BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
TỈNH HÀ TĨNH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TỈNH HÀ TĨNH
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 12)
T Ỉ N H H À T Ĩ N H
HÀ NỘI, THÁNG 12/2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU v
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ
TĨNH 6
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 6
1.1.1.Vị trí địa lý 6
1.1.1.Địa chất, địa hình 7
1.1.2.Đặc điểm khí hậu 8
1.1.3.Đặc điểm thủy văn 11
1.1.4.Đặc điểm thổ nhưỡng 12
1.2.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12
1.2.1.Dân số và lao động 12
1.2.2.Kinh tế - xã hội 13
1.2.3.Điều kiện xã hội 19
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 23
1.2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 23
2.1.ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆT NAM 24
2.1.1.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước 24
2.1.2.Tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp 25
2.1.3.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đa dạng sinh học rừng 25
2.1.4.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất 26
2.1.5.Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe 26
2.1.6.Tác động của biến đổi khí hậu tới vùng ven biển 26
2.1.7.Tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh môi trường và an ninh quốc gia 27
2.1.8.Tác động của biến đổi khí hậu tới cơ sở hạ tầng 27
CHƯƠNG 3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH HÀ TỈNH 28
3.1.KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHU VỰC THUỘC TỈNH HÀ TĨNH
28
3.1.1.Kịch bản biến đổi khí hậu 28
3.1.2.Kịch bản nước biển dâng 32
3.2.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HÀ TỈNH 32
3.2.1.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ 32
3.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh 34
i
CHƯƠNG 4. TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 36
4.1.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH NÔNG –
LÂM – NGƯ NGHIỆP 36
4.1.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp 36
1.2.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp 37
1.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến ngư nghiệp 38
4.2.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP – XÂY DỰNG – GIAO THÔNG VẬN TẢI 39
4.2.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp 39
4.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến xây dựng 40
4.2.3.Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải 41
4.3.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG
DÂN SINH, CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI, ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 42
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình trên khu vực tỉnh Hà Tĩnh 8
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí bình quân năm 9
Bảng 1.3. Lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh 9
Bảng 1.4. Lượng mưa bình quân năm 9
Bảng 1.5. Độ ẩm không khí bình quân năm 10
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 10
Bảng 1.7. Số giờ nắng bình quân các năm 10
Bảng 1.8. Cơ cấu các ngành kinh tế qua một số năm 14
Bảng 3.9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải thấp (B1) 28
Bảng 3.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng
khí hậu của Việt Nam theo các kịch bản phát thải thấp (B1) 28
Bảng 3.11. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) 29
Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc
Trung Bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) 29
Bảng 3.13. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải cao (A2) 29
Bảng 3.14. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc
Trung Bộ theo kịch bản phát thải cao (A2) 29
Bảng 3.15. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải thấp (B1) 30
Bảng 3.16. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung
Bộ theo kịch bản phát thải thấp (B1) 30
Bảng 3.17. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) 31
Bảng 3.18. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung
Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 31
Bảng 3.19. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2) 31
Bảng 3.20. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc
Trung Bộ theo kịch bản phát thải cao (A2) 31
Bảng 3.21. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 32
Bảng 4.22. Thiệu hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007) 36
iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 6
Hình 1.2. Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn 13
Hình 4.3. Hạn hán làm cho đất đai không thể canh tác 37
Hình 4.4. Thiệt hại trong nông nghiệp do ngập lụt 37
Hình 4.5. Tàu bè bị tàn phá do bão gây ra trong lĩnh vực thủy sản 39
Hình 4.6. Ngập lụt khu dân cư do bão lũ gây ra 40
Hình 4.7. Sạt lỡ các công trình ven biển 41
Hình 4.8. Thiệt hại do thiên tai gây ra cho ngành giao thông 41
iv
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu với bản chất là làm cho các hiện tượng cực đoan có xu hướng
gia tăng cả về cường độ lẫn cả về tần suất. Vì vậy trong các năm gần đây thiệt hại và
tổn thất do thiên tai gây ra cho con người ngày càng lớn. Các dạng thiên tai gây ra thiệt
hại lớn cho các ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội như bão lũ, hạn hán, tố lốc, lũ quét,
mưa đá… trong các năm gần đây có diễn biến và quy luật không giống như các năm
trước đây vì vậy công tác phòng tránh và ứng phó càng trở nên rất khó khăn.
Là một tỉnh miền Trung, nhưng nếu so với các tỉnh, địa phương khác thì Hà
Tĩnh có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, và chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí
hậu, một phần là do tỉnh có chiều rộng hẹp nhất cả nước nhưng chiều dài đường bờ
biển của tỉnh dài tới 137km. Ngoài ra chưa kể đến hạn hán, bão lũ tại đây rất khắc
nghiệt, và nằm trong khu vực có mực nước biển dâng cao nhất cả nước.
Để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp cho
tỉnh Hà Tĩnh thì việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà
Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Nghiên cứu đánh giá tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà
Tĩnh được trình bày qua 4 chương:
Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Chương 2: Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên và đời sống xã
hội
Chương 3: Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh
Hà Tĩnh
Chương 4: Tổn thương tài nguyên môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
v
CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ
TĨNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 602649,96 ha, tọa độ
địa lý: 17054’ – 18038’ vĩ độ Bắc, 105011’ – 106036’ kinh độ Đông. Ranh giới phía
Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với
tỉnh Boolikhamxay và KhămMuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía
Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km.
Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước
bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở
thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành
lang Đông, Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A,
đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 với
cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục
hành lang Đông - Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu
tư xây dựng.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
6
Hà Tĩnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường xã, thị trấn, gồm 9
đơn vị huyện, 2 thị xã. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của
tỉnh nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo Quốc
lộ 1A.
Xét về vị trí địa lý, tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa
khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường
bộ.
1.1.1. Địa chất, địa hình
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc
nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh
bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ
lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đông của dãy trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế
tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m, thường bị núi
cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về tổng thể, địa
hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sinh thái như sau:
1.1.1.1. Vùng núi cao
Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã
phía Tây của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh.
Địa hình dốc bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc
theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ. Các thung
lũng này cũng là vùng sinh sống của cư dân các dân tộc. Sản xuất của dân cư trong
vùng là hỗn hợp nông lâm nghiệp theo phương thức khai thác tận dụng tự nhiên do
vậy năng suất cây trồng và năng suất lao động thấp. Mức thu nhập của dân thấp do
chưa được đầu tư thích đáng, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng cơ sở yếu kém. Vùng
này có tiềm năng phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả, nghề rừng và
chăn nuôi gia súc.
1.1.1.2. Vùng trung du và bán sơn địa
Đây là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng. Vùng này
chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện
Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc ven Trà Sơn, của các huyện
Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Địa hình tại đây có đặc điểm là các đồi trung bình và thấp xen lẫn với đất
ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ yếu là cây lùm bụi, cây công
nghiệp, rừng trồng và trảng cỏ. Sản xuất nông nghiệp chính là cây lúa nước, cây màu,
7
cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi gia súc, trồng cây lâm nghiệp. Trong
vùng bước đầu đã có sự đầu tư trong sản xuất các loại cây như lạc, đỗ, chố, cây ăn quả.
Các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò, lợn, dê, hươu. Đây là vùng có tiềm năng đất đai
cho phép sản xuất nhiều sản phẩm nông sản hàng hóa tập trung có thể đầu tư xây dựng
các trang trại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.
1.1.1.3. Vùng đồng bằng
Vùng này chạy dọc giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A theo chân núi Trà
Sơn và vùng ven biển bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã
Hồng Lĩnh, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Địa hình toàn vùng tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các
sông phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feranit hay trầm tích biển. Đây là vùng dân cư
đông đúc, sản xuất chủ yếu là cây lúa nước, lạc, đậu, đỗ, khoai lang, chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Ngoài ra còn có các nghề phụ như dệt chiếu, dệt vải, đan lát, làm mộc.
1.1.1.4. Vùng ven biển
Nằm ở phía Đông đường QL1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện
Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích
đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển.
Ngoài ra trong vùng còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo
của dãy Trường Sơn Bắc. Do nhiều cửa sông, lạch tạo nên nhiều bãi ngập mặn. Dân cư
trong vùng có mật độ lớn sản xuất bằng nghề nông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối. Đây là vùng có tiềm năng phát triển nghề biển mạnh, sản xuất lúa vùng này cho
năng suất thấp do thiếu nguồn nước ngọt, đất đai bị nhiễm mặn, chua nhiều, mùa mưa
thường bị ngập lụt. Hướng chuyển đổi về cơ cấu canh tác có thể chuyển dần vùng đất
lúa đang canh tác có sản lượng thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
1.1.2.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt
17
0
C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt
28,7 ÷ 29,8
0
C vào tháng VII.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình trên khu vực tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị:
0
C
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
8
Hà Tĩnh
17.9
18.
8
20.9 24.7 27.9 30.0 29.8 28.9 27.1 24.7 21.8 18.7
Kỳ Anh
18.1
19.
0
21.6 24.8 28.0 30.1 30.1 29.0 27.1 24.8 22.0 18.9
Hương
Khê
18.0
19.
1
21.5 25.2 27.4 29.5 29.5 28.2 26.5 24.1 21.4 18.4
Hương
Sơn
17.7
18.
9
21.2 24.7 27.5 29.0 29.3 28.3 26.4 24.3 21.2 18.1
Nguồn:[Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh]
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí bình quân năm
Đơn vị:
0
C
Trạm Hương
Khê
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Bình quân năm 24.6 24.9 25.4 25.0 26.2 25.6
Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009]
1.1.2.2. Chế độ mưa
Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷
3.000mm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt 3.220mm.
Những tâm mưa lớn thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, Hoành Sơn có
năm lượng mưa năm đạt 4.586 mm năm 1978 ở Bàu Nước, 4.386mm tại Kỳ Anh năm
1990, 4.450 mm năm 1990 tại Kỳ Lạc.
Mùa mưa bắt đầu từ thỏng VIII tới tháng XI. Tuy nhiên tháng V, VI có mưa
Tiểu mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn
lại là mùa khô.
