Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Giáo án Toán lớp 2_HK1_CKTKN_Bộ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.22 KB, 89 trang )

39
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐÊN 100 – Tiết 1
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Đọc viết , thư tự các số trong phạm vi 100
- Số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.
- Số liền trước, số liền sau.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ: Đây là tiết học đầu tiên của năm học GV chưa KTBC.
B.Bài mới:
1.Củng cố về số có một chữ số:
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu BT1a.
- HS dùng bút chì điền số vào SGK.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- 3 HS đọc xuôi, đọc ngược các số có 1 chữ số.
*Câu hỏi mở rộng, khai thác bài:
+ Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Kể tên các số đó? (Có 10 số có 1 chữ số
là : 0, 1,2 …) – 3 HS nhắc lại.
+ Số bé nhất là số nào?
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
- HS đọc thầm yêu cầu và làm bài tập 1 (b,c) bằng bút chì.
- HS đọc chữa.
- GV nhận xét.
2.Củng cố về các số có 2 chữ số


Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT2a.
- HS dùng bút chì điền vào SGK.
- GV dùng bảng phụ kẻ sẵn BT2. 4 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài, rồi
đọc số theo thứ tự từ bé đến lớn rồi ngược lại.
- HS nêu yêu cầu BT2 (b,c). HS dùng bút chì điền vào SGK.
- 2, 3 HS nhắc lại.
*Câu hỏi mở rộng, khai thác bài:
+ Có bao nhiêu số có 2 chữ số (90 số)
+ Tìm các số hàng chục.
3.Củng cố cách tìm số liền trước, liền sau:
Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT 3 phần a (miệng)
- Vẽ lên bảng các ô như sau:
- Làm thế nào để tìm được số liền trước của 39? (39 – 1 = 38)
- Làm thế nào để tìm được số liền sau của 39? (39 + 1 = 40)
- HS làm bút chì và SGK.
- Đọc chữa.
Bài tập bổ sung ( nếu còn thời gian ):
- GV tổ chức thành trò chơi thi tìm số liền trước và số liền sau của nhiều số
khác.
C.Củng cố:
- Tìm số lớn nhất có 1 chữ số? Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- Tìm số lớn nhất có 2 chữ số? Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
Bảng phụ kẻ sẵn
BT1a
Bảng phụ kẻ sẵn
BT2
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐÊN 100 (Tiếp) – Tiết 2
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố vê:
- Đọc, viết , so sánh các số có hai chữ số.
- Phân tích só có hai chữ số theo chục và đơn vị.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Số bé nhất có một chữ số là số nào?
- Hỏi: Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
B.Bài mới:
1.Củng cố về đọc, viết, phân tích số
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu BT1
- GV gắn bảng đã kẻ sẵn như BT1
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. HS dùng bút chì làm bài vào SGK.
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu BT2
- HS viết ra bảng con, mỗi dãy viết 2 số: -> 3 HS gắn bài lên bảng.
- GV KL: Các con đã viết số có 2 chữ số thành chục và đơn vị.
2.Củng cố về so sánh số có 2 chữ số:
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3
- HS dùng bút chì điền vào SGK -> Đọc chữa.
*Câu hỏi khai thác bài:
+ Vì sao con đạt dấu <, > (VD 72 > 70)?
+ HS giải thích : 70 và 72 có cùng chữ số hàng chục là 7, mà 2 > 0 nên
72 > 70

Bài 4 : 1 HS nêu yêu cầu BT 4
HS tự làm bài -> 2HS lên bảng chữa bài.
*Câu hỏi khai thác bài:
+ Số nào là số lớn nhất, nhỏ nhất trong các số trên?
+ Thứ tự từ bé đến lớn còn được gọi là thứ tự gì?
Bài 5: - HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài vào SGK.
- GV tổ chức cuộc thi giữa đội chơi, mỗi đội có 5 HS. Các đội phải gắn số
lên bảng như BT3. Mỗi ô gắn đúng tính 10 điểm, đội xong trước được
cộng 10 điểm.
*Bài tập bổ sung nếu còn thời gian:
TÌm các số có thể điền vào ô trống : 56 <  < 60
C.Củng cố
GV đọc HS viết ra nháp: Các số có có chữ số hàng chục là 3
Bảng phụ
Bảng con
Bộ số cần điền
như trong BT3
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: SỐ HẠNG – TỔNG – Tiết 3
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Bước đầu biết gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng.
- Củng cố, khắc sâu vê phép cộng (không nhớ) các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.

II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con.
BT: Viết các số 34, 45, 21, 56 theo thứ tự từ bé đến lớn.
Điền dấu <, >, = vào chỗ chấm: 34 … 46 72 … 27 80 + 6 … 85
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu thuật ngữ “Số hạng – Tổng”
*GV viết lên bảng phép cộng : 35 + 24 = 59
- HS đọc phép cộng.
- GV vừa nêu vừa viết bảng như phần bài học SGK: Trong phép cộng 35 + 24 =
59 thì 35 được gọi là số hạng, 24 cũng đọc gọi là số hạng, còn 59 gọi là tổng.
- GV chỉ vào từng số hỏi, nhiều học sinh trả lời.
- GV chốt lại: Số hạng là các thành phần của phép cộng, tổng là kết quả của
phép cộng (3 HS nhắc lại).
*HS đặt tính theo cột dọc ra bảng con. GV gắn bài của 1 HS lên bảng và đặt câu
hỏi:
- Trong phép cộng 35, 24, 59 được gọi là gì? (3 HS nêu).
- GV ghi bảng 35 -> số hạng
+
24 -> số hạng
59 -> tổng
*GV giới thiệu : 35 + 24 cũng gọi là tổng -> GV ghi bảng , 3 HS nhắc lại.
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- GV hỏi: Muốn tính tổng ta làm thế nào? (Lấy các số hạng cộng với nhau)
- HS dùng bút chì điền vào SGK -> Đoc chữa.
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2.
- 1 HS nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc.

