Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Câu hỏi ôn tập quản trị tài chính nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.12 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NÂNG CAO
CHƯƠNG 10
Câu 1: Tại sao các công ty có mức độ tăng trưởng bão hoà (mature firm) rất ít khi
phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn?
Câu 2: Phần bù rủi ro thị trường (market risk premium) trong mô hình CAPM phụ
thuộc vào những nhân tố nào?
Câu 3: Để xác định phí tổn vốn cổ phần thường, công ty thường sử dụng mô hình
CAPM. Tuy vậy, họ cũng gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình sử dụng
mô hình này. Hãy cho biết đó là những khó khăn gì?
Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phí tổn vốn bình quân?
Câu 5
Thu nhập, cổ tức và giá cố phiếu của công ty Thiên Ân dự kiến tăng 7%/ năm
trong tương lai. Cổ phiếu thường của công ty đang được chào bán với giá
23. 000 đồng/ cổ phiếu, cổ tức đợt gần đây nhất của công ty là 2.000 đồng và công
ty sẽ thanh toán cổ tức ở mức 2.140 đồng vào cuối năm nay.
a. Tính chi phí vốn chủ bằng cách sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền.
b. Nếu beta của công ty là 1.6, lãi suất phi rủi ro là 9%/năm, và sức sinh lời kỳ
vòng của thị trường là 13%, cho biết chi phí vốn chủ của công ty khi sử
dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM.
c. Nếu trái phiếu của công ty trả lãi suất định kỳ là 12%/năm, tính chi phí vốn
cổ phần thường R
S,
sử dụng mô hình lợi tức trái phiếu cộng với phần bù rủi
ro.
a. r = + 0.07 = 16.304%
b. r = r + RP x b = 0.09 + (0.13 - 0.09) x 1.6 = 15.4%
c. r = 0.12 + 0. 04 = 16%
Chương 11
GIÁ TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ DỰA TRÊN GIÁ TRỊ
Câu 6: Quản trị dựa trên giá trị là gì?


Câu 7: Nêu bốn nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị công ty. Phân tích tác tác
động của 4 nhân tố nêu trên đối với giá trị công ty?
Câu 8: Tại sao việc tăng trưởng của doanh số có thể có tác động tiêu cực đến giá trị
công ty?
1/9
Câu 9: Để khuyến khích đội ngũ quản lý hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá giá trị
cho cổ đông, một số công ty trả một khoản lương cố định cao, trong khi đó, ở một
số công ty khác, phần thưởng dành cho đội ngũ quản lý tỷ lệ thuận với việc tăng
giá cổ phiếu. Vậy cách nào hiệu quả hơn? Giải thích rõ lý do?
Câu 10: Việc tăng cường giám sát hoạt động của đội ngũ quản lý có giúp tăng giá
trị cho cổ đông hay không? Tại sao?
Câu 11: Quyền chọn mua cổ phiếu là gì? Quyền chọn mua cổ phiếu có gắn kết
quyền lợi của cổ đông với quyền lợi của đội ngũ quản lý hay không? Tại sao?
Câu 12
Tập đoàn An Khang từ trước đến nay chưa thanh toán cổ tức. Dòng ngân quỹ nhàn
rỗi của An Khang được dự đoán lần lượt là 80 triệu đồng và 100 triệu đồng trong
hai năm tới, và sau năm thứ hai, nó sẽ tăng trưởng ở mức không đổi là 8%/năm.
Chi phí vốn bình quân của công ty WACC là 12%.
a. Tính giá trị hoạt động tiếp diễn CV của công ty?
b. Tính giá trị hoạt động của công ty.
a. Tính giá trị của tất cả dòng tiền nhàn rỗi sau năm 2 và chiết khấu nó trở về
năm 2
V = 100 x 1.08 : (0.12 - 0.08) = 2700 triệu đồng
b. Giá trị hoạt động = 80/1.12 + 100/1.12 + 2700/1.12 = 2303.571 triệu đồng
Câu 13
Dòng ngân quỹ nhàn rỗi (FCF) hiện tại và dự kiến của công ty Hoàng Ân được cho
như sau:
Thực tế Dự kiến
2006 2007 2008 2009
FCF (triệu

đồng)
606.82 667.50 707.55 750.00
Theo dự báo của công ty, mức tăng trưởng của FCF sẽ không thay đổi sau năm
2008. Biết rằng chi phí vốn bình quân là 11%. Tính giá trị tiếp diễn CV tại năm
2008.