Bảng 1.3. Lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Tĩnh 95.0 59.5 62.2 78.4 173.5 154.2 99.0 248.9 462.5 829.4 300.9 152.0
Kỳ Anh 103.1 69.9 60.9 88.2 160.6 123.0 89.6 247.6 496.1 817.6 412.8 203.9
Hương
Khê
44.8 52.4 64.8 92.5 216.8 166.3 151.6 303.1 440.7 654.7 191.1 70.2
Hương
Sơn
48.0 49.6 63.6 104.1 219.0 113.5 144.1 252.2 368.6 508.5 163.9 63.0
Nguồn:[Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh]
Bảng 1.4. Lượng mưa bình quân năm
9
Đơn vị: mm
Trạm Hương
Khê
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Bình quân năm 1924.3 1724.1 1966.5 3092.5 2647.2 2159.8
Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009]
1.1.2.3. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các
tháng có gió Tây khô nóng - tháng VII và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các
tháng cuối mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.
Bảng 1.5. Độ ẩm không khí bình quân năm
Đơn vị: %
Trạm Hương
Khê
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Bình quân năm 85.17 84 84 72 70 66
Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009]
1.1.2.4. Bốc hơi
Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào tháng
VII với lượng bốc hơi trung bình tháng đạt từ 180 ÷ 200mm. Tháng II có lượng bốc
hơi nhỏ nhất đạt từ 27 ÷ 34mm.
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Tĩnh 33.9 27.6 37.9 55.1 94.4 127.7 137.1 100.8 66.9 55.1 52.6 44.9
Kỳ Anh 36.0 30.3 42.0 60.5 106.0 171.4 183.5 132.2 69.5 61.5 56.5 48.8
Hương
Khê
36.3 31.6 50.4 69.7 105.8 131.3 152.3 101.3 62.7 47.6 45.2 39.9
Hương
Sơn
33.6 30.4 47.1 64.9 107.2 177.1 181.7 125.9 70.8 43.9 41.0 36.9
Nguồn:[Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh]
1.1.2.5. Số giờ nắng
Số giờ nắng đạt từ 1.400 ÷ 1.600 giờ.
Bảng 1.7. Số giờ nắng bình quân các năm
Trạm Hương 2004 2005 2006 2007 2008 2009
10
Khê
Bình quân năm 1240 1259 1299 1257 1085 1206
Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009]
1.1.2.6. Tốc độ gió
Tốc độ gió trung bình năm 1,7 m/s - 2,3 m/s . Tốc độ gió lớn nhất khi có bão
đạt >40 m/s. Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa khô thịnh hành gió Tây
Nam hoặc gió Đông Nam.
1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều
dài ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ.
Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết
các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ
lưu đất thường bị nhiễm mặn do chế độ thuỷ triều ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tuy
nhiên có thể tận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ.
Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày
đặc. Theo số liệu của chi cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi: Hà Tĩnh có 266 hồ
chứa có dung tích trữ trên 600.106 m
3
, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000 m
3
/s,
15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9 m
3
/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã
phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy nhiên việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ
lụt mùa mưa.
Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số
liệu đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng
mưa trong mùa. Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông,
miền trung du và miền núi nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh
hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Về chất lượng nước ở Hà
Tĩnh nhìn chung khá tốt, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng
như sinh hoạt. Riêng đối với vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn do thuỷ
triều, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, vì vậy cần kiểm tra độ mặn
nước sông trước khi bơm tưới cho cây trồng.
Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn, vị trí
thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để
phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.
11
1.1.4. c im th nhng
Kết quả nghiên cứu của viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã xác định đ-
ợc đất Hà Tĩnh có 9 nhóm (Major soil group), 15 đơn vị đất (soil units) và 63 đơn vị đất
phụ (Sub-Soil units).
Trong 9 nhóm: nhóm đất xám có diện tích lớn nhất: 361.980ha (59,77% diện
tích tự nhiên), nhóm phù sa có 94.934ha (15,68%), nhóm đất cát có 36.237ha (5,98%),
nhóm đất phèn có 10.733ha (1,77%), nhóm đất mặn có 5.593ha (0,92%), nhóm đất
glây có 13.446ha (2,22%), nhóm đất có tầng sét loang lổ có 2.775ha (0,46%), đất đá
tơi có 4.223ha (0,7%) và đất tầng mỏng có 29.393ha (4,85%).
Đất tỉnh Hà Tĩnh có độ dốc khá cao, diện tích đất <15
0
chiếm 37,72%
(228.406ha); 15-25
0
chiếm 11,20% (67.769ha); >25
0
chiếm 43,45% (26.313ha).
Nhóm đất đồi núi tỉnh Hà Tĩnh chiếm diện tích lớn nhất. Đây là u thế rất lớn
cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới
rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chống xói mòn đất.
Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhng giữ vai trò quan
trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh nh nhóm đất phù sa, đất
glây, đất mặn trung bình và ít, vì có u thế về địa hình, dinh dỡng trong đất và đặc biệt là
việc tới tiêu thuận lợi, chủ yếu thích hợp trồng lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày,
nuôi trồng thuỷ sản.
Về độ dày của tầng đất mịn: trong tổng số 391.223ha đất đồi núi, đất tầng mỏng
<50cm có 123.040ha chiếm 31,45% đất đồi núi diện tích đất có tầng dày 50-100cm có
225.980ha (57,76%) và diện tích đất có tầng dày >100cm có 42.203ha (10,79%).
Đa số đất trên địa bàn Hà Tĩnh có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, nghèo
mùn (<2%), chua (pHKCL: 3,2-4,8), độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp, nghèo các
chất dễ tiêu.