- HS tự làm bài vào bảng con
- GV gắn bài của HS lên bảng và khai thác các đặt tính ở phần d
Phép tính 9 + 20 còn được gọi là gì?
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- HS tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở luyện toán.
- 1 HS chữa bảng.
C.Củng cố
Viết phép cộng có tổng bằng 12 (HS làm bài ra bảng con)
GV nhận xét – tổng kết tiết học và dặn dò HS về nhà ôn tập lại
Bảng con
Phấn màu
Bảng con
Bảng con
Bảng con
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 4
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng (không nhớ), tính nhẩm và tính viết, tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Giải bài toán có lời văn.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con.
BT: Đặt tính rồi tính: 73 + 12 81 + 10 8 + 31
- GV nhận xét và hỏi thêm: Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
B.Bài mới:
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS dùng bút chì tự làm bài vào SGK
- HS lên bảng chữa bài.
- Ở dưới lớp hỏi: Trong phép cộng 34 + 42 = 76 thì “34” gọi là gì? “76” gọi
là gì?
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS làm bài -> Đọc chữa – Nêu cách nhẩm: 5 chục cộng 1 chục bằng 6
chục, 6 chục cộng 2 chục bằng 8 chục, vậy 50 + 10 + 20 = 80.
- GV viết bảng theo cột:
50 + 10 + 20 = 80
50 + 30 = 80
- HS nhận xét phép tính : kết quả bằng nhau nên có thêm cách tính nhẩm
khác trong phép cộng: 10 + 20 = 30 => 50 + 10 + 30 = 50 + 30
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- HS làm ra bảng con -> gắn bài của 3 HS lên bảng.
- GV khai thác cách đặt tính khác ở phép tính 5 + 21.
Bài 5: - HS nêu cầu
- GV hướng dẫn: 2 + mấy = 7?
- HS làm bài.
- HS lên bảng điền, chữa bàì.
Bài 4: - HS tự nêu bài toán và tóm tắt.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
C.Củng cố
Viết phép cộng có tổng bằng 5 (HS làm bài ra bảng con)
GV nhận xét – tổng kết tiết học và dặn dò HS về nhà ôn tập lại

Bảng con
Phấn màu
Bảng con
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: ĐỀ - XI - MÉT – Tiết 5
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 1, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS về:
- HS biết tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đơn vị đó “dm”.
- Biết mói quan hệ giữa “dm” và “cm”.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị “dm”.
- Tập đo, ước lượng các độ dài theo đơn vị “dm”
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con.
BT: Tính nhẩm: 42 + 6 = 13 + 60 =
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu đơn vị đo độ dài “dm”
- GV phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và yêu cầu HS dùng thước đo.
- GV hỏi: Băng giấy dài bao nhiêu cm? (3 HS trả lời)
- GV giới thiệu: 10 xăng ti mét còn được gọi là 1 đêximet và đêximet.
- GV viết , nhiều HS đọc.

- GV giới thiệu cách viết tắt và giới thiệu: 10 cm = 1 dm
1 dm = 10 cm
- Vài HS nêu lại.
- GV hướng dẫn HS nhận biết 2dm, 3 dm bằng thước thẳng 20 , 30 cm.
- GV hỏi : 20 cm = ? dm 30 cm = ? dm
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- HS dùng bút chì tự làm bài vào SGK
- Đọc chữa.
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS làm ra bảng con : 9dm + 10dm và 35dm – 3 dm -> gắn bài của 2 HS
lên bảng.
- GV lưu ý HS phải ghi đầy đủ tên đơn vị ở kết quả.
- Đọc chữa, đổi vở chữa bài.
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài: “không dùng thước đo” có nghĩa là
không dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng. “Hãy ước lượng độ dài” –
nghĩa là so sánh nó với đoạn thẳng dài 1dm đã cho trước để đoán xem
các đoạn thẳng AB và NM dài khoảng bao nhiêu cm.
- HS đọc chữa. Sau đó yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng.
C.Củng cố
GV cho HS ước lượng độ dài của quyển vở, quyển SGK.
Bảng con
Băng giấy 10 cm
Thước kẻ chia
vạch cm
Phấn màu
Bảng con
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 6
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đon vị đo dm trong thực tế.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, dưới lớp HS làm bài BT1 (SGK – trang 8) vào SGK bằng bút chì.
- GV yêu cầu một số HS tìm được vạch chỉ 1dm trên thước thẳng (vạch số 10 chỉ
vào 10cm, 10cm = 1 dm, độ dài vạch 0 đến vạch 10 bằng 1dm), vạch 10 chỉ 10cm
hay 1dm (tính từ vạch 0 đến vạch 10).
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2 (a)
- HS học theo nhóm 4 , tìm ra vạch chỉ 2dm.
- GV lưu ý HS từ vạch 0 đến vạch 20 chỉ 2dm.
- Từ suy luận như phần a _> HS dùng bút chì điền vào phần b.
- HS nhắc lại 1dm = 10 cm, 2dm = 20cm.
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- GV có thể hướng dẫn cho HS “mẹo” đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm
vào sau số đo dm 1 chữ số 0 khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi sau số đo cm 1
chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
- HS làm bẳng bút chì vào GK -> đọc chữa GV ghi bảng -> 3 HS đọc lại

