Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-THIẾT BỊ PHÂN TÁN Nguyên lý và điều kiện vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.8 KB, 14 trang )

SAIGONPAPER CORP.| 1


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Thiết bị phân tán
Nguyên lý và điều kiện vận hành

I. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Thiết bị phân tán nóng bao gồm tác động cơ khí, diễn ra ở nhiệt độ cao, nồng độ cao và
với kỹ thuật phù hợp để truyền năng lượng tới bột. Cần nhấn mạnh rằng thiết bị phân tán
không loại bỏ các tạp chất. Chúng chỉ phá vỡ các hạt có kính thước lớn nhờ những lực tác
động mạnh lên xơ sợi và tạp chất. Kết quả là phân tán nhỏ và đều các tạp chất không mong
muốn. Ở điều kiện này, các tạp chất, hạt mực còn gắn trên xơ sợi được tách ra khỏi xơ sợi và
được loại bỏ ở các quá trình tiếp theo.
Những thiết bị quan trọng của giai đoạn phân tán là máy cô đặc, vít ép, gia nhiệt bằng hơi
nước. Hệ thống phân tán có thể hoạt động ở áp suất thường hoặc áp suất cao (áp suất cao
có lợi trong tách mực và sticky ở một vài loại giấy). Vít ép chuyển bột tới thiết bị gia nhiệt và
giúp giảm tổn thất áp suất cũng như tổn thất hơi.

Bảng sau liệt kê tác động của thiết bị phân tán lên xơ sợi và các tạp chất:
SAIGONPAPER CORP.| 2


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Loại giấy
Giấy
báo
Giấy
SC
Giấy
tráng


nhẹ
Giấy
tissue
Giấy
Test -
liner
Giấy
hòm
hộp
Giấy
sóng
Đốm bẩn &
phân tán sticky
X
X
X
X
X
X
X
Phân tán sáp




X
X
X
Phân tán lớp
tráng


X
X
X


X
Tách mực
X
X
X
X


X
Trộn hóa chất
tẩy
X
X
X
X


X
Tăng độ bền

X
X
X
X

X

Tăng độ xốp



X

X

Diệt khuẩn



X
X
X

Hai công nghệ phân tán chính là: phân tán tốc độ cao và phân tán tốc độ thấp.
1. Thiết bị phân tán tốc độ cao
Phân tán tốc độ cao diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (ít hơn 1 giây), tác động cơ học
lên một lượng nhỏ xơ sợi với một lực cắt lớn ở khoảng hẹp giữa 2 đĩa có tốc độ cao. Tốc độ
khoảng 1.000 - 3000 vòng/phút (thông thường trong khoảng 1.200 - 1.800 vòng/phút). Tác
động hiệu quả phân tán chủ yếu là tác động của bề mặt đĩa lên tạp chất hoặc hạt mực.
Phân tán tốc độ cao (phân tán đĩa) được phát triển từ máy nghiền cho bột cơ và bột nhiệt
cơ với các đĩa có thanh nghiền bằng cách áp dụng công nghệ deflaker nồng độ cao với đĩa có
răng nghiền. Máy phân tán nồng độ cao được minh họa như hình sau:

Thiết bị bao gồm một đĩa stator và một đĩa rotor. Bột được đưa vào trung tâm và dưới tác
động của lực ly tâm, bột văng ra ngoài đi qua khe hở giữa rotor và stator. Tiếp xúc với rotor

làm tăng chuyển động của bột trong khi tiếp xúc với stator làm chậm chúng lại. Tác động gây
ra bởi sự chênh lệch tốc độ tạo ra lực cắt và phân tán. Hai loại đĩa thông dụng là:
SAIGONPAPER CORP.| 3


