Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 9_Bộ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.49 KB, 56 trang )

Ngày soạn: 01/01/2014 Ngày giảng: 02/01/2014
TIẾT 1. BÀI 1 .
HỌC HÁT: BÀI “BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát “Bóng dáng một ngôi
trường”. Biết nội dung của bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm với tình cảm sôi nổi nhiệt
tình.
- Luyện cho học sinh trình bày bài hát qua vài cách hát tập thể như: hát hoà
giọng, đối đáp và lĩnh xướng.
3. Thái độ:
Qua nội dung bài hát giáo dục các em có tình cảm gắn bó, yêu mến mái
trường, thầy cô, bạn bè.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ chép bài hát.
- Tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Lân và một số bài hát về thầy cô, nhà trường.
- Đàn, đài, đĩa nhạc 9.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa.
- Thanh phách.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Trong mỗi chúng ta ai cũng mang trong lòng những tình cảm được lưu giữ
từ một mái trường – nơi có các thầy cô, bạn bè thân thiết đã từng gắn bó một thời
cắp sách, đó là kỉ niệm. Những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong chúng ta cùng với


những kỉ niệm khó phai mờ. Tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em hát một bài hát về
mái trường.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
?
HS
GV
Em hãy nói những hiểu biết của em về nhạc
sĩ Hoàng Lân?
Nói sự hiểu biết của mình.
Ghi nhận, bổ sung và khắc sâu một số điểm
chính:
- Nhạc sĩ Hoàng Lân và Hoàng Long là anh
em sinh đôi.
- Là nhạc sĩ gắn bó thân thiết với tuổi thơ,
sáng tác hàng trăm tác phẩm âm nhạc cho
thiếu nhi trong hơn 40 năm qua.
1. Giới thiệu về tác giả và
bài hát (6):
* Tác giả:
- Nhạc sĩ Hoàng Lân (18 – 6
– 1942) tại Sơn Tây - Hà
Tây.
1
?
HS
GV
GV
GV
?

HS
GV
?
HS
GV
HS
- Âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Lân giản dị,
trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ có sức sống qua
các lứa tuổi thơ.
Em biết bài hát nào của nhạc sĩ Hoàng Lân?
Hãy hát bài hát đó.
Kể và hát theo khả năng.
Khắc sâu một số bài tiêu biểu: “Đi học về”
(1962); “Thật là hay” (1980); “Mùa hè ước
mong” (1982); “Chúng em cần hoà bình”
(1985). . . và trích hát nếu HS chưa hát được.
Treo bảng chép bài hát “Bóng dáng một ngôi
trường”.
- Giới thiệu về bài hát: Nhạc sĩ Hoàng Lân
sáng tác bài hát dựa vào kí ức về một mái
trường mà tác giả từng gắn bó thân thiết – đó
là trường THPT Nguyễn Huệ (thị xã Hà
Đông – Hà Tây cũ, nay là Hà Nội).
Mở đĩa cho HS nghe 1 lần hoặc hát mẫu.
Em có nhận xét gì về bài hát?
Nói cảm nhận về giai điệu, sắc thái, tiết tấu.
- Giúp HS hiểu về bài hát: hát sôi nổi, hơi
nhanh . . .
- Hướng dẫn học sinh khởi động giọng.
Bài hát gồm mấy đoạn? Viết ở nhịp gì? Ý

nghĩa?
2 đoạn, nhịp C: 4 phách / nhịp, mỗi phách
bằng 1 đen, phách 1 – mạnh, phách 3 – mạnh
vừa, phách 2, 4 – nhẹ.
- Khắc sâu:
+ Trong bài có các ký hiệu dấu nhắc lại,
khung thay đổi
+ Bài gồm 2 đoạn. Đoạn a: từ đầu đến “trong
lòng chúng ta”, đoạn b: còn lại.
- Dạy HS hát (đàn giai điệu – hát mẫu – HS
hát)
Hát theo hướng dẫn và yêu cầu của GV
* Đoạn a:
C1: “Đã bao mùa thu chia tay”
Đảo phách: “khai trường”, “chia tay”
Luyến hoa mĩ: “đã”
Đầu, sau 2 tiết nhạc nghỉ 1 phách
C2: “Vẫn còn chốn đây”
- Tác phẩm: “Bác Hồ -
Người cho em tất cả”
(1975); “Từ rừng xanh cháu
về thăm lăng Bác”
(1978); “Những bông hoa,
những bài ca” (1982). . .
* Bài hát “Bóng dáng một
ngôi trường” (1985).
2. Học hát (30’):
2
GV
HS

GV
HS
GV
?
HS
Đảo phách: “chốn đây”
Luyến hoa mĩ: “mãi”
Đầu câu nghỉ 1/2 ; cuối 2 phách
=> Ghép C1+2
C3: “Những cánh chim xoá nhoà”
Đảo phách: “xoá nhoà”
Đầu, sau 2 tiết nhạc nghỉ 1 phách
C4: “Và tình yêu ấy chúng ta”
Đảo phách: “trong lòng chúng”
Đầu tiết nhạc nghỉ 1/2 phách
Sau câu nghỉ 1 phách
Cuối câu ngân 3 phách
=> Ghép C3+4; ghép cả đoạn a kết hợp gõ
đều phách.
* Đoạn b:
C5: “Hát mãi kỉ niệm”
Luyến hoa mĩ: “hát”, “mãi”
Đảo phách: “theo bao kỉ”
Đầu, cuối các ô nhịp nghỉ 1/2 phách
C6: “Hàng cây tuổi thơ”
Đảo phách: “kí ức tuổi”
=> Ghép C5+6
C7: “Một khúc ca bây giờ”
Luyến 2: “đến”, “bây”
=> Ghép C5+6+7 (đoạn b – lời 1) - Ghép

đoạn a + b (lời 1)
- Hát cả đoạn b lời 1 + 2
- Bắt nhịp cho HS hát lời 2 đoạn b
- Hát ghép lời 1 => lời 2 đoạn b
- Ghép cả bài kết hợp gõ đều đặn theo phách
- Lưu ý HS:
+ Hát đoạn a: sôi nổi, nhiệt tình, linh hoạt,
tươi trẻ và khoẻ khoắn.
+ Đoạn b: tiếp tục phát triển tình cảm đoạn a
nhưng âm nhạc tha thiết và lôi cuốn đượm
chút lưu luyến, bâng khuâng.
- Hướng dẫn HS cách hát và gõ nhịp: đoạn a
gõ 2 phách / nhịp, đoạn b 1 phách / nhịp.
- Một dãy hát C1,2 _ một dãy C3,4 (đoạn a) -
cả lớp đoạn b.
- Cả lớp hát đồng ca
- Đội văn nghệ lên biểu diễn
Góp ý, sửa sai cho HS
Qua lời bài hát em cho biết nội dung lời ca
của bài diễn tả điều gì ?
Nội dung lời ca của bài hát diễn tả về một
3
ngôi trường với bao kỷ niệm của tuổi thơ
3. Củng cố, luyện tập (5’):
- HS kể bài hát về nhà trường, thầy cô theo sự hiểu biết của mình.
- GV cùng HS trích hát một số bài: “Con đường đến trường” – Phạm Đăng
Khương; “Chiều thu nhớ trường” – Cao Minh Khanh; “Mùa thu ngày khai trường”
– Vũ Trọng Tường; “Bụi phấn” – Vũ Hoàng + Lê Văn Lộc. . .
- HS cả lớp hát lại cả bài 1 lần có lĩnh xướng, câu cuối hát lại 2 lần để về kết.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (3’):

- Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp gõ nhịp thành thạo và tập
hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát
- GV: + Hướng dẫn đọc bài đọc thêm “Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát “Câu hò
bên bờ Hiền Lương”: đọc và trả lời câu hỏi: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp là tác giả bài hát
nào em biết? “Câu hò bên bờ Hiền Lương” viết vào thời điểm nào? Nêu cảm tưởng
của em sau khi nghe bài hát này?
+ Mở đĩa cho HS nghe 1 lần cả bài
- Về ôn lại kiến thức về quãng và thứ tự xuất hiện các dấu #, b ở hoá biểu; ghi
nhớ tên nốt của TĐN số 1.

Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: 09/01/2014
TIẾT 2. BÀI 1 . NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG
TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ,
đúng, tăng, giảm.
- HS biết cấu tạo của giọng Gdur.
- HS biết bài TĐN số 1 – “Cây sáo” là nhạc Ba Lan, được viết ở
giọng Gdur. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ đệm
hoặc đánh nhịp.
2. Kĩ năng: Luyện khả năng nghe và đọc những quãng đơn giản trong giọng
Cdur và Gdur.
3. Thái độ: Qua bài học giáo dục lòng yêu quý và bảo vệ các làn điệu dân ca nói
chung và âm nhạc nước ngoài nói riêng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ chép TĐN số 1 và các ví dụ về quãng.
- Đàn
2. Chuẩn bị của HS: - Nắm chắc các kiến thức về quãng
- Thanh phách
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tiết 19 – lớp 7, các em đã được tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc.
Quãng là khoảng cách cao độ giữa 2 âm liền bậc hoặc cách bậc, âm thấp – gốc, âm
cao – ngọn. Vậy các quãng đấy có tính chất như thế nào? Tiết này các em cùng tìm
hiểu thêm về quãng và bài TĐN đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 9 cùng
giọng Gdur – một giọng mới có dấu hoá.
4
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
GV
HS
GV
GV
HS
GV
Minh hoạ bằng âm thanh: tên của mỗi
quãng được căn cứ theo số bậc và số
lượng cung giữa 2 âm thanh.
VD: 2t: Mi – Pha 2T: Đô – Rê
3t: Rê – Pha 3T: Đồ - Mi
4Đ: Đô – Pha 4 tăng: Đô –
Pha#
Ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học
ở lớp 7: Phát ra đồng thời: hoà âm; lần
lượt: giai điệu
- Treo bảng chép VD trong bài hát
- Giới thiệu và đọc cho HS nhận biết
các quãng:
+ Bài “Như có Bác trong ngày đại

thắng” (Phạm Tuyên)
+ Bài “Lãnh tụ ca” (Lưu Hữu Phước)
=> Tuỳ cấu trúc từng câu nhạc, bản
nhạc, do từng tác giả tạo nên, nếu thay
quãng này bằng quãng khác sẽ làm
cho nét nhạc biến đổi.
Mở rộng và phân tích các quãng:
(1đúng : 0c; 2t = 1/2c; 2T = 1c; 3T =
2c; 3t = 1,5c; 4 đúng = 2,5c; 4tăng =
3c; 5giảm = 3c; 5đúng = 3,5c; 6t = 4c;
6T = 4,5c; 7T = 5,5c; 7t = 5c; 8đúng =
6c)
- Quãng 4 đúng hết (Trừ Pha - Si)
- Quãng 5 đúng hết (Trừ Si – Pha)
- Quãng tăng: Quãng đúng hoặc
trưởng + 1/2c; nếu quãng tăng + 1/2c
=> tăng thêm.
- Quãng giảm: Quãng đúng hoặc thứ -
1/2c; nếu quãng giảm - 1/2c => giảm
thêm.
Điền bằng bút chì vào các quãng có
sẵn trong SGK
Ngoài ra còn có quãng thuận, nghịch
(hoà âm); quãng trùng (âm thanh phát
ra giông nhau nhưng ý nghĩa, tên gọi,
cách viết khác nhau)
- Quãng đơn: không vượt ra ngoài
quãng 8
- Quãng kép: lớn hơn quãng 8 đúng
1. Nhạc lí: Giới thiệu về quãng

(12’):
5
GV
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
- Quãng đảo: nốt gốc hoặc ngọn
chuyển lên hoặc xuống 1 quãng 8
(quãng có sẵn + quãng đảo = quãng 9)
Đưa ra một số bài tập:
1. Lấy VD về các quãng 2,3,4,5,6…?
2. Cho âm gốc là Mi, tìm âm ngọn để
có quãng 3,5,7?
3. Cho âm ngọn là Si, tìm âm gốc để
có quãng 4,6,8?
4. Nói tên quãng 2,3,4,5,6,7,8 có âm
gốc là Mi
5. Nói tên quãng 2,3,4,5,6,7,8 có âm

ngọn là Rế
Chia lớp thành 5 nhóm ứng với 5 bài
tập
Làm bài trong 5’ – chữa bài
Ghi lên khuông để HS sửa vào vở của
mình
Em hãy nói sự khác nhau giữa quãng
3T và 3t? Cho VD?
3T: 2c, 3t: 1,5c…
Các quãng trong âm nhạc đã tạo nên
khoảng cách âm thanh hợp thành các
giọng trong âm nhạc. Bài TĐN số 1 có
những quãng
Hãy nhắc lại sự sắp xếp c và 1/2c của
Cdur?
I II III IV V VI VII VIII (I)
1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
Cấu tạo gam Cdur? Để có Gdur ta
làm thế nào?

I III V (I)
Viết các bậc của Gdur và điều chỉnh
trùng cấu tạo c, 1/2c của giọng dur
Son – La – Si – Đô – Rê – Mi – Pha# -
Son
Để có Gdur dấu #Pha phải đặt ở đâu?
vì sao?
Dấu hoá suốt: tất cả các nốt Pha trong
bài đều phải # => Gdur
Hoá biểu gam Gdur là gì?