- Xác định g= (750 - 707.55)/707.55 = 6%
- Giá trị tiếp diễn = 750/(0.11- 0.06)= 15.000
Chương 12
LẬP NGÂN SÁCH VỐN: TIÊU CHUẨN RA QUYẾT ĐỊNH
Câu 14: Trình bày nhược điểm cơ bản chung của hai hai kỹ thuật Thời gian thu hồi
vốn và thời gian thu hồi vốn có tính đến hiện giá trong đánh giá dự án?
Tại sao nói rằng hai kỹ thuật trên phản ánh tính thanh khoản và độ rủi ro của dự
án?
Câu 15: Tại sao dự án có NPV dương có thể làm tăng giá trị cho cổ đông?
2/9
Câu 16: Hãy cho biết khi nào dự án có nhiều hơn một IRR?
Câu 17: Sự mâu thuẩn trong kết quả đánh giá hai dự án loại trừ nhau dựa trên
NPV và IRR xảy ra khi nào?
Câu 18: MIRR (tỷ suất thu hồi nội bộ có điều chỉnh ) là gì? Trình bày những ưu
điểm của MIRR so với IRR trong đánh giá dự án?
Câu 19: Hãy cho biết các phương pháp được áp dụng khi so sánh hai dự án có
vòng đời khác nhau? Những nhược điểm của phương pháp này?
Câu 20: Có trường hợp nào công ty phải bỏ qua các dự án giúp gia tăng giá trị
không? Vì sao?
Câu 21
Công ty ABC đang xem xét hai dự án loại trừ nhau, X và Y. Các dữ liệu của hai dự
án như sau:
Năm X Y
0 -1000 -1000

1 100 1000
2 300 100
3 400 50
4 700 50
Phí tổn vốn của mỗi dự án là 12%. Công ty ABC nên chọn dự án nào dựa trên
MIRR?
Đáp án: MIRR của X = 13.59% và MIRR của Y = 13.10%
Câu 22
Công ty XYZ có ngân sách vốn là 100 tỷ đồng để đầu tư vào 3 dự án độc lập
nhau . Chi phí vốn là 10%/năm. Lợi nhuân và chi phí của từng dự án được tập hợp
trong bảng dưới đây:
ĐVT: triệu đồng
Dự án Chi phí Thu nhập
Năm 0 Năm 1 Năm 2
A 30 40 0
B 30 0 50
C 70 0 100
a. Xếp hạng các dự án trên theo NPV và IRR
b. Dự án nào sẽ được chọn nếu
 Tỷ suất tái đầu tư là 22%/năm
 Tỷ suất tái đầu tư là 28%/năm
a.
Dự án NPV IRR
A 6.36 33%
B 11.32 29%
C 12.64 20%
Xếp hạng theo NPV: C, B, A
3/9
Xếp hạng theo IRR: A, B, C
b. Chỉ có dự án A bị ảnh hưởng bởi tỷ suất tái đầu tư:

 Khi tỷ suất tái đầu tư = 22%, giá trị tương lai của 40 triệu vào cuối năm 2
bằng 48.8 triệu (40 x 1.22). Vì vậy, trong trường hợp này nên chọn dự án B
và C để tổi đa hoá lợi nhuận trên 100 triệu vốn đầu tư ban đầu.
 Khi tỷ suất tái đầu tư = 28%, giá trị tương lai của 40 triệu vào cuối năm 2
bằng 51.2 triệu (40 x 1.28). Do đó, nên chọn dự án A và C.
Chương 13
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN: ƯỚC LƯỢNG DÒNG NGÂN QUỸ VÀ
PHÂN TÍCH RỦI RO
Câu 23: Dòng ngân quỹ nhàn rỗi FCF là gì? FCF được tính như thế nào?
Câu 24: Tác động ngoại vi là gì (externalities)? Cần lưu ý gì khi đánh giá một dự
án có tác động ngoại vi?
Câu 25: Tại sao phải lưu ý vấn đề lạm phát khi hoạch định ngân sách vốn? Trình
bày cách hiệu quả nhất trong việc xử lý vấn đề lạm phát trong hoạch định ngân
sách vốn?
Câu 26: Về lý thuyết, loại rủi ro nội tại của dự án ít được chú trọng hơn rủi ro của
công ty và rủi ro thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro này lại có ý nghĩa rất
quan trọng và trong một số trường hợp rủi ro của dự án có thể dùng để thay thế cho
rủi ro thị trường và rủi ro của công ty (trong trường hợp hai loại rủi ro này khó tính
toán được). Hãy giải thích vấn đề này?
Câu 27: Phân tích độ nhạy cảm là gì (sensitivity analysis)?
Câu 28: Phân biệt sensitivity analysis và scenario analysis. So với sensitivity
analysis, scenario analysis có ưu điểm gì?
Câu 29: Về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến Rủi ro thị trường trong
3 loại rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro công ty, và rủi ro dự án. Tuy nhiên trên thực
tế, tại sao rủi ro công ty và rủi ro dự án lại được chú trọng?
Câu 30: Công ty XYZ phải đưa ra quyết định giữa hai dự án đầu tư loại trừ nhau.
Mỗi dự án có nhu cầu vốn đầu tư là 6750 triệu đồng và kéo dài 3 năm. Sau khoản
đầu tư ban đầu 1 năm, Ngân quỹ ròng hằng năm của mỗi dự án được thu về và có
phân phối xác suất như sau:
Dự án A Dự án B

