Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tìm hiểu về quặng đất hiếm lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.98 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Chương 1: Đặc trưng cơ bản của quặng đất hiếm ở Lai Châu
1. Khái quát khu vực nghiên cứu
2. Tài nguyên đất hiếm Lai Châu
2.1. Khái quát chung về đất hiếm
2.2. Đất hiếm ở Lai Châu
Chương 2: Những vấn đề kinh tế trọng tâm
1. Nguồn cung câó đất hiếm
2. Nhu cầu sử dụng đất hiếm
3. Chi phí và lợi ích trong khai thác và sử dụng đât hiếm
Chương 3: Đánh giá tác động môi trường hoạt động khai thác, chế biến quặng
đất hiếm ở Lai Châu và đề xuất phương pháp giảm thiểu tác động
1. Tác động đến môi trường tự nhiên
2. Tác động đến kinh tế - xã hội.
3. Đề xuất giảm thiểu tác động
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẶNG ĐẤT HIẾM Ở
LAI CHÂU
1
1. Khái quát khu vực nghiên cứu
Lai Châu là tỉnh miền núi và là nơi tập trung phong phú các loại khoáng sản,
tổng hợp các kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 68
mỏ, điểm khoáng sản của 16 loại khoáng sản rắn thuộc 4 nhóm và các nguồn nước
nóng - nước khoáng. Cụ thể:
- Nhiên liệu khoáng: than đá.
- Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, molipden, đất hiếm.
- Khoáng chất công nghiệp: barit.
- Vật liệu xây dựng: đá xây dựng, đá vôi xi măng, sét xi măng, cuội kết vôi,
sét gạch ngói, đá phiến lợp, cát xây dựng, cuội sỏi xây dựng.
- Nước nóng - nước khoáng.


Ngoài ra, Lai Châu là tỉnh biên giới có rất nhiều ưu thế về thiên nhiên như
rừng, sông, suối,… và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc
độ phát triển kinh tế rất mạnh. Quá trình này tạo ra thách thức rất lớn đối với hoạt
động quản lý toàn diện để cân bằng giữa công nghiệp khai khoáng với các ngành
kinh tế khác.
2. Tài nguyên đất hiếm Lai Châu
2.1. Khái quát chung về đất hiếm
* Định nghĩa
Các nguyên tố đất hiếm hay là các kim loại đất hiếm là tập hợp của khoảng
17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, bao gồm 15 nguyên tố
của nhóm Lantan, cộng thêm với Scandi và Yttri. Trong vỏ trái đất chúng có ở
khắp nơi với hàm lượng rất nhỏ, song đôi khi tập trung thành các tụ khoáng có quy
mô khác nhau, thường gọi là mỏ đất hiếm.
Bảng 1.2.1 Các nguyên tố đất hiếm và các đặc tính cơ bản
2
TT Nguyên tố

hiệu
hoá học
Thứ tự
nguyên
tử
Hoá trị
Nguyên
tửlượng
HLTBtron
g vỏ trái
đất (ppm)
Các
oxyt

1 Lantan La 57 3 138,92 29,00 La
2
O
3
2 Ceri Ce 58 3,4 140,13 60,00 CeO
2
3 Prazeodim Pr 59 3,4 140,92 9,00 Pr
4
O
11
4 Neodim Nd 60 3 144,27 37,00 Nd
2
O
3
5 Prometi Pm 61 3 145,00 - Không
6 Samari Sm 62 2,3 150,43 8,00 Sm
2
O
3
7 Europi Eu 63 2,3 152,00 1,30 Eu
2
O
3
8 Gadoloni Gd 64 3 156,90 8,00 Gd
2
O
3
9 Tecbi Tb 65 3,4 159,20 2,50 Tb
4
O

7
10 Dysprosi Dy 66 3 162,46 5,00 Dy
2
O
3
11 Honmi Ho 67 3 164,94 1,70 Ho
2
O
3
12 Erbi Er 68 3 167,20 3,00 Er
2
O
3
13 Tuli Tm 69 3 169,40 0,50 Tm
2
O
3
3
14 Ytecbi Yb 70 2,3 173,04 0,33 Yb
2
O
3
15 Lutexi Lu 71 3 174,99 0,50 Lu
2
O
3
16 Ytri Y 39 3 88,92 29,00 Y
2
O
3

17 Scandi Sc 21 3 59,72 - Sc
2
O
3

* Phân bố
- Ở Tây Bắc có các mỏ ở Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu),
Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái).
- Đất hiếm trong sa khoáng chủ yếu ở dạng monazit, xenotim là loại phosphat
đất hiếm. Trong sa khoáng ven biển, monazit, xenotim được tập trung cùng với
ilmenit với các mức hàm lượng khác nhau, phân bố ven bờ biển từ Quảng Ninh
đến Vũng Tàu. Sa khoáng monazit trong lục địa thường phân bố ở các thềm sông,
suối điển hình là các mỏ monazit ở vùng Bắc Bù Khạng (Nghệ An) như ở các điểm
monazit Pom Lâu - Bản Tằm, Châu Bình… Monazit trong sa khoáng ven biển
được coi là sản phẩm đi kèm và được thu hồi trong quá trình khai thác ilmenit.
* Ứng dụng của đất hiếm
Các sản phẩm của đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, y học,…Đất hiếm có rất nhiều ứng dụng, ví dụ như chúng
được dùng trong chế tạo nam châm vĩnh cửu sử dụng cho các máy phát điện, hay
chúng được đưa vào các chế phẩm trong phân bón vi lượng, được ứng dụng trong
vật liệu siêu dẫn, phát quang trong ứng dụng quang điện, công nghệ laser và để sản
4
xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như ôtô hybrid, vũ khí, màn hình
phẳng TV, điện thoại di động, đèn thủy ngân cao áp và ống kính máy ảnh v.v
Bảng 1.2.2 Lĩnh vực sử dụng chính của các nguyên tố đất hiếm và hỗn hợp
TT Tên

hiệu
Lĩnh vực sử dụng
1 Ceri Ce

Chất xúc tác; gốm, sứ; kính; một hợp kim của kim loại đất
hiếm được sử dụng không chỉ cho đá đánh lửa trong bật
lửa mà còn được sử dụng, có lẽ quan trọng hơn, trong
thép thanh lọc bởi sự loại bỏ oxy và sulfur; chất huỳnh
quang và bột đánh bong
2 Dysprosi Dy
Gốm, sứ; chất huỳnh quang và ứng dụng hạt nhân; nam
chân vĩnh cửu
3 Erbi Er
Gốm, sứ; thuốc nhuộm kính; sợi quang học; ứng dụng hạt
nhân và laze
4 Europi Eu Chất huỳnh quang
5 Gadolini Gd
Gốm, sứ; kính; sự dò tìm và trực quan hoá ảnh y học
quang học và từ tính
6 Holmi Ho Gốm, sứ; ứng dụng hạt nhân và laze
7 Lantan La
Chất xúc tác tự động; gốm, sứ; kính; chất huỳnh quang và
chất nhuộm
8 Luteti Lu
Tinh thể đơn chất phát sáng, chất xúc tác, sản xuất huỳnh
quang tia X đặc biệt
9 Neodym Nd
Chất xúc tác; máy lọc IR, laze; chất nhuộm và nam châm
vĩnh cửu
10
Praseody
m
Pr Gốm, sứ; kính và chất nhuộm; nam châm vĩnh cửu
11 Promethi Pm

Chất huỳnh quang, pin hạt nhân và dụng cụ đo lường thu
nhỏ
12 Samari Sm Bộ lọc vi ba; ứng dụng hạt nhân và nam châm vĩnh cửu
13 Scandi Sc
Không gian vũ trụ; gậy bóng chày; ứng dụng hạt nhân;
chất bán dẫn và chiếu sáng
14 Terbi Tb Chất huỳnh quang; nam chân vĩnh cửu; pin nhiên liệu
15 Thuli Tm Trực quan hoá ảnh y học và ống chùm điện tử
16 Ytterbi Yb Công nghiệp hoá học và nghề luyện kim
5
TT
Tên Ký
hiệu
Lĩnh vực sử dụng
17
Yttri Y Tụ điện; chất huỳnh quang (ống dẫn tia catiot-CRT và
đèn), công nghệ rada và chất siêu dẫn
2.2.
Đất
hiếm ở Lai
Châu
6
Hình 1. Sơ đồ vị trí các mỏ đất hiếm lớn khu vực Tây Bắc
Đất hiếm có nguồn gốc nhiệt dịch, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc Việt
Nam.
Lai Châu là tỉnh có trữ lượng đất hiếm lớn nhất với 4 mỏ là Đông Pao, Bắc
Nậm Xe, Nam Nậm Xe và Thèn Thầu. Điều kiện khai thác mỏ đất hiếm ở Lai
Châu tương đối phức tạp, hiện chưa được khai thác công nghiệp. Tổng trữ lượng
đất hiếm khoảng hơn 10 triệu tấn đất hiếm cùng tồn tại với rất nhiều loại khoáng
sản khác như vàng, chì-kẽm, sắt, molibden-bismut,…

