT được sử dụng để đưa
các tín hiệu quang tới các card WSS Core Switch hỗ trợ cho các WDM facility khác có từ HUB
node. Connector OPT IN nhận tín hiệu quang từ card khuếch đại quang APMA-xxC1/U1 (ở bộ
phận chức năng Preeamplifer).
Đặc điểm:
Card có các đặc điểm sau:
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 3

 Chuyển mạch lựa chọn bước sóng (1x10)
 Port giao tiêp đầu vào bằng tín hiệu quang
 10 port ra bằng tín hiệu quang
 Hỗ trợ download Firmware

 Sơ đồ khối chức năng

Hình 1.1: Sơ đồ khối card WSS Hub Switch

Card WSS Hub Switch nhận tín hiệu WDM vào từ khối tiền khuếch đại của card khuếch
đại và chuyển mạch tín hiệu ra 10 kênh với mỗi kênh là một bước sóng đơn hoặc là một nhóm
bước sóng. Khi các bước sóng không được chọn để rớt ra trên các port thì khối WSS có chức
năng khóa tất cả các bước sóng đó.
Chức năng dò công suất giám sát mức công suất 10 kênh và báo cáo trở lại khối chức năng
điều khiển. Nếu công suất của một kênh xuống dưới mức cho phép, card WSS Hub Switch
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 4

SFMA-CDC1 sẽ xuất hiện cảnh báo trên kênh đó. Chức năng này củng thực hiện cân bằng công
suất vì thế tín hiệu đó đầu ra nằm tại mức thích hơp.
10 tín hiệu được truyền qua cổng LC trên bề mặt phía trước. Từ đó mỗi một tín hiệu được
truyền tới một Card WSS Core Switch SFMA-CMC1 cung cấp thêm vào tín hiệu WDM được
tạo bởi nút Hub.
Card WSS Hub Switch(SFMA-CDC1 thực hiện chức năng nhớ và điều khiển bằng cách lọc
các bước sóng quang từ tín hiệu WDM đầu vào. Card WSS Hub Switch SFMA-CDC1 cung cấp
giám sát, cân bằng công suất và điều khiển các kênh bước sóng chuyển tiếp. Nó giám sát chỉ
tiêu chất lượng hệ thống, đưa ra cảnh báo và nhiệm vụ điều khiển. Khối này liên hệ với các khối
khác và card xử lý thông qua giao diện phía sau.
1.3.2 Card MCMA-RCS1
Card OSC HUB interconnect (MCMA-RCS1) cung cấp chức năng thu phát Ethernet và
định tuyến lên đến 8 hướng kết nối OSC. Một card được sử dụng cho mỗi hướng WDM được
kết nối bởi HUB. Mỗi card OSC HUB làm việc với 1 card thành viên OSC (SCMA-SCC4).
Card OSC HUB nhận dữ liệu Ethernet từ card OSC (SCMA-SCC4) và phân tích địa chỉ gói dữ
liệu.

Data sử dụng cho các hướng WDM khác được tách ra và gửi tới card OSC HUB (MCMA-
RCS1) được thiết lập cho hướng đó qua một kết nối Ethernet ở sau lưng giá máy.
Card OSC Hub MCMA-RCS1 không cung cấp dòng lưu lượng tải trọng. Nó cung cấp chức
năng thu phát và định tuyến cho dữ liệu Ethernet truyền trong kênh giám sát quang (OSC).
Kênh OSC là kênh bước sóng nằm ngoài dải mang dữ liệu kênh dịch vụ Ethernet trên nền
SONET giữa các NE.
Chức năng bộ thu phát Ethernet trên card OSC Hub (MCMA-RCS1) nhận dữ liệu Ethernet
chuẩn 10Base-T từ card OSC Hub (MCMA-RCS1) thông qua cổng kết nối nằm phía sau Shelf.
Bộ thu phát Ethernet xử lý mào đầu và giám sát dữ liệu Ethernet trên mỗi đường kết nối. Các
gói Ethernet được định tuyến tới khối chức năng điều khiển Ethernet.
Khối điều khiển Ethernet kiểm tra địa chỉ gói dữ liệu và sau đó gửi tới khối chức năng xử lý
kênh bước sóng hoặc là tới khối chức năng thu phát tương thích. Địa chỉ gói dữ liệu tới card
OSC của đường WDM khác thì được gửi tới khối thu phát cho cổng tương thích để truyền tới
card OSC Hub (MCMA-RCS1) cho đường kết nối đó. Các gói cho card OSC (SCMA-SCC4) kề
cận của card OSC Hub (MCMA-RCS1) thì được chuyển tiếp tới khối chức năng xử lý kênh
bước sóng.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 5