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
 Thiết kế kim tự tháp (các răng xen kẽ), bột bị ép ra ngoài qua khe nhỏ ở giữa các
răng.
 Thiết kế thanh (thanh thô hoặc thanh mịn), bột được ép ra ngoài qua vùng lực cắt cao
giữa các đĩa.
Một vài thiết bị phân tán tốc độ cao có thể được trang bị với các dạng răng nghiền hoặc
thanh nghiền khác nhau. Một số khác hoạt động ở nồng độ trung bình (15%). Các máy
nghiền ở nồng độ thấp (5%) cũng có tác động giảm đốm bẩn.
Hãng Sunds Defibrator mới đây đã đưa ra loại thiết bị phân tán tốc độ cao dạng côn. So
với thiết bị dạng đĩa có cùng đường kính ngoài, thiết bị dạng côn có bề mặt tác động lớn hơn
do đó các tạp chất bị nhiều tác động chia cắt và phân rã thành hạt nhỏ hơn.
Metso Paper cũng chế tạo thiết bị phân tán dạng côn. Thiết bị này có thể sử dụng kiểu
răng nghiền khác nhau (dạng thanh răng hoặc thanh thẳng thường). Theo Heimonen, thiết bị
phân tán dạng côn cho phép dòng bột đi qua bề mặt tác động đều hơn. Lực ly tâm lên bột
giảm và có tác động xử lý bột.
Với cùng đường kính ngoài, dạng côn có bề mặt tác động lớn. Do đó năng lượng phân tán
được truyền qua bột đều hơn. Thiết bị phân tán nhiều đĩa cũng có bề mặt tác động lớn, tuy
nhiên việc điều khiển khoảng cách giữa các đĩa phức tạp hơn rất nhiều.
Aikawa phát triển một dạng đĩa mới ‘ConiDisc Dipserser’. Dạng này có bên trong là côn và
bên ngoại là đĩa. Vùng hoạt động của côn lớn hơn nhiều so với dạng đĩa. Do đó, thời gian lưu
trong vùng tác động lâu hơn.
Việc điều chỉnh năng lượng tiêu thụ của thiết bị phân tán nồng độ cao có thể bằng cách
điều chỉnh khoảng cách đĩa hoặc nồng độ bột. Nhiệt độ bột cũng là thông số rất quan trọng
ảnh hưởng đến năng lượng tiêu thụ. Thực tế, nhiệt độ cao cho phép vận hành với khoảng
cách đĩa nhỏ hơn, do đó, tác động lên tạp chất cao hơn, tạp chất bị phân tán nhỏ hơn.


SAIGONPAPER CORP.| 4


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
2. Thiết bị phân tán tốc độ thấp
Thiết bị phân tán tốc độ thấp kéo dài thời gian tác động (vài phút) lên một lượng lớn xơ
sợi, lực tác động ở mức độ trung bình. Tác động này xảy ra giữa khe hở khá lớn ở tốc độ
quay chậm của các thanh đánh bột. Tốc độ quay khoang 100 – 200 vòng/phút (một vài
trường hợp ngoại lệ hoạt động ở tốc độ cao hơn). Tác động phân tán chủ yếu nhờ lực ma sát
xơ sợi – xơ sợi.
Thiết bị phân tán tốc độ thấp có thể là thiết bị đơn trục hoặc 2 trục được thiết kế đặc biệt
cho phân tán nóng phát triển từ thiết bị trộn bột.
Thiết bị phân tán tốc độ thấp Shinhama được minh họa ở hình sau. Có 2 trục quay ở tốc
độ 95 vòng/phút và trục kia quay ở tốc độ 110 vòng/phút.


SAIGONPAPER CORP.| 5


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Một thiết bị khác "Frotapulper" trông giống như thiết bị phân tán tốc độ thấp nhưng lại
vận hành ở tốc độ 900 – 1.800 vòng/phút, thiết bị "Micar" (Black-Clawson) vận hành ở tốc độ
trung gian (400 - 500 vòng/phút).
Cửa thoát bột khống chế lượng bột có trong thiết bị. Bột được chuyển qua thiết bị với tốc
độ thấp. Sự khác biệt vận tốc dòng bột được tạo ra bên trong thiết bị. Sự khác biệt này gây
ra ma sát giữa xơ sợi và tạo ra tác động phân tán.
Thiết bị đánh bột nhẹ bao gồm chi tiết tách nước được minh họa ở hình vẽ, bao gồm 3
ống. Ở nửa đầu mỗi ống có một vít tải đẩy bột vào vùng đánh bột ở nửa ống sau. Thiết bị
này tăng thời gian xử lý bột. Mỗi ống có một motor riêng do đó chúng có thể được điều khiển

độc lập tùy theo chất lượng bột. Ở thiết bị này, không sử dụng hơi để gia nhiệt. Nhiệt độ
được tạo ra từ ma sát của bột và có thể đạt tới 900. Năng lượng tiêu thụ trong khoảng 40 -
80 kWh/T. Sự khác biệt là ở vùng thoát nước trong 2 ống đầu. Vùng thoát nước này có thể
tạo ra hiệu ứng rửa nhẹ các hạt mịn tạo ra trong quá trình phân tán.

II. ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH
Giai đoạn phân tán bột diễn ra sau thiết bị cô đặc bột. Có hai dạng thiết bị cô đặc là thiết
bị cô đặc dạng lưới đôi và thiết bị cô đặc dạng vít.
Vít gia nhiệt có thể được lắp đặt giữa thiết bị cô đặc và thiết bị phân tán. Thiết bị gia nhiệt
này là cần thiết khi hơi nước được sử dụng để tăng nhiệt độ bột tới mức yêu cầu. Hãng Voith
thiết kế một loại thiết bị phân tán cao tốc mà hơi gia nhiệt có thể sử dụng trực tiếp trong thiết
bị này. Ở thiết bị phân tán tốc độ thấp, hơi nước được đưa trực tiếp nên vít gia nhiệt là không
cần thiết.
Nồng độ bột trong thiết bị phân tán thường trong khoảng 25 - 30%, một vài thiết bị có
thể hoạt động ở nồng độ 35 - 40%. Tùy thuộc vào tính chất bột, một vài thiết bị được thiết
kế để hoạt động ở nồng độ trung bình.
Nhiệt độ hoạt động phụ thuộc vào yêu cầu phân tán và dao động trong khoảng rộng. Một
vài thiết bị phân tán tốc độ thấp vận hành mà không cần gia nhiệt. Trong trường hợp này,
nhiệt độ từ 40 - 60°C được sinh ra từ ma sát cơ khí trong thiết bị.
Trong phần lớn trường hợp nhiệt độ được nâng lên 90°C bằng hơi nước. Một vài thiết bị
phân tán hoạt động ở áp suất cao có nhiệt độ vận hành lên tới 150°C . Điều kiện này được sử
dụng trong nhà máy tái chế hộp để phân tán asphalt.
SAIGONPAPER CORP.| 6


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Cho cả 2 loại, năng lượng tiêu thụ trong khoảng 35 - 100 kWh/t, giá trị thường gặp là 60 -
80 kWh/t. Nhiều kỹ thuật khác nhau được sử dụng để điều chỉnh năng lượng tiêu thụ. Bao
gồm thay đổi áp suất cử xả, khoảng cách đĩa, nồng độ đầu vào…
Trong nhà máy khử mực, thiết bị phân tán có thể kết hợp với giai đoạn tẩy. Hóa chất tẩy

được bổ xung tại vít gia nhiệt hoặc đầu vào của thiết bị phân tán. Hóa chất tẩy sẽ được trộn
đều hoặc phản ứng trong đó. Tùy thuộc vào nhiệt độ và thiết bị, giai đoạn sau đó có thể có
thời gian lưu ngắn hoặc dài cho quá trình tẩy.
Thông thường, bột ra từ thiết bị phân tán tốc độ chậm không cần pha loãng. Nồng độ giai
đoạn tẩy chính là nồng độ vận hành của thiết bị phân tán. Bột ra từ thiết bị phân tán nồng độ
cao trong một số trường hợp cũng không cần pha loãng. Tuy nhiên thông thường bột được
pha loãng để dưa ra khỏi thiết bị. Trong trường hợp này, việc kéo dài giai đoạn tẩy là không
thể.

