Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận tài chính quốc tế QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - UCP 600

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.85 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH DOANH

MÔN HỌC : PHÁP LUẬT TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH NHÓM :
ĐỀ TÀI :
QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH
THỐNG NHẤT VỀ
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - UCP 600
Phụ trách hướng dẫn : GVC.Ths Ngô Thị Hải Xuân
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Mạnh Hùng MSSV : 1088620072
Nguyễn Việt Hưng MSSV : 1088620077
Nguyễn Thị Hương Nguyên MSSV : 1088620136
Dương Thị Hồng Hương MSSV : 1088620078
Nguyễn Thị Thu Trang MSSV : 1088620200
Trương Thị Phương Dung MSSV : 1088620025
Lớp VB 2 - Luật Kinh Doanh - LA 01
Khóa : 11
UCP 600 - Trang 1
Danh mục tài liệu tham khảo
Văn bản pháp lý
1. UCP-DC 600 – Bản tiếng Việt – dịch từ bản tiếng Anh của ông Gary Collyer, Tổng
giám Đốc Tập Đòan ABN AMRO Bank N.V LonDon và Cố vấn Kỹ Thuật của Ủy
Ban Kỹ Thuật và Thực Hành Ngân Hàng Của ICC
Sách, giáo trình
1.Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an
nhân dân - 2007.
2. Hướng dẫn đọc để hiểu UCP-DC 600 - GS.TS Võ Thanh Thu- NXB Thống Kê -
2007.
3. Bài giảng môn Pháp luật trong giao dịch thương mại quốc tế - ThS Ngô Thị Hải


Xuân - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Website:
www.saga.vn
www.interfreightlogistics.com
www.sinhvienluat.vn
UCP 600 - Trang 2
NỘI DUNG
I.Giới Thiệu Tổng Quan về Quy Tắc Thực hành Thống Nhất Thư Tín Dụng Chứng Từ.
II.Những Vấn Đề Chung :
1.Giới Thiệu UCP – DC 600
1.1 Khái Niệm UCP-DC 600
1.2 Vai Trò của UCP-DC 600
1.3 Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển
2.Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Áp Dụng UCP- DC
3. Thư Tín Dụng ( L/C )
4. Phân loại thư tín dụng
5.Giải Thích Thuật Ngữ
6.Phân Biệt Giữa Tín Dụng và Hợp Đồng
7.Quy Định Về Tín Dụng Thư
7.1 Giá trị thực hiện, ngày hết hạn và nơi xuất trình : điều 6 – UCP 600
7.2 Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh : điều 9 –UCP 600
7.3 Các tu chỉnh thư tín dung : điều 10 – UCP 600
7.4 Thư tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và được thông báo sơ bộ :
điều 11 UCP 600
7.5 Việc chỉ định ngân hàng : điều 12 UCP 600
7.6 Thỏa thuận trả tiền giữa ngân hàng và ngân hàng : điều 13 – UCP 600
7.7 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng : điều 38 – UCP 600
7.8 Chuyển nhượng tiền thu được : điều 39 – UCP 600
8.Cam kết của Ngân Hàng
8.1 Cam kết của ngân hàng phát hành

8.2 Cam kết của ngân hàng xác nhận
9.Tiêu Chuẩn Kiểm Tra và Quy định Chứng từ xuất trình
9.1 Chủ thể thực hiện kiểm tra
9.2 Những quy định về thời gian
9.3 Số lượng chứng từ xuất trình – bản chính và bản sao
9.4 Nội dung trên bề mặt chứng từ
9.5 Kết quả kiểm tra xuất trình chứng từ
10.Bất khả kháng và Miễn trách nhiệm
10.1 Các trường hợp miễn trách nhiệm cho Ngân hàng
10.2 Bất khả kháng
III.Kết Luận
UCP 600 - Trang 3
NỘI DUNG CHI TIẾT
I.Giới Thiệu Tổng Quan về Quy Tắc Thực hành Thống Nhất Thư Tín Dụng
Chứng Từ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, thương mại quốc tế phát triển ngày
càng mạnh mẽ. Để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia phát triển thì việc ra đời của những văn bản, những
quy tắc về các vấn đề thương mại, tài chính có tính thống nhất cao, phạm vi áp dụng rộng
trên nhiều quốc gia là hết sức cần thiết. Một trong những văn bản quan trọng đó là Quy tắc
thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits) viết tắt là UCP-DC. UCP-DC ra đời đã tạo ra sự thống nhất hơn giữa các ngân hàng
trong phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Những ai đã,
đang và sẽ làm việc trong lĩnh vực thương mại tài chính đều cần phải hiểu rõ về Quy tắc này
để có thể nhanh chóng hội nhập, hạn chế những rủi ro, tổn thất trong hoạt động xuất nhập
khẩu, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.
Được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933, trải qua 6 lần sửa đổi, bổ sung, bản hòan
thiện cuối cùng được ICC ban hành vào tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng
07 năm 2007, dưới tên gọi là UCP-DC 600.
II.Những Vấn Đề Chung :

1.Giới Thiệu UCP – DC
1.1 Khái Niệm UCP-DC
- UCP-DC (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – Quy tắc thực hành
thống nhất thư tín dụng chứng từ) được xem là một định chế tài chính quốc tế do phòng
thương mại quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố, nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng phương thức thanh tóan quốc tế : tín dụng chứng từ ứng dụng.
1.2 Vai Trò của UCP-DC
- Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ ( phương thức L/C) là phương thức được áp
dụng phổ biến trong thanh tóan quốc tế ( chiếm tỉ lệ hơn 60%). Việc sử dụng UCP-DC đem
lại nhưng lợi ích cơ bản như sau:
a/ Đối với ngân hàng :
- Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh tóan của các doanh
nghiệp khi sử dụng phương thức thanh tóan L/C : tùy thuộc vào bất kỳ vai trò nghiệp vụ nào,
chẳng hạn như : là ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu hay
ngân hàng xác nhận v.v mà các ngân hàng sẽ thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong
từng nghiệp vụ, phát sinh theo yêu cầu của khách hàng.
UCP 600 - Trang 4
- Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng ,vì trong
UCP-DC có chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ và chức năng của mỗi bên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, qua đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
khi tổ chức thanh tóan qua phương thức L/C, vì trong L/C có chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các
chứng từ có liên quan đến việc thanh tóan.
- UCP-DC được xem là một căn cứ pháp lý (Nếu trong L/C có dẫn chiếu đến UCP)
sẽ giúp nhanh chóng xử lý và giải quyết tranh chấp ( nếu có) liên quan đến ngân hàng.
b/Đối với các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu:
- UCP-DC là cẩm nang giúp các DN xuất khẩu-nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ
của mình có lien quan đến phương thức thanh tóan L/C như: thủ tục xin mở L/C; Lập và
kiểm tra bộ chứng từ thanh tóan v.v
- UCP-DC là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối
với mình.