Chức năng xử lý kênh bước sóng tạo ra chuỗi Ethernet sẽ kết hợp vào truyền kênh OSC cho
đường WDM này được thực hiện bởi card OSC (SCMA-SCC4).
Chức năng giao diện OSC gửi và nhận chuỗi Ethernet thông qua cổng kết nối phía sau tới
card OSC (SCMA-SCC4).
Card OSC Hub (MCMA-RCS1) có độ rộng đơn, độ cao một nửa và được gắn tại khe 10 và
12 của Oftical shelf. Card OSC Hub (MCMA-RCS1) chỉ được yêu cầu cho các NE có cấu hình
HUB.
1.3.3 Card Broadcast HUB interconnect (SFMA-BHB2)
Các Card Broadcast HUB (SFMA-BHB2) được sử dụng trong ứng dụng Hub cấu hình
Core, một card Broadcast HUB được yêu cầu cho mỗi hướng quang WDM trực tiếp. Card này

cung cấp một hub định tuyến tới 8 bản sao của tín hiệu WDM quang đa bước sóng đầu vào. Các
bản sao của tín hiệu WDM đó được định tuyến tới card WSS Core Switch SFMA-CMC1 để
lồng vào với những tín hiệu WDM khác được cung cấp bởi node Hub.
Mặt trước card có các giao tiếp quang LC được đánh nhãn PORT OUT và PORT IN. PORT
OUT dùng để gửi tín hiệu tới card WSS Core Switch còn PORT IN nhận tín hiệu WDM từ
khối tiền khuếch đại trên card khuếch đại APMA-xxC1/U1.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 6



Hình 1.2: Sơ đồ khối card Broadcast Hub SFMA-BHB2
Card Broadcast HUB nhận tín hiệu WDM từ bộ tiền khuếch đại trên card khuếch đại và
phân chia tín hiệu đa bước sóng WDM đầu vào làm 8 bảng sao hoàn toàn giống nhau và chuyển
đến các card WSS Core Switch trong cấu hình Hub nhiều hướng quang.
Chức năng dò công suất giám sát mức công suất 8 kênh và báo cáo trở lại khối chức năng
điều khiển. Nếu công suất của một kênh xuống dưới mức cho phép, Card Broadcast HUB sẽ
xuất hiện cảnh báo trên kênh đó.
1.4 Card WSS Core Switch ( SFMA-CMC1)
Áp dụng cho các cấu hình Core, 40-Ch Small, ETSI.
Card WSS Core Switch có 9 port quang input và 1 port quang output. Mỗi inputport có thể
sử dụng cho tín hiệu quang 1 bước sóng đơn lẻ hoặc tín hiệu quangđa bước sóng (có thể lên
đến 40 bước sóng). Mỗi port quang input có thể nhậntín hiệu WDM từ bộ preamplifier để quản
lý các pass-through traffic, và 8 portquang input còn lại dùng cho tín hiệu quang đơn bước sóng
hoặc đa bước sóng.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 7


Card WSS core Switch sau đó sẽ chọn các bước sóng từ các port input này để truyền ra
port output. Chú ý từng bước sóng nhận được từ những port input này sẽ có thể được chọn để
pass-trough qua card này cũng như có thể khóa chúnglại.
Card WSS Core Switch có bộ làm suy giảm mức quang cho từng bước sóng khác nhau
(VOA), nó còn có chức năng cân bằng mức quang cho tất cả các bước sóng do đó khi từng
bước sóng đi vào bộ postamplifier đều có cùng mức công suất. Bộ VOA còn có tính năng
preemphasis (ví dụ :để làm mất độ nghiêng khuếch đại của bộ khuếch đại đường dây).