bài khi đã hoàn chỉnh.
Bài 4: - HS tranh luận trong nhóm 2.
- Tự điền vào SGK.
- Đọc chữa.
C.Củng cố: Chơi trò chơi: Ghép thành số đo
Hai bộ thẻ, mỗi bộ 8 tấm thẻ ghi:
a) 4 tấm ghi cm, dm
b) 4 tấm ghi: - Bút chì dài 16
- Thước kẻ dài 3
- Bàn học dài 8
- Gang tay của em dài 15
Cách chơi: mỗi đội phải ghép thẻ đúng để có số đo độ dài hợp lý.
Mô hình thước
thẳng 30 cm
Bảng phụ ghi
sẵn ND BT3
Phấn màu
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU – Tiết 7
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS về:
- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số co 2 chữ số và giải toán có lời văn bằng 1 phép trừ.

II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con.
BT: Đặt tính rồi tính: 59 – 35 79 - 46
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu
*GV viết lên bảng phép trừ: 59 – 35 = 24
- GV chỉ vào từng số trong phép trừ và nêu:
- “59” gọi là số bị trừ (GV viết và kẻ mũi tên như SGK). HS nhắc lại
- “35” gọi là số trừ (GV viết và kẻ mũi tên như SGK). HS nhắc lại
- “24” gọi là hiệu (GV viết và kẻ mũi tên như SGK). HS nhắc lại
- GV chỉ vào từng số trong phép trừ, yêu cầu HS nêu tên gọi của số đó.
*HS đặt tính theo cột dọc ra bảng con.
- GV gắn bài của 1 HS lên bảng và đặt câu hỏi: Trong phép trừ 35, 24, 59
được gọi là gì? (3 HS nêu)
- GV ghi bảng: 59 -> số bị trừ

-
35 -> số trừ
24 -> hiệu
*GV giới thiệu : 59 – 35 cũng gọi là hiệu -> GV ghi bảng, 3 học sinh nhắc
lại.
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.HS nêu cách làm bài: Lấy số bị trừ trừ đi số trừ, có
thể trừ nhẩm theo cột, rồi viết hiệu vào ô trống.
- HS dùng bút chì tự làm bài vào SGK
- HS lên bảng chữa bài.
Câu hỏi khai thác bài: Cho VD khác về phép trừ có số trừ là 0.

- Khi số trừ bằng 0, có nhận xét gì về số bị trừ, hiệu.
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS làm ra bảng con 2 phép tính cuối (c, d).
- GV khai thác: phép tính 55 – 22 còn được gọi là gì?
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- HS tóm tắt và giải vào vở luyện toán.
- 1 HS chữa bài trên bảng.
C.Củng cố
Tìm hiệu của số nhỏ nhất có 2 chữ số và 3. Nêu tên gọi của các số trong phép
tính.
Bảng con
Phấn màu
Bảng con
Phấn màu
Bảng đã kẻ sẵn
như BT1.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 8
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Về phép trừ không nhớ, tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Giải toán có lời văn.
- Làm quen với dạng toán “Trắc nghiệm”.

II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 hoc sinh lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con
Đặt tính rồi tính: 84 – 50 52 - 30
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
Bài 1 : 1 HS nêu yêu cầu BT 1
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa.
*Câu hỏi khai thác bài: HS nêu tên gọi các thành phần trong phép tính 57 – 53
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT2
- HS làm bài SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa -> GV ghi bảng cột 1
- GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm cột 1 (6 chục trừ 1 chục bằng 5
chục).
*Câu hỏi khai thác bài: Con nhận xét gì về kết quả của hai phép tính trên? Vì
sao 2 phép tính có kết quả bằng nhau?
Bài 3: - HS đọc đầu bài.
- HS làm bài vào bảng con -> 3 HS gắn bài lên bảng lớp.
Bài 4: - 1 HS đọc đầu bài. HS làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài SGK bằng bút chì -> HS chữa bài trên bảng.
C.Củng cố:
- TÌm 3 VD phép trừ có số bị trừ bằng số trừ
Phấn màu
Bảng phụ
Bảng con
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP CHUNG – Tiết 9
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Đọc viết các số có hai chữ số; số tròn chục; số liền trước và số liền sau của một số.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ)và giải toán có lời văn.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 hoc sinh lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con
Đặt tính rồi tính: 49 – 20 89 + 10 64 + 34 40 + 30
- GV nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
Bài 1 : 1 HS nêu yêu cầu BT 1
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT2
- HS làm bài SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa
Bài 3: - HS nêu cách làm.
- HS tự đặt tính rồi tính vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa.
- GV chỉ vào các số trong phép tính cộng hoặc trừ, hỏi HS về tên gọi của số
đó

Bài 4: - 1 HS đọc đề toán.
- Cả lớp đọc thầm, nêu tóm tắt.
- Cả lớp viết bài giải vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
C.Củng cố:
- Tìm phép trừ có số bị trừ bằng hiệu.
- Tìm phép cộng có tổng bằng số hạng thứ 2.
Phấn màu
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP CHUNG – Tiết 10
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Phép cộng và phép trừ (tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép
tính, )
- Giải bài tóan có lời văn.
- Quan hệ giữa dm và cm.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 hoc sinh lên bảng, dưới lớp HS làm bài vào bảng con
Điền dấu <, >,= : 64 … 84 71 … 70 47 … 74
- GV nhận xét và cho điểm.

