Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn kế toán NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.86 KB, 38 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI
1.1. Tổng quan về kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp vận tải
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp vận tải
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động
sống cần thiết và lao động vật hóa dùng để thực hiện các dịch vụ vận tải trong một
kì nhất định.
- Chi phí về lao động sống gồm: Chi phí tiền lương, tiền công. Các khoản trích
nộp theo quy định.
- Chi phí về lao động vật hóa gồm: Chi phí về NVL, CCDC dùng cho sản xuất,
chi phí về năng lượng, chi phí khấu hao TSCĐ.
1.1.2 Phân loại chi phí vận tải
1.1.2.1 Phân loại vận tải theo cơng dụng kinh tế
Theo cách phân loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo các khoản mục
có cơng dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thành dịch vụ vận tải.
Mỗi loại hình vận tải có đặc điểm khác nhau nên chi phí vận tải của những
loại hình vận tải khác nhau cũng khác nhau.
Đối với vận tải ô tô, các chi phí phân loại theo công dụng kinh tế
gồm các khoản mục: Tiền lương lái xe và phụ xe; các khoản trích theo lương của
lái xe và phụ xe; Nhiên liệu dùng để chạy xe; Vật liệu dùng để thay thế cho các
chi tiết phụ tùng xe bị hư hỏng; Chi phí săm lốp; Chi phí sửa chữa TSCĐ; Chi phí
khấu hao phương tiện; Chi phí cơng cụ, dụng cụ dùng cho lái xe,phụ xe và nhân
viên quản lý đội xe; Chi phí dịch vụ mua ngồi; Các khoản chi phí khác…
Đối với vận tải đường thuỷ, chi phi vận tải phân loại theo công
dụng kinh tế gồm: Tiền lương lái tầu, phụ lái và nhân viên tổ máy;


Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

BHXH,BHYT,KPCĐ của cơng nhân lái tầu; Nhiên liệu và đơng lực, vật liệu, chi
phí sửa chữa; Chi phí khấu hao; Chi phí thuê; Chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí
cơng cụ; Chi phí khác.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc quản lý chi phí theo trọng điểm.
Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý xác định được nguyên nhân tăng giảm của từng
khoản mục chi phí để từ đố có các biện pháp thích hợp nhằm hạ giá thành dịch vụ .
1.1.2.2 Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với doanh thu vận tải
Theo tiêu thức này chi phí vận tải được chia thành 2 loại chi phí là:
• Chi phí biến đổi:
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì
số tiền chi phí cũng tăng hay giảm theo những chi phí cho một đồng doanh
thu( tỷ suất chi phí) thì hầu nh- khơng thay đổi.
Chi phí biến đổi bao gồm các khoản: Chi phí tiền lương; Các khoản trích
theo lương ; Chi phí săm lốp; Chi phí nhiên liệu…
• Chi phí cố định :
Chi phí cố định là những khoản chi phí hầu như khơng bị thay đổi khi doanh
thu vận thay đổi (tăng hay giảm) nhưng tỷ suất chi phí thì sẽ thay đổi theo chiều
ngược lại ( giảm hoặc tăng). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị
mới thì chi phí cố định sẽ tăng đột ngột.
Chi phí cố định bao gồm các khoản: Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí tiền

lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý ; tiền thuê bất động sản;
tiền bảo hiểm tài sản; Thuế môn bài…
Phân loại chi phí vận tải theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân tích điểm hịa vốn và phục vụ cho cơng tác kế tốn quản trị doanh nghiệp.
1.1.2.3 Phân loại chi phí vận tải theo từng khoản mục chi phí
Theo tiêu thức này, chi phí vận tải được chia thành các khoản mục chi phí sau:
-

Chi phí vật liệu trực tiếp: chi phí về nhiên liệu cho dịch vụ vận tải

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

- Chi phí nhân cơng trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của lái
xe và phụ xe
- Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí như cơng cụ, dụng cụ, khấu
hao phương tiên, chi phí săm lốp và các chi phí khác…
1.1.3 Đối tượng kế tốn tập hợp chi phí vận tải
Đối tượng kế tốn chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các loại chi phí
vận tải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định cho hoạt động vận tải được tập hợp theo
đó. Xác định đối tượng kế tốn chi phí vận tải là khâu đầu tiên trong việc tổ chức
kế tốn chi phí. Thực chất của việc xác định đối tượng kế tốn chi phí sản xuất là
xác định nơi gây ra chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí.