Một số vấn đề cấp bách về môi trờng đất Hà Tĩnh cần quan tâm là: Xói mòn, rửa
trôi ở vùng đồi núi, suy thoái độ phì nhiêu theo không gian thời gian và phơng thức sử
dụng, khô hạn vào mùa khô và khô cục bộ vào mùa hè, ngập úng ngập lũ và ảnh h ởng
phèn mặn vùng ven biển.
1.2. C IM KINH T - X HI
1.2.1. Dõn s v lao ng
Dõn s tnh H Tnh tớnh n 31/12/2005 cú 1.289.058 ngi, chim 1,7% dõn
s c nc, trong ú dõn s nụng thụn chim 89,03%, (c nc l 74%). Mt dõn
s trung bỡnh l 214 ngi/km
2
, cao hn trung bỡnh ton vựng Bc Trung b (203
ngi/km
2
), nhng thp hn trung bỡnh c nc (246 ngi / km
2
).
Dõn s gia tng ó lm cho nhu cu v t , t xõy dng, t canh tỏc cõy
lng thc, thc phm tng theo to nờn sc ộp rt mnh n ti nguyờn t vn ó
hn hp ca tnh. Dõn c phõn b khụng ng u: tp trung cao khu vc ng bng
phớa ụng Bc tnh, cũn dc ng H Chớ Minh dõn c tha tht. TP. H Tnh cú
mt dõn s 1389 ngi/ km
2
, trong khi huyn Hng Khờ mt dõn s ch cú 83
ngi trờn km
2
, V Quang 52 ngi trờn km
2
12
Lao động trong độ tuổi khoảng 702 nghìn người, chiếm 51,0% dân số. Lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 511,5 ngàn người, trong đó nông - lâm
nghiệp chiếm gần 83%; công nghiệp - xây dựng 7%, còn lại khoảng 10,0% làm việc
trong khu vực dịch vụ. Năm 2005 tỷ lệ lao động thành thị không có việc làm 3,74%.
Năm 2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so
trong bình cả nước (25%).
Hình 1.2. Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn
1.2.2. Kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2000-2005, Hà Tĩnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức
nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tốc độ tăng GDP khá cao, nông nghiệp phát triển vững chắc. Cơ cấu kinh tế dịch
chuyển theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân
được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Năm 2005, GDP tính theo giá hiện hành đạt 5.990,7 tỷ đồng, bằng 0,72% GDP
cả nước. (Tính theo giá 94, GDP năm 2005 đạt 4.063,5 tỷ đồng). Tăng trưởng kinh tế
ổn định, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn trung bình cả nước, nhưng
còn thấp hơn so với các tỉnh lân cận và vùng Bắc Trung bộ.
Nhịp độ tăng GDP nông nghiệp khá cao và ổn định ở mức 4 - 5%. Trong thời
kỳ 2000-2005, tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng, bình quân 4,70%/
năm, cao hơn so với trung bình cả nước (4,0%).
Công nghiệp và xây dựng có nhịp độ tăng khá cao, đạt 14,74%/năm, nhưng do
quy mô của khu vực này còn nhỏ bé, nên đóng góp vào tăng GDP còn bị hạn chế.
Khu vực dịch vụ tăng khá ổn định, cao hơn trung bình vùng Bắc Trung bộ và
cả nước. Trong giai đoạn 2000-2005, nhịp độ tăng dịch vụ đạt 9,32%/năm.
13
1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong suốt thời kỳ 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh theo GDP có sự chuyển
dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của cả nước,
theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng khu vực nông lâm thủy sản.
Bảng 1.8. Cơ cấu các ngành kinh tế qua một số năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Nông lâm thủy sản %
51,31 49,89 49,1 48,02 47,02 43,13
2. Công nghiệp xây dựng %
13,45 14,05 15,46 18,05 19,84 22,45
3. Dịch vụ %
35,24 36,06 35,44 33,93 33,14 34,42
Khu vực thủy sản nông lâm có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu GDP của tỉnh từ
51,31% năm 2000 xuống còn 43,13% năm 2005. Ngược lại tỷ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần, tương ứng tăng từ 13,45%
và 35,24% năm 2000 lên 22,45% và 34,42% năm 2005.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa và thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng dần từng bước hình thành nên cơ cấu
Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế
hiện nay diễn ra còn chậm, chưa có bước đột phá.
1.2.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Nông – lâm – ngư – diêm nghiệp
• Nông nghiệp
Trong những năm qua nông nghiệp là ngành sản xuất chính, góp phần ổn định
đời sống nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, GDP nông nghiệp là 2032 tỷ đồng, chiếm
45,9% tổng GDP cả tỉnh, gấp 2,32 lần năm 1995, nhưng còn thấp hơn so với chỉ tiêu
này của cả nước (3,11 lần).
Tăng sản lượng một số cây trồng vật nuôi chính:
Trong giai đoạn 2001-2005, sản lượng lương thực tăng trên 10%, do tăng diện
tích gieo trồng (tăng vụ) và tăng năng suất cây trồng. Trong đó tăng sản lượng xấp xỉ
5%. Trong cùng thời kỳ, sản lượng cây công nghiệp tăng khá cao, nhưng chủ yếu do
tăng diện tích gieo trồng.
Để đảm bảo tăng giá trị sản xuất ổn định như thời gian qua, cần xây dựng một
số hồ chứa nước đa tác dụng, đồng thời cần áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật sinh
học vào trồng trọt và chăn nuôi trên diện rộng.
14
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:
Năm 2005, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chiếm 81,98%, lâm nghiệp:
7,14% và thuỷ sản chiếm 10,88% tổng giá trị sản xuất.
- Trồng trọt
Trong những năm qua ngành trồng trọt đã có những thành công căn bản, năng
suất cây trồng tăng cao, nhất là lúa. Cơ cấu cây trồng được bố trí hợp lý hơn, tỷ trọng
cây lâu năm tăng dần. Tỷ lệ các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được
sử dụng tăng dần. Tuy vậy, ứng dụng các loại giống cây mới vào sản xuất còn hạn chế,
nhân ra diện rộng còn chậm.
- Chăn nuôi
Quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng dần, nhưng đóng góp của chăn
nuôi vào thu nhập của người dân tăng chậm.
Giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp có xu
hướng tăng, năm 2001 chiếm 29,73% tăng lên 31,38% năm 2005.
Tuy vậy, trong suốt thời kỳ 1996-2005, số trâu bò bình quân trên hộ nông
nghiệp hầu như không tăng, bình quân 1,1 con / hộ.
Tổng đàn lợn năm 2005 có 453 nghìn con, tốc độ tăng bình quân 1996-2005 là
3,73%. Hình thức chăn nuôi hộ gia đình có quy mô ngày càng lớn. Đàn lợn tăng khá
nhanh trong giai đoạn 2001-2005, do lương thực bình quân đầu người tăng, từ 264kg
năm 1995 lên 378kg/ người năm 2005, và thị trường thức ăn gia súc khá phát triển,
nhưng hiện nay, thị trường tiêu thụ thịt lợn còn nhỏ, do quy mô dân số nhỏ và thu nhập
bình quân đầu người còn thấp, nhất là khu vực nông thôn.
- Thuỷ sản
Hà Tĩnh là tỉnh có ngư trường rộng với 137 km bờ biển, có điều kiện khá thuận
lợi cho phát triển thuỷ sản trong những năm gần đây. Nhưng có những hạn chế như
bão, lũ, nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, suất đầu tư cho nuôi trồng và đánh bắt xa bờ
lớn.
Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh phát triển khá cân đối từ nâng cấp cơ sở hạ tầng
nuôi trồng như hồ ao, đến phát triển các cơ sở cung cấp con giống.
Diện tích nuôi trồng năm 2004 là 5.400 ha, trong đó nước ngọt 2630 ha; nước
lợ 2.770 ha.
Hiện có 3 trại giống cá cấp 1 và nhiều trại giống cấp 2, 5 trại giống tôm. Năm
2005 chế biến xuất khẩu thuỷ sản đạt 3.600 tấn. Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến
nước mắm phục vụ tiêu dùng nội địa.
15
• Lâm nghiệp
Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở
những nơi đã khai thác gỗ chỉ còn trảng cỏ và cây bụi. Trong những năm qua, các dự
án trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến được thực hiện tốt, góp phần đưa
độ che phủ của rừng tăng nhanh từ 38% năm 2001 lên 43,5% năm 2005, nhưng đóng
góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005
đạt 183,4 tỷ đồng, trong đó dịch vụ lâm nghiệp là 37,6 tỷ đồng, trồng và nuôi rừng:
29,7 tỷ đồng, khai thác gỗ và lâm sản đạt gần 15 tỷ đồng.
- Kinh tế trang trại nông lâm kết hợp. Hiện nay, đã có hơn 1.300 trang trại với
tổng diện tích 12.000 ha chủ yếu là trồng, khoanh nuôi rừng, trồng cây ăn quả và chăn
nuôi. Doanh thu từ trang trại chưa nhiều, đạt khoảng 9 - 10 tỷ đồng, thu hút được
8.700 lao động nhưng còn thấp so với tiềm năng. Số trang trại hoạt động có hiệu quả
còn ít. Hiện chỉ có 23 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định của bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
- Chế biến lâm sản: Bao gồm khai thác chế biến nhựa thông và các cơ sở chế
biến lâm sản. Rừng thông cấp tuổi V và IV vào khoảng hơn 9.000 ha, hàng năm cho
hơn 4.000 tấn nhựa. Có khoảng 200 cơ sở chế biến lâm sản, chủ yếu là xẻ gỗ xây dựng
và đóng đồ mộc dân dụng. Các ngành này tăng trưởng chậm do thiếu nguyên liệu
(nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ lậu).
• Diêm nghiệp
Diêm nghiệp là ngành truyền thống của tỉnh, nhưng hiệu quả sản xuất kinh
doanh thấp. Diêm nghiệp được tập trung sản xuất ở 4 huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên,
Kỳ Anh và Nghi Xuân với sản lượng muối hàng năm đạt 26.000 tấn, trong đó muối i
ốt 13.000 tấn. Có 4.000 hộ với hơn 8.000 lao động làm diêm nghiệp. Do làm muối thủ
công năng suất thấp, đời sống của người làm muối còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói
nghèo của vùng làm muối chiếm 17% (theo tiêu chuẩn cũ), cao hơn mức trung bình
của tỉnh.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh có hai đặc điểm nổi bật:
(1) Công nghiệp và TTCN của tỉnh còn nhỏ bé đang trong giai đoạn bắt đầu
phát triển. Năm 2005, trên địa bàn của tỉnh có 12.122 cơ sở sản công nghiệp, giải
quyết việc làm thường xuyên cho 28,5 nghìn lao động, bằng 3,9% tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế cả tỉnh.
