Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiết 80,81: Truyện Kiều_ Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.19 KB, 7 trang )

Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
Giáo án bài giảng:
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Phần 1: Tác giả.
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh
hưởng đến các sáng tác của ông.
- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc
trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Du.
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện
Kiều qua các đoạn trích.
2. Về kĩ năng:
- Nhận diện được một tác gia văn học lớn.
3. Về thái độ, tình cảm:
- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học
vô giá của dân tộc.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV:
- SGK, SGV, HDTH chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.
- Giáo án cá nhân lên lớp.
- Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề,trao đổi thảo luận.
2. HS:
- SGK, vở ghi, vở soạn.
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
• Giới thiệu bài:
Truyện Kiều là một niềm say mê lớn trong hàng trăm năm đối với hàng triệu


người. Nhắc đến Truyện Kiều không ai là không biết đến tên tuổi của đại thi hào
Nguyễn Du- người đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc trên
nhiều phương diện cả nội dung và nghệ thuật. Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày
sinh của ông, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, như một nén
tâm hương, một lời tri âm sâu sắc của hậu thế dành cho Nguyễn Du và kiệt tác
Truyện Kiều:
“ Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
1
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị
danh nhân này, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác gia văn học
Nguyễn Du.
• Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
GV: gọi HS đọc phần I, SGK/92, 93.
GV: nhắc lại đôi nét về tiểu sử
Nguyễn Du.
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng
đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Du?
- Quê hương, gia đình có điểm gì
đặc biệt? Yếu tố này có ảnh hưởng
như thế nào đến sáng tác của
Nguyễn Du?
Mở rộng: Trong dân gian con lưu
truyền câu ca về dòng họ Tiên Điền:
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây.

Sông Rum hết nước, họ này hết
quan”
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
- Thời đại, xã hội mà Nguyễn Du
sống như thế nào? Nó có ảnh hưởng
gì đến sự nghiệp sáng tác của ông?
Mở rộng:
I. Cuộc đời.
- Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố
Như, hiệu là Thanh Hiên.
1. Quê hương, gia đình.
- Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh
=> tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh
nhân kiệt.
- Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi
của dân ca Quan Họ.
- Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền
thống văn hóa.
- Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng
Long – Hà Nội, ngàn năm văn hiến.
- Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là
khoa bảng và văn hóa, văn học.
- Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn
Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều
đình Lê – Trịnh; Anh là Nguyễn Khản,
từng làm quan tới chức Tham Tụng.)
=> Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận
truyền thống văn hóa quý báu của quê
hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa

khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ
thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con
người và thiên tài văn học Nguyễn Du.
2. Thời đại, xã hội
- Xã hội phong kiến Việt Nam: khủng
hoảng trầm trọng.
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
+ Kiêu binh nổi loạn.
+ Phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân
Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn
ngủi của triều đại Quang Trung.
+ Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn.
=> Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng
2
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
“ Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”
- Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia
làm mấy giai đoạn chính? Mỗi giai
đoạn có ảnh hưởng như thế nào tới
văn chương?
Dẫn chứng minh họa?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV nhận xét.
- Bổ sung dẫn chứng chứng minh sự
ảnh hưởng?
- Bổ sung dẫn chứng chứng minh sự
ảnh hưởng?
Mở rộng:
Nguyễn Du có 3 vợ, sinh được 12

con trai, 6 con gái. Tương truyền
trước khi mất, Nguyễn Du yêu cầu
kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy
biến động của dân tộc. Điều đó đã được ghi
lại trong các sáng tác của ông.
3. Bản thân
a. Thời thơ ấu và niên thiếu.
- Sống tại Thăng Long trong một gia đình
quý tộc quyền quý.
- 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ,
sống với anh trai cùng cha khác mẹ là
Nguyễn Khản.
- 1783, đỗ Tam Trường.
=> Cuộc sống sung túc, hào hoa tạo điều
kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học
vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong
lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến.
Đồng cảm, thấu hiểu cho thân phận những
người ca nhi, kỹ nữ…
b. Trước khi ra làm quan.
- 1786, nhà Nguyễn Khản bị kiêu binh nổi
loạn phá.
- 1789, Nguyễn Du về sống ở quê vợ Thái
Bình. Vợ mất, về quê nội sống trong nghèo
túng.
=> 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn
ở các vùng quê nghèo khó khác nhau,
Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ
thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn
ngữ sáng tác bằng chữ Nôm và hiểu được

cuộc sống của người dân lao động.
c. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn
- 1802, miễn cưỡng ra làm quan cho nhà
Nguyễn. Làm Tri huyện Phù Dung, sau đổi
sang Tri phủ Thường Tín.
- 1805 – 1809, làm Đông các điện học sĩ.
- 1809, làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
- 1813, được thăng Cần Chánh điện học sĩ
và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
- 1820, được cử đi sứ Trung Quốc lần 2,
chưa đi thì mất 18/9/1820.
=> Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông
có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn
Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở,
góp phần nâng cao tầm khái quát của
3
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
người nhà xem chân tay mình đã
lạnh cả chưa, khi người nhà trả lời
đã lạnh cả rồi, ông chỉ nói “được”
rồi mất, không trối lại một điều gì.
- Khái quát về con người và cuộc
đời Nguyễn Du?
GV bình:
Điều đáng quý ở Nguyễn Du là tấm
lòng nhân đạo cao cả trong mỗi
trang sách gửi lại hậu thế. Điều đáng
khâm phục ở ông là từ một quý tộc
thất thế đã vươn lên thành một nhà
văn thiên tài.