Hình 1.3: Sơ đồ khối card WSS Core Switch SFMA-CMC1
Card WSS Core Switch cung cấp bộ suy hao quang biến đổi (VOA) riêng lẻ cho các bước
sóng.Chức năng VOA sẽ làm cân bằng công suất cho tất cả bước sóng vì thế mỗi bước sóng ra
bộ khuếch đại hướng phát với mức công suất cố định như nhau.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 8

Mặt trước card WSS Core Switch có các cổng PORT IN-1 đến PORT IN-6 ở phía bên
phải, ở phía bên trái PORT IN-7 đến PORT IN-9 và cổng OPT OUT. PORT IN dùng để nhận
tín hiệu quang đa bước sóng vào từ card MUX/DEMUX hoặc là từ card WSS HUB Switch.
PORT IN-9 nhận một nhóm tín hiệu từ khối chức năng tiền khuếch đại trên card khuếch đại
APMA-xxC1/U1. Cổng OPT OUT dùng để truyền tín hiệu quang tới mạng lưới thông qua khối
khuếch đại hướng phát trên card khuếch đại APMA-xxC1/U1.
Các tín hiệu vào được định tuyến tới khối giám sát công suất để giám sát mức công suất
của chín cổng tín hiệu vào thông báo trở lại khối chức năng điều khiển. Chức năng này cũng
thực hiện việc cân bằng công suất vì thế các bước sóng được kết hợp dễ dàng trong khối WSS.
Nếu bất kỳ bước sóng nào có công suất xuống dưới ngưỡng, card Wss Core Switch sẽ xuất hiện
cảnh báo tương ứng.
Tín hiệu sau khi được cân bằng công suất sẽ được định tuyến tới khối WSS, khối này sẽ

kết hợp các bước sóng cho phù hợp với người dùng và khóa bất kỳ bước sóng nào không được
sử dụng. Khối WSS cũng chỉnh sửa các kênh bước sóng để cân bằng tín hiệu đầu ra bằng cách
dùng sự hồi tiếp nhận từ khối giám sát kênh quang.
1.5 Card Mux/Demux
1.5.1 Card MDMA-RMC1 (Mux/Demux)
Card Mux/Demux (MDMA-RMC1) có ghép và tách các kênh quang cho phần tử mạng
chuyển mạch mang tính lựa chọn bước sóng (WSS) của hệ thống FLASHWAVE 7500. Nếu
công suất quang xuống dưới mức cài đặt cho bất cứ kênh quang đơn lẻ nào, card MDMA-
RMC1 sẽ đưa ra cảnh báo tương ứng.Áp dụng cho các cấu hình Core, 40-Ch Small, ETSI.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 9


Hình 1.4: Sơ đồ khối chức năng card Mux/Demux MDMA-RMC1
Hướng ghép bước sóng: Card Mux/Demux MDMA-RMC1 nhận các kênh bước sóng
từ khối LAM thông qua 5 kết nối MPO nằm phía trước mặt card. Các tín hiệu này được truyền
trong 5 sợi MPO gắn lên nó tới 40 sợi cáp riêng biệt vào khối giám sát công suất. Sau khi qua
bộ giám sát công suất, các tín hiệu được ghép thành một tín hiệu quang WDM đa bước sóng
đơn. Sau đó tín hiệu được truyền tới card khuếch đại thông qua cổng LC phía trước mặt card.

Hướng giải ghép: Tín hiệu WDM nhận từ khối tiền khuếch đại trên card khuếch đại
thông qua cổng OPT IN trước mặt card và thực giải ghép thành 40 kênh bước sóng riêng lẻ sau
đó được đưa tới khối giám sát công suất của toàn bộ 40 bước sóng. 40 bước sóng tín hiệu băng
tần hẹp được truyền tới 5 đầu nối cáp MPO đưa tới khối LAM và phân chia đến các card
transponder hoặc Muxsponder.
 Đặc điểm
Card Mux/Demux (MDMA-RMC1) có đặc điểm sau:
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương


Thiết bị Fujitsu 10

 Tách biệt tín hiệu quang tổng 40-bước sóng WDM thành 40 kênh bước sóng riêng lẻ.
 Giám sát mức quang cho từng kênh quang đầu ra riêng lẻ.
 Giám sát mức quang cho từng kênh quang đầu vào riêng lẻ.
 Ghép quang 40 kênh bước sóng riêng lẻ thành 1 tín hiệu WDM tổng.
 Hỗ trợ download Firmware (phiên bản 2 hoặc cao hơn).
1.5.2 CARD MUX/DEMUX SFMA-RDC1 (2D-ROADM)

