Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.18 KB, 17 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại Học Khoa Học Huế
TIỂU LUẬN




Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết



















Giáo viên hướng dẫn:Tiến Sĩ.Bùi Mạnh Hùng


Học viên thực hiện:Ngô Tuấn Dũng - lớp cao học học ngôn ngữ


-2008

Huế, tháng 12 năm 2008

A .MỞ ĐẦU
So với những xu hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã
xuất hiện thì xu hướng nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức
năng còn quá mới mẻ.Dường như đã thành quy luật, cái gì mới ngay
từ đầu thì không dễ dàng được mọi người công nhận.Do vậy, cái
mới phải thể thiện được những khả năng ưu việt của mình so với cái
cũ và phải đóng vai trò "người mở đường cho nhân loại "thì sớm
hay muộn nó cũng trở thành chân lí.Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề
tài : Phân loại tục ngữ Việt Nam theo quan hệ Đề - Thuyết. Đi trên
con đường mà các vị tiền bối đã khai phá, chúng tôi không dám hi
vọng sẽ đi xa hơn mà chỉ bước theo những dấu chân họ đã
bước.Nhưng chúng tôi cũng hi vọng những bước đi của chúng tôi sẽ
giúp cho "con đường mới" bớt đi những "ổ gà", "ổ vịt".
Với việc sử dụng lí thuyết của ngữ pháp chức năng mà cụ thể
là quan hệ Đề - Thuyết làm tiêu chí phân loại tục ngữ- một thể loại
văn học kết tinh những tinh hoa của văn hóa và ngôn ngữ dân tộc;
chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho mọi người một cách nhìn mới đối
với cách hiểu và cảm về một thể loại văn học mà ai cũng yêu mến.

B.NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
1.Các khuynh hướng phân tích cú pháp Tiếng Việt
Trong Việt ngữ học hiện đang tồn tại hai quan niệm bất đồng về
việc phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt: phân tích
theo quan hệ chủ - vị hay phân tích theo quan hệ đề - thuyết. Sự bất
đồng này kéo theo những hệ lụy nhất định, gây khó khăn cho việc

việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ và như một ngoại ngữ.

1.1 Hướng phân tích theo quan hệ chủ -vị.
Đây là hướng phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt phổ
biến ở Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong ngữ pháp nhà
trường. Hướng phân tích này chịu ảnh hưởng cách tích phân tích
cấu trúc câu theo quan hệ chủ - vị của ngữ pháp truyền thống châu
Âu, đặc biệt là ngữ pháp tiếng Pháp. Trong các công trình nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên đi theo hướng này (Trần Trọng
Kim 1936, Phan Khôi 1948, Bùi Đức Tịnh 1952), cấu trúc cú pháp
của câu thường được mô tả qua khái niệm mệnh đề với nòng cốt là
cấu trúc chủ - vị. Theo Trần Trọng Kim (1936) thì: "phép đặt câu là
phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh đề để lập thành
câu" và "câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa lọn hẳn, hoặc do
hai hay nhiều mệnh đề". Mệnh đề bao gồm hai thành phần chính là
chủ từ (tiếng đứng làm chủ) và động từ hay tính từ (chỉ cái dụng hay
cái thể của chủ từ); ngoài ra còn có túc từ phụ thêm cho chủ từ,
động từ, tính từ (tr. 21-29). Để mô tả cấu trúc cú pháp của câu đơn,
Phan Khôi (1948) đã xác định một danh sách thành phần câu đầy đủ
hơn (gồm 6 thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ túc ngữ, hình
dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ) trong đó chủ ngữ và vị
ngữ được coi là hai thành phần chủ yếu của câu: chủ ngữ "nói về cái
gì, ấy tức là "chủ thể" trong câu", còn "vị ngữ thì" thuật thuyết "cái
thế nào" về chủ ngữ ấy". (tr.196-197). Điều đáng lưu ý là Phan Khôi
đã thay thế các thuật ngữ chủ từ/động từ bằng các thuật ngữ chủ
ngữ/vị ngữ, phản ánh đúng hơn bản chất ngữ pháp (chức năng chứ
không phải từ loại) và tính cấp độ (ngữ chứ không phải là từ) của
các thành phần câu hữu quan. Bùi Đức Tịnh (1952) cũng cho rằng
câu có một mệnh đề (tức câu đơn -NHC) gồm có hai phần: 1. Chủ
ngữ: chỉ người hay vật được nói đến, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói

về người hay vật ấy" (tr.409).
Quan điểm cho rằng cấu trúc cú pháp của câu (đơn) tương
ứng với cấu trúc chủ -vị của mệnh đề ngữ pháp (cú) được các nhà
Việt ngữ học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau.
Hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân cấu trúc
cú pháp của mệnh đề/câu đơn theo quan hệ chủ -vị và dùng các
thuật ngữ cụm từ chủ -vị (Nguyễn Kim Thản 1964), kết cấu chủ - vị
(Hoàng Trọng Phiến 1980), cụm chủ -vị (Diệp Quang Ban 1984)
hay câu chủ -vị (Lê Xuân Thại 1994) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy
nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng cấu trúc cú pháp của câu
không phải là một kết cấu chủ -vị mà là một kết cấu tiêu điểm
(focal construction) có vị ngữ làm trung tâm và các bổ ngữ tiêu
điểm (focal complement), trong đó chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ
ngữ (L.C Thompson 1965), hoặc là một cấu trúc nòng cốt tối giản
gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc
(Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp 1998).
Mặc dù thống nhất dùng chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần
chính của câu đơn/mệnh đề nhưng các tác giả theo hướng phân tích
này chưa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ.
Một số tác giả cho rằng cấu trúc-chủ vị biểu hiện một sự tình, trong
đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (quá trình hay
trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của
chủ thể). Chẳng hạn, theo Trần Trọng Kim (1936), "chủ từ" (chủ
ngữ) biểu thị "cái thể của chủ từ" (tức chủ thể), còn tính từ và động
từ thì chỉ "cái thể" (tính chất, trạng thái) và "cái dụng" (hành động,
quá trình) của chủ từ (tr.21-29). Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến
Lê (1964) quan niệm câu đơn cú là câu diễn tả một sự tình, trong đó
chủ từ biểu thị các chủ thể hay là "chủ sự" của sự tình. Tương tự,
Diệp Quang Ban (1984) coi chủ ngữ là thành phần chính "chỉ ra cái
đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp

nhận cái đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất,v.v…) sẽ được
nói ở vị ngữ" (tr.119), còn vị ngữ là thành phần chính "nói lên cái
đặc trưng vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt hợp lý cho vật nói ở chủ
ngữ" (tr. 142). Nói tóm lại, theo cách tiếp cận này cấu trúc chủ -vị
có chủ ngữ (ngữ pháp) trùng với chủ thể lôgich (của sự tình).
Theo một số tác giả khác thì cấu trúc chủ -vị không chỉ có
chức năng biểu hiện sự tình mà còn có chức năng truyền tải một
thông điệp (hay biểu hiện một phán đoán, nói theo cách nói của
lôgich học), thậm chí chức năng chủ yếu của nó là truyền tải thông
điệp. Khi nói về câu, Bùi Đức Tịnh (1948) cho rằng câu: 1. Cho
biết người hay vật được nói đến. 2. Trình bày một việc xảy ra cho
người ấy hay vật ấy hoặc một ý kiến của ta về người hay vật ấy.
(Tôi nhấn mạnh –NHC). Trên cơ sở đó, tác giả đã định nghĩa chủ
ngữ và vị ngữ bằng chức năng của chúng trong việc tổ chức thông
điệp chứ không phải bằng chức năng biểu hiện sự tình: 1. Chủ ngữ:
chỉ người hay vật được nói tới, 2. Tuyên ngữ: những gì để nói về
người hay vật. Theo cách hiểu này thì kết cấu chủ -vị có chủ ngữ
không chỉ trùng với chủ thể lôgich mà cả với chủ thể tâm lý ("cái
được nói tới") của phán đoán. Sau Bùi Đức Tịnh, nhiều tác giả khác
cũng nhấn mạnh đến chức năng tổ chức thông điệp của cấu trúc chủ
-vị khi cho rằng chủ ngữ biểu hiện "sở đề" hay "cái nói đến" còn vị
ngữ biểu thị "sở thuyết" hay "thuyết minh cho chủ ngữ" (Nguyễn
Kim Thản 1964, Lê Xuân Thại 1994). Với cách nhìn này, hướng
phân tích theo cấu trúc chủ -vị tiến gần đến hướng phân tích câu
theo cấu trúc đề- thuyết. Tuy nhiên ngay cả khi thay đổi cách nhìn
về chức năng của cấu trúc chủ -vị, mở rộng hơn ngoại diên của chủ
ngữ và bổ sung thêm các chức năng khác như chủ đề, hay khởi
ngữ…cách phân tích câu theo quan hệ chủ vị cũng chỉ bao quát
được một phạm vi rất hạn hẹp các kiểu câu của tiếng Việt mà theo
đánh giá của một số tác giả là khoảng 25% , thậm chí chỉ khoảng

15% (Tiểu ban tiếng Việt nhà trường, Hội Ngôn ngữ học TpHCM,
2004).


1.2. Hướng phân tích theo quan hệ đề - thuyết.
Hướng phân tích câu theo cấu trúc đề-thuyết xuất hiện trong
Việt ngữ học trước hết do sự bất cập của hướng phân tích theo cấu
trúc chủ -vị. Khi chuyển từ việc coi kết cấu chủ ngữ - vị ngữ có
chức năng biểu thị sự tình sang chức năng truyền tải thông điệp
(biểu thị một phán đoán hay nhận định), nhiều người nhà nghiên
cứu theo quan điểm chủ -vị đã thấy rằng bên cạnh các kết cấu chủ
-vị có chủ ngữ trùng với chủ thể tâm lí (ví dụ: "Giáp biết chuyện
ấy". "Họ giỏi lắm") cũng có những trường hợp, chủ ngữ không
trùng với chủ thể tâm lý, ví dụ: "Cái gì Giáp cũng biết", "Bộ đội họ
giỏi lắm", "Miệng ông ông nói, đình làng ông ngồi…. Để phân biệt
các chủ thể tâm lí không trùng với chủ ngữ (chủ thể ngữ pháp), các

×