Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.55 KB, 80 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO CỦA XÃ HỘI HỌC
TÔN GIÁO
CHUYÊN ĐỀ 1: QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM VỀ TÔN GIÁO
Emile Durkheim (1858 – 1917), nhà xã hội học nổi tiếng của Pháp, là người đặt nền
móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu. Sự nghiệp của ông gắn liền những
công trình nghiên cứu đồ sộ, đóng góp một phần không nhỏ cho khối kiến thức nền tảng của
xã hội học. Những tác phẩm lớn nhất không thể không kể đến của Durkheim là cuốn Phân
công lao động trong xã hội (1893), Các qui tắc của phương pháp xã hội học (1895), Tự tử
(1897) và Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912).
I. Quan điểm của Emile Durkheim về tôn giáo trước năm 1895
Những công trình nghiên cứu thời kì này của Emile Durkheim có trọng tâm là các vấn
đề xã hội như sự phân công lao động hay hiện tượng tự tử. Tuy nhiên, trong một phần không
nhỏ của những công trình nghiên cứu, Durkheim vẫn đặt những vấn đề xã hội mà ông quan
tâm trong mối quan hệ mật thiết với tôn giáo. Cụ thể, trong những công trình lớn, tôn giáo
được đề cập tới như sau:
Trong cuốn Phân công lao động trong xã hội, tôn giáo được coi là một yếu tố cố kết
các cá nhân trong sự chia rẽ bởi sự phân công lao động. Bằng cách tạo ra nhận thức chung của
tất cả những thành viên trong xã hội về một vài hiện tượng, một vài hành vi mà tôn giáo tạo
nên một sự cố kết trực tiếp giữa các thành viên của một xã hội kém phát triển. Khi xã hội đó
có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, sự cố kết bền chặt, mạnh mẽ giữa các cá nhân trở
nên lỏng lẻo hơn nhưng không hoàn toàn mất đi. Các công đoạn của hoạt động sản xuất càng
được chuyên môn hoá cao thì tính phụ thuộc lẫn nhau của chúng càng được gia tăng. Các
thành viên trong xã hội phát triển cũng vậy, họ càng được tự do và tự chủ nhưng cũng vẫn
phải phụ thuộc vào nhau thông qua các thiết chế xã hội cơ bản, một trong số đó là tôn giáo.
Vậy tôn giáo dù có tồn tại ở xã hội với những kiểu đoàn kết nào thì vẫn là yếu tố gắn kết các
thành viên.
Tương tự như vậy, trong cuốn Tự tử, Durkheim cũng bàn đến tôn giáo như là chất keo
kết nối các thành viên trong một xã hội. Nghiên cứu về hiện tượng tử tự trong xã hội đương
thời với những số liệu cụ thể đã chỉ ra vai trò của tôn giáo đối với vấn đề xã hội này. Theo
ông, tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản làm giảm thiểu các vụ tự tử vị kỉ, nhưng cũng
khuyến khích hình thức tự tử vị tha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về số


lượng người tự tử trong những tôn giáo khác nhau. Sự phong phú về hệ thống giáo lý, giáo
1
điều, giáo luật, về thế giới quan, về các nghi lễ, nghi thức tôn giáo… là những biến độc lập
chi phối tỉ lệ tự tử khác biệt này. Qua đây, tôn giáo được đề cập đến như một yếu tố trực tiếp
tác động tới hiện tượng tự tử.
Tựu chung lại, tôn giáo đã là mối quan tâm của Durkheim trong những nghiên cứu
trước 1895. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, tôn giáo chỉ được đề cập tới như là yếu
tố không thể thiếu của đoàn kết xã hội. Hơn nữa, tôn giáo trong những nghiên cứu này “phảng
phất” những quan điểm của các nhà khoa học tiền nhiệm như Comte, Rousseau, Saint
Simon… Chỉ sau khoảng năm 1895, khi ông được “thức tỉnh” bởi những tác gia lớn người
Anh, tôn giáo mới chiếm được vị trí “độc tôn” trong mối quan tâm nghiên cứu của Durkheim.
II. Quan điểm của Emile Durkheim về tôn giáo sau năm 1895
Có thể nói, thời kì này tôn giáo là mối quan tâm hàng đầu của Emile Durkheim. Số
lượng những bài báo, bài luận hay những nghiên cứu về tôn giáo của ông chưa từng nhiều như
vậy. Nhưng điều đáng nói là sự xuất hiện của tôn giáo trong những nghiên cứu về sau này
mang đậm cái nhìn và quan điểm của Durkheim. Đặc biệt nhất trong những nghiên cứu về tôn
giáo là bộ ba cuốn sách trong Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo, xuất bản năm
1912. Khác với việc sử dụng hàng loạt số liệu khi nghiên cứu về tự tử, tác phẩm lớn cuối cùng
của Durkheim tập trung nghiên cứu duy nhất trường hợp của những bộ lạc thổ dân châu Úc,
nơi tôn giáo được coi là chiếm giữ những “hình thức sơ đẳng” và tồn tại một cách “nguyên
thuỷ” nhất. Trong bộ sách này, Emile Durkheim đã bàn đến hai vấn đề lớn khi nghiên cứu tôn
giáo. Một là, sự xuất hiện của tôn giáo như một sản phẩm của đời sống hiện thực xã hội. Hai
là, nghiên cứu bàn đến những thành phần cơ bản của một tôn giáo nguyên thuỷ. Qua việc làm
rõ hai vấn đề trên, Emile Durkheim cũng chỉ ra được ảnh hưởng của tôn giáo tới các cá nhân
trong xã hội.
1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo
Trong cuốn sách đầu tiên của bộ ba tác phẩm nghiên cứu Những hình thức sơ đẳng
của đời sống tôn giáo, Emile Durkheim đã dẫn nhập tới cái gốc rễ xã hội thông qua việc đưa
ra định nghĩa của cá nhân ông về hiện tượng tôn giáo và tôn giáo. Phủ nhận những định nghĩa
về tôn giáo bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên và thuyết vật linh, tôn giáo và những hiện tượng tôn

giáo được đĩnh nghĩa thông qua hệ thống những yếu tố tồn tại một cách hiện thực và cấu
thành một xã hội.
1.1. Phê phán tiền khái niệm
Trước khi đưa ra định nghĩa của riêng mình, ông cũng xem xét lại những quan niệm
thông thường về tôn giáo. Khái niệm đầu tiên, và được coi là tiêu biểu về tôn giáo là khái
niệm siêu nhiên. Theo khái niệm này, tôn giáo là tất cả những cái gì mà khoa học không thể
giải thích được, thuộc thế giới của thần bí. Mặc dù thừa nhận vai trò quan trọng của cảm nhận
2
thần bí trong một số tôn giáo, cụ thể là trong Kitô giáo, nhưng Durkheim cũng cho rằng cảm
nhận đó có thể xuất phát từ một ý tưởng bị khuất phục với những hiện tượng vĩ đại của thiên
nhiên. Khái niệm thần bí xuất hiện rất muộn trong lịch sử tôn giáo, vì vậy nó hoàn toàn xa lạ
với tôn giáo nguyên thủy. Theo Durkheim, những điều thần bí đối với những người có lòng
tin không có gì là kì lạ hay phi lý. Ông so sánh những nghi thức để đảm bảo đất đai phì nhiều
hay sự sinh sôi nảy nở của vạn vật trong quan niệm của những tín đồ tôn giáo đó cũng giống
như những suy nghĩ logic về những biện pháp kĩ thuật của khoa học vậy.
Đối với ý tưởng về siêu nhiên, Durkheim cho rằng để có thể xác định được cái gì là
hiện tượng siêu nhiên thì trước hết phải có trật tự tự nhiên của mọi vật, tức là xác định các qui
luật, quan hệ mà theo đó mọi hiện tượng gắn liền với nhau, đó là những khái niệm quyết định
luận vũ trụ. Khi đó, tất cả những gì vi phạm qui luật đó đều nằm ngoài tự nhiên và ngoài lý
trí. Ông cũng khẳng định rằng, chỗ đứng của nguyên tắc quyết định luận vũ trụ trong khoa
học xã hội vẫn còn chưa vững chắc. Vì thế nên, niềm tin vào sự phụ thuộc của xã hội vào các
qui luật thiết yếu và tạo nên một giới tự nhiên vẫn còn chưa chắc chắn, và kết quả của nó là
lòng tin vào phép mầu. Ông lý giải rằng, sự tồn tại của lòng tin vào những điều thần bí không
nằm ở chỗ xã hội “tối tăm và bí hiểm” mà nằm ở chỗ con người bằng lòng với cách giải thích
đó, cách giải thích đó làm họ cảm thấy sáng tỏ hơn cả những luận đề của khoa học mà họ
chưa muốn thừa nhận. Nói về những điều bất ngờ, ông khẳng định, “siêu nhiên không hề dẫn
đến điều bất ngờ”, ông cho rằng, ngay cả trong trật tự của các hiện tượng thì vẫn có những
ngoại lệ. Chính vì thế, nếu chỉ chứng kiến những điều bất ngờ mà không thấy được rằng
những hiện tượng đó gần như là không thể có được thì không thể có được ý tưởng về cái siêu
nhiên. Các khái niệm tôn giáo cần phải phù hợp với khái niệm về cái dị thường và bất ngờ, và

