Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN, XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC TIÊU CHUẨN Y TẾ VÀ SỨC KHỎE CHO MỌI HOẠT ĐỘNG DÂN SINH KINH TẾ CÓ TÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.16 KB, 24 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN, THIẾT
LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN, XÂY DỰNG, BAN
HÀNH CÁC TIÊU CHUẨN Y TẾ VÀ SỨC KHỎE CHO
MỌI HOẠT ĐỘNG DÂN SINH KINH TẾ CÓ TÍNH
ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 42)
T Ỉ N H H À T Ĩ N H
HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN HÀ
TĨNH 5
1.1.HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG 5
1.1.1.Hiện trạng môi trường nước mặt 5
1.1.2.Hiện trạng môi trường không khí 6
1.1.3.Hiện trạng môi trường chất thải rắn 6
1.2.HIỆN TRẠNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI 8
CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN 10
1.3.HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN ĐANG HIỆN HÀNH 10
1.3.1.Tiêu chuẩn nhà tiêu 10


1.3.2.Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm 10
1.4.ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG THÊM CÁC TIÊU CHUẨN MỚI 14
1.4.1.Tiêu chuẩn bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng 14
1.4.2.Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của các cơ sở SX 6
Bảng 1.2. Dự tính khối lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 7
Bảng 2.3.Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất 14
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện 15
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn trung tâm y tế dự phòng 18
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè 20
ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Diến biến hàm lượng Nitrat trên các sông và hồ chính, năm 2007 đến tháng
10/2008 5
Hình 1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh 8
iii
MỞ ĐẦU
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ Tĩnh, nằm phía Đông dãy
Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Trong thời gian
vừa qua ngành y tế Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là trong ngành y tế. Từ năm 2001 đến tháng 11/2010
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục triển khai công tác phòng chống các loại
dịch bệnh và bệnh truyển nhiễm. Trong đó đặc biệt chú trọng một số bệnh truyền
nhiễm gây dịch như: Tiêu chảy cấp nguy hiểm, Cúm A(H5N1), H1N1, Sốt xuất huyết.
Hàng năm được Bộ Y tế, Cục YTDP, Cục Môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ trung
ương chỉ đạo sát sao công tác phòng chống các loại dịch bệnh, đồng thời triển khai tập
huấn và cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng nhanh công tác phòng chống dịch. Trong quá

trình triển khai đối phó với dịch bệnh của ngành y tế Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn,
do thiếu năng lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất và đặc biệt là y thức của người
dân. Người dân vẫn chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt là tại các khu đông dân. Đã có
những tiêu chuẩn được thiết lập về vấn đề vệ sinh môi trường, tuy nhiên hệ thống pháp
luật vẫn còn nhiều thiếu sót.
Trước tình hình đó xây dựng và hoàn thiện, thiết lập tiêu chuẩn y tế về vệ sinh
môi trường và tiêu chuẩn y tế về sức khoe cho các khu đông dân là hết sức cần thiết,
và là một nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
Biến đổi khí hậu
4
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI
DÂN HÀ TĨNH
1.1. HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt
Qua đánh giá diễn biến hàm lượng BOD5 và Nitrat tại các sông chính và hồ cho
thấy, chất lượng nước mặt có sự khác nhau. Đối với sông Nghèn có mức độ ô nhiễm
bởi hàm lượng BOD5 cao nhất, sông Cày, sông Rào Cái và sông Quyền mức độ ô
nhiễm tương đối cao tuy nhiên các giá trị đo được đang nằm trong giới hạn cho phép.
Chất lượng nước mặt tại các con sông này đang chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh
hoạt đô thị, nước thải công nghiệp và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Đối với các hồ đập mục đích sử dụng là cấp nước thuỷ lợi, giá trị đo được đang
nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với hồ mục đích sử dụng
là cấp nước sinh hoạt đang có nguy cơ ô nhiễm bởi các hoạt động sản xuất, chăn nuôi
ở khu vực thượng nguồn các hồ này, điều này thể hiện ở hàm lượng BOD5 tại hồ Bộc
Nguyên, hồ Thiên Tượng cao hơn giá trị tiêu chuẩn cho phép.
Hình 1.1. Diến biến hàm lượng Nitrat trên các sông và hồ chính, năm 2007 đến tháng
10/2008
Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng nước dưới đất tại các vị trí quan trắc cho
thấy, chất lượng nước dưới đất nhìn chung chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi hoạt động
sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên đã có ảnh hưởng bởi hình thức sinh hoạt của con

người thể hiện ở một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép như: Coliform vượt từ 1 ữ
21,3 lần; Mangan vượt từ 1,2 ữ 6,3 lần; Nitrat vượt 1,05 - 3,27 lần. Mặt khác, do tác
động của các yếu tố tự nhiên nên một số chỉ tiêu đặc trưng cho nguồn nước dưới đất
như: SO
4
, Fe, độ cứng tại một số vị trí quan trắc có biến động lớn giữa các quý trong
Nguồn:[Báo các hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008]
Cét B - TCVN
5942:1995
Cét A - TCVN
5942:1995
5
năm. Điều này thể hiện rõ nét tại các vị trí quan trắc như: thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn
Nghèn và xã Thạch Kim.
Bảng 1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của các cơ sở SX
TT Vị trí quan trắc
Hàm lượng
COD
(mg/l)
Hàm lượng
BOD
(mg/l)
Hàm lượng
Colifrom
(MPN/100ml)
1 Công ty CP XNK thuỷ sản Hà
Tĩnh
365 - 610 262 - 423 5.200 - 240.000
2 Bãi rác Thạch Yên 178 - 672 126 - 394 11.500 - 93.000
3 Công ty Bia Sài Gòn Hà Tĩnh 230 - 1.470 158 - 1.067 750 - 43.000