Khoá son + dấu # Pha
2. Tập đọc nhạc: Giọng Gdur -
TĐN số 1 (26’):
a) Giọng Son trưởng (6’):
6
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
Âm ổn định? Âm trụ?
Bậc I, III, V (Son – Si – Rê)
Viết gam Gdur:
I III V (I)
Gdur
Hãy so sánh Gdur và Cdur?
Công thức giống nhau nhưng âm chủ
khác nhau (khác cao độ)
Nhấn mạnh: Giọng Gdur có âm chủ là
Son và hoá biểu có một dấu # Pha
Đàn và đọc 2 giọng để HS nghe và
cảm nhận sự giống và khác nhau
Đọc gam Cdur và chuyển sang Gdur
(theo đàn): lên, xuống, âm trụ, quãng
3 nhiều lần
- Tương tự Cdur – gam Gdur được

viết thành bài hát hoặc bản nhạc =>
giọng Gdur. Chúng ta có bài TĐN số 1
hôm nay học viết ở giọng Gdur
- Treo bảng chép bài TĐN số 1
- Giọng Gdurcó âm chủ là nốt
Son. Hoá biểu có một dấu # (Pha
#). Nốt kết thúc của bài thường là
nốt Son.
- Công thức giọng Son trưởng

I III V (I)
Gdur
b) Tập đọc nhạc: TĐN số 1 (20’):
Bài TĐN số 1: CÂY SÁO
Nhạc: Ba Lan
Đặt lời: Hoàng Anh
7
?
HS
?
HS
HS
GV
HS
GV
HS
Em hãy nhắc lại ý nghĩa nhịp 2/4?
Trả lời và ghi nhớ
Âm hình tiết tấu chủ đạo của bài?
- Trả lời + GV sửa và ghi bảng: có 2 AHTT

gần giống nhau là C1,3 và C2,4
- Đọc và gõ âm hình thành thục
Bài TĐN viết ở Gdur: bắt đầu G, kết thúc G;
hoá biểu có # Pha, sử dụng đủ 7 âm.
Đọc gam Gdur có mở rộng xuống Rê.
- Treo bảng phụ chép sẵn cao độ để HS đọc,
làm quen cao độ của Gdur:
- Đàn đọc cho HS nghe cao độ của bài
- Đọc cao độ từng câu (có sự trợ giúp của
GV và đàn)
- Đọc cao độ + trường độ từng câu
- Ghép lời ca của bài theo giai điệu
- Đọc + gõ phách – hát lời thành thục
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách => đọc gõ tiết
tấu
- Đọc nhạc + gõ phách => hát lời
3. Củng cố, luyện tập (5’):
* - Một số HS (xung phong) và GV khuyến khích đọc bài
- GV sửa sai, giúp HS đó hát đúng, cho điểm động viên
* Tìm các quãng 2,3,4 trong TĐN số 1?
- Quãng 2: La – Si ; Si – La ; Đô – Rê
- Quãng 3: Son – Si ; Rế - Si
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
- Về nhà các em học thuộc bài TĐN số 1
- Tìm quãng 5,6 trong bài
- Sưu tầm những bài hát thiếu nhi phổ thơ (lời hát bằng thơ)
8
Ngày soạn: 14/01/2014 Ngày giảng: Chiều 17/01/2014
TIẾT 3. BÀI 1. ÔN TẬP BÀI HÁT: “BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG”
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát “Bóng dáng một ngôi
trường”. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca,
song ca, tốp ca
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, kết hợp gõ đệm
hoặc đánh nhịp
- HS biết đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên một
số bài hát thiếu nhi phổ thơ.
2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc, hát hoà giọng và lĩnh xướng, đơn ca, song ca
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thơ ca nhạc hoạ và ý thức rèn luyện để có
được vốn kiến thức thơ ca
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Sưu tầm những bài hát thiếu nhi phổ thơ và bài thơ gốc được phổ nhạc
- Băng đĩa nhạc có bài hát thiếu nhi phổ thơ
- Đài, đàn
2. Chuẩn bị của HS:
- Hát thuộc bài hát và TĐN ở tiết 1, 2
- Sưu tầm ca khúc thiếu nhi phổ thơ
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (Trong phần 1, 2 bài mới)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Trong các em ngồi đây, ai cũng thuộc rất nhiều bài hát từ tuổi mẫu giáo.
Trong các ca khúc đó nhiều ca khúc được phổ thơ. Vậy ca khúc được phổ thơ đó
có đặc điểm gì và giá trị như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua
phần Âm nhạc thường thức.
2. Dạy nội dung bài mới:


Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
GV - Trình bày hoàn chỉnh bài hát một lần và
lưu ý HS: Một vài chỗ trong bài hát cần tập
kĩ để hát đúng là đảo phách, nốt ngân dài,
dấu lặng. Đoạn b cần thể hiện đúng trọng
âm các câu hát khi chúng thường xuyên
thay đổi.
- Theo giai điệu đàn đã ghi sẵn yêu cầu HS
hát với sắc thái và tốc độ khác nhau:
+ Tốc độ: hơi chậm – hơi nhanh – vừa
phải.
1. Ôn tập bài hát (11’):
Bóng dáng một ngôi trường
(Hoàng Lân)
9
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
+ Sắc thái: đoạn a: mp: nhẹ, êm vừa
đoạn b: m : mạnh vừa
và sửa những chỗ chưa đúng và hướng dẫn
HS hát hay hơn
- Gõ tiết tấu cho HS nghe và phát hiện tiết
tấu đó ở câu nào? Hát cả đoạn đó.

- Cho điểm HS nói đúng
- Cả lớp hát đoạn b. GV hát lĩnh xướng
đoạn a.
- Cả lớp hát đoạn b, mỗi tổ cử một bạn hát
lĩnh xướng đoạn b.
- Từng tốp (tự chọn) trình bày trước lớp
với hình thức tốp ca có lĩnh xướng.
- Cùng HS nhận xét, cho điểm nhóm hát
tốt, có động tác phụ hoạ đẹp, sáng tạo.
- Chỉ huy cho HS hát theo kiểu vocal (thay
bằng “a” hoặc “o” theo dãy)
Đọc lại gam Gdur lên xuống, âm trụ, quãng
3 nhiều lần
I III V (I)
Gõ tiết tấu bài “Cây sáo”
- Cả lớp đọc lại cao độ bài TĐN => Đọc
cao độ + gõ phách
- Lớp chia làm 4 nhóm hát theo cách đối
đáp, sau đó đổi lại
- 1/2 lớp đọc nhạc kết hợp gõ phách; 1/2
lớp còn lại hát lời kết hợp gõ tiết tấu sau đó
đổi lại.
- Phát hiện những chỗ sai và hướng dẫn HS
sửa lại.
- Đàn giai điệu 5 nốt cuối của mỗi câu ,
không theo thứ tự trong bài.
Lắng nghe cho biết đó là câu mấy? Đọc và
hát cả câu.
- Cả lớp thực hiện lại bài đọc nhạc + gõ
đệm với 2 âm sắc tiết tấu và phách

