Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giáo án Âm nhạc 7 cả năm_CKTKN_Bộ 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 66 trang )

Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC 7
Tuần Tiết
Nội dung
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
01
02
03
04
05


06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
*
18
19
20
21
Học hát bài: Mái trường mến yêu
Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học
Ôn bài: Mái trường mến yêu
TĐN số 1
Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
Ôn bài : Mái trường mến yêu
Ôn: TĐN số 1
ÂNTT: Nhạc sĩ Hồng Việt Và bài hát Nhạc rừng
Học hát: Lí cây đa
Bài đọc thêm: Hội lim
Ôn bài: Lí cây đa
Nhạc lí: Nhịp
TĐN số 2

Nhạc lí: Nhịp lấy đà
TĐN số 3
ÂNTT: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây
Ôn tập
Kiểm tra 1 tiết
Học hát: Chúng em cần hịa bình (Tích Hợp)
Ôn: Chúng em cần hịa bình
TĐN số 4
Bài đọc thêm: Hội xuân sắc bùa
Ôn: Chúng em cần hịa bình
Ôn: TĐN số 7
ÂNTT: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
- Học hát: Khúc hát chim sơn ca
- Ơn bài: Khúc hát chim sơn ca
- Nhạc lí: Cung và nửa cung- dấu hĩa
- Ôn bài: Khúc hát chim sơn ca
TĐN số 5
ÂNTT: Giới thiệu nhạc sĩ Bét-Tơ-Ven
Ôn tập
Ôn tập
Kiểm tra học kì 1
Thực hành âm nhạc
Ôn tập
- Học hát: Đi cắt lúa -Nhạc lí: Sơ lược về quãng
- Ôn: Đi cắt lúa
- TĐN số 6
- Ôn: TĐN số 6
- ÂNTT: Một số thể loại bài hát:
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
*
35
- Học hát : Khúc ca bốn mùa

- Bài đọc thêm: Tiếng sáo Việt Nam
- Ôn tập: Khúc ca bốn mùa
- TĐN số 7
- Ôn tập: Khúc ca bốn mùa
- Ôn: TĐN số 7
ÂNTT: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam(Tích Hợp)
Ôn tập
Kiểm tra 1 tiết
- Học hát: Bài ca-chiu-sa
- Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng
Ôn Bài ca-chiu-sa
TĐN số 8
Ôn: TĐN số 8
Nhạc lí: Gam trưởng, giọng trưởng
ÂNTT: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi
Học hát: Tiếng ve gọi hè
Bài đọc thêm: Xuất sứ một bài ca(Tích Hợp)
Ôn bài: Tiếng ve gọi hè
TĐN số 9
Ôn bài: Tiếng ve gọi hè
Ôn: TĐN số 9
ÂNTT: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
Ôn tập
Kiểm tra học kì II
Thực hành âm nhạc
- Dạy bài hát địa phương
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
Soạn ngày 17 tháng 08 năm 2013
Tiết 01
Học hát bài: Mái trường mến yêu

Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Mái trường mến yêu
- HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hòa giọng, hát
lĩnh xướng.
- Qua nội dung bài hát giáo dục cho HS lòng yêu quí mái trường, ở đó có các
Thầy, Cô ngày đêm chăm sóc vun trồng những mầm xanh đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn organ– bảng phụ bài hát mái trường mến yêu
- Aûnh và tiểu sử sơ lược của NS Lê Quốc Thắng
- Hát và đệm đàn thành thạo bài hát Mái trường mến yêu
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV giới thiệu hướng dẫn tìm hiểu
bài: Mái trường mến yêu
- GV treo ảnh nhạc sĩ Lê Quốc Thắng kết hợp
giới thiệu bài mới trực tiếp.
GV ghi bảng vừa cho hs nghe giai điệu bài hát
“Mái trường nến yêu”
- GV yêu cầu.
- Bài hát do ai sáng tác?
- Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ?
- HS trả lời dựa vào sgk – GV nhận xét
- Gv giới thiệu vài nét về nhạc sĩ.

- GV hát trích đoạn một số ca khúc tiêu biểu
I. Học hát bài: Mái trường mến yêu
Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng
1. Tác giả – tác phẩm:
a. Tác giả :
-NS Lê Quốc Thắng là tác giả của
bài hát phố xa được giới trẻ yêu
thích. Hiện Ông đang sống và làm
việc tại TP Hồ Chí Minh.
* Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng là một
nhạc sĩ tài giỏi trong nền âm nhạc
Việt Nam.
b. Tác phẩm:
-Bài hát có gợi lên hình ảnh về
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- Cho hs ghi vài nét về nhạc sĩ.
- Bài hát được viết ở nhịp mấy?
- Bài hát sử dụng những kí hiệu gì?
- Bài hát gồm mấy đoạn?
- HS trả lời – GV nhận xét
- Gv phân tích cấu trúc bài hát
- HS lắng nghe ghi nhớ
- Gọi 1-2 HS đọc lời bài hát.
- Gv hát mẫu kết hợp thể hiện cử điệu.
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận nội dung bài hát.
- Cho HS luyện thanh.
- GV đàn và hướng dẫn HS tập hát
* Tập hát từng câu: GV đàn hát câu 1 từ (Ơi
tha) sau đó đàn câu này từ 2-3 lần yêu cầu HS
nghe và hát theo đàn.

- GV tập các câu còn lại tương tự câu hát 1 theo
lối móc xích đến hết bài.
- GV cho HS hát cả bài.
- GV cho HS hát theo nhóm, song ca, đơn ca …
lưu ý sửa sai cho HS hát với giai điệu vui tươi
trong sáng, thiết tha.
mái trường, thầy, cô giáo, bạn bè
với kỉ niệm không bao giờ quên,
những hình ảnh luôn sát cánh để dìu
dắt đến những ước mơ cao đẹp.
* Đoạn a: Từ đầu đến thiết tha.
* Đoạn a’: Tiếp theo đến dịu êm.
* Đoạn b : Phần còn lại.
2. Học hát:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc
thêm SGK-7.
- GV treo ảnh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo kết hợp
giới thiệu bài mới trực tiếp.
- HS lắng nghe.
- GV cho HS đọc bài theo từng đoạn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV thể hiện tác phẩm đi học cho HS lắng
nghe, cảm nhận.
- GV cho HS hát bài đi học (nếu HS thuộc)
II. Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình
Thảo và bài hát Đi học
- Ông sinh năm 1931 mất năm 1997
tại Đồng Văn-Duy Tiên-Hà Nam.
- Bài hát đi học được sáng tác năm
1976.

Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
4. Củng cố: - Cho cả lớp hát lại bài mái trường mến yêu.
- Yêu cầu HS cá nhân, song ca. (nhận xét ghi điểm)
5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết 2.
Soạn ngày 24 tháng 08 năm 2013
Tiết 02
Ôn bài: Mái trường mến yêu
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
I. Mục tiêu:
- Hs ôn lại để hát thuần thục bài “ Mái trường mến yêu” và rèn luyện tập kĩ năng
hát tập thể, hát đơn ca, hát hòa giọng, lĩnh xướng.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN số 1 trích bài “ Ca ngợi tổ quốc”
- HS thêm yêu mến trường lớp, thầy cô giáo và tôn trọng giữ gìn bản sắc dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn, bảng phụ.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, trực quan, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra xen kẽ ôn hát
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn bài hát “Mái trường
mến yêu”
- Gv cho hs ghi bài vừa nghe lại giai điệu bài hát “ Mái
trường mến yêu”
- Gv cho hs luyện thanh: nồ ô ố ô, nà a á a, nồ ô ố ô ồ
- Gv yêu cầu hs luyện hòa cùng đàn từ thấp đến cao và

ngược lại
- Gv đệm đàn yêu cầu cả lớp hát lại giai điệu bài hát kết
hợp vỗ tay. Gv nghe và phát hiện sửa sai nếu có.
- Gv yêu cầu từng dãy trình bày, dãy còn lại theo dõi và
nhận xét. Gv nhận xét và tuyên dương dãy trình bày tốt.
- Gv yêu cầu cả lớp đứng hát kết hợp thể hiện cử điệu.
- Gv theo dõi và điều chỉnh và thống nhất các động tác.
- Gv yêu cầu từng dãy trình bày.
- Gv gọi hs xung phong trình bày. Gv nhận xét, tuyên
dương và cho điểm.
- Gv chỉ huy yêu cầu hs thực hiện phần hát lĩnh xướng
và hát hòa giọng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. ôn bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập đọc bài TĐN số 1. II. TĐN số 1.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- GV treo bản phụ hướng HS tìm hiểu bài TĐN
- Bài TĐN số 1 được trích trong bài hát gì ? (bài Ca
ngợi tổ quốc )
- Bài TĐN được viết nhịp mấy? (nhịp 2/4)
- Về cao độ : gồm những tên nốt gì?
(Đồ- rê – mi –fa –son)
- Về trường độ gồm những âm hình nốt gì ?
(nốt móc đơn, nốt đen , nốt trắng)
- Gv yêu cầu 1-2 hs đọc tên nốt trong bài. Sau đó gv chỉ
vào từng nốt yêu cầu cả lớp đọc đầy đủ cả bài.
- Gv rút âm hình tiết tấu chủ đạo trong bài
- Gv cho hs thực hiện miệng đọc tay vỗ theo hình tiết
tấu từ 2-3 lần
-Luyện đọc gam đô trưởng (đọc gam rãi Đô-mi-sol-đố

