Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

120 CÂU HỎI – ĐÁP, TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT PHỤC VỤ VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.81 KB, 64 trang )

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ TƯ PHÁP
120 CÂU HỎI – ĐÁP, TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT PHỤC VỤ
VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÁP LUẬT
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
Hà Nội 2013
1
CHỦ ĐỀ 1.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (25 CÂU)
1. Khái niệm năng lực pháp luật của cá nhân?
Trả lời:
Cá nhân là một trong các chủ thể của quan hệ dân sự. Để tham gia vào các quan hệ dân
sự, cá nhân phải có tư cách chủ thể hay năng lực chủ thể, được tạo thành bởi năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 14 Bộ luật dân sự năm
2005:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có được từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết”.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật dân sự quy định cho cá nhân. Các quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân được ghi
nhận ở Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn
bản pháp luật khác nhau.
Theo quy định của pháp luật dân sự cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật


quy định (Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2005).
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, là thành phần không thể
thiếu được của cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của
năng lực chủ thể.
2. Năng lực hành vi dân sự là gì? Phân biệt năng lực hành vi dân sự của người chưa
thành niên với năng lực hành vi dân sự của người thành niên?
Trả lời
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005).
Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự của mỗi chủ thể thì năng lực
hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ của
họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi
vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ
thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi, thể
chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu
quả của hành vi mà họ thực hiện. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể về năng lực hành vi
dân sự của người thành niên và năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên như sau:
- Đối với người thành niên:
2
Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật dân
sự: Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị Tòa án ra quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, nếu có yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận
của tổ chức giám định.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp người nghiện ma túy hoặc = các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì có thể bị Tòa án ra quyết định tuyên bố

là người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Đối với người chưa thành niên:
+ Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà
không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
+ Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác
lập, thực hiện.
3. Sau giờ học, Huyền và Ngọc - hai em học sinh lớp 6 trao đổi với nhau về các quy
định của pháp luật dân sự. Huyền cho rằng mình có quyền thực hiện các giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của mình. Còn Ngọc chưa hiểu
rõ lắm các quy định đó. Em muốn hỏi ý kiến của Huyền có chính xác không?
Trả lời
ý kiến của Huyền là chính xác.
Theo quy định của pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005) người
chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Giao dịch này thường là các giao dịch có giá trị nhỏ, mục đích là để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, học tập, vui chơi hàng ngày trong cuộc sống, được người đại diện của họ cho phép
thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện. Ví dụ như: mua đồ dùng học
tập, sách vở, đồ chơi
4. Quyền nhân thân là gì? Theo quy định của Bộ luật Dân sự, cá nhân có những
quyền nhân thân nào?
Trả lời
“Quyền nhân thân” là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền dân sự gắn với bản thân

mỗi con người và đời sống riêng tư của họ mà không thể chuyển giao cho người khác,
Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được ghi nhận trong pháp luật dân sự
và chủ yếu tập trung trong Bộ luật dân sự.
3
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người
được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi
người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về
nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Bộ luật dân sự
quy định 26 quyền nhân thân của cá nhân từ Điều 26 đến Điều 51, bao gồm:
- Quyền đối với họ, tên (Điều 26)
- Quyền thay đổi họ, tên (Điều 27)
- Quyền xác định dân tộc (Điều 28)
- Quyền được khai sinh (Điều 29)
- Quyền được khai tử (Điều 30)
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31)
- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32)
- Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33)
- Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34)
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35)
- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37)
- Quyền bí mật đời tư (Điều 38)
- Quyền kết hôn (Điều 39)
- Quyền bình đẳng vợ chồng (Điều 40)
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41)
- Quyền ly hôn (Điều 42)
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ (Điều 43)

- Quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44)
- Quyền đối với quốc tịch (Điều 45)
- Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 46)
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47)
- Quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 48)
- Quyền lao động (Điều 49)
- Quyền tự do kinh doanh (Điều 50)
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51)
5. Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân được Bộ luật dân sự 2005 quy định như
thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25 của Bộ luật dân sự 2005, khi quyền nhân thân của cá nhân bị
xâm phạm thì người đó có quyền sử dụng các phương thức sau để bảo vệ:
- Tự mình cải chính
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi
phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi
phạm bồi thường thiệt hại
6. Pháp luật quy định như thế nào về quyền đối với họ, tên?
Trả lời
Quyền đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân cơ bản được quy định tại
Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2005:
4
Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai
sinh của người đó.
Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Ngoài họ, tên của mình, cá nhân có quyền có bí danh, bút danh nhưng việc sử dụng bí
danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
7. Khi sinh Hận, bố em đi làm xa, bỏ mặc mẹ con em, mẹ em buồn chán, đặt tên con