III. PHÂN TÁN TẠP CHẤT
Nhiều loại tạp chất có thể được phân tán bằng thiết bị phân tán tốc độ thấp hoặc tốc độ
cao. Chúng bao gồm bitumen, waxes, stickies, đốm, tàn mực hoặc tạp chất hot melt như keo
dán sách, keo dán thùng carton.
Giấy có sử dụng chất bền ướt cũng được ghi nhận. Cần lưu ý rằng thiết bị phân tán làm
nhỏ các tạp chất đến mức không nhìn thấy được, bột có vẻ sạch hơn, tuy nhiên các tạp chất
vẫn còn trong bột. Nếu chúng không được loại bỏ ở giai đoạn tiếp theo, những vấn đề vận
hành sẽ xuất hiện tại máy giấy.
1. Asphalt
Phân tán asphalt yêu cầu nhiệt độ cao, do đó thiết bị phân tán hoạt động ở áp suất cao
để đạt nhiệt độ 150°C. Cần chú ý nhiệt độ cao có thể làm giảm độ bền cơ lý của bột. Để thu
hồi giấy có chứa 2% bitumen, bột cần được gia nhiệt tới 85°C và được xử lý trong thiết bị
frotapulper với mức tiêu thụ 120 - 130 kWh/t .
Một vài trở ngại liên quan đến vấn đề dính trên lưới mền, lô sấy. Việc sử dụng sàng khe
hoặc lọc nhẹ được áp dụng để xử lý vấn đề.
2. Tạp chất hot melt
Thiết bị phân tán nóng dùng để kiểm soát tạp chất hot melt. Nhiệt độ cao làm giảm độ
nhớt và độ dính nội tại của tạp chất, do đó chúng dễ bị phân nhỏ dưới tác dộng của lực cắt.
Nhiệt độ yêu cầu tùy thuộc vào từng loại tạp chất. Bitumen yêu cầu nhiệt độ rất cao (thiết bị
SAIGONPAPER CORP.| 7



T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
vận hành ở áp suất cao). Chất dính hot melt được sử dụng để dán sách có nhiệt độ hóa dẻo
thấp được phân tán ở nhiệt độ thấp hơn trong áp suất thường. Sáp thậm chí có nhiệt độ hóa
dẻo thấp hơn và dễ được phân tán.
- Giấy và bìa tráng sáp

Tái sử dụng giấy tráng sáp thường có những vấn đề đốm trong. Phân tán nóng làm giảm
độ bền sơ xợi, tuy nhiên một giai đoạn nghiền nhẹ có thể lấy lại độ bền. Phân tán nóng giấy
tráng sáp làm tăng độ chống thấm cho giấy.
Giấy trắng có tráng sáp (thường có bền ướt) có thể được thu hồi bằng hệ thống tuyển nổi
thông thường với điều kiện tại hồ quậy thay đổi. Chất
lượng bột đạt cao.
- Giấy chứa keo hot melt dán sách

Một lượng nhỏ hot melt không được tách ra trong
quá trình thu hồi có thể được phân tán nhỏ ở nhiệt độ
100
o
C trong thiết bị phân tán tốc độ cao.
- Sticky

Để phân tán sticky, nhiệt độ cao thường được sử dụng. Phân tán tốc độ cao và tốc độ
thấp đều giảm diện tích sticky. Tuy nhiên, một nghiên cứu chỉ ra rằng phân tán tốc độ cao có
hiệu quả cao hơn nhiều so với phân tán tốc độ thấp. Nó đạt tới 65 -90 % diện tích sticky.
Thời gian lưu của bột trong thiết bị phân tán
lâu, nhiệt độ cao, khe phân tán nhỏ (với cùng
lượng điện năng tiêu thụ), có hiệu quả phân tán
cao hơn do tác động của thiết bị lên tạp chất mạnh
hơn.

Nồng độ bột cao và nhiệt độ cao cho hiệu quả
phân tán tốt. Tốc độ dài cao của máy phân tán cũng ảnh hưởng tốt. Tốc độ dài tối ưu trong
khoảng 50 - 60m/s cho hiệu quả tối ưu.
Một nghiên cứu sử dụng máy phân tán tốc độ thấp, với nhiều dạng sticky như acrylic và
styrene-butadiene rubber (SBR) cho thấy sticky bị phân rã thành nhiều kích thước khác nhau.
Sự phân rã tăng nhanh chóng khi nhiệt độ tăng từ 60 – 90
o
C. Tăng năng lượng tiêu thụ cũng
tăng sự phân rã nhưng hiệu quả ít hơn.
SAIGONPAPER CORP.| 8