(2) Trong thời kỳ 1996-2005, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp tăng khá cao, đạt 14,7%/năm theo xu hướng tăng dần.
16
Nhờ sự nỗ lực của ngành, trong những năm qua công nghiệp đã có nhiều khởi
sắc, là do:
Công nghiệp và TTCN của tỉnh phát triển đúng hướng, dựa trên các thế mạnh
về tài nguyên và lao động. Tỉnh đã khai thác quặng Titan, khai thác vàng, chế biến
dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng cho xuất khẩu và để sử dụng trong nước.
So với 10 năm trước, thiết bị và công nghệ được nâng cấp, trong đó thiết bị khai
thác quặng Titan được đánh giá vào loại hiện đại.
Một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản có quy mô khá đã đi vào hoạt
động. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có ba doanh nghiệp có quy mô
khá đi vào hoạt động là: nhà máy thủy sản đông lạnh, chế biến dăm gỗ xuất khẩu và
chế biến hoa quả,
Cơ cấu theo ngành: Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản
xuất CN-TTCN trên địa bàn Hà Tĩnh, nhưng có xu hướng giảm. Công nghiệp khai
thác mới được phát triển, có tỷ trọng ngày càng tăng. Công nghiệp sản xuất và phân
phối điện nước chưa phát triển, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp toàn tỉnh.
Năm 2005 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 1081 tỷ đồng, trong
đó sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 34,3%, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản
chiếm 16,9%, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại chiếm 16,4%, sản xuất đồ gia
dụng và bàn ghế chiếm 10,9%, các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Về mạng lưới công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của tỉnh bố trí khá hợp lý, đảm
bảo chi phí quy đổi thấp, trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên, gần nguồn nguyên
liệu, gần nơi tiêu thụ, và ở những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, như nhà máy gạch
Tuynen đã bố trí ở khu mỏ đất sét. Tuy vậy bố trí không gian còn bộc lộ một số hạn
chế: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen kẽ trong dân vừa gây ô nhiễm môi trường vừa
khó quản lý về chất lượng và tài chính. Vì vậy trong các năm tới, cần xem xét bố trí
nhà máy trong các khu công nghiệp đã được hình thành.
c. Thương mại và du lịch
• Thương mại
Thương mại đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mặc dù sản
xuất hàng hoá chậm phát triển và sức mua của dân cư còn thấp, số cơ sở và lao động
tham gia làm dịch vụ ngày một tăng, nhưng chủ yếu ở thị xã, thị trấn và một số xã
vùng ven đô thị.
Các trung tâm thương mại của tỉnh đang trong quá trình hình thành, mạng lưới
chợ nông thôn khá phát triển, đảm bảo được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân.
17
Năm 2000 có 16.548 lao động làm thương mại dịch vụ, bằng 2,86% tổng số lao động
toàn tỉnh. Năm 2005 có khoảng 31.542 lao động, bằng 5,56% tổng số lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế.
Năm 2005, trong tổng mức bán lẻ hàng hoá của các cơ sở nhà nước chiếm
11,8%, còn lại 88,2% là do thành phần kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể thực hiện.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, lĩnh vực thương nghiệp còn bộc lộ một số
hạn chế chủ yếu như:
Thiếu chiến lược thị trường, đồng thời còn thiếu các sản phẩm dịch vụ mang
bản sắc riêng, khả năng cạnh tranh còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với
giá cả;
Số lượng doanh nghiệp làm thương nghiệp tuy nhiều nhưng chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vòng quay vốn còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
• Du lịch
Trên địa bàn Hà Tĩnh đã hình thành một số điểm du lịch có ý nghĩa Quốc gia và
Quốc tế như khu lưu niệm Nguyễn Du, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang và nhiều
điểm du lịch khác có ý nghĩa vùng và địa phương.
Cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng được hoàn thiện, số nhà nghỉ, khách sạn, nhà
hàng ở các khu du lịch tăng về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, công tác đảm bảo vệ
sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiền bất cập. Đặc biệt là hệ
thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo
yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, nhiều nơi còn thiếu.
Hiện tại, chưa có những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn đối với khách du
lịch nên ngày lưu trú của khách còn thấp. Du lịch mang tính mùa vụ, khách du lịch đến
Hà Tĩnh chủ yếu vào các dịp lễ hội, kỳ nghỉ hè. Doanh thu du lịch từ khách Quốc tế
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh thu. Trong hoạt động lữ hành, việc nối các
tour du lịch với các tỉnh và cả nước còn nhiều hạn chế. Hệ thống khách sạn có quy mô
vừa và nhỏ, trang thiết bị thiếu đồng bộ. Sử dụng nhà nghỉ, khách sạn tại các khu du
lịch biển còn thấp, mới đạt 25 - 30% tổng số buồng phòng. Tỷ lệ lao động và cán bộ có
trình độ nghiệp vụ du lịch còn thấp.