là Hận và cho mang họ của mẹ. Khi đi học, do bị bạn bè trêu chọc nên nhiều lần em về xin
mẹ được đặt tên khác. Lúc này bố em cũng đã trở về nhận lỗi và đoàn tụ gia đình, nên bố
mẹ em cũng muốn đổi họ của em từ họ của mẹ sang họ của bố và đổi tên khác dễ nghe hơn
cho con gái. Xin hỏi em có được thay đổi họ, tên không? Pháp luật dân sự quy định về vấn
đề này như thế nào?
Trả lời
Hận có quyền được thay đổi họ, tên. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm
2005, cá nhân có quyền thay đổi họ, tên của mình trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi
người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ,
tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người
đó.Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
được xác lập theo họ, tên cũ.
8. Xin cho biết các quy định về quyền được khai sinh của cá nhân?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2005 thì cá nhân khi sinh ra có quyền
được khai sinh.
Quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trọng của mỗi cá nhân để khẳng
định sự tồn tại của cá nhân đó trong một Nhà nước và được nhà nước công nhận là một công
dân của Nhà nước đó. Quyền được khai sinh là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện
các quyền khác như quyền có họ tên, có quốc tịch và các quyền dân sự khác.
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có

nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê
quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Để thực hiện quyền được khai sinh đối với trẻ em pháp luật về quản lý và đăng ký hộ
tịch quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh
cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi
khai sinh cho trẻ em.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
5
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho
trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư
trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trường hợp không thực hiện việc đăng ký khai sinh trong thời hạn quy định thì phải
đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh quá hạn quy định như sau :
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh thực hiện việc đăng ký
khai sinh quá hạn.
Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể
đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định hoặc
tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu,
Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong
các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc;
quốc tịch, quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày,
tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó
không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh
đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện lại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời
điểm đăng ký khai sinh quá hạn.

9. Để kỷ niệm năm học cuối cùng ở Trung học cơ sở, Quyên và các bạn rủ nhau đi
chụp ảnh trong công viên. Trong lúc nhóm bạn đang vui đùa chụp ảnh thì có một cô phóng
viên đến xin được chụp ảnh cả nhóm để đưa lên báo. Nghe thế cả nhóm bạn của Quyên rất
vui. Trong lúc nói chuyện, Quyên nghe cô phóng viên nói mỗi người đều có quyền đối với
hình ảnh của mình, nên Quyên muốn được biết về nội dung của quyền này?
Trả lời
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền nhân thân nằm trong nhóm các
quyền dân sự của cá nhân.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự năm
2005. Nội dung quyền bao gồm :
- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý.
Để bảo vệ quyền của cá nhận đối với hình ảnh của mình, PL nghiêm cấm việc sử dụng hình
ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
10. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân dược
pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời
Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân được quy
định tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
- Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
6
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có
trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng
mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
- Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ,
cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa
thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy

cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì
phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.
- Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp:
+ Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
+ Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi
không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
+ Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
cần thiết.
11. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được Bộ luật Dân sự 2005 quy
định như thế nào?
Trả lời
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2005, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Danh dự của cá nhân thể hiện sự coi trọng của dư luận xã hội đối với cá nhân đó, dựa
trên những giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp. Nhân phẩm của cá nhân là những phẩm chất và
giá trị con người của cá nhân đó. Uy tín cá nhân thể hiện sự tín nhiệm và mến phục của cộng
đồng hoặc một bộ phận dân cư đối với cá nhân đó.
Mỗi cá nhân đều có quyền được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Đồng thời, mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác.
12. Giờ ra chơi, Thủy thấy Lan bạn học cùng lớp có thư gửi về từ Trường Sa. Hôm
nay Lan lại nghỉ học. Lan vẫn hay tâm sự với Thủy là bố Lan công tác ở ngoài đó, Lan rất
yêu bố và thường xuyên mong thư của bố. Thủy háo hức định mở bức thư ra đọc xem có
chuyện gì hay không, để còn thông báo cho Lan. Song một người bạn khác đã can ngăn
Thủy không nên làm như thế vì mọi người có quyền bí mật đời tư. Điều đó đúng hay
không?
Trả lời
Ý kiến của người bạn là hoàn toàn chính xác vì mỗi người có quyền bí mật đời tư. được
quy định tại Điều 73 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 38 Bộ luật dân
sự năm 2005.

