Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

kế hoạch tuyên truyền chăm sóc sức khỏe của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 10 trang )

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON
Tháng 4:
1. Những điều cần tránh trong ăn uống để bảo vệ sức khoẻ.
2. Giá trị dinh dưỡng của rau và trái cây. Hướng dẫn cách làm một số nước
trái cây.
3. Giới thiệu các món ăn có sử dụng rau cho trẻ.
4. Hướng dẫn cách chế biến các món ăn có sử dụng rau phù hợp với trẻ dưới 1
tuổi và trên 1 tuổi.
5. Phòng bệnh tiêu chảy – Chăm sóc trẻ tiêu chảy.
6. Tuyên truyền chích ngừa bệnh sởi.
7. Tuyên truyền hiệu quả phòng chống béo phì.Giới thiệu các hoạt động vui
chơi tích cực cho trẻ bằng hình ảnh.
8. Tuyên truyền xếp loại tay nghề cho giáo viên.
       
Những điều cần tránh trong ăn uống để bảo vệ
sức khỏe.
- Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu , không rõ nguồn gốc dễ gây
ngộ độc thực phẩm.
- Ăn nhiều bánh kẹo, uống thức uống có ga….không đảm bảo về thành phần
dinh dưỡng cho cơ thể lại dễ gây béo phì.
- Ăn uống không đủ chất, không đủ thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn,
chỉ ăn một loại thức ăn ưa thích sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng.
- Không ăn rau quả, đây là nguồn cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Ăn không đủ bữa , không theo giờ giấc.
       
Giá trị dinh dưỡng của rau và trái cây.
Hướng dẫn cách làm một số loại nước trái cây.
Đã gọi là một chế độ ăn uống khoa học, và an toàn thì không thể thiếu rau xanh và
các loại hoa quả
.


1. Giá trị dinh dưỡng của rau và trái cây
Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định
huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên
quan đến đường ruột đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại
bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt…
Không ít người không có thói quen ăn nhiều rau và hoa quả, hoặc nếu có thì
thực đơn cũng rất nghèo nàn.
Ngoài ra, những nhầm lẫn giữa rau và củ quả như cho rằng khoai tây cũng
là một loại rau (thực tế khoai tây chỉ cung cấp tinh bột giống các loại ngũ cốc
khác chứ không phải là một loại rau) hoặc đa số mọi người chỉ nghĩ rau xanh, hoa
quả chỉ có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón và làm đẹp da
Các kết quả nghiên cứu mới nhất được thực hiện rất công phu của các nhà
khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe của Đại học Harvard đã đưa ra những
mối liên hệ chặt chẽ về tác dụng của rau, quả với khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc
các bệnh ung thư và tim mạch.
Tuy nhiên, ăn nhiều thôi chưa đủ mà còn cần phải đa dạng hóa thực đơn
nữa.
Cũng theo kết luận rút ra từ các cuộc nghiên cứu này, mỗi ngày cơ thể cần
từ 150-250g rau quả. Với những ai mỗi ngày cần ít nhất 2000 calo để duy trì cân
nặng và sức khỏe cần bổ sung 200-300g rau quả.
Rau quả với bệnh tim mạch
Rau quả có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và đột quỵ. Đây là một
kết luận rõ ràng và đã được công nhận trên toàn thế giới. Những người ăn rất
nhiều rau, quả thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như khả năng phát triển
của các loại bệnh này thấp hơn nhiều so với những người ăn ít hơn.
Những người ăn khoảng 200-300g rau, quả/ngày giảm hơn 30% nguy cơ mắc
bệnh tim và đột quỵ so với những người chỉ ăn ở mức tối thiểu (ít hơn 50g/ngày).
Mặc dù rau quả có tác dụng chung chống các bệnh tim mạch, nhưng vẫn có
một số loại rau quả có tác dụng nhiều hơn và có khả năng phòng tránh nhiều loại
bệnh khác, đặc biệt là: các loại rau màu xanh đậm, nhiều lá như rau diếp, rau bina

(cải bó xôi); các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh (súp lơ), bắp cải, các loại
cải xoăn và các loại quả họ cam chanh như cam, chanh, bưởi.
Bạn cần đa dạng hóa các loại rau và hoa quả. Chọn nhiều loại rau gồm các
loại rau nhiều lá, rau xanh, rau lá sậm, các loại rau và hoa quả có màu vàng, đỏ, cà
chua, cà chua đóng hộp và các loại quả thuộc họ cam chanh.
Khác với các loại thực phẩm khác khi ăn quá nhiều thường phát sinh tác
dụng phụ, ăn nhiều rau xanh không bao giờ thừa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nên ăn quá nhiều một lúc hoặc tăng
lượng rau, quả lên một cách đột ngột và chỉ chọn loại rau nào nhiều dinh dưỡng
nhất hay hợp khẩu vị nhất mà thôi.
Ngược lại, bạn phải tăng một cách từ từ, mỗi ngày tăng ít một và cố gắng
đa dạng càng nhiều loại rau quả càng tốt.
Trong 2 nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện đều cho kết quả: bằng
cách tăng lượng rau hoa quả từ từ như vậy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch giảm
thêm 4%.
Rau quả với huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố cơ bản và chủ yếu gây ra các bệnh về tim và đột
quỵ. Do vậy, việc kiểm soát huyết áp đóng vai trò rất quan trọng và chế độ ăn
uống là một công cụ hữu hiệu để hạ huyết áp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người bị huyết áp cao sau một thời
gian tuân thủ chế độ ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả, huyết áp đã trở lại mức bình
thường mà không cần phải dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào khác.
Ăn nhiều rau quả làm giảm cholesterol
Trong một nghiên cứu về tim, phổi và máu của Viện nghiên cứu tim mạch
quốc gia Mỹ trên 4466 trường hợp cả nam lẫn nữ, những người ăn nhiều hơn 100g
rau, quả/ngày có khả năng giảm đáng kể cholesterol LDL (là những cholesterol có
hại cho cơ thể).
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về việc rau
quả làm giảm cholesterol như thế nào nhưng có một điều chắc chắn rằng ăn nhiều
rau quả cũng giống như ăn ít thịt và bơ sữa, nghĩa là các chất béo bão hòa có khả

năng làm tăng cholesterol trong máu sẽ được giảm bớt.
Ngoài ra thành phần chất xơ trong rau quả cũng góp phần ngăn chặn quá
trình hấp thụ cholesterol từ thức ăn vào cơ thể.
Rau quả và bệnh ung thư
Hàng loạt các nghiên cứu mới nhất đã tìm ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa
việc ăn nhiều rau quả và khả năng ngăn chặn ung thư.
Viện nghiên cứu các bệnh ung thư Quốc tế nằm trong chương trình hoạt
động của Tổ chức y tế thế giới WHO gần đây đã hoàn thành một bản tổng kết về
rau quả và bệnh ung thư.
Bản tổng kết đã đưa ra kết luận: “Chế độ ăn nhiều rau quả có thể giảm bớt
nguy cơ mắc ung thư thực quản, phổi, ổ bụng, răng miệng, họng, trực tràng, thanh
quản, thận và bàng quang.
Ngoài ra ăn nhiều rau còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, trực
tràng, ung thư vòm miệng, họng, ổ bụng, thanh quản, phổi, buồng trứng và thận”.
Điều quan trọng là bạn phải ăn rau quả đều đặn và nhiều loại khác nhau.
Tức là phải ăn thường xuyên, mỗi ngày ăn đủ lượng rau và quả theo quy định thì
khả năng phòng tránh ung thư sẽ cao hơn.
Đặc biệt, mỗi loại rau quả khác nhau lại có tác dụng phòng chống và ngăn
ngừa một loại bệnh ung thư khác nhau. Ví dụ, cà chua có tác dụng chống ung thư
tiền liệt tuyến đặc biệt với các dạng ung thư tuyến tiền liệt cấp tính.
Một trong những yếu tố tạo nên điều đặc biệt này ở cà chua đó là nhờ sắc tố
đỏ - lycopen có khả năng tham gia tích cực vào quá trình chống ung thư tiền liệt
tuyến.
Rau quả với các bệnh về dạ dày và ruột
Một trong những chất quan trọng nhất trong rau quả là loại chất xơ khó
tiêu hóa. Khi các chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa, chúng hút nước và phồng lên như
các miếng xốp. Những miếng xốp này có thể “hạ nhiệt” những đoạn ruột dễ bị
kích thích và sau đó bằng cách kích thích nhu động ruột chúng góp phần giảm bớt
(thậm chí loại bỏ) chứng táo bón.
Các hoạt động làm mềm của các loại chất xơ khó tiêu hóa trong rau quả có

thể làm giảm áp lực bên trong ruột, giúp ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa (là sự phát
triển các bọng nhỏ dễ bị kích thích trong ruột) và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm
gây đau đớn do các bọng này gây ra.
Rau quả và thị lực
Cố gắng ăn nhiều rau và hoa quả hơn mức độ như hiện nay.
Nếu cơ thể bạn cần 2000calo/ngày để duy trì cân nặng và sức khỏe thì bạn phải
nạp vào cơ thể ít nhất 200-300g rau một ngày.
Ăn nhiều rau và hoa quả giúp duy trì thị lực tốt. Ai cũng biết cà rốt, đu đủ giàu
vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Những loại rau và hoa quả khác còn có tác dụng ngăn ngừa 2 loại bệnh liên quan
đến thoái hóa mắt là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt vốn ảnh hưởng đến
hàng triệu đàn ông và phụ nữ trên 65 tuổi.
Đục nhân mắt là chứng xuất hiện dần dần những đám mây quanh thủy tinh thể.
Chấm đen trong mắt là hiện tượng tâm võng mạc bị phá hủy dần và triệu chứng
đầu tiên là xuất hiện một chấm mờ mờ tại tâm của mọi vật khi bạn nhìn. Khi quá
trình thoái hóa này phát triển, tầm nhìn sẽ bị thu hẹp.
Những loại gốc tự do do ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,
nhiễm trùng và hệ trao đổi chất tạo ra là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng
này. Các loại rau lá xanh đậm có chứa hai loại sắc tố là lutein và zeaxanthin, có
thể làm tiêu tan các gốc tự do trước khi chúng ảnh hưởng đến các mô nhạy cảm
trong mắt.
Nói tóm lại, ăn nhiều rau, hoa quả và tinh bột có khả năng làm giảm nguy cơ phát
triển bệnh đục nhân mắt và chấm đen trong mắt, nhất là với người cao tuổi.
Hay giao tiếp nên ăn gì?
Rất nhiều người công việc gắn liền với các buổi giao tế, tiệc tùng liên miên. Trí
óc căng thẳng, sự tập trung cao độ dẫn đến máu lên não không đủ. Đồng thời với
“xúc tác” là một số chất gây hại như cồn và nicotin… khiến cho chức năng gan
dần dần bị suy giảm, cơ thể mỏi mệt.
Để giải quyết tình trạng này, khi ăn tiệc, bạn nên chọn một số loại thực phẩm có
lợi cho gan như: cá sốt chua ngọt, đậu giá chua ngọt, ngó sen ngọt, củ niễng chua