- Cá nhân (xung phong) đọc bài
- Nhận xét, sửa sai cho HS và cho điểm
không hạn chế để khuyến khích HS
2. Ôn tập TĐN số 1 (12’)
“Cây sáo”
( Trích)
Nhạc Ba Lan
Đặt lời: Hoàng Anh

10
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
- Ca khúc thiếu nhi rất dễ nhớ, dễ thuộc vì
đa phần là được phổ từ các bài thơ
Thế nào là ca khúc phổ thơ?
Bài hát được hình thành từ bài thơ có
trước.
Hãy kể tên ca khúc phổ thơ em biết?
Kể cả bài hát người lớn và trẻ em theo khả
năng của mình.
Ghi bảng, phân loại theo các cách phổ thơ
khác nhau
- Cho HS nghe đĩa nhạc có bài hát thiếu

nhi phổ thơ
- Cùng HS trích hát một số bài trong SGK
Nêu đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi
phổ thơ?
Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết
nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo cho ý thơ, bài
thơ bay bổng. Lời ca có chất lượng nghệ
thuật tốt bởi bản thân nó là bài thơ có giá
trị. Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi lời
bài thơ thay đổi ít về lời, bỏ bớt câu hoặc
viết thêm ý mới cho phù hợp với đường nét
giai điệu mới.
- Nêu các cách phổ thơ: - Giữ nguyên lời
- Thay đổi chút ít
- Bỏ một số câu
- Hát VD:
+ Có những bài dân ca được phổ từ 2 câu
thơ lục bát (trích hát):
“Chiều chiều ra đứng lầu tây
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng”
(“Lí chiều chiều” – Dân ca Nam Bộ)
“ Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khốp bạc đưa nàng về dinh”
(“Lí ngựa ô” – Dân ca Nam Bộ)
+ Mở rộng: bài hát người lớn:
“Một mùa xuân nho nhỏ” (Nhạc: Trần
Hoàn – Lời thơ: Thanh Hải)
“Bóng cây Kơ-nia” (Nhạc: Phan Huỳnh
3. Âm nhạc thường thức:
(15’)

Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
“Hạt gạo làng ta” (Thơ: Trần
Đăng Khoa – Nhạc: Nguyễn
Viết Bính)
“Dàn đồng ca mùa hạ” (Thơ:
Nguyễn Minh Nguyên –
Nhạc: Lê Minh Châu)
“Bác Hồ - Người cho em tất
cả” (Thơ: Phong Thu – Nhạc:
Hoàng Long, Hoàng Lân)
11
GV
GV
Điểu – Lời: Ngọc Anh phỏng dịch dân ca
H’Rê)
Phân tích:
- Giữ nguyên lời: “Hạt gạo làng ta”; “Bụi
phấn”; “Ngày đầu tiên đi học”
- Có thay đổi lời thơ chút ít, đảo lên xuống,
bớt hoặc thêm đôi chỗ: “Đi học”
- Trích đoạn, dựa hoặc phỏng ý thơ (ở đây
trong ca từ có sự tham gia khá nhiều của
người sáng tác âm nhạc): “Chỉ có một trên
đời” – dựa ý thơ Liên Xô
Có những bài thơ hay nhưng khó phổ nhạc
hoặc không thể phổ thành bài hát. Có
những bài không đặc sắc lắm nhưng khi
được phổ nhạc lại có sức sống và phổ biến
rộng rãi => Âm nhạc chắp cánh cho thơ
bay xa

3. Củng cố, luyện tập (5'):
- HS cả lớp đứng hát (tuỳ hứng) bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” và đọc
lại bài TĐN số 1 một lần
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
- Về nhà các em học thuộc bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”
- Học thuộc bài TĐN số 1, tìm hiểu thêm về một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ
- Xem lại tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên và nước Nga

Ngày soạn: 14/01/2014 Ngày giảng: 23/01/2014
TIẾT 4. BÀI 2. HỌC HÁT: BÀI “NỤ CƯỜI”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết bài “Nụ cười” là bài hát Nga, nội dung bài hát thể hiện
sự lạc quan, yêu đời của tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 2/2.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát
rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
2. Kĩ năng: Học sinh biết trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp
ca và hát hoà giọng có lĩnh xướng và thể hiện được đúng tính chất nhịp 2/4; thực
hiện đúng việc chuyển điệu từ Gdur => Cdur.
3. Thái độ: Qua nội dung của bài hát giáo dục học sinh biết giữ gìn sự hồn
nhiên của tuổi học trò, biết mamg niềm vui và tiếng cười đến với mọi người. Từ đó
lạc quan, tin yêu hữu nghị giữa thiếu nhi các nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ thế giới và vài hình ảnh về nước Nga
- Một số bài hát Nga.
12
- Đài, đàn, đĩa nhạc 9.
2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa, thanh phách.
- Tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên và nước Nga.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)

* Đặt vấn đề vào bài mới (3’):
(GV treo bản đồ thế giới – giới thiệu về vị trí nước Nga):
Nga là một đất nước rộng lớn, có vị trí quan trọng trên thế giới, thủ đô là
Matxcơva. Nước Nga là quê hương của cuộc cách mạng thang 10 vĩ đại với vị lãnh
tụ thiên tài Lênin. Đây là một nước có nền văn hoá cao với những tên tuổi lẫy lừng
thế giới: lĩnh vực văn học có Pus-kin, Sêkhôp, Leptônxtôi, Gooki…; mĩ thuật:
Lêvitan; âm nhạc: Traicôpxki, Prôcôphiep và nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng
khác. Việt Nam và Nga đã có quan hệ hữu nghị từ nhiều năm nay và ngày càng
phát triển.
- HS trả lời câu hỏi: Em đã được học bài hát Nga nào? (Ca-chiu-sa – Lớp 7)
- GV: Tiết này các em sẽ học một bài hát Nga nữa – bài “ Nụ cười”.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
GV
?
GV
?
HS
GV
HS
GV
Treo bảng chép bài hát “ Nụ cười”
- Giới thiệu: Năm 1977 bộ phim hoạt hình
“Chuột chũi Ê-nốt” của hoạ sĩ Axukhôp đã
trình chiếu ở Nga và được các bạn nhỏ rất
yêu thích. “Nụ cười” là bài hát chính trong
bộ phim này, bài hát do Sain-xki viết lời. Với
hình tượng tiếng cười đầy vẻ trong sáng, hồn
nhiên và nhí nhảnh, bài hát không chỉ được
tuổi thiếu niên mà cả người lớn cũng yêu

thích. Bài “Nụ cười” được dịch sang nhiều
thứ tiếng, lời Việt do nhạc sĩ Phạm Tuyên
phỏng dịch.
Em hãy kể những bài hát Nga em biết?
Bổ sung những bài HS chưa hát được và một
số bài trong SGK: “Cuộc sống ơi ta mến yêu
người”, “Chiều Matxcơva”, “Chiều hải
cảng”
Em hãy nhận xét về nhịp bài hát?
Nói theo sự hiểu biết về nhịp
Bài hát có nhịp lấy đà vì: Nhịp của bài hát
2/2: 2 phách/nhịp; 1 phách = 1 nốt trắng; 1
trọng âm.
Tự khắc sâu kiến thức về nhịp 2/2
Bài hát gồm 2 đoạn:
+ Đoạn a: từ đầu => “tiếng cười”
1. Giới thiệu tác giả, tác
phẩm (6’):
- Tác giả:
+ Blante (Nga)
+ Phạm Tuyên: Dịch lời
Việt
- Bài hát: sáng tác năm 1977
13
HS
?
HS
GV
HS
?

HS
GV
+ Đoạn b: tiếp => “xoá nhoà”
Nghe bài hát 1 lần
Trong bài có kí hiệu gì đáng lưu ý?
Dấu nhắc lại + 2 khung thay đổi
Hướng dẫn HS hát từng câu (đàn giai điệu –
hát mẫu – HS hát)
Hát theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
Đoạn a:
C1: “Cho trời sáng nụ cười”
- Ngân 2,5: “cười”
C2: “Cầu vồng khắp trời”
- Ngân 1,5: “trời”
=> Ghép C1+2 (sau mỗi câu nghỉ 1/2 phách)
C3: “Nụ cười tươi niềm vui”
- Ngân 1,5: “tươi”
- Ngân 2,5: “vui”
C4: “Trong cuộc sống tiếng cười”
- Ngân 1,5: “cười”
=> Ghép C3+4 (sau mỗi câu nghỉ 1/2 phách)
Ghép cả lời 1 – đoạn a
Đoạn b:
C1: “Để làn mây sóng xô”
- Ngân 1,5: “xô”
C2: “Tiếng cười vui tuổi niên thiếu ta”
- Ngân 1,5: “ta”
=> Ghép C1+2 (sau mỗi câu nghỉ 1/2 phách)
C3: “Tiếng cười vui xoá nhoà”
- Ngân 1,5: “nhoà”

- Sau “xa”: nghỉ 1/2 phách
=> Ghép câu 2+3
Ghép cả đoạn b
Ghép đoạn a+b (vừa hát vừa gõ phách)
Hãy nói nhận xét của em về tính chất âm
nhạc từng đoạn?
Nói theo cảm nhận âm nhạc của mình
Phân tích: - Đoạn a: viết ở giọng dur: Sự độc
đáo là ngay câu nhạc đầu tiên tác giả đã kêt ở
chủ âm C như một sự khẳng định, tintưởng
vào cuộc sống tốt đẹp. Tính chất âm nhạc:
Rộn ràng, lạc quan.
- Đoạn b: chuyển sang giọng moll
(thông thường: đoạn a moll, đoạn b dur): Âm
nhạc đi vào chiều sâu tình cảm, êm nhẹ hơn
nhưng rõ ràng, dứt khoát song không kém
phần tha thiết như muốn nói lên lòng tin yêu
cuộc sống, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp,
2. Học hát (32’):
14
HS
hạnh phúc.
- Hát cả đoạn a – lời 1 + đoạn b: “Tiếng cười
là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng
ta”. (Tiếng “ta” ngân tự do)
- Hát cả lời 2 đoạn a, b
- Hát lời 1 – 2 => hoàn chỉnh cả bài
- Cả lớp lời 1 – 1 dãy lời 2 đoạn a – cả lớp
đoạn b (về kết)
- HS nam hát: “Cho trời sáng lên ở khắp

trời”
HS nữ hát: “Nụ cười tươi cất tiếng cười”
- GV hát: “Để làn mây dòng sông sóng
xô”
=> Cả lớp hát phần tiếp theo
- Một bàn lĩnh xướng đoạn a – Cả lớp đoạn b
- Đội văn nghệ lên biểu diễn tuỳ hứng
- Cá nhân hoặc nhóm (xung phong) lên hát –
tuỳ chọn hình thức biểu diễn
3. Củng cố, luyện tập (3’):
- GV nhấn mạnh: bài hát “Nụ cười” là một ca khúc quen thuộc của thiếu nhi
Nga – tiếng cười luôn đem lại niềm vui và hạnh phúc => niềm tin tưởng, đoàn kết
của bạn trẻ trong tiếng cười lạc quan.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
- Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp gõ nhịp thành thạo và tập
hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát; tự chọn hình thức biểu diễn với nhau
- Ôn và nắm chắc giọng Amoll tự nhiên và hoà thanh.

15
Ngày soạn: 12/02/2014 Ngày giảng: 13/02/2014
TIẾT 5. BÀI 2. ÔN TẬP BÀI HÁT: “NỤ CƯỜI”
TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG MI THỨ - TĐN SỐ 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát “Nụ cười”. Biết hát kết hợp gõ
đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
- HS biết công thức cấu tạo giọng Mi thứ (Emoll).
- HS biết bài TĐN số 2 – “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga, được viết ở
giọng Emoll, nhịp 3/4. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu và ghép lời ca
kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

2. Kĩ năng:
- Luyện đọc gam moll hoà thanh.
- Biết trình bày bài hát bằng các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca và hát
đuổi; thể hiện tốt sắc thái tình cảm trong mỗi đoạn nhạc
3. Thái độ:
Qua bài giúp học sinh có thêm cảm nhận về âm nhạc, trân trọng yêu thích
các bài hát nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ chép TĐN số 2 và đoạn hướng dẫn hát bè
- Hát thuộc bài “Nghệ sĩ với cây đàn”
- Nắm chắc 2 bè trong hát đuổi bài hát “Nụ cười”
- Đàn, đài, đĩa nhạc 9
2. Chuẩn bi của HS:
- Hát thộc bài hát “Nụ cười”
- Nắm chắc cấu trúc gam Amoll tự nhiên, hoà thanh và giai điệu
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Trong phần 1 bài mới).
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tiết 2 các em đã được học giọng Dur có 1 dấu #, giọng song song với nó các
em sẽ học ở tiết học hôm nay và bài TĐN số 2 là một giọng Moll.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
GV
HS
GV
HS
Hát lại bài hát để HS lấy giọng chuẩn
và tốc độ