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ TRỌNG TÂM
1. Nguồn cung cấp đất hiếm
Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi Pass,
Colorado - Mỹ. Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm. Đến
năm 1983, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc Tuy. Lý do vì chi phí
sản xuất tại Trung Quốc rẻ và các quy chuẩn về vấn đề môi truờng không chặt chẽ,
gắt gao như đuợc đưa ra tại các nuớc như Hoa Kỳ. Trung Quốc gần như hoàn toàn
nắm độc quyền các nguyên tố nặng trong chuỗi 17 nguyên tố đất hiếm. .
Hiện tại Trung Quốc vẫn chiếm tới 97% nguồn cung cấp đất hiếm toàn cầu.
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tìm thấy một trữ lượng đất hiếm khổng lồ dưới
đáy biển Thái Bình Dương, tại khu vực xung quanh đảo Minamitori nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học,
lượng kim loại đất hiếm dự trữ tại đây có thể đáp ứng đủ nhu cầu nội địa của Nhật
7
Bản trong khoảng 200 năm. Những mỏ đất hiếm chỉ nằm cách đáy biển từ 2-4 mét
với hàm lượng cao chưa từng thấy, và khai thác hoàn toàn không quá tốn kém-
giáo sư Yasuhiro Kato thuộc trường đại học Tokyo, người cần đầu nhóm các nhà
khoa học nói trên cho biết. Phát hiện này hy vọng có thể giúp Tokyo phá vỡ sự độc
quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đất hiếm lớn nhất từ trước, nhưng
hiện nay Trung quốc đang hạn chế xuất khẩu, cho nên các nước nhập khẩu đất
hiếm đang phải tìm thị trường mới, và Việt Nam là một thị trường tiềm năng vì có
trữ lượng khá lớn, nhân công giá rẻ. Tổng trữ lượng và tài nguyên đất hiếm trong
các mỏ gốc và phong hóa ở Việt Nam đạt khoảng 16 triệu tấn tổng oxit đất hiếm,
tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu. Các mỏ đất hiếm gốc và phong hóa ở Việt Nam
đề thuộc loại quy mô lớn, trong đó mỏ đất hiếm lớn nhất là Bắc Nậm Xe. Tổng trữ
lượng và tài nguyên monazite khoảng 7.000 tấn.
Bảng 2.1 : Tổng hợp trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam
8
TT

Tên
mỏ,
đ
iể
m
qu

ng
Đá chứa
quặng
Thành phần
khoáng vật quặng
Hàm lượng
Trữ lượng-Tài
nguyên (tấn)
Ghi chú
121
122
333
334
Tổng
1
Mỏ đất
hiếm
Đông
Pao
Đá
syenit
phức
h


Pusam
c
ap
Bastnezit, parizit,
lantanit, octit.
0,5÷39%
TR
2
O
3
370.583
1.475.699
2.535.591
4.381.873
2
Mỏ đất
hiếm
Bắc
Nậm
X
e
Đá vôi
hệ tầng
Na
Vang
Bastnezit, parizit,
cordilit, fluocerit,
sinkizit, lantanit,
mariniakit, octit,

monazit, xenotim,
uranokiecxit,
Quặng
phong
hóa:
2,0÷16,8%
TR O
Quặng
gố
c:
0,6÷31,35%
TR
2
O
3
1.744.662
5.962.799
7.707.461
Đang
thăm dò
3
Mỏ đất
hi
ế
m
Nam
N

m
Xe

Đá phu
trào
hệ tầng
Viên
Nam
Parizit, flogopit,
basnezit, lantanit
0,5÷36%
TR
2
O
3
5.680
193.488
740.891
3.150.000
4.090.059
Đang
thăm dò
4
Mỏ đất
hi
ế
m
M
ườ
ng
Hum
Trầm
tích

Đệ tứ
Monazit, bastnezit,
samarskit,
rabdophanit,
cordinit, exinit,
thorit, zircon
1,0÷3,18%
TR
2
O
3
45.976
83.231
129.207
Quy
ho

ch
dự
tr

Quố
c
gia
5
Mỏ
đấ
t hiếm
Yên Phú
Đá

phi
ế
n
h
ệ tầ
ng
Sông
Mu
a
Ferguxoxit,
xenotim, monazit,
samackit, octit,
treralit, cherchit,
rapdofanit,
tocbecnit
0,1÷7%
TR
2
O
3
27.681
4.014
31.695
6
Mỏ
monazit
Pom
Lâu
Trầm
tích

Đệ tứ
Monazit, xenotim,
orthit
0,15÷4,8
kg/m
3
Monazit
1.090
225
1.315
7
Mỏ
monazit
Châu
Bình
Trầm
tích
Đệ tứ
Monazit, xenotim,
orthit
0,15 ÷
4,8
kg/m
3
Monazit
2.632
734
3.366
8
Mỏ

monazit
Bản
Gió
Trầm
tích
Đệ tứ
Monazit, xenotim,
orthit
0,15 ÷
4,8
kg/m
3
Monazit
710
2.039
2.749
2. Nhu cầu sử dụng đất hiếm
Năm 1794: Sản xuất thương mại đất hiếm đầu tiên tại Áo
Năm 1953: Nhu cầu đất hiếm khoảng 1.000 tấn (tương đương 25.000.000 USD)
Năm 1965: Mỏ khai thác mỏ đất hiếm độc quyền đầu tiên là Mountain Pass (Mỹ)
Năm 2003: Nhu cầu đất hiếm khoảng 85.000 tấn (tương đương 500.000.000 USD)
Năm 2008: Nhu cầu đất hiếm khoảng 124.000 tấn (tương đương 1,25 tỷ USD).
Năm 2015: Dự kiến nhu cầu đất hiếm trên toàn thế giới khoảng 200.000 tấn (tương
đương 2,0 ÷ 3,0 tỷ USD).
Dự báo nhu cầu thị trường đất hiếm đến năm 2015 (± 15%) thể hiện ở hình 2
Hình 2 .Dự báo nhu cầu thị trường đất hiếm của thế giới đến năm 2015
(theo IMCOA)
Như vậy nhìn chung nhu cầu sử dụng đất hiếm trên thế giới ngày càng tăng
cao đặc biệt là các nguyên tố ngóm nhẹ như La, Ce, và Nd. Hiện nay, Trung Quốc
9

sản xuất hơn 95% các nguyên tố đất hiếm trên thế giới, một số nước đang phát
triển như Canada, Mỹ và Australia. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu cung và cầu
sẽ được cân đối. Tuy nhiên, các nguyên tố đất hiếm nhóm nhóm nhẹ được dự báo
là cung vượt quá cầu, trong khi các nguyên tố đất hiếm nhóm nặng nhu cầu sẽ ngày
càng tăng, lượng cung sẽ không đủ lượng cầu. Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất
là Mỹ (26,95%), Nhật Bản (22,69%), Trung Quốc (21,27%). Các nước xuất khẩu
các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái Lan. Các nước
nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia.
Dự báo giá của một số kim loại đất hiếm đến năm 2015 như bảng 2.2.1.
Bảng 2.2.1. Dự báo giá của một số oxyt kim loại đất hiếm đến năm 2015
(Theo tập đoàn Mackie Research Capital)
Ôxyt đất hiếm
Giá (USD)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Dysprosium oxide (Dy) 305 375 454 504 580 672
Dysprosium Fe (Dy) 300 369 446 496 570 661
Gadolinium oxide
(Gd
2

O
3
)
70 73 71 78 65 55
Lutetium Oxide (Lu
2
O
3
) 412 461 517 579 648 726
Terbium oxide (Tb
4
O
7
) 610 778 968 1.172 1.373 1.029
Yttrium Oxide (Y
2
O
3
) 78 99 121 135 163 186
Neodymium (Nd
2
O
3
) 90 113 125 151 176 238
Europium Oxide (Eu
2
O
3
) 454 499 549 604 665 731
Yttrium Oxide (Y

2
O
3
) 8 8 3 10 11 12
10
Giá của các oxit đất hiếm nhìn chung có xu hướng tăng từ 2010 đến nay,
một số trường hợp trong tương lai được dự báo có xu hướng giảm như Gd2O3 và
Tb4O7 tuy nhiên Te4O7 vẫn có mức giá cao nhất trong các oxit đất hiếm khác.
Dự báo từ nay đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề công
nghiệp phổ thông tăng mạnh dẫn đến việc sử dụng các nguyên tố đất hiếm cũng
tăng lên với mức độ tăng trưởng trung bình từ 12,5% đến trên 122,9% tùy theo lĩnh
vực công nghiệp (bảng 2.2.2).
Bảng 2.2.2.Dự kiến tăng trưởng của các ứng dụng liên quan năm 2014
((theotrang website: )
Lĩnh vực sử dụng
Đơn vị tính (000s)
Năm 2008 Năm
2014
Tăng trưởng
hàng năm
(%)
Nguyên tố sử dụng
Máy tính 293.000 529.000 12,5 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Xe đạp, xe máy
điện
23.000 100.000 34,2 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Bình ác quy xe
điện

527 2.717 38,8 La, Ce, Pr, Nd
Xe máy điện 527 2.717 38,8 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Màn hình LCD 102.200 375.000 29,7 Eu, Y, Tb, La, Ce
Điện thoại theo
tiêu chuẩn Châu
Âu (CE)
1.055 58.000 122,9 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Điện thoại 1.222.245 2.250.000 13,0 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Tua bin gió 81 239 24,1 Nd, Pr, Sm, Tb,
Dy
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các ngành công
nghiệp có sự đòi hỏi kỹ thuật điện tử cao như điện thoại theo tiêu chuẩn Châu Âu,
máy tính, bình ác quy xe điện…gắn với ứng dụng của các nguyên tố đất hiếm Nd,
La, Ce, Eu… thì nhu cầu của sử dụng của các nguyên tố đất hiếm này trong tương
11
lai ngày càng tăng và có giá trị kinh tế. Vậy bài toán kinh tế đặt ra đối với Việt
Nam nói chung và đặc biệt tỉnh Lai Châu nói riêng thì cần phân tích chi phí
củaviệc khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm hiệu quả, khai thác tối ưu vừa phát
triển kinh tế tỉnh một các tốt nhất và vẫn đảm bảo phát triển bền vững trong tương
lai.
3. Chi phí và lợi ích trong khai thác và sử dụng đất hiếm
* Chi phí
- Chi phí thăm dò, nghiên cứu công nghệ
- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác, chế biến là các khoản chi phí để xây
dựng nhà máy chế biến, chi phí về chỗ ở của công nhân lao động, máy móc,
thiết bị phục vụ cho công việc khai thác
- Chi phí môi trường là các chi phí xử lý môi trường và phục hồi môi trường