1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí vận tải
1.1.4.1 Phương pháp phân bổ trực tiếp
Phương pháp này áp dụng cho những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến
đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch tốn cho đối tượng chi phí đó. Ví dụ:
một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một dây chuyền sản xuất…Hàng
ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến một loại đối
tượng nào kế toán phải căn cứ vào chứng từ chứng minh cụ thể từng khoản mục
chi phí để hạch tốn trực tiếp cho đối tượng dó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ
kế toán chi tiết.
1.1.4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng cho những khoản chi phí liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí mà khơng thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được.
Ví dụ: Chi phí sản xuất chung…v.v. Do đó muốn tập hợp được chi phí cho từng
đối tượng cần phải tiến hành phân bổ chi phí phân bổ chi phí phân bổ hợp lý.
Theo phương pháp này, hàng ngày khi kế toán nhận được các chứng từ về
các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến những đối tượng chịu chi phí, phải
tập hợp số liệu vào sổ kế tốn chi phí, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu
chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp.
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí như sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí phát sinh có liên quan đến các đối tượng liên quan

- Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí , kế tốn ghi vào sổ chi tiết chi phí.
- Cuối tháng tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí theo tổng số vad có phân
tích theo từng nội dung chi phí.
Bước 2: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và phân bổ theo từng nội dung chi phí
Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp
( gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp) hoặc phân bổ theo
tiêu chuẩn doanh thu vận tải
1.1.4.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí vận tải:
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải là khâu cần thiết đầu tiên của công
tác kế toán chi phí vận tải và phải dựa vào các nhân tố sau:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm của sản phẩm
- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ của
doanh nghiệp
- Yêu cầu quản lí giá thành theo đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp vận tải ô tô mà đối tượng tập hợp chi phí
có thể là theo từng đội xe hoặc đầu xe.
1.1.5. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí vận tải
1.1.5.1 Kế tốn tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Phụ lục 01 )
Trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì chi phí vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi
phí về nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu là tồn bộ chi phí về xăng dầu và
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành dịch vụ vận tải. Chi phí nhiên liệu cao hay
thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương tiện vận tải (mức độ cũ
hay mới của phương tiện), tuyến đường, loại đường, trình độ của lái xe. Vì vậy
doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế để định mức nhiên liệu tiêu hao
cho từng loại phương tiện trên từng tuyến đường hoạt động. Chi phí nhiên liệu
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
4



Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

cấu thành nên giá thành dịch vụ vận tải được xác định theo công thức sau:
CP nhiên liệu
tiêu hao trong

CP nhiên liệu còn

CP nhiên liệu bổ

= trong phương tiện + sung trong kỳ

kỳ

CP nhiên liệu
- cịn trong phương

ĐK

tiện CK

• Chứng từ kế tốn sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho
- Bảng theo dõi nhiên liệu, bảng tổng hợp tiêu hao nhiên liệu
• Tài khoản kế tốn sử dụng:

Để tập hợp chi phí nhiên liệu, kế tốn sử dụng tài khoản:
TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết
cho các đối tượng chịu chi phí.
Kết cấu của Tk 621
- Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nhiên liệu đưa vào sử dụng trực
tiếp cho phương tiện vận tải.
- Bên có: Kết chuyển giá trị nhiên liệu tính vào chi phí dịch vụ vận tải.
- Sau khi kết chuyển TK 621 khơng có số dư cuối kỳ
• Phương pháp kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu:
Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, căn cứ vào phiếu xuất kho
kế toán phân loại và nhập dữ liệu theo định khoản:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152: Ngun vật liệu
Trường hợp khốn chi phí nhiên liệu cho lái xe hoặc giao tiền cho lái xe để mua
nhiên liệu trực tiếp cho phương tiện:
Kế toán ứng trước cho lái xe một số tiền nhất định, căn cứ vào phiếu chi kế toán
định khoản:

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

Nợ TK 141: Tạm ứng
Có TK 111: Tiền mặt

- Sau khi hoàn thành chuyến vận tải cuối tháng lái xe thanh tốn với
phịng kế tốn, kế toán căn cứ vào số thực chi đối chiếu với định mức tiêu hao
nhiên liệu cho từng xe.
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 141: Tạm ứng
Cuối tháng tính tốn kết chuyển chi phí ngun vật liệu trực tiếp (nhiên liệu)
cho từng hoạt động vận tải:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Trị giá nhiên liệu cịn ở phương tiện vận tải cuối kỳ là số dư của TK 154
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
1.1.5.2 Kế tốn tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp ( Phụ lục02)
Trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, chi phí nhân cơng trực tiếp bao
gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ khơng
bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của đội sửa chữa quản lý.
Chi phí nhân cơng trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu
chi phí có liên quan ( đầu xe, đội xe), trường hợp cá biệt liên quan đến nhiều đối
tượng thì cần phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý
• Chứng từ kế tốn sử dụng:
- Bảng chấm cơng
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
• Tài khoản kế tốn sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp kế tốn sử dụng
TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nội dung kết cấu của TK 622:
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
6