Hát hoàn chỉnh cả bài hát theo chỉ huy
của GV 1 lần
Sửa sai triệt để, cần lưu ý những chỗ
chuyển giọng: “Nụ cười tươi chúng ta
cùng chung niềm vui”
- 1 em hát đoạn a “Cho trời sáng lên
cùng cất tiếng cười”
1. Ôn tập bài hát (15’):
"Nụ cười"
Nhạc Nga
Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên
16
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
- 1 HS nữ hát lĩnh xướng đoạn a – lời 1
- 1 HS nam hát lĩnh xướng đoạn a – lời
2
- Cả lớp hát đoạn điệp khúc.
Hướng dẫn hát đuổi ở đoạn a (bè 2 vào
sau 1 nhịp):
Cho trời Sáng lên Cùng với
bao nụ

Cười
(Nghỉ) Cho
trời
Sáng lên Cùng
với
Và câu cuối bè 2 bỏ 1 ô nhịp để về kết
cùng nhau khi hết đoạn a:
Trong
cuộc
sống đầm ấm
yên
vui ta cùng
cất
(Nghỉ) Trong
cuộc
sống đầm
ấm yên
tếng cười Để làn mây
vui ta cùng
cất
cười Để làn mây
- Hát kết hợp gõ đệm
- Trình bày (tự chọn hình thức biểu
diễn): song ca, đơn ca, tốp ca
- Gợi ý HS dưới lớp nhận xét ưu-
nhược từng nhóm và cho điểm hệ số 1
=> Đoạn b của bài hát viết ở giọng
moll mềm mại, còn ở bài hát “Nghệ sĩ
với cây đàn” thì giọng moll ở đoạn a
của bài hát (là thông thường)

Hãy nhắc lại cấu tạo gam moll?
Đọc cung bậc
- Ghi bảng và nhấn mạnh:
+ Amoll có âm chủ là La, hoá biểu
không có #, b
+ Emoll có âm chủ là Mi, hoá biểu có 1
dấu #
- Thành lập Em dựa vào Am (kết hợp
giảng giải cho HS hiểu)
Giọng moll tăng 1/2c ở bậc VII gọi là
giọng moll gì?
Hoà thanh
- Cho HS đọc Am => Em (có hỗ trợ
của đàn)
- Cho HS đọc Am hoà thanh => Em
2. Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ
- TĐN số 2 (23’):
a) Nhạc lí: Giọng Mi thứ
(Emoll) (8’):


1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c
Emoll

1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1.1/2c 1/2c
Emoll hoà thanh
17
?
HS
?

HS
GV
HS
GV
hoà thanh
Giọng Em song song và cùng tên với
giọng nào?
Song song: Gdur; cùng tên: Edur
So sánh Em và Am?
- Công thức: giống nhau
- Chủ âm: khác nhau (khác về cao độ)
- Đàn giai điệu 2 giọng cho HS nghe và
cảm nhận sự giống và khác nhau
- Ngoài ra còn Em giai điệu: bậc VII,
VIII tăng 1/2c (cũng như Am giai
điệu): nửa đầu moll, nửa sau dur
Đọc lại Em tự nhiên và hoà thanh
Treo bảng chép bài TĐN số 2
b) Tập đọc nhạc: TĐN số 2
(15’):
Bài TĐN số 2: NGHỆ SĨ VỚI CÂY ĐÀN
(Trích bài hát trong phim Tiếng hát trái tim)
Vừa phải - Tha thiết Nhạc Nga
GV
?
HS
GV
HS
Giới thiệu, giải thích và hướng dẫn thể hiện
chùm 3 móc đơn.

Em hãy cho biết bài được viết ở nhịp gì, ý
nghĩa? với nhịp điệu như thế nào ?
- Bài được viết ở nhịp 3/4 (3 phách / nhịp, mỗi
phách = 1 đen ); với nhịp điệu Vừa phải - Tha
thiết
- Đọc gam Em, Em hoà thanh: lên xuống, âm
trụ, quãng 3 nhiều lần
- Đọc cao độ của bài (theo thước chỉ của GV và
hỗ trợ của đàn)
Giúp HS thể hiện đúng quãng khó và chùm 3
- Đọc cao độ + trường độ
18
HS
- Nửa lớp đọc nhạc – nửa kia ghép lời
- Cả lớp ghép lời thành thục
- Cả lớp đọc nhạc – ghép lời hoàn chỉnh
- Cả lớp đọc nhạc + gõ tiết tấu – Hát lời + gõ
phách
- Một dãy đọc nhạc – một dãy hát lời + gõ đều
phách
- Cả lớp đọc nhạc + gõ đệM

3. Củng cố, luyện tập (5’):
- GV đàn 4 nốt đầu tiên của mỗi câu (không theo thứ tự) để HS nhận biết và
đọc cả câu
- HS xung phong lên đọc + hát TĐN số 2 (nếu có thể đọc được, GV sửa giúp
HS đọc đúng để có thể tự đọc được ở nhà kết hợp cho điểm hệ số 1 một số em đọc
được)
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
- Về nhà các em học thuộc bài hát, bài TĐN số 2

- Ôn lại kiến thức về quãng, hợp âm


Ngày soạn: 12/02/2014 Ngày giảng: 20/02/2014
TIẾT 6. BÀI 2.
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 - NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI-CÔP-XKI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2 kết hợp gõ đệm.
- HS biết khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm 3 và hợp âm 7
- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-côp-xki
2. Kĩ năng:
Luyện đọc nhạc kết hợp gõ đệm và viết kí hiệu âm nhạc
3. Thái độ:
Qua bài giúp học sinh có thêm cảm nhận về âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ chép ví dụ giai điệu có hoà âm và không có hoà âm
- Ảnh nhạc sĩ Trai-côp-xki
- Hát thuộc bài hát “Cô gái miền đồng cỏ” và một số trích đoạn bài hát của
Trai-côp-xki
- Đàn, đài, đĩa nhạc
2. Chuẩn bị của HS:
- Học thuộc TĐN số 2
- Nắm chắc kiến thức về quãng, hợp âm
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
19
1. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong phần 1 bài mới).