- UCP-DC là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại-kiện (nếu có) đối với ngân hàng, nếu
như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP-DC, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp.
1.3 Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển
- Phòng thương mại quốc tế ICC sọan thảo các quy tắc hướng dẫn thực hiện thanh tóan
quốc tế ở phương thức tín dụng chứng từ lần đầu tiên vào năm 1929. Tuy nhiên các văn bản
này không mang tính quy tắc thống nhất và chỉ được áp dụng hạn chế ở một số ngân hàng ở
châu Âu.
- 1933 – ICC thông qua Quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ thương mại,
ấn bản đầu tiến có số hiệu là UCP 82
- 1951 – UCP được sửa đổi và mang số hiệu UCP 151.
- 1964 – UCP được sửa đổi và mang số hiệu UCP 222.
- 1974 – UCP được sửa đổi và mang số hiệu UCP 290.
- 1983 – UCP được sửa đổi và mang số hiệu UCP 400, có hiệu lực từ năm 1984.
- 1993 – UCP được sửa đổi và mang số hiệu UCP 500, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994.
- 2007 – UCP ấn bản được sửa đổi và mang số hiệu UCP 600, có hiệu lực từ ngày
1/7/2007.
- Như vậy, cứ bình quân 10 năm, UCP – DC lại thay đổi bổ sung một lần, nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển thương mại trên tòan cầu theo hướng nhanh; đa dạng về phương thức họat
động; Cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật – dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nâng cấp
hiện đại, phục vụ tối đa nhu cầu to lớn cho họat động kinh doanh thương mại quốc tế và đời
sống của tòan thể nhân lọai nói chung.
1.4 Giới thiệu UCP 600
- UCP 600 là phiên bản mới nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành vào năm
2007, nhằm thay thế cho phiên bản cũ UCP 500, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
UCP 600 - Trang 5
1.4.1 Lý do thay đổi UCP 500 thành UCP 600:
- Môi trường kinh doanh quốc tế thay đổi ngày càng nhanh và hiện đại hơn mang xu
hướng tòan cầu, cần phải có sự hòan thiện về cơ chế thanh tóan, trong đó có phương thức tín
dụng chứng từ.

- Theo thông lệ, cứ bình quân 10 năm thì UCP được sửa đổi và bổ sung một lần.
- Từ khi UCP 500 được đưa vào sử dụng, đã có nhiều điều khỏan mà khi áp dụng gây
nhiều lung túng cho ngân hàng thanh tóan L/C; gây tranh cãi giữa ngân hàng và các doanh
nghiệp kinh doanh xuất – nhập khẩu. Trong đó những điều khỏan gây khó khăn nhiều nhất
là:
• Điều khỏan 9 : Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.
• Điều khỏan 13 : Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ.
• Điều khỏan 14 : Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo.
• Điều khỏan 21 : Người lập chứng từ hoặc nội dung chứng từ không quy định rõ.
• Điều khỏan 23 : Vận đơn đường Biển.
• Điều khỏan 37 : Hóa đơn thương mại.
• Điều khỏan 48 : Thư tín dụng có thể chuyển nhượng.
1.4.2 Những thay đổi cơ bản của UCP 600:
- Thứ nhất : ngôn ngữ - nội dung trình bày rõ ràng và dễ hiểu hơn so với UCP 500.
- Thứ hai : UCP 600 đã rút ngắn hơn số lượng điều khỏan so với UCP 500 ( giảm bớt 10
điều khỏan, còn lại 39 điều).
- Thứ ba : UCP 600 đưa vào 3 điều khỏan mới, đó là :
• Điều khỏan 2 : Các định nghĩa.
• Điều khỏan 3 : các diễn giải.
• Điều khỏan 15 : Xuất trình chứng từ phù hợp.
- Ngòai ra UCP 600 còn sửa đổi bổ sung thêm nội dung của một số điều khỏan được quy
định trong UCP 500, ví dụ như : điều khỏan 4, 5, 7, 8, 9, 10 v.v
2. Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Áp Dụng UCP- DC
* Lưu ý 1 : Các ấn phẩm UCP được ban hành, đã có hơn 160 nước công nhận và
tuyên bố áp dụng ( trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên, đây là văn bản pháp lý quốc tế không
mang tính chất bắt buộc các bên tham gia thương mại quốc tế phải áp dụng, nên khi đã áp
dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều này trong thư tín dụng của mình.
*Lưu ý 2 : UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi bổ sung, nhưng các văn bản ra đời sau không
hủy bỏ các văn bản trước, do đó cả 7 văn bản UCP được ban hành vào các năm khác nhau
đều có giá trị thực hành thanh tóan quốc tế. các bên tham gia thương mại quốc tế tự quyết

định sẽ sử dụng ấn bản nào và bắt buộc phải dẫn chiếu số hiệu của ấn bản đó vào nội dung
của thư tín dụng.
*Lưu ý 3 : Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng, không bắt buộc các bên phải thực
hiện theo đúng từng điều quy định của UCP. Nếu các bên thống nhất những quy định khác
UCP 600 - Trang 6
so với nội dung một số điều của UCP, thì phải ghi rõ các quyết định ấy trong L/C và nó sẽ có
giá trị pháp lý ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.
*Lưu ý 4 : Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát
hành, mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh trong họat động thanh tóan
L/C, các bản dịch sang ngôn ngữ các nước khác chỉ mang tính tham khảo.
*Lưu ý 5 : UCP-DC chỉ áp dụng trong thanh tóan thượng mại quốc tế, không áp dụng
cho thanh tóan nội địa.
*Lưu ý 6 : UCP-DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức tín dụng
chứng từ. Ngòai ra còn có:
- URR 525 ( Uniform Rules for bank Reimbursement Under
Documentary Credit N
0
. 525/1995 – quy tắc thống nhất và hòan trả tiền
giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ);
- ISP 98 ( The International Standby Practices 98 – Quy tắc thực hành tín
dụng dự phòng quốc tế);
- eUCP ( The UCP supplement for Electronic Prsentation - Phụ lục của
UCP về xuất trình chứng từ điện tử);
- ISBP ( International Standard Banking Practices for the Examination of
documents under documentary credits – Tập quán ngân hàng theo tiêu
chuẩn quốc tế , áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ trong phương thức
tín dụng chứng từ)v.v
3. Thư Tín Dụng (L/C - Letter of Credits )
3.1 Khái Niệm :
- Thư tín dụng là văn bản cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, ngân hàng

thay mặt nhà nhập khẩu cam kết thanh toán có điều kiện, chỉ thực hiện khi nhà xuất khẩu
xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản, điều kiện cụ thể đã được
ghi trong thư tín dụng. L/C được mở trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, phần lớn các điều
khoản trên L/C xuất phát từ nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương. Nhưng khi L/C đã
mở thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương ( theo điều 4 UCP 600 ).
3.2 Quy trình mở L/C:Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
UCP 600 - Trang 7
Giải Thích Quy Trình:
(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, với điều khỏan thanh toán
theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
(2) Nhà nhập khẩu căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở tín dụng thư cho người xuất
khẩu hưởng .
(3) Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ
phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu, thông
báo về việc mở thư tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng cho người xuất khẩu.
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và bức tín dụng thư, ngân hàng thông
báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.
(5) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng; nếu không thì
đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại cho phù hợp rồi tiến hành giao hàng .
(6) Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo qui định
của tín dụng thư; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu
cầu được thanh toán tiền. Nếu tín dụng thư cho phép thương lượng tại ngân hàng khác thì
nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho một ngân hàng được chỉ định
thanh toán hoặc chấp nhận hay chiết khấu được xác định trong tín dụng thư.
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với qui định của
tín dụng thư thì trả tiền ( hoặc chấp nhận hay chiết khấu). Nếu thấy không phù hợp, ngân
hàng từ chối và gởi trả lại toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Thời gian kiểm tra bộ chứng
từ theo qui định là 7 ngày làm việc nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành phải thanh
toán cho người xuất khẩu .
Trường hợp các nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng được chỉ định thì sau

khi hoàn tất nghiệp vụ, bộ chứng từ thanh toán sẽ được chuyển giao về ngân hàng phát hành
kèm theo yêu cầu bồi hoàn.
(8) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh toán .
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều qui định
trong tín dụng thư , thì hoàn trả tiền cho ngân hàng ;nếu thấy không phù hợp có quyền từ
chối trả tiền cho ngân hàng .
4. Phân loại thư tín dụng:
Các loại tín dụng chứng từ:
4.1. Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( Revocable L/C) :
Là loại thư tín dụng mà người mở có quyền yêu cầu ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ thư tín dụng ma økhông cần sự chấp thuận của người thụ hưởng . Tuy nhiên
việc đó phải diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán .
4.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C ):
Là loại thư tín dụng mà sau khi nó được mở, mọi việc liện quan đến vấn đề sửa đổi ,
bổ sung hoặc hủy bỏ, ngân hàng mở chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của
các bên có liên quan.
UCP 600 - Trang 8
4.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C )
Là loại thư tín dụng không hủy ngang được một ngân hàng khác có uy tín đảm bảo trả
tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó Trong trường hợp
ngân hàng mở không thanh toán được thì ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho người thụ
hưởng.
4.4. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse L/C )
Là loại thư tín dụng không hủy ngang khi đã thanh toán cho người thụ hưởng thì ngân
hàng không được quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào .
4.5. Thư tín dụng chuyển nhượng ( Irrevocable Transferable L/C ):
Là loại thư tín dụng không hủy ngang , người hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân
hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng cho một
hay nhiều người thụ hưởng thứ hai.Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần.
4.6. Thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C ) :