GV gọi HS đọc phần 1, SGK/94.
- Thành tựu nổi bật về chữ Hán của
Nguyễn Du?
- Nội dung cơ bản của các tập thơ,
đặc biệt là “ Bắc hành tạp lục”?
- Lấy 1 dẫn chứng minh họa cho
sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn
Du?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
- Nêu thành tựu về chữ Nôm? Đặc
những tư tưởng về xã hội và thân phận con
người.
- 1965, được công nhận là Danh nhân văn
hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh
của ông.
Kết luận:
Nguyễn Du đã sống cuộc dời đầy bi kịch
của một người tài hoa bất đắc chí, phải nếm
trải bao đắng cay thăng trầm, một trái tim
nghệ sỹ bẩm sinh và thiên tài, …Tất cả đã
ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học
của ông, tạo ra những nét riêng độc đáo
trong thơ văn Tố Như.
II. Sự nghiệp văn học.
1. Các sáng tác chính.
a. Sáng tác bằng chữ Hán.
- Sưu tầm được 249 bài.
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh
Hiên): 78 bài, viết chủ yếu trong những

năm tháng ở quê vợ Thái Bình.
- Nam trung tạp ngâm ( Những bài thơ
ngâm ở phương Nam): 40 bài, viết lúc làm
quan cho nhà Nguyễn ở Huế, Quảng Bình.
- Bắc hành tạp lục ( Ghi chép trong chuyến
đi sứ): 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ
Trung Quốc.
=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện
tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ.
Đặc biệt là trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn
Du đã:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao
thượng ( Đỗ Phủ, Nhạc Phi) và phê phán
những nhân vật phản diện ( Phản chiêu
hồn).
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp
quyền sống của con người.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội, người phụ nữ tài hoa bạc
mệnh ( Độc Tiểu Thanh kí).
+ Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng
sáng tác Truyện Kiều.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm.
* Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều):
4
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
biệt là Truyện Kiều?
- Nguồn gốc và sự sáng tạo của
Nguyễn Du?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày.
GV nhận xét, chốt ý quan trọng.
GV giải thích: Thể thơ song thất lục
bát là thể thơ có 2 câu thất, rồi đến 1
cặp lục bát.
Ví dụ:
“ Thương thay thập loai chúng sinh
- 3254 câu lục bát, chia làm 3 phần: Gặp gỡ
và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
- Nguồn gốc: Từ cốt truyện của tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc “ Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, với tài
năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là tấm lòng
nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra
một kiệt tác tự sự trữ tình độc nhất vô nhị
trong văn học trung đại Việt Nam.
- Sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của
Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã Tạo
nên một “ Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn
trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc
mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân
sinh của nhà thơ trước “những điều trông
thấy”.
+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về
mưu mẹo, về báo oán, ( trong tác phẩm
của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát
truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt
tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển,
trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du thể

hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn
học trung đại Việt Nam, di sản văn học của
nhân loại, là một “ tập đại thành” của
truyền thống nghệ thuật văn hoá Việt Nam,
tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ
nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là
tấm lòng nghĩ tới ngàn đời, vừa là thái độ
nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản
cao đẹp của con người. Truyện Kiều đánh
dấu sự phát triển rực rỡ của văn học trung
đại Việt Nam.
* Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng
sinh):
- 184 câu, viết bằng thể thơ song thất lục
bát, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của
Tố Như hướng về những linh hồn bơ vơ,
không nơi nương tựa: quan lại, thương
nhân, ăn mày, ca nhi, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em.
5
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê
người”
GV gọi HS đọc phần 2, SGK/95, 96.
- Nội dung cơ bản trong sáng tác của
Nguyễn Du là gì? Lấy dẫn chứng
chứng minh nội dung ấy?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.

- Nêu những nét đặc sắc về nghệ
thuật? Lấy dẫn chứng minh họa.
HS trả lời.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.
a. Đặc điểm nội dung.
- Đề cao xúc cảm ( tình).
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông
sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và
con người, đặc biệt là những con người bé
nhỏ, những số phận bất hạnh, những người
phụ nữ tài hoa bạc mệnh ( Thuý Kiều, Đạm
Tiên ).
+ Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ
trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân
phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ
phong kiến chà đạp quyền sống của con
người.
+ Đề cao quyền sống của con người, đồng
cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng
hạnh phúc ( mối tình Kim- Kiều, nhân vật
Từ Hải).
=> Chứng minh: Truyện Kiều.
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc
cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan
vỡ; khoc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc

cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân
xác con người bị đày đoạ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực
đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui
sức mạnh làm tha hoá con người của đồng
tiền.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
- Thành công trong nhiều thể loại: ngũ
ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật
và ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh
cao.
- Vận dụng thành công các điển cố, điển
tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá
nhiều ngôn ngữ Hán.
=> Chứng minh: Truyện Kiều
6
Nguyễn Thị Ngà Ngữ Văn
GV nhận xét, chốt ý.
- Khái quát sự nghiệp văn học của
Nguyễn Du?
GV gọi HS đọc ghi nhớ, SGK/96.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
+ Nghệ thuật kể chuyện có sự đan cài tự sự
và trữ tình.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: trong
sáng, trau chuốt, giàu giá trị biểu đạt, biểu
cảm.
=>Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn
ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng

Việt.
Kết Luận:
Nguyễn Du là một tập đại thành của nền
văn học dân tộc với những đóng góp to lớn
cả về nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa
ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi
thiên tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành
nhà phân tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng
với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh
nhân văn hóa thế giới.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ, SGK/96.
D. Củng cố và dặn dò.
• Củng cố:
- Nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du đã mang lại cho ông vị trí xứng đáng
trong nền văn học dân tộc, trở thành Danh nhân văn hoá thế giới.
• Dặn dò:
HS ôn bài và soạn bài: Trao duyên ( trích: Truyện Kiều)- Nguyễn Du.
E. Rút kinh nghiệm:

Thanh Hà, ngày… tháng….năm…
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

7

×