Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

bài thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 55 trang )


Bài thuyết trình – Môn Sinh 12
lớp 12A4 – tổ 3
Các thành viên : Phùng Tú Phân, Nguyễn
Thị Hồng Hà,Bùi Thanh Vi,Nguyễn Thanh
Phong(A),Phạm Thị Ngọc Lan,Lê Thị
Ngọc Mĩ,Đỗ Phi Hùng.Phạm Thế An.

Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC Ở VIỆT
NAM

TỔNG HỢP KIẾN THỨC :
 Nước trong tự nhiên là gì ?

Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- Nguyên nhân ô nhiễm nước?
- Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm?
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam?
- Các loại ô nhiễm nước ?
- Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước?
- Biện pháp?

Trước tiên chúng ta cần biết nước
trong tự nhiên là gì?
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau : nước ngầm,nước ở các sông
hồ,tồn tại ở thể hơi trong không khí ….
Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn
Tại các chất khác,mà các chất này có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự


nhiên. Nước ô nhiễm thường là nước khó khắc
phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu
hạn, vừa vô hạn.

Vậy thế nào là nước bị ô nhiễm ?
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh
học của nước,với sự xuất hiện các chất lạ
ở thể lỏng,rắn làm nguồn nước trở nên độc
hại với con người và sinh vật.Làm giảm độ
đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.

NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG Ô
NHIỄM :

Vấn đề ô nhiễm nước là một trong
những thực trạng đáng ngại nhất
của sự hủy hoại môi trường tự
nhiên do nền văn minh đương
thời. Môi trường nước rất dễ bị ô
nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không
khí đều có thể làm ô nhiễm nước,
ảnh hưởng lớn đến đời sống của
người và các sinh vật khác.



Do sự đồng nhất của môi
trường nước, các chất
gây ô nhiễm gây tác động
lên toàn bộ sinh vật ở
dưới dòng, đôi khi cả đến
vùng ven bờ và vùng khơi
của biển.


Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự
nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt đưa vào môi trường nước
chất thải bẩn, các sinh vật và vi
sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân
tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các
chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vào môi
trường nước.


Theo bản chất các tác nhân gây
ô nhiễm, người ta phân ra các
loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô
cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất,
ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi
các tác nhân vật lý.


ý thức con người chưa tốt nên
làm gây nên ô nhiếm môi
trường.

Ta cũng có Các nguyên nhân như sau:
- Không trung bị ô nhiễm bởi các chất phát
thải dạng khí và cả bụi bẩn nữa. Không khí
bẩn làm nước mưa ô nhiễm, nhất là nước
mưa bị mang tính axit vì khi CO2;
- Nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp
chảy ra sông ngòi làm bẩn nguồn nước ăn
và tưới tiêu. Nguồn nước dùng để ăn uống
thì nhiễm bẩn trực tiếp, còn dùng để tưới
tiêu thì ngấm vào cây cối, lương thực thực
phẩm, thức ăn cho gia xúc, gây hại gián tiếp
cho con người;

-
Một phần khác nguồn nước thải ô nhiễm
độc hại có thể ngấm trực tiép qua đất xuống
các mạch nước ngầm làm bẩn nước dùng
của chúng ta. Nguy hại hơn, việc sử dụng
giếng khoan bừa bãi, và việc các lỗ khoan
giếng nước sau khi dùng hay sau khi thăm
dò không xử lý đúng phương pháp làm cho
nước thải dễ dàng ngấm trực tiếp đến các
túi nước ngầm trong đất, làm cho tình trạng
nhiễm độc nước trầm trọng và lây lan diện
rộng, cực kỳ khó khắc phục và gây hậu họa

khôn lường.

=>Tất cả các nguyên nhân trên đều
xuất phát từ sự kém hiểu và ý thức
với môi trường của con người.

Dấu Hiệu Đặc Trưng Của Nguồn
Nước Bị Ô Nhiễm :

Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu
hiệu đặc trưng sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt
nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong,
màu, mùi, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH,
hàm lượng của các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại…)

- Lượng oxy hoà tan (DO) trong
nước giảm do các quá trình sinh hoá
để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa
mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và
về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
- Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh
hưởng rất lớn đến hệ thuỷ sinh vật
và việc sử dụng nguồn nước vào

mục đích cấp nước hoặc mỹ quan
của thành phố.


Tình Trạng Ô Nhiễm Nguồn
Nước Ở Việt Nam :

Nước ta có nền công nghiệp chưa phát
triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô
thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm
nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ
nghiêm trọng khác nhau.
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều
nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa màu,
chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và
sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và
phân bón hoá học càng góp thêm phần ô
nhiễm môi trường nông thôn.

+ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước
quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải
khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải
nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước
sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu
công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn
mét khối nước thải của nhà máy hoá chất,
thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm
nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp
Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải
công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm

bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ
cận.

+ Nước dùng trong sinh hoạt của
dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng
dân số và các đô thị. Nước cống từ
nước thải sinh hoạt cộng với nước thải
của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp
trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm
của các đô thị ở nước ta.
=>>Các loại nước thải đều được
trực tiếp thải ra môi trường,
chưa qua xử lý gì cả.

+ Nước ngầm cũng bị ô
nhiễm, do nước sinh hoạt hay
công nghiệp và nông nghiệp.
việc khai thác tràn lan nước
ngầm làm cho hiện tượng
nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy
ra ở những vùng ven biển Sông
Hồng, sông Thái Bình, sông
Cửu Long, ven biển miền
Trung…




Các Loại Ô Nhiễm Nước :
- Có nhiều cách phân loại ô nhiễm

nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghệp,
nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa
vào môi trường nước, như ô nhiễm
nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương.
Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm,
như ô nhiễm sinh học, hoá học hay vật
lý.

1. Ô nhiễm sinh học của nước

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải
đô thị hay công nghiệp bao gồm các chất
thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các
nhà máy đường, giấy…

Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do
sự thải các chất hữu cơ có thể lên men
được: chất thải sinh hoạt hoặc công
nghiệp có chứa chất cặn bã sinh hoạt,
phân tiêu, nước rửa của các nhà máy
đường, giấy, lò sát sinh…

+ Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm
bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các bệnh cầu trùng, viêm
gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò
sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh.
+ Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều
glucid dễ lên men. Một nhà máy trung bình làm

nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố
500.000 dân.
+ Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ
hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein.
Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị
phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm,
H2S, nhiều chất chứa S và P., có tính độc và mùi
khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là
do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.

2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat
dùng trong nông nghiệp và các chất thải do
luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn,
Cu, Hg là những chất độc cho thuỷ sinh vật.

Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải
vào nước các chất như nitrat, phosphat và các
chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất
thải từ các ngành công nghiệp.

Nhiễm độc chì (Saturnisne): Đó là chì được sử
dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất
kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel,
cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×