Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

FDI của trung quốc tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.4 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG, HèNH 3
BẢNG 3
HèNH 4
LỜI NÓI ĐẦU 1
Trước hết là, nõng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có nhận
thức đúng đắn, rõ ràng và nhất quán đối với FDI nói chung và FDI của Trung
Quốc nói riêng. Phải xác định rằng FDI là một bộ phận quan trọng trong nguồn
vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đồng thời cần
xác định rằng FDI là cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ
trong giai đoạn hiện nay mà còn trong thời gian tới, khi nước ta thực hiện hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và trong đó Trung Quốc là một
đối tác đầy tiềm năng, có thực lực kinh tế mạnh, lại là đối tác có rất nhiều thuận
lợi như láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về cả kinh tế lẫn chính trị, xã
hội, văn húa…Do đú nước ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng để có những chính sách thu hút
hiệu quả, cụ thể là: 56
Thứ hai là, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ cần tiếp tục chỉ
đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu
đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư Trung Quốc,
ngoài ra cần phải có biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI một cách hiệu
quả để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Song song với đó, nhà nước cần thực hiện
minh bạch hóa thụng tin,cụng bố rộng rãi, cụ thể những thay đổi trong chính
sách, luật pháp đặc biệt là các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài 57
Thứ năm là, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt
Nam.Thông qua các hoạt động khảo sát thị trường, cung cấp thông tin, quảng bá
về môi trường đầu tư ở Việt Nam cho phớa cỏc doanh nghiệp Trung Quốc. Như
đã trình bày ở trên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc vào Việt Nam là do các doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa hiểu biết đầy


đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, trong khi đó hệ thống pháp luật còn chưa
hoàn thiện và không được cung cấp thông tin đầy đủ tới các doanh nghiệp đầu tư
và Việt Nam gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường
Việt Nam. Như vậy chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao
tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư vào Việt Nam, để cho các doanh nghiệp
thấy Việt Nam là mảnh đất đầu tư đầy triển vọng, đó là biện pháp cần thiết nhất
hiện nay để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
2
DANH MỤC BẢNG, HèNH
BẢNG
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG, HèNH 3
DANH MỤC BẢNG, HèNH 3
BẢNG 3
BẢNG 3
HèNH 4
HèNH 4
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
Trước hết là, nõng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có nhận
thức đúng đắn, rõ ràng và nhất quán đối với FDI nói chung và FDI của Trung
Quốc nói riêng. Phải xác định rằng FDI là một bộ phận quan trọng trong nguồn
vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đồng thời cần
xác định rằng FDI là cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ
trong giai đoạn hiện nay mà còn trong thời gian tới, khi nước ta thực hiện hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và trong đó Trung Quốc là một
đối tác đầy tiềm năng, có thực lực kinh tế mạnh, lại là đối tác có rất nhiều thuận

lợi như láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về cả kinh tế lẫn chính trị, xã
hội, văn húa…Do đú nước ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng để có những chính sách thu hút
hiệu quả, cụ thể là: 56
Thứ hai là, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ cần tiếp tục chỉ
đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu
đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư Trung Quốc,
ngoài ra cần phải có biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI một cách hiệu
quả để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Song song với đó, nhà nước cần thực hiện
minh bạch hóa thụng tin,cụng bố rộng rãi, cụ thể những thay đổi trong chính
sách, luật pháp đặc biệt là các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài 57
Thứ năm là, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt
Nam.Thông qua các hoạt động khảo sát thị trường, cung cấp thông tin, quảng bá
về môi trường đầu tư ở Việt Nam cho phớa cỏc doanh nghiệp Trung Quốc. Như
đã trình bày ở trên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc vào Việt Nam là do các doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa hiểu biết đầy
đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, trong khi đó hệ thống pháp luật còn chưa
hoàn thiện và không được cung cấp thông tin đầy đủ tới các doanh nghiệp đầu tư
và Việt Nam gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường
Việt Nam. Như vậy chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao
tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư vào Việt Nam, để cho các doanh nghiệp
thấy Việt Nam là mảnh đất đầu tư đầy triển vọng, đó là biện pháp cần thiết nhất
hiện nay để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 59
KẾT LUẬN 60
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
HèNH
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG, HèNH 3
DANH MỤC BẢNG, HèNH 3
BẢNG 3
BẢNG 3
HèNH 4
HèNH 4
4
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
Trước hết là, nõng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có nhận
thức đúng đắn, rõ ràng và nhất quán đối với FDI nói chung và FDI của Trung
Quốc nói riêng. Phải xác định rằng FDI là một bộ phận quan trọng trong nguồn
vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đồng thời cần
xác định rằng FDI là cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ
trong giai đoạn hiện nay mà còn trong thời gian tới, khi nước ta thực hiện hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và trong đó Trung Quốc là một
đối tác đầy tiềm năng, có thực lực kinh tế mạnh, lại là đối tác có rất nhiều thuận
lợi như láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về cả kinh tế lẫn chính trị, xã
hội, văn húa…Do đú nước ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng để có những chính sách thu hút
hiệu quả, cụ thể là: 56
Thứ hai là, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ cần tiếp tục chỉ
đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu
đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư Trung Quốc,
ngoài ra cần phải có biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI một cách hiệu
quả để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Song song với đó, nhà nước cần thực hiện
minh bạch hóa thụng tin,cụng bố rộng rãi, cụ thể những thay đổi trong chính
sách, luật pháp đặc biệt là các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài 57
Thứ năm là, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt

Nam.Thông qua các hoạt động khảo sát thị trường, cung cấp thông tin, quảng bá
về môi trường đầu tư ở Việt Nam cho phớa cỏc doanh nghiệp Trung Quốc. Như
đã trình bày ở trên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc vào Việt Nam là do các doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa hiểu biết đầy
đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, trong khi đó hệ thống pháp luật còn chưa
hoàn thiện và không được cung cấp thông tin đầy đủ tới các doanh nghiệp đầu tư
và Việt Nam gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường
Việt Nam. Như vậy chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao
tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư vào Việt Nam, để cho các doanh nghiệp
thấy Việt Nam là mảnh đất đầu tư đầy triển vọng, đó là biện pháp cần thiết nhất
hiện nay để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 59
KẾT LUẬN 60
5
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
6
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài từ
năm 1987, từ đó đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của nước ta.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đó đúng gớp đáng kể cho ngân sách nhà nước,
giải quyết công ăn việc làm người lao động, cải tiến đáng kể trình độ phát triển
khoa học công nghệ của nền sản xuất trong nước nhờ hoạt động chuyển giao
công nghệ…Nguồn vốn FDI đã và đang tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển của nền kinh tế. Với vị trí và vai trò hiện nay của Việt Nam trên thế
giới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu hoạt động
thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và là nước có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc đã trở thành một
cường quốc kinh tế có nền kinh tế phát triển chính thức vượt qua nền kinh tế

Nhật Bản để vươn lên là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Hoa
Kỳ vào năm 2010. Trung Quốc hiện nay thực hiện chính sách đẩy mạnh hoạt
động thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng có mối quan hệ
hữu nghị hợp tác lâu dài, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa.
Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc có những điều kiện thuận
lợi để trở thành những đối tác chiến lược lâu dài. Việt Nam cần nắm bắt cơ
hội đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc. Chính vì vậy,
với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Ngô Thị Tuyết Mai, chúng em xin thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học “ FDI của Trung Quốc tại Việt Nam” để phân tích cụ
thể hơn về hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
để từ đó đưa ra những nhận định, phương hướng và giải pháp cho vấn đề FDI
của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay.
1
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm
Cho đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ đối
với các nước trên thế giới. Tuy nhiên các quốc gia vẫn chưa thống nhất được
khái niệm về đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp,
không dễ dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc
gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh
hưởng của hoàn cảnh kinh tế - xã hội của chính nó.
Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến
hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những
mục tiêu kinh tế –xó hội nhất định.
Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản,
một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất
khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm

lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các
công ty đa quốc gia. Đối với họ, việc buôn bán hàng hoá ở nước khác là một
bước đi thăm dò thị trường, luật lệ, và cơ hội để đưa tới một quyết định đầu
tư. Nó như một chiếc chỡa khoỏ vàng mở cửa cho lợi nhuận chảy vào túi của
các nhà tư bản, khi họ được khai thác một nguồn tài nguyên thường là cực kì
phong phú, và xuất khẩu một khối lượng lớn máy móc và trang thiết bị cho
các nước đó. Cũn đối với các nước sở tại, việc chấp nhận đầu tư nước ngoài
cũng là tạo một cơ hội mới cho mình trong việc phát triển nền kinh tế. Đó là
một điều kiện tốt để các nước này tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài, tiếp
cận với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động, phát triển được một
2
số ngành cơ sở. Bên cạnh đó cũng thu được một lợi nhuận đáng kể từ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào
lưu có tính quy luật trong liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay.
Căn cứ vào tính chất sử dụng của tư bản thì đầu tư nước ngoài thường
được chia làm hai hình thức là : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp : bao gồm hình thức đầu tư nước ngoài mà trong đó
phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài không đủ để trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức tín dụng, hay mua trái phiếu
quốc tế …
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư
nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ
cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Để hiểu rõ hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta xem xét khái
niệm về đầu tư nước ngoài theo một số quan điểm khác nhau:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu
tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà
đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền

kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng
trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khỏc đú.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
cũng đưa ra một khái niệm về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn
được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ
phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
3
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là
người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước
khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của
nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng
thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt
Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có
tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu
thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ
định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG
nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những
trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn
10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi
nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Trong pháp luật Việt Nam:

18/04/1977 thì khái niệm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hiểu là
“việc đưa cở sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở
hiện có: các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ; các quyền sở hữu công nghiệp,
bằng sáng chế, phát minh phương pháp cộng nghệ, bí quyết kỹ thuật; vốn
bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ; vốn bằng ngoại tệ để chi trả
lương cho nhân viên và công nhân làm việc tại các cơ sở hoặc tiến hành
4
những dịch vụ theo quy định ở những điều của Điều lệ này (Điều 2 Điều lệ
đầu tư 1977).
Như vậy, theo Điều lệ này thì sự vận động của vốn và tài sản chỉ được
coi là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nếu có đủ hai điều kiện là đưa vào sử
dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn được quy định tại điều 2 của Điều lệ
và nhằm mục đích xây dựng cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, các cơ
sở hiện có.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài
là “việc các tổ chức, các cá nhân nước trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận
để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên
doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài
là “việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
luật này”.
Như vậy, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khái niệm đầu tư
nước ngoài được hiểu là hình thức đầu tư trực tiếp; là việc bên ngoài (nước
đầu tư) trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư tại Việt Nam.
Khái niệm về đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài năm 1987
sau đó là luật năm 1996 đã phát triển hơn nhiều so với phạm vi nội dung khái
niệm đầu tư nước ngoài được quy định ở điều lệ đầu tư 1977 khi cho phép các
nhà đầu tư nước ngoài “được đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc

dõn” (Điều 3 luật đầu tư nước ngoài 1987, 1996).
Tóm lại, Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về
đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một
quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài
5
sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền
kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích
của mỡnh”. Từ quy định đầu tư nước ngoài là việc đưa vốn và tài sản nhất
định vào Việt Nam đến quy định về đối tượng được đầu tư và quy định về
hình thức đầu tư, thể hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam là mở rộng và
thu hút vốn đầu tư của nhiều nước trên thế giới, làm đòn bẩy mạnh mẽ để đưa
nước ta phát triển ngang tầm với sự phát triển chung của toàn thế giới.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tùy theo luật đầu tư nước ngoài của các nước quy định các hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau, nhưng nhìn chung có 3 hình thức đầu
tư chủ yếu sau đây:
Theo Luật đầu tư của Việt Nam,
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp do chủ đầu tư
nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp theo quy định, pháp luật của nước sở tại.
- Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập do các chủ
đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp
đồng liên doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và
chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của
bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn pháp định.
- Hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh : đây là một văn bản được kí
kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến
hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cở sở quy định
về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên,
nhưng không hình thành một pháp nhân mới.

- Các hình thức khác : ngoài các hình thức kể trên ở các nước và ở Việt
Nam cũn cú cỏc hình thức khác như : hợp đồng xây dựng –kinh doanh –
6
chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng –chuyển giao –kinh doanh ( BTO),
hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
1.1.3. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hoà các yếu tố đối nội,
đối ngoại, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội có liên quan đến
hoạt động của các nhà đầu tư. Một môi trường được coi là hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
Trước hết, đó là sự ổn định về chớnh trị-xó hội. Yếu tố này giữ vai trò
quyết định đối với hoạt động của các nhà đầu tư. Vì chính trị có ổn định, xã
hội có trật tự, kỷ cương thỡ cỏc chính sách, chủ trương của Nhà nước mới có
giá trị thực thi bền vững, đặc biệt là các chủ trương chính sách nhất quán về
đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia luôn xảy ra những biến động về chính trị thì rất khó thu
hút các dự án đầu tư hoặc các nhà đầu tư sẽ thu hẹp lại phạm vi hoạt động,
chuyển vốn về nước hoặc sang nước khỏc cú chính trị ổn định hơn.
Ở Việt Nam, giai đoạn đầu những năm 80 các nhà đầu tư còn chưa
mặn mà. Chỉ đến khi Đảng và Nhà nước ta có những thay đổi căn bản trong
chính sách ,có một Bộ luật đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh hơn và đặc biệt là
tình hình chớnh trịưxó hội ở đất nước ta đã ổn định nờn đó thu hút một lượng
vốn đầu tư nước ngoài đáng kể (khoảng 37 tỷ USD) như ngày nay.
Cùng với sự ổn định về chớnh trị-xó hội là sự phát triển về kinh tế. Phát
triển kinh tế được hiểu là sự phát triển đồng bộ trờn cỏc mặt: tăng trưởng
kinh tế, thu nhập GDP tính trên đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ
thống giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ các loại. Trình độ phát triển
kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử
7

dụng vốn ĐTNN, đặc biệt là FDI. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện
qua các nội dung sau:
- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch
vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ cạnh trang của thị
trường trong nước.
- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ môi thấp dẫn tới các hiện tượng
lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục hành chính rườm rà,
tăng trưởng kinh tế thấp… là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng.
- Chất luợng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận
hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu
tư nước ngoài, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao .
- Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là
yếu tố rất cần thiết để tu hỳt cỏc nhà ĐTNN.
- Tính cạnh tranh của nước chủ nhà cao sẽ giảm được rào cản đối với
ĐTNN, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vự đầu tư để phát huy lợi thế so
sánh của mình.
Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư là
môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý đối với hoạt động ĐTNN bao gồm
toàn bộ các văn bản pháp qui có liên quan đến hoạt động đầu tư này, từ hiến
pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể. Điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong
nội dung của các đạo luật là:
- Có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
- Qui chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương
lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại
nước sở tại.
- Các qui định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất.
8
Nếu như các qui định về mặt pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà
đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư đú khụng phương hại đến

an ninh quốc gia, đảm bảo mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về
nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn ĐTNN càng cao.
Ngoài các yếu tố kể trên của môi tường đầu tư còn phải kể đến một số
yếu tố khác như văn hoá, du lịch có tính chất bổ trợ cho môi trường đầu tư
hấp dẫn với các nhà đầu tư trực tiếp.
Như vậy, để có được môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài cần phải tiếp tục cải thiện các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư đồng
thời phải đặc biệt chú ý cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh,
tiến tới áp dụng một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho tất cả các
nhà đầu tư nước ngoài.
1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
Thu hút FDI là yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Với những đặc
điểm của mình, FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước
đi đầu tư và nước tiếp nhận vốn đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên
kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình.
FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc
gia nào trên thế giới.FDI đã đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới.
Mở cửa cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắp thế giới. Ta có thể thống kê lại
được những vai trò chính của FDI như sau :
1.2.1. Đối với các nước đi đầu tư
Đối với các nhà đầu tư nó không chỉ đem lại cho họ một thị trường
rộng lớn, một tỉ suất lợi nhuận cao, một khoản lợi nhuận khổng lồ .Mặt khác,
bằng cách đầu tư về kinh tế một phần họ đã có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của
nước được đầu tư, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng
9
trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các
nước, thực chất là một chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Việc lập
các doanh nghiệp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng
thời cũng là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu, tránh được các hàng