B.Bài mới:
Bài 1 : 1 HS đọc bài mẫu.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đọc chữa.
- Lưu ý: Khi chữa bài có thể cho HS nêu cách dọ kết quả phân tích số,
chẳng hạn 25 = 20 + 5 có thể đọc là “hai mươi lăm bằng hai mươi cộng
năm” hoặc “hai mươi lăm bằng tổng hai mươi và năm”
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT2
- HS làm bài SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa
- Lưu ý: Khi chữa bài cần cho HS nêu, chẳng hạn: ở cột 1 phần a) có thể
nêu “90 là tổng của các số hạng 30 và 60”; ở cột 1 phần b) có thể nêu “30
là hiệu của 90 và 60”.
- Chú ý: Nếu dự đoán không đủ thời gian để làm hết các bài của tiết học thì
GV nên chọn ở mỗi phần a) và b) khoảng 2 cột để HS làm bài, các cột còn
lại HS sẽ làm khi tự học.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào SGK rồi chữa bảng.
Bài 4: - 1 HS đọc đề toán.
- Cả lớp tóm tắt rồi giải vào vở.
- HS đọc chữa.
Bài 5: - 1 HS đọc đề toán.
- Cả lớp viết bài giải vào SGK.
- HS đọc chữa
C.Củng cố: Nhận xét tiết học
Phấn màu
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH

Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 – Tiết 12
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 3, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS về:
- Phép cộng có tổng bằng 10, đặt tính cộng theo cột.
- Cách xem giờ đúng trên mặt đúng trên mặt đồng hồ.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10
*GV nói: Chúng ta đã biết 6 cộng 4 bằng 10, bây giờ chúng ta sẽ làm quen
với cách cộng theo cột (đơn vị, chục) như sau:
- GV yêu cầu HS lấy 6 que tính đồng thời GV gài 6 que tính lên bảng gài.
- GV yêu cầu HS lấy thêm 4 que tính đồng thời cũng cài thêm 4 que tính lên
bảng gài và nói: Thêm 4 que tính.
- Yêu cầu HS gộp rồi đếm xem có bao nhiêu que tính (HS đếm và đưa ra
kết quả 10 que tính)
- Viết cho cô phép tính: 6 + 4 = 10
- Hãy viết phép tính theo cột dọc.
- HS viết : 6

+
4
10

- Tại sao em viết như vậy? (6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào
cột chục).
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS nhẩm theo bảng cộng 10 để viết kết quả vào SGK.
- HS đọc chữa, các HS khác kiểm tra bài của bạn và bài của mình.
Bài 2 : 1 HS nêu yêu cầu BT 2.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì vào SGK.
- Lưu ý: viết tổng 10 ở dưới dấu vạch ngang sao cho chữ số 0 thẳng cột
đơn vị, chữ số 1 thẳng cột chục.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài 3 : 1 HS nêu yêu cầu BT 3
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì vào SGK.
- Lưu ý: tính từ trái sang phải: 7 + 3 = 10; 10 + 6 = 16 => 7 + 3 + 6 = 16
- HS lên bảng chữa bài.
Bài 4 : Trò chơi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ. Chia lớp thành 2 đội
chơi. 2 đội lần lượt đọc các giờ ma GV quay trên mô hình. Tổng kết, sau 5
đến 7 lần chơi đội nào nối đúng nhiều hơn thì thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài vào SGK.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tập nhẩm các phép tính có dạng BT 3
Bảng gài
Phấn màu
Bảng phụ
Bảng phụ
Mô hình đồng hồ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH

Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 26 + 4 ; 36 + 24 – Tiết 13
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 3, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng 26 + 4, 36 + 24 (cộng qua 10, có nhớ,
dạng tính viết).
- Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con: 7 + 3 + 5 = 2 + 8 + 8 =
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 26 + 4
*GV nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 4 que tính nữa, hỏi tất cả có bao nhiêu
que tính? (GV vừa nêu bài toán vừa gài que tính lên bảng gài ). HS thao tác như
GV.
- HS trả lời: 30 que tính.
- Làm thế nào con ra kết quả như vậy?
- HS nêu phép tính 26 + 4 = 30 -> GV ghi bảng.
*GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc vào bảng con, 2 HS lên bảng đặt tính -> HS
nhận xét bài bạn và nêu lại cách đặt tính theo cột dọc.
* GV hướng dẫn HS cách cộng như SGK.
- 3 HS nêu lại cách cộng (Nếu HS lúng túng GV cho đọc đồng thanh).
2.Giới thiệu phép cộng 36 + 24:
*GV hướng dẫn các bước tương tự phép tính trên.