ngọt… Đậu giá, ngó sen, củ niễng cũng là những loại thực phẩm bao hàm lượng
cenluloz tương đối cao, có thể trung hòa các axit trong thịt.
Những loại thực phẩm có lượng đạm phong phú như trứng muối, đậu, canh gà
hầm… có thể hóa giải sự kích thích của cồn với dạ dày, có ích cho việc hóa giải
các chất gây hại cho cơ thể.
Sau bữa tiệc, trở về nhà có thể uống một cốc sữa chứa ít bơ hoặc một bát cháo ngô
nhỏ. Lưu ý không nên ăn cà rốt và mì lạnh.
2. Hướng dẫn làm nước trái cây
Nước cà chua:
Nguyên liệu: ½ trái ca chua
Cách làm: lấy trái cà chua chín trụng vào nước sôi trong hai phút để vỏ mềm. Để
dễ bóc vỏ ta nên cắt hình chữ thập dưới đít trái cà chua trước khi trụng nước sôi
Sau khi trụng và lột vỏ , băm nhuyễn rooif cho vào túi lưới sạch vắt lấy nước. Có
thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó cho thêmvào một ít nước cho lõang
hơn. Lưu ý phải bỏ hết phần hột cà chua.
Nước cà rốt
Nguyên liệu: 1 củ cà rốt
Cách làm: Rửa sạch và cắt miếng nhỏ , cho vào nồi và nấu với 30-50 ml nước, nấu
lửa nhỏ trong 10 phút , rồi lọc lấy nước đổ vào chén
Nước rau cải ngọt
Nguyên liệu: 6 miếng lá cải ngọt, rửa thật sạch.
Cách làm: Cho vào nồi khỏang 50ml nước sôi, lá cải xắt nhuyễn cho vào nồi nước
nước sôi nấu 1 phút rồi tắt bếp, đợi nguội lọc lấy nước cho vào tô.
Nước dưa leo
Nguyên liệu: ½ trái dưa leo
Cách làm: sau khi rửa sạch , bỏ vỏ. Ta dùng bàn chà để bào nhỏ dưa leo rồi dùng
vải thưa vắt nước, nếu dùng máy ép sinh tố thì càng tốt.
Nước bom
Nguyên liệu: ½ trái bom
Cách làm: bom rửa sạch cắt đôi, lấy ½ trái gọt bỏ vỏ, bỏ hột, dùng đồ báo để bào

thành sợi, rồi dùng vải thưa vắt lấy nước cốt .
Nước cam
Nguyên liệu: ½ trái cam
Cách làm: rửa sạch cam, xẻ đôi lấy ½, dùng đồ vắt cam để vắt lấy nước , có thể
dùng nguyên chất hoặc pha loãng với một ít nước chín để nguội.
Nước trái dâu
Nguyên liệu: ¾ trái dâu, 1 muỗng nước chín
Cách làm: dau rửa sạch, băm nhỏ cho vào chén, dùngmuỗng tán nhuyễn, sau đó
lọc qua rây, dùng muỗng ép cho ra hết nước cốt, thêm một ít nước chín trộn đều.
Nước đào
Nguyên liệu: ½ trái đào, 1 muỗng nước chín
Cách làm: chọn quả đào chín, gọt bỏ vỏ, xắt nhuyễn, cho vào một ít nước, trộn đều
Nước táo
Nguyên liệu: 10-20 trái táo.
Cách làm: nếu sử dụng táo khô phải ngâm 1 giờ trong nước . Táo tươi chỉ cần rửa
sạch, táo đã ngâm nước hoặc táo tươi vớt ra cho vào chén rồi bỏ vào xửng để hấp
khỏang 10-15 phút , lấy nước táo trong chén vào ly cho bé dùng
       
Phòng bệnh tiêu chảy – Chăm sóc trẻ bị tiêu
chảy.
1. Phòng bệnh tiêu chảy.
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng
nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất
bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến
thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng sởi: Trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng
dần tới tử vong. Tiêm vacxin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan

tới tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.
2. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần tuântheo 3
nguyên tắc sau.
- Vẫn tiếp tục cho bú và ăn đầy đủ để tránh mất sức. Trẻ mắc bệnh thường biếng
ăn, vì thế nên làm những món trẻ thích. Không nên kiêng chất béo vì dầu, mỡ rất
cần thiết khi trẻ bị tiêu chảy. Nên cho ăn nhiều bữa (tăng 2 lần so với bình
thường).
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, có thể dùng thêm nước cam vắt tươi
và nước dừa tươi. Uống Oresol để bù lại lượng dịch và chất điện giải trong cơ thể
(việc pha, uống loại thuốc này phải theo đúng hướng dẫn, nếu không sẽ gây nhiều
biến chứng nặng như phù, tiêu chảy nhiều hơn, rối loạn điện giải).
- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như bỏ ăn uống, bệnh ngày càng nặng, khát nước,
phân có máu , cần đưa đến cơ sở y tế ngay
       