rào thuế quan của các nước này .
Mặt khác, FDI cũn giỳp cỏc công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất,
bởi tận dụng được những lợi thế so sánh của nước sở tại như : nguồn tài
nguyên thường phong phú, nguồn nhân công rẻ, bên cạnh đú cũn tiết kiệm
được chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị…. Do đó rút ngắn thời gian thu
hồi vốn đầu tư và thu được lợi nhuận cao.
FDI cũn giỳp chủ đầu tư tìm được nguồn cung nguyên vật liệu tương
đối rẻ và ổn định. Ngoài ra, FDI cũn giỳp cỏc chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản
xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2.2. Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư
Còn đối với các nước được đầu tư, theo Uỷ ban thương mại và phát
triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã chỉ ra rằng FDI có vai trò quan trọng
đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước này, giúp huy
động mọi nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ
vào trong quá trình sản xuất. Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực
sản xuất, năng suất lao động, làm tăng tổng sản phẩm quốc dân, nâng cao
phúc lợi xã hội, tăng thu nhập của người lao động; ảnh hưởng đến văn hoá,
đạo đức, lối sống… của nước tiếp nhận đầu tư.
Việt Nam là một nước tiếp nhận đầu tư. Và chúng ta rất kì vọng vào
nguồn vốn này. Do đó chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ về những vai trò của FDI
trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
10
 FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế và cải thiện cán
cân thanh toán
Chúng ta thường núi “đụi tay ta sẽ làm nên tất cả”. Nhưng thực sự thì
trong xã hội ngày nay để làm kinh tế trước tiên chúng ta phải có vốn. Nếu có
thể ví nền kinh tế là một cỗ mỏy, thỡ có thể nói vật tư kĩ thuật tạo nên cỗ máy
đó là tài nguyên mà có thể chúng ta có, con người với tri thức công nghệ sẽ
làm cho nền kinh tế ấy tạo ra sản phẩm. Nhưng vốn mới chính là dầu bôi trơn
cho toàn bộ quá trình sản xuất. Không có vốn chúng ta sẽ chỉ sản xuất được ở

một giới hạn nào đó mà thôi.
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình
sản xuất. Chúng ta biết rằng,vốn đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế
thường được huy động từ hai nguồn là vốn trong và ngoài nước.Vốn trong
nước thường được huy động từ trong dân, từ quá trình phát triển kinh tế nội
tại.Vốn nước ngoài đến từ các khoản đầu tư trực tiếp (FDI) hay viện trợ
(ODA),và các khoản chuyển giao khác Đối với các nước nghèo và các nước
đang phát triển, những nước có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn lạc hậu
và gặp nhiều khó khăn, thì vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế. Thế nhưng các nước này lại luôn lâm vào tình trạng thiếu
vốn, họ luôn phải đối mặt với những khó khăn do thiếu hụt vốn gây ra.
Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang và kém phát triển,
Paul.A.Samuelson đó vớ hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này là
một vòng luẩn quẩn của sự nghốo đúi.ễng chỉ ra rằng, ở các nước này thu
nhập của người dân thấp làm cho tiết kiệm và đầu tư thấp, do đầu tư thấp nên
trình độ khoa học công nghệ thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, kết quả là
sản lượng và thu nhập thấp … Cỏi “Vũng luẩn quẩn" ấy cứ lặp đi lặp lại theo
chu kì như trên. Như vậy các nước này muốn phát triển cần phải có một cú
huých từ bên ngoài để phá vỡ đi cái vòng luẩn quẩn. Hoạt động FDI đã cung
11
cấp cho các nước kém và đang phát triển một nguồn vốn lớn. Nhờ đó họ có
thể huy động mọi nguồn lực vào đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
làm tăng tổng thu nhập quốc dân, thu nhập người dân được cải thiện, mức
sống ngày càng được nâng cao.Vậy ta có thể xem FDI là một cú huých lớn
phá vỡ cỏi vũng nghèo đói trên.
Không những làm cho nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo
đói, các nước đang và kém phát triển còn gặp không ít khó khăn trong việc
mở rộng quy mô sản xuất hay đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao
động do trong nước không có đủ lượng vốn cần thiết. Lượng hàng hoá trong
nước không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến tình trạng nhập siêu, gây ra tình

trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị
thâm hụt, thiếu dự trữ ngoại tệ …
Vì vậy FDI sẽ thúc đẩy xuất, nhập khẩu và làm tăng thu ngoại tệ, cải
thiện tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán
Trong khoảng ba thập kỉ gần đây, các nước công nghiệp mới ( NICs )
Châu Á đã nhận được trên 50 tỷ USD vốn FDI, đây là một nhân tố quan trọng
tạo nên bước phát triển vượt bậc của các nước này, để từng bước khẳng định
vị thế của mỡnh trờn trường thế giới.
Tại những nước đang phát triển, một phần vốn lớn đang nằm trong dân.
Đây là một hạn chế lớn khi để một lượng lớn vốn “chết”trong khi rất nhiều
doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Hoạt động FDI tạo động lực
huy động được nguồn vốn này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua
hoạt động này các nước cũng tiếp thu được cách quản lý mới và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn của mình.
 FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Công nghệ có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất.
Công nghệ tiên tiến tạo nên bước nhảy cho sản phẩm, nâng cao chất lượng,
12
giảm giá thành, điều này kích thích tiêu dùng dẫn đến kích thích sản xuất và
tăng tổng thu (GDP) của nền kinh tế quốc dõn.Tuy vậy các nước đang phát
triển và kém phát triển lại thường sở hữu một nền công nghệ lạc hậu, trang
thiết bị tồi tàn, năng suất thấp, bên cạnh đó khả năng quản lý kém nên khả
năng sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Việc đổi mới cải tiến công nghệ là một
yêu cầu cấp bách. Dựa trên lợi thế của những nước đi sau, ứng dụng những
công nghệ hiện đại, nó sẽ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở những nước công nghệ phát triển. Tuy nhiên việc nhập khẩu công
nghệ hiện đại của nước ngoài đòi hỏi một khoản ngoại tệ rất lớn, gần như hầu
hết các nước không đủ khả năng chi trả. Thông qua FDI bằng con đường
chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển đã được tiếp cận với những
kĩ thuật hiện đại và từng bước đổi mới nền sản xuất của mình.

Đối với chuyển giao công nghệ : Việc chuyển giao công nghệ ngày nay
đã có nhiều thay đổi, nó không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc thiết
bị từ nước phát triển sang các nước đang và kếm phát triển, mà nó còn là chuyển
giao liên quan đến việc sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sử dụng công
nghệ, phần mềm công nghệ. Chuyển giao công nghệ được tiến hành theo hai
phương thức. Đó là chuyển giao trực tiếp và chuyển giao gián tiếp.
Chuyển giao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu
nước có công nghệ chuyển giao. Đây là hình thức chuyển giao mà bên nhận
phải bỏ chi phí lớn và thời gian tiếp nhận cao.
Chuyển giao gián tiếp là hiện tượng chuyển giao chủ yếu được thực
hiện thông qua hình thức FDI. Công nghệ được các công ty đa quốc gia
chuyển giao trực tiếp phần cứng và phần mềm từ nước gốc đến nước tiếp
nhận đầu tư. Sau khi chuyển giao công nghệ trực tiếp được các chuyên gia kỹ
thuật lành nghề của nước đi đầu tư đưa vào hoạt động mà không gặp bất kì trở
ngại nào.Cụng nghệ được chuyển giao theo hình thức này được mang danh
13
nghĩa là chuyển giao giữa công ty mẹ sang công ty con nên sẽ không phải trả
chi phí cho quyền sở hữu công nghệ và nó sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chuyển
giao trực tiếp. Đây là ưu điểm lớn nhõt của chuyển giao công nghệ trong hoạt
động FDI so với các hình thức chuyển giao công nghệ khỏc.Nhỡn chung FDI
đã trở thành một kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất, nhanh nhất và
tiết kiệm chi phí nhất. Chuyển giao công nghệ qua FDI đã làm cho “khoảng
cách công nghệ “giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhân đầu tư được thu hẹp.
Còn đối với hoạt động phổ biến công nghệ: Hoạt động FDI đã tạo ra
hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư. Khi có
FDI, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh trên thị trường với một
đối thủ mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải thiện và nâng cao
công nghệ để việc sản xuất có hiệu quả cao. Khi nhà đầu tư nước ngoài hợp
tác với các chi nhánh hoăc doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư hoặc có sự di
chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nước đầu