sau khai thác
- Thuế (thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu….) là các khoản chi phải nộp cho nhà
nước
- Chi phí về con người là chi phí cho sức khỏe cộng đồng và an toàn lao động.
* Lợi ích
- Lợi ích thuế thu về cho ngân sách nhà nước
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân
- Nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe, giáo dục ở quanh khu vực có hoạt động
khai thác
- Thúc đẩy hợp tác quan hệ ngoại giao, quốc tế tiến tới tinh chế đất hiếm
- Tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại
12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,
CHẾ BIẾN QUẶNG ĐẤT HIẾM Ở LAI CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
1. Tác động đến môi trường tự nhiên
Đất hiếm vốn dĩ là loại hình khoáng sản gặp nhiều trở ngại từ khâu khai thác
đến quá trình chế biến, tuyển quặng, không chỉ gây ra các vấn đề môi trường ảnh
hưởng trực tiếp và dễ nhìn thấy từ khai thác các mỏ mà các hóa chất độc hại còn
dư lại sau quá trình tuyển và cả nguồn gây nhiễm phóng xạ do các khoáng vật đi
kèm sau đó cũng là một mối vô cùng nguy hiểm.
* Ô nhiễm phóng xạ
Vấn đề ô nhiễm phóng xạ là vấn đề phải lưu tâm hàng đầu, quặng tinh sau
tuyển chính là nguồn gây khả năng ô nhiễm phóng xạ cao.
Quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng đất hiếm làm phát tán các
chất phóng xạ, rất có hại đến sức khỏe cộng đồng. Các mỏ đất hiếm chứa trong
thành vật đất đá của quặng thường có hàm lượng các nguyên tố phóng xạ Urani và
Thori cao hơn so với hàm lượng trong đất đá bình thường
Mới đây vào tháng 7/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt thực hiện đề
tài: “ Điều tra, khảo sát dịch tễ học dân cư sống trong khu vực mỏ đất hiếm của

huyện Phong Thổ, Tam Đường tỉnh Lai Châu”. Qua đó đánh giá sức khỏe người
dân vùng khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình trạng sức khỏe người dân hai
huyện Phong Thổ và Tam Đường. Và yêu cầu cần chuyên viên về phóng xạ thực
hiến, vậy để triển khai dự án cũng cần chi phí đầu tư không hề nhỏ.
* Tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp
Đối với địa hình vùng cao như Lai Châu, sở dĩ việc quy hoạch về sử dụng đất
chưa có kế hoạch cụ thể mà dẫn tới việc khai thác khoáng sản phần nào vừa phá
13
hoại cảnh quan môi trường xung quanh, vừa làm suy giảm chất lượng đất, gây mất
đất nông nghiệp, đất nhà ở và đất rừng:
- Nông nghiệp vùng cao chủ yếu là các ruộng bậc thang, tại các vị trí khai thác
nhiều khả năng gây sụt lún hạ độ cao vùng đất, phần nào phá đi nét văn hóa nông
nghiệp vùng cao và phần nào làm cây trồng, chất lượng đất, vật nuôi bị ảnh hưởng
do bụi, do chất thải hóa học. Giá trị cây trồng, vật nuôi giảm làm nguồn lợi thu từ
nông nghiệp của người dân xung quanh cũng giảm đi rất nhiều, và việc làm nguy
hại tới nét văn hóa nông nghiệp là phần không thể tính được qua chi phí bằng tiền.
- Vùng diện tích đất phục vụ cho khai thác khoáng sản, ở những nơi bị đào
xúc tạo thành những hố sâu moong khai thác, song song đó là phần đất thải tương
ứng bị đổ ra, thậm trí còn chiếm nhiều diện tích hơn do đất thải không liên kết chặt
như khi còn ở trạng thái tự nhiên ban dầu.
Hình 2. Môi trường đất tại khu vực khai thác huyện Tam Đường (Vinacomin)
14
* Tác động đến hệ sinh thái rừng, thay đổi cảnh quan địa hình đồi núi
Hình 3. Cả một sườn núi đã tan hoang do người dân đào bới
Mất diện tích đất rừng do phục vụ cho quá trình khai thác yêu cầu phải loại
bỏ lớp phủ thực vật phía trên bề mặt. Rừng còn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
sinh vật, mất nơi ở nơi lưu trú của một số loài và như vậy giá trị sinh học vùng này
bị suy giảm. Ảnh hưởng này gây thiệt hại về lâm nghiệp: nguồn gỗ, thổ sản,… và
giá trị sinh học là điều vô cùng khó để khôi phục. Lớp thảm thực vật rừng có chức
năng làm suy yếu các tai biến không may đến với vùng, mất đi lớp thảm thực vật