* Đặt vvấn đề vào bài mới (1’):
Để thể hiện ý tưởng, cảm xúc, nội dung âm nhạc ở các tác phẩm nhạc đàn và
nhạc hát một cách hoàn hảo – nghĩa là làm cho giai điệu dày dặn, đậm đà và sâu
sắc, các nhạc sĩ đã dùng hợp âm để phối cho các bài hát các em cùng tìm hiểu
trong phần âm nhạc thường thức của bài học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
?
HS
GV
HS
HS
GV
HS
GV
HS
GV
?
Hãy giới thiệu và nêu một số điểm riêng
của bài TĐN số 2 ?
- Trích đoạn bài hát trong phim Nga
- Bản nhạc viết ở Emoll, nhịp 3/4
- Bài gồm 4 câu, mỗi câu 3 nhịp, câu 3 có 4
nhịp
- Trong câu 1 có chùm 3 móc đơn
Nhấn mạnh: Khi đọc chùm 3 móc đơn: gõ
1 phách đọc đều 3 nốt nhạc
Đọc lại gam Em và Em hoà thanh
I III V (I)

I III V (I)
Đọc + gõ phách bài TĐN 1 lần
Sửa sai (nếu có)
- Đọc nhạc – hát lời cả bài
- Cùng bàn tập hoàn chỉnh cả bài TĐN
- Cá nhân (xung phong + GV chỉ định) đọc
bài
Nhận xét, sửa sai (em chưa đạt) và tuyên
dương, cho điểm hệ số 1 từ 3 đến 5 em
- Đọc cả bài theo tay chỉ huy của GV
- Tự đọc + đánh nhịp 3/4
Treo bảng cho HS xem ví dụ bài hát có ghi
hợp âm và bè: trong 2 ví dụ trên mỗi nốt
nhạc có bè ở các quãng khác nhau
Quãng là gì? Lấy ví dụ về các quãng 3? Sự
khác nhau giữa 3T và 3t?
1. Ôn tập TĐN số 2 (13'):
“Nghệ sĩ với cây đàn”
(Trích bài hát trong phim
“Tiếng hát trái tim”)
Nhạc Nga
2. Nhạc lí: Sơ lược về hợp
âm (11’):
20
HS
GV
GV
?
HS
GV

GV
Trả lời kiến thức tiết 2 – bài 1
- Giới thiệu về hợp âm và giải thích:
Hợp âm Đồ – Mi – Son – Si
+ Nốt Đồ là âm 1 (nốt nền)
+ Nốt Mi là âm 3 (tính từ nốt nền)
+ Nốt Son là âm 5 (tính từ nốt nền)
+ Nốt Si là âm 7 (tính từ nốt nền)
- Nốt thấp nhất là nốt nền
- Mỗi hợp âm có ít nhất 3 nốt mà phải khác
tên
- Tuỳ số nốt mà có: hợp âm 3 nốt, 4 nốt, 5
nốt
Ví dụ: Đồ - Mi: 3T; Mi – Son: 3t; Đồ -
Son: 5Đ
- Tuỳ thuộc vào cách sắp xếp các quãng
3T, 3t thì hợp âm có hợp âm trưởng – hợp
âm thứ.
+ Nếu hợp âm có quãng 3 trưởng ở dưới thì
hợp âm đó là hợp âm trưởng.
+ Nếu hợp âm có quãng 3 thứ ở dưới thì
hợp âm đó là hợp âm thứ.
- Đọc hợp âm: dưới lên
- Hợp âm trưởng, thứ: hợp âm thuận (nghe
thuận tai hơn)
- Hợp âm 7: hợp âm nghịch (nghe khhông
thuận): gồm 1 hợp âm trưởng và 1 quãng 7t
VD: Son – Si – Rê: hợp âm trưởng
Son – Phá: quãng 7t chỉ dùng khi
chuẩn bị kết thúc một bản nhạc (C – G7; D

– A7; E – B7)
- Đàn cho HS nghe nết giai điệu của hợp
âm
Hợp âm có tác dụng gì?
Giai diệu có hoà âm: dày dặn, đậm đà và
sâu sắc hơn có hoà âm.
Ngoài ra mỗi hợp âm có thể thay đổi các
trạng thái khác nhau:
- Đảo hợp âm 3 nốt: Đồ - Mi - Son
+ Đảo 1: Mi – Son – Đố
+ Đảo 2: Son – Đô – Mi
- Đảo hợp âm 4 nốt: Đồ - Mi – Son – Si
+ Đảo 1: Mi – Son – Đố
+ Đảo 2: Son – Đô – Mi
+ Đảo 3: Si – Đô – Mi – Son
- Treo bảng chép bài tập:
* Hợp âm: là sự vang lên
đồng thời của 3, 4 hoặc 5 âm
cách nhau một quãng 3
F G7
* Một số hợp âm thường
dùng:
- Hợp âm 3: gồm 3 âm, các
âm cách nhau 1 quãng 3; 2
âm ngoài cùng cách nhau 1
quãng 5

C E

C D

- Hợp âm 7: gồm 4 âm, các
âm cách nhau 1 quãng 3; 2
âm ngoài cùng cách nhau 1
quãng 7
G7 F7
21
GV
GV
?
GV
+ Hợp âm 3 còn thiếu âm 3 hoặc 5 – điền
nốt thiếu
+ Hợp âm 7 còn thiếu âm 3 hoặc 5 – điền
nốt thiếu
- Yêu cầu HS lên điền bảng
- Phát phiếu cho 10 em điền dưới lớp
- HS còn lại điền nháp
- Chữa bài tập trên bảng và 10 bài HS viết
phiếu ghi đáp án đúng – HS ghi vào vở
- Giới thiệu nước Nga: phía Đông châu Âu,
trải dài từ Âu sang Á; là đất nước của thi
ca, nhạc hoạ; có nhiều nhà văn, nhà thơ,
nhà soạn nhạc vĩ đại…
- Giới thiệu chân dung của nhạc sĩ (SGK)
và tóm tắt sự nghiệp âm nhạc của Trai-côp-
xki cũng như các tác phẩm qua đĩa nhạc
Cho HS nghe đĩa nhạc một số tác phẩm của
nhạc sĩ Trai-côp-xki và hát cho HS nghe
bài “ Cô gái miền đồng cỏ”
Hãy nói cảm nhận của em sau khi nghe bài

hát?
- Nhấn mạnh sau câu trả lời của HS: Niềm
tin vĩnh hằng vào tình yêu tha thiết đến một
ngày quê hương được giải phóng; không
còn biệt li, xa cách
- Cho HS nghe một lần nữa bài hát
3. Âm nhạc thường thức
(15’):
Nhạc sĩ Trai - Cốp – Xki
- Pi-ôt I-lich Trai-côp-xki
(02/4/1840 – 25/11/1893) tại
Xanh Pê-tec-bua
- Tác phẩm: Vũ kịch Hồ thiên
nga; nhạc kịch Ep-ghê-nhi Ô-
nhê-ghin; bản giao hưởng số
6 “ Cô gái miền đồng cỏ”