Điều 73 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Thư tín, điện
thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc
mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành
theo quy định của pháp luật”.
Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
” Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được
bảo đảm an toàn và bí mật.
7
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền”.
13. Khi mẹ Minh sinh được em Thịnh là con trai, bố mẹ Minh rất hạnh phúc. Song
từ đó, Minh, vì là con gái, nên không còn được bố mẹ yêu thương, chăm sóc như trước đây.
Đặc biệt, nhiều hôm, mẹ Minh còn bắt Minh nghỉ học phụ mẹ, trông em khi em ốm. Minh
rất buồn. Thấy Minh gày gò và ốm yếu, hay nghỉ học cô giáo Minh đã hỏi chuyện và đến
nhà động viên bố mẹ Minh cho Minh tiếp tục đi học và quan tâm chăm sóc cho em. Xin hỏi
pháp luật quy định thế nào về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia
đình ?
Trả lời:
Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình được quy định tại
Điều 41 Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó
Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp
với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà;
con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.
Đối với người chưa thành niên, được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu về
vật chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể có, với mức sống ngày càng được nâng cao là
quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu chung của gia đình, Nhà nước và xã hội.
Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cụ thể hóa quyền của trẻ

em do Hiến pháp năm 1992 ghi nhận trẻ em có “quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát
triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”.
Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong
việc chăm sóc, giáo dục con tại các Điều 34, 37 như sau:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia
đình, công dân có ích cho xã hội.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con;
không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con
làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà
thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã
hội trong việc giáo dục con.
14. Do bác ruột của T không có khả năng sinh nở nên muốn nhận T làm con nuôi để
sau này có người phụng dưỡng. Nhà T lại đông con cái, kinh tế có phần khó khăn, nên bố
mẹ T cũng đã cân nhắc và suy nghĩ. Xin hỏi T có quyền được nhận làm con nuôi hay
không?
Trả lời:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi, nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình phù hợp với đạo đức xã hội.
8
Điều 44 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền được nuôi con nuôi và quyền được
nhận làm con nuôi như sau:
Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp
luật công nhận và bảo hộ.
Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 8 Luật nuôi con nuôi quy định về người được nhận làm con nuôi gồm :

- Trẻ em dưới 16 tuổi.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ
chồng.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khác làm con nuôi.
Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định : Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự
đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất
tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người
còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác
định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở
lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Như vây, T có quyền được bác nhận làm con nuôi. Việc nhận con nuôi cần có sự đồng ý
của T.
15. Ngày chủ nhật, bố mẹ có việc đi vắng nên dặn dò em K 12 tuổi phải ở nhà vừa
học bài vừa trông nhà. Bỗng nhiên có một người lạ gõ cửa tự xưng là nhân viên truyền
hình cáp, đề nghị em K mở cửa cho vào nhà kiểm tra đường dây truyền hình cáp của gia
đình. Em K không đồng ý và nói người đó phải chờ bố mẹ về vì mỗi cá nhân có quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở. Xin hỏi, ý kiến của em K có chính xác hay không?(bỏ)
Trả lời:
Ý kiến của em K hoàn toàn chính xác. Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự: cá
nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó
đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
16. H rất yêu văn học, thời gian rảnh rỗi em thường mua sách báo đọc rồi còn làm
thơ, viết văn và tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật do nhà trường phát
động. Mẹ em lo sợ em lơ là học tập nên không ủng hộ em sáng tác. Trong khi đó bố em cho

rằng. Nếu em học tập tốt bố em sẽ ủng hộ em viết văn, làm thơ và giúp em gửi bài đăng báo
thiếu niên vì đó là quyền mà pháp luật quy định cho mỗi cá nhân. Xin hỏi ý kiến của bố em
có đúng hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật dân sự năm 2005, cá nhân có quyền tự do nghiên cứu
khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng
tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.
Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai
được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.
9
Vì thế, H có quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật. Ý kiến của bố H hoàn toàn
chính xác.
17. Bố mẹ M sống ở quê. Sau khi học hết cấp 2, M thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh
và phải chuyển lên sống ở thành phố cùng gia đình người dì ruột. Để thuận lợi cho việc làm
hồ sơ giấy tờ nhập học và quá trình học tập sau này, bố mẹ M đã đồng ý cho M khai báo nơi
cư trú của mình là nhà của người dì ruột. Điều đó có đúng pháp luật hay không không?
Nơi cư trú của người chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 13 Luật Cư trú năm 2006, thì nơi
cư trú của người chưa thành niên được quy định như sau:
- Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư
trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người
chưa thành niên thường xuyên chung sống.
- Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được
cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, M có thể khai báo nơi cư trú của mình là nhà người dì ruột nếu đã được bố mẹ
M đồng ý.
18. Pháp luật quy định việc giám hộ cho người chưa thành niên như thế nào?
Trả lời:
Giám hộ là chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự nhằm mục đích thực hiện việc

chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật
quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được
giám hộ)”.
Như vậy, chế độ giám hộ là bắt buộc đối với người chưa thành niên bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ
đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền
của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và
nếu cha, mẹ có yêu cầu;
- Những người chưa đủ 15 tuổi thuộc các trường hợp trên theo quy định phải có người
giám hộ.
19. Em K bị mất cả bố lẫn mẹ khi em vừa học xong cấp 2. Em có một người chị gái
lớn hơn 10 tuổi, song do hoàn cảnh chị gái lấy chồng xa, kinh tế khó khăn nên ông, bà nội
của em đứng ra nuôi dưỡng và chăm sóc em. Xin hỏi ông, bà nội của em có phải là người
giám hộ đương nhiên của em không? Pháp luật quy định như thế nào về người giám hộ
đương nhiên của người chưa thành niên?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 về người giám hộ đương nhiên của
người chưa thành niên như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ,
không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện
10
chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như
sau:
- Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là
người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều
kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không
có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu,
cô, dì là người giám hộ.
Việc cử người giám hộ cho người chưa thành niên được quy định: trong trường hợp
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương
nhiên như quy định trên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được
giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
Như vậy, ông, bà nội của em T là người giám hộ đương nhiên của T.
20. Xin hỏi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người chưa thành niên được
pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối
với người được giám hộ là người chưa thành niên được quy định như sau:
* Về quyền của người giám hộ, Điều 68, Điều 69 quy định:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần
thiết của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của
chính mình. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được
giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay,
cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được
giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được
đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người
giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu,
trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của
người giám sát việc giám hộ.
* Về nghĩa vụ của người giám hộ, Điều 65 quy định:

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật
quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Về, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi, Điều 66 quy định:
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật
quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự;
11
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
21. Đại diện là gì? Người đại diện của người chưa thành niên gồm những ai?
Trả lời:
Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh một người khác (gọi là
người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua
người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình, nếu pháp luật quy định
họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Quan hệ đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người
đại diện xác lập, thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy
định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Theo quy định của pháp luật, có hai loại đại diện:
- Đại diện theo pháp luật;
- Đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên bao gồm:
- Cha, mẹ đối với người chưa thành niên;
- Người giám hộ đối với người được giám hộ:
Đại diện theo ủy quyền: là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của người đại diện và
người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp
luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
22. Em D là học sinh lớp 7 muốn hỏi pháp luật quy định quyền sở hữu được xác lập
và chấm dứt trong những trường hợp nào? Trong trường hợp em vô tình nhặt được một vật
do người khác bỏ quên mà em không biết địa chỉ của người đó thì vật đó có đương nhiên
thuộc quyền sở hữu của em hay không?
Trả lời:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền sở hữu được xác lập đối
với tài sản trong các trường hợp sau đây:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
- Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
- Thu hoa lợi, lợi tức;
- Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
- Được thừa kế tài sản;
12
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh
rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên;
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù

hợp với thời hiệu quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền sở hữu chấm dứt trong các
trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
- Tài sản bị tiêu huỷ;
- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
- Tài sản bị trưng mua;
- Tài sản bị tịch thu;
- Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển
tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy
định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Các căn cứ khác do pháp luật quy định.
Theo khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự năm 2005, về việc xác lập quyền sở hữu đối với
vật không xác định được chủ sở hữu quy định như sau:
Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp
cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai
cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp,
người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về
kết quả xác định chủ sở hữu.
Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm,
kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó
thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau
năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động
sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật.
Trường hợp D vô tình nhặt được vật do người khác bỏ quên mà D không biết địa chỉ của

người đó thì vật đó không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của em mà phải tuân theo các quy
đinh pháp luật nêu trên.
23. Thế nào là hợp đồng dân sự? Nguyên tắc giao kết và hợp đồng dân sự gồm
những nội dung gì?
Trả lời:
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Nội dung của hợp đồng dân sự
13
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung khác.
24. Bé Quân 11 tuổi là con trai của anh chị Quỳnh. Buổi chiều chủ nhật được nghỉ
học Quân đã cùng bạn bè xuống đường đá bóng, chơi đùa rất vui vẻ. Trong lúc thể hiện
chân sút với các bạn, trái bóng của Quân đã bay thẳng vào cửa kính nhà bà Kim làm kính
vỡ tan. Bà Kim phải đi thay cửa kính mới hết 2.000.000 đồng. Bà yêu cầu gia đình của
Quân phải bồi thường thiệt hại mà Quân đã gây ra. Xin hỏi, trách nhiệm bồi thường của
Quân được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Do Quân dưới 15 tuổi nên việc bồi thường thiệt hại cho bà Kim sẽ do bố mẹ Quân chịu
trách nhiệm.