rủi ro từ môi trường tăng lên nhiều hơn, dễ gây sạt lở đất, nước cuốn trôi hoa màu
và tăng tốc độ dòng chảy… chi phí thiệt hại và buộc phải cải tạo cho môi trường
của tỉnh sẽ tăng lên.
* Ô nhiễm môi trường không khí, nước.
15
Như các tác động từ việc khai thác khoáng sản đến với môi trường không
khí, các khu vực mỏ thuộc tỉnh Lai Châu cũng không nằm ngoài dự kiến. Vấn đề ô
nhiễm từ bụi sinh ra trong quá trình đào xới của khai thác, xây dựng tuyến giao
thông, tung bụi do vận chuyển trên đường, vận hành máy móc…Ngoài ra do thực
vật cây rừng đã bị chặt phá càng khiến môi trường không khí xung quanh khu vực
khai thác mất đi nhân tố lọc thải tự nhiên. Vận hành máy móc, công cụ khai thác
gây ra tiếng ồn, rung động khu vực.
Khu vực vùng núi Lai Châu là thượng nguồn của con sông Đà, nơi có dòng
chảy xa qua đầu tiên, việc gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước không
chỉ thiệt hai cho riêng địa bàn tỉnh mà còn ảnh hưởng đến các vùng thấp hơn chung
nguồn dòng chảy. Nguồn nước thải chưa nhiều hóa chất do yêu cầu từ quá trình
chế biến đất hiếm, những hóa chất này đều là nguồn độc hại làm suy giảm chất
lượng môi trường nước, thậm trí dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sử
dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và nước mặt quanh vùng, ô nhiễm lan
truyền trong nước ngầm. Bài toán kinh tế đặt ra lại đòi hỏi về chi phí cải tạo môi
trường nước xung quanh, chi phí cho sức khỏe hoặc buộc bên doanh nghiệp khai
thác cần xử lý nguồn nước thải xuống mức độc hại thấp nhất trước khi đưa vào môi
trường tự nhiên.
2. Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
* Vấn đề việc làm, an sinh.
Mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường (Lai Châu) hiện đang được Công
ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Vimico) quản lý. Theo báo cáo nghiên cứu dự án,
khu vực này là mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại,
với tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng chính là
F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Mỏ sẽ

được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên
khai là 1.088.000 tấn. Mỏ khoáng sản đất hiếm Đông Pao đã được đại diện Công ty
cổ phần Đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản
16
ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến. với mục tiêu sản
xuất khoảng 10.000 tấn mỗi năm, theo báo cáo tài chính của Vimico năm 2012
doanh thu của công ty đạt 10.692.192.689 VND đem lại công ăn việc làm cho hàng
trăm lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và là một trong những hướng đi
mới trong việc phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, thời gian qua
người dân địa phương đang công khai ồ ạt vào mỏ đào bới lấy đất hiếm đem bán,
trung bình mỗi ngày có gần 100 chiếc xe máy và hàng trăm người dân tham gia
trộm quặng. Sau khi lấy được quặng, người dân vận chuyển theo con đường liên xã
chạy qua trụ sở UBND để bán với giá 5.000 đồng/kg. Chỉ cần một chuyến xe chở
khoảng 200kg quặng trót lọt, người dân đã bỏ túi khoảng 1 triệu đồng. Việc kiếm
tiền dễ dàng trên đã thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia, gây mất an ninh
trật tự và tai nạn khi đào bới quặng đã từng xảy ra.
* Sức khỏe cộng đồng và an toàn lao động
Do việc khai thác và chế biến đất hiếm chủ yếu là phương pháp thủ công và
thủ công kết hợp cơ giới hóa mà chưa có biện pháp bảo vệ an toàn, bảo hộ cho
người lao động mà trong đất hiếm chứa rất nhiều yếu tố độc hại, nguyên tố phóng
xạ nên gây ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến người lao động. quá trình vận chuyển
thô sơ nguyên liệu đi xuất khẩu mà không có dụng cụ bảo vệ làm các nguyên tố
phóng xạ phát tán cũng ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh.
Trong báo cáo điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ, khả năng ảnh hưởng
và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ có chứa phóng xạ ở Lai Châu
năm 2004 của các tác giả Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Tự và cộng sự thuộc
Liên đoàn địa chất xạ hiếm, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã chỉ ra vùng
không an toàn phóng xạ tại xã Nậm Xe với diện tích 15,6 km
2
, đặc biệt là tại bản