Là loại thư tín dụng được mở ra trên cơ sở một thư tín dụng đã mở ra trước đó. Loại
thư tín dụng này thừơng được sử dụng trong mua bán hàng qua trung gian.
4.7. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ) :
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết gía trị của nó hoặc đã hết thời gian
hiệu lực lại tự động có giá trị hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất
định .
Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ ,ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng ,số lần tuần
hoàn và gía trị tối thiểu mỗi lần đó. Đồng thời cũng nói rõ , số dư của hạn ngạch L/C dùng
chưa hết lần trước có được hay không được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp.
4.8. Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ):
Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác được mở
ra. Trong hai thư tín dụng có liên quan , thư tín dụng được mở trước sẽ có nội dung được ghi
như sau : “ Tín dụng này chỉ có gía trị khi người hưởng lợi đã mở ra một thư tín dụng đối
ứng cho người mở thư tín dụng này…”. Đồng thời bên mở thư tín dụng đối ứng cũng sẽ
ghi :” Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số mở ngày…, tại ngân hàng …” và thông
báo kịp thời cho bên đối tác biết. UCP –500 không xem đây là một tín dụng thư vì điều
khoản cam kết thanh toán của nó không đúng bản chất của tín dụng thư.
4.9. Thư tín dụng thanh toán dần ( Deferred L/C ) :
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh tóan dần dần, trị gía thư tín dụng cho
người hưởng lợi , theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với
bên mua . Loại thư tín dụng này thích ứng với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
4.10. Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/C ):
Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: người yêu cầu mở
cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thư tín
dụng đã mở, ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ chyển giao hàng hóa cho
người mua.
UCP 600 - Trang 9
4.11. Thư tín dụng dự phòng ( Standby L/C ) :
Là loại thư tín dụng được phát hành với mục đích bồi hoàn những thiệt hại cho người
thụ hưởng nếu người mở vi phạm những điều khoản đã cam kết. Do vậy tín dụng thư này

không nhằm mục đích thanh toán như thư tín dụng bình thường .
5. Giải Thích Thuật Ngữ :
5.1 Các định nghĩa : điều 2 – UCP 600
- Theo mục đích của những quy định này :
• Ngân hàng thông báo: là ngân hàng thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của ngân
hàng phát hành thư tin dụng đó.
• Người xin mở thư tín dụng : là người mà theo yêu cầu của người đó, thư tín dụng
được phát hành.
• Ngày làm việc của ngân hàng : là ngày mà vào ngày đó ngân hàng mở cửa làm việc
thường lệ tại nơi mà các hành vi tuân thủ các quy định của UCP 600 được thực hiện.
• Người thụ hưởng : là người được hưởng lợi từ việc phát hành thư tín dụng.
• Xuất trình chứng từ hợp lệ : là xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và
điều khỏan được quy định trong thư tín dụng, phù hợp với các quy định được áp dụng
theo các quy định của UCP 600 và theo các quy tắc thực hành của ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế.
• Xác nhận thư tín dụng : là sự xác nhận của ngân hàng xác nhận, một ngân hàng
khác ngân hàng phát hành, để cam kết trả tiền hoặc thực hiện chiết khấu chứng từ
được xuất trình hợp lệ.
• Ngân hàng xác nhận : là ngân hàng xác nhận thêm vào thư tín dụng theo yêu cầu
hoặc theo sự ủy nhiệm của ngân hàng phát hành.
• Thư tín dụng : là bất cứ sự thỏa thuận nào, dù được gọi hay mô tả thế nào, mà theo
đó không thể hủy ngang và trở thành một cam kết của ngân hàng phát hành thư tín
dụng về việc thanh tóan khi chứng từ xuất trình hợp lệ.
• Cam kết thanh tóan là :
a.Thanh toán ngay đối với thư tín dụng trả ngay.
b.Cam kết sẽ thanh tóan sau và thự hiện thanh tóan vào ngày đáo hạn đối với
thư tín dụng trả sau.
c.Chấp nhận hối phiếu đòi tiền do người thụ hưởng ký phát đối với thư tín
dụng chấp nhận.
• Ngân hàng phát hành : là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người

xin mở thư tín dụng hoặc người được ủy nhiệm của họ.
• Chiết khấu chứng từ : là việc ngân hàng được chỉ định mua lại hối phiếu ( được ký
phát bởi một ngân hàng khác ) và/ hoặc mua lại chứng từ được xuất trình hợp lệ bằng
cách ứng trước hoặc chấp nhận ứng trước một số tiền cho người thụ hưởng, đúng vào
UCP 600 - Trang 10
ngày : hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó việc hòan trả tiền
được thực hiện bởi ngân hàng được chỉ định.
• Ngân hàng chỉ định : là ngân hàng mà ở đó thư tín dụng có giá trị thanh tóan hoặc
bất cứ ngân hàng nào mà trong thư tín dụng quy định có thể thanh tóan tại bất kỳ ngân
hàng nào.
• Xuất trình chứng từ ( hoặc là việc giao chứng từ ) theo quy định của thư tín dụng
cho ngân hàng phát hành hay ngân hàng được chỉ định; hoặc là các chúng từ đã được
giao.
• Người xuất trình chứng từ : là người thụ hưởng, ngân hàng hay một người nào khác
mà người đó thực hiện việc xuất trình chứng từ.
5.2 Các diễn giải : điều 3 – UCP 600
- UCP 600 giải thích thêm :
• Ở những nơi cần thiết trong quy tắc này, các từ ở dạng số ít bao gồm cả số nhiều và
ở dạng số nhiều bao gồm cả số ít.
• Một tín dụng là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về việc đó.
• Một chứng từ có thể được ký bằng tay, bằng FAX, bằng chữ ký đục lỗ, con dấu,
bang ký hiệu hoặc bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử nào.
• Một yêu cầu đối với một chứng từ được hợp thức hóa, được thị thực hoặc được
chứng thực hoặc tương tự sẽ được thỏa mãn bằng bất kỳ chữ ký, ký hiệu, con dấu
hoặc nhan hiệu nào ở trên chứng từ thể hiện là đáp ứng được yêu cầu đó.
• Cac chi nhánh của một ngan hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân
hàng độc lập.
• Những cụm từ như “hạng nhất”, “nổi tiếng”, “đủ tư cách”, “độc lập”, “chính
thức”, “tốt” hoặc “địa phương” sử dụng để mô tả người phát hành chứng từ, cho
phép bất cứ người phát hành nào, trừ người thụ hưởng, phát hành chứng từ đó.