đi lên và đi xuống)
- Gv đàn và đọc mẫu cho hs nghe giai điệu bài TĐN số
1
- Gv tiến hành tập từng câu.
- Gv đàn giai điệu câu 1 từ 2-3 lần yêu cầu hs nghe và
đọc nhẩm.
- Gv đàn câu 1 yêu cầu 1-2 hs đọc nhạc hòa cùng đàn .
sau đó đàn và bắt nhịp 3-4 yêu cầu cả lớp đọc hòa cùng
đàn.
- Gv tập tương tự câu 2. Sau khi tập xong câu 2 yêu cầu
1-2 hs đọc ghép cả 2 câu , sau đó cả lớp cùng đọc hòa
cùng đàn từ 2-3 lần.
- Gv tiến hành tập tương tự các câu còn lại. Sau khi tập
xong yêu cầu hs đọc đầy đủ cả bài. Gv nghe và phát
hiện sửa sai (nếu có).
- Gv yêu cầu hs nhóm 1 đọc nhạc nhóm 2 hát lời ca hòa
cùng đàn và đổi lại. GV nghe và phát hiện sữa sai (nếu
có).
- Gv yêu cầu cả lớp đọc nhạc và hát lời ca hòa cùng đàn
kết hợp gõ phách.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Âm hình tiết tấu :
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS bài đọc thêm “ Cây đàn
bầu”
- Gv yêu cầu hs đọc SGK.
- Gv giới thiệu tranh (photo) cây đàn bầu.
- Gv giới thiệu về cây đàn bầu qua hình
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
III. Bài đọc thêm: Cây

đàn bầu
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Mái trường mến yêu
- Yêu cầu HS đọc bài TĐN số 1(nhận xét, ghi điểm).
5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết 3
Soạn ngày 30 tháng 8 năm 2013
Tiết 03
ÔN BÀI HÁT : Mái trườmg mến yêu
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 01
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc
rừng
I. Mục tiêu:
- Hs ôn tập để hát thuần thục bài hát hát Mái trường mến yêu và đọc nhạc chính
xác bài TĐN số 1
- Hs có thêm hiểu biết về nền âm nhạc VN qua phần giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng
Việt và bài hát nhạc rừng
- Giáo giục hs có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp âm nhạc của đất nước
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ ôn hát và đọc nhạc.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn bài Mái trường
mến yêu.

- GV ghi bảng kết hợp giới thiệu bài mới trực tiếp.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- Cho HS luyện thanh a…
- GV điều khiển lớp ôn bài theo cách hát lĩnh xướng
và hịa giọng, chú ý sửa sai cho HS.
- GV yêu cầu 2 HS hát, nhận xét ghi điểm.
I. Ôn bài Mái trường mến yêu.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- HS thực hiện.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ơn tập đọc nhạc.
- GV cho HS đọc thang âm đô trưởng.
- GV điều khiển nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 gõ tiết tấu
và đổi lại. Nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 hát lời và đổi
lại, chú ý sửa sai.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV đàn cho HS đọc nhạc và hát lời.
-GV mời HS đọc nhạc và hát lời, nhận xét ghi điểm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
II. Ôn tập đọc nhạc số 1.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sĩ
Hòang Việt và bài hát Nhạc rừng.
- GV treo ảnh nhạc sĩ Hoàng Việt kết hợp giới thiệu
bài mới trực tiếp.
- GV gọi HS đọc bài SGK/ 10.
- GV yêu cầu HS giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hòang
Việt mà em biết?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- GV trình bày đoạn trích Lên ngàn, Lá xanh.
- HS nghe, cảm nhận giai điệu nét nhạc.
- Mời HS đọc giới thiệu bài hát SGK/ 10.

- GV cho HS nghe giai điệu bài hát qua băng.
- HS nghe, cảm nhận giai điệu bài hát.
III. Âm nhạc thường thức.
1. Nhạc sĩ Hoàng Việt.
- Tên khai sinh là Lê Chí Trực,
sinh năm 1928 tại xã An Hữu –
Cái Bè – Tiền Giang.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Lên ngàn, tình ca, lá xanh, nhạc
rừng …
- Bản giao hưởng đầu tiên
“Quê Hương” là tác phẩm của
nền âm nhạc Việt Nam hiện
đại.
- Ông được nhà nước truy tặng
giải thưởng HCM về văn học
nghệ thuật.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
2. Bài hát Nhạc rừng.
- Sáng tác năm 1953.
- Nhịp 3/4., vui tươi trong sang.
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Mái trường mến yêu.
- Yêu cầu HS đọc lại bài TĐN và hát lời.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị tiết 4.
Soạn ngày 08 tháng 09 năm 2012
Tiết 04
Học hát bài: Lí Cây Đa
Nhạc lí: Nhịp 4/4

Bài đọc thêm: Hội Lim
I. Mục tiêu:
- Thông qua bài hát, HS hiểu biết thêm và bước đầu làm quen về dân ca quan họ.
- HS được nghe trích đoạn một số bài hát Quan họ tiêu biểu, qua đó thấy được
cái hay, nét độc đáo của dân ca quan họ
- HS có khái niệm nhịp 4/4 và biết cách đánh nhịp 4/4
- Tập hát luyến âm với 3 nốt
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV giới thiệu, hướng dẫn h ọc bài
hát : Lí cây đa.
- GV treo ảnh kết hợp giới thiệu bài mới trực tiếp.
- GV thuyết trình Lí cây đa là một bài hát tiêu
biểu của dân ca quan họ Bắc Ninh.
- GV Hát mẫu bài haut.
- GV cho HS Luyện thanh.
- GV Hướng dẫn HS tập hát từng câu: GV hát
mẫu câu 1 từ (trèo lên => cây đa ), sau đó đàn giai
điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS hát nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 2-1 cho
HS hát cùng với đàn.

- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết hoàn
toàn bài hát.
- Khi tập xong GV cho HS hát hoàn toàn bài hát
nhiều lần.
- GV chỉ định 1-2 HS trình bày lại bài hát.
*Lưu ý : - Hát đúng các nốt luyến 3 âm.
- Ngân đủ 3 phách ở cuối câu một, ngân 3 phách,
nghỉ 1 phách ở cuối bài.
I. Học hát : Lí cây đa
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Hơi nhanh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhịp 4/4
- GVtreo bảng phụ và phân tích ví dụ ở SGK
tr16.
- HS quan sát lắng nghe và nêu ghi nhớ nhịp 4/4.
- GV nhận xét ghi bảng.
- GV treo sơ đồ nhịp 4/4 và hướng dẫn HS cách
đánh nhịp 4/4.
- HS quan sát thực hiện.
- GV đàn cho HS nghe giai điệu bài hát Quấc ca
và Mái trường mến yêu
- HS nghe và cảm nhận giai điệu tính chất cùa
nhịp 4/4
II. Nhạc lí:
1 Nhịp 4/4 (C)
- Nhịp 4/4 có kí hiệu là nhịp C có
4 phách, giá trị mỗi phách bằng
một nốt đen, có phách 1 là phách
mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh
vừa, phách 4 nhẹ.

2. cách đánh nhịp 4/4:
3 4
2 1
3. Ứng dụng: Nhịp 4/4 thường
được dùng trong các bài hành
khúc, các bài trang nghiêm hoặc
các bài trữ tình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về
nét văn hóa hội lim.
- GV ghi bảng
- Giúp HS xác định vị trí Tỉnh bắc Ninh trên bản
đồ hành chính VN.
- Giới thiệu hội lim: Hội lim là một loại hình sinh
hoạt văn hoá đặc biệt hiếm có trên thế giới.
- GV giải thích: Hát lề lối là hát các bài hát có
nội dung đối đáp, hát vặt là hát những bài hát độc
III. Bài đọc thêm : Hội lim
- Hội lim là một loại hình sinh
hoạt văn hoá độc đáo hiếm có trên
thế giới.
- Cũng như các lễ hội khác nhưng
hội lim có nét độc đáo riêng đó là
hát quan họ, hiện nay có khoảng
trên 600 bài dân ca quan họ nhiều
nhất so với dân ca VN
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Lí cây đa.
- Yêu cầu 1-2 HS hát lại bài.
5. Dặn dò:

- Về nhà chuẩn bị tiết 5.
Soạn ngày 15 tháng 09 năm 2012
Tiết 05
Ôn bài hát: Lí cây đa
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I. Mục tiêu:
- HS học thuộc lời bài hát Lí cây đa và thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của
bài hát.
- HS biết bài TĐN số 2-Ánh trăng viết ở nhịp 4/4, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài
TĐNsố 2, kết hợp đánh nhịp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn, Bảng phụ chép bài TĐN.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, trực quan, kiểm tra, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn bài hát
Lí cây đa.
- GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát qua
đĩa mềm.
- GV đàn cho HS luyện thanh.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV cho lớp hát theo tổ, nhóm kết hợp với
nhún trái, phải.
- HS hát theo yêu cầu thể hiện được tính chất

mềm mại, nhẹ nhàng
- GV mời HS từ 2-3 HS lên bảng hát bài hòan
chỉnh.
- HS thực hiện –GV nhận xét ghi điểm.
I. Ôn bài hát : Lí cây đa
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và
tập đọc bài TĐN số 2.
- GV ghi bảng giới thiệu bài TĐN số 2.
- Nêu nhận xét của em về bài TĐN.
(cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu
thường gặp)?
- GV cho HS luyện đọc gam đô trưởng (đọc
gam rãi và gam trục Đô-mi-sol-đố đi lên và
đi xuống), mở rộng xuống đô-xi-la-sòn.
- Hướng dẫn HS đọc nhạc như những bài
TĐN khác
- GV đàn câu 1 từ (Đô …Đô) 2-3 lần, yêu
cầu HS nghe và đọc nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 3-4,
yêu cầu HS đọc cùng với đàn.
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết
bài TĐN
- Khi đã tập xong bài TĐN GV cho HS đọc
lại bài TĐN nhiều lần.
- Khi HS đọc tốt bài TĐN GV cho các em
ráp lời ca
III. Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
- Nhịp 4/4 nhanh vừa.
- Cao độ: C-D-E-G-A-B.
- Trường độ: Nốt đen, nốt trắng…

- Kí hiệu: dấu nhắc lại, có sử dụng âm
son ở dòng kẻ phụ thứ 2.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Lí cây đa.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung nhạc lí (nhận xét ghi điểm).
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị tiết 6.

Soạn ngày 21 tháng 9 năm 2012
Tiết 06
Nhạc lí: Nhịp lấy đà
TĐN số 3
ÂNTT: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp trong những bài hát phổ
thông.
- HS thực hành bài TĐN số 3 (áp dụng nhịp lấy đà) với những hình nốt đơn giản.
- GV nhận biết hình dáng của một vài nhạc cụ phương tây.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn, Bảng phụ, tranh ảnh phô tô .
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, trực quan, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: GV giới thiệu - hướng dẫn HS
tìm hiểu và xác dịnh nhịp lấy đà.
- GV ghi bảng kết hợp giới thiệu bài mới trực
tiếp.
- GV gọi HS nhắc lại khái niệm nhịp 4/4 kết
hợp đưa ví dụ cho HS đếm số phách để tìm ra
nhịp thiếu ở ô nhịp đầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
+ Tìm những bài hát và TĐN có nhịp lấy đà
trong sgk?
- HS trả lời theo nhóm (GV nhận xét ghi điểm
cho nhóm trả lời tốt).
I. Nhạc lí : Nhịp lấy đà
a.Khái niệm
Nhịp lấy đà là nhịp có không đủ số
phách ở ô nhịp đầu.
b.Ví dụ:
Câu hỏi 1: Trong ví dụ sau theo qui
định số chỉ nhịp thì ô nhịp đầu tiên
thiếu mấy phách?
Câu hỏi 2: Trong ví dụ sau theo qui
định số chỉ nhịp thì ô nhịp đầu tiên
thiếu mấy phách
- Theo qui định số chỉ nhịp thì ô nhịp
đầu tiên thiếu nửa phách.
Câu hỏi 3: Thế nào là nhịp lấy đà?
Nhịp lấy đà: là ô nhịp đầu tiên trong
bản nhạc không có đủ số phách theo
qui định của số chỉ nhịp.
Hoạt động 2: GV giới thiệu -hướng dẫn đọc

bài TĐN số 3 .
- GV treo bảng phụ.
- GV cho HS đọc giọng đô trưởng khởi động
giọng
- GV yêu cầu nêu nhận xét của em về bài TĐN
(cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu thường
gặp)?
- GV đàn đọc nhạc mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc từng câu.
- GV đàn câu1 từ: (Sòn đô … La son), 2-3 lần
và yêu cầu HS đọc nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 2-3
cho HS đọc cùng với đàn.
II: Tập đọc nhạc
2
4
.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết bài
TĐN.
- Khi HS đọc tốt bài TĐN, GV cho các em ráp
lời ca, kết hợp gõ tiết tấu. (chú ý sửa sai cho
HS nếu có).
- GV mời 3-4 HS đọc tốt đọc nhạc (nhận xét
ghi điểm).

Hoạt động 3: GV giới thiệu -hướng dẫn đọc
bài và nhận biết một số nhạc cụ phương tây.
- GV chỉ định một HS đọc phần ÂNTT trong
SGK

- GV treo tranh và yêu cầu
- Phương tây gồm những nước nào trên thế
giới? (Các nước Đức, Pháp,Ý…)
- Đàn bầu , sáo có phải là nhạc cụ phương tây
không? (đàn bầu, sáo là nhạc cụ VN)
- Cho HS xem tranh các nhạc cụ phương tây,
Hướng dẫn sơ lược cách sử dụng một số nhạc
cụ
- Dùng đàn organ đàn cho HS nghe âm sắc của
đàn piano, ắc-cooc đê-ông, vi-ô-lông
- HS lắng nghe và cảm nhận âm sắc của từng
nhạc cụ.
III :Âm nhạc thường thức:
Sơ lược về một vài nhạc cụ phương
tây

4. Củng cố:
- Cho cả lớp đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 3
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- Yêu cầu HS nhắc lại nội nhạc lí và ÂNTT (nhận xét ghi điểm nếu HS trả lời
tốt).
5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết 7
Soạn ngày 28 tháng 9 năm 2012
Tiết 07
Kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu:
- Thực hiện theo những nội dung ở tiết trước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy – học:
- Thực hành, bốc thăm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới: - GV giới thiệu hình thức kiểm tra
A. Đề bài:
1. Hát (thực hành) - Em hãy chọn và trình bày 1 trong 2 bài hát đã ôn ở tiết 7.
2. TĐN (bốc thăm) - Thăm 1: Bài TĐN số 1.
- Thăm 2: Bài TĐN số 2.
- Thăm 3: Bài TĐN số 3.
(Hát lời nếu GV yêu cầu)
* GV tiến hành kiểm tra.
- GV gọi HS lên bảng mỗi lần từ 2 đến 3 HS lên bảng kiểm tra không theo thứ
tự danh sách.
- HS được gọi tên lên bảng hòan thành bài kiểm tra.
B. Đáp án :
1. Hát: - Thuộc lời, hát to, trôi chảy, rõ ràng, thể hiện đúng sắc thái, phong
cách tự nhiên. (6 điểm)
2. TĐN: - Đọc đúng cao độ, trường độ, thể hiện tiết tấu rõ ràng và thuộc lời.
(4 điểm)
(Chú ý: GV dựa vào số điểm HS đạt được mà xếp loại)
3. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm mà HS mắc phải.
- Công bố kết quả kiểm tra.
4. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị tiết 8.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực

Soạn ngày 7 tháng 10 năm 2012
Tiết 08

Học hát bài: CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
I. Mục tiêu:
- Cung cấp cho HS một bài hát tập thể chủ đề hòa bình, biết nội dung bài hát nói
lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống trong cuộc sống hòa bình, thân
ái, hữu nghị.
- HS làm quen với cách hát có đảo phách, nghịch phách, hát đúng giai điệu lời ca
của bài, biết cách lấy hơi, hát rõ lời diễn cảm.
- Thông qua bài hát HS hiểu biết thêm về NS Hoàng Long , Hoàng lân.
- Tích hợp: Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí
Minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV giới thiệu tác giả- tácphẩm
- GV treo ảnh nhạc sĩ Hoang Long - Hoàng Lân
kết hợp giới thiệu bài mới trực tiếp.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu SGK
- HS thực hiện:
- GV nhấn mạnh một số ý chính về Hòang Long-
Hòang Lân, sơ lược về bài hát.
- HS lắng nghe, ghi bài.
Học hát bài: Chúng em

cần hòa bình
N&L: HÒANG LONG – HÒANG
LÂN
1.Giới thiệu tác giả- tácphẩm
- Hoàng Long-Hoàng Lân là 2
anh em sinh đôi sinh năm 1942
tại Sơn Tây-Hà Tây.
- Bài hát Chúng em cần hoà bình
được viết năm 1985 .Nội dung
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- GV gợi ý để HS cùng hát bài Bác Hồ người cho
em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thă Bác.
- HS cùng hát và cảm nhận giai điệu.
* Liên hệ lồng ghép, giáo dục học sinh học tập và
làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh
+ Địa chỉ tích hợp: Mục II
- Chủ đề: Tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hòa
bình, vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Sự quan tâm, chăm sóc và tình cảm của Bác Hồ
với các em thiếu niên, nhi đồng
- Mức độ: Tích hợp.
nói lên ước vọng của tuổi thơ về
một cuộc sống hòa bình hữu ái,
giai điệu vui, tươi trong sáng,
phù hợp với hát tập thể.
* Cho học sinh nghe bài hát: Bác
Hồ - Người cho em tất cả: Từ
rừng xanh cháu về thăm lăng
Bác. Bài hát đã ca ngợi tình cảm,
lòng kính yêu của các em thiếu

niên nhi đồng đối với Bác Hồ,
hình ảnh của Bác luôn in đậm
trong trái tim các em, các em
luôn ghi nhớ công ơn của Bác và
nguyện học tập và làm theo 5
điều Bác dạy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu và tập hát
bài Chúng em cần hòa bình.
- GV trình bày tác phẩm.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- GV yêu cầu HS cho biết đặc điểm cấu tạo bái hát
mà em biết.
- HS trả lời dựa vào giớ thiệu bài SGK-22,23
-Khởi động giọng :
- GV hát mẫu câu 1 từ : ( Để loài … học hành ), sau
đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS hát
nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 2-1 cho
HS hát cùng với đàn.
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết bài hát.
- Khi tập xong bài hát GV cho HS hát hoàn toàn bài
hát nhiều lần.
- HS thực hiện hát đúng những chỗ có nốt đơn
chấm kép, ngân đủ 3 phách ở cuối câu, lấy hơi
đúng dấu lặng trong bài, thể hiện được tính chất
hành khúc, vui tươi trong sáng.
- GV đàn cho HS hát vài lần chú ý sửa sai cho HS.
- GV chia nhóm cho HS thực hiện lần lượt.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV chỉ định 2-3 HS trình bày bài hát