Màu và Đồn biên phòng 277. Nghiên cứu trên đã chỉ ra hàm lượng urani, thozi
trong đất và nước tại Nậm Xe cực kì cao, nước uống nhiễm xạ vượt tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của người
dân địa phương khu vực quanh khai thác mỏ hay cả những người lao động làm
17
việc trong mỏ đất hiếm. Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo cần có quy hoạch
cấp nước sinh hoạt cho người dân, không nên cấp đất canh tác và cho dân làm nhà
trên các khu mỏ và vùng lân cận; không nên trồng cây lương thực và chăn thả gia
súc tại khu vực đã khoanh vùng ô nhiễm.
3. Đề xuất giảm thiểu tác động
* Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Cần định kỳ đo đạc, quan trắc nồng độ phóng xạ cả trong không khí và
nguồn nước tại khu vực khai thác, các nhà máy tuyển và xung quanh.
- Quá trình tinh luyện quặng còn làm phát tán Thori và Urani, nâng cao
cường độ phóng xạ nhất định ở chất thải, tích lũy ở khu chôn phế thải. Cần nghiên
cứu, xây dựng bãi chứa quặng thải có chứa các chất phóng xạ này. Khi có điều
kiện có thể xử lý quặng thải theo tiến trình xử lý U và Th .
Tiến trình xử lý Thori và Urani được mô tả như sau:
Quặng sau khi nghiền đập, chuyển qua nghiền xát, đưa vào hệ thống tuyển
nổi đến hàm lượng ReO ~ 50%. Trộn quặng sau tuyển với dung dich axit sunfuric
18
trong thùng trộn đứng, chuyển hỗn hợp vào bình phản ứng dạng quay, duy trì nhiệt
độ phản ứng 600
0
C. Hỗn hợp sau phản ứng được làm lạnh và rửa bằng nước sạch.
Dùng MgO trung hòa đến pH = 5 để loại nỏ Fe
n+
. Lọc bỏ kết tủa, tiếp tục rửa và lọc
lại lần 2. Hỗn hợp bùn thải được thu gom và kiểm tra. Nước lọc được chuyển sang
bể khuất quặng và lặp lại chu trình trên. Bùn thải cuối cùng được trộn với BaSO

4
tạo thành hỗn hợp dạng composit không phóng xạ.
* Giải pháp về quy hoạch
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhiều dự án và công trình đang nằm trong kế
hoạch triển khai thi công phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cần
tiến hành so sánh tính khả thi và hiệu quả của các phương án quy hoạch để lựa
chọn ngành ưu tiên, có thể đem lại hiệu quả cao trong một khoảng thời gian nhất
định để triển khai thực hiện.
Do nhu cầu khai thác đất hiếm chưa ở mức cấp thiết, trong khi quá trình khai
thác đòi hỏi phải tổ chức việc di dân tái định cư, có thể tạo ra tranh chấp đối với
khu vực tái định cư của dự án thủy điện hay các loại khoáng sản khác trên địa bàn.
Vì vậy, nên chú ý xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng loại khoáng sản và cung cấp
đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào vùng mỏ. Hơn nữa,
việc bóc lớp đất phục vụ khai thác ảnh hưởng đến phần lớp diện tích đất trồng – là
nơi tạo ra sinh kế của người dân, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch
thương mại, ví dụ như du lịch tắm nước nóng ở huyện Phong Thổ hoặc du lịch sinh
thái, tham quan hang động ở Tam Đường. Trong khi đó, du lịch là một trong
những điểm mạnh nhất của Lai Châu nói riêng và các tỉnh vùng cao nói chung. Vì
vậy, cần ngăn chặn việc khai thác đất hiếm một cách nhỏ lẻ; đầu tư vào hệ thống
giao thông đường bộ; xây dựng các khu công nghiệp sản xuất tại những vùng lân
cận, đặc biệt là nhà máy chế biến sâu khoáng sản; xem xét ưu thế tài nguyên đất
chưa được sử dụng trên địa bàn để tổ chức di dân sao cho hợp lý nhất.
Dựa vào khả năng cung – cầu về đất hiếm trên thế giới hiện nay và mức tăng
trưởng khoảng 5% nhu cầu sử dụng đất hiếm 1 năm, quy hoạch khai thác cần cân
nhắc giữa việc tăng sản lượng khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên cho đến khi
có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ chế biến và tuyển tách, đáp ứng được cả thị
19
trường trong nước và ngoài nước. Tránh gặp phải “vết xe đổ” như đối với khoáng
sản than, hiện nay phải nhập khẩu loại khoáng sản này trong khi trước đây khai
thác ồ ạt phục vụ xuất khẩu.