Hướng ghép bước sóng: Card SFMA-RDC1(2D-ROADM) nhận các bước sóng từ khối
LAM thông qua 5 kết nối MPO nằm phía trước mặt card và đưa vào khối chuyển mạch (1x2)
sau đó thực hiện ghép các bước sóng thành một tín hiệu quang WDM đa bước sóng. Sau đó tín
hiệu được truyền đến bộ khuếch đại.
Hướng giải ghép bước sóng: Card SFMA-RDC1(2D-ROADM) nhận tín hiệu WDM từ card
khuếch đại hướng thu thông qua cổng OPT IN ở mặt trước card và thực hiện giải ghép tín hiệu
WDM thành 40 bước sóng đơn lẻ rồi đưa tới khối LAM để tới khách hàng thông qua các 5 sợi
cáp MPO.

1.6 Card khuếch đại
1.6.1 Card khuếch đại Raman APMA-DRC1
Card khuếch đại Raman APMA-DRC1 nằm trong giá quang lõi của cấu hình ETSI và
khuếch đại tín hiệu vào WDM nhận được từ mạng.Card APMA-DRC1 là 1 bộ khuếch đại
Raman phân bố tự trang bị, tích hợp đầy đủ. Nó cho phép khuếch đại tín hiệu để bù suy hao trên
chặng dài (32 tới 41 dB) và kết hợp với các bộ khuếch đại EDFA của card APMA-ULU1 để
tăng độ lợi hệ thống. Bô khuếch đại Raman sử dụng sợi quang truyền tải như là phương tiện
khuếch đại bằng cách ghép một bước sóng bơm với bước sóng tín hiệu, do đó làm tăng độ dài
chặng quang nên ít sử dụng các trạm lặp hơn.
 Đặc điểm
Card APMA-DRC1 có cả preamplify và postamplify cho các tín hiệu add và drop to /from
card OLC được lắp trong optical shelf. Card khuếch đại Raman APMA-DRC1 có các đặc điểm

sau:
 Chức năng điều khiển Module DRA
 Chức năng điều khiển độ lợi DRA
 Chức năng shutdown công suất tự động (APSD)
 Chức năng thu thập và phát hiện cảnh báo
 Hỗ trợ download Firmwar.
 Sơ đồ khối chức năng

Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 11


Hình 1.5 :Sơ đồ khối chức năng của card APMA-DRC1

 Đường đi của tín hiệu
Card APMA-DRC1 khuếch đại tín hiệu mạng thu được qua port OPT IN.Tín hiệu sau đó
được pass-through tới card khuếch đại APMA-ULU1. Một tín hiệu kênh quang phụ ngoài băng
sóng (OAC) được tách ra từ tín hiệu vào được xử lý bởi bộ OAC và sau đó được kết hợp với tín
hiệu ra được truyền ra ngoài mạng. Tín hiệu được khuếch đại bởi card APMA-ULU1 được gửi
tới port GEQ IN, ở đó công việc cân bằng độ lợi (GEQ) được áp dụng trước khi đưa tín hiệu
này quay trở lại card khuếch đại APMA-ULU1 (qua module bù tán sắc DCM, nếu có sử dụng
bù tán sắc). Chức năng khuếch đại quang bằng vật liệu bán dẫn (SOA) sẽ khuếch đại (boost) tín
hiệu OSC lấy từ card OSC và đưa nó ra ngõ ra OSC OUT để trở lại card khuếch đại APMA-
ULU1 ở port OSC IN.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 12



1.6.2 Card khuếch đại thông thường APMA-XXU1
Card khuếch đại thông thường có tên là APMA-xxU1 dùng để Preamplifier và Postamplifier
tín hiệu WDM. Nó còn cho phép nâng cấp node ILA đang in-service lên thành node ROADM.
Nó còn hỗ trợ chức năng cho kênh OSC. Phía thu sẽ tách kênh OSC ra từ tín hiệu vào
WDM. Tín hiệu OSC được đưa tới connector OSC OUT để tới card OSC. Phía phát sẽ nhận tín
hiệu OSC từ card OSC và thực hiện ghép bước sóng quang nó với tín hiệu WDM trước khi
truyền ra mạng WDM.
 Các loại card khuếch đại
Card khuếch đại thông thường có tên là APMA-xxU1 có 2 loại card hỗ trợ các tổ hợp
khác nhau của hai bộ Preamplifier và Postamplifier: Long Reach (LR) và Ultra- Long Reach
(ULR).





Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 13


Hình 1.6: Sơ đồ khối chức năng của card APMA-M2U1
 Tiền khuếch đại đơn tầng hướng thu (APMA-M2U1)
Card khuếch đại thu tín hiệu WDM từ mạng thông qua connector OPT IN ở mặt trước card.
Công suất quang được giám sát và điều chỉnh tự động nhờ các suy hao thay đổi (VOA) bên
trong card. Tín hiệu sau khi điều chỉnh công suất được đưa đến khối DCF để thực hiện bù tán
sắc trước khi trở về lại card khuếch đại. Sau khi trở về card, tín hiệu được phân chia nhờ bộ
splitter để tách tín hiệu ngoài band OSC. Tín hiệu OSC này được định tuyến đến card SCMA-
SCC4 thông qua connector OSC OUT ở mặt trước của card.
Tín hiệu WDM còn lại sau khi phân chia được đưa đến bộ tiền khuếch đại rồi phân chia

thành 3 tín hiệu RAMP OUT để đến các khối khác nhau tùy vào từng ứng dụng.
 Tiền khuếch đại đơn tầng hướng phát (APMA-M2U1)
Card khuếch đại thu tín hiệu phát WDM từ card WSS Core Switch trong các cấu hình Core,
Small và ETSI (40-Ch WSS) hoặc từ card Mux/Demux trong cấu hình Small (32-Ch) hoặc từ
card SFMA-RDC1 (2D-ROADM) cho các ứng dụng 2D-ROADM trong cấu hình Core thông
qua ngõ TAMP IN-1 ở mặt trước card. Tín hiệu này được đưa đến bộ khuếch đại hướng phát
(postamplification) để khuếch đại và chuyển đến OSC coupler để kết hợp với tín hiệu OSC
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 14

ngoài band thu được từ card OSC SCMA-SCC4 thông qua OSC IN ở mặt trước card. Sau đó tín
hiệu WDM sẽ được phát ra mạng thông qua connector OPT OUT.

Hình 1.7: Sơ đồ khối chức năng của card APMA-ULU1
 Tiền khuếch đại hai tầng hướng thu: (APMA-ULU1)
Card khuếch đại thu tín hiệu WDM từ mạng thông qua connector OPT IN ở mặt trước
card. Công suất quang ngõ vào sẽ được giám sát và điều chỉnh tự động bằng cách sử dụng các
VOA và bộ giám sát công suất. Tín hiệu sau khi được điều chỉnh sẽ chuyển đến bộ chia để trích
xuất tín hiệu ngoài băng OSC và chuyển đến card OSC thông qua ngõ OSC OUT. Tín hiệu
WDM còn lại sau phân chia sẽ chuyển đến bộ tiền khuếch đại để khuếch đại tín hiệu rồi đưa đến
khối bù tán sắc DCM. Sau khi được bù tán sắc, tín hiệu sẽ trở về card khuếch đại và được phân
chia thành 3 ngõ RAMP OUT. Các tín hiệu sẽ được chuyển đến các card khác nhau tùy theo
ứng dụng của hệ thống.
Chức năng tiền khuếch đại cũng cung cấp các kết nối giám sát tín hiệu thông qua các ngõ
RAMP MON 1 (tầng thứ nhất) và RAMP MON 2 (đại tầng thứ 2).
 Tiền khuếch đại hai tầng hướng phát: (APMA-ULU1)
Card khuếch đại thu tín hiệu phát WDM từ card WSS Core Switch trong các cấu hình Core,
Small và ETSI (40-Ch WSS) hoặc từ card Mux/Demux trong cấu hình Small (32-Ch) hoặc từ
card 2D-ROADM trong ứng dụng 2D-ROADM của cấu hình Core thông qua ngõ TAMP IN-1

Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 15

ở mặt trước card. Tín hiệu này được đưa đến bộ khuếch đại hướng phát (postamplification) để
khuếch đại và chuyển đến OSC coupler để kết hợp với tín hiệu OSC ngoài band thu được từ
card OSC SCMA-SCC4 thông qua OSC IN ở mặt trước card. Sau đó tín hiệu WDM sẽ được
phát ra mạng qua ngõ connector OPT OUT.
Chức năng khuếch đại hướng phát cũng cung cấp ngõ giám sát công suất TAMP MON ở
mặt trước card.