4 Công ty TNHH Trường An 155 - 736 105 - 525 900 - 110.000
5 Cơ sở Giết mổ gia súc TT Tân
Giang
154 - 584 105,6 - 547 4.300 - 9.500
6 Công ty CP XNK Thuỷ sản
nam Hà Tĩnh
234 - 780 164 - 384 430 - 12.300
TCVN 5945 : 2005 (cột B) 80 50 5.000
Nguồn: [Trung tâm QT&KTMT Hà Tĩnh]
1.1.2. Hiện trạng môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí đang chịu nhiều tác động bởi các nguồn gây
ô nhiễm như đã được đề cập, trong đó nguồn gây ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất gạch
nói chung và gạch tuynel nói riêng đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại Hà
Tĩnh.
Trong năm 2008, giá trị trung bình hàm lượng CO có chiều hướng giảm so với
năm 2007. Tại 3 vị trí quan trắc là XN Gạch ngói Thuận Lộc, Cầu Họ và Vĩnh Thạch
mức giảm đã nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, tại XN Gạch ngói Sơn Bình
tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Riêng tại XN Gạch ngói Phù Việt hàm lượng
CO lại có chiều hướng tăng, giá trị trung bình đo được của 3 quý năm 2008
(921,67µg/m
3
) gần sát với giá trị giới hạn của tiêu chuẩn.
1.1.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn
Chất thải rắn có khối lượng tăng dần theo từng năm, theo tốc độ đô thị hoá và
được phản ánh qua bảng số liệu sau:
6
Bảng 1.2. Dự tính khối lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Loại chất thải rắn Đơn vị 2006 2007
Tổng lượng chất thải rắn
sinh họat đô thị

Tấn 28.477 37.183
Tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt nông thôn
Tấn 146.485 164.078
Nguồn:[Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008]
Ghi chú: Định mức chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị là 0,65 kg/người/ngày.
Định mức chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn là 0,4
kg/người/ngày
Qua điều tra khảo sát hiện trạng công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn
tại các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cho thấy công tác quản lý thu gom CTR còn
nhiều vấn đề tồn tại. Lượng chất thải rắn thu gom được còn quá ít so với thực tế, chất
thải công nghiệp thu gom tại các nhà máy, KCN đạt 75-80%, tuy nhiên chất thải rắn từ
các nhà máy nhỏ lẻ, các làng nghề hầu như chưa được thu gom xử lý, chất thải rắn thu
gom được hầu hết được chôn lấp tự nhiên hoặc đổ bừa bãi lấn chiếm sang các khu vực
xung quanh. Các bãi rác còn rất tạm bợ, ý thức người dân và cơ sở kinh doanh còn
chưa cao nên chất thải được đổ xả bừa bãi, các bãi chôn lấp hiện tại hầu hết đều gây ô
nhiễm môi trường, mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh. Đối với khu vực xẩy ra hiện
tượng đổ rác bừa bãi có tác động rất lớn đến môi trường nước mặt trong khu vực. Rác
thải phân huỷ tạo ra các chất hữu cơ làm cho nguồn nước biến đổi màu và tạo mùi khó
chịu; thuỷ sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn.
Một vấn đề nữa hiện nay đang còn tồn tại, đó là một lượng hoá chất bảo vệ thực
vật lớn chưa được tiêu huỷ. Qua kiểm kê, điều tra tổng lượng hoá chất độc hại và các
chất POP nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 9.826 kg các loại hoá chất,
thuốc BVTV dạng bột và hạt. Có khoảng 1.518,7kg thuốc BVTV trong đó có 76,8kg là
chất Hexachlorobenzen (Gamatox) thuộc POP nay đang được bảo quản tại kho Chi
cục Bảo vệ thực vật, số lượng còn lại đang được chôn lấp tại các huyện, thị. Lượng
thuốc BVTV này bao gồm cả thuốc dự trữ, thuốc tồn đọng trong quá trình kinh doanh,
thuốc thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra trên thị trường. Ngoài ra, các kho
thuốc trừ sâu (DDT, 666) tồn đọng từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại tại 11 điểm
trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý. Cho đến nay, tại xã Thạch Lưu - huyện Thạch Hà,

xã Vĩnh Lộc - huyện Can Lộc đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện
xử lý theo phương pháp chôn lấp cố định bằng hố chôn bê tông mác cao, đầu tư xây
dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân xóm Chiến Thắng (xã Vĩnh Lộc) với
kinh phí gần 1 tỷ đồng.
7
1.2. HIỆN TRẠNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Hiện nay chưa có số liệu thống kê số người mắc bệnh liên quan đến việc sử
dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Mặt khác, do các nguồn gây ô nhiễm tác động đến môi
trường sống trên phạm vi hẹp nên công tác khám bệnh tại các vùng này chưa được chú
trọng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy một số vùng có nguồn nước dưới đất đang bị ô
nhiễm bởi hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và xăng dầu, tình hình sức khoẻ người dân
ở đây có những hiện tượng bất thường như: người mắc bệnh hiểm nghèo chiếm tỷ lệ
cao so với các vùng, địa phương khác; số trẻ khuyết tật bẩm sinh cũng tăng cao, gây
nên tâm lý hoang mang cho người dân sinh sống trên những địa bàn này.
Thực tế, sức khoẻ người dân đang bị tác động bởi các hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và làng nghề. Tỷ lệ sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn
tỉnh đang còn thấp, người dân nông thôn đang sử dụng nguồn nước dưới đất, nước
sông, suối cho ăn uống và sinh hoạt là chủ yếu. Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển