Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiết 48 Bài 40: Địa lí ngành thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.82 KB, 6 trang )

Tiết: 48 , bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối
với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần
đây; những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích sơ đồ, bảng số liệu thống kê.
- Làm việc theo nhóm.
- Khai thác tri thức từ bản đồ.
3. Thái độ, hành vi
- Có ý thức tìm hiểu về hoạt động buôn bán tại địa phương và cả nước.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên Thế giới.
- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong SGK phóng to.
- Các bài báo về hoạt động thương mại.
- Các phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp :
Ngày dạy Lớp SS Tên người vắng
15/03/2011 10A6 43/43
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành thông tin liên lạc?
Câu 2: Trình bày các phương tiện thông tin liên lạc chủ yếu?
3. Bài mới
Mở bài: Thương mại là 1 hoạt động chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của nhiều
nước trên thế giới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về thị trường
(Cả lớp/nhóm)


- GV: đưa ra khái niệm thị trường
+ Y/c HS trình bày hoạt động của thị
trường thông qua sơ đồ?
+ Thị trường hoạt động theo quy luật
nào?
+ Mối quan hệ so sánh giữa cung và
cầu có mấy trường hợp?
+ Quy luật cung cầu có bất biến
không?
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoàn
thành phiếu học tập (phụ lục)?
- HS trao đổi, trình bày khái niệm thị
trường và phiếu học tập.
- GV chuẩn kiến thức.
I. Khái niệm về thị trường
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người
bán và người mua.
- Thị trường hoạt động nhờ sự trao
đổi giữa người bán và người mua về
những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
thông qua vật ngang giá.
- Thị trường hoạt động theo quy luật
cung và cầu.
- Mối quan hệ so sánh giữa cung –
cầu có 3 trường hợp:
+ Cung > cầu
+ Cung < cầu
+ Cung = cầu
- Quy luật cung và cầu làm cho giá
cả trên thị trường thường xuyên bị

biến động (thông tin phản hồi từ
phiếu học tập số 1).
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu ngành
thương mại( nhóm).
- GV: chia lớp thành 2 nhóm, nhóm I
hoàn thành phiếu học tập số 2, nhóm II
hoàn thành phiếu số 3 (xem phiếu học
tập phần phụ lục).
II. Ngành thương mại
1. Vai trò
(xem thông tin phản hồi từ phiếu học
tập số 2 và 3 phần phụ lục).
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm
của thị trường thế giới (Cả lớp).
- GV: Hãy quan sát H40, em có nhận
xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên
thế giới?
+ Dựa vào bảng 40.1 em có nhận xét gì
về tình hình xuất nhập khẩu của 1 số
nước có nền ngoại thương phát triển
hàng đầu thế giới?
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
III. Đặc điểm của thị trường thế
giới.
- Toàn cầu hóa nề kinh tế đã trở
thành 1 xu hướng quan trọng nhất
trong sự phát triển của nền kinh tế
thế giới.
- Tình hình xuất nhập khẩu trên thế

giới:
+ Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỉ
trọng buôn bán trong nội vùng và
trên thế giới đều lớn.
+ Khối lượng buôn bán trên toàn thé
giới tăng liên tục trong những năm
qua.
- Tình hình xuất nhập khẩu của 1 số
nước:
+ Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế
giới: Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản.
+ Hoạt động buôn bán trên thế giới
tập trung vào các nước Tư bản phát
triển.
+ Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản,
Anh, Pháp là các cường quốc về xuất
nhập khẩu, chi phối mạnh nền kinh tế
thế giới với những ngoại tệ mạnh:
USD, Ơ rô, Bảng, Yên.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tổ
chức thương mại thế giới ( Cả lớp)
- GV:y/c HS đọc mục IV trang 157
SGK cho biết 1 số nét khái quát về
WTO?
+ Một số thông tin về 1 số khối kinh tế
lớn trên thế giới?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
IV. Các tổ chức thương mại thế giới
1. Tổ chức thương mại thế giới

- WTO là tổ chức thương mại lớn
nhất thế giới với 150 thành viên
(2007).
- Chức năng cơ bản của WTO:
+ Quản lí và thực hiện các hiệp định
đa phương và nhiều bên tạo nên tổ
chức này
+ Làm diễn đàn cho các cuộc đàm
phán thương mại đa phương
+ Giải quyết tranh chấp thương mại
2. Một số khối kinh tế lớn trên thế
giới
- APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu á - Thái Bình Dương.
- EU: Liên minh châu Âu
- ASEAN: Hiệp hội các nước Đông
Nam á
- NAFTA: Hiệp định thương mại tự
do bắc Mĩ.
4. Củng cố
- TRả lời 1 số câu hỏi trong SGK.
5. Hoạt động nố tiếp
- Làm bài tập 3 SGK/157.
6. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Đọc mục I SGK trang 154 kết hợp vốn hiểu biết, hãy điền vào bảng sau mối
quan hệ giữa cung và cầu.
Quan hệ cung
- cầu
Giá cả

Hàng hoá trên thị
trường
Được lợi Bị thiệt
Cung > Cầu
Cung < Cầu
Cung = Cầu
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU 1
Quan hệ cung
- cầu
Giá cả
Hàng hoá trên
thị trường
Được lợi Bị thiệt
Cung > Cầu Rẻ Thừa
Người tiêu
dùng
Nhà sản xuất
Cung < Cầu Đắt Thiếu Nhà sản xuất
Người tiêu
dùng
Cung = Cầu
Phải
chăng
Đủ
Nhà sản xuất
người tiêu dùng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ: Đọc mục II.1SGK/154 - 155, kết hợp hiểu biết, hãy thành các nội dung sau:
- Vai trò ngành thương mại: ….
- Vai trò của ngành nội thương:

- Vai trò ngành ngoại thương: …
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU SỐ 2
- Vai trò ngành thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
+ Điều tiết sản xuất.
+ Hướng dẫn tiêu dùng.
- Vai trò của ngành nội thương:
+ Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
- Vai trò ngành ngoại thương:
+ Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
+ Thúc đẩy phân công lao động quốc tế.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhiệm vụ: Đọc mục II.2 SGK/155, kết hợp hiểu biết, hãy hoàn thành các nội dung sau:
- Khái niệm cán cân XNK:
+ Xuất siêu:
+ Nhập siêu:
- Cơ cấu hàng XNK:
- Liên hệ Việt Nam:
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU SỐ 3
- Khái niệm cán cân XNK: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
+ Xuất siêu: khi giá trị hàng xuất khẩu > nhập khẩu.
+ Nhập siêu: khi giá trị hàng nhập khẩu > xuất khẩu.
- Cơ cấu hàng XNK:
+ Hàng xuất khẩu: nguyên liệu chưa qua chế biến và sản phẩm đã qua chế biến.
+ Hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất ( nguyên liệu, máy móc, thiết bị…) và sản phẩm tiêu dùng.
- Liên hệ Việt Nam:
+ Xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp, hàng công nghiệp nặng, tiểu thủ công nghiệp, hàng
nông – lâm – thủy sản.
+ Nhập khẩu: nguyên liệu, máy móc, thiết bị, một phần nhỏ hàng tiêu dùng.
Phê duyệt của GVHD Việt trì, ngày 12 tháng 03 năm 2011

Người soạn :
Sinh viên Ngô Hồng Thơ

×