Chương IX: Địa lí dịch vụ
Tiết: 43 , bài 35 : VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ.
- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố các ngành
dịch vụ.
- Biết những đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích các bản đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước
trên thế giới.
- Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Bản đồ Du lịch Việt Nam.
- Tranh ảnh, các tài liệu về hoạt động của ngành dịch vụ.
- Các phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên người vắng
18/03/2011 10A2 39/39
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
Mở bài: Dịch vụ gồm nhiều nhóm ngành đang ngày càng thu hút nhiều lao động và đem lại nguồn thu
nhập lớn cho nền kinh tế. Sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ chịu tác động của nhiều nhân tố
khác nhau.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu của
các ngành dịch vụ. (Cả lớp).
- GV: yêu cầu HS đọc mục I trang 134
SGK, kết hợp hiểu biết bản thân, cho biết:
Cơ cấu ngành dịch vụ gồm những nhóm
ngành nào?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ
sung.
- GV chuẩn kiến thức
I. Cơ cấu và vai trò của các
ngành dịch vụ.
1. Cơ cấu
- Dịch vụ kinh doanh gồm: vận
tải, thông tin liên lạc, tài chính,
bảo hiểm,
- Dịch vụ tiêu dùng gồm: Các hoạt
động bán buôn, bán lẻ, du lịch,
các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo
dục
- Dịch vụ công cộng gồm các dịch
vụ hành chính công, các hoạt động
đoàn thể.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của
các ngành DV (Cặp / nhóm).
- GV: HS đọc mục I.2 trang 171 SGK kết
hợp hiểu biết, hãy: Nêu vai trò của ngành
dịch vụ?
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ
sung.
- GV chuẩn kiến thức.
2. Vai trò
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật
chất phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống,
tăng thu nhập cho con người.
- Khai thác hiệu quả các tài
nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá
lịch sử và nguồn lao động.
* Tỉ lệ lao động trong các ngành
DV tăng nhanh, nhưng có sự
chênh lệch giữa các nhóm nước:
- Nước phát triển: cao (50 – 80%)
- Nước đang phát triển: thấp
khoảng 30%.
+ Do các nước phát triển KHKT
phát triển, máy móc thay thế sức
lao động của con người, lao động
chuyển từ lĩnh vực công, nông
nghiệp sang DV.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các nhân tố
ảnh hưởng tối sự phát triển và phân bố
các ngành DV (Nhóm).
- GV: chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm
vụ cho các nhóm (xem phiếu học tập phần
phụ lục)
- HS trao đổi, bổ sung cho nhau. HS đại
diện trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố các ngành
dịch vụ
(Xem thông tin phản hồi phiếu
học tập số 1).
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về đặc điểm
phân bố các ngành DV.( Cá nhân)
- GV: Dựa vào hình 35.1, hãy nhận xét sự
phân hoá tỉ trọng của ngành dịch vụ trong
cơ cấu GDP của các nước trên thế giới?
+ Kể tên các thành phố lớn là các trung
tâm DV lớn?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
III. Đặc điểm phân bố các ngành
dịch vụ trên thế giới
- Các nước phát triển ngành dịch
vụ chiếm tỉ trọng cao (>60%). Các
nước đang phát triển tỉ trọng dịch
vụ thấp (<50%).
- Các thành phố cực lớn là các
trung tâm dịch vụ lớn, có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thế
giới. VD: Niu-I-ooc, Luân Đôn,
Tôkyô
- Mỗi thành phố chuyên môn hoá
về một số loại dịch vụ. VD: Hạ
Long, Đà Lạt, chuyên môn hóa
về du lịch.
- Việt Nam: các thành phố, thị xã
có phần “đô” và phần “thị”.
4. Củng cố
Nhân tố nào quyết định sự phân bố và phát triển ngành DV? Vì sao?
5. Hoạt động nối tiếp
Làm bài tập 4SGK/137 và xem trước bài mới.
6. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ: Đọc mục II trang 135 SGK, kết hợp vốn hiểu biết, hãy điền tiếp vào dấu
ảnh hưởng của nhân tố tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Cho ví dụ chứng minh cho
từng nhân tố?
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội:
- Số dân, cơ cấu dân số, sức mua của dân cư:
- Phân bố dân cư :
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán:
- Sự phân bố các tài nguyên du lịch:
THÔNG TIN PHẢN HỒI
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư bổ sung lao động cho ngành
dịch vụ.
VD: Ngành công nghiệp và nông nghiệp có trình độ cao sẽ giải phóng lao động để chuyển sang
dịch vụ.
- Số dân, cơ cấu dân số, sức mua của dân cư: ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành
dịch vụ.
VD: Cơ cấu dân số già sẽ xuất hiện các dịch vụ chăm sóc người già. Dân có thu nhập cao, sức
mua lớn, ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh.
- Phân bố dân cư: quyết định mạng lưới dịch vụ.
VD: Nơi có mật độ dân cao (thành phố, thị xã) sẽ có nhiều cơ sở và loại hình dịch vụ hơn những
khu vực thưa dân.
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ảnh hưởng tới tổ chức dịch vụ.
VD: Các dịch vụ phục vụ tết nguyên đán ở Việt Nam như gói bánh chưng, gói giò, bán hoa
tươi
- Sự phân bố các tài nguyên du lịch: Hình thành các điểm du lịch.
VD: Hạ Long, Cố Đô Huế là những điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.
Phê duyệt của giáo viên Việt trì, ngày 12 tháng 03 năm 2011
hướng dẫn
Người soạn:
Sinh viên Ngô Hồng Thơ