• Trừ khi có yêu cầu sử dụng trên chứng từ, các từ như “nhanh”, “ngay lập tức”
hoặc “càng sớm càng tốt” sẽ không được xem xét đến.
• Các cụm từ “vào hoặc vào khoảng” hoặc tương tự sẽ được hiểu là sự việc xảy
ra trong một khoảng thời gian từ trước 5 ngày theo lịch cho đến sau 5 ngày theo lịch
tính từ ngày quy định, kể cả ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.
• Các từ “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “từ” và “giữa” nếu được dùng để
quy định thời hạn giao hàng thì sẽ bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó, và từ
“trước” và “sau”
thì không bao gồm ngày đó.
• Các từ “từ” và “sau” nếu được dùng để quy định ngày đáo hạn sẽ không bao gồm
ngày đó.
• Các từ “nửa đầu” và “nửa cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là kể từ
ngày 01 đến 15 và từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của một tháng, bao gồm cả các
ngày đó.
• Các từ “đầu”, “giữa” và “cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là từ
ngày 1 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của
UCP 600 - Trang 11
một tháng, bao gồm cả các ngày đó.
6. Phân Biệt Giữa Tín Dụng và Hợp Đồng : điều 4 – UCP 600
a. Thư tín dụng về bản chất nó là là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán
hoặc hợp đồng khác, mà chính hợp đồng đó là cơ sở cho ra đời thư tín dụng. các ngân hàng
không hề có liên quan gì đến hoặc có bất kỳ sự ràng buộc bởi hợp đồng đó, thậm chí ngay
khi có bất kỳ điều dẫn chiếu nào đến hợp đồng đó được ghi trong tín dụng thư. Do đó, sự
cam kết của một ngân hàng để trả tiền, để chiết khấu hoặc để hòan thành bất kỳ nghĩa vụ nào
khác theo thư tín dụng quy định thì cũng không phụ thuộc vào yêu sách hay biện bạch nào
của người xin mở thư tín dụng do người đó có mối quan hệ thân thiện với ngân hàng phát
hành hay người thụ hưởng thư tín dụng.
- Trong mọi trường hợp, người thụ hưởng không được lợi dụng mối quan hệ hợp đồng
đang có giữa các ngân hàng hoặc giữa người xin mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành.
b. Ngân hàng phát hành nên ngăn chặn khuynh hướng của người xin mở thư tín dụng

muốn quy định các bản sao của hợp đồng; hóa đơn báo giá làm cơ sở để mở thư tín dụng
hoặc tương tự như vậy là một phần không thể thiếu của thư tín dụng.
7. Quy Định Về Tín Dụng Thư
7.1 Giá trị thực hiện, ngày hết hạn và nơi xuất trình : điều 6 – UCP 600
a. Thư tín dụng phải nêu rõ là có giá trị thực hiện tại ngân hàng nào hoặc tại
bất cứ ngân hàng. Thư tín dụng có giá trị thực hiện tại một ngân hàng được chỉ định nào thì
cũng có giá trị thực hiện tại ngân hàng phát hành.
b. Thư tín dụng phải ghi rõ là được thực hiện bằng trả tiền ngay, trả tiền sau,
chấp nhận trả tiền hay chiết khấu.
c. Thư tín dụng không được phát hành cho phép hối phiếu ký phát đòi tiền
người xin mở thư tín dụng.
d. + Thư tín dụng phải quy định về ngày hết hạn xuất trình chứng từ. Ngày hết
hạn để thanh tóan hoặc chiết khấu chứng từ sẽ được hiểu là ngày hết hạn để xuất trình chứng
từ.
+ Tại ngân hàng mà thư tín dụng có gia trị thực hiện cũng là nơi xuất trình
chứng từ. Nơi xuất trình chứng từ đối với thư tín dụng có giá trị thực hiện tại bất kỳ ngân
hàng nào cũng chính là tại bất kỳ ngân hàng đó. Nơi xuất trình chứng từ khác nơi ngân hàng
phát hành thì nơi xuất trình chứng từ được hiểu là một nơi khác của ngân hàng phát hành.
- Thời gian hiệu lực của L/C là khoảng thời gian mà ngân hàng cam kết trả tiền cho
nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình thanh toán phù hợp với điều khoản điều
kiện đã ghi trong thư tín dụng:
. Ngày phát hành L/C (issuing date) là ngày ngân hàng chính thức phát hành L/C.
Chịu cam kết thanh toán L/C nếu bộ chứng từ phù hợp với điều kiện ghi trong L/C.
. Ngày hết hiệu lực L/C (Expiry date) phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian
hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế cần phải dự trù một khoản thời gian cần thiết trong trường hợp
chứng từ sai sót cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc làm lại chứng từ.
UCP 600 - Trang 12
. Địa điểm hết hiệu lực của L/C (Expiry date) Thông thường địa điểm hết hiệu lực của
L/C tại nước người người bán, tại nước người mua hay có thể ở nước thứ ba.
e. Trừ trường hợp đã quy định tại điều 29a, còn lại việc xuất trình chứng từ bởi

chính người thụ hưởng hay bởi người thay mặt họ vẫn phải được thực hiện vào ngày hết hạn
hoặc trước ngày hết hạn đó.
7.2 Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh : điều 9 –UCP 600
a. Một thư tín dụng và bất cứ tu chỉnh nào của thư tín dụng đó có thể được
thông báo cho người thụ hưởng qua một ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo không
phải là ngân hàng xác nhận thì chỉ thông báo thư tín dụng và bất cứ tu chỉnh nào của thư tín
dụng đó mà không phải cam kết gì về thanh tóan hay chiết khấu chứng từ.
b. Trước khi thông báo thư tín dụng hoặc tu chỉnh , ngân hàng thông báo phải
tuyên bố thư tín dụng và tu chỉnh đã đáp ứng được tính chân thật bề ngòai của nó và tuyên
bố nội dung thông báo đó phản ánh chính xác các điều kiện và điều khỏan của thư tín dụng
và tu chỉnh đã nhận.
c. Ngân hàng thông báo này có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng thông
báo khác ( Ngân hàng thông báo thứ hai ) để thông báo thư tín dụng và tu chỉnh cho người
thụ hưởng. trước khi thư tín dụng hoặc tu chỉnh, ngân hàng thông báo thứ hai phải tuyên bố
thông báo mà họ nhận được để thông báo đã đáp ứng được tính chân thật bề ngòai của nó và
tuyên bố nội dung thông báo đó phản ánh chính xác các điều kiện và điều khỏan của thư tín
dụng và tu chỉnh đã nhận.
d. Một ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng thông báo hoặc một
ngân hàng thông báo thứ hai để thông báo thư tín dụng thì cũng phải sử dụng ngân hàng đó
để thông báo bất kỳ tu chỉnh nào của thư tín dụng đó.
e. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo thư tín dụng hay tu chỉnh nhưng
từ chối thông báo thì không được chậm trễ, phải thông báo cho ngân hàng nơi sẽ nhận thư tín
dụng, tu chỉnh hay thông báo biết.
f. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo thư tín dụng hay tu chỉnh nhưng
không thể khẳng định được tính chân thật bề ngòai của thư tín dụng, của tu chỉnh hay của
thông báo đó, thì không được chậm trễ, phải thông báo cho ngân hàng nơi sẽ nhận chỉ thị
biết. Còn nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai dù thế nào cũng nhận
thông báo thư tín dụng hay tu chỉnh đó thì phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân
hàng thông báo thứ hai biết mình không có khả năng khẳng định được tính chân thật bề
ngòai của thư tín dụng, của tu chỉnh hay của thông báo đó.