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Thiết bị phân tán tốc độ thấp thay đổi hình
dạng của sticky, làm chúng tròn hơn. Việc này dẫn
tới tăng hiệu quả tách sticky ở các giai đoạn sàng,
lọc, tuyển nổi tiếp theo.
Thiết bị phân tán tốc độ cao tác động mạnh và
nhanh khiến các hạt sticky vỡ ra nhiều hơn là thay
đổi hình dạng của chúng.
3. Đốm mực và tàn mực
Phân tán nóng được sử dụng ở cuối giai đoạn
khử mực để giảm kích thước hạt mực vẫn còn bám trên sơ xợi. Một trở ngại chính là độ trắng
của bột bị giảm ở giai đoạn này. Các đốm màu có thể xuất hiện ở trong bột nếu chúng không
được phân rã nhỏ tới mức mắt thường không nhận thấy (40 - 60 microns).
Nguồn gốc chính của đốm mực là:
- Giấy in thu hồi chứa mực làm khô bằng tia cực tím UV. Giấy tạp chí có độ bóng cao và
tráng phủ có chứa mực UV.
- Giấy văn phòng thu hồi chứa mực in laze; Giấy in offset rất cũ; Giấy SC in offset gia
nhiệt… Giấy in chất lượng cao với mực in làm khô bằng phương pháp gia nhiệt cũng là

nguyên nhân gây đốm do liên kết giữa mực và lớp tráng.
Nghiên cứu độ bền của đốm mực dưới tác động của phân tán tốc độ thấp cho thấy với
giấy tráng phủ thường hiệu quả phân tán có thể đạt được với mức năng lượng sử dụng thấp.
Với giấy có mực UV, mức năng lượng cần sử dụng cao hơn và ở nhiệt độ cao hơn…

Hãng Voith-Sulzer cung cấp cả hai loại máy phân tán tốc độ thấp và tốc độ cao. Họ
nghiên cứu sự phân tán đốm mực trên nhiều loại nhiên liệu. Cả hai loại này đều có những lợi
điểm riêng. Và hiệu quả của chúng tăng lên cùng với năng lượng tiêu thụ và nhiệt độ.
SAIGONPAPER CORP.| 9


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N


Với thiết bị phân tán nồng độ cao hiệu ứng phân tán đốm mực tốt hơn (với dây chuyền
khử mực một giai đoạn tuyển nổi) cho hỗn hợp ONP/OMG. Trong khi đó thiết bị phân tán tốc
dộ thấp có lợi điểm đối với mực in laser và Mực UV.
Phân tán đốm mực sử dụng máy nghiền nồng độ thấp cũng được sử dụng. Năng lượng
tiêu thụ khoảng 70 kWh/t, 50% đốm mực lớn hơn 50 µm được phân tán. Đốm mực lớn hơn
(>200 µm) cũng được phân tán với hiệu quả cao. Hiệu quả phân tán cũng tăng lên cùng với
năng lượng tiêu thụ.

IV. PHÂN TÁN MỰC IN
Phân tán các đốm màu làm tăng ngoại quan của bột, đồng thời nó cũng phân tán mực in
tạo ra nhiều hạt mực nhỏ dẫn tới giảm độ trắng của bột. Sự giảm độ trắng này rất quan trọng
nếu bột không được khử mực tốt và không có hóa chất tẩy được bổ sung tại thiết bị phân
tán. Mức giảm độ trắng do tàn mực được biểu diễn trong hình. Hàm lượng mực trong bột
trước phân tán càng lớn, mức giảm độ trắng càng nhiều. Chỉ một phần nhỏ của sự giảm độ
trắng có thể phục hồi bằng phương pháp rửa. Điều này cho thấy có một phần mực tái kết tủa
không thuận nghịch lên sơ xợi.

SAIGONPAPER CORP.| 10


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N

1. Phân tán nóng giữa 2 giai đoạn khử mực
Hiệu quả tách mực của quá trình phân tán nóng dẫn tới sự phát triển dây chuyền nhiều
giai đoạn tuyển nổi. Một vài nhà máy sử dụng giai đoạn tuyển nổi thứ hai sau thiết bị phân
tán có thể sản xuất bột cho giấy in báo mà không cần giai đoạn tẩy. Tuy nhiên, kết hợp thiết
bị phân tán nóng với tẩy peroxide là cần thiết để đạt độ trắng bột cao hơn. Phân tán tốc độ
thấp giữa 2 giai đoạn.
Nhiều vi dụ chứng minh hiệu quả của thiết bị phân tán nóng kết hợp với tẩy peroxide
trước giai đoạn tuyển nổi sau. Nghiên cứu của Lamort chỉ ra rằng phân tán tốc độ thấp với
hóa chất tẩy là bước tiền xử lý hiệu quả cho tuyển nổi giai đoạn sau.

