Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.76 KB, 17 trang )

PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM
Làng
Phường
Giao
thiệp
Tết
Nguyên
Đán
Giổ Tết ,
tế lễ
Tục lễ đầu
Xuân
Cưới hỏi
Tết Thanh
Minh
Cúng giổ
Lễ hội Tang Lễ
Làng Phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình
thành trên cơ sở của nền văn minh nông
nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều
gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương.
Trong xã hội Việt Nam, dân cư tụ hội thành làng
xã ở nơi đồng ruộng và phường, hội ở nơi thành
thị. Làng và phường đã ra đời ngay từ những
buổi đầu trứng nước của dân tộc. Dần dà, các tổ
chức này ngày càng ổn định và chặt chẽ hơn.
Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật của
làng, gọi là hương ước, thợ thủ công ở các xóm
nghề, phố nghề thì có phường ước.
Tinh thần then chốt của những hương ước,


phường ước xuất phát từ thuần phong mỹ tục
của làng, phường, là những cụ thể hoá phong
phú sinh động nằm trong khuôn khổ của luật
pháp quốc gia. Bảo tàng Hán - Nôm ở Hà Nội và
ở các địa phương hiện còn lưu giữ hàng vạn bản
hương ước, phường ước như vậy.
Giao thiệp
Theo phong tục Việt Nam, "miếng trầu là đầu câu chuyện",
miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa,
giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi
đôi với lời chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa là
đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "Ðầu trò tiếp khách" lại
là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế
gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng
* Tục ăn trầu
Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện
cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ
nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng)
và vôi (vị nồng). Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính
dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm
thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm".
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn.
Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc
cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với
người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri
âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những
ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang,
có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm.
Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với
các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của

người Việt có trầu cau.
* Hút thuốc lào
Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Ða
số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện còn đàn ông,
thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời.
Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng
khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày
bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày)
Giỗ tết, Tế lễ
Quan niệm cổ xưa không riêng ta
mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi
vật do tạo hóa sinh ra đều có linh
hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật,
thực vật cũng có cuộc sống riêng
của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu
hình hay vô hình, cụ thể hay trừu
tượng đều mang khái niệm âm
dương, đều có giống đực giống cái.
Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn
tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và
một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu
đình, giếng nước, cửa rừng cũng được
nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu
tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần
hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ
thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa,
đó không thuộc tục bái vật. Cũng như
người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước
tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì

trước long ngai của thần, nhưng thần
hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ
hòn đá như tục bái vật.
Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình
vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng
bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có
bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng
mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy
quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất
ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế.
Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình
chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày
xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ
còn mặc áo thụng ra lạy.
Tết Nguyên Đán
* Giao thừa & Lễ trừ tịch
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt
phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào
lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là
cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào
lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch Trừ tịch là
giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào
lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý
nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ
sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ
tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ
tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân

gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho
nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được
cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu
vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có
quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt
trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa
kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh
trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành
tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người
nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì
việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các
vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể
dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng
kiến lòng thành của chủ nhà.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong
xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở
giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương,
hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn
hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu
nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành
khiển.Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra
khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân
vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.
Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay.
Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành
kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở
ngoài sân hay trước cửa nhà.
• Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công,

tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ
cúng giao thừa.
• Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho
đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn
trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo
nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để
xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân
dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng
xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh
năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái
trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về
ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này
được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các
đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn
vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào bình hương
bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được
lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát
đạt quanh năm.
Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia
đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương
lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang
năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình,
mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có
người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm
ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để

người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Tục lễ đầu xuân
* Tục lễ Ðộng thổ
Lễ Ðộng Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam.
Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ
cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm
mới.
Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Ðộng
Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và
quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng,
trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế
cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ,
"tường trình" với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ
động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ
động thổ bị dân làng bắt vạ.
* Lễ Khai hạ
Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ
cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng
với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ",
nay được hạ xuống.
Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai Hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ
giữa trời cúng Trời Ðất, người ta còn sửa lễ cúng Gia Tiên, cúng
Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc
thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.
* Lễ Thần nông
Thần nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân
nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để
cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ
một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần

Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề Nông. Hình mục đồng
cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của
cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm
nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói
kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có
một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng,
đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng
năm, vào ngày Lập Xuân tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh
có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượngThần
Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa
màng năm đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông
tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được
khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.
* Lễ Tịch điền
Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt
ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch Ðiền của người Tàu đã du
nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày
mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch
Ðiền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức
sắc, bộ lão sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ
Tịch Điền Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch Điền bằng việc cày
và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại việc
cử hành lễ Tịch Ðiền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi
địa phương cũng có những tục lệ riêng.
* Lễ Thượng Nguyên hay Cúng rằm tháng Giêng
Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến
dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu: "Lễ Phật
quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Tục ta tin rằng ngày
rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ
lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào

cũng đông người tới lễ bái.
* Lễ Khai ấn
Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ
cũng được chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là
dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ.
Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục
khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi
viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn và sửa lễ cúng vị
thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
Tết Thanh Minh
Thanh Minh
Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương
Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày
Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh
là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời
xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết
Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là
đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
Tết Thanh Minh
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác.
Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau
cuộc tảo mộ.
Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ.
Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp
lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo
lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó
cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng
cho vong hồn người quá vãng.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những
ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng

nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt
nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa
còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là
Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn
hương thờ phụng.
Mọi người đi tảo mộ ăn vận rất chỉnh tề. Những người quanh
năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia
tiên và sum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ
sáng sớm cho đến gần trưa.
Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh
trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về
hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi
người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc
tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và
cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu
tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì
việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên
tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là
dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng
có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một
ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và
khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường
cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc
không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà
rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng
Thổ Công như trong mọi dịp.
Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày
mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm

phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất
mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân
trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng
nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn
gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn
uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng
sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm
cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm
tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ
nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong
mỹ tục.
* Ngày cúng giỗ
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật,
tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà,
cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên
ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều
hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là
nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng
lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà
phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên
thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc
vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta
giản lược đi, chỉ mời khách một
lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai
lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ
truyền phổ biến trong cả nước thì trước
ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng
đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
* Mấy đời tống giỗ


Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem
chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc
trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân
mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy
là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can) cụ
(hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ
thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ
tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

* Cúng giỗ người chết yểu

Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết
chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai
nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai
nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp
là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự.
Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài
của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu
người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18
tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với
tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ.
Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ.
Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi
đũa đặt bên cạnh mân, coi như người thân còn sốngtrong gia
đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh,
niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.
Cưới hỏi
* Nam nữ thụ thụ bất thân là gì?

Ðây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ
theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà
ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không
trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? Hai
người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ tiêm trầu, đặt giữa
bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt
khe, việc tỏ tình trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng
chỉ có đôi mắt là thầm lén nhìn nhau! Vì vậy các nhà quyền quý
thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình
thành sự ngăn cách giới tính.
* Mối lái là gì ?
Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên
hôn nhân cần phải có môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không
cần mối lái sẽ bị chê trách. Trong xã hội cũ, có những người
chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì trở thành ân
nhân suốt đời. Ở xã hội mới, ngày nay vẫn còn có các bà mối,
các bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ
xây dựng hạnh phúc lâu dài. Các bà mối chính là phương tiện
thông tin đại chúng, câu lạc bộ người độc thân, các công ty dịch
vụ
* Lễ vấn danh có ý nghĩa gì ?
Là lễ nhà trai đến nhà gái hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ
"Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm".
Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay
không, có hợp tuổi không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu
"Công, dung, ngôn, hạnh". Chẳng những các chàng trai, trước
khi cưới nhiều chàng chưa biết mặt vợ, mà cả những ông bố
chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con
dâu.
* Sự tích tơ hồng

Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão
trong một đêm trăng, ngồi kiểm soát hướng về phía mặt trăng,
sau lưng có túi đựng dây đỏ. Ông lão bảo đó là văn thư đựng
hôn ước của thiên hạ, còn những sợi dây đỏ để buộc chân
những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố
vào chợ gặp một bà lão chột mắt bế một đứa bé gái, ông lão
hiện ra bảo cho biết đứa bé gái kia sẽ là vợ anh, Vi Cố giận, sai
đầy tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ đâm đứa bé giữa
đám đông rồi bỏ trốn. Muời bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương
Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung
sắc tươi đẹp, giữa lông mày có dính trang điểm một bông mai
vàng. Vương Cố gạn hỏi, vợ mới thưa: thuở còn bé, bà vú bế
vào chợ bị một đứa cuồng tặc đâm. Vi Cố hỏi lại: có phải bà vú
bị chột mắt không? Người vợ bảo: đúng thế. Vi Cố kể lại việc
trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời đã
định sẵn.
* Tục thách cưới
Thách cưới là một lệ tục lạc hậu, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà
gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi lại
rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một
đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải
ngại, xui nên thân phận hẩm hiu.
Ðáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho
cả hai gia đình nhưng gặp phải ông bác bà cô bên nhà gái khó
tính, thách cưới nào là quần áo, nón dép, nào nhẫn xuyến, hoa
tai, tiền mặt, cỗ cưới nên nhà trai phải bỏ cuộc hoặc phải chạy
ngược chạy xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ, song ngay từ
buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ,
đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.
Cũng có trường hợp nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung

cấp cho đủ lệ làng, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có
trường hợp bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười
lần, và sau khi thành thân, còn cho con gái, con rể nhiều thứ,
nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu rằng
con gái mình dở duyên rồi, nên phải cho không.
Hay các gia đình có học thì lại không thách tiền, thách của mà
thách chữ nghĩa văn chương chọn rể con nhà gia thế, với hy
vọng tương lai con gái mình còn được "võng anh đi trước, võng
nàng theo sau".
* Tiền "Cheo"
Tiền "Cheo" là khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái.
Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nộp cheo nhưng có
giảm bớt. Xuất xứ của lệ "nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục
chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta
tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng. Ðể đáp lễ, đoàn
đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng.
Dần dần có nhiều người lợi dụng vòi tiền, sách nhiễu, trở thành
lệ tục xấu, triều đình ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép
làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nộp cheo cho làng, tức là
đám cưới được công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa,
chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn
thú. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng cho việc công
ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng Ðã
hơn nửa thế ký, lệ làng này bị bãi bỏ rồi.
* Trước khi cô dâu về nhà chồng cần những thủ tục gì?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu cùng với chú rể đến trước bàn
thờ xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ
cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Lễ xong,
hai người đi mời chào thân nhân, khách khứa, trước hết là
những người bề trên, cao tuổi, khách trước, người nhà sau.

Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết
mối quan hệ để biết cách xưng hô.
Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha
mẹ. Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội
ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một
phía, nhưng ở phía cao hơn. Thời xưa đôi tân hôn phải lạy hai
lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính xin phép ông bà,
cha mẹ. Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì
đó làm kỷ niệm.
* Ý nghĩa của lễ xin dâu và thủ tục
Lễ này rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai
người, thường là bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu,
một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đóndâu sẽ đến,
để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Phong tục này có nhiều ý nghĩa
hay: mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày
giờ và thành phần đón dâu, song để đề phòng mọi bất trắc nên
mới định ra lễ này để cẩn trọng trong hôn lễ. Thời gian này chú
rể và bố mẹ chú rể rất bận rộn nên không thể sang nhà gái,
nên uỷ thác cho người đại diện sang báo như bộ phận "tiềm
trạm".
Trong trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần,
hai gia đình có thể thoả thuận để miễn lễ nay, hoặc nhập lễ xin
dâu và lễ đón dâu vào làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón
dâu tiến hành như sau:
Khi đoàn vào đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn chỉnh đốn lại y
trang, sắp xếp lại thứ tự đi trước đi sau, trong khi đó một cụ già
đi đầu cùng một người đội lễ (mâm quả trong đựng trầu cau,
rượu) vào trước, đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn
đoàn vào chính thức làm lễ đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất
nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn

lễ rồi một vị huynh trưởng cũng ra luôn để đón đoàn nhà trai
vào.
* Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng
đều có ý nghĩa hay.
Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ
chồng ra cất nón cho con dâu: Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một
nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và
đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước
rửa mặt mũi chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu.
Tang lễ
Người Việt Nam quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" nên khi
có người chết, tang lễ được tổ chức trọng thể. Trình tự lễ tang
ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần
áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào
miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau
đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan
niệm "từ đất sinh ra lại trở về với đất"). Tiếp đó là lễ khâm liệm
(liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài).
Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con
trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối
(hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân
thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà
đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con,
bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt
làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi
đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc
vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ.
Chôn cất xong về nhà làm lễ tế. Ba ngày sau tang chủ làm lễ
viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi

cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi
khóc). Sau một năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là
hai năm) làm lễ hết tang.
Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ
khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ
viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn
trắng hoặc đeo băng tang đen.
Lễ hội Việt Nam
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở
của vạn vật, cỏ cây Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi
phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu
mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở Viet Nam thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê
của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500
lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị
riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại
xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai,
diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tư tưởng uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra
sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá
khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao
tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của
mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh,
vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống
cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch
sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống
giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều

tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật
(hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam
Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc)
v.v ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm
trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ
đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao,
đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động
văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà,
dệt vải, đấu vật, đánh đu Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không
chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân
dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.

×