3. Củng cố, luyện tập (4’):
- 2 HS lên viết hợp âm 3T bắt đầu từ Son; 3t bắt đầu từ Si; hợp âm 7 bắt đầu
từ Mi, La.
- GV sửa sai (nếu có) và khắc sâu kiến thức cho HS.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
Học thuộc bài hát, TĐN từ đầu năm; nắm chắc khái niệm về quãng, hợp âm;
xác định giọng Gdur, Emoll

22
Ngày soạn: 26/02/2014 Ngày giảng: 27/02/2014
TIẾT 7. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát “Bóng dáng một

ngôi trường” và “Nụ cười”. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo
hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
- HS biết về quãng và hợp âm
- HS đọc đúng giai điệu, hát được lời bài TĐN số 1 và 2 kết hợp
gõ đệm hoặc đánh nhịp.
2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc kết hợp gõ đệm và biểu diễn âm nhạc; biết xác định
giọng Gdur và Emoll; 2 giọng đó là 2 giọng song song
* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ đề: Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
3. Thái độ: Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích văn nghệ, tình đoàn kết,
thân ái bạn bè và có ý thức tu dưỡng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra
- Hát thuộc bài “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”
- Đàn, đài, đĩa nhạc có bài hát trên
2. Chuẩn bị của HS: - Tự chọn nhóm và biểu diễn
- Học thuộc TĐN số 1,2
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra).
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Từ đầu năm các em đã được làm quen 2 giọng mới song song qua 2 bài
TĐN số 1,2 và được học 2 bài hát. Tiết này, các em cùng ôn lại chuẩn bị cho tiết
sau kiểm tra lấy điểm 1 tiết.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng
GV
HS
GV

HS
Cho HS nghe lại bài hát:
Bài 1: Chú ý sắc thái của từng đoạn:
Đoạn a sôi nổi, nhiệt tình, tươi trẻ và khoẻ
khoắn. Đoạn b tha thiết, đượm chút lưu
luyến, bâng khuâng.
- Cả lớp thể hiện bài hát.
- 1 nhóm thực hiện bài hát ở hình thức
lĩnh xướng.
Bài 2: Yêu cầu: Thuộc lời, hát to, rõ lời,
hát diễn cảm.
- Cả lớp hát lại bài hát theo chỉ huy.
- 1 HS nữ lĩnh xướng đoạn a lời 1- HS
nam lĩnh xướng đoạn a lời 2. Đoạn b cả
I. Ôn tập (25’):
1. Ôn tập bài hát (10’):
"Bóng dáng một ngôi trường"
- Hoàng Lân -
"Nụ cười "
(Nhạc Nga - Phỏng dịch
lời Việt: Phạm Tuyên)
23
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV

HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
HS
GV
lớp hát.
Kiểm tra 1 nhóm kết hợp hát lĩnh xướng
và sửa sai cho HS (nếu có)
Thế nào là quãng?
Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2
âm thanh đi liền bậc hoặc cách bậc.
Đưa ra bài tập:
- Cho âm gốc là D tìm âm ngọn để có
quãng 3,5,7,9?
- Cho âm ngọn là E tìm âm gốc tạo thành
quãng 4,6,8.
Lên bảng thực hiện (3 nhóm)
Thế nào là hợp âm?
Hợp âm là sự vang lên đồng thời 3,4 hoặc
5 âm, các âm cách nhau một quãng 3.
Đưa ra bài tập: Hãy viết các hợp âm
F
#
moll, Hdur, Hmoll, C
#

moll, Edur trên
khuông nhạc.
Thực hiện theo nhóm, đại diện nhóm lên
trình bày
Dấu hiệu nào cho biết bài viết ở giọng
Gdur?
Hoá biểu có dấu hoá là Pha #, và âm chủ
là G.
- Cả lớp đọc lại thang âm, trục âm Gdur
- Đàn giai điệu lại bài TĐN số 1
- Cả lớp đọc bài TĐN hoàn chỉnh.
Thế nào là giọng song song?
Là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có cùng
hoá biểu nhưng khác âm chủ.
Giọng Emoll // với giọng nào? tại sao?
- Giọng // với giọng Gdur vì Emoll có
cùng hoá biểu với Gdur là Pha #
- Đọc thang âm Emoll. Sau đó đọc bài
TĐN số 2.
- Tập đọc nhạc và hát lời 2 bài TĐN đúng
tính chất của nhịp
- Tập hát theo nhóm của mình
Giúp đỡ HS đọc đúng và góp ý cách trình
bày bài hát (nhận xét, cho điểm hệ số 1 –
không hạn chế nếu HS đọc và hát tốt)
2. Ôn tập nhạc lí (5'):
Quãng - Hợp âm
(HS ghi nhận)
3. Ôn tập TĐN số 1, 2 (10')
Gdur

Emoll
II. Luyện tập (15’):

24
3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố và luyện tập trong bài học).
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (4’):
* - GV hướng dẫn đọc bài đọc thêm Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát “Mùa
xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” và hát (hoặc mở đĩa) cho HS nghe 1 lần.
- HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát? theo ý mình.
* GV nhấn mạnh; liên hệ lồng ghép, giáo dục HS học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”
của nhạc sĩ Xuân Hồng thể hiện niềm xúc động chân thành của những người chiễn
sĩ chiến thắng về Sài Gòn trong ngày Tổ quốc hoàn toàn thống nhất. Thành phố Sài
Gòn nơi đây ngót 100 năm, từ bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày chiến thăng, trong niềm vui hân hoan của dân tộc, Bác đã không còn
nữa. Để ghi nhớ công lao của Bác trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thành phố Sài Gòn được vinh dự mang tên Bác Hồ kính yêu: Thành phố Hồ Chí
Minh.
(Đọc, tìm hiểu và ghi nhớ: thân thế, sự nghiệp và đóng góp của nhạc sĩ cho nền âm
nhạc Việt Nam)
* Nắm chắc các nội dung vừa ôn tập – tiết sau kiểm tra lấy điểm hệ số 2

Ngày soạn: 26/02/2014 Ngày kiểm tra: 06/3/2014
TIẾT 8. KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững các kiến thức âm nhạc đã học qua các bài
TĐN và các bài hát cũng như kiến thức nhạc lí từ nửa đầu kì II. Đánh giá việc học
của HS.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng cảm thụ âm nhạc và viết kí hiệu âm nhạc.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. NỘI DUNG ĐỀ
1. Ma trận đề:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Học hát Hát đúng,
đều, to rõ
ràng thể
hiện được
nội dung,
sắc thái và
tình cảm
của bài
hát
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
1
2
20%
25

×