7.3 Các tu chỉnh thư tín dụng : điều 10 – UCP 600
Việc tu chỉnh L/C từ phía người thụ hưởng L/C nhưng phải có sự chấp thuận của ngân
hàng mở L/C và người mở L/C. Đối với L/C xác nhận thì phải có thêm sự đồng ý chấp thuận
của ngân hàng xác nhận.
Việc tu chỉnh L/C có thể bổ sung, sửa đổi hay hủy bỏ các điều khoản, điều kiện trong
L/C. Nội dung sửa đổi phải đầy đủ chính xác không nên đưa quá nhiều chi tiết không cần
thiết.
Sau khi các bên đã bắt đầu thực hiện L/C thì các bên vẫn có thể đề nghị tu chỉnh L/C
miến là L/C còn hiệu lực và được sự chấp nhận của các bên còn lại
UCP 600 - Trang 13
Nội dung sửa đổi phải được chuyển đến nơi thực hiện yêu cầu đề nghị sửa đổi và phải
có sự phúc đáp trả lời đồng ý thực hiện điều chỉnh. Vì không quy định thời gian hiệu lực trả
lời, nên bản L/C cũ vẫn có giá trị hiệu lực cho đến khi có sự trả lời của ngân hàng về việc
điều chỉnh.
Sau đây là một số quy định tu chỉnh chứng từ theo Điều 10- UCP 600:
a. Ngọai trừ quy định khác, còn thì theo một thư tín dụng (theo điều 38) sẽ
không được tu chỉnh hoặc hủy bỏ khi chưa được sự chấp thuận của ngân hàng phát hành, của
ngân hàng xác nhận nếu có và của người thụ hưởng.
b. Ngân hàng phát hành sẽ bị ràng buộc vô điều kiện bởi tu chỉnh của mình
ngay tại thời điểm họ phát hiện tu chỉnh đó. Ngân hàng xác nhận khi xác nhận tu chỉnh cũng
sẽ bị ràng buộc vô điều kiện ngay tại thời điểm họ thông báo tu chỉnh đó. Tuy nhiên ngân
hàng xác nhận có thể thông báo tu chỉnh mà không xác nhận tu chỉnh đó, trong trường hợp
này, ngân hàng xác nhận phải thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành và người thụ
hưởng biết.
c. Các điều kiện và điều khỏan của thư tín dụng gốc ( hoặc một thư tín dụng
với các tu chỉnh đã được chấp nhận trước đó ) sẽ còn hiệu lực đối với người thụ hưởng đến
khi người thụ hưởng thông báo sự chấp nhận của mình đối với tu chỉnh mới cho ngân hàng
đã thông báo tu chỉnh đó. Người thụ hưởng phải ho ý kiến chấp nhận hay từ chối đối với tu
chỉnh. Nếu người thụ hưởng không làm như vậy, thì khi xuất trình chứng từ phù hợp với thư
tín dụng và phù hợp với bất kỳ tu chỉnh nào chưa được chấp nhận thì tu chỉnh đó nghiễm

nhiên được coi là đã được người thụ hưởng chấp nhận, và khi đó thư tín dụng được xem là
đã được tu chỉnh.
d. Ngân hàng thông báo tu chỉnh phải thông báo cho ngân hàng, nơi mà từ đó
mình đã nhận tu chỉnh, về bất cứ sự chấp nhận hay từ chối nào của mình.
e. Việc chấp nhận một phần của tu chỉnh là không hợp lệ và được xem như từ
chối tu chỉnh đó.
f. Một quy định trong tu chỉnh về hiệu lực của tu chỉnh, trừ khi bị người thụ
hưởng từ chối chấp nhận, trong thời hạn nhất định nào đó là không được xem xét đến.
7.4 Thư tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và được thông báo sơ
bộ : điều 11 UCP 600
a. Một chỉ thị bằng điện của một thư tín dụng hoặc tu chỉnh sẽ được xem xét
như là chỉ thị thực hiện thư tín dụng hoặc tu chỉnh, bất cứ xác nhận gửi sau nào cũng không
được xem xét.
Nếu bức điện chuyển ghi : “ Chi tiết đầy đủ gửi sau” ( hoặc nội dung tương tự )
hoặc ghi rằng thư xác nhận là văn bản có giá trị thực hiện thư tín dụng hoặc tu chỉnh, thì lúc
đó bức điện sẽ không được xem là văn bản có giá trị thực hiện thư tín dụng hoặc tu chỉnh .
Sau đó ngân hàng phát hành phải gửi ngay lập tức văn bản có giá trị thực hiện thư tín dụng
hoặc tu chỉnh với các điều khỏan không được mâu thuẫn với nội dung bức điện.
b. Một thông báo sơ bộ về việc phát hành thư tín dụng hay tu chỉnh ( thông báo
trước ) thì chỉ được gửi đi khi ngân hàng phát hành đã chuẩn bị phát hành văn bản thực hiện
thư tín dụng hoặc tu chỉnh . Ngân hàng phát hành đã gửi thông báo sơ bộ như vậy phải thực
hiện vô điều kiện và ngay lập tức phát hành văn bản thực hiện thư tín dụng hoặc tu chỉnh vớc
các điều khỏan không được mâu thuẫn với thông báo sơ bộ.
UCP 600 - Trang 14
7.5 Việc chỉ định ngân hàng : điều 12 UCP 600
a. Trừ khi ngân hàng được chỉ định là ngân hàng xác nhận, còn thì việc cho
phép thanh tóan hay chiết khấu chứng từ đều không buộc được ngân hàng được chỉ định có
nghĩa vụ cam kết thanh tóan hoặc chiết khấu chứng từ, ngọai trừ khi ngân hàng được chỉ
định chúng tỏ là có đồng ý và đã thông báo đến người thụ hưởng.
b. Ngay khi chỉ định ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc thực hiện cam kết sẽ

trả tiền sau là ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng được chỉ định đó được trả trả
tiền trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết sẽ trả tiền sau được thực
hiện bởi ngân hàng được chỉ định đó.
c. Việc ngân hàng được chỉ định, mà ngân hàng này không phải là ngân hàng
xác nhận, tiếp nhận hoặc kiểm tra và chuyển chứng từ cũng không ràng buộc ngân hàng
được chỉ định đó có trách nhiệm trả tiền hoặc chiết khấu chứng từ , cũng như không cấu
thành cam kết trả tiền hoặc chiết khấu chứng từ của ngân hàng được chỉ định đó.
7.6 Thỏa thuận trả tiền giữa ngân hàng và ngân hàng : điều 13 – UCP 600
a. Nếu thư tín dụng quy định rằng việc hòan trả tiền được thực hiện theo lệnh
của một ngân hàng được chỉ định nào đó (ngân hàng đòi tiền) khi ngân hàng này đòi tiền một
ngân hàng khác nữa (ngân hàng hòan trả tiền)thì thư tín dụng cũng phải quy định liệu việc
hòan trả tiền này có hiệu lực ngay vào ngày phát hành thư tín dụng không.
b. Nếu thư tín dụng không quy định việc hòan trả tiền tuân thủ theo các quy
định của ICC về hòan trả tiền giữa ngân hàng và ngân hàng như sau :
• Ngân hàng phát hành phải cung cấp cho ngân hàng hòan trả tiền một giấy ủy
quyền trả tiền phù hợp với quy định của thư tín dụng . Giấy ủy quyền trả tiền đó
không có ngày hết hạn.
• Ngân hàng đòi tiền không phải cung cấp cho ngân hàng hòan trả tiền một chứng
nhận là phù hợp với các điều khỏan và điều kiện của thư tín dụng.
• Ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại về tiền lãi cùng
với bất cứ chi phí nào phải chịu nếu ngân hàng hòan trả không thực hiện việc trả
tiền ngay từ lúc yêu cầu đầu tiên điược đua ra phù hợp với các điều khỏan và điều
kiện của thư tín dụng.
• Chi phí của ngân hàng hòan trả do ngân hàng phát hành chịu. Tuy nhiên nếu chi
phí đó do người thụ hưởng chịu thì ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm nêu
rõ trong thư tín dụng và trong giấy ủy quyền hòan trả tiền. Nếu chi phí của ngân
hàng hòan trả tiền do người thụ hưởng chịu thì các chi phí này sẽ được khấu trừ
vào số tiền mà ngân hàng đòi tiền đòi được. Nếu việc hòan trả tiền không được
thực hiện thì ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm về chi phí của ngân hàng
hòan trả.