điều quan trọng là các khái niệm tôn giáo không dùng để giải thích những cái đặc biêt bất
thường mà giải thích những điều thường xuyên và bình thường. Từ đó, ông khẳng định rằng
nhiệm vụ chủ yếu của tôn giáo là duy trì một cách tích cực sự vận hành bình thường của cuộc
sống, những ý tưởng về thần bí chỉ là những ý tưởng do của chính con người tạo ra và chỉ là
đặc tính của riêng một số tôn giáo nên không thể coi đó là đặc tính của các hiện tượng tôn
giáo.
Một cách định nghĩa khác về tôn giáo đó là dựa trên những quan niệm về thần linh.
Durkheim đã thay thế chữ thần linh bằng tên gọi “thực thể tâm linh” để có thể có một cách
hiểu đầy đủ hơn. Thực thể tâm linh được ông định nghĩa là “những vật có ý thức, cao hơn con
người binh thường; sự đánh giá đó phù hợp với linh hồn người chết, thần linh, ma quỉ cũng
như với thượng đế. Tôn giáo được coi như có mục đích là điều hòa quan hệ giữa con người và
những vật thể đó, và chỉ có thể có tôn giáo khi cầu kinh, hiến tế và lễ cầu phúc… Đó là định
nghĩa do thói quen tư duy của con người có được từ giáo dục tôn giáo. Để lý giải những sự
3
kiện không thể vận dụng định nghĩa trên những vẫn thuộc về tôn giáo, ông đưa ra quan niệm
về tôn giáo vô thần với ví dụ về Phật giáo. Ông cho rằng Phật giáo “vô thần theo nghĩa nó
không quan tâm đến vấn đề có hay không có thượng đế”, nội dung căn bản nhất trong giáo lý
đạo phật và Tứ diệu đế và Bát chính đạo, những điều chỉ dẫn con người tự thoát khỏi khổ
hạnh mà không phải dựa vào bất cứ một quyền lực hay thần linh nào. Ông cũng chỉ ra rằng sự
tồn tại của những bậc bồ tát trong Phật giáo không phải do quyền lực hơn người của họ mà
chỉ là do “mức độ tăng tiến” của họ trên con đường ngộ đạo. Chính vì vậy, thực chất của Phật
giáo không nằm ở tính thần linh mà nằm ở khái niệm về giải thoát và tự giải thoát. Durkheim
cũng chỉ ra rằng có sự tồn tại của những nghi thức không mang ý tưởng về thần linh của chính
những tôn giáo hữu thần. Từ đó ông đưa ra kết luận về tính thần linh của tôn giáo, ông khẳng
định rằng tôn giáo vượt ra khỏi ý tưởng về thần linh hay ma quỉ, vì vậy không thể coi tôn giáo
chỉ là để giải thích riêng về chức năng của thần linh.
1.2. Định nghĩa tôn giáo
Ngoài việc phê phán những khái niệm, định nghĩa tôn giáo như những yếu tố siêu
nhiên, Emile Durkheim còn đưa ra định nghĩa về tôn giáo theo quan điểm riêng của mình:
“Tôn giáo là một hệ thống thống nhất của niềm tin tôn giáo và những nghi thức tôn

giáo có liên quan tới những yếu tố thiêng liêng hay những điều không nên làm và cấm kị.
Những niềm tin và nghi thức tôn giáo được thống nhất lại và tựu chung trong một tổ chức duy
nhất là Nhà thờ. Tất cả những người tham gia vào và gắn bó với tổ chức ấy được coi là
những thành viên chính thức của tổ chức”.
Emile Durkheim đã chấm dứt vứt bỏ những yếu tố siêu nhiên hay thần thánh của tôn
giáo mà gắn chặt tôn giáo với những yếu tố hiện thực trong định nghĩa của mình. Niềm tin tôn
giáo hay những nghi thức tôn giáo đều là sản phẩm của quá trình hình thành nên xã hội.
Những điều thiêng liêng hay những cấm kị đều được đặt ra bởi tập thể những người cùng sinh
sống trong một xã hội. Hiện thực nhất phải kể đến sự tồn tại của yếu tố nhà thờ trong định
nghĩa của Durkheim. Nhà thờ hiện lên với chức năng chủ yếu là gắn kết những người mộ đạo
trong một tổ chức qui củ và điều khiển họ cùng chia sẻ niềm tin và những nghi lễ tôn giáo.
Thêm một lần nữa, đoàn kết xã hội gắn liền với tôn giáo bởi sự cố kết những thành viên cùng
tham gia vào các hoạt động tôn giáo, tại một tổ chức thống nhất mang tên Nhà thờ. Từ đó, ta
có thể thấy được gốc rễ, cái nền tảng để tôn giáo xuất hiện và tồn tại vững chắc chính là thực
tại xã hội.
1.3. Phân biệt tôn giáo và ma thuật
Ngoài ra, để đưa ra một định nghĩa hoàn toàn đúng đắn với tính xã hội, cũng cần phải
xem xét tôn giáo và phân biệt nó với ma thuật. Hai khái niệm này cùng mang nhiều đặc điểm
tương đồng nhưng cũng tồn tại những mặt khác biệt. Cái khác biệt mà Emile Durkheim chỉ ra
4
từ phép so sánh ma thuật với tôn giáo đã phần nào lí giải nguồn gốc xã hội mà tôn giáo phát
sinh.
Ma thuật cũng gồm có niềm tin và nghi thức giống như tôn giáo. Nó có những nghi lễ
riêng, những lễ hiến sinh, lễ rửa tội, cầu nguyện, ca khúc và nhảy múa. Những vật thể mà
người pháp sư viện dẫn và những vật thể được nói đến trong tôn giáo thường là cùng một vật
thể. Ví dụ: linh hồn người chết. Linh hồn người chết là vật thể vô cùng thiêng liêng và chúng
là đối tượng của nghi thức tôn giáo. Đồng thòi chúng cũng giữ một vai trò đáng kể trong ma
thuật. Linh hồn người chết, tóc của họ, xương của họ được coi là những vật trung gian mà
người pháp sư thường sử dụng. Tuy nhiên, những niềm tin và nghi thức của ma thuật thô sơ
hơn là trong tôn giáo. Nó không mất thời gian vào việc biện minh bởi lẽ nó nhằm vào những

mục đích kỹ thuật và thực dụng.
Tuy ma thuật và tôn giáo rất gần gũi với nhau nhưng sự khác biệt thể hiện ở sự ghê
tởm của tôn giáo đối với ma thuật và sự thù địch của ma thuật đối với tôn giáo. Ma thuật có
một thứ thích thú nghề nghiệp để trần tục hóa những vật thánh thiện; trong các nghi thức, nó
là cái đối trọng với những nghi lễ tôn giáo. Về phía mình, tôn giáo nếu như không phải lúc
nào cũng lên án và bài xích các nghi thức ma thuật, thì nói chung vẫn nhìn bằng con mắt thiếu
thiện cảm. Hubert và Hauss nhận xét, trong các phương thức của pháp sư có cái gì đó cơ bản
là chống tôn giáo. Và E.Durkheim đã phân biệt ma thuật và tôn giáo như sau:
- Các niềm tin tôn giáo thực sự lúc nào cũng là cái chung của một cộng đồng cụ thể
mà những người đó phải gia nhập và thực hành những nghi thức gắn bó họ lại với nhau. Các
cá nhân hợp thành cảm thấy gắn bó với nhau vì họ có chung một niềm tin – hình dung theo
cùng một cách thế giới thiêng liêng và mối quan hệ với thế giới trần tục. Họ diễn đạt niềm tin
chung đó trong những thực hành giống nhau. Các cá nhân đó hợp thành một tổ chức là Giáo
hội. Trong lịch sử, chúng ta không thấy một tôn giáo nào mà không có Giáo hội. Giáo hội
không chỉ là một cộng đồng tăng lữ; đấy là cộng đồng tinh thần do những người có cùng đức
tin tập hợp lại, tín đồ cũng như giáo sĩ.
- Những niềm tin mang tính ma thuật cũng thường được phổ biến trong những tầng lớp
nhân dân rộng rãi và có những dân tộc mà số tín đồ không thua kém gì những tôn giáo chính
thức. Tuy nhiên, những niềm tin đó không có khả năng gắn kết những người tham gia vào với
nhau và đoàn kết họ trong cùng một nhóm, cùng một đời sống chung. Vì vậy, không hề có
khái niệm Giáo hội ma thuật. Trong một số trường hợp, các pháp sư có lập nên những hội
đoàn nhưng những hội đoàn đó không hề cần thiết cho việc thực hành ma thuật; chúng ít khi
có tổ chức và chúng có tính chất tương đối ngoại lệ. Để thực hành công việc của mình, người
pháp sư không cần đến sự liên kết với các đồng nghiệp. Hơn nữa, thành viên trong những hội
5
đoàn đó không nhất thiết tất cả phải tin theo ma thuật – nghĩa là những người mà nghi lễ được
cử hành là giành cho họ
- Một câu hỏi đặt ra là khi đưa khái niệm Giáo hội vào tôn giáo, phải chăng chúng ta đã
loại trừ những tôn giáo cá nhân mà bản thân cá nhân đã lập nên cho riêng mình và hành lễ cho
riêng mình? E.Durkheim cho rằng những tín ngưỡng cá nhân hợp thành này không phải là