1.7 CARD UNIVERSAL 10G TRANSPONDER IFMA-UXCX
 Các đặc điểm và chức năng của card IFMA-UXCX
Card Universal 10G Transponder có hai loại là độ rộng đơn (IFMA-UxC1) và độ rộng gấp
đôi (IFMA-UxC2). Trong đó card (IFMA-UxC2) được làm theo kỹ thuật đánh giá liên tục độ
chính xác ở mức cao nhất (MLSE) tại modul quang băng tần hẹp. Sự tiên tiến của kỹ thuật
MLSE này là hạn chế tán sắc màu và tán sắc phân cực.
Card IFMA-UXCX cung cấp tín hiệu giao tiếp khách hàng OC192/STM64, 10GbE LAN
hoặc cổng 10GbE WAN và cũng thực hiện giám sát chỉ tiêu hệ thống trên tín hiệu khách hàng.
Tín hiệu khách hàng sau đó được sắp xếp lại tương thích với tín hiệu nhánh quang băng tần hẹp.
Tín hiệu nhánh quang (OT) được đóng gói mào đầu theo chuẩn ITU G709.
Card Universal 10G Transponder cung cấp bộ chia và chuyển mạch lựa chọn quang để
chuyển mạch bảo vệ trên đường tín hiệu OT.
Với hướng ngược lại, tín hiệu nhánh quang (OT) được giải ghép và tín hiệu khách hàng
được tách ra và truyền về phía mạng khách hàng.
Mỗi card Universal 10G Transponder thích ứng với tín hiệu đa bước sóng 40 kênh cộng
thêm 48 kênh phụ trong ứng dụng MOS-88 (88 kênh).
1.8 CARD MUXPONDER
1.8.1 IFMA- 8TC, card STM-16/OC-48 Muxponder
 Các đặc điểm và chức năng Card IFMA-8TCx

Card IFMA-8TCx cung cấp giao diện SONET và giám sát giá trị PM lên tới bốn tín
hiệu OC-48/STM-16. Card IFMA-8TCx ghép các tín hiệu này lại và lắp vào một tín hiệu
kênh quang 10.7G đơn (OCH107 theo tiêu chuẩn ITU-T G709).
Card IFMA-8TCx cũng cung cấp bộ chia quang và bộ chuyển mạch lựa chọn bước
sóng dùng để bảo vệ kênh quang.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 16

Bề mặt trước Card IFMA-8TCx có các connector gán nhãn NTWK IN-1, NTWK
OUT-1, NTWK IN-2, NTWK OUT-2 và có các connector để gắn các module SFP được
gán nhãn TRIB1, TRIB2, TRIB3, TRIB4. Mỗi cổng khách hàng dùng với một module SFP,
Card IFMA-8TCx cung cấp 4 SFP để cung cấp chức năng thu phát cho 4 tín hiệu khách
hàng.



Hình 1.27. Sơ đồ khối chức năng card OC-48 Muxponder IFMA-8TCx
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 17


Hình 1.8: Sơ đồ khối chức năng card OC-48 Muxponder IFMA-8TCx MLSE
1.8.2 IFMA-QMC1 (4:1 10G Muxponder Unit)
Card IFMA-QMC1 hỗ trợ ghép bốn luồng OC-192/OCH107/10 GbE bằng cách sử
dụng giao diện XFP 10G để hình thành tín hiệu quang 40G ( OCH430).
ở hướng thu, bước sóng được chuyển đổi thành tín hiệu điện và được giải điều chế sau đó
được đưa ra mạng khách hàng.
Bộ 4:1 Muxponder cung cấp bộ chia quang và chuyển mạch lựa chọn quang để hỗ trợ