c. Ngân hàng phát hành không được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào của mình đối
với việc hòan trả tiền, nếu ngân hàng hòan trả không trả tiền ngay từ lúc yêu cầu đầu tiên
được đưa ra.
7.7 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng : điều 38 – UCP 600
UCP 600 - Trang 15
a. Ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng tín dụng, trừ khi ngân hàng đó
đồng ý một cách rõ ràng về mức độ và cách chuyển nhượng.
b. Nhằm mục đích của điều khỏan này :
• Tín dụng có thể chuyển nhượng là một tín dụng có quy định rõ ràng :”Có thể chuyển
nhượng” và có giá trị thanh tóan tòan bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác
( người thụ hưởng thứ hai )theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất.
• Ngân hàng chuyển nhượng là một ngân hàng chỉ định để tiến hành chuyển nhượng tín
dụng hoặc, trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh tóan với bất cứ ngân hàng nào,
thì nó là một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền chuyển nhượng và thực
hiện chuyển nhượng tín dụng. Ngân hàng phát hành có thể là ngân hàng chuyển
nhượng.
• Tín dụng được chuyển nhượng là tín dụng đã có giá trị thanh tóan được thực hiện bởi
ngân hàng chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai.
c. Trừ khi có sự thỏa thuận khác vào lúc chuyển nhượng , tất cả các chi phí
(như : hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí ) xảy ra liên quan đến việc chuyển nhượng là
do người thụ hưởng thứ nhất thanh tóan.
d. Một tín dụng có thể được chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ
hưởng thứ hai, miễn là tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần.
Một tín dụng chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho
bất kỳ người thụ hưởng kế tiếp nào. Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là người thụ
hưởng tiếp theo.
e. Mọi yêu cầu chuyển nhượng phải ghi rõ sự cần thiết và điều kiện sửa đổi để
có thể thông báo cho người thụ hưởng thứ hai. Tín dụng được chuyển nhượng phải quy định
rõ những điều kiện này.
f. Nếu một tín dụng được chuyển nhượng cho nhiều người thụ hưởng thứ hai,

thì việc từ chối sửa đổi của một hay nhiều người người thụ hưởng thứ hai không làm mất giá
trị chấp nhận đối với những người thụ hưởng thứ hai khác, và tín dụng chuyển nhượng vẫn
được sửa đổi một cách thông thường. Đối với bất cứ người thụ hưởng thứ hai nào đã từ chối
sửa đổi, thì tín dụng chuyển nhượng vẫn giữ nguyên, không sửa đổi.
g. Tín dụng đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều
khỏan của tín dụng, bao gồm cả xác nhận ( nếu có ), ngọai trừ :
- Số tiền của tín dụng.
- Đơn giá nêu trong tín dụng.
- Ngày hết hạn hiệu lực.
- Thời hạn xuất trình chứng từ.
- Ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời gian giao hàng.
- Bất cứ hoặc tất cả các lọai trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi.
Tỉ lệ bảo hiểm có thể tăng tới mức của số tiền bảo hiểm quy định trong thư tín
dụng hoặc trong điều khỏan này.
UCP 600 - Trang 16
Tên của người thụ hưởng thứ nhất có thể thay bằng tên của người yêu cầu
trong thư tín dụng.
Nếu tín dụng đặc biệt đòi hỏi tên của người yêu cầu phải thể hiện trên mọi
chứng từ, trừ hóa đơn, thì các yêu cầu đó phải được phải được phản ánh trong tín dụng
chuyển nhượng.
h. Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của mình
(nếu có), bằng hóa đơn hoặc hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai nhưng số tiền không
được vượt quá số tiền quy định trong thư tín dụng và khi thay thế chứng từ như vậy người
thụ hưởng thứ nhất có thể đòi tiền theo tín dụng số tiền chênh lệch nếu có, giữa hóa đơn của
mình và hóa đơn của người thụ hưởng thứ hai.
i. Nếu người thụ hưởng thứ nhất phải xuất trình hóa đơn và hối phiếu của mình
nếu có, nhưng không thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên, hoặc các hóa đơn xuất trình của
người thụ hưởng thứ nhất có sự khác biệt mà trong xuất trình của người thụ hưởng thứ hai
không có và người thụ hưởng thứ nhât không sửa chữa chúng trong lần yêu cầu đầu tiên, thì
ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình chứng từ đã nhận được từ người thụ hưởng

thứ hai cho ngân hàng phát hành mà không chịu trach nhiệm gì thêm đối với người thụ
hưởng thứ nhất.
j. Người thụ hưởng thứ nhất, trong yêu cầu chuyển nhượng của mình , có thể
quy định rằng việc thanh tóan hoặc thương lượng thanh tóan phải được thực hiện cho người
thụ hưởng thứ hai tại nơi mà tín dụng đã được chuyển nhượng, cho đến ngày bao gồm cả
ngày tín dụng hết hiệu lực. điều này không làm phương hại đến quyền của người thụ hưởng
thứ nhất theo quy định tại mục h. của điều 38-UCP 600.
k. Việc xuất trình chứng từ người thụ hưởng thứ hai hoặc người thay mặt họ
phải được thực hiện tới ngân hàng chuyển nhượng.
7.8 Chuyển nhượng tiền thu được : điều 39 – UCP 600
Việc một thư tín dụng không được ghi là có thể chuyển nhượng được sẽ không làm
ảnh hưởng đến quyến của người thụ hưởng được chuyển nhượng mọi khỏan tiền mà mình
nhận được hay có thể nhận được theo thư tín dụng đó , phù hợp với các quy định của luật áp
dụng . Điều khỏan này chỉ lien quan đến việc chuyển nhượng quyền thực hiện thư tín dụng.
8.Cam kết của Ngân Hàng
8.1 Cam kết của ngân hàng phát hành : điều 7 – UCP 600
8.1.1 Một khi các chứng từ được qui định phải xuất trình cho ngân hàng được
chỉ định, hay cho ngân hàng phát hành, được xuất trình hợp lệ, thì tùy theo quy định của thư
tín dụng mà ngân hàng phát hành phải thực hiện :
• Trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc chấp nhận trả tiền.
• Thay ngân hàng được c hỉ định trả tiền ngay và ngân hàng chỉ định không phải trả
tiền nữa.
• Thay ngân hàng được chỉ định trả tiền sau và ngân hàng được chỉ định không phải
chịu trách nhiệm trả tiền sau hoặc có chịu trách nhiệm trả tiền sau thì cũng không
phải trả tiền vào ngày đến hạn trả tiền nữa.
UCP 600 - Trang 17
• Thay ngân hàng được chỉ định chấp nhận trả tiền và ngân hàng được chỉ định
không phải chấp nhận hối phiếu ký phát đòi tiền họ hoặc có chấp nhận hối phiếu
ký phát đòi tiền họ thì cũng không phải trả tiền vào ngày đến hạn trả tiền nữa.
• Thay ngân hàng được chỉ định chiết khấu chứng từ và ngân hàng được chỉ định

không phải chiết khấu nữa.
8.1.2 Ngân hàng phát hành bị buộc phải cam kết thanh tóan vô điều kiện ngay
từ thời điểm họ phát hành thư tín dụng.
8.1.3 Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải hòan trả lại tiền cho ngân hàng
được chỉ định đã thanh tóan hay chiết khấu chứng từ được xuất trình hợp lệ và đã chuyển
giao chứng từ đó cho ngân hàng phát hành. Việc hòan trả lại tiền như vậy chỉ được thực hiện
vào ngày đáo hạn đối với thư tín dụng qui định chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền sau, cho dù
ngân hàng được chỉ định đó vào trước ngày đáo hạn đã trả tiền hoặc chiết khấu rồi hay chưa.
Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành phải hòan trả tiền cho ngân hàng được chỉ định là hòan
tòan độc lập với nghĩa vụ của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.
8.2 Cam kết của ngân hàng xác nhận : điều 8 – UCP 600
8.2.1 Một khi các chứng từ được qui định phải xuất trình cho ngân hàng xác
nhận hay cho bất cứ ngân hàng được chỉ định nào, được xuất trình hợp lệ, thì ngân hàng xác
nhận phải :
• Tùy theo qui định của thư tín dụng mà thực hiện.
• Trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc chấp nhận trả tiền.
• Thay một ngân hàng được chỉ định khác trả tiền ngay và ngân hàng được chỉ định
đó không phải trả tiền nữa.
• Thay một ngân hàng được chỉ định khác trả tiền sau và được ngân hàng đó chỉ
định không phải chịu trách nhiệm trả tiền sau hoặc có chịu trách nhiệm trả tiền sau
thì cũng không phải trả tiền vào ngày đến hạn trả tiền nữa.
• Thay một ngân hàng được chỉ định khác chấp nhận trả tiền và ngân hàng được chỉ
định đó không phải chấp nhận hối phiếu ký phát đòi tiền họ hoặc có chấp nhận hối
phiếu ký phát đòi tiền họ thì cũng không phải trả tiền vào ngày đến hạn trả tiền
nữa.
• Thay một ngân hàng được chỉ định khác chiết khấu chứng từ và ngân hàng được
chỉ định đó không phải chiết khấu nữa.
• Thực hiện chiết khấu miễn truy đòi nếu thư tín dụng qui định chiết khấu tại ngân
hàng xác nhận.
8.2.2 Ngân hàng xác nhận bị buộc phải cam kết thanh tóan hoặc chiết khấu