- Sau khi GV đã đặt tính và tính, GV yêu cầu HS viết phép tính theo hàng ngang
36 + 24 = … gọi HS lên bảng viết kết quả.
- GV gọi nhiều HS nêu lại cách cộng.
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK, lưu ý HS ; viết kết quả thẳng cột
- 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 2 : HS đọc kỹ đề toán.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô ly.
- Đọc chữa.
Bài 3 : 1 HS nêu yêu cầu BT 3
- GV yêu cầu HS tìm nhiều phép cộng khác nhau nhưng đều có tổng bảng
20.
C.Củng cố
HS đặt 1 trong 5 phép tính đã nêu theo cột dọc, sau đó tính và nêu cách cộng.
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng nhóm
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 14
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết

Tuần 2, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Phép cộng và phép trừ (tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép
tính, )
- Giải bài tóan có lời văn.
- Quan hệ giữa dm và cm.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con.
Đặt tính rồi tính: 28 + 12 14 + 6 39 + 11
- GV gắn bài của HS nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
Bài 1 : 1 HS nêu yêu cầu BT 1.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa ->HS nêu cách nhẩm.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT2
- HS làm bài SGK bằng bút chì.
- HS đọc chữa -> 1 HS chữa bài trên bảng phụ, nêu cách cộng của 2 phép
tính đầu.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào bảng con -> 3 HS gắn bài lên bảng lớp.
Bài 4: - 1 HS đọc đề toán.
- Cả lớp tóm tắt rồi giải vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: - 1 HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK.

C.Củng cố:
Trò chơi: Xây nhà
- Chuẩn bị: 2 hình vẽ ngôi nhà trên bảng phụ hoặc trên giấy A3. Các mảnh giấy
có ghi các tổng tương ứng với các tổng ghi trên ngôi nhà.
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi có 5 em. Khi chơi các em phải nhẩm
nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, tìm mảnh giấy có kết quả tương
ứng và dán vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ,
tường vàng, cửa xanh. Đội nào dán đúng, xong trước là đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học
Phấn màu
Bảng phụ
10 mảnh giấy
như phần chuẩn
bị.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 9 + 5 – Tiết 15
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng 9 + 5.
- Lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số.
- Áp dụng phép cộng dạng 9 cộng với một số để giải các bài toán có liên quan.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN

A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 14 + 76 39 + 21 25 + 25
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 9 + 5
*GV nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que
tính?
- HS thao tác trên que tính.
- Hỏi: Tất cả có bao nhiêu que tính? (14)
- Làm thế nào con biết? HS trả lời nhiều cách khác nhau.
- GV chấp nhận các cách làm khác nhau của HS, khuyến khích HS làm theo cách
tốt nhất để làm cơ sở cho việc thực hiện các phép tính cộng có nhớ sau này: 9
que tính thêm 1 que tính là 10, 10 que tính thêm 4 que tính là 14.
- GV nêu phép tính 9 + 5 = 14 -> GV ghi bảng.
*GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc vào bảng con, 2 HS lên bảng đặt tính -> HS
nhận xét bài bạn và nêu lại cách đặt tính theo cột dọc.
* GV hướng dẫn HS cách cộng như SGK.
- 3 HS nêu lại cách cộng (Nếu HS lúng túng GV cho đọc đồng thanh).
- HS làm thêm VD: 9 + 6.
2.Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với 1 số và học thuộc:
- GV lần lượt đưa các phép tính 9 + 3, 9 + 4 … HS tìm kết quả -> GV hướng dẫn
HS học thuộc bằng cách xóa dần HS đọc thuộc lòng.
3.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK
- Đọc chữa.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ.

Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì -> 2 HS đọc chữa.
*Khai thác bài: GV viết 2 phép tính 9 + 5 =
9 + 2 + 3 =
Vì sao hai phép tính này kết quả bằng nhau?
Bài 4 : HS đọc kỹ đề toán.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô ly.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
C.Củng cố
Chơi trò chơi: Xì điện. GV nêu phép tính HS nói kết quả.
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng nhóm
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 29 + 5 – Tiết 16
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5.
- Củng cố biểu tượng hình vuông, vẽ hình qua các điểm cho trước
II.LÊN LỚP

NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con:
HS 1: Đặt tính rồi tính: 9 + 5, 9 + 3, 9 + 7
HS 2: Tính nhẩm: 9 + 5 + 3, 9 + 7 + 2
- GV nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 29 + 5
*GV nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que
tính?
- HS thao tác trên que tính.
- Hỏi: Tất cả có bao nhiêu que tính? (34)
- Làm thế nào con biết? HS trả lời nhiều cách khác nhau.
- GV chấp nhận các cách làm khác nhau của HS, khuyến khích HS làm theo cách
tốt nhất để làm cơ sở cho việc thực hiện các phép tính cộng có nhớ sau này: 29
que tính thêm 1 que tính là 30, 30 que tính thêm 4 que tính là 34.
- GV nêu phép tính 29 + 5 = 34 -> GV ghi bảng.
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 29 + 5
*GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc vào bảng con, 2 HS lên bảng đặt tính -> HS
nhận xét bài bạn và nêu lại cách đặt tính theo cột dọc.
* GV hướng dẫn HS cách cộng như SGK.
- 3 HS nêu lại cách cộng (Nếu HS lúng túng GV cho đọc đồng thanh).
- HS làm thêm VD:29 + 7.
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK
- Đọc chữa.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào bảng con
- Gv gắn bài của HS lên bảng, nhận xét.

Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì -> 2 HS đọc chữa.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học.
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 49 + 25 – Tiết 17
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có dạng 49 + 25.
- Củng cố những hiều biết về tổng, số hạng.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm vào bảng con:
39 + 7 23 + 9
- GV nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 49 + 25
*GV nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que

tính?
- HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.
- Hỏi: Tất cả có bao nhiêu que tính? (74)
- Làm thế nào con biết? HS trả lời nhiều cách khác nhau.
- GV chấp nhận các cách làm khác nhau của HS, khuyến khích HS làm theo cách
tốt nhất để làm cơ sở cho việc thực hiện các phép tính cộng có nhớ sau này: 49
que tính thêm 1 que tính là 50, 50 que tính thêm 24 que tính là 74.
- GV nêu phép tính 49 + 25 = 74 -> GV ghi bảng.
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 49 + 25
*GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc vào bảng con, 2 HS lên bảng đặt tính -> HS
nhận xét bài bạn và nêu lại cách đặt tính theo cột dọc.
* GV hướng dẫn HS cách cộng như SGK.
- 3 HS nêu lại cách cộng (Nếu HS lúng túng GV cho đọc đồng thanh).
- HS làm thêm VD:29 + 17.
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK
- Đọc chữa.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS tự làm bài vào SGK.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.
- HS tóm tắt rồi giải ra vở ô ly.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
C.Củng cố
HS nêu các thứ tự thực hiện cộng số có 2 chữ số với số có hai chữ số.
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng phụ

Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 18
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng dạng: 9 + 5; 29 + 5; 49 + 25 (cộng qua 10 có nhớ dạng tính
viết).
- Củng cố kĩ năng so sánh số, kĩ năng giải toán có lời văn.
- Bước đầu làm quen với dạng bai tập trắc nghiệm 4 lựa chọn.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm vào bảng con:
49 + 19 29 + 35 59 + 33
- GV nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK bằng bút chì.
- Đọc chữa.
*Khai thác bài: GV viết phép tính 9 + 6 = 15
6 + 9 = 15
Vì sao hai phép tính này có cùng kết quả?
Bài 2 : - HS nêu yêu cầu BT2.
- HS tự làm bài vào SGK bằng bút chì.

- HS lên bảng chữa bài. -> HS nêu cách cộng phép tính 39 + 26, 20 + 39

Khai thác bài: Phép cộng như thế nào ta nhớ 1 sang hàng chục? (khi kết
quả ở hàng đơn vị bằng 10 hoặc qua 10)
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu BT3
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì -> 3 HS lên bảng chữa bài, mỗi HS
chữa 2 phép tính.
*Khai thác bài: 9 + 8 … 8 + 9, 9 + 5 … 9 + 6 -> HS nêu cách so sánh 2 phép
tính không cần tính kết quả.
Bài 4: 1 HS đọc đầu bài.
- HS tóm tắt rồi giải ra vở ô ly.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK.
C.Củng cố
Trò chơi : Thi vẽ. GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 8 + 5 – Tiết 19
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng 8 + 5, từ đó tự lập được bảng 8 cộng với một số; biết đặt tính và
tính.

- Củng cố ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 39 + 14 53 + 7 19 + 61
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 8 + 5
- GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép cộng 8 + 5 với que tính:
+ Lấy 8 que tính sau đó lấy tiếp 5 que tính, tất cả được bao nhiêu que tính?
+ Làm tiếp có 8 que tính gộp với mấy que để được 10 que tính (2 que).
+ Làm tiếp có 10 que tính gộp tiếp các que còn lại được bao nhiêu que tính (13)?
+ Nói kết quả (có 8 que tính gộp 5 que tính được 13 que tính)
- GV tổ chức cho HS thực hiện phép cộng 8 + 5 với các số:
8 + 5 = 8 + 2 + 3 = 10 + 3 = 13
- GV tổ chức cho HS thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 trong đầu.
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính ra bảng con. 1 HS nêu cách thực hiện phép tính
theo cột dọc -> Lớp nhận xét.
2.Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 8 cộng với 1 số và học thuộc:
- GV lần lượt đưa các phép tính 8 + 3, 8 + 4 … HS tìm kết quả bằng cách nhẩm
trong đầu -> GV hướng dẫn HS học thuộc bằng cách xóa dần HS đọc thuộc lòng.
3.Hình thành một số cộng với 8
- Sau khi HS học thuộc lòng bảng cộng 8 cộng với một số, GV cho HS so sánh
kết quả của 8 + 9 với 9 + 8 -> HS nhận xét: Khi đổi chỗ các số hạng trong phép
cộng thì tổng không thay đổi.
3.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK
- Đọc chữa.

Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- 2 HS chữa bài trên bảng.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì -> 2 HS chữa bảng phụ.
*Khai thác bài: GV viết 2 phép tính 8 + 5 =
8 + 2 + 3 =
Vì sao hai phép tính này kết quả bằng nhau?
Bài 4 : HS đọc kỹ đề toán.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô ly.
- 1 HS làm nhanh vào bảng nhóm rồi gắn lên chữa bài.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng phụ
Bảng nhóm
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 28 + 5 – Tiết 20
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 4, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 28 + 5.
- Áp dụng phép cộng dạng 28 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng cso độ dai cho trước.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 39 + 14 53 + 7 19 + 61
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép cộng 28 + 5 với que tính:
+ Lấy 28 que tính sau đó lấy tiếp 5 que tính, tất cả được bao nhiêu que tính?
+ HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả -> 3 HS nêu kết quả -> GV thống
nhất kết quả đúng (33 que).
+ HS nêu cách thực hiện để tìm ra kết quả.
- GV tổ chức cho HS thực hiện phép cộng 28 + 5 với các số:
28 + 5 = 33 -> GV ghi bảng
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính ra bảng con. 1 HS nêu cách thực hiện phép tính
theo cột dọc , GV lưu y HS viết thẳng hàng (số 3 thẳng hàng đơn vị, số 3
thẳnghàng chục )-> Lớp nhận xét.
- HS làm thêm VD : 38 + 6
3.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK
- Đọc chữa.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.

- 1 HS nêu tóm tắt.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô ly.
- 1 HS làm nhanh vào bảng nhóm rồi gắn lên chữa bài.
Bài 4 : HS đọc kỹ đề toán
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- GV lưu ý HS kẻ thật thẳng và có vạch 2 đầu đoạn thẳng.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng phụ
Bảng nhóm
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 38 + 25 – Tiết 21
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
- Củng cố phép tính cộng dạng 8 + 5 và 28 + 5.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:

Đặt tính rồi tính: 28 + 4 68 + 8 38 + 7
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 38 + 25
- GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép cộng 38 + 25 với que tính:
+Lấy 3 bó chục và 8 que lẻ, tất cả có bao nhiêu que tính? (38 que).
+ Lấy 2 bó chục và 5 que lẻ, tất cả có bao nhiêu que tính? (25 que)
+ Có 38 que gộp với 25 que được bao nhiêu que tính?
+ Lấy 8 que lẻ gộp với 5 que lẻ được mấy chục và lẻ mấy que tính? (3)
+ Lấy 3 chục gộp 2 chục được mây chục (5 chục), thêm 1 chục được mấy chục
(6) và lẻ mấy que tính? (3)
+ Nói kết quả 38 que tính gộp 25 que tính được 63 que tính.
38 + 25 = 63 -> GV ghi bảng
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc ra bảng con -> Lớp nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính.
1 HS nêu cách thực hiện (38 + 25 = 63) và viết kết quả -> GV lưu ý HS viết thẳng
hàng (số 3 thẳng hàng đơn vị, số 6 thẳng hàng chục) -> 2 HS nêu lại cách cộng.
- HS làm thêm VD : 38 + 47
3.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK bằng bút chì.
- Đọc chữa.
*Khai thác bài: GV viết bảng phép tính 48 + 33; 68 + 12
HS nêu cách cộng, GV hỏi: Khi nào chúng ta cần nhớ sang hàng chục? (Khi
tổng ở hàng đơn vị bằng 10 hoặc qua 10)
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu BT3.
- 1 HS nêu tóm tắt.

- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô ly.
- 1 HS làm nhanh vào bảng nhóm rồi gắn lên chữa bài.
Bài 4 : - HS đọc yêu cầu BT4
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì - > HS đọc chữa.
*Khai thác bài: HS nêu cách so sánh không cần tính kết quả.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Phấn màu
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 22
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
- Củng cố phép tính cộng dạng 8 + 5 và 28 + 5.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 48 + 19 48 + 35 38 + 33
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm

B.Bài mới:
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS tự viết kết quả vào SGK bằng bút chì.
- HS nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu BT2.
- HS làm ngay vào vở ô ly.
- 2 HS chữa bài trên bảng.
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu
- 1 HS dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
- HS giải vào vở
- 1 HS làm nhanh vào bảng nhóm rồi gắn lên chữa bài.
Bài 4 : - HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
- Điền vào SGK
- Nếu HS nào chưa nhẩm nhanh có thể hướng dẫn HS đặt tính dọc ra
nháp.
Bài 5: - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS khoanh vào SGK.
- Chữa bài: Nêu kết quả.
C.Củng cố
*Trò chơi: Leo núi.
+ GV chuẩn bị hình vẽ dãy núi và hình 2 con rối (búp bê, vận động viên …) có
dính nam châm.
GV nhận xét tiết học
Nam châm.
Lá cờ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC – Tiết 23
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Bước đầu vẽ được hình chữ nhật, hình tứ giác.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 46 + 19 8 + 57 63 + 17 22 + 57
- GV gắn 2 bài của HS nhận xét và cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu hình chữ nhật
- GV gắn 1 hình chữ nhật lên bảng gài.
- GV yêu cầu HS tự mình chọ ra một hình giống hình GV đã chọn.
- GV kiểm tra có HS nào chọn không đúng yêu cầu để điều chỉnh.
- GV giới thiệu hình vừa chọn là hình chữ nhật -> nhiều HS nhắc lại -> HS liên hệ
các đồ vật có dạng hình chữ nhật xung quanh.
2.Giới thiệu hình tứ giác
- GV giới thiệu tương tự như trên.
3.Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác qua hình vẽ
- GV đọc mẫu tên 1 hình (hình ABCD) -> HS nhận biết hình chữ nhật, hình tứ
giác và đọc tên các hình chữ nhật.
4.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu BT1.
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì -> chữa bài trên bảng phụ.