* Nâng cao chất lượng quản lý
Minh bạch trong công tác quản lý: Hiện nay, trên thế giới có nhiều sáng kiến
cũng như cách tiếp cận quản lý tài nguyên khoáng sản bền vững ở cấp độ toàn cầu
như Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI), Chiến dịch
Công bố các khoản chi trả (PWYP) do tổ chức Global Witness khởi xướng,…
Việc tham gia những sáng kiến này đem lại nhiều chuyển biến tích cực ở các nước
thành viên ,Việt Nam đang cân nhắc tham gia EITI. EITI là một liên minh giữa
Chính phủ, công ty và các tổ chức xã hội dân sự với mục tiêu nỗ lực để TNTN
phục vụ lợi ích của tất cả mọi người. EITI hướng đến tăng cường khả năng quản trị
thông qua nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành công
nghiệp khai khoáng.
Theo điều 4 của Luật Khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản phải lấy hiệu
quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu
tư, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp quy mô, đặc điểm từng mỏ. Như
vậy, chỉ cấp phép hoạt động khoáng sản khi hoạt động đó có khả năng tạo ra khoản
thu để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trên cơ sở khung chính sách pháp luật theo các giai đoạn hoạt động của dự
án khai thác mỏ, cần có những điều chỉnh như sau:
- Lập đội ngũ thanh, kiểm tra cụ thể công tác báo cáo ĐTM của doanh
nghiệp. Quản lý sự tuân thủ báo cáo trong suốt quá trình thực hiện dự án một cách
công bằng, có tổ chức.
- Cần thực hiện quan trắc xác định khu vực nguy hiểm ở giai đoạn chuẩn bị
dự án và khai thác, xác định khu vực chứa hàm lượng xạ hiếm cao, từ đó cảnh báo
và che chắn, giảm nguy hại cho công nhân. Nếu không, ngừng cấp phép hoạt động
khai thác.
20
- Trong quá trình khai thác, cần bổ sung phương án đóng góp quỹ hỗ trợ dân
sinh, tăng cường lợi ích cộng đồng.
* Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và xã hội hóa công

tác bảo vệ môi trường
- Tăng cường giám sát công tác BVMT đối với các dự án khai thác khoáng
sản từ khâu xem xét phê duyệt dự án đến xây dựng và triển khai trong suốt quá
trình hoạt động.
- Phổ biến, giáo dục cho người dân trong vùng có khoáng sản và các vùng
lân cận về tác hại của việc tự ý khai thác; có ý thức bảo vệ môi trường.
- Cảnh báo về nguy cơ phóng xạ trong quặng, khả năng phát tán và sự nguy
hiểm đến sức khỏe, từ đó người dân và công nhân tự giác phòng tránh
21
KẾT LUẬN
Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao về tiềm năng đất hiếm với trữ lượng
thuộc nhóm 5 thế giới, trong đó Lai Châu là tỉnh có tiềm năng nhất cả nước với ba
mỏ đã được thăm dò trữ lượng là Đông Pao, Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, tổng trữ
lượng trên 10 triệu tấn. Tuy không phải là loại khoáng sản mang lại lợi nhuận cao
và tức thời, nhưng đất hiếm là nguyên liệu trọng điểm phục vụ cho các lĩnh vực
khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nông nghiệp, y học,…
Hiện nay, khai thác và chế biến đất hiếm ở Việt Nam mới chỉ tiến hành ở
quy mô bán công nghiệp bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập nhất định về mặt
quy hoạch; tổ chức; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan vẫn còn
hạn chế; thiếu chuyên gia thẩm định các báo cáo đề xuất khai thác, chế biến.
Vì vậy, cần nghiên cứu đưa ra quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên
đất hiếm hợp lý nhằm phát triển kinh tế bền vững đồng thời khắc phục ô nhiễm và
bảo vệ môi trường.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2008), Thực trạng bảo vệ môi trường
trong khai thác mỏ ở Việt Nam.
2. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tài nguyên khoáng sản tỉnh
Lai Châu.
Luật Khoáng sản 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều năm 201; Luật Bảo vệ

môi trường 2005, Luật đất đai 2003, Luật tài nguyên nước 1998, Luật BV&PTR,
Luật đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005.
3. Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng chiến
lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
4. Quyết định 1652/QĐ-BCT năm 2012 bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến
2015, có xét đến năm 2025
5. Quyết định 25/2008/QĐ-BCT năm 2008 Phê duyệt Quy hoạch phân vùng
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai
đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025
Web tham khảo:
6. />phia-truoc.html
7. />khai-thac-dat-hiem-2350711/
8.
9. www.laichau.gov.vn
10.www.tonghoidiachat.vn
23

×