2. Tập hát:
- Nhịp
4
2
, vui khỏe - vững tin.
- Sử dụng nhịp lấy đà, 4 câu hát
đầu chung âm hình tiết tấu.
-Có dấu nối ngân 3 phách, khung
thay đổi, có đảo phách.
- Giọng pha trưởng.
- Nội dung bài hát SGK-23.
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- HS thực hiện (GV nhận xét ghi điểm)
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Chúng em cần hòa bình kết hợp nhún nhịp.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài Chúng em cần hòa bình.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị tiết 9.
Soạn ngày 14 tháng 10 năm 2012
Tiết 9
ÔN BÀI HÁT: Chúng em cần hoà bình
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 04
BÀI ĐỌC THÊM: Hội xuân “Sắc bùa”
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với cách hát hành khúc, thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát
: tự tin, khỏe mạnh.
- Luyện cho HS đọc nửa cung mi-pha, xi-đô. Đọc đúng cao độ, trường độ của bài
TĐN.
- HS thêm hiểu biết tôn trọng và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.
II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Đàn Orgarn, bảng phụ .
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, trực quan, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV giới thiệu và hướng dẫn HS ôn
bái hát Chúng em cần hòa bình.
- GV ghi bảng, kết hợp cho HS nghe lại giai điệu
bài hát qua đĩa mềm.
- GV cho HS luyện thanh nguyên âm a
- HS khởi động giọng.
- GV cho HS vừa hát vừa gõ theo phách.
- GV chỉ huy cho HS hát bài hát với tính chất âm
nhạc vui tuơi, mạnh mẽ của hành khúc.
- GV hướng dẫn một số động tác phụ họa yêu cầu
HS thực hành theo nhóm.
- HS quan sát thực hiện theo yêu cầu –GV nhận
xét sửa sai nếu có.
- GV mời 2-3 HS lên bảng hát và vận động (nhận
xét ghi điểm).
- HS thể hiện tốt giai điệu hành khúc.
I. Ôn tập bài hát :
CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu và tập đọc
bài TĐN số 4.

- GV treo bảng phụ giới thiệu bài.
- HS lắng nghe quan sát.
- GV dùng thước chỉ vào hình nốt, yêu cầu HS đọc
tên nốt, dấu lặng, hình nốt.
- GV đàn cho HS nghe giai điệu, đọc mẫu.
- GV đàn cho HS đọc gam đô trưởng.
- HS làm quen cao độ.
- GV đàn câu 1 từ 2-3 lần , yêu cầu HS đọc nhẩm
theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp (đếm 2-3) cho
HS đọc cùng với đàn.
- GV tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết
bài TĐN.
- GV cho HS đọc bài TĐN nhiều lần theo tổ,
nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu - GV nhận xét sửa sai
nếu có.
- GV chỉ định 1-2 HS trình bày bài TĐN.
- HS thự hành - GV nhận xét ghi điểm.
- Khi HS đã đọc tốt, GV cho các em ráp lời ca.
II. Tập đọc nhạc
- Nhịp 4/4 – vừa phải:
-Trường độ: Nốt trắng, nốt đen,
móc đơn, đen chấm dôi, dấu lặng
đen.
- Cao độ: C-D-E-F-G-A-B-C.
- Giọng đô trưởng.
- Có hai câu nhạc ngắn.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc bài và tìm

hiểu nét văn hóa “Sắc bùa”.
III. Bài đọc thêm:
Hội xuân “Sắc bùa”
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
- GV treo ảnh kết hợp giới thiệu bài trực tiếp.
- GV cho HS đọc bài theo đoạn.
- HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV.
- GV ghi bảng.
- Giới thiệu thêm về Sắc bùa ở Bình Định.
- Giới thiệu sơ qua về chiêng, phách, song loan.
- Đây là hình thức sinh hoạt văn
hoá mang tính đặc thù của từng
vùng, miền. Hình thức hát có
nhạc đệm là chiêng, phách, song
loan.
4. Củng cố:
- Cho cả lớp hát lại bài Chúng em cần hòa bình, kết hợp nhún tại chỗ.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài tập đọc nhạc số 4.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị tiết 10.
Soạn ngày 20 tháng 10 năm 2012
Tiết 10
ÔN BÀI HÁT : Chúng en cần hoà bình
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 04
ÂNTT: NS Đỗ Nhuận và bài hát “ Hành quân xa”
I. Mục tiêu:
- Ôn tập nâng cao bài hát, thể hiện hát đuổi.
- Ôn tập bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp 4/4.
- HS biết sơ lược tiểu sử NS Đỗ Nhuận và tính chất hành khúc mạnh mẽ của bài hát
Hành quân xa.

II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn, Bảng phụ.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, trực quan, kiểm tra, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
Hoạt động 1: GV giới thiệu và hướng dẫn HS
ôn bài hát Chúng em cần hòa bình.
- GV ghi bảng – HS ghi bài.
- Gv cho HS đọc giọng đô trưởng khởi động
giọng.
- Ôn lại một lần, chữa sai về cao độ , những chỗ
ngân, sắc thái
- Hướng dẫn HS hát đuổi. (Đối với bài hát này
bè hai hát sau bè một 2 phách).
- Dùng đàn làm bè 1 hát bè 2 cho HS nghe.
- Gọi 1 HS có khả năng hát tốt hát bè 1 GV hát
bè 2 để minh hoạ và hướng dẫn cả lớp cùng hát.
- Chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm này hát bè 1 nhóm
kia hát bè 2 luân phiên.
- Gọi 2 nhóm mỗi nhóm 5 HS, thi đua giữa Nam
và Nữ. (nhận xét ghi điểm).
- HS thực hiện – GV chú ý sửa sai nếu có.
I. Ôn tập bài hát:
Chúng em cần hòa bình.