Luận Văn Tốt Nghiệp

-

Khoa Kế Toán

Bên nợ: Phản ánh chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương

- Bên có: Kết chuyển chi phí nhân cơng trực tiếp
- Tài khoản này khơng có số dư. Việc tính tốn và phân bổ chi phí nhân cơng
trực tiếp được thực hiên trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
• Phương pháp kế toán
Căn cứ vào số liệu ở bảng thanh tốn tiền cơng bao gồm lương chính, lương
phụ, phụ cấp phải trả cho lái xe, phụ xe trong kỳ để tập hợp và phân bổ cho từng
đối tượng liên quan:
Nợ TK 622: Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có TK334: Phải trả cơng nhân viên
Các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ được tính trên cơ sở tiền cơng
phải trả cho lái xe trong kỳ.
Nợ TK622: Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác
- TK 338(2): Kinh phí cơng đồn
- TK 338(3): Bảo hiểm xã hội
- TK 338(4): Bảo hiểm y tế
-TK 338(9) : Bảo hiểm thất nghiệp
Cuối kỳ kết chuyển cho từng đối tượng chi phí
Nợ TK 154:Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất

Có Tk 622: Chi phí nhân cơng trực tiếp
1.1.5.3 Kế tốn tập hợp chi phí sản xuất chung( Phụ lục 03)
Chi phí sản xuất chung là tồn bộ chi phí liên quan đến q trình sản xuất
sản phẩm bao gồm : chi phí về săm lốp, chi phí khấu hao phương tiện, chi phí sửa
chữa phương tiện ( sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên) , chi phí bào hiểm
phương tiện, chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác.
• Chứng từ kế toán sử dụng
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

- Phiếu xuất kho
-

Hóa đơn giá trị gia tăng

- Biên bản quyết toán sửa chữa phương tiện
• Tài khoản kế tốn sử dụng :
Để hạch tốn chi phí sản xuất chung kế tốn sử dụng
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”.
Kết cấu và nội dung của TK 627:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung
- Bên có: Các khoản chi phí sản xuất chung nếu có
- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến

cho các đối tượng chịu chi phí . Chi phí sản xuất chung khơng được phân bổ, kết
chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- TK 627 khơng có số dư cuối kỳ mà được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp các
yếu tố chi phí
- 627(1) : Chi phí nhân viên phân xưởng
-

627(2) : Chi phí vật liệu

- 627(3) : Chi phí dụng cụ sản xuất
- 627(4) : Chi phí khấu hao TSCĐ
- 627(7) : Chi phí dịch vụ mua ngồi
- 627(8) : Chi phí khác
 Kế tốn chi phí nhân viên quản lý đội xe
Chi phí nhân viên quản lý tổ, đội xe là tiền lương và các khoản phụ cấp phải
trả cho nhân viên quản lý tổ, đội xe , nhân viên bảo vệ nhà xe và các khoản kinh
phí cơng đồn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trích theo số tiền phải trả cho số
nhân viên này
 Kế tốn chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu trong doanh nghiêp vận tải là giá trị vật liệu xuất dùng phục
vụ cho việc sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải, bảo dưỡng kỹ thuật hàng
ngày, bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, cấp II do tổ đội xe tự làm ….
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
8


Luận Văn Tốt Nghiệp


Khoa Kế Tốn

 Kế tốn chi phí công cụ, dụng cụ
Trong doanh nghiệp vận tải, khoản chi phí về cơng cụ, dụng cụ sản xuất là trị
giá các loại kìm, búa , kính và đồ nghề khác xuất cho lái xe sử dụng, bóng đèn và
những đồ dùng khác của nhà xe, bến xe
 Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Trong doanh nghiệp vận tải, chi phí khấu hao TSCĐ chủ yếu là khấu hao
phương tiện vận tải và đây cũng là khoản chi phí trực tiếp có tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm vận tải
 Kế tốn chi phí săm lốp
Chi phí săm lốp là khoản chi phí mang tính chất đặc thù của ngành vận tải, bao
gồm chi phí về mua săm lốp, hao mòn săm lốp, đắp lại lốp…của phương tiện vận
tải, săm lốp bị hao mòn dần đến lúc háng phải thay thế. Hiện nay, theo quy định
của ngành vận tải, chi phí săm lốp được trích trước và chi phí vận tải theo
phương pháp sau:
Căn cứ vào định mức chi phí săm lốp cho 1 Km ( 100Km, 1000Km…) xe chạy
trên tuyến đường tiêu chuẩn và số km xe chạy thực tế trong tháng với hệ số
đường quy đổi theo tiêu chuẩn để áp dụng cho các phương tiện chạy trên
các tuyến đường khác nhau. Cơng thức xác định:
Số trích trước chi phí săm lốp = Tổng số tiền ước tính các bộ săm lốp
Số tháng sử dụng
 Kế toán chi phí sửa chữa phương tiện ( sơ đồ số 8)
Sửa chữa phương tiện vận tải bao gồm cả công việc bảo dưỡng phương tiện
hàng ngày, bảo dưỡng cấp 1, cấp 2, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
Doanh nghiệp phải trích trước chi phí sửa chữa vào giá thành vận tải theo từng
hoạt động
Số tiền trích trước chi phí sửa chữa 1 tháng = số kế hoạch về sửa chữa năm/ 12

• Phương pháp kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu:

