Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HKII môn sinh khối 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.9 KB, 4 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: SINH HỌC 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT
ĐỀ:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm)
*Hãy chọn và khoanh tròn vào đầu chữ cái cho ý trả lời đúng ở các câu sau:
Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng đối với thằn lằn bóng đuôi dài:
a. Động vật biến nhiệt.
b.Thở bằng da và phổi.
c. Trú đông trong các hang đất khô.
d. Da khô có vảy sừng bao bọc.
Câu 2: Ếch hô hấp bằng :
a.Mang và phổi.
b.Da và mang.
c.Phổi và ống khí.
d.Da và phổi.
Câu 3: Khi gặp kẻ thù tấn công, ễnh ương phản ứng lại bằng cách:
a. Trốn vào hốc hang, gốc cây.
b. Tiết nhựa độc.
c. Nuốt khí vào làm cơ thể căng phồng lên.
d. Nhảy xuống nước.
Câu 4:Đa dạng sinh học biểu thị bằng:
a.Thành phần loài.
b.đặc điểm hình thái của loài.
c.Nguồn gốc loài.
d.Số lượng loài.
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo cánh ngắn,yếu;chân cao to,khoẻ,có 2-3 ngón là thuộc
nhóm chim nào:
a. Nhóm chim bay.
b. Nhóm chim bơi.
c. Nhóm chim chạy.


d. Nhóm chim đào bới.
Câu 6: Ở thằn lằn máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì?
a. Máu pha.
b. Đỏ tươi.
c. Đỏ thẫm.
d. Đỏ tươi và đỏ thẫm.
Câu 7: Lông vũ của chim có tác dụng:
a. Chống rét, bảo vệ cơ thể, làm bánh lái.
b. Bảo vệ cơ thể , thân chim nhẹ, chống rét.
c. Làm thân chim nhẹ, định hướng bay, bảo vệ cơ thể .
d. Chống rét, giảm sức cản không khí, định hướng bay .
Câu 8: Chi sau của thỏ dài, khoẻ dùng để:
a. Đào hang.
b. Bật nhảy xa.
c. Giữ thức ăn.
d. Bảo vệ thỏ trong bụi rậm.
Câu 9:Đặc điểm nào sau đây giúp phân biệt thú với các loài động vật khác:
a.Hô hấp qua phổi .
b.tim có 4 ngăn.
c.Cơ hoành chia khoang cơ thể ra làm hai .
d.Bộ não hình ống.
Câu 10: Những động vật nào sau đây thuộc lớp Bò sát có đời sống ở nước:
a. Cá sấu,rắn,thằn lằn núi.
b. Rùa biển,kì đà,trăn.
c. Ba ba,rùa biển,cá sấu,rắn biển.
d. Rùa vàng,đồi mồi,kì đà.
Câu 11: Hãy sắp xếp các đặc điểm cho phù hợp với từng đại diện(thằn lằn hoặc
chim bồ câu) rồi ghi vào cột kết quả:
Đại diện Kết quả Đặc điểm
1/Thằn lằn

2/ Chim bồ câu
1/………
2/………
a. Là động vật biến nhiệt.
b. Có thận sau, không có bóng đái(nước tiểu thải ra
ngoàicùng phân).
c. Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
d. Tim có 3 ngăn,máu nuôi cơ thể ít bị pha hơn.
e. Là động vật hằng nhiệt.
f. Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước
tiểu đặc).

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: So sánh sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của các loài động vật :Thủy tức ,Giun
đất ,Châu chấu ,Cá chép, Ếch đồng (trưởng thành), Thằn lằn , Chim bồ câu, Thỏ.
Câu 2: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi
trường đới lạnh và hoang mạc đói nóng? (2 điểm)
Câu 3: Hãy nêu và cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con
người. (2 điểm)
ĐÁP ÁN:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trả lời b d c d c a b b c c
(Mỗi câu trả lời đúng là 0.3 điểm)
Câu 12: (1điểm)
1/ a, d, f.
2/ b, c, e.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1 : So sánh về hệ tuần hoàn:
Thủy tức Giun đất Châu chấu Cá chép Ếch đồng

(trưởng thành)
Thằn lằn Chim bồ
câu
Thỏ
Chưa phân
hóa
Tim chưa có
tâm nhĩ ,tâm
thất hệ tuần
hoàn kín
Tim chưa có
tâm nhĩ ,tâm
thất hệ tuần
hoàn hở.
Tim 2 ngăn,
có tâm nhĩ
tâm thất,
hệ tuần hoàn
kín
Tim 3 ngăn và một vách
ngăn hụt ,
có tâm nhĩ
tâm thất,
hệ tuần hoàn
kín
Tim 3 ngăn,
có tâm nhĩ
tâm thất,
hệ tuần hoàn
kín

Tim 4 ngăn
, có tâm nhĩ
tâm thất, hệ
tuần hoàn
kín
Tim 4 ngăn,
có tâm nhĩ
tâm thất,
hệ tuần hoàn
kín
Câu 2: (2 điểm)
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và
hoang mạc đới nóng là do:
- Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng,ẩm tương đối ổn định nên thích
hợp và thuận lợi với sự sống của mọi loại sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho
các loài động vật ở vùng nhiệt đới thích nghi cao và có số loài nhiều.(1 điểm)
- Còn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là những môi
trường có khí hậu khắc nghiệt nhất, chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được
băng giá hoặc khí hậu rất khô nóng mới tồn tại được nên có số loài ít hơn.(1 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
*Lợi ích:
-Ăn sâu bọ và một số động vật gặm nhấm(cú,cắt,…).
- Cung cấp thực phẩm ( gà, vịt,…).
- Làm cảnh (sáo, vẹt,…).
- Làm đồ trang trí (lông đà điểu).
- Làm chăn đệm (lông vịt, ngan, ngỗng,…).
- Huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng,…).
- Phục vụ cho du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời,…).
- Phát tán cây rừng (vẹt, chim hút mật,…).
* Tác hại:

Một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như: chim ăn quả, chim
ăn hạt (dơi,…);chim ăn cá (vit trời,…).
Ma Trận Đề
Biết Hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Chương: VI
NGÀNH ĐỘNG
VẬT CÓ XƯƠNG
SỐNG
(2.5đ)
Câu:1,2,6,
7, 9,12
(0,6đ)
Câu:
5,8
(2đ)
Câu 3
(0,6 )
Câu:
3 ,10
5,7đ
Chương VII: SỰ
TIẾN HOÁ CỦA
ĐỘNG VẬT
(2đ)
Câu:1

Chương VIII:
ĐỘNG VẬT VỚI
ĐỜI SỐNG CON

NGƯỜI
(0,3đ) (2đ)
Câu:
2
2,3đ
Tổng 2,8đ 0,6đ 4đ 0,6đ 2đ 10đ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×