tư sang doanh nghiệp nước nhận đầu tư thì cũng có quá trình chuyển giao
công nghệ.
 FDI góp phần nâng cao chất lượng lao đông phat triển nguồn
nhân lực, tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp
Chúng ta biết rằng năng suất lao động quyết định tốc độ tăng trưởng
của một quốc gia. Mà năng suất lao động lại phụ thuộc vào chất lượng lao
động, trình độ tay nghề. Do vậy, để nâng cao tốc độ tăng trưởng, để phát triển
được nền kinh tế, trước hết ta cần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất
lượng lao động.Hoạt động này không phải có thể thực hiện trong một sớm
một chiều mà là cả một quá trình đào tạo. Khi có hoạt động FDI, người lao
động của chúng ta được tiếp xúc với một tri thức mới, một cung cách làm việc
mới đã dần dần nâng cao được trình độ của mình.
14
Các chi nhánh nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI thường
tuyển dụng lao động địa phương để tiết kiệm chi phí sản xuất do đó đã tạo
thêm nhiều việc làm tạo điều kiện cho lao động tìm được những việc làm phù
hợp với trình độ và năng lực, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu
nhập cho người lao động, nâng cao mức sống.
Tuy nhiên, hầu hết các lao động địa phương làm việc trong các doanh
nghiệp FDI đều là các lao động thời vụ, có trình độ tay nghề và chuyên môn
thấp do không được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Do đó các doanh nghiệp
FDI muốn sử dụng lực lượng lao động này cần phải đào tạo. Qua quá trình
đào tạo người lao động được tiếp cận với những công nghệ hiện đại và tác
phong làm việc công nghiệp dần dần tạo cho họ một chất lượng tốt hơn. Mặt
khác, ngoài đào tạo những lao động kỹ thuật thông thường, các doanh nghiệp
FDI còn đào tạo cho chúng ta một lực lượng các nhà quản lý.
Ví dụ như công ty dầu lửa Shell của Anh ( UK ) với doanh thu là 600
triệu USD / 1 năm đã bỏ ra 1,2 triệu USD dành cho việc đào tạo nghề và 2,5
triệu USD dành cho đào tạo cơ bản tại Nigeria.
Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp cũng gián tiếp nâng cao chất lượng lao

động của nước tiếp nhận đầu tư. Ngày nay chất lượng và trình độ lao động
của nước nhận đầu tư là một trong những tiêu chí quan trọng để các công ty
đa quốc gia tiến hành hoạt động đầu tư ở các nước này. Bởi vì, khi ở nước đó
có trình độ chuyên môn cao họ không phải tốn chi phí cho việc đào tạo lao
động. Chính điều này là động lực thúc đẩy các nước tiếp nhận đầu tư có kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực để thu hút được nhiều vốn FDI.
15
 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói
cách khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền
kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động FDI qua công nghệ, kĩ năng và trình độ đã có tác động đến
cơ cấu ngành kinh tế ư một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh
tế dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư. Thực tế cho thấy, hoạt động FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất
công nghiệp và dịch vụ, tỉ lệ đầu tư tương đối thấp trong ngành sản xuất nông
nghiệp. Chính điều này đã làm thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu
tư theo hướng công nghiệp hoá và đưa nền kinh tế các nước này tham gia vào
phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Hoạt động FDI tập chung vào
các ngành quan trọng của nền kinh tế chẳng hạn như các lĩnh vực : Công
nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp rỏp,… có trình độ công nghệ tương đối cao.
khi tỉ trọng ngành công nghiệp ổn định trong nền kinh tế đã phát triển lờn thỡ
cỏc nước này có thể tham gia vào việc phân công lao động quốc tế thông qua
việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh đối với các
nước khác.
 FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu
FDI đã tham gia vào quá trình xây dựng năng lực xuất khẩu với nguồn
vốn và công nghệ mà FDI mang lại cùng đội ngũ lao động được đào tạo bài
bản, chuyên môn cao, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt; nhiều sản
phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu.

Điều này làm cho hàng hoá ở các nước được đầu tư trở nên đa dạng và phong
phú cả về chất lượng và số lượng, năng lực xuất khẩu tăng lên.
FDI mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư
thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các công ty đa quốc
16
gia. Các doanh nghiệp FDI có lợi thế xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp
trong nước về thị trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ thống công ty
mẹ và công ty con của các công ty đa quốc gia, sản phẩm được xuất khẩu
thuận lợi từ công ty này sang công ty khác ở các quốc gia khác nhau. Những
công ty đa quốc gia này có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập
khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu thông qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng một tập đoàn đa quốc gia cũng sẽ
làm giảm chi phí giao dịch.
Chính do những đóng góp to lớn của FDI vào việc thúc đẩy xuất khẩu
mà các nước đầu tư đã đảy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới và tăng độ
mở cửa của nền kinh tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoỏ. Cỏc
nước này đã sử dụng nguồn vốn FDI như là một lá bài chính trong chiến lược
“ Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu “. Một số nước có tỉ lệ đóng góp của
tư bản nước ngoài vào việc xuất khẩu khá lớn, chẳng hạn như Singapore là
72,1% ; brazil 32,2%, mexico 32,1% ; Đài Loan 25,6% …
 FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên
Chúng ta luôn luôn phải sống trong sự đánh đổi và không bao giờ có
một cái gì đó toàn vẹn.Phỏt triển kinh tế cũng vậy, để phát triển kinh tế có khi
chúng ta phải trả giá bằng cả những thứ quý giá, đó là môi trường.
Theo đánh giá của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới thì tốc
độ tănh trưởng kinh tế luôn tỷ lệ thuận với tốc độ huỷ hoại môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng phá huỷ môi trường chủ yếu là do trong quá trình
sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ và
nhận thức của người quản lý và người lao động đối với vấn đề bảo vệ môi