Hoạt động 2 Ôn tập bài TĐN số 4.
- GV ghi bảng.
- Hướng dẫn HS ôn đọc nhạc như những bài
TĐN khác.
- Trọng tâm hướng dẫn HS cách đánh nhịp 4/4.
- Gọi một HS lên bảng đánh nhịp cho cả lớp đọc
nhạc (quan xát sửa sai nếu có).
- Hướng dẫn HS theo dõi đọc nối nhau bàn số1
đọc câu 1 bàn số 2 câu 2 đọc luân phiên.
- Gv gọi 3-4 HS đọc bài tốt đọc bài ( nhận xét
ghi điểm).
II. Ôn tập đọc nhạc:


Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác âm nhạc của
nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- GV cho HS xem tranh ảnh của nhạc sĩ và tranh
chiến đấu cách mạng.
- GV ghi bảng- HS ghi bài.
- Mời HS đọc bài trong sgk.
- GV giới thiệu tóm tắt về Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận-
HS lắng nghe ghi nhớ.
- Giới thiệu và hát một số bài hát tiêu biểu của
Ông như: Chiến thắng Điện biên, Việt Nam quê
hương tôi…
- HS quan sát ghi nhận hình ảnh anh hùng của
các anh bộ đội cụ Hồ
- GV đàn và hát cho HS nghe bài Hành quân xa

của NS Đỗ Nhuận - HS lắng nghe ghi nhớ giai
điệu.
III. Âm nhạc thường thức.
NS Đỗ Nhuận và bài hát “ Hành
quân xa”
1.Giới thiệu NS Đỗ Nhuận
- NS Đỗ Nhuận sinh năm 1922-
1991), Quê ở Hải Dương, là một
NS có nhiều đóng góp cho nền âm
nhạc VN hiện đại. Ông được Nhà
nước truy tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.Bài hát
- Bài hát “ Hành quân xa”
Bài hát Hành quân xa thuộc thể
loại hành khúc, tính chất âm nhạc
mạnh mẽ trầm hùng, lời ca nói lên
ý chí căm thù và sức mạnh của
lòng yêu nước.
4. Củng cố: - Cho cả lớp hát lại bài Chúng em cần hòa bình kết hợp nhún nhịp.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ÂNTT và đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp
4/4.
5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết 11.
Soạn ngày 27 tháng 10 năm 2012
Tiết 11
HỌC HÁT BÀI: Khúc hát chim sơn ca.
Nhạc và lời: Đỗ hòa An
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Khúc hát chim sơn ca
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực

- Luyện tập kỹ năng hát hoà giọng và hát lĩnh xướng, hát tập thể và hát đơn ca.
- Qua bài hát hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và tình yêu quê
hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đàn Orgarn.
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy – học:
- Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Mai Ngọc Hùng: Trường THCS Thành Trực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV giới thiệu tác giả và hướng
dẫn HS tìm hiểu tác phẩm.
- GV treo ảnh nhạc sĩ Đỗ Hoà An kết hợp giới
thiệu bài mới trực tiếp.
- GV ghi bảng- HS ghi bài.
- Mời HS đọc phần giới thiệu trong sgk
- GV giới thiệu thêm một vài nét về NS Đỗ Hoà
An, là một NS trẻ có rất nhiều ca khúc được giới
trẻ yêu thích hiện nay.
- HS đọc lời ca, nghe giai điệu và nêu nhận xét
về bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- GV yêu cầu HS nêu sự hiểu biết của mình về
bài hát Khúc hát chim sơn ca?
- HS trả lời dựa vào giới thiệu bài.
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
I. Giới thiệu Tác giả, tác phẩm.

- NS Đỗ Hoà An thuộc thế hệ NS
trẻ hiện đang giảng dạy âm nhạc
tại trường Văn hoá– Nghệ thuật
Tỉnh Quảng Nam.
- Bài hát có nét nhạc nhẹ nhàng,
êm ái duyên dáng, lời ca thể hiện
sự hồn nhiên yêu đời trong sáng
của tuổi thơ.
- Bài hát viết ở nhịp 2/4, vừa
phải.
- Có cấu tạo bởi 2 đoạn đơn:
(đoạn a từ đầu đến mê say, đoạn
b còn lại)
- Giọng Mi thứ, có dấu nối,
luyến và hoa mỹ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập hát bài Khúc
hát chim sơn ca.
- GV hát cho HS nghe mẫu.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- GV cho HS đọc giọng mi thứ khởi động giọng.
- GV hát mẫu câu 1 từ: ( Tiếng sơn ca … Thơ
ngây ), sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu
cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 1-2 cho
HS hát cùng với đàn.
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết hoàn
toàn bài hát.
- GV đàn cho HS hát vài lần chú ý sửa sai cho
HS. (ngân đủ 4 phách ở cuối bài, hát đúng nốt
hoa mỹ trong bài.)

- GV chia nhóm cho HS thực hiện lần lượt. (Cần
thể hiện sắc thái hồn nhiên, say sưa, nhí nhảnh).
- GV gọi 2-3 HS hát (nhận xét ghi điểm)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Tập hát :

×