chứng từ vô điều kiện ngay từ thời điểm mà họ xác nhận thư tín dụng.
8.2.3 Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ hòan trả lại tiền cho một ngân hàng
được chỉ định khác đã thanh tóan hay chiết khấu chứng từ được xuất trình hợp lệ và đã
chuyển chứng từ đó cho ngân hàng xác nhận. Việc hòan trả lại tiền như vậy chỉ được thực
hiện vào ngày đáo hạn đối với thư tín dụng được qui định chấp nhận trả tiền hoặc cho trả tiền
sau, cho dù ngân hàng được chỉ định đó vào trước ngày đáo hạn đã trả tiến hoặc chiết khấu
UCP 600 - Trang 18
chứng từ hay chưa. Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận phải hòan trả tiền cho ngân hàng được
chỉ định là hòan tòan độc lập với nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.
8.2.4 Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền hoặc yêu cầu
xác nhận thư tín dụng nhưng chưa sẵn sàng thực hiện việc xác nhận đó thì không được chậm
trễ, phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành biết rằng thư tín dụng chưa được xác nhận.
9.Tiêu Chuẩn Kiểm Tra và Quy định Chứng từ xuất trình
9.1 Chủ thể thực hiện kiểm tra
- Ngân hàng phát hành, bất kỳ ngân hàng được chỉ định nào hoặc ngân hàng xác nhận
(nếu có) phải kiểm tra tất cả các chứng từ xuất trình để xem liệu các chứng từ đó có thể hiện
trên bề mặt của chúng là được xuất trình phù hợp hay không (Điều 14a)
9.2 Những quy định về thời gian
- Chứng từ phải xuất trình trong thời gian qui định của thư tín dụng. Tuy nhiên, nếu
ngày hết hiệu lực của thư tín dụng hoặc ngày cuối cùng để xuất trình chứng từ rơi vào ngày
nghỉ của ngân hàng (lí do nghỉ không thuộc các trường hợp bất khả kháng được qui định tại
Điều 36 thì thời hạn cuối cùng để xuất trình được gia hạn tới ngày làm việc tiếp theo đầu tiên
của ngân hàng đó. (Điều 29a).
Lưu ý: trong trường hợp gia hạn như trên, ngân hàng chỉ định phải cung cấp cho ngân
hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận một văn bản xác nhận rằng chứng từ đã được xuất
trình trong thời hạn gia hạn cho phép theo qui định (Điều 29b).
- Chỉ áp dụng gia hạn như trên cho việc xuất trình chứng từ, không áp dụng giao hàng
(Điều 29c).
- Ngân hàng không có nghĩa vụ nhận chứng từ ngoài giờ làm việc của mình (Điều 33).
- Việc xuất trình chứng từ vận tải bản chính theo qui định từ Điều 19 đến Điều 25 của

UCP 600 phải nằm trong thời hạn qui định của thư tín dụng và không quá 21 ngày từ sau
ngày giao hàng. Việc xuất trình này phải được thực hiện bởi chính người thụ hưởng hoặc
người thay mặt họ (Điều 14c).
- Thời hạn tối đa để các ngân hàng thực hiện việc xem xét xuất trình chứng từ có phù
hợp không là năm ngày (Điều 14b).
9.3 Số lượng chứng từ xuất trình – bản chính và bản sao
- Chứng từ bản chính theo qui định của UCP 600 như sau:
- Các chứng từ có chữ ký sống, ký hiệu gốc, đóng dấu sống hoặc ghi nhãn hiệu chính
của người lập chứng từ sẽ được ngân hàng xem như bản chính (trừ khi tự bản thân chứng từ
đó ghi rõ nó không phải là bản chính).
- Trừ khi chứng từ được qui định khác, còn không ngân hàng cũng sẽ chấp nhận chứng
từ là bản chính nếu nó:
 Thể hiện được người lập chứng từ lập bằng cách viết tay, đánh máy, đục lỗ hoặc
đánh máy.
 Thể hiện được người lập chứng từ lập bằng dụng cụ sử dụng trong văn phòng của
mình.
UCP 600 - Trang 19
 Được ghi rõ là bản chính (trừ khi nội dung ghi như vậy không được áp dụng đối với
chứng từ được xuất trình đó).
Ít nhất mỗi chứng từ được quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình một bản
chính.
Nếu thư tín dụng quy định xuất trình chứng từ bản sao thì xuất trình chứng từ là bản
chính hay bản sao đều được chấp nhận.
Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng các thuật
ngữ như “in duplicate”, “in two fold” hoặc “in two copies” thì chứng từ phải được xuất trình
ít nhất một bản gốc và các bản còn lại là bản sao trừ khi chính các chứng từ quy định khác đi.
9.4 Nội dung trên bề mặt chứng từ
−Nguyên tắc chung về nội dung của chứng từ xuất trình:
 Nội dung chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hoá đơn thương mại phải phù hợp với
qui định cụ thể trong UCP 600.

 Nội dung các chứng từ khác phải phù hợp yêu cầu của thư tín dụng. Nếu thư tín dụng
không yêu cầu, nội dung giữa các chứng từ không cần giống y chang nhau và được hiểu theo
bản thân chứng từ đó nhưng không được mâu thuẫn với các chứng từ khác và với thư tín
dụng. (Điều 14d).
−Một số qui định cụ thể (Điều 14):
 Trong các chứng từ không phải là hoá đơn thương mại thì việc mô tả hàng hoá, dịch
vụ hoặc giao dịch nếu có, có thể mô tả một cách chung chung nhưng không mâu thuẫn với
mộ tả hàng hoá, dịch vụ hoặc giao dịch trong thư tín dụng (Điều 14e).
 Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ mà không qui định ai lập hoặc qui định
về nội dung thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như được xuất trình nếu nội dung của
nó thể hiện đầy đủ chức năng của chứng từ được yêu cầu.
 Chứng từ được xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu xuất trình vẫn được xem
xét và có thể trả lại người xuất trình.
 Nếu thư tín dụng có điều khoản không quy định chứng từ phải thể hiện phù hợp với
nội dung của điều khoản đó thì các ngân hàng sẽ hiểu không có quy định gì và không xem
xét chứng từ đó.
 Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành tín dụng nhưng không được ghi
sau ngày xuất trình chứng từ.
 Địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng trên các chứng từ không
nhất thiết phải giống thư tín dụng hay các chứng từ khác nhưng phải trong cùng quốc gia.
Các chi tiết để liên hệ (fax, điện thoại, thư điện tử,…) được ghi như một phần địa chỉ sẽ
không được xem xét (trừ chứng từ vận tải).
 Người giao hàng hoặc người gởi hàng ghi trên các chứng từ không nhất thiết là người
thụ hưởng của tín dụng .
 Một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác, không phải là người chuyên chở,
chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người thuê tàu phát hành miễn là chứng từ vận tải đó đáp ứng
yêu cầu của các điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của quy tắc này.
UCP 600 - Trang 20
9.5 Kết quả kiểm tra xuất trình chứng từ
a. Xuất trình chứng từ phù hợp (Điều 15- UCP 600):