Och_DPRING.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 18

Hình 1.9: Sơ đồ khối chúc năng card IFMA-QMC1

1.9 KHỐI TRUY NHẬP BƯỚC SÓNG IPMA-LAM5
Cung cấp 8 port dùng để truy nhập hai chiều cho 4 bước sóng để bảo vệ trib hoặc truy nhập
một chiều cho 8 bước sóng quang.
Khối IPMA-LAM5 cung cấp các cổng LC để truy nhập tới 8 tín hiệu được mang bởi sợi
cáp MPO.
- 8 kết nối phát từ card MDMA-RMC1 (Mux/Demux)
- 8 kết nối thu tới card MDMA-RMC1 (Mux/Demux)
- 4 cặp phát và thu để cung cấp bảo vệ trib cho FLASHWAVE LIGTHGUARD
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 19


Từ kết nối MPO, tín hiệu được tách ra thành 8 port, PORT1 đến PORT8, những port này
cung cấp 4 sợi phát và 4 sợi thu để tạo 4 port hai chiều khi dùng với card IFMA-LGB1
(LIGTHGUARD) hoặc là 8 port đơn một chiều để kết nối tới card Mux/Demux MDMA-RMC1.
2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG FW 4570
2.1 Tổng quan
Một NE FW 4570 có thể gồm các card sau: 02 card điều khiển hệ thống - SC card (System
Controller), 01 card giao tiếp hệ thống – SI(System Interface), 02 khe gồm quạt làm mát, 02 khe
chứa card kết nối chéo bậc cao HOCC (High Order Cross – Connec), 09 khe chứa card tốc độ
cao HS (High Speed), 05 card tốc độ cao và DS3/STM – 1E (HS/E), 05 khe hỗ trợ tốc độ cao và
E1/STM – 1E (HS/E1), và 09 khe có thể gắn card giao tiếp I/O.


Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 20

2.2 SC card
Card SC giữ vai trò card điều khiển chính cho cả thiết bị FW 4570. Card SC là nơi lưu cấu
hình hệ thống, thực hiện giám sát cũng như khởi động cả hệ thống. Card SC được trang bị 1 thẻ
nhớ CF (Compact Flash). Tất cả dữ liệu, thông tin quản lý MIB, phần mềm và cấu hình hệ
thống được lưu giữ trong bộ nhớ không xóa được, đặc điểm này giúp hệ thống nhanh chóng
được khôi phục trong trường hợp mất nguồn, NE hỏng hoặc thay thế card bằng card mới.
2.3 SI Card
Chức năng cơ bản của card SI:
- Cung cấp giao tiếp cho ứng dụng nhập như FLEXR L và FLEXR C R3
- Giao tiếp đồng bộ
- Các cảnh báo ngoài, ACO, SUP và một số port hỗ trợ quản lý các shelf mở rộng.
2.4 Card Cross – Connect
CC card được chia làm 2 loại chính: HOCC và LOCC
Đứng trên phương diện lý thuyết cả 2 loại cacrd HOCC và LOCC làm việc cùng nhau và
nằm trên 1 card CC
HoCC card có ma trận chuyển mạch cấp cao lên đến 340Gbps thực hiện kết nối bên trog các
AU4 giữa các tín hiệu SDH với Ethernet. HOCC hỗ trợ kết nối ở các cấp kết nối như VC-4,
VC-4-4c, VC-4-16c và VC-4-64c.
LOCC card có ma trận chuyển mạch cấp thấp 20Gbps thực hiện kết nối bên trong các TU-
12s và TU-3s giữa các tín hiệu SDH với các tín hiệu SDH với Ethernet. LOCC hỗ rợ kết nối ở
các mức như VC-12 và VC-3.
Hệ thống FW4570 có thể trang bị hai card LOCC để nâng dung lượng lên 40Gbps. Việc
nâng cấp từ 20Gbps lên 40Gbps có thể thực hiện mà không gây mất liên lạc
2.5 SDH Card
2.5.1 2xSTM – 64 card

Card 2xSTM – 64 hỗ trợ tối đa 2 luồng 9.95Gps, sử dụng 02 XFP được phân loại như sau:
- I – 64.1 XEP: 1310nm, 2km, dung cho sợi quang G.652
- S- 64.2b XEP: 1550nm, 40km, dung cho sợi quang G.652
- L – 64.2c XEP: 1550nm, 80km, dung cho sợi quang G.652
Có thể sử dụng đồng thời cả 3 loại XFP cho cùng một card.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 21