Xác suất Dòng ngân quỹ ròng
(triệu đồng)
Xác suất Dòng ngân quỹ ròng
(triệu đồng)
0.2 6.000 0.2 0
0.6 6.750 0.6 6.750
0.2 7.500 0.2 18.000
4/9
XYZ đã quyết định: áp dụng sức sinh lợi là 12% đối với dự án có độ rủi ro cao hơn
và 10% đối với dự án có độ rủi ro thấp hơn trong việc đánh giá dự án.
a. Tìm giá trị kỳ vọng của dòng ngân quỹ ròng hằng năm của mỗi dự án.
b. Tính NPV (có điều chỉnh rủi ro) cho mỗi dự án.
a. Giá trị kỳ vọng của dòng ngân quỹ ròng hằng năm của dự án A:
0.2 x 6000 + 0.6 x 6750 + 7500 x 0.2 = 6750 triệu đồng
Giá trị kỳ vọng của dòng ngân quỹ ròng hằng năm của dự án B:
0.2 x 0 + 0.6 x 6750 + 0.2 x 18000 = 7650 triệu đồng
b. NPV điều chỉnh dự án A
= -6750 + 6750/1.1 + 6750/ 1.1 + 6750/1.1 = 10.036 triệu đồng
NPV có điều chỉnh dự án B
= -6750 + 7650/1.12 + 7650/ 1.12 + 7650/1.12 = 11.624 triệu đồng
Chương 14
QUYỀN CHỌN THỰC
Câu 31: Phân biệt Quyền chọn thực và quyền chọn tài chính?
Câu 32: Quyền chọn thực là gì? Trình bày các kỹ thuật được sử dụng để phân tích
quyền chọn thực?
Câu 33: Quyền được trì hoãn đầu tư (investment timing option) là gì? Hãy cho biết
ý nghĩa của nó?
Câu 34: Trong việc đánh giá dự án, việc sử dụng phương pháp dòng ngân quỹ chiết
khấu (Discounted cash flow) có nhược điểm gì?
Câu 35: Tại sao khi đánh giá dự án, các nhà quản trị thường sử dụng kết hợp mô

hình quyết định dạng cây cùng với phân tích độ nhạy cảm?
Câu 36: Một công ty đang xem xét việc khai thác dầu trên khu vực được cấp phép.
Thời hạn của giấy phép là 5 năm. Hãy cho biết giá trị của quyền chọn được trì
hoãn thấp hay cao trong trường hợp giá của dầu thô thay đổi thất thường?
Câu 37: Có quan điểm cho rằng quyền chọn tăng trưởng (growth option) có điểm
tương đồng với quyền chọn mua cổ phiếu (call option on a stock). Vì sao?
Câu 38
Công ty M&M đang cân nhắc việc mua lô đất trống hiện đang chào bán với giá 1.2
tỷ đồng, đồng thời Công ty dự định chi thêm 5 tỷ đồng nữa để xây dựng một
khách sạn trên lô đất được mua này. Dòng ngân quỹ sau thuế tạo ra từ việc kinh
doanh khách sạn phụ thuộc đáng kể vào việc Chính phủ có áp dụng thuế đánh vào
dịch vụ du lịch trong năm nay hay không. Nếu sắc thuế này được ban hành, việc
kinh doanh khách sạn sẽ tạo ra dòng ngân quỹ sau thuế là 600 triệu đồng vào cuối
mỗi năm trong vòng 15 năm tới. Nếu thuế không được ban hành, dòng ngân quỹ
sau thuế là 1.2 tỷ đồng vào cuối mỗi năm trong 15 năm tới. Chi phí vốn của dự án
5/9
là 12%. Giả định rằng vào thời điểm ban đầu, công ty không có quyền trì hoãn dự
án. Sử dụng mô hình đưa ra quyết định dạng cây để trả lời các câu hỏi sau:
a. Tính NPV của dự án trong trường hợp thuế được ban hành
b. Tính NPV của dự án trong trường hợp thuế không được ban hành
c. Giả sử có xác suất 50% rằng thuế sẽ được áp dụng, tính NPV của dự án nếu
công ty thực hiện dự án hôm nay?