 Phương pháp kế tốn trích trước chi phí săm lốp
- Căn cứ vào số liệu đã tính tốn trích trước chi phí săm lốp vào chi phí
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

vận tải, kế toán ghi :
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 152: Ngun liệu, vật liệu
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- Cuối kỳ chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản
chênh lệch được hạch toán tăng thu nhập.
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Ngược lại nếu chi phí trích trước nhỏ hơn chi phí trên thực tế phát sinh
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có Tk 335: Chi phí phải trả
- Cuối kỳ, chi phí săm lốp tình vao tri phí vận tải được kết chuyển sang
Tk 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, hoặc TK 631 – “Giá thành sản
xuất” ( phương pháp kiểm kê đinh kỳ):
Nợ Tk 154: Chi phí SXKD dở dang (chi tiết theo từng đối tượng)
Có Tk 627: Chi phí sản xuất chung ( chi tiết theo từng đối tượng)

 Phương pháp kế tốn chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu được tâp hợp vào Tk 627 (Tk 6272) – Chi phí SXC
- Căn cứ vào phiếu xuất kho, khi xuất vật liệu sử dụng cho các phương tiện
thuộc các hoạt động khác nhau, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có Tk 152: Ngun liệu, vật liệu
- Trường hợp mua vật liệu ngoài đưa vào sử dụng ngay, kế tốn ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ Tk 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk 111,112,141,331…….
- Cuối kỳ, kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí vật liệu cho từng hoạt động vận
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

tải theo tiêu chuẩn hợp lý, kế tốn ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất ( Phương pháp kểm kê định kỳ)
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
 Phương pháp kế toán khấu hao phương tiện
-

Hàng tháng, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao phương tiện cho các


hoạt động vận tải, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 214: Hao mịn TSCĐ
-

Cuối kỳ kế tốn kết chuyển chi phí khấu hao phương tiện cho từng hoạt động

vận tải, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất( Phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có Tk 627: Giá thành sản xuất chung ( chi tiết cho từng hoạt động)
 Phương pháp kế tốn chi phí sửa chữa phương tiên
-

Căn cứ vào số tiền trích trước chi phí sửa chữa, kế tốn ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có Tk 335: Chi phí phải trả

- Cuối kỳ kế tốn xử lý số chênh lệch về trích trước chi phí sửa chữa, đồngthời
thực hiện kết chuyển chi phí sửa chữa vào TK 154- Chi phí SCKD dở dang,
hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất, kế tốn ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi phí theo từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
 Phương pháp kế tốn chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền
-

Phí phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngồi, kế tốn ghi:
Nợ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ


Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

Có TK 111, 112, 331…
-

Khi phát sinh các chi phí khác, kế tốn ghi:
Nợ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…

-

Cuối kỳ, kế tốn tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung liên quan

đế nhiều hoạt động vận tải để phân bổ cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn phân
bổ đã lựa chọn, phụ vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế tốn ghi:
Nợ TK 154: chi phí SCKD dở dang (chi tiết theo từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
1.2 Kế tốn tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp vận tải
1.2.1 Khái niệm giá thành dịch vụ vận tải

Giá thành vận tải ô tô là tồn bộ chi phí vận tải doanh nghiệp chi ra để hồn thành
khối lượng dịch vụ hoặc cơng việc vận tải trong một kỳ nhất định.
Theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành, giá thành sản xuất của hoạt động
dịch vụ vận tải ô tô bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân cơng trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
1.2.2 Phân loại giá thành dịch vụ vận tải
• Giá thành kế hoạch
Là giá thành được tính tốn trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trên cơ sở cá chỉ tiêu kế hoạch hay dự tốn chi phí và sản lượng, cơng việc dịch vụ.
• Giá thành định mức

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ
tính cho đơn vị sản phẩm. Khi các định mức kinh tế, kỹ thuật và các định mức
chi phí khác thay đổi thì giá thành định mức cũng thay đổi theo.
• Giá thành thực tế
Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh trên
cơ sở chi phí thực tế đã phát và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm
thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi dịch vụ

vận tải hồn thành và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
1.2.3 Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải
Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực
hiện cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Đối với ngành vận tải , đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải là đầu xe, đội xe,
con tàu hoặc theo từng hoạt động vận tải( vận tải hành khách và vận tải hàng hóa)
Trong ngành vận tải ơ tơ, do tính chất đặc thù của ngành, sản phẩm nó tạo ra là sự
kết hợp của khối lượng hàng hóa, hành khách với quãng đường vận chuyển nên đối
tượng tính giá thành là sản phẩm luân chuyển
1.2 .4 Kỳ tính giá thành
Là thời kỳ mà các bộ phận kế toán cần phải tiến hành cơng việc tính giá
thành cho các đối tượng cần tính giá thành. Kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho
cơng tác tính giá thành được chính xác, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin phục
vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Trong doanh nghiệp vận tải ơ tơ chỉ có một mặt hàng ( tấn x km , người x
km), nên giá thành là giá thành giản đơn, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản
xuất ngắn, liên tục, khơng có sản phẩm hồn thành nhập kho thì áp dụng kỳ tính
giá thành là hàng tháng ( vào thời điểm cuối tháng) , hàng quý hoặc theo hợp đồng.
1.2.5 Phương pháp tính giá thành dịch vận tải
Trong DN vận tải thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
13


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2.5.1


Khoa Kế Tốn

Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có
quy trình cơng nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vân tải thủy, vận tải hàng không.
Giá thành theo phương pháp này được xác định như sau:
Giá thành = Chi phí vận tải + Chi phí vận tải
sxsp vận tải

cịn đầu kỳ

-

phát sinh trong kỳ

Chi phí vận tải
cịn cuối kỳ

Tổng giá thành vận tải
Giá thành sản phẩm đơn vị =
Khối lượng vận tải hồn thành
1.2.5.2

Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp đã có quy
trình cơng nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự tốn chi phí hợp lý. Việc áp
dụng tính giá thành theo phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình
hình thực hiện sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả chi phí vận tải để hạ giá thành.

Công thức xác định giá thành định mức như sau:
Giá thành thực tế
của hoạt động

Giá thành định

= mức của hoạt

Chênh lệch do
+(-) thay đổi định

động vận tải

1.2.5.3

mức

Chênh lệch do
+(-)

thốt ly
định mức

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp được áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hành khách và
vận tải hàng hóa theo hợp đồng của khách hàng. Đối tượng tính giá thành là dịch
vụ vận tải theo từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng. Kỳ tính
giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ. Khi có hợp địng đặt hàng kế toán phải
trên cơ sở hợp đồng đã ký để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó.

Cuối tháng hoặc khi kết thúc hợp đồng, kế tốn tính tốn, tập hợp chi phí và tính gi
á thành sản phẩm trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

Sản phẩm dịch vụ hồn thành được kế toán hạch toán qua bút toán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí tồn cơng ty và tính giá thành sản phẩm dịch
vụ vận tải được tổng hợp qua sơ đồ chữ T

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về công ty CP thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP TM & Vận tải
Petrolimex Hà Nội
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

- Tên tiếng anh: Petrolimex Hanoi Transportation and Trading Joint Stock
Company
- Tên giao dịch viết tắt: PETAJICO HANOI
- Trụ sở chính: Số 49 Đường Đức Giang – Phường Đức Giang – Long Biên –
Hà Nội
- Tài khoản số:
+102010000046954 Tại ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương –
Hà Nội
+4211000324 Tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Gia Lâm – Hà Nội
- Mã số thuế: 0100919284
- Điện thoại: (04)8.272.720./ (04)8.272.721
- Fax: (84-4)8.770.322
- Email:
- Website: www.petajicohanoi.com.vn
Công ty CP TM & Vận tải Petrolimex Hà nội tiền thân là Xí nghiệp Vận tải
xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu khu vực I – Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
được thành lập trên cơ sở tách – chuyển một số bộ phận của doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 0722/1999/QĐ-BTM ngày
8/6/1999 của Bộ Thương Mại với vốn điều lệ 9 tỷ đồng: Nhà nước 15% cổ phần
chi phối, cổ đông 85%.
Kể từ khi cổ phần năm 1999 đến nay, Công ty CP TM & Vận tải Petrolimex
HN đã đạt được những thành tựu nhất định. Phương hướng sản suất những năm

tiếp theo là phát huy truyền thống năng động sang tạo tìm ra chất mới phù hợp với
cơ chế quản lí mới, thi đua lao động và sản xuất, tự tin vững bước vào tương lai.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
- Vận tải
- Đại lý xăng dầu

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

- Sửa chữa ơ tơ
- Xuất nhập khẩu ô tô, phụ tùng vật tư
- Kinh doanh cột bơm, gas
2.1.3. Đặc điểm quy trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ
- Kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm khác
trong và ngoài nước.
- Tổng đại lý bán xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại xe xitec, xe bồn chuyên dụng, phụ tùng
xăm lốp ơ tơ.
- Dịch vụ cơ khí sửa chữa và dịch vụ hàng tiêu dùng, mua bán ô tô, máy, thiết
bị xăng dầu vật tư, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khống sản, nơng thủy sản,
dệt may, giầy da.
- Kinh doanh dịch vụ cơ khí, xây lắp các cơng trình xăng dầu, bảo hành sửa
chữa ơ tơ, xe máy, vật tư xăng dầu.

- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống…
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh ( phụ lục 04)
- Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Cơng
ty, bao gồm các cổ đơng có quyền biết quyết.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí cơng ty, chịu trách nhiệm điều hành
và huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đơng bầu ra có nhiệm kì 3
năm cùng với nhiệm kì của HĐQT, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chun mơn
kế tốn và ít nhất 1 thành viên là đại diện của cổ đông chi phối.
- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
17


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền
trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hoặc công việc cụ thể
khác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao.
- Phòng kinh doanh vận tải: Cơ quan chức năng có nhiệm vụ nắm bắt mọi
nhu cầu và năng lực vận tải đầu xe vận chuyển để tiến hành kế hoạch kinh doanh
xăng dầu, điều hành vận tải theo kế hoạch và theo đơn đặt hàng với các đối tác,

thống kê báo cáo tình hình vận tải.
- Phịng thương mại: Có chức năng tham mưu và xây dựng chiến lược, sách
lược kinh doanh xăng dầu, ga và các sản phẩm hóa dầu của Cơng ty, tham mưu và
đề xuất xử lí các phương án về giá cả, chính sách tiếp thị, quảng cáo, phát triển thị
phần xăng dầu; tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khối
các cửa hàng kinh doanh xăng dầu của cơng ty.
- Phịng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, quản lý nhân
sự của công ty , xây dựng đơn giá tiền lương cho từng luồng tuyến vận chuyển,
khảo sát định mức ngày cơng cho sửa chữa, tính lương phải trả hàng năm và giải
chính sách cho người lao động trong cơng ty.
- Phịng Tài chính kế tốn: Tổ chức hạch tốn kinh tế tồn cơng ty, xây
dựng, tổ chức kiểm tra giám sát kế hoạch thu chi; xây dựng kế hoạch tài chính năm
thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; xác định giá thành; lập báo cáo tổng
hợp, báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh.
- Phịng quản lý kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý tồn bộ hồ sơ đăng kiểm có
liên quan đến cơng tác lỹ thuật, theo dõi, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa xe
trước khi vận hành.
- Đội xe: tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu và hàng hóa theo
nhiệ vụ cơng ty giao, gồm 7 đội xe hoạt động trên các địa bàn đường gần, đường
trung và đường dài.
2.1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty CP TM & Vận tải Petrolimex HN
(Phụ lục 05)

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
18


Luận Văn Tốt Nghiệp


Khoa Kế Toán

Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta nhận thấy:
+Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 1.281.879.854.676đ ( tăng
32.48% so với năm 2012) . Có được điều này là do trong năm công ty đã mở rộng
thêm hệ thống các cửa hàng bán lẻ kết hợp với các chiến lược kinh doanh mới hiệu
quả nên đoanh thu được tăng cao.
+ Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cũng tương đương tỷ lệ tăng của doanh thu
(32.96%) , trong năm giá vốn tăng một lượng bằng 309.426.445.796đ.
+Doanh thu hoat động tài chính từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận
được chia cũng tăng cao, năm 2012 chỉ tiêu này là 739.556.556đ đến năm 2013
tăng 156.14% lên 1.894.332.089đ. Tuy nhiên, chi phí tài chính( chủ yếu là chi phí
lãi vay) cũng tăng 118.72% so với năm 2012 điều này làm cho hoạt động tài chính
của cơng ty khơng có hiệu quả, chênh lệch giữa doanh thu và chi phí âm.
+Thu nhập khác năm 2013 tăng 1.090.899.011đ so với năm 2012 trong khi đó chi
phí khác chỉ tăng một lượng nhỏ (1.452.851đ), đẩy lợi nhuận khác lên mức
1.665.890.041đ
+ Các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng tăng trong năm do quy mô hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm của
công ty được mở rộng .
Từ kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần đấy, ta có thể thấy được hoạt
động kinh doanh của công ty tương đối ổn định và phát triển bền vững, lợi nhuận
sau thuế năm nay đạt 6.736.502.513đ, tăng 1.971.281.501đ chiếm tỷ lệ 41.37%.
2.2. Tổ chức bộ máy kế tốn và bộ máy kế tốn tại cơng ty
2.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, chỉ đạo kịp thời cả ban lãnh đạo
công ty, tạo điều kiện chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ của kế toán trưởng. Bộ máy kế
tốn của cơng ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn ( Phụ lục 06)

*) Trưởng phịng tài chính kế tốn: Là người điều hành tổ chức mọi cơng việc
trong phịng để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của
phòng được Giám đốc công ty giao đúng điều lệ của công ty, luật pháp hiện hành.

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
19


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc cơng ty và pháp luật về tồn bộ hoạt động tài
chính, kế tốn của phịng.
- Tổ chức và điều hành tồn bộ bộ máy kế tốn – tài chính của cơng ty
- phân cơng nhiệm vụ, giao cơng việc cho các kế toán viên theo đúng quy định
của cơng ty và pháp luật hiện hành.
*) Phó trưởng phịng tài chính kế tốn: Là cán bộ trợ giúp cho trưởng phòng và
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, Giám đốc cơng ty và pháp luật về hoạt động
của mình, thực hiện các phần cơng việc được trưởng phịng giao cho phụ trách, có
nhiệm vụ theo dõi tổng hợp tồn bộ q trình hạch tốn, theo dõi tình hình cơng
nợ, lên bảng cân đối kế toán, vào các sổ kế toán tổng hợp.
*) Kế toán TSCĐ, NVL, CCDC, Thuế GTGT, TGNH: Có nhiệm vụ theo dõi
quản lí tình hình tăng giảm TSCĐ, hàng tháng tính khấu hao TSCĐ, theo dõi tình
hình nhập xuất vật tư hàng ngày và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các sổ tài khoản có liên quan. Cuối tháng tính tốn, lập bảng kê khai GTGT, xác
định số thuế GTGT phải nộp. Tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài
khoản ở ngân hàng, kiểm tra đối chiếu tình hình thanh tốn với ngân hàng.

*) Kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải, chi phí lưu thơng: Tiến
hành tập hợp các khoản chi phí và tính giá thành.
Hàng tháng lập báo cáo nhanh gửi trưởng phòng kế tốn và so sánh phân tích các
khoản chi phí để đưa ra các nguyên nhân tăng, giảm chi phí, giá thành của từng
tháng, xác định kết quả kinh doanh.
*) Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lí quỹ tiền mặt, theo dõi việc nhập, xuất tiền mặt
của cơng ty khi có chứng từ hợp lệ. Hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ
tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.
*) Kế toán thanh toán tiền mặt: Căn cứ vào chứng từ gốc về kiểm tra tính hợp lệ
và hợp pháp của chứng từ để tiến hành viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt. Hàng
ngày tính ra số tồn quỹ đối chiếu số liệu sổ kế toán tiền mặt với số liệu sổ quỹ tiền
mặt.
*) Kế toán doanh thu và công nợ: Theo dõi, kiểm tra đối chiếu công nợ với
khách hàng, lái xe, đơn đốc thanh tốn đúng kì hạn. Cuối kì xác định kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
20


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Tốn

2.3. Các chính sách và chế độ kế tốn được áp dụng tại cơng ty
- Chế độ kế tốn
Cơng ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hình thức kế tốn:

Hình thức kế tốn: Nhật kí chung ( Phụ lục 07 )
Kế toán hàng tồn kho sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N
- Kì kế tốn: Theo năm
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
● Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ( kê khai thường xuyên hay kiểm kê
định kì);
● Phương pháp khấu hao TSCĐ ( hữu hình, vơ hình, th tài chính): Phương
pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế VAT: Theo phương pháp khấu trừ.
2.4 Thực trạng công tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vận
tải công ty CP thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội
2.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Các doanh nghiệp vận tải ô tô căn cứ vào tính chất, đặc điểm cũng như phạm
vi giới hạn của hoạt động vận tải ơ tơ, tập hợp chi phí vận tải cho các đối tượng
sau:
- Chi phí vận tải 1 đầu xe
- Chi phí vận tải 1 tuyến đường
- Chi phí vận tải 1 chuyến xe
- Chi phí vận tải 1 hợp đồng vận tải

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
21


Luận Văn Tốt Nghiệp


Khoa Kế Tốn

Tuy nhiên việc tính tốn chi phí vận tải cho từng tuyến đường, đầu xe,
chuyến xe là 1 việc phức tạp. Vì vậy, Cơng ty CP thương mại và vận tải
Petrolimex Hà Nội xác định đối tượng tập hợp chi phí là theo từng hoạt động vận
tải : vận tải trong nước và vận tải quốc tế. Nhưng từ năm 2004, cơng ty khơng có
hoạt động vận tải quốc tế nên đối tượng tập hợp chi phí vận tải là hoạt động vận tải
trong nước.
2.4.2 Kế tốn tập hợp chi phí sản xuất
2.4.2.1 Kế tốn tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với doanh nghiệp vận tải, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi
phí nhiên liệu ( xăng, dầu). Trong giá thành vận tải, chi phí nhiên liệu thường
chiếm tỷ trọng rất lớn. Như vậy, việc tính đúng, tính đủ chi phí nhiên liệu cho
từng xe sẽ làm cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải tồn doanh
nghiệp sẽ chính xác hơn. Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải, phòng vận tải cần
tạm ứng một số tiền căn cứ theo định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận
tải để chi cho lái xe.
Với mỗi phương tiện vận tải khác nhau thì định mức tiêu hao nhiên liệu là
khác nhau. Khi đó chi phí nhiên liệu tiêu hao sẽ được tính theo cơng thức:
Chi phí

Số nhiên liệu cho 1 km

nhiên liệu = đường bằng ( định mức
tiêu hao

Số km đường
x


xe đã đi

từng xe)

Đơn giá thực
x tế 1 lít nhiên
liệu

• Chứng từ kế tốn sử dụng :
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho
- Giấy đi đường; bảng theo dõi, tổng hợp nhiên liệu…v,.v
• Tài khoản kế tốn sử dụng :
TK 621- Chi phí ngun vật liệu trực tiếp
• Sổ kế tốn sử dụng:
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
22


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

Sổ cái( TK 621, TK 152), sổ chi tiết NVL, bảng phân bố NVL- CCDC, sổ
nhật ký chung...
• Phương pháp kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu:
Ví dụ :Dựa vào bảng nhiên liệu định mức cho mỗi xe 6222l
và đơn giá của 1 lít nhiên liệu là 22.500đ, hàng tháng kế toán ứng trước

bằng tiền mặt cho lái xe là:
Nợ TK 141 :

140.000.000đ

Có TK 111 :

140.000.000đ

Căn cứ vào các hóa đơn thuế GTGT mua xăng và bảng tổng hợp chi phí tiêu hao
nhiên liệu tháng 12 năm 2013 ( Phụ lục 08 ), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 : 121.323.000đ
Nợ TK 133(1) : 12.132.300đ
Có TK 141 :

132.455.300đ

Cuối tháng số tiền tạm ứng thừa thu hồi nhập quỹ(Phụ lục 09) hoặc
trừ vào lương của lái xe,
kế tốn định khoản:
Nợ TK 111 : 7.301.000đ
Có TK 141 : 7.301.000đ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 “ Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm, kế tốn định khoản:
Nợ TK 154 : 121.323.000đ
Có TK 621 :

121.323.000đ

Sau đó chi phí tập hợp nhiên liệu nói trên được kế toán ghi vào nhật ký chung

sổ chi tiết và sổ cái TK 621 ( Phụ lục 10)
Công ty thực hiện khoán cho lái xe về khoản mục chi phí tiêu hao nhiên liệu.
Nếu số nhiên liệu tiêu thụ nhỏ hơn định mức công ty sẽ trả theo mưc thực tế.
Ngược lại, nếu số nhiên liệu tiêu thụ tăng so với định mức, công ty sẽ thu nợ của
lái xe.
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142
23


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

Ngày 02/12/3012, lái xe Đinh Xuân Chung( xe 30K- 9674) lấy nhiên liệu tại
chi nhánh Lào Cai, chứng từ đi kèm hóa đơn GTGT số 0027470 và Phiếu xuất kho
số 00355( Phụ lục 11)
Cuối tháng chi nhánh gửi bảng tổng hợp nhiên liệu đã xuất cho xe củacơng
ty( Phụ lục 12, 13)
2.4.2.2 Kế tốn tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân cơng trực tiếp ở công ty CP thương mại và vận tải Petrolimex Hà
Nội bao gồm các khoản phải trả, phải thanh toán cho lái xe, phụ xe, lương của
nhân viên các phòng ban đội xe, các phòng ban nghiệp vụ của cơng ty , gồm tiền
lương chính, lương phụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế
độ quy định. Khơng tính vào chi phí nhân cơng trực tiếp các khoản tiền lương, tiền
cơng, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng.
Tại kỳ báo cáo, tháng 12 năm 2013 cơng ty trích các khoản trích theo lương
theo chế độ hiện hành như sau:
- BHXH 24% : công ty trả 17%, nhân viên trả 7%

-

BHYT 4,5% : công ty trả 3%, nhân viên trả 1.5%

- BHTN 2% :

công ty trả 1%, nhân viên trả 1%

- KPCĐ 2% :

công ty phải trả tồn bộ 2%

• Chứng từ kế tốn sử dụng:
-

Bảng chấm cơng( Mẫu 01- LDDTL)
Bảng thanh tốn tiền lương( Mẫu 02- LĐTL)
Bảng thanh toán tiền thưởng( Mẫu 03- LĐTL)
Bảng kê các khoản trích nộp theo lương( Mẫu 10- LĐTL)
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH( Mẫu 11- LĐTL)
• Tài khoản kế tốn sử dụng :

Cơng ty sử dụng - TK 622 “ Chi phí nhân cơng trực tiếp”
-TK 334 “ Các khoản phải trả công nhân viên”
- TK 338 “ Các khoản phải trả, phải nép khác”
chi tiết 4 tài khoản cấp 2 :
- TK 338(2): KPCĐ
Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142

24


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khoa Kế Toán

- TK 338(3): BHXH
- TK 338(4): BHYT
- TK 338(9): BHTN
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
Hệ số x lương cơ bản

Số ngày

Tiền

Các

Lương thực tế = -------------------------- x làm việc + thưởng,
26 ngày

thực tế

phụ cấp

-

khoản
giảm trừ


VD:Tính lương tháng 12/2013 cho ơng Nguyễn Văn Hồng lái xe của cơng ty
có hệ số lương là 2,5 , lương cơ bản công ty trả cho ông là 1.950.000đ. Trong
tháng ông đi làm 24 ngày
Lương thực tế

=

2,5x1.950.000

x 17

= 3.187.500đ

26
• Phương pháp kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu:
VD: Cuối tháng 12 năm 2013 tính lương cho nhân viên lái xe của cơng ty với tổng
số tiền là 126.888.000đ. Cơng ty trích BHYT 3%, BHXH 17%, BHTN 1% và
KPCĐ 2% theo lương cơ bản. ( phụ lục 14)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 622:

126.888.000đ

Có TK 334:

126.888.000đ

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định:
Nợ TK 622:


29.184.240đ

Nợ TK 334:

12.054.360đ

Có TK 338:

41.238.600đ

CT TK 338(2):

2.537.760đ

CT TK 338(3):

30.453.120đ

CT TK 338(4):

5.709.960đ

CT TK 338(9):

2.537.760đ

Phạm Thị Hương Giang

MSV:10D01142

25


×