Card 2xSTM – 64 hỗ trợ cơ chế bảo vệ sau: 2 – fiber MS – SPRing; 1 +1 MSP; 1:N MSP;
SNCP

2.5.2 8xSTM – 16 card
Card 8xSTM – 16 cung cấp 08 luồng tín hiệu 2.5G với các cự ly phụ thuộc vào loại SFP như
sau:
 S-16 SFP:1310 nm, khoảng cách 15km, sử dụng sợi quang G652.
 L-16 SFP, 1310 nm, khoảng cách 40km, sử dụng sợi quang G652.
 L-16.2 SFP:1310 nm, khoảng cách 80km, sử dụng sợi quang G652/G654.
 L-16 .3SFP, 1550 nm, khoảng cách 80km, sử dụng sợi quang G653.
 V-16.2 SFP, 1555.75 nm, khoảng cách 120km, sử dụng sợi quang G652 với card khuếch
đại quang Booster BOA 13db.
 U-16.2 SFP, 1555.75 nm, khoảng cách 160km, sử dụng sợi quang G652 với card khuếch
đại quang Booster BOA 18db.
 V-16.2 SFP, 1555.75 nm, khoảng cách 120km, sử dụng sợi quang G652 với card khuếch
đại quang Booster BOA 18db và bộ tiền khuếch đại POA
 Các cơ chế bảo vệ
- 2F MS-SPRing
- 1+1 MSP
- 1:N MSP
- SNCP

2.5.3 8XSTM-4/1 Card
Card 8XSTM-4/1 có thể cung cấp tối đa 8 STM-4 hoặc 8 STM-1 quang điện
Tương tự card 8XSTM-16, card 8XSTM-4/1 có thể được trang bị với các loại SFP khác
nhau, tùy thuộc vào khoảng cách đường truyền để chọn loại SFP thích hợp
Đối với tín hiệu STM-1 điện, phải sử dụng SFP điện kết hợp với đầu nối DIN 1.0/2.3 75
ohm
2.5.4 8XSTM-4-1E (W/P) và I/O card
Sử dụng card 8xSTM1E (W/P) kết hợp với card giao diện I/O có thể cung cấp 8 tín hiệu
STM-1
Các cơ chế bảo vệ card 8xSTM-1:1+1 MSP, 1:N MSP và SNCP.
Báo cáo thử việc Nguyễn Thanh Phương

Thiết bị Fujitsu 22

2.6 CẤU TRÚC BẢO VỆ
Ngày nay càng có nhiều sự cố, nên việc thiết lập bảo vệ để đảm bảo thời gian mất liên lạc
xuống mức thấp nhất. Đặc tính bảo vệ của hệ thống FW 4x tuân theo quy luật ITU-T
Chuyển mạch bảo vệ:
- FW 4570 hỗ trợ các chức năng chuyển mạch sau:
- Chuyển mạch bảo vệ mạng chia sẻ 2-Fiber (MS_SPRING) trên STM-4 (N=4,16,64).
- Chức năng bảo vệ lưu lượng trên lớp thiết bị ghép kênh STM-N (linear MSP).
- Chức năng bảo vệ kết nối mạng con (SCNP) trên đường VC-16c, VC-4c, VC-4, VC-12
và VC-3.
2.6.1 Chuyển mạch bảo vệ mạng chia sẻ 2-Fiber (MS_SPRING)
2-Fiber (MS_SPRING) là chuyển mạch mạng 2 hướng, điều kiện bình thường trong 1 node
lưu lượng cả 2 hướng được thiết lập giống nhau. Khi đường làm việc bị hỏng, lưu lượng sẽ
chuyển sang đường bảo vệ. Khi cấu hình phần tử mạng mà có sự thay đổi đặc biệt, một giao
thức chuyển mạch bảo vệ tự động được yêu cầu.
Trong chế độ chuyển mạch bảo vệ “revetive”, nếu xảy ra chuyển mạch bảo vệ do đường
làm việc bị lỗi, nếu lỗi này được khắc phục thì ngay lập tức hệ thống sẽ tự dộng chuyển mạch

trở về đường dẫn gốc.
- Đặc tính bảo vệ MS_SPRING
- Giao tiếp hỗ trợ STM-64, STM-16, STM-4
i. Cấu trúc bảo vệ chia sẻ 2 fiber

×