Bài 2 : - HS nêu yêu cầu BT2.
- HS đếm số hình tứ giác trong từng hình.
- Chữa miệng.
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu BT3.
- HS làm bài vào SGK.
- HS chữa bài trên bảng
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN – Tiết 24
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Củng cố khái niệm nhiều hơn, biết cách giải và trình bày bài toán về dạng nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng giải toán có 1 phép tính.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- Trong các hình sau, hình nào là hình chữ nhật? Hình nào là hình tứ giác?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
- HS nêu bài toán.
- GV vừa nêu vừa thao tác trên bảng:
+ Hàng trên có 5 quả cam (GV gài)
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả (GV gài)
- Hỏi: Hàng trên có bao nhiêu quả cam?
- Hỏi: Hàng dưới có số quả cam như thế nào? => bằng hàng trên và thêm 2 quả.
- Hỏi : Bài toán hỏi gì? => Số cam hàng dưới (GV viết dấu ? vào hàng dưới )
- HS giải vào vở nháp.
- Hỏi: Con làm như thế nào?
- HS nêu cách giải: Lấy số cam hàng trên cộng với số cam nhiều hơn thì ta được
số cam ở hàng dưới.
- GV ghi phép tính : 5 + 2 = 7 (quả cam)
- HS nêu lời giải. GV viết bảng
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu BT1.
- HS làm bài theo 2 bước : + Nêu đầu bài toán
+ Trình bày bài giải vào vở ô ly.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài 2 : - HS nêu yêu cầu BT2.
- HS làm bài vào vở ô ly -> Đọc chữa
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu BT3.
- HS tóm tắt rồi giải vào vở.
- Lưu ý: Từ “cao hơn” được hiểu như “nhiều hơn”
- HS đổi vở, chữa bài.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD toán
Bảng gài
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: LUYỆN TẬP – Tiết 25
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 5, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Củng cố cách giải bài toán nhiều hơn.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa bài toán: Năm nay em 5 tuổi. Anh em hơn em hai tuổi. Hỏi năm nay anh
em bao nhiêu tuổi?
- HS giải vào bảng con, gắn bảng, nhận xét.
B.Bài mới:
Bài 1 : - HS nêu bài toán.
- GV gợi ý để HS tóm tắt bài toán.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS làm bài giải vào vở.
- Đọc chữa.
Bài 2 : - GV cho HS quan sát hai dạng tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ để nhận ra
nội dung bài toán.
- HS nhìn tóm tắt nêu đề toán.
- HS tự làm bài giải vào vở ô ly.
- 1 HS lên bảng viết bài giải, cả lớp chữa,
Bài 3 : - HS quan sát sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Nêu đề toán.

- Tự giải vào vở.
- Đọc chữa.
Bài 4: - GV gợi ý cho HS tính độ dài đoạn thẳng CD.
- Sau đó vẽ đoạn thẳng.
C.Củng cố
GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT QUẬN BA ĐÌNH
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
LỚP 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Tên bài: 7 + 5 – Tiết 26
Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết
Tuần 6, ngày tháng năm 20…
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết cách cộng các phép cộng dạng 7 + 5 , từ đó thành lập và học thuộc các công thức 7 cộng
với 1 số (cộng qua 10.
- Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép cộng dạng 47 + 5, 47 + 25.
II.LÊN LỚP
NỘI DUNG PHƯƠNG TIỆN
A.Kiểm tra bài cũ:
HS làm bảng con:
8 + 5 = 9 + 5 = 16 +9 = 35 + 18 =
- HS giải vào bảng con, gắn bảng, nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 7 + 5
- GV nêu bài toán : Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả có bao
nhiêu que tính?

- HS thao tác trên que tính, tự tìm ra kết quả.
- Hỏi: Con tìm ra kết quả bằng cách nào?
- GV chấp nhận các cách làm khác nhau của HS, khuyến khích HS làm theo cách
tốt nhất để làm cơ sở cho việc thực hiện các phep cộng có nhớ sau này: 7 que
tính thêm 3 que tính là 10, 10 que tính thêm 2 là 12 (GV hướng dẫn thao tác trên
bảng).
- GV nêu phép tính: 7 + 5 = 12 -> GV ghi bảng.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả, sau đó nêu cách đặt tính và
tính.
- 2 HS nêu cách cộng.
2.Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số và học thuộc.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả phép tính trong phần bài học.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả các phép tính. Trong khi nghe HS báo cáo, GV ghi
bảng.
- GV xóa dần các công thức cho HS học thuộc các công thức.
3.Luyện tập – thực hành
Bài 1, 2 : - HS nêu bài toán.
- Dựa vào bảng cộng, ghi kết quả vào SGK.
- Đọc chữa.
Bài 3 : - Yêu cầu HS tính nhẩm, không ghi bước trung gian, rồi viết kết quả vào
SGK.
- 2 HS lên bảng viết bài giải, cả lớp chữa.
- Khai thác bài: vì sao hai phép tính 7 + 5 và 7 + 3 + 2 có tổng bằng nhau?
Bài 4 : - HS đọc đề toán rội tự tóm tắt rồi giải vào vở.
- Đọc chữa.
Bài 5: -HS tự đọc thầm đề bài rồi điền vào SGK.
C.Củng cố: HS đọc lại bảng cộng 7 cộng với 1 số. GV nhận xét tiết học
Bộ ĐD Toán
Bảng gài
Bảng phụ

Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………

×