Điều 606 Bộ luật dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ
trường hợp quy định bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý do
pháp luật quy định.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người
giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu
người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
25. Trong buổi đi dã ngoại do nhà trường tổ chức, V – 14 tuổi đã nghịch ngợm bẽ gãy
một số cây cảnh và làm đổ một số hiện vật ở nơi đến thăm quan nên bị Ban quản lý di tích
yêu cầu phải bồi thường. Xin hỏi trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về ai?
Trả lời:
Việc bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường học
trực tiếp quản lý được quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
- Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường
học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
14
- Trong các trường hợp quy định nêu trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác
chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới
mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.
V – 14 tuổi đã nghịch ngợm bẽ gãy một số cây cảnh và làm đổ một số hiện vật ở nơi đến

thăm quan bị Ban quản lý di tích yêu cầu phải bồi thường, trong trường hợp này, cha, mẹ hoặc
người giám hộ của V có trách nhiệm bồi thường.
27. Di chúc là gì? Xin hỏi người chưa thành niên có quyền lập di chúc hay không?
Di chúc thế nào được coi là hợp pháp?
Trả lời:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết.
Theo quy định tại Điều 647, Khoản 2 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2006, người chưa
thành niên có quyền lập di chúc:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuy nhiên, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ
hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái
quy định của pháp luật.
28. Xin hỏi người chưa thành niên có quyền được hưởng thừa kế mà không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc hay không?
Trả lời:
Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc như sau:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,
trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng
di sản theo quy định của pháp luât :
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy, người chưa thành niên có quyền được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào

nội dung của di chúc và họ sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.
15
CHỦ ĐỀ 2
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (25 CÂU)
26. N 16 tuổi, do mâu thuẫn cá nhân, N đã đánh nhau với bạn cùng lớp, làm bạn bị
thương phải nằm bệnh viện. Xin hỏi N có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh
bạn không? Pháp luật quy định thế nào về tuổi chịu trách nhiệm hình sự ?
Trả lời:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu các biện pháp xử lý về
hình sự đối với hành vi phạm tội do mình gây ra.
Theo quy định tại Điều 2 BLHS về Cơ sở của trách nhiệm hình sự thì chỉ người nào phạm
một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự như sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý (là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù) hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng (là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).
Hành vi đánh người gây thương tích của N được quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, N đã 16 tuổi vì vậy N
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự, căn cứ
mức độ, hậu quả hành vi mà đó gây ra (mức độ thương tích).
27. Pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên
phạm tội ?
Trả lời:

Điều 69 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội như sau:
- Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành
niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
- Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt
đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành
vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Khi
xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
16
tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật
hình sự.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi
xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
28. An 15 tuổi phạm tội trộm cắp. Khi bị đưa ra xét xử, Tòa án ra Quyết định áp dụng
biện pháp GD tại xã, phường, thị trấn đối với An trong thời gian hai năm. Xin hỏi Quyết
định áp dụng biện pháp GD tại xã, phường, thị trấn đối với An có phải là hình phạt không ?
Việc Tòa án ra Quyết định như vậy có đúng với quy định của pháp luật hình sự về xử lý
người chưa thành niên phạm tội không ?

Trả lời:
Một trong những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại
Khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 là đối với người chưa thành niên phạm tội, khi xét
xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt, thì Toà án áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp theo quy định.
Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định :
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong
các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai
năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với An không phải là
hình phạt mà là biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa.
Việc Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với An
là phù hợp với quy định của pháp luật hình sự về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội
29. Pháp luật quy định như thế nào về các hình phạt áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội ?
Trả lời:
Điều 71 Bộ luật Hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội như sau:
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với
mỗi tội phạm:
Cảnh cáo : Cảnh cáo là hình phạt chính, có tính giáo dục sâu sắc, thể hiện sự khiển trách
công khai của nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội của họ. Cảnh cáo được áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
17
Phạt tiền : Phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

nhằm tước đi quyền lợi vật chất của họ để cải tạo và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho
xã hội. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu họ từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người chưa thành
niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà Điều luật quy định.
Cải tạo không giam giữ : là hình phạt chính có nội dung giáo dục sâu sắc không buộc
người được áp dụng hình phạt này phải cách li khỏi xã hội. Họ vẫn có thể thực hiện công việc
thường ngày và sống trong môi trường gia đình và xã hội như trước đây. Cải tạo không giam
giữ được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường
trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Tòa án giao
người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính
quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo
dục người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không
quá một phần hai thời hạn mà Điều luật quy định.
Tù có thời hạn :Tù có thời hạn là hình phạt cách li người phạm tội ra khỏi xã hội để giáo
dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Đối với người chưa thành niên phạm tội
hình phạt này được áp dụng khi người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc
biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội
nghiêm trọng cần thiết phải áp dụng hình phạt nhưng không đủ điều kiện để áp dụng các hình
phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ thì cũng cáp dụng hình phạt tù có
thời hạn.
30. Biện pháp tư pháp là gì ? Xin cho biết các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội ?
Trả lời:
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vây, khi xét xử, nếu
thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án
có thể áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999
Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do các cơ quan tư

pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế
cho hình phạt.
Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội như sau:
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong
các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai
năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về
học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường,
thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
18
3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm
đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm
tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo
dục có kỷ luật chặt chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo
dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo
đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có
thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo
dưỡng.
31. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, ông bà ngoại quá già không đủ sức quản lý cháu nên
mới 15 tuổi V đã bỏ nhà đi sống lang thang cùng lũ bạn xấu. 14 tuổi, V phạm tội trộm cắp
tài sản. Khi xét xử, nhận thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt, Tòa ra quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn 02 năm đối với V. Xin hỏi tòa án
áp dụng biện pháp trên đối với V có hợp quy định của pháp luật hiện hành không?
Trả lời:
V 14 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản, lại sống trong môi trường không lành mạnh, thiếu sự

quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình. Khi xét xử, nếu nhận thấy không cần thiết phải áp
dụng hình phạt, mà có thể áp dụng các biện pháp thay thế khác, Tòa án có thể ra quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thời hạn 02 năm đối với V để tạo cho V môi trường
giáo dục lành mạnh, có tổ chức, có kỷ luật, góp phần giáo dục, dạy dỗ V thành công dân có ích
cho xã hội. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội quy định như sau :
Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các
biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong trường hợp nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân
và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật
chặt chẽ, Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm
đối với người chưa thành niên phạm tội.
32. Xin cho biết trong trường hợp nào thì người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng
biện pháp tư pháp được giảm thời hạn chấp hành án? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết
định việc giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp?
Trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đồng thời cũng có thẩm
quyền quyết định việc giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp .
Theo quy định của pháp luật thì người chưa thành niên phạm tội, bị áp dụng biện pháp
biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng có thể
được Toà án ra quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở
trường giáo dưỡng.
Điều kiện được xem xét giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp là:
- Người bị áp dụng biện pháp tư pháp đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án
quyết định;
19
- Người bị áp dụng biện pháp tư pháp có nhiều tiến bộ ;

- Được tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục đề nghị
giảm thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
33. Thiếu sự quan tâm GD của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên K phạm tội
cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Khi đưa ra xét xử, Tòa án ra bản án đối với K là
4 năm tù, bằng ½ mức phạt tù điều luật quy định. Có ý kiến cho rằng Tòa án làm trái pháp
luật, khi áp dụng mức phạt tù đối với K chỉ bằng ½ mức phạt tù mà điều luật quy định. Xin
hỏi ý kiến đó đúng hay sai? Pháp luật quy định thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
K mới hơn 15 tuổi, vì thế, việc Tòa án ra bản án đối với K là 4 năm tù, bằng ½ mức phạt
tù điều luật quy định là đúng với quy định của pháp luật về việc áp dụng hình phạt tù có thời
hạn đối với người chưa thành niên.
Khoản 2, Điều 74 Bộ luật Hình sự quy định về việc phạt tù có thời hạn đối với người chưa
thành niên như sau:
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
34. Xin cho biết pháp luật quy định thế nào về việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn
đối với người chưa thành niên phạm tội ?
Trả lời:
Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Cụ thể việc áp
dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 74 Bộ
luật Hình sự, theo đó người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định
sau đây:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một
phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
35. Do nghiện nặng không có tiền mua ma túy hút, P đã giả làm người thuê xe ôm lợi

dụng thời cơ thuận tiện hành hung lái xe và cướp xe. Người lái xe ôm bị thương nặng nên
đã tử vong. P bị bắt và bị truy tố tội cướp tài sản. Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ
luật Hình sự về tội cướp tài sản, khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội của P là
chung thân. Khi đưa ra xét xử Tòa nhận thấy, vào thời điểm phạm tội P mới 17 tuổi 10
tháng. Tòa ra quyết định P phải chịu mức án là 18 năm tù. Xin cho biết mức án Tòa áp
dụng đối với hành vi phạm tội của P có đúng không ? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề
này ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự, người chưa thành niên phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng như sau:
20
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười tám năm tù.
P bị bắt, bị truy tố về tội cướp tài sản. Theo quy định của BLHS, khung hình phạt áp dụng
đối với hành vi phạm tội do P gây ra là chung thân. Tuy nhiên, vào thời điểm phạm tội P mới
17 tuổi 8 tháng vì vậy, việc Tòa ra quyết định P phải chịu mức án là 18 năm tù là đúng với quy
định của Bộ luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
36. Mức tù giam đối với người chưa thành niên phạm tội được pháp luật quy định cụ
thể thế nào? Hình phạt chung thân hoặc tử hình có được áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội hay không?
Trả lời:
Một trong những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thanh niên phạm tội là không xử
phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội (quy định tại khoản 5
Điều 69 BLHS).
Về mức phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội được áp dụng quy
định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười tám năm tù.

- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
37. Lâm 17 tuổi phạm tội cướp tài sản, bị kết án phạt tù. Lâm đã chấp hành được gần
1/3 thời hạn phạt tù. Trong thời gian chấp hành án, Lâm rất cố gắng học tập, rèn luyện và
có nhiều tiến bộ. Lâm muốn cải tạo thật tốt để sớm được ra tù, trở về với gia đình. Xin hỏi,
Lâm có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt không ? Pháp luật quy định về vấn
đề này thế nào ?
Trả lời:
Lâm đã chấp hành được gần 1/3 thời hạn phạt tù. Trong thời gian chấp hành án, Lâm rất
cố gắng học tập, rèn luyện và có nhiều tiến bộ. Vì thế, Lâm có thể được xét giảm thời hạn chấp
hành hình phạt.
Khoản 1, Điều 76 Bộ luật hình sự quy định về việc này như sau: Người chưa thành niên bị
phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần
tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn
năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
38. Xin hỏi, pháp luật quy định thế nào việc xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên đối
với người chưa thành niên phạm tội ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 76 BLHS việc xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên đối với
người chưa thành niên phạm tội được quy định như sau :
- Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ
và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt
21
tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm
mức hình phạt đã tuyên.
- Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại.

- Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề
nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành
phần tiền phạt còn lại.
39. Xoá án tích là gì ? Trước đây, cháu tôi phạm tội và đã được xóa án tích về tội đó
nhưng nay cháu lại phạm tội mới. Xin hỏi phạm tội lần này có được coi là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm không ?
Trả lời:
Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ việc đã từng bị Tòa án xét xử, kết tội trước đây, công
nhận coi như chưa bị kết án. Từ thời điểm được xóa án tích, người được xóa án tích trở thành
một người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp và không một ai có thể căn cứ vào sự kiện
từng bị kết án để có thể hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.
Xóa án tích thể hiện tinh thần nhân đạo, không phân biệt đối xử của Nhà nước đối với
người bị kết án, nhằm khuyến khích họ tuân thủ pháp luật để thực sự trở thành người có ích cho
xã hội. Khi một người được xóa án tích mà phạm tội mới thì tòa án không được căn cứ vào tiền
án đã được xóa án tích để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
Một người được xóa án tích có nghĩa là người đó được coi như chưa bị kết án. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là người đó chưa từng bị kết án, chưa có tiền án, tiền sự như người
phạm tội lần đầu. Sự khác nhau cơ bản giữa người phạm tội lần đầu và người được xóa án tích
là ở chỗ, người phạm tội lần đầu là người chưa từng bị kết án và chưa có tiền án, tiền sự và
người phạm tội lần đầu được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (đối với tội ít nghiêm
trọng) được quy định tại điểm h, khoản 1 của Điều 46 - BLHS năm 1999. Còn người được xóa
án tích là người đã bị kết án, và có tiền án, tiền sự mà trong lý lịch tư pháp của họ đã thể hiện
người đó đã phạm tội.
Vì vậy cháu ông mặc dù đã được xóa án tích về tội trước, nhưng phạm tội lần này không
phải là phạm tội lần đầu (mặc dù đã được xóa án tích), không phải là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, nhưng Tòa án cũng không căn cứ vào tiền án đã được xóa án tích để xác định là
tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
40. Năm 15 tuổi, Hùng đã phạm tội và Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 02 năm. Sau khi chấp hành xong hình phạt Hùng