SAIGONPAPER CORP.| 11


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
Phần lớn các nhà máy khử mực hiện đại sử dụng giai đoạn phân tán giữa 2 giai đoạn
tuyển nổi. Một thử nghiệm với dây chuyền DIP có nguyên liệu 60% ONP và 40% OMG với giai
đoạn phân tán và tuyển nổi sau cho thấy phân tán với hydrogen peroxide dẫn tới tăng độ
trắng 4,2 độ, phân tán không có peroxide giảm 2,7 độ trắng. Vận hành giai đoạn tuyển nổi
thứ hai sau giai đoạn phân tán/ tẩy trắng đạt độ tăng trắng 5,8, nếu không có giai đoạn phân
tán/ tẩy trắng, độ tăng trắng chỉ đạt 3,1 tổng độ tăng trắng (vào phân tán/ra giai đoạn tuyển
nổi sau).
Khi khử mực các loại giấy có hạt mực bền, giai đoạn tuyển nổi thứ nhất sẽ loại bỏ những
hạt mực nhỏ, những hạt mực lớn còn lại sẽ bị phân tán nhỏ tới kích thước micro bằng thiết bị
phân tán, sau đó được loại bỏ bằng giai đoạn tuyển nổi thứ 2.
Một số loại giấy có thành phần mực dễ được loại bỏ bằng giai đoạn tuyển nổi, thiết bị

phân tán không có nhiều tác dụng cải thiện chất lượng. Nhiều nhà máy đã ngưng sử dụng
thiết bị phân tán.

2. Tối ưu hóa giai đoạn phân tán.
* Đối với loại nguyên liệu có chứa bột cơ.
Nghiên cứu tác động của giai đoạn phân tán tốc độ cao giữa hai giai đoạn tuyển nổi đối
với nguyên liệu chứa 60 % ONP và 40% OMG chỉ ra những ảnh hưởng lớn nhất là:
- Hạt mực bị phân rã dẫn tới giảm hiệu quả khử mực, do đó độ trắng cuối cùng giảm. Vi
vậy cần thiết phải giảm thiểu tối đa năng lượng áp dụng ở giai đoạn phân tán.
SAIGONPAPER CORP.| 12


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
- Sự tách mực còn lại khỏi sơ xợi tăng lên khi năng lượng ở giai đoạn phân tán tăng. Tuy
nhiên khi vượt quá 10kWh/m
3
, không có sự cải thiện về chất lượng bột, do đó ta có thể tối ưu
năng lượng sử dụng đối với mục tiêu tách mực này.
- Sự phân rã đốm mực cần nhiều năng lượng hơn, nhưng nếu vượt quá 20kWh/m
3
, hiệu
quả phân rã cũng không cải thiện.
- Chất lượng sơ xợi bắt đầu giảm khi năng lượng cao hơn 20 kWh/m
3
.
* Đối với Loại nguyên liệu không chứa bột cơ.
Thực nghiệm trên dây chuyền DIP cho thấy giai đoạn phân tán có những tác động sau:
Giai đoạn phân tán làm tăng hàm lượng sơ xợi mịn và tính chất cơ lý của bột thành phẩm.
- Tăng năng lượng áp dụng (bằng cách giảm khe hở giữa đĩa phân tán) lên trên giá trị 75
kWh/t, lượng sơ xợi mịn tăng mạnh.

- Năng lượng cao hơn 75kWh/t không tăng sự phân rã các đốm mực cũng như macro
sticky.
- Hiệu quả tách đốm mực tăng lên do chúng được phân rã tới kích thước phù hợp với
tuyển nổi.
- Tính chất cơ lý tăng lên do tác động nghiền của thiết bị phân tán.
Hai tác động bất lợi chính của việc sử dụng năng lượng quá cao là hiệu quả cải thiện chất
lượng bột không cao. Lượng sơ xợi mịn tạo ra sẽ tăng lượng bột thất thoát của quá trình, đặc
biệt đối với giai đoạn rửa.