a. NPV = -1.2 - 5 + 0.6 x x (1- ) = -2,11348 tỷ đồng

b. NPV = -1.2 - 5 + 1.2 x x (1- ) = 1.973037 tỷ đồng
c. NPV = 0.5 x (-2,11348 ) + 0.5 x 1.973037 = -0.0702215 tỷ đồng < 0

Chương 15
QUYẾT ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VỐN (PHẦN 1)
Câu 39: Tại sao nợ làm tăng phí tổn vốn chủ? Những nhân tố nào làm tăng phí tổn
vốn vay?
Câu 40: Tại sao rủi ro phá sản làm giảm dòng ngân quỹ nhàn rỗi FCF?
Câu 41: Tại sao khi nợ chiếm tỷ trong cao trong cấu trúc vốn có thể làm cho nhà
quản trị bỏ qua các dự án có NPV dương?
Câu 42: Phân biệt rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính?
Câu 43: Hãy cho biết mối quan hệ của đòn bẩy hoạt động va rủi ro kinh doanh?
Câu 44: Giải thích câu nói sau: “ Việc sử dụng đòn bẩy có tác động vừa tích cực và
tiêu cực”
Câu 45: Trình bày lý thuyết đánh đổi (trade-off theory) của việc sử dụng đòn bẩy
Câu 46: Giải thích tại sao các nhà đầu tư xem thông báo phát hành cổ phiếu mới
của công ty là một tín hiệu không tốt, trong khi đó việc tăng vốn vay lại được cho
là tín hiệu tốt?
Câu 47: Có quan điểm cho rằng “Việc sử dụng nợ làm cho các nhà quản trị tập
trung hơn đến mục tiêu làm gia tăng giá trị cho cổ đông”. Hãy giải thích nhận định
trên?
6/9
0 1 2 15
-6.2 0.6 0.6 0.6
1.2 1.2 1.2 ……………………. …………………………
…………………………
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Năm
Thuế

Không thuế
Câu 48: Những lợi ích về thuế của việc sử dụng nợ được các nhà quản trị xem xét
khi đưa ra quyết định về cấu trúc vốn trong những trường hợp nào?
Câu 49: Trình bày tác động của thông tin bất đối xứng (asymmetric information)
đối với các quyết định về cấu trúc vốn?
Câu 50: Tái cấu trúc vốn là gì?
Chương 16
QUYẾT ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VỐN (PHẦN 2)
Câu 51: Giá trị và phí tổn vốn bình quân của công ty không bị ảnh hưởng bởi cấu
trúc vốn trong trường hợp nào?
Câu 52: Giá trị của công ty được tối đa hoá khi công ty sử dụng 100% nợ xảy ra
trong trường hợp nào?
Câu 53: Giá trị và phí tổn vốn bình quân của công ty sẽ thay đổi như thế nào trong
trường hợp không có thuế và trường hợp có thuế theo MM?
Câu 54: Việc sử dụng nợ có thể làm cho công ty có lợi ích về thuế, tuy nhiên tại
sao các công ty chỉ sử dụng một mức độ nợ nhất định trong cấu trúc vốn?
Câu 55: Hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của các rủi ro về phá sản và vỡ nợ đối với
công ty có giá trị tài sản hữu hình cao và công ty có giá trị tài sản vô hình cao?
Câu 56: Hãy cho biết những thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng các nguồn lực bên
trong và bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của công ty có tốc độ tăng trưởng thấp?
Tại sao công ty nên thực hiện theo thứ tự ưu tiên đó? Thứ tự này giống hay khác ở
các công ty có tốc độ tăng trưởng cao? Giải thích.
Câu 57: Tại sao công ty nên duy trì hạn mức vay mượn dự phòng? (reserve of
borrowing capacity)
Chương 17
PHÂN PHỐI CHO CỔ ĐÔNG: CỔ TỨC VÀ MUA LẠI CỔ PHIẾU
Câu 58: Chính sách cổ tức của công ty không có tác động lên giá cổ phiếu và phí
tổn vốn của công ty trong trường hợp nào? Vì sao?
Câu 59: Phân biệt target distribution ratio và target payout ratio?
Câu 60: Nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của công ty có chính sách