Khi một ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh
toán.
Khi một ngân hàng xác nhận xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán
hoặc thương lượng thanh toán và chuyển giao các chứng từ tới ngân hàng phát hành
Khi một ngân hàng chỉ định xác định việc xuất trình là phù hợp và ngân hàng đó đã
thanh toán hoặc thương lượng thanh toán rồi, thì nó phải chuyển giao các chứng từ đến ngân
hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành
b. Xuất trình chứng từ không phù hợp (Điều 16 – UCP 600):
Khi xuất trình bộ chứng từ có những sai sót bộ chứng từ có thể sữa chữa được và những
sai sót không thể sữa chữa được.
- Sai sót có thể sữa chữa được: Các lỗi này lien quan đến việc lập chứng từ. Ví dụ: chứng
từ đánh nhầm hoặc đánh sai lỗi chính tả các thong tinh trên chứng từ, người lập đã hiểu sai
nội dung và thể hiện sai nội dung mà L/C quy định…
- Các sai sót không thể sữa chữa được: Các lỗi này thường lien quan đến hàng hóa như
chất lượng, số lượng, hay trọng lượng hàng hóa hoặc liên quan các thủ tục của cơ quan quản
lý Nhà nước hay các cơ quan khác không sữa chữa được.
Khi các ngân hàng xác định rằng việc xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có
thể từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.
Khi ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình chứng từ là không phù hợp thì ngân
hàng có thể đơn phương thăm dò ý kiến của người mở thư tín dụng để chấp nhận các bất hợp
lệ đó. Tuy nhiên, điều này không vượt quá thời hạn 5 ngày làm việc đã nói ở trên.
Các ngân hàng khi quyết định từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó
phải gởi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình. Thông báo phải ghi rõ:
i. Ngân hàng từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán; và
ii. Từng bất hợp lệ chứng từ mà vì đó Ngân hàng từ chối thanh toán hoặc thương lượng
thanh toán ; và
iii. Ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình, hoặc
- Ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nào họ nhận được chấp nhận
bất hợp lệ của người xin mở thư tín dụng và đồng ý với chấp nhận đó, hoặc
- Ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc

- Ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất
trình.
Thông báo trên phải được thực hiện bằng điện hoặc phương tiện nhanh chóng khác,
không được trễ hơn ngày làm việc thứ năm của ngân hàng tính từ ngay sau ngày nhận chứng
từ.
Các ngân hàng sau khi có thông báo trên thì có thể chuyển trả chứng từ cho người xuất
UCP 600 - Trang 21
trình.
Nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận không thực hiện đúng các quy định trên
sẽ mất quyền khiếu nại về việc chứng từ đã được xuất trình không phù hợp.
Ngân hàng từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và thông báo đúng qui định
thì có quyền đòi hoàn lại một khoản tiền cộng với tiền lãi phát sinh từ bất cứ việc hoàn trả
tiền nào mà ngân hàng đã thực hiện.
10.Bất khả kháng và Miễn trách nhiệm
10.1 Các trường hợp miễn trách nhiệm cho Ngân hàng
- UCP 600 cũng qui định ngân hàng được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp sau:
a. Miễn trách nhiệm về hiệu lực của chứng từ (Điều 34- UCP 600):
Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lí hoặc chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ,
tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào
hoặc đối với các điều kiện chung hoặc cụ thể quy định ở trong chứng từ hoặc ghi thêm vào
chứng từ đó.
Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lí hoặc chịu trách nhiệm đối với mô tả hàng hóa, số
lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, giao hàng, giá trị hoặc tình trạng hiện hữu
của hàng hóa, dịch vụ hoặc các nội dung khác mà các chứng từ thể hiện.
Ngân hàng cũng không có nghĩa vụ pháp lí hoăc chịu trách nhiệm về thiện chí hoặc các
hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoặc uy tín của người gửi
hàng, người chuyên chở, người giao nhận, người nhận hàng hoặc người bảo hiểm hàng hóa
hoặc bất cứ người nào khác.
b. Miễn trách nhiệm về chuyển giao hồ sơ (Điều 35a, b – UCP 600):
Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lý hoặc chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh

do việc chuyển giao chứng từ chậm trễ hoặc chứng từ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển
hồ sơ, ngay cả trong trường hợp ngân hang tự lựa chọn cách thức chuyển giao hồ sơ.
Nếu ngân hàng được chỉ định đã khẳng định bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và đã chuyển
giao các chứng từ đó cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, thì các ngân hàng
này phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán lại cho ngân hàng được chỉ định cho dù
ngân hàng được chỉ định đã hay chưa thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, ngay cả khi
bộ chứng từ bị thất lạc trong quá trình chuyển giao giữa các ngân hàng.
c. Miễn trách nhiệm về dịch thuật (Điều 35c –UCP 600):
Ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lý hoặc chịu trách nhiệm gì về những sai sót trong
việc dịch thuật hoặc giải thích những thuật ngữ chuyên môn và có thể chuyển nguyên văn
mà không dịch lại các điều khoản của thư tín dụng.
d. Miễn trách nhiệm đối với hành động của một bên nhận chỉ thị (Điều 37):
• Ngân hàng khi sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác để thực hiện chỉ thị của
người yêu cầu mở thư tín dụng thì ngân hàng làm việc đó với phí tổn và rủi ro do
người yêu cầu mở thư tín dụng chịu.
• Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ pháp lý hoặc chịu
trách nhiệm gì nếu những chỉ thị do họ truyền cho một ngân hàng khác không được
UCP 600 - Trang 22
thực hiện ngay cả khi họ chủ động lựa chọn ngân hàng khác đó để truyền chỉ thị.
• Khi một ngân hàng truyền chỉ thị cho một ngân hàng khác thực hiện dịch vụ thì phải
chịu mọi hoa hồng, phụ phí, giá thành và phí tổn (chi phí ) phát sinh do ngân hàng
nhận chỉ thị thực hiện chỉ thị đó.
+Nếu một thư tín dụng quy định các lọai phí như trên do người thụ hưởng chịu và
những chi phí đó không được trả sau hoặc khấu trừ vào tiền thu được, thì ngân hàng
phát hành vẫn phải chịu trách nhiệm thanh tóan các chi phí đó.
+Thư tín dụng hoặc tu chỉnh không nên quy định việc thông báo cho người thụ
hưởng chỉ được công nhận với điều kiện ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thong
báo thứ hai có biên nhận về chi phí thông báo đó.
• Người yêu cầu mở thư tín dụng sẽ bị ràng buộc và chịu trách nhiệm pháp lý với mọi
nghĩa vụ và trách nhiệm do luật pháp và tập quán nước ngòai quy định về việc đền bù

cho một ngân hàng nào đó.
10.2 Bất khả kháng: điều 36 – UCP 600
Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh ra từ sự gián đoạn hoạt
động kinh doanh của mình do thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, hành động
khủng bố hoặc do bất cứ các cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất cứ các nguyên nhân
nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ.
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, ngân hàng không phải thanh tóan hoặc thương
lượng thanh toán cho các tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đọan kinh doanh của ngân
hàng.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của ủy ban Kỹ thuật và tập quán ngân
hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết
những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà
UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải
quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục
nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.
UCP 600 đã ra đời và có hiệu lực vào 01/7/2007. Trong thời gian tiếp theo, ICC có nhiều
việc phải làm như cập nhật eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp với Bản quy tắc mới này. Các
ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP 600 chính
xác và hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm
hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là
một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

Chân thành cám ơn!
UCP 600 - Trang 23

×