một hệ thống tôn giáo riêng biệt và tự lập, mà chỉ là những khía cạnh của tôn giáo chung cho
mọi Giáo hội mà cá nhân là thành viên. Chính Giáo hội mà cá nhân thuộc vào đã dạy cho họ
rằng những vị thần cá nhân đó là gì, vai trò của thần ra sao, làm thế nào để quan hệ với thần
và phải thờ phụng như thế nào. Khi chúng ta phân tích một cách hệ thống giáo lý của Giáo hội
đó, dù thế nào chăng nữa, đến một lúc nào đấy, chúng ta sẽ bắt gặp trên con đường của nó
những điều kiện liên quan đến những tín ngưỡng đặc biệt đó. Như vậy, đấy không phải là hai
tôn giáo thuộc 2 loại khác nhau và quay lưng lại với nhau; mà chúng có cùng một ý tưởng và
cùng một nguyên tắc như nhau; ở đây thì được vận dụng trong hoàn cảnh thích hợp với toàn
thể cộng đồng, ở kia thì thích hợp với đời sống cá nhân.
1.4. Tại sao tôn giáo là sản phẩm của xã hội ?
Durkheim đã đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trên. Theo ông, tôn giáo là sản
phẩm của xã hội bởi vì nó tồn tại như một nguồn cung cấp sự đoàn kết và dấu hiệu xác nhận
các thành viên trong một xã hội. Đặc biệt với các xã hội tồn tại đoàn kết cơ học, các cá nhân
gắn kết khăng khít với nhau thì tôn giáo càng cần để mỗi cá nhân tự gắn mình vào một tập thể
và một tập thể thừa nhận các cá nhân thành viên. Cụ thể hơn, tôn giáo cung cấp cơ hội để:
• Thể hiện chủ quyền
• Nhấn mạnh yếu tố đạo đức và chuẩn mực xã hội
• Điều khiển, duy trì sự tồn tại của xã hội như một phần không thể thiếu của hệ thống
các thành phần cấu thành xã hội
• Liên kết, trao đổi thông tin, thúc đẩy những tương tác xã hội
Những nhu cầu tương tác, trao đổi thông tin, xác nhận chuẩn mực, nhấn mạnh vai trò đạo đức
xã hội… được đáp ứng một phần thông qua tôn giáo. Nói cách khác, tôn giáo ra đời nhằm
phục vụ chức năng đảm bảo các nhu cầu trên mà các thành phần khác của hệ thống xã hội
không thể đáp ứng. Đó chính là nguồn gốc xã hội của tôn giáo theo quan điểm của Emile
Durkheim.
2. Các thành tố sơ đẳng của tôn giáo
Sở dĩ lựa chọn những bộ lạc thổ dân châu Úc để nghiên cứu là vì tôn giáo mà họ chia
sẻ mang những biểu hiện của hình thức tôn giáo nguyên thuỷ. Để xác định được tôn giáo có
mang những đặc điểm sơ khai nhất hay không, cần dựa vào những yếu tố sau: tôn giáo đó
phải tồn tại trong các xã hội mà tính chất tổ chức của chúng không thể đơn giản hơn; nó có

6
thể được giải thích mà không cần dựa vào những tôn giáo tồn tại trước. Những hiện tượng tôn
giáo, những hành vi tôn giáo tồn tại trong các xã hội là rất đa dạng, phong phú. Nhưng dù thế
nào, thì căn nguyên của các hiện tượng, các hành vi ấy đều dựa trên sự phân chia thành hai
yếu tố: cái linh thiêng và cái trần tục.
Cái linh thiêng được hiểu như những yếu tố thiêng liêng, quan trọng, thần thánh và
luôn được đặt ở vị trí cao hơn những cái trần tục. Cái linh thiêng có thể thuộc mọi lĩnh vực
của tôn giáo, một phần của những lễ nghi, là đối tượng của sự sùng kính hoặc đơn giản là
hành động mang đậm niềm tin tôn giáo. Cái trần tục ngược lại với cái linh thiêng, nó là tập
hợp bao gồm toàn bộ những yếu tố không mang chức năng tôn giáo hoặc không nắm giữ ý
nghĩa tôn giáo. Cái linh thiêng và cái trần tục luôn được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, bổ
sung cho nhau. Để phân biệt cái linh thiêng và cái trần tục, chỉ cần chỉ ra được đặc điểm mang
đậm yếu tố đạo đức.
Tuy vậy, cái linh thiêng và cái trần tục trong tư duy con người luôn nằm ở hai thế giới
khác biệt và không bao giờ có điểm chung, nhưng vẫn có sự chuyển đổi của một vật từ giới
nọ sang giới kia, và sự chuyển đổi này có thể được nhìn nhận như một sự lột xác hoàn toàn.
Tính không thuần nhất của hai giới còn khiến nó suy thoái thành sự đối kháng thực sự. Từ đó,
ông đưa ra nhận định rằng niềm tin tôn giáo là những biểu trưng nói lên bản chất của cái linh
thiêng và quan hệ chúng duy trì giữa cái linh thiêng với nhau hoặc giữa cái linh thiêng với cái
trần tục, và nghi thức vì vậy, được xác định là cách thức con người hành xử với cái thiêng.
Durkheim đưa ra định nghĩa: “khi một cái linh thiêng nâng đỡ cái này với cái khác
trong mối quan hệ phối hợp và phụ thuộc, bằng cánh tạo nên một hệ thống có sự đồng nhất
nào đấy, nhưng bản thân nó lại không phụ thuộc vào bất cứ một hệ thống nào cùng loại, thì
toàn thể những niềm tin và nghi thức tương ứng tạo nên một tôn giáo”. Mỗi nhóm thuần nhất
của những cái linh thiêng và xung quanh nó là một nhóm những tín ngưỡng và nghi thức, một
sự thờ cúng riêng biệt được coi như là những đặc trưng của một tôn giáo.
Ngoài ra, trong cuốn hai và cuốn ba của bộ sách Những hình thức sơ đẳng của đời
sống tôn giáo, Emile Durkheim tập trung bàn về Totem giáo và những Nghi lễ cơ bản của tôn
giáo. Tựu chung lại, nội dung chính của hai cuốn sách này cũng mang lại những cái nhìn về
tôn giáo như một biểu trưng tập thể. Tức là, tôn giáo như một đại diện kéo các thành viên lại

gần nhau trong hình thức của các lễ nghi và các niềm tin tôn giáo.
III. Kết luận
Những nghiên cứu của Durkheim đã mang lại cái nhìn khác biệt về tôn giáo thời bấy
giờ. Vì vậy mà sau khi bộ sách Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo ra đời đã
không tránh khỏi những phản bác từ phía xã hội đương thời. Mặc dù vậy, những kết quả
nghiên cứu rút ra được mang tầm ảnh hưởng lớn. Nó không những chỉ ra được yếu tố xã hội
7
trong nguồn gốc của tôn giáo, tách biệt khái niệm tôn giáo ra khỏi những yếu tố thần linh và
siêu nhiên, mà còn chỉ ra được những đặc điểm chung nhất của các loại hình tôn giáo khác
nhau ở những điểm cấu thành căn bản. Song song với hai việc làm sáng tỏ hai mục đích chính
của nghiên cứu tôn giáo, Emile Durkheim còn đặt tôn giáo trong mối quan hệ với đoàn kết xã
hội, mối quan tâm lớn của sự nghiệp nghiên cứu của ông. Từ đó, chỉ ra được rằng đoàn kết xã
hội như là nền tảng của tôn giáo, cũng như tôn giáo là nguồn “cung cấp năng lượng” cho sự
tồn tại của đoàn kết xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên) (1997): Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Emile Durkheim (Author) – Joseph Ward Swain (Translator), The element forms of the religious life,
Free Press New York, 1997
3. Vũ Quang Hà (Biên dịch) (2001): Các lí thuyết xã hội học tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Lê Ngọc Hùng (2008): Lịch sử và Lý thuyết xã hội học – Tái bản lần 1, NXB Khoa học xã hội
5. Thư viện trực tuyến từ khoá “Sociology of Religion”, tra cứu ngày 0h ngày
14/9/2008
6. Từ điển bách khoa trực tuyến từ khoá “Emile Durkheim”, tra cứu 0h ngày
13/9/2008
7. />8. />9. />10. Thanh Lê (2007): Xã hội học, NXB Khoa học xã hội
CHUYÊN ĐỀ 2: QUAN ĐIỂM CỦA MAX WEBER VỀ TÔN GIÁO.

I.Tiểu sử của Max Weber(1864 – 1920)
“Xã hội học….là khoa học cố gắng giải thích nghĩa hành động xã hội và… tiến tới cách giải thích nhân
quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội”

Max weber, Kinh tế và xã hội, 1925, trang 4.
Weber học giỏi. Ông đã tốt nghiệp đại học và đỗ bằng tiến sĩ với luận án “Lịch sử các hãng thương mại
trong thời trung cổ” tại trường Đại học Tổng hợp ở Berlin.
Năm 1896, Weber được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường Đại học Tổng hợp Freiburg, sau đó làm giáo sư
dạy kinh tế học chính trị và kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Heidelburg.
Năm 1897 đến năm 1903 vì lý do sức khỏe nên Weber ngừng giảng dạy để đi du lịch khắp nơi ở các nước
châu Âu dưỡng bệnh. Năm 39 tuổi Weber mới trở lại các hoạt đông khoa học. Các tác phẩm chính của ông:
“Tính khác quan” trong khoa học xã hội và chính sách công cộng(1903)
“Đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (“The protestant Ethics and the Spirit of Capitalism”)
(năm 1904)
8
Kinh tế và xã hội (“Economy and Society)
Weber tiếp tục nghiên cứu về tôn giáo, nguồn gốc của thành thị và phương pháp luận khoa học xã hội và
viết 1 loạt các tác phẩm có giá trị. Trong đó quan trọng nhất là cuốn: Xã hội học tôn giáo (“ Sociology of
Religion”) (1912), Tôn giáo Trung Quốc (“The religion of China”) (1913), Tôn giáo Ấn Độ (“ The religion of
India”)(1916 – 1917)
II. Quan điểm của Weber về tôn giáo.
1. Tinh thần của Chủ nghĩa tư bản
Weber tìm thấy những biểu hiện “tinh thần chủ nghĩa tư bản” dưới dạng những lời
khuyên, những châm ngôn nổi tiếng nêu trong những cuốn sách xuất bản vào giữa thế kỉ 18,
ví dụ như sau:
- Thời gian là tiền bạc: ai có thể kiếm được 10 đồng một ngày làm việc mà lại nghỉ,
không làm việc là bỏ phí mất 10 đồng;
- Cho vay nợ là tiền bạc: ai chịu nợ tiền thì phải trả lãi vì đó là số tiền lãi có thể được tạo
ra trong thời gian chịu nợ;
- Tiền bạc biết sinh sôi: 5 đồng có thể sinh thành 6 đồng, do đó ai bỏ phí 1 đồng tiền có
nghĩa là giết chết một hạt giống và dòng giống con cháu, họ hàng của nó nữa;
- Người thanh toán tiền tốt là chủ nhân của ví tiền người khác: Ai trả tiền kịp thời và
đúng thời gian đã hứa thì có thể vào bất cứ lúc nào đều có thể huy động được số tiền còn dư
của người khác;