Đối với dây chuyền có thiết bị phân tách sớ, thiết bị phân tán có thể chỉ được lắp đặt trên
tuyến sớ dài. Cách sắp xếp này làm giảm điện năng tiêu thụ và tăng năng xuất dây chuyền.
SAIGONPAPER CORP.| 13


T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
So sánh tác động của thiết bị đánh bột tốc độ thấp và thiết bị phân tán tốc độ cao vận
hành ở điều kiện khác nhau (năng lượng, nhiệt độ) với những điều kiện hóa chất khác nhau
cho thấy: thiết bị đánh bột tốc độ thấp có tác động phân rã mực mạnh (độ trắng bột thấp,
giá trị ERIC cao, đặc biệt khi hàm lượng mực cao sau giai đoạn tuyển nổi trung tính ban đầu).
Sự có mặt của peroxide tăng hiệu quả tách mực khỏi sơ xợi và giảm hiện tượng tái kết tủa
của hạt mực (Giá trị ERIC nhỏ hơn sau giai đoạn rửa).
Before
dispersion

Dispersion with
bleaching chemicals
(after post-flotation)
Dispersion
without chemicals
(after post-flotation)

L.S.
kneader
H.S.
disperser
L.S.
kneader
H.S.
disperser
57.3
Brightness %
(entire pulp)
64.6
60.3
54.1
57.9
55.0
Fiber
brightness %
(hyperwashe
d pulp)
62.5
60.5
56.2
58.7
306
Total ink
(ppm) -
(ERIC on
entire pulp)
120

230
359
260
259
Attached ink
(ERIC on
hyperwashed
pulp)
94
118
170
149
9477
Black specks
(mm
2
/m
2
)
1858
2935
2497
2228
Tab. Kneading and dispersion after a first deinking in alkaline conditions (pulp 15%, 40
o
C, 15
min, 1% caustic soda, 2,5% sodium silicate, 1% hydrogen peroxide, 0,6% soap).

Before
dispersion


Dispersion with
bleaching chemicals
(after post-flotation)
Dispersion
without chemicals
(after post-flotation)
L.S.
kneader
H.S.
disperser
L.S.
kneader
H.S.
disperser
49.2
Brightness %
(entire pulp)
59.1
58.5
44.8
49.5
48.9
Fiber
brightness %
59.2
60.0
48.2
52.1
SAIGONPAPER CORP.| 14



T H I Ế T B Ị P H Â N T Á N
(hyperwashe
d pulp)
476
Total ink
(ppm)
(ERIC on
entire pulp)
272
309
614
416
387
Attached ink
(ERIC on
hyperwashed
pulp)
197
172
348
248
18341
Black specks
(mm
2
/m
2
)

7018
4976
6882
3895
Tab. Kneading and dispersion after a first deinking in netral conditions (pulp 15%, 40
o
C,
15 min, 0,5%surfactant).

Thiết bị phân tán tốc độ cao hiệu quả trong việc tách đốm mực ra khỏi sơ xợi dài và đánh
rã các đốm mực (đặc biệt khi hàm lượng đốm mực cao). Điều này đúng ngay cả khi không có
hóa chất tẩy.
Cả hai thiết bị phân tán tốc độ cao và đánh bột tốc độ thấp đều cải thiện việc tách mực ra
khỏi sơ xợi và hiệu quả tuyển nổi giai đoạn sau, đặc biệt khi có mặt hóa chất tẩy. Chất lượng
bột sau tuyển nổi giai đoạn hai đạt cao hơn khi sử dụng thiết bị đánh bột tốc độ thấp với sự
có mặt của hóa chất tẩy. (Độ trắng cao hơn +4%, giá trị ERIC nhỏ hơn). Sự khác biệt này
chủ yếu do việc tách mực khỏi sơ xợi mịn và chất độn tốt hơn, trong khi đó, sự tách mực khỏi
sơ xợi dài là tương đương
(1)
.

(1) Theo Vietpaper







Tài liệu này do Công ty CP Giấy Sài Gòn tổng hợp dựa trên cơ sở các thông tin tin cậy. Tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo về

tính chính xác, hoàn chỉnh của các thông tin tài liệu này. Tài liệu này lưu hành rộng rãi nhằm mục đích cung cấp thông tin liên
quan tới ngành giấy và không nhằm phục vụ nhu cầu riêng của bất kỳ người đọc cụ thể nào. Mọi sao chép thông tin trong tài liệu
này phải trích dẫn nguồn từ Công ty CP Giấy Sài Gòn.

×