Tuyên truyền phòng ngừa bệnh sởi
Sởi là một bệnh lây lan do siêu vi, thường gặp ở trẻ em với đặc điểm lâm
sàng là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát
ban đặc hiệu ở ngoài da, nên nhân dân thường gọi là ban đỏ. Sởi thường để lại
nhiều biến chứng nặng.
Tác nhân gây bệnh là siêu vi, thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, genus
Morbillivirus; siêu vi sởi có trong nhớt cổ họng, trong máu, trong nước tiểu bệnh
nhi ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát ban, có thể sống ít nhất
34 giờ trong không khí. Bệnh lây bằng đường hô hấp, do chất nhớt cổ họng có
chứa virus sởi văng ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi.
Sởi có thể xảy ra khắp mọi nơi, suốt cả năm, bệnh rất lây lan, dễ phát triển
thành dịch, chu lỳ 2-4 năm một lần trong những thành phố lớn; tính chu kỳ là do
số lượng người chưa có miễn dịch trong cộng đồng đạt đến tỷ lệ cao thích hợp
(khoảng 40-50%): nếu lúc đó xuất hiện vài ca bệnh sởi là dịch có thể xảy ra. Tuổi
dễ mắc bệnh là từ 6 tháng đến 10 tuổi, trẻ dưới 6 tháng có kháng thể của mẹ truyền
qua nhau khi còn là thai nhi, sau đó kháng thể giảm dần. Khoảng 90% các trẻ em

trên 10 tuổi đã có kháng thể chuyên biệt với bệnh sởi; hầu hết người lớn ít bị bệnh
vì đã có miễn dịch.
Bệnh sởi có những đặc trưng: dễ chẩn đoán, không có ổ chứa siêu vi ở thú
vật, không có trung gian truyền bệnh, chỉ có một tuýp huyết thanh và thuốc chủng
có hiệu quả; do đó, có thể thanh toán hoàn toàn. Ở các nước phát triển, hiện nay có
những vùng không còn bệnh sởi nữa và số trẻ em được miễn dịch lên đến trên
90%.
Khi nhiễm siêu vi sởi, bệnh được biểu hiện qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: từ 10-12 ngày, trẻ không có triệu chứng gì, đến ngày thứ 9-
10, trẻ có thể bị sốt nhẹ.
- Giai đoạn khởi phát: lây lan nhất, kéo dài 4-5 ngày, các biểu hiện chính là:
Sốt, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khớp.
- Viêm long: là triệu chứng luôn luôn xuất hiện trong bệnh sởi. Viêm ở mắt gây
chảy nước mắt, nhiều ghèn, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhi sợ ánh sáng. Giác mạc và mi
mắt có thể sưng phù. Viêm ở mũi gây hắc hơ, sổ mũi, khàn giọng, ho có đàm, đôi
khi kèm viêm thanh quản co rít. Viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
Trong họng-miệng có những chấm trắng nhỏ độ 1mm, nổi trên niêm mạc má màu
đỏ sung huyết, ngang với răng hàm thứ nhất, gọi là dấu Koplik, dấu hiệu này xuất
hiện và biến mất trong vòng 12-18 giờ.
- Giai đoạn phát ban: ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ,
ngực, bụng và hai cánh tay. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan ra sau lưng, hông và chi
dưới, 2-3 ngày thì lan toàn thân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh
hướng kết dính lại, nhưng xem kẽ có những khoảng da lành không bị tổn thương
nằm giữa những vùng phát ban.
Cần lưu ý: trong các thể nhẹ thì ban đỏ thưa thớt, không lan đến chân chớ không
phải do uống thuốc đông y như Tiêu ban lộ, và ở thể nặng thì ban dày đặc, gần
như toàn bộ da bị chr kín, ngay cả bàn tay và chân, cần được chăm sóc dinh dưỡng
chu đáo, chớ không phải ra ban nhiều là tốt.
Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ tăng đột ngột, nhưng khi ban đã mọc đến chân thì
nhiệt độ giảm. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo ói, tiêu chảy