- Sự miệt mài, chăm chỉ là yếu tố tác động mạnh nhất tới niềm tin : nếu người cho bạn
vay tiền mà thấy bạn mải chơi trong giờ làm việc thì bạn có thể bị đòi lại tiền, nhưng nếu thấy
bạn đang miệt mài làm việc thì niềm tin vào bạn và khả năng chi trả của bạn sẽ tăng;
- Sự thận trọng và trung thực của bạn luôn làm tăng niềm tin ở người khác;
- Cần phải tính toán những gì bạn có và hãy sống một cách phù hợp với gì bạn có;
- Ai bỏ phí một lượng thời gian đáng giá 5 đồng thì người đó bị mất 5 đồng và có thể đã
mất tất cả những ưu thế có thể có trong khoảng thời gian đó.
Những nhận định mang tính chuẩn mực như nêu ở trên có khả năng điều chỉnh hành vi
của con người và là những biểu hiện của tinh thần chủ nghĩa tư bản. Những câu châm ngôn
đại loại như vậy không chỉ nói đến biện pháp kiếm tiền mà ngụ ý rằng bản thân quá trình
kiếm tiền là mục đích; không chỉ nói về cách kiếm tiền như thế nào, mà ám chỉ rằng bản thân
việc làm, công việc là mục đích, đạo đức. Chất lượng cuộc sống không chỉ đơn giản là số
lượng tiền hay khoản thu nhập từ lao động, mà bản thân việc lao động một cách cần cù, chịu
khó có suy nghĩ tính toán trung thực nhiệt tình là chất lượng cuộc sống, là đạo đức.
Theo Weber cái tinh thần của chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ xuất hiện ở châu Âu và Bắc
Mĩ. Chủ nghĩa tư bản kiểu truyền thống đã có ở Trung Quốc, Ấn độ và nhiều nơi khác, nhưng
ở đó theo Weber không có tinh thần của chủ nghĩa tư bản hiện đại như trình bày. Theo tinh
9
thần của chủ nghĩa tư bản truyền thống, người ta chỉ nhằm vào mục đích kiếm tiền để đủ ăn
hoặc nhiều lắm cũng chỉ coi kết quả lao động là mục đích cuối cùng mà không coi quá trình
lao động là mục đích cuộc sống, là lẽ sống: không coi bản thân lao động là đạo đức xã hội,
đạo đức cá nhân.
Trong một xã hội không phải truyền thống, Weber viết: “ con người bị thống trị bởi việc
kiếm tiền, bởi sự dành được với tính cách là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời. Sự thu lợi kinh
tế đối với con người không còn là phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu vật chất nữa”. Sự
kiếm lời kinh tế trở thành phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, và hơn thế nữa trở
thành mục đích sống, lẽ sống, nguyên tắc sống, đạo đức. Điều này như Weber nhận xét, có vẻ
rất ngược đời xét theo cách nghĩ thông thường và rất xa lạ, khó hiểu đối với những ai chưa
từng trải qua áp lực chủ nghĩa tư bản, nhưng nó lại là nguyên lý sống của chủ nghĩa tư bản.
Từ góc độ nghiên cứu khoa học vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao việc kiếm tiền việc thu lợi

kinh tế lại mang một ý nghĩa lớn như vậy? tại sao con người phải tuân theo các quy tắc hành
động kiểu tư bản chủ nghĩa? Điều gì làm cho quá trình làm việc, quá trình lao động hay việc
kiếm tiền, việc thu lợi kinh tế trở thành lương tâm đạo đức của xã hội, của cá nhân?. Weber
tìm thấy câu trả lời trong mối liên hệ với các ý tưởng tôn giáo. Chính tôn giáo mà cụ thể là
đạo Tin lành ở thế kỉ 17 đã làm cho bản thân quá trình lao động mang một ý nghĩa đặc biệt
đối với cuộc sống con người. Bởi vì một người mộ đạo sẽ tin theo một giáo lý rằng: ai chăm
chỉ kinh doanh người đó sẽ được đến với Chúa. “ việc kiếm tiền trong trật tự kinh tế hiện đại,
nếu đúng pháp luật, là kết quả và biểu hiện của đạo hạnh và sự thành thạo trong nghề nghiệp”
và đức hạnh đó và sự thành thạo đó chính là đạo đức.
2. Thuyết khổ hạnh và tinh thần chủ nghĩa tư bản.
2.1. Các cơ sỏ tôn giáo của thuyết khổ hạnh trần thế:
Weber cho rằng trong lịch sử xã hội phương Tây tồn tại bốn hình thức cơ bản gắn bó
chặt chẽ với nhau của đạo Tin lành khổ hạnh: thuyết Calvin ảnh hưởng mạnh ở Tây Âu vào
thế kỉ thứ 17, Hội Sùng Đạo, Hội Giám Lý và các dòng phái Baptist.
Khi nghiên cứu những biến đổi tôn giáo,Weber không quan tâm đến câu hỏi, ví dụ, điều
gì đã được răn dạy trong các giáo lí của tôn giáo này hay tôn giáo kia, mà ông quan tâm đến ý
nghĩa thực tế của hệ giá trị, văn hóa, chuẩn mực tôn giáo; Weber quan tâm đến sự ảnh hưởng
của những quy phạm tâm lí nào bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo và từ thực hành tôn giáo đã
đem lại sự định hướng cho hành động thực tế và gắn với cá nhân với hành động đó. Nói cách
khác, Weber muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa các ý tưởng tôn giáo với các lợi ích tôn giáo
thực tế.
Cơ sở tôn giáo của thuyết khổ hạnh có lẽ bắt nguồn từ câu trả lời cho những câu hỏi rất
cơ bản và quan trọng về số phận con người, về ý nghĩa cuộc sống, về đức tin. Ví dụ, có bao
10
nhiêu người và ai sẽ được chọn cho sự vinh quang đời đời? Tôi có phải là một trong những
người được Chúa trời lựa chọn hay không? Làm thế nào để tôi có thể tin chắc vào sự vinh
quang? Làm thế nào để duy trì được lòng tin? Đây là những câu hỏi vô cùng quan trọng đối
với bất kì một người nào mộ đạo, có đức tin. Theo thuyết Calvin chỉ có một bộ phận nhỏ số
người được chọn cho sự vinh quang đời đời và mọi thứ chỉ có ý nghĩa như là phương tiện cho
sự vinh quang và uy nghi của Chúa Trời. Cách tốt nhất để duy trì lòng tin- là hoạt động trần

thế, nhờ hoạt động này mà sự hoài nghi tôn giáo bị xua tan và đem lại sự xác định cho vinh
quang. Những người theo đạo Tin lành cho rằng bằng hành động trần thế mà cụ thể là hoạt
động lao động của mình họ sẽ được lựa chọn và được giải thoát .
Trong khi đó theo Weber giáo dân theo cơ đốc giáo thời kì Trung cổ sống một cách đạo
đức kiểu “ từ tay đến mồm”, “ tay làm hàm nhai”, tức là chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất
trước mắt. Họ có ý thức thực hiện các nghĩa vụ truyền thống của họ, nhưng chỉ thực hiện ở
mức tối thiểu chứ không phải một cách hệ thống, kiên trì. “ Đạo đức cơ đốc giáo là đạo đức
của các ý định”.Cơ đốc giáo không thực hiện quá trình duy lí hóa thế giới, không loại bỏ ma
thuật với tư cách là phương tiện để giải thoát như Thanh giáo. Đối với Cơ đốc giáo, sự tuyết
đối hóa nhà thờ là sự bù đắp cho sự thiếu hoàn thiện của họ. Cha cố là người của ma thuật có
khả năng thực hiện những sự thần kì và là người nắm giữ chìa khóa của cuộc sống đời đời
trong tay.
Cơ đốc giáo chỉ đòi hỏi con chiên những việc làm tốt riêng lẻ, rời rạc. Trong khi đó,
Chúa trời của thuyết Calvin đòi hỏi con chiên của mình không phải những việc thiện riêng lẻ
mà là cả một cuộc đời làm việc thiện và các việc thiện đó hợp thành một hệ thống thống nhất.
Đối với những người theo đạo Tin lành, không còn cái vòng luẩn quẩn như ở Cơ đốc giáo là:
tội lỗi- ăn năn hối cải- sự chuộc lỗi- sự giải thoát- tội lỗi mới. Đối với người theo đạo Tin
lành, họ phải tự cứu mình bằng hành động trần thế, bằng những nỗ lực làm việc hàng ngày.
Đã hình thành một quá trình duy lí, phương pháp hành động duy lí một cách hệ thống
với mục tiêu là vượt qua trạng thái thiên nhiên, là giải phóng con người khỏi quyền lực của
các kích thích phi lí và sự phụ thuộc vào thế giới và phụ thuộc vào thiên nhiên.
Thanh giáo, tương tự như bất kì một loại thuyết khổ hạnh duy lí nào khác đã cố gắng
làm cho con người có khả năng hoạt động và duy trì hành động không theo cảm xúc. Mục tiêu
cuối cùng của thuyết khổ hạnh là giúp đưa con người đến một cuộc sống duy lí, cuộc sống của
trí tuệ và thông minh: nhiệm vụ cấp bách nhất mà thuyết này đặt ra cho con người là hãy chối
bỏ sự vui sướng tự phát, tức thời; và phương tiện quan trọng nhất mà thuyết này cung cấp cho
con người là xác lập lại trật tự cho hành động, có thể hiểu là hãy hành động theo trật tự của
nó, quy luật của nó.
11
Theo Weber, một người sống cuộc đời duy lí theo nghĩa tôn giáo sẽ chỉ là một thày tu.