1.2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thực trạng phát triển đô thị:
Hiện nay toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó 1 thị xã loại IV, TP. Hà Tĩnh đã được
công nhận là đô thị loại III, còn 12 thị trấn đô thị loại V. Hầu hết các đô thị là trung
tâm hành chính, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước và thương mại. Dân số đô thị năm
2005 chiếm 10% tổng số dân. Dự báo đến 2020, dân đô thị chiếm 30% tổng số dân,
18
gấp 3 lần hiện nay. Điều kiện sống của người dân đô thị khá tốt. Bình quân đất ở đô thị
từ 150-250 m
2
/hộ. Tầng cao bình quân của các công trình kiến trúc là 2,2 tầng.
Về cơ sở hạ tầng: có 8/14 đô thị có công trình cấp nước công nghiệp, tổng công
suất 32.000 m
3
/ngày - đêm. Hệ thống giao thông chính có khoảng 36 km, trong đó
80% đã được nhựa hóa. Tất cả các đô thị đều được cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất
tốt. Dịch vụ bưu chính viễn thông ở các đô thị thuận lợi.
Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:
Cũng như các vùng nông thôn khác ở miền Bắc Việt Nam, dân cư nông thôn
tỉnh Hà Tĩnh đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã định hình thành khu quần
cư là các làng, bản, thôn xóm. Đơn vị quản lý của các thôn bản là các hộ gia định, mỗi
hộ đều có diện tích nhà ở, sân, công trình phụ, chuồng trại gia súc, giếng nước, vườn
cây, ao cá.
Bình quân đất ở nông thôn toàn tỉnh là 53,52 m
2
/người, 231,6 m
2
/hộ.
Đặc điểm phân bố của các khu dân cư nông thôn như sau:
- Ở vùng đồi núi khu dân cư thường phân bố ở địa hình ven chân đồi hoặc các
đồi thấp thoải có độ dốc dưới 15
0
.
- Ở vùng đồng bằng ven biển, dân cư được phân bố trên các dải cồn cát cao
nằm song song với bờ biển xen kẽ các khu vực sản xuất nông nghiệp, hoặc phân bố
dọc theo các trục đường giao thông chính và ven các con sông lớn của tỉnh.
Do đặc điểm sản xuất của vùng nông thôn nên việc phát triển mở rộng khu dân
cư nông thôn thường gắn chặt với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng địa phương,
thông thường là mở rộng vào đất nông nghiệp xung quanh làng bản.
Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển của cơ chế thị trường,
hướng mở rộng khu dân cư có nhiều thay đổi. Đất ở nông thôn được mở rộng theo các
trục giao thông thôn, xã. Vừa giải quyết đất ở gắn với hệ thống dịch vụ.
1.2.3. Điều kiện xã hội
1.2.3.1. Giao thông
Đường bộ:
Hà Tĩnh có 4 đường Quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều
dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn
tỉnh là 2.917 km.
Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng hiện nay 80% đường bộ được
đánh giá vào loại xấu và rất xấu, nhiều đoạn đường bị ngập trong mùa mưa. Hệ thống
cầu, ngầm còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.
19
Đường sắt:
Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang,
Hương Khê). Trên tuyến đường sắt có 11 ga, trong đó cá hai ga hàng hóa là Hương
Phố và Phúc Trạch, góp phần trao đổi hàng hóa thuận lợi cho các điểm dân cư lân cận.
1.2.3.2. Thủy lợi
Các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư
xây dựng, đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng. Tuy vậy, do điều kiện địa hình
chia cắt, đất dốc, thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong nông
nghiệp, thiếu nước khá trầm trọng vào các tháng gió Tây nam hoạt động mạnh ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng.
1.2.3.3. Giáo dục và đào tạo
Hà Tĩnh là một trong các tỉnh có hệ thống giáo dục phổ thông phát triển nếu so
với cùng mặt bằng mức sống. Hệ thống giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
học tập trong tỉnh. Đến năm 2005 tỉnh có 1 trường cao đẳng sư phạm, 4 trường trung
học chuyên nghiệp, 1 trường dân tộc nội trú.
Số học sinh trên 1 vạn dân tăng liên tiếp, năm sau cao hơn năm trước. Năm học
1994-1995, bình quân toàn tỉnh có 2.434 học sinh/vạn dân tăng lên 2.706 học sinh/vạn
dân năm học 2004-2005.
Ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Hà Tĩnh là tỉnh sớm
đạt tiêu chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ so với cả nước,
ngay từ năm 1999, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2003.
Về chất lượng giáo dục: Tỷ lệ học sinh đi học ở các cấp học đều cao hơn trung
bình cả nước. Tỷ lệ giáo viên trên lớp tính chung cho cả tỉnh năm học 2004-2005, ở
tiểu học là 1,28 (quy định là 1,15); ở trung học cơ sở là 1,94 (quy định là 1,85); ở
trung học phổ thông là 1,83 (quy định là 2,1). Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học
đạt tỷ lệ cao.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, giáo dục đào tạo vẫn
còn một số khó khăn như:
Chương trình và trang thiết bị đào tạo còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế về lao động kỹ thuật có tay nghề cao.
Mạng lưới trường cần mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu học tập ngày càng tăng.
Đối với địa hình các xã vùng núi, khoảng cách đến trường của học sinh còn xa,
cần xem xét lại quy mô, địa điểm trường lớp cho phù hợp.
1.2.3.4. Y tế
20
Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển khá hoàn chỉnh, từ tỉnh xuống xã,
đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ y tế được
tăng cường, năm 2005 bình quân 4,29 bác sỹ/1 vạn dân. Hiện nay, 34,8% số xã có bác
sỹ, với trên 700 cán bộ y tế đang công tác tại các thôn bản.
Cơ sở vật chất ngành y tế được củng cố. Toàn tỉnh có 3.521 giường bệnh, trong
đó số giường bệnh viện là 1890 giường, bằng 53,6% tổng số giường. Bệnh viện đa
khoa tỉnh được xây dựng mới với 450 giường bệnh, có đầy đủ các khoa từ lâm sàng
đến cận lâm sàng, trang thiết bị ngày một đầy đủ và hiện đại hơn.
Công tác KHHGĐ được triển khai, thực hiện tốt. Bằng nhiều hình thức, biện
pháp giáo dục, tăng cường truyền thông, và dịch vụ phù hợp đã tạo nhiều chuyển biến
về nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần hạn chế các cặp vợ chồng sinh
con thứ 3 trở lên.
Từ năm 1995 đến nay công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý mở
rộng về quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chữa các bệnh thông thường,
chủ động phòng chống và kịp thời dập tắt các dịch bệnh xã hội có khả năng lây lan cho
nhân dân. Nhiều chương trình Quốc gia về y tế được quan tâm sát sao, thực hiện có
hiệu quả.
Tuy vậy, ngành y tế tỉnh cần phải nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh đang xuống cấp, đầu tư máy móc, thuốc men, đào tạo dược sỹ, bác sỹ
(cấp một) giỏi của một số chuyên khoa thiếu như sản, chụp cắt lớp.
1.2.3.5. Văn hóa xã hội, thể dục thể thao
Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xây dựng làng văn hóa được triển
khai trên diện rộng và đạt kết quả tốt. Phục vụ tốt, kịp thời các ngày lễ lớn của dân tộc
và lễ hội truyền thống ở các địa phương. Đến năm 2005 đã có 78% gia đình văn hóa,
tăng 30% so với năm 2000.
Công tác tôn tạo, bảo quản và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá được chú
trọng, các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở được tăng cường.
Lĩnh vực thông tin, phát thanh và truyền hình đã thực hiện tốt vai trò làm công
cụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến nay
100% số xã thị trấn được nghe phát thanh và xem truyền hình.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của ngành văn hóa còn thiếu về số lượng và kém về
chất lượng chưa tương xứng với tên gọi của nó. Hiện nay cả tỉnh có 1 trung tâm văn
hóa cấp tỉnh và 11 trung tâm văn hóa huyện, thị nhưng đã xuống cấp, một số trung tâm
còn ở nhà tạm. Vùng sâu, vùng xa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân còn kém,
thiếu thông tin, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy để đem tri thức đến với dân,
21
công tác văn hoá, thông tin và thể dục thể thao cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các
năm tới.
1.2.3.6. Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông trong thời kỳ 1996-2005 đã có bước phát triển tích cực,
tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Năm 2004 số máy điện thoại là 3,2
máy/100 dân, cao hơn 10 lần so với năm 1995. Số bưu cục bình quân km2 là 1,1 cao
hơn trung bình toàn vùng. Đây là sự phát triển tích cực, tuy nhiên, mật độ sử dụng điện
thoại trên toàn tỉnh vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn vùng Bắc Trung bộ và phân
bố không đồng đều.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đã đạt được nhiều thành tựu, song còn bộc lộ một số
hạn chế chủ yếu như: Đầu tư xây dựng còn dàn trải. Huy động nội lực trong dân còn
hạn chế do thu nhập của nhân dân còn thấp. Với cơ chế đầu tư như hiện nay, tỉnh thiếu
chủ động. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Các dự án đầu tư nhỏ, thiếu
các dự án đầu tư lớn có đủ khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
22
CHƯƠNG 2.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức
xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH), suy thoái đa dạng
sinh học (ĐDSH), suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất
và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy
Những vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù ở mức độ quốc
gia hay toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và
hơn thế nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển
bền vững hiện nay trên toàn thế giới.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có
sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công
nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây
hiệu ứng nhà kính (N
2
O, CH
4
, H
2
S và nhất là CO
2
) trong khí quyển, làm Trái đất nóng
lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước
nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan
băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào
năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc
một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà
cửa vì ngập lụt.
Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là
Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ,
Thái Lan và Philippin.
Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa
và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên
nước ngọt. Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt
với sự khan hiếm nước, khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh
dưỡng do nguy cơ năng suất trong sản xuất nông nghiệp giảm.
23
Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh
học và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt, làm gia tăng
bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền (IPCC 1998). Trong thời gian 20-25
năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới xuất hiện. Tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong
của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng 400 triệu người
phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét.
Theo Nicolas Stern (2007) - nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân
hàng Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn
thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt
hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phó tích
cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng
1% GDP.
Tuy nhiên, BĐKH, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định
cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công
nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt
động R&D nói chung có liên quan; Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát
thải khí nhà kính; Ở một số nước ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát
triển nông nghiệp; Năng lượng để sưởi ấm cũng được tiết kiệm hơn.
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆT NAM
2.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu
người cả nước mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400 m
3
/người/năm (so với
bình quân thế giới là 7.400 m
3
/người, năm). Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững.
Sự suy thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng do
nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đặc biệt
là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Dưới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời
tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở các
khía cạnh sau:
- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi
nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối ) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái
tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
24