hoặc viêm tai giữa, viêm phế quản.
- Giai đoạn phục hồi: thường thì sởi “bay” theo trình tự xuất hiện, để lại những
vết thâm trên mặt, da.
Bản thân bệnh sởi lành tính, nếu không được chăm sóc kỹ hoặc ngược lại kiêng
khem quá đáng, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi là một trong những biến chứng thường gặp nhất, có thể do chính siêu vi
sởi hay do bội nhiễm vi trùng khác như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… Bệnh nhi vẫn
còn sốt sau khi phát ban, ho kéo dài, trong thể nặng có thể suy hô hấp. Sởi còn có
nguy cơ làm trầm trọng một bệnh lao tiềm tàng.
Viêm tai giữa là biến chứng đứng hàng thứ hai, bệnh nhi sốt cao, quấy khóc, chảy
mủ vàng ở tai, nếu điều trị chậm sẽ gay ra thủng màng nhĩ.
Viêm thanh quản, có thể xuất hiện sớm trong giai đoạn viêm long hay phát ban;
bệnh nhi lên cơn khó thở về đêm, ho khan hay khàn giọng, diễn tiến thường lành
tính; hoặc xuất hiện trễ trong thời kỳ hồi phục với tình trạng khó thởthanh quản do
phù nề hay có màng giả, đôi khi gây suy hô hấp nặng.
Viêm não tuỷ là biến chứng hiếm gặp nhưng trầm trọng; bệnh nhi sốt cao, nhức
đầu, ói mửa, cổ cứng rồi lơ mơ, co giật. Tử vong có thể lên đến 10%, nếu sống sót
có nhiều di chứng thần kinh trầm trọng vĩnh viễn.
Cam tẩu mã, thường gặp ở bệnh nhi suy dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém.
Là tình trạng nhiễm trùng kém hoại tử ở môi, niêm mạc miệng, má, lở loét rất
nhanh, đưa đến mất tổ chức mô ở môi, miệng.
Viêm ruột kéo dài dẫn đến tiêu chảy liên tục và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn kiêng
sữ quá cũng gây suy dinh dưỡng và loét giác mạc mắt
Tuyên truyền tiêm vacxin phòng ngừa bệnh sởi.
- Sởi là một bệnh đã được đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng, tất
cả trẻ em 9 tháng tuổi đều được tiêm ngừa, tỉ lệ bệnh đã giảm nhưng bệnh chưa
phải là đã được thanh toán. Vì vậy, sau khi “tiêm vacxin sởi lần một” từ một tháng
trở lên, cần “tiêm nhắc lại mũi hai” để hệ miễn dịch làm việc.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccin sởi là hơn một
tháng.

Trẻ em trong diện tiêm, nếu trong vòng 1 tháng trở lại có tiêm các loại vaccin có
chứa vaccin sởi như MMRII, Trimovax, Priorix… sẽ không được tiêm trong chiến
dịch này.
Sau khi tiêm sởi trong đợt này, các phụ huynh nếu đưa con em đi tiêm ngừa dịch
vụ, cũng phải lưu ý tránh các loại có chứa vaccin sởi nêu trên, để đảm bảo khoảng
cách an toàn.
An toàn tiêm chủng là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Mỗi đội tiêm đều
có bác sĩ phụ trách; đảm bảo 1 bơm tiêm – 1 kiêm vô trùng cho một mũi tiêm,
vaccin sởi luôn luôn được bảo quản ở nhiệt độ dưới 8 độ C; lọ vaccin đã khui quá
8 giờ sẽ hủy, không hút sẵn vaccin vào bơm tiêm để chờ trẻ đến tiêm; thực hiện
đúng kỹ thuật tiêm dưới da 0,5ml cho mỗi mũi tiêm; sử dụng hộp an toàn cho mỗi
bàn tiêm để đựng bơm tiêm đã dùng; không để trẻ đói khi đi tiêm vaccin; có sẵn
nước uống và đường tại các điểm tiêm.
Vấn đề phòng chống sốc: mặc dù vaccin sởi thuộc loại an toàn nhất, nhưng vẫn có
thể có phản ứng phụ; ngành y tế đã chuẩn bị rất kỹ việc phòng chống sốc, các
nhân viên y tế tham gia tiêm chủng đều được tập huấn chuyên môn, xử trí các
trường hợp tai biến.
       

×