trường còn yếu, nhất là chưa có hệ thống quản lý môi trường trong các doanh
17
nghiệp. Những tồn tại này chủ yếu xảy ra đói với các doanh nghiệp của các
nước đang phát triển và kém phát triển.
Nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên
tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong
nước. Bên cạnh đó, khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mỡnh,
cỏc nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử lý môi
trường, tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất. Do vậy, dưới sức ép của các
nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc trong quá trình sản
xuất phải dỏp ứng các tiêu chuẩn môi trường do các nước tiếp nhận đầu tư dặt
ra. Diều này đã góp phần bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên tại các nước tiộp nhận đầu tư.
Việc áp dụng công nghệ sạch, tiên tiến có lợi cho môi trường đã tạo ra
những ảnh hưởng ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và
gây sức ép đối với các doanh nghiệp này phải có biện pháp xử lý môi trường
trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Nhiệm vụ của các nước tiếp nhận đầu
tư, đặc biệt là các nước đang phát triển là phải tối thiểu hoá ảnh hưởng có hại
của tăng trưỏng kinh tế đối với môi trường và tối đa hoá tác động có lợi của
tăng trưởng kinh tế đối với môi trường.
 FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
Quan hệ đầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỉ 18, trong thời kì này các
nước có quan hệ đầu tư với nhau trên cơ sở tự nguyên, có lợi ích và chưa đặt
ra cho nhau các nghĩa vụ phải thực hiện. Hiện nay, quan điểm về hội nhập
kinh tế quốc tế trong phạm vi giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới
biểu hiện tự do hoá trong 4 lĩnh vực thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, đầu
tư vào thương mại dịch vụ.
Như vậy, đầu tư là một trong 4 lĩnh vực được các quốc gia xem xét tự
do hoá. FDI đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đầu
18

tư và tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra
theo chiều sâu. Những cam kết về tự do hóa đầu tư nước ngoài được coi như
là những quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cùng với xu
thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới diễn ra theo chiều sâu và rộng,
các nước trên thế giới đã có nhiều hình thức áp đặt các cam kết tự do hoá lĩnh
vực đầu tư.
Trên đây, chúng ta nói về lợi ích của các nước nhận đầu tư khi các
nước này là các nước đang hoặc kém phát triển. Đó là xu hướng đầu tư sang
những nước kém phát triển hơn để tận dụng được những lợi thế so sánh của
họ qua đó làm giảm chi phí sản xuất. Và còn để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngày nay, trên thế giới thịnh hành một loại hình đầu tư khác. Đó là đầu
tư sang các nước tư bản phát triển. Và họ đầu tư chủ yếu ở các ngành có hàm
lượng kĩ thuật cao. Như thế sẽ có lợi hơn rất nhiều khi đầu tư vào những
ngành kĩ thuật cơ bản.
Chúng ta thường quan niệm các nước công nghiệp phát triển là các
nước xuất khẩu đầu tư nhưng thực sự đây là một môi trường đầu tư lí tưởng.
Bởi nội tại họ đó cú một nền công nghệ tiên tiến, sẽ không phải tốn kinh phí
đầu tư nghiên cứu cũng như ứng dụng công nghệ mới. Mặt khác, tận dụng
được những trang thiết bị có sẵn, người lao động có tay nghề và trình độ cao.
Những ngành sản xuất với hàm lượng kĩ thuật cao sẽ rất thích hợp trong điều
kiện này.
Đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều nhất, nhưng cũng tiếp nhận
vốn nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia,
trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia( TNCs) đóng vai trò chủ chốt.
Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của
các nước này và chiến lược của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật
chất kĩ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở
19

×