trở về địa phương tiếp tục học và luôn tuân thủ pháp luật. Khi làm hồ sơ xin việc ở một
công ty, phòng nhân sự có yêu cầu phải có Phiếu lý lịch tư pháp
1
. Xin hỏi trong Phiếu lý
lịch tư pháp của Hùng có được xóa án tích không ? Pháp luật quy định thế nào về việc xóa
án tích đối với người chưa thành niên phạm tội ?
Trả lời:
1
một loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp và có giá trị chứng minh cá nhân có hay
không có án tích, bị cấm hay không bị cấm thực hiện các công việc hay đảm nhiệm một chức vụ, quyền hạn liên
quan đến hoạt động kinh doanh do quyết định tuyên bố phá sản của tòa án
22
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 BLHS người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp
dụng những biện pháp tư pháp, thì không bị coi là có án tích, vì vậy, Hùng không bị coi là có
án tích và trong Phiếu lý lịch tư pháp của Hùng không có án tích.
Điều 77 BLHS quy định việc xóa án tích đối với người chưa thành niên như sau:
1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy
định tại Điều 64 của Bộ luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định
tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.
41. Người chưa thành niên đương nhiên được xoá án tích trong những trường hợp
nào ?
Trả lời:
Người chưa thành niên đương nhiên được xoá án tích trong những trường hợp sau:
- Được miễn hình phạt.
- Bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hoa bình,
chống loài người, tội phạm chiến tranh của Bộ luật hình sự, nếu từ khi chấp hành xong bản án
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 18 tháng trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
+ 30 tháng trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
+ 42 tháng trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Câu hỏi số 42. Mới 20 tuổi, Nguyễn X đã phạm rất nhiều tội trong đó có cả những tội
X thực hiện khi chưa thành niên. Xin hỏi trường hợp của Nguyễn X việc xác định hình
phạt chung thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Bộ luật hình sự, đối với người phạm nhiều tội, có
tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng
hợp hình phạt áp dụng như sau:
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì:
+ Trường hợp nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình
thì hình phạt chung không được vượt quá mười tám năm tù;
+ Trường hợp nếu tù có thời hạn thì hình phạt chung không được vượt quá ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định.
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì:
+ Trường hợp nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình,
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù;
+ Trường hợp nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng
như đối với người đã thành niên phạm tội.
Trường hợp của X, phải căn cứ vào độ tuổi của X ở thời điểm X phạm tội nặng nhất để
xác định hình phạt chung theo quy định của điều 74, 75 Bộ luật hình sự.
43. Đến nhà ông T định rủ ông T đi câu, H chẳng thấy ai ở nhà ngoài M – một đứa trẻ
13 tuổi bị thiểu năng trí tuệ đang ngồi chơi một mình. Thú tính nổi lên, H lôi M ra vườn giở
23
trò đồi bại. Về thấy con gái ngồi khóc và có dấu hiệu bị xâm hại, gia đình M báo công an.
Qua điều tra công an xác định H là thủ phạm. Xin hỏi pháp luật quy định thế nào về hành
vi phạm tội của H?

Trả lời:
H đã phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Điều 112 Bộ luật hình sự về tội hiếp dâm trẻ em quy định :
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và
người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ vào tuổi của M (trên cơ sở giấy khai sinh), H sẽ bị kết tội theo quy định tại Điều
112 Bộ luật hình sự.
44. Theo phản ánh của một số báo, tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ở các đô thị
lớn thường lợi dụng để hoạt động mại dâm trong đó có cả trẻ vị thành niên. Xin cho biết,
pháp luật quy định thế nào về việc xử lý đối với các hành vi môi giới mại dâm, chứa mại
dâm và mua dâm người chưa thành niên.
Trả lời:

Hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm đối với người chưa thành niên là tình tiết tăng
nặng trong Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại dâm quy định tại khản 2, khoản 3 Điều 254
và khoản 2, khoản 3 Điều 255 Bộ luật hình sự. Việc xử lý đối với các hành vi này thực hiện
như sau:
Điều 254. Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
24
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

Điều 255. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm:
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Hành vi mua dâm người chưa thành niên là hành vi phạm tội quy định tại Điều 256 Bộ
luật hình sự.
Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù
từ một năm đến năm năm.

Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự thì mọi trường hợp giao cấu
với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
45. Nếu chỉ nhìn mà không hỏi, không ai có có thể nghĩ N mới 15 tuổi. Do làm việc
cùng nhau nên B và N yêu nhau. Hai người tự nguyện chung sống với nhau như vợ chồng.
Gia đình N biết chuyện yêu cầu B phải cưới N và phải đưa cho cha mẹ N một khoản tiền
lớn. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân còn đang phải đi làm thuê, B không kiếm đủ
số tiền cha mẹ N yêu cầu. Thấy vậy, cha mẹ N tuyên bố nếu B không lo đủ tiền để cưới N,
họ sẽ tố cáo B về tội hiếp dâm vì N – con gái họ mới 15 tuổi. Xin hỏi B có phạm tội hiếp dâm
không ? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này.
Trả lời:
B không phạm tội hiếp dâm. Tuy nhiên, hành vi B quan hệ tình dục với N – khi N mới 15
tuổi thì theo quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự B đã phạm vào tội giao cấu với trẻ em.
Theo quy định của pháp luật hình sự việc quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi, dù họ
tự nguyện cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự quy định: Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ
em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
46. A và Y yêu nhau. Đã nhiều lần Y muốn cả hai vượt quá giới hạn nhưng A thường
từ chối với lý do mình còn ít tuổi lại đang đi học (A –16 tuổi). Cũng vì lý do đó mà A giận Y
và có ý muốn chia tay. Sợ A bỏ mình yêu người khác, Y đã dùng thủ đoạn đê hèn chiếm
đoạt A. Biết chuyện gia đình A đã tố cáo với cơ quan chức năng về việc làm đồi bại của Y.
Xin hỏi Y đã phạm tội gì ? Pháp luật xử lý thế nào đối với hành vi của Y ?
Trả lời
Bằng việc đã dùng thủ đoạn đê hèn để chiếm đoạt A, Y phạm tội cưỡng dâm.
Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
Khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định :
25

×