chi trả cổ tức thấp trong trường hợp nào?
Câu 61: Hãy cho biết tại sao cổ đông của công ty cho rằng việc công ty tăng cổ tức
chi trả là một tín hiệu tốt? Có trường hợp nào việc tăng cổ tức chi trả cho cổ đông
lại trở thành một tín hiệu không tốt về triển vọng tăng trưởng của công ty trong
tương lai hay không? Giải thích rõ lý do.
7/9
Câu 62: Tại sao việc thông báo mua lại cổ phiếu của công ty được xem là một tín
hiệu tốt?
Câu 63: Việc chi trả cổ tức cho cổ đông hay mua lại cổ phiếu có tác dụng giảm
thiểu việc chi tiêu không hợp lý của đội ngũ quản lý khi công ty có dự trữ tiền mặt
lớn hay không? Tại sao?
Câu 64: Phân biệt stock split và reverse split và cho biết tác động của nó lên giá cổ
phiếu? Tại sao công ty phải tiến hành stock split và reverse split?
Câu 65: Nhà quản trị tài chính có thể làm tăng giá trị của công ty thông qua các
quyết định về chính sách cổ tức hay không? Giải thích tại sao?
Câu 66
Giả sử cổ phiếu của công ty B&B đang chào bán với giá 200.000 đồng/cổ phiếu.
a. Nếu công ty chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu theo đó nếu một nhà đầu tư sở
hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu nữa, hãy tính lại giá cổ
phiếu trong trường hợp này?
b. Nếu công ty tách cổ phiếu theo tỷ lệ 3:2, giá mới cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?
c. Nếu công ty ghép cổ phiếu (reverse split) theo tỷ lệ 1:3, hãy tính giá mới của
cổ phiếu?
a. Vì tổng giá trị của cổ phiếu là không đổi, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống:
Giá cổ phiếu P = 200.000 x 100/120 = 166.666,67 đồng/cổ phiếu
b. Theo cách này, cứ sở hữu hai cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận thêm cổ phiếu
thứ 3. Giá cổ phiếu P = 200.000 x 2/3 = 133.333 đồng/cổ phiếu
c. Theo cách này, 3 cổ phiếu sẽ được ghép lại thành 1 cổ phiếu, vì vậy giá cổ
phiếu sẽ tăng lên:
P = 200.000 x 3/1 = 600.000 đồng/cổ phiếu

Câu 67
Công ty C&C hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng, hiện có 5 triệu cổ
phiếu đang lưu hành với giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Thu nhập ròng hiện tại của
công ty là 1 tỷ đồng. Chỉ số P/E = 20. Công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
là 50%.
a. Tính giá trị của vốn theo thị giá?
b. Tính tổng số tiền chi trả cho cổ đông dưới chính sách cổ tức này?
c. Hãy cho biết tỷ suất lợi tức cổ phần của công ty?
a. Giá trị của vốn theo thị giá = số lượng cổ phiếu lưu hành x giá thị trường
của cổ phiếu = 5 triệu cổ phiếu x 40.000 đồng/cổ phiếu = 200 tỷ đồng.
b. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức là 50%, tổng số tiền chi trả cho cổ đông dưới chính
sách cổ tức này là :
Thu nhập ròng x tỷ lệ trả cổ tức = 1 tỷ x 50% = 500 triệu đồng
c. DPS = tổng số tiền dùng để trả cổ tức/ tổng số cổ phiếu lưu hành
= 500 triệu đồng : 5 triệu cổ phiếu = 100 đồng/cổ phiếu
8/9
Tỷ suất lợi tức cổ phần = DPS/ giá cổ phiếu = 100/40.000 = 0.0025 = 0.25%

9/9

×