Cơ đốc giáo hay Thiên chúa giáo đòi hỏi con chiên sống một cuộc đời thày tu. Thuyết Calvin
đưa ra quan niệm khác hẳn và tích cực hơn: con chiên cần phải chứng minh niềm tin của mình
trong hoạt động trần thế chứ không phải trong cuộc sống tu viện. Theo nghĩa như vậy, thuyết
Calvin đòi hỏi con người phải thường xuyên tự kiểm soát và điều chỉnh cuộc sống của mình,
tức là phải sống có đạo đức một cách duy lí. Với những phân tích này, Weber muốn nói đến
một quá trình xã hội sâu sắc hơn đó là quá trình duy lý hóa đời sống xã hội mà bộ phận quan
trọng hàng đầu của nó là ý tưởng tôn giáo của đạo Tin lành khổ hạnh thế kỉ 17.
2.2 Nội dung;
Có thể tìm thấy những ý tưởng tôn giáo cơ bản của đạo Tin lành khổ hạnh ở đâu? Weber
đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung tài liệu đối với các văn bản Thanh
giáo( Puritanism) và các công trình của nhiều tác giả tiêu biều khác để làm sáng tỏ ảnh hưởng
của tôn giáo trong đời sống xã hội phương Tây thế kỉ 17- 18.
Giáo lý Calvin – quan điểm cực đoan có ảnh hưởng lớn nhất đối với chủ nghĩa Tư Bản.
Thuyết Calvin nhấn mạnh quyền tối thượng của Chúa và sự tiền định. Thuyết này thường đặt
tầm quan trọng của nhà nước dưới giáo hội, tu dưỡng đạo đức khắt khe, tình cảm gia đình,
kinh doanh, giáo dục và khoa học. Sự phát triển của học thuyết Calvin, cụ thể là thuyết tiền
định và sự bác bỏ thuyết đồng thể chất, học thuyết trong niềm tin của tín đồ dòng Luther cho
rằng máu tách trong đạo Tinh Lành giữa dòng Luther và dòng Giáo hội Trưởng lão.
Đạo Thanh giáo Anh, được rút ra từ thuyết Calvin, đưa ra những nền tảng tôn giáo nhất
quán triệt nhất cho ý tưởng về thiên hướng nghề nghiệp. Đại diện tiêu biểu nhất, nổi bật nhất
cho đạo lý Thanh giáo là Richard Baxter bởi quan điểm rõ ràng khả thi và thực tế của ông.
Ông là thành viên của Giáo hội Trưởng lão và là người biện hộ cho Hội nghị tôn giáo
Westminster, nhưng đồng thời, cũng giống như nhiều nhà tư tưởng lớn cùng thời với mình,
ông dần xa rời những giáo lý của thuyết Calvin thuần túy. Trong lòng ông phản đối sự tiếm
quyền của Cromell cũng như với mọi cuộc cách mạng. Ông có xu hướng không ủng hộ các
giáo phái và sự cuồng nhiệt đối với các thánh, nhưng ông lại rất cởi mở với những gì khác lạ
bên ngoài và khách quan với những đối thủ của mình. Ông tìm môi trường lao động của mình
đặc biệt chủ yếu từ sự thăng tiến thực tế của đời sống đạo đức thông qua Giáo hội. Trong việc
theo đuổi mục đích này, là một trong những mục sư thành công nhất được biết đến trong lịch
sử, ông đã đặt công sức của mình vào việc loại bỏ Chính quyền Nghị viện, Cromwell, và

vương triều Trung hưng (Restoration) tới tận khi nghỉ hưu, trước ngày lễ Thánh
Bartholomew. Hướng dẫn Ki tô (Christian Directory) của ông là bản trích yếu hoàn chỉnh
nhất về đạo lý Thanh giáo và liên tục được điều chỉnh với những kinh nghiệm thực tế từ hoạt
động lãnh thổ của bản thân ông. Giáo lý cơ bản của Thanh giáo như sau:
12
Nó đã phản đối việc thu vét của cải trần tục một cách sắc bén hơn nhiều so với
Calvin, người không thấy có cản trở nào từ sự giàu có của các mục sư đối với tính hiệu quả
của họ, mà lại hoàn toàn là điều có lợi được mong muốn cho uy tín của họ. Vì thế ông đã cho
phép họ được sử dụng thu nhập của mình theo cách có thể sinh lời. Chống đối đạo đức thực tế
là đối với việc nghỉ ngơi trong sự đảm bảo của của cải vật chất, việc tận hưởng giàu sang với
hậu quả là sự lười nhác và những cám dỗ thân xác, trên hết là làm rối trí con người trong việc
theo đuổi một cuộc sống đúng đắn. Sự thật, sở hữu của cải bị phản đối chỉ vì nó chứa đựng
mối nguy hiểm của việc nghỉ ngơi. Bởi vì sự yên nghỉ vĩnh viễn của các thánh là ở thế giới
bên kia; con người trên trái đất để chắc chắn được hưởng ân huệ của Chúa phải “làm những
việc mà Chúa giao cho đến tận ngày được hưởng ân huệ đó”. Không phải hưởng lạc và giải
trí, mà chỉ có những hành động làm nâng cao vinh quang của Chúa, theo quyết định hiện thân
của ý Chúa.
Lãng phí thời gian vì vậy là tội lỗi đầu tiên và tồi tệ nhất. Đời sống con người thật vô
cùng ngắn ngủi và quí giá làm sao đảm bảo cho việc lựa chọn của mỗi người. Lãng phí thời
gian vào những cuộc chuyện trò mang tính xã giao và vô bổ, sự xa xỉ, thậm chí cả việc ngủ
nhiều hơn mức cần thiết cho sức khỏe, từ sáu đến nhiều nhất tám tiếng, là rất đáng bị lên án
về mặt đạo đức. Nó chứa hàm ý đúng, trong trường hợp Franklin, rằng thời gian là tiền bạc,
nhưng phần nào là sự thực theo một ý nghĩa tâm linh nhất định. Điều này có giá trị đích thực
bởi mỗi một giờ mất đi là mất vào việc lao động vì sự vinh quang của Chúa. Bởi vậy ý nghĩ
thụ động cũng là vô giá trị, thậm chí còn đáng bị khiển trách một cách thẳng thắn nếu như đây
là việc mà ai đó làm hàng ngày. Vì rằng nó làm Chúa hài lòng ít hơn so với việc thực hiện ý
Chúa một cách nhiệt tình trong một thiên hướng. Theo Baxter những người siêng năng trong
công việc của mình là những người không có thời gian dành cho Chúa khi cần thiết. Do đó,
công việc chính của Baxter bao trùm bởi những bài giảng đầy nhiệt huyết về việc lao động trí
óc và chân tay một cách liên tục, chuyên cần được thường xuyên lặp lại. Điều này là sự kết

hợp của hai động cơ khác nhau. Một mặt lao động là phương thức khổ hạnh được công nhận,
như nó đã luôn được công nhận trong Giáo hội phương Tây, trong sự tương phản rõ nét không
những chỉ với phương Đông mà còn với phần lớn những kỷ luật tu viện khác trên thế giới.
Đặc biệt là sự tự vệ cụ thể chống lại mọi cám dỗ mà Thanh giáo đã gộp lại dưới cái tên cuộc
sống không trong sạch, mà vai trò đối với nó không phải là nhỏ.
Thuyết khổ hạnh tình dục của Thanh giáo chỉ về mức độ, không khác về nguyên tắc
cơ bản, so với chủ nghĩa tu viện (monasticism) và trong quan niệm Thanh giáo về hôn nhân,
tác động thực tế của nó sâu rộng hơn so với chủ nghĩa tu viện. Vì rằng sinh hoạt tình dục được
cho phép, thậm chí trong hôn nhân, chỉ như một hình thức được Chúa cho phép để nhằm tăng
thêm sự vinh quang của Người theo điều răn: “Hãy sinh sôi nảy nở”. Cùng với việc ăn chay
13
vừa phải và tắm lạnh, quy định tương tự cũng được dành cho mọi cám dỗ tình dục, được sử
dụng để chống lại những nghi ngờ tôn giáo và một dạng của sự vô giá trị về đạo đức: “Hãy
cần cù trong công việc của mình”. Nhưng điều quan trọng nhất, thậm chí vượt qua cả sự lao
động đó, chính là ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống, điều đó được Chúa ban tặng. Câu nói của
Thánh Paul:
“Người không làm thì sẽ không ăn”
Câu nói này luôn đúng với tất cả mọi người. Không tự nguyện làm việc là một triệu
chứng của sự thiếu lòng thương và ân huệ của Chúa.
Hiện tượng phân công lao động và nghề nghiệp trong xã hội: trong quan điểm
Thanh giáo đặc tính phù hộ trong vai trò của lợi nhuận kinh tế có sự nhấn mạnh phần nào
khác biệt. Trung thành với khuynh hướng Thanh giáo đối với những lí giải thực dụng, mục
tiêu được phù hộ của sự phân công lao động được biết đến bởi những kết quả của nó. Baxter
bộc lộ mình bằng cách hơn một lần trực tiếp nhắc đến sự tôn vinh lí tưởng nổi tiếng về phân
công lao động của Adam Smith. Chuyên môn hóa trong nghề nghiệp dẫn tới tiến bộ trong sản
phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng vì nó làm cho sự phát triển kĩ năng trở nên có thể, và vì
thế phục vụ sự tốt đẹp chung, điều đồng nghĩa với sự tốt đệp nhất có thể. Baxter cũng đưa ra
một kết luận : người lao động chuyên nghiệp sẽ thực hiện công việc của mình trong trật tự
trong khi những người khác ở trong tình trạng không chắc chắn triền miên, và công việc của
người lao động chuyên nghiệp không biết đến thời gian hay không gian – “ người hay thay

đổi là một người xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình”, vì vậy môt nghề nghiệp là tốt
nhất cho mọi người .
Đạo lí Quaker cho rằng cuộc sống của một người trong thiên hướng của mình là sự rèn
luyện đạo đức khổ hạnh, một minh chứng cho ân huệ của Chúa đối với người lao động
chuyên nghiệp thông qua sự tận tâm của mình, điều được thể hiện trong sự quan tâm và
phương cách mà người lao động chuyên nghiệp theo đuổi thiên hướng của mình. Điều Chúa
đòi hỏi không phải là bản thân lao động mà là lao động duy lí trong một thiên hướng. Trong ý
niệm Thanh giáo về thiên hướng, điểm nhấn mạnh luôn được đặt trên đặc điểm này của thuyết
khổ hạnh trần tục
Sự hữu dụng của một thiên hướng và như vậy là có sự ủng hộ trong tầm mắt của Chúa,
được đo chủ yếu bằng các giới hạn đạo đức, và do đó trên phương diện mức độ quan trọng
của hàng hóa được sản xuất trong thiên hướng đó cho cộng đồng . Nhưng một tiêu chuẩn cao
hơn và trên hết, trong thực tế là quan trọng nhất, được tìm thấy trong việc mang lại lợi nhuận
riêng “ Nếu Chúa chỉ ra cho anh ta một con đường mà anh có thể thu lợi một cách hợp pháp
nhiều hơn so với con đường khác( không sai trái đối với lương tâm của anh hay đối với người
khác), nếu anh từ chối điều này và lựa chọn con đường ít có lợi hơn, anh bỏ qua một trong
14
những mục tiêu của thiên hướng của mình, và ạnh từ chối trở thành người quản gia của Chúa
và chấp nhận những món quà của Người để sử dụng chúng cho Người khi Người yêu cầu:
anh ta có thể lao động để trở nên giàu có vì Chúa, mặc dù không vì thể xác và tội lỗi”.
Việc nhấn mạnh tầm quan trọng khổ hạnh của một thiên hướng cố định cung cấp một
cách biện giải mang tính đạo lí cho sự phân công lao động chuyên môn hiện đại. Theo một
cách tương tự, lí giải về sự phù hộ của việc tạo ra lợi nhuận biện giải cho những hoạt động
của một doanh nhân. Cả sự tự buông thả hợm hĩnh của địa chủ lẫn sự phô trương của những
kẻ mới phất đều là đáng ghét ngang nhau đối với thuyết khổ hạnh. Nhưng mặt khác, nó có
đánh giá mang tính đạo lí cao nhất đối với những người nghiêm túc, thuộc tầng lớp trung lưu
và tự thành đạt. “Chúa phù hộ công việc mua bán của anh” là nhận xét chắc chắn về những
người tốt đã đi theo lời khuyên thần thánh một cách thành công. Toàn bộ quyền lực của Chúa
trong kinh Cựu Ước, người ban thưởng cho các con chiên của Người vì sự phục tùng của họ
trong cuộc đời này, thực hành một cách cần thiết sự tác động tương tự lên tín đồ đồ Thanh

giáo, những người, theo lời khuyên của Baxter, so sánh ân huệ của chính mình với ân huệ của
các anh hùng trong Kinh thánh, và trong quá trình lí giải những tuyên bố của Kinh thánh như
các điều khoản trong một cuốn sách luật.
Thuyết khổ hạnh đã tạo ra một động cơ đạo lí, một tâm lí cho rằng lao động như là “
một thiên hướng nghề nghiệp, như là điều tốt nhất… là phương tiện duy nhất của việc đạt
được ân huệ chắc chắn” và đã “ hợp pháp hóa việc khai thác sẵn sàng lao động cụ thể này,
trong đó nó còn lí giải hoạt động kinh doanh của giới chủ như một thiên hướng nghề nghiệp”.
CHUYÊN ĐỀ 3: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC MÁC VỀ TÔN GIÁO
I. Quan điểm của Các Mác về tôn giáo
1.Nguồn gốc của tôn giáo
1.1 Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Theo Mac “ Sự khổ đau mang tính tôn giáo đồng thời là biểu hiện của khổ đau trong
hiện thực, vừa là sự chống lại khổ đau ấy”. Như vậy, ở đây, các trạng thái tâm lý tiêu cực, tình
cảm đau buồn, nỗi cô đơn, sự bất hạnh, sự không thỏa mãn trong đời sống riêng…đóng vai trò
quan trọng trong sự hình thành tôn giáo.
Tôn giáo đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp
những hụt hẫng, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc gặp
những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng nhiều người vẫn
tin, vẫn bám vào đó. Mác cho rằng, để có hạnh phúc thực sự của nhân dân, đòi hỏi việc xóa
bỏ tôn giáo, hạnh phúc ảo tưởng của họ.
15
1.2 Nguồn gốc kinh tế- xã hội của tôn giáo
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, “vì con người trước
hết phụ thuộc vào thiên nhiên, nên tự nhiên là đối tượng ban đầu của tôn giáo”
1
. Vì vậy, họ đã
gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Ví
dụ như những thuộc tính được dùng làm cơ sở cho sự khác biệt giữa thượng đế với con người,
là những thuộc tính của thiên nhiên. Đó là tính vạn năng, tính vĩnh hằng, tính hiện hữu rộng

khắp. Thêm vào đó, khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, con người lại cảm thấy bất
lực, sợ hãi trước sức mạnh của thế lực thống trị trong xã hội. không giải thích được nguồn gốc
của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác…. ,và của những yếu tố ngẫu nhiên, may
rủi, con người thường hướng đến niềm tin ảo tưởng vào “thế giới bên kia” dưới hình thức tôn
giáo.
Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh
tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công xã hội là nguồn gốc sâu xa của
tôn giáo.
1.3 Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo được Mác lý giải đó là ở một giai đoạn lịch sử nhất
định nhận thức của con người là có giới hạn, khoảng cách giữa những điều đã biết và chưa
biết vẫn luôn tồn tại, điều gì mà khoa học, con người chưa giải thích được thì tôn giáo thay
thế.
Thêm nữa, nhận thức của con người ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn thế giới khách
quan, khái quát hóa thành các khái niệm, phạm trù, quy luật nhưng càng khái quát thì có lúc
những sự vật hiện tượng đó lại bị con người trừu tượng hóa đến mức hư ảo, xa rời hiện thực,
phản ánh sai lệch hiện thực. Mác cho rằng chỉ có sự hiểu biết thực sự những lực lượng của
giới tự nhiên mới đuổi được ác thần hoặc thượng đế ra khỏi lĩnh vực tôn giáo.
2. Bản chất của tôn giáo
Các Mác cho rằng, tôn giáo là kiến trúc thượng tầng là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan. Ông coi tôn giáo là một “cõi mịt mù”, trong
cái cõi ấy, các sản phẩm của bộ óc con người thể hiện ra thành những sinh vật độc lập có cuộc
sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa chúng với nhau.
Trong tôn giáo, con người bị chính sản phẩm của đầu óc mình thống trị. Người ta quy cho bộ
óc, cho sự phát triển và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho nền văn minh phát triển
nhanh chóng, và đáng lẽ phải giải thích hoạt động của mình và nhu cầu của mình, thì người ta
1
Mác- Anghen toàn tập: Mác gửi Rugo 20/3/1842.t. 27. tr89
16
lại quên giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình, và chính vì thế mà dần dần xuất

hiện một thế giới quan duy tâm, nó thống trị đầu óc con người.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch
sử xã hội xác định. Do vậy, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh
sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Theo Các Mác: “Sự nghèo nàn của
tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo
nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”
3. Tính chất của tôn giáo
3.1 Tính lịch sử của tôn giáo
“Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”. Tôn
giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người mà nó chỉ xuất hiện khi khả
năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định.
Trong từng thời kỳ lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi phù hợp với tình hình chính trị xã
hội của thời đại đó. Đến một thời kỳ nhất định, khi con người giải thích được những hiện
tượng “thần bí” của tự nhiên và xã hội, thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời
sống xã hội và cả niềm tin của con người. Các Mác đã nói tôn giáo sẽ mất đi khi mà “con
người không chỉ mưu sự mà lại còn làm cho thành sự nữa”, thì chỉ khi đó, cái thế giới mà tôn
giáo đang phản ánh cũng sẽ mất đi. Ông cũng cho rằng: “sự phản ánh có tính chất tôn giáo
của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng
ngày của con người được biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta và
với thiên nhiên”
2
.
3.2 Tính chính trị của tôn giáo
Như trên đã nói, trong xã hội không có giai cấp tôn giáo chưa mang tính chính trị.
Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt
về lợi ích. Các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
Trong lịch sử, những cuộc chiến tranh tôn giáo đã diễn ra rất nhiều. Tại Ấn Độ đã có
sự thù nghịch diễn ra giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo, các cuộc xung đột tôn giáo ở

Angieri, bắc Ailen đều có những thế lực lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của
mình. Cần thấy rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh
thần, song trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị-xã hội lợi dụng cho các
mục đích ngoài tôn giáo của họ.
2
C. Mác và Ph. Angghen: Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tập 23, tr 126.
17
Nhận thức được tính chính trị của tôn giáo, Mác đã nói “Sự giải phóng chính trị khỏi
tôn giáo vẫn để cho tôn giáo có hiệu lực, mặc dù không ở dưới dạng một tôn giáo có đặc
quyền. Mâu thuẫn giữa những người theo một tôn giáo riêng nào đó với chính bản thân mình
với tư cách là một công dân nhà nước, chỉ là một phần của mâu thuẫn thế tục phổ biến- giữa
nhà nước chính trị và xã hội công dân…Giải phóng nhà nước khỏi tôn giáo không phải là giải
phóng con người hiện thực của tôn giáo”
3
4. Chức năng xã hội của tôn giáo
4.1. Chức năng đền bù hư ảo
Chủ nghĩa Mác xuất phát từ chỗ cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội có nguồn
gốc của nó trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội ở những giai đoạn phát triển lịch
sử nhất định, nghĩa là ở những mối quan hệ hạn chế của con người đối với giới tự nhiên và
đối với nhau. Sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự nhiên và xã hội đã sinh ra
nhu cầu khắc phục những mâu thuẫn thực tế trong ý thức, trong tượng tưởng nhu cầu đền bù
sự hạn chế của các mối quan hệ hiện thực, quan hệ “trần gian” ở thế giới bên kia, thế giới siêu
trần gian. Vì vậy, có thể gọi chức năng đền bù – hư ảo là chức năng chủ yếu và đặc thù của
tôn giáo.
Luận điểm nổi tiếng của Mac: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật
chức năng đền bù - hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra vẻ bề ngoài
của “sự làm nhẹ” tạm thời nỗi đau khổ của con người, đồng thời gây nên tác động có hại đối
với con người khi tạo ra ở họ nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm trong họ
cả một hệ thống những quan niệm phản khoa học.
4.2. Chức năng thế giới quan

Khi phản ánh một cách tưởng tượng, hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo có tham vọng
tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức xuyên tạc. Bức tranh thế giới đó đã in sâu vào ý thức giáo dân và
tác động tiêu cực đến thái độ của họ đối với thế giới xung quanh (giới tự nhiên, xã hội và con
người)
4.3. Chức năng điều chỉnh
Thực hiện chức năng này, tôn giáo đã tạo ra hệ thống những chuẩn mực, những giá trị
nhằm điều chỉnh hành vi của những người có đạo, đó không chỉ là những hành vi trong thờ
cúng mà cả trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình của giáo dân. Vì
vậy, hệ thống chuẩn mực giá trị trong các lý thuyết đạo đức và xã hội do các nhà tư tưởng tôn
giáo tạo ra và tuyên truyền đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người. Cần
phải nhấn mạnh rằng, trong hiện thực những chuẩn mực và giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ đặc
3
C. Mác và Ph. Angghen: Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995,tập 1 tr 545-546
18
trưng khách quan và xuất hiện như là sự phản ánh sai lầm, hư ảo những giá trị trần thế. Những
giá trị trần thế ở đây đã bị phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên
4.4. Chức năng giao tiếp
Chức năng giao tiếp thể hiện khả năng của tôn giáo có thể liên hệ những người cùng
tín ngưỡng với nhau. Sự liên hệ được thực hiện chủ yếu trong hoạt động thờ cúng. Và sự giao
tiếp với thần thánh được xem là sự giao tiếp tối cao. Ngoài mối liên hệ, giao tiếp trong quá
trình thờ cúng, ở quần chúng tín đồ còn có những mối liên hệ ngoài tôn giáo: liên hệ về kinh
tế, liên hệ trong sinh hoạt hàng ngày, liên hệ trong gia đình…Những mối liên hệ ngoài tôn
giáo này đã củng cố và tăng cường các mối liên hệ tôn giáo của tín đồ
4.5. Chức năng liên kết
Trong lịch sử các xã hội trước tôn giáo với tính cách là bộ phận tất yếu của kiến trúc
thượng tầng đã đóng vai trò quan trọng của nhân tố liên kết xã hội, nghĩa là nhân tố làm ổn
định những trật tự xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực chung của
hành vi xã hội. Nhưng không nên từ đó mà quan niệm một cách sai lầm rằng tôn giáo bao giờ
cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, đảm bảo sự thống nhất của xã hội. Sự thống nhất xã

hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội, chứ không phải bởi sự cộng
đồng tín ngưỡng. Hơn nữa trong những điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo có thể biểu hiện
như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối xã hội, chống lại chế độ đương thời.
Như vậy, quá trình hoạt động của tôn giáo trong xã hội là quá trình biểu hiện bản chất
xã hội của nó. Đó là một quá trình lịch sử. Trong những điều kiện lịch sử cụ thế nội dung xã
hội của các chức năng của tôn giáo có thể biến đổi một cách căn bản và được các giai cấp
khác nhau lợi dụng.
CHUYÊN ĐỀ 4: KHÁI NIỆM TÔN GIÁO
I. Lịch sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo”
“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ
cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội
dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.
Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một
quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại
vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn
minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn
giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
- “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát
từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu
19
công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và
muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của
đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự
ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu,
“religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành
trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc
các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm
chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.
- Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản
vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ

XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật
(Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
- Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng
trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó
thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo.
II. Khái niệm tôn giáo.
1. Một số khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu.
Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong
nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có
tôn giáo”. [Lê Thanh Hà – Lê Hà Thu, Giáo trình tôn giáo học,
20/09/2008].
- Hiểu theo nghĩa rộng thì tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình mà
con người cho là linh thiêng, được con người sùng bái, cầu khấn và để nhờ cậy che chở ban
điều tốt lành. [Mai Thanh Hải, Từ điển tôn giáo tín ngưỡng thế giới và Việt Nam, NXB Văn
hóa – Thông tin, năm 2006; tr 639]
2.Quan niệm của Các Mác – P. Ăngghen.
- Trong Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen , Mác viết: “Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống
như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân” [C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Sđd, tr.570]
20
Nhận định này đã toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo. Nó là sự đền bù lại cho sự
nghèo nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri thức để lý giải thế giới, tôn giáo
lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được tạo thành ra sao?; mây, gió, sấm, chớp
sự thực là thế nào? và với những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ
khoa học kỹ thuật cùng sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn giáo như một liều

thuốc an thần xoa dịu những vết đau của con người.
- Ph. Ăngghen nêu rõ trong tác phẩm Chống Đuyrinh: “Tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc
sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình
thức những lực lượng siêu trần thế” [Ph. Ăngghen . Chống Đuyrinh. Trong: C. Mác-Ph.
Ăngghen toàn tập. Tập 20. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, năm 1994. tr.437]
Định nghĩa này của Ăngghen được nhiều người đánh giá cao và coi là một định nghĩa
kinh điển thể hiện rõ nhất quan điểm mácxít về bản chất, nguồn gốc của tôn giáo:
+ Bản chất: Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Cũng hhư C.Mác “Con người sáng
tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách
quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung
cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay
tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có
tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được
thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…
+ Nguồn gốc: P. Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên thủy xuất
hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản xuất. Trình độ thấp của sự phát triển
sản xuất đã làm cho con người không có khả năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng
tự nhiên.
Nguồn gốc xã hội: tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người
với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết
định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột
người. Quần chúng không thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái
đất, nhưng họ đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia.
Nguồn gốc nhận thức: Tôn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định,
Thần thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu
tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con
người về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
21
Nguồn gốc tâm lí: Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng

của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm”
“Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”.
+ Định nghĩa này còn mang tính khái quát dưới góc độ triết học khi nêu lên mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội
quyết định. Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật
chất. Khi xã hội còn áp bức, bóc lột, điều thiện điều ác thì tôn giáo như một liều thuốc an thần
xoa dịu những vết đau của con người. Đó là sự đền bù cho sự hạn chế, sự lệ thuộc bất lực của
con người về phương diện xây dựng lại ý thức, cũng như cải biến điều kiện sinh tồn khách
quan
3. Quan niệm của các nhà xã hội học.
Vốn có hai quan điểm về tôn giáo, bất kể ta có tin vào tôn giáo hay không. Một, tôn
giáo là hiện thực tối cao vượt lên mọi khách thể nghiên cứu của xã hội học. Hai, tôn giáo là
một sự mê tín phi lý về những sự việc không tồn tại. Phần lớn các nhà tư tưởng xã hội có quan
điểm thứ hai. Các nhà vị lợi và cải cách hợp lý có xu hường xem tôn giáo là một động lực phi
lý, lạc hậu. Nó là nguồn gốc của mê tín, niềm tin vào một thế giới vô hình của các hồn ma.
Các nhà làm luật nói đến tôn giáo như là một thiết chế của Tòa án tôn giáo và những kẻ săn
tìm người dị giáo, thiếu người trên dàn lửa do niềm tin tôn giáo của họ hoặc do bị coi là phù
thủy. Những người cấp tiến thì xem tôn giáo là kẻ duy trì hiện trạng, một loại môi giới của
giai cấp thống trị có chức năng làm cho người dân chấp nhận tình trạng bất công về kinh tế và
chính trị để đổi lấy một cuộc sống hứa hẹn trên thiên đường sau khi chết. Các nhà trí thức duy
lý cho rằng chẳng có căn cứ gì, tôn giáo chỉ là một tàn tích của thời Trung cổ, rồi sẽ mất hẳn
khi xã hội hiện đại hóa. Có một thời điều tin tưởng này có vẻ đúng, nhưng rồi người ta lại
chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tôn giáo, ngay cả ở những xã hội công nghiệp phát triển
cao.
Nhà xã hội học không chấp nhận cả hai quan điểm trên về tôn giáo, mà đưa ra cách
quan niệm và lý giải khác hẳn. Các nhà xã hội học đã đưa ra hai loại hình định nghĩa về tôn
giáo: định nghĩa bản thể và định nghĩa chức năng. Trong khi định nghĩa bản thể cố gắng xác
định tôn giáo là gì, thì định nghĩa chức năng tìm xem tôn giáo làm gì cho các cá nhân, nhóm
và xã hội. Hay nói cách khác, định nghĩa bản thể nêu lên tôn giáo là gì trong khi định nghĩa
chức năng cho thấy tôn giáo làm cái gì, đáp ứng nhu cầu nào, tôn giáo có những hệ quả gì với

sự vận hành của cơ cấu xã hội.
22
- Định nghĩa bản thể:
P. Berger đã đưa một định nghĩa bản thể khá điễn hình : "Tôn giáo là sản phẫm của
con người qua đó vũ trụ linh thiêng được thiết lập”. Định nghĩa này đã đề cao vai trò tuyệt
đối của con người trong vũ trụ, phần nào làm sáng tỏ quan điểm: “con người sáng tạo ra tôn
giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”.
- Định nghĩa chức năng:
J. M. Yinger cho ta một định nghĩa chức năng khá rõ ràng: "Tôn giáo có thể được định
nghĩa như một hệ thống niềm tin và thực hành qua đó một nhóm người chiến đấu với những
vấn đề tối hậu của nhân sinh. ” [J.M.Yinger, Religion, Society and Indiviual: An Introduction
to the Sociology of Religion, NewYork, Macmilian, 1957,p9]. Những vấn đề tối hậu của nhân
sinh theo Yinger đó là những suy tư về cái chết, sự phiền nảo, hận thù đang xâu xé xã hội con
người.
S.A. Tokarev đã đưa ra một định nghĩa chức năng: “Từ lâu tôn giáo không còn có ý
định giải thích thế giới vật chất; trái lại nó xác định ý đồ của mình đem lại một ý nghĩa tổng
quát cho cuộc sống và giải quyết những vấn đề triết học và đạo đức quan trọng nhất. Trước
hết nó muốn trả lời câu hỏi về nguồn gốc cái ác và đưa ta những giải pháp để đấu tranh chống
cái ác”. [Nguyễn Xuân Nghĩa Định nghĩavề tôn giáo và những hệ luận trong nghiên cứu quá
trình thế tục hóa (nhìn từ góc độ xã hội học); Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 2/ 2002]
Cả hai loại hình định nghĩa trên đều có sự hạn chế nhất định. Trước hết với loại định
nghĩa bản thể, loại định nghĩa này thường xem đặc tính bản chất nhất của tôn giáo là cái linh
thiêng, cái siêu tự nhiên. Nhưng trong thực tế có những cái được mọi người xem là tôn giáo
nhưng không qui chiếu vào cái linh thiêng và ngược lại có những cái qui chiếu vào cái linh
thiêng, siêu tự nhiên nhưng tính chất tôn giáo của chúng bị đặt thành vấn đề. Ví dụ, Phật giáo
được xem là tôn giáo nhưng những tôn giáo này thực chất không đặt trọng tâm vào cái linh
thiêng, cái siêu tự nhiên. Nếu xác định tính chất chủ yếu của tôn giáo là cái linh thiêng, cái
siêu tự nhiên thì ai có thẩm quyền xác định cái linh thiêng này? Và như vậy xã hội học tôn
giáo có trùng lẫn với triết lý tôn giáo hay một nền thần học nào không?
Các định nghĩa chức năng về tôn giáo cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế

trước hết là chúng có ý nghĩa rất rộng và có thể bao trùm nhiều hình thái ý thức (triết học, mỹ
học, nghệ thuật ). Ví như định nghĩa của Yinger đã nêu ở trên hay định nghĩa của R. Bellah
"Tôn giáo là một tập hợp các hình thức biểu tượng và các hành động, chúng nối kết con người
với những điều kiện tối hậu của sự tồn tại”. Thứ hai, định nghĩa này cũng tùy thuộc vào
những bối cảnh cụ thể của những thành phần xã hội khác nhau, ví như có người đánh giá các
23
giáo phái có vai trò trong xã hội, trong khi những người khác xem chúng là phi tôn giáo, có
tác dụng tiêu cực đối với xã hội. Và chức năng quan trọng nhất hay được gắn liền với tôn giáo
là chức năng hội nhập xã hội, hợp thức hóa hiện trạng và nếu vậy thì tôn giáo đánh mất đi
chức năng “tiên tri", phê phán của mình. Thật ra tôn giáo bên cạnh chức năng biện minh, hợp
pháp hóa hiện trạng xã hội, còn có chức năng phản kháng xã hội. [Nguyễn Xuân Nghĩa Định
nghĩavề tôn giáo và những hệ luận trong nghiên cứu quá trình thế tục hóa (nhìn từ góc độ xã
hội học); Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 2/ 2002]
- Bên cạnh hai loại hình định nghĩa chính nêu trên, còn có một loại định nghĩa hỗn
hợp cả bản thể và chức năng. Ví như định nghĩa của E. Durkheim hay định nghĩa của giáo sư
Đặng Nghiêm Vạn.
+ Emile Durkheim
E. Durkheim xây dựng một lý thuyết về tôn giáo, theo đó điểm then chốt của tôn giáo
không những là niềm tin của nó mà là những nghi lễ xã hội mà các tín đồ thực hiện. Tôn giáo
là chìa khóa của sự đoàn kết xã hội, các niềm tin tôn giáo là quan trọng nhưng không phải ở
chính bản thân chúng mà ở chỗ chúng là biểu trưng của các nhóm xã hội.
“Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành
liên quan đến những điều thiêng liêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán; những niềm tin và
thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là Giáo
hội”.[E. Durkheim, Định nghĩa hiện tượng tôn giáo và về tôn giáo trong Hội khoa học lịch sử
VN. Những vấn đề nhân học tôn giáo, NXB Đà Nẵng, năm 2006, tr 6]).
Định nghĩa của E. Durkheim vừa là một định nghĩa bản thể (nhấn mạnh cái linh
thiêng) vừa là một định nghĩa chức năng (chức năng liên kết của tôn giáo). Định nghĩa này
cho thấy tôn giáo với tư cách là một hệ thống thống nhất gồm các niềm tin và hành động nghi
lễ đối với những thứ được kiêng thờ thần thánh hóa tạo thành một cộng đồng đạo đức cá nhân

theo tôn giáo đó cảm thấy có sức mạnh hơn để chịu đựng và vượt qua khó khăn của cuộc sống
cho dù nhiều khi cách thức hành động của họ chỉ giới hạn trong phạm vi tinh thần ý thức. Như
vậy trong định nghĩa của mình, E.Durkheim đã chỉ ra được tôn giáo là hệ thống tín ngưỡng
và thực hành tín ngưỡng, đồng thời ông cũng chỉ ra rất rõ ràng chức năng tôn giáo là đoàn kết
xã hội. Đây được đánh giá là một trong những định nghĩa tiêu biểu của xã hội học về tôn giáo
+ Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn: “ đối tượng chung nhất của tôn giáo, Tây cũng như
Đông, là thế giới siêu nhiên vô hình được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại
24
một cách hư ảo giữa con người và thế giới đó nhằm giải lý những vấn đề trên trần thế, cũng
như thế giới bên kia trong những hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của từng cộng đồng tôn
giáo hay xã hội khác nhau”. [Nguyễn Xuân Nghĩa Định nghĩavề tôn giáo và những hệ
luận trong nghiên cứu quá trình thế tục hóa (nhìn từ góc độ xã hội học); Tạp chí nghiên cứu
tôn giáo số 2/ 2002].
Định nghĩa này đã chỉ rõ bản chất và tôn giáo chức năng của tôn giáo là sự đền bù hư
ảo cho sự bất lực của con người trước tự nhiên đồng thời cũng thể hiện mong ước của con
người thông qua thế giới siêu nhiên vô hình.
Nếu như các nhà xã hội học như E.Durkheim, S.A. Tokarev, J. M. Yinger, P. Berger
trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về tôn giáo đã đưa ra những khái niệm theo những cách
riêng khác nhau. Thì theo MacWeber, ông cho rằng không thể định nghĩa được tôn giáo là gì,
chúng ta không nên cố gắng để định nghĩa nó mà có chăng chỉ nêu lên nó là gì ở phần kết
luận của mỗi công trình nghiên cứu. Theo ông xã hội học coi tôn giáo như một hiện tượng xã
hội thực tế, nghĩa là mọi tôn giáo là sản phẩm của sự tương tác giữa con người với nhau, là
một kiến tạo xã hội, chứ không phải do các lực lượng siêu nhiên tạo ra. Theo cách hiểu này
chúng ta nhận thấy rằng bằng cách này hay cách khác, các nhóm xã hội nhắc đến cái siêu
nhiên trong lời nói, trong hành động thực tiễn của họ đó là những hiện tượng xã hội có thật.
Nhìn chung, xét dưới góc độ xã hội học tôn giáo có ý nghĩa ở chỗ nó là ví dụ về việc
một hiện tượng phi hợp lý nhưng lại đóng một vai trò căn bản trong đời sống xã hội. Lý
thuyết xã hội học về tôn giáo cho phép ta hiểu nghi lễ xã hội và cái cách thức mà nghi lễ xã
hội tạo ra tình cảm đạo đức cũng như các ý tưởng mang tính biểu trưng, vượt ra khỏi phạm vi
hiểu về tôn giáo, lý thuyết xã hội học về tôn giáo còn giúp ta hiểu về chính trị và hệ tư tướng,

về tiến trình đoàn kết mà lại tạo ra xung đột giữa các nhóm. Thậm chí nó còn giúp ta hiểu về
những cơ sở của sự thế tục riêng tư trong đời sống hiện đại. Nghi lễ xã hội là cái gì đó phổ
quát, thấm trong mọi ngóc ngách của đời sống hiện đại, hệt như nó đã từng là như vậy trong
mọi thời, chỉ có các hình thái và sự sấp xếp của các nghi lễ là thay đổi mà thôi.
CHUYÊN ĐỀ 5: CÁI THIÊNG TRONG TÔN GIÁO
1. Định nghĩa:
Cái thiêng là cái cốt lõi của tín ngưỡng, nếu thiếu nó thì không thể có tín ngưỡng.
Nhưng từ tín ngưỡng đến tôn giáo còn một khoảng cách xa phụ thuộc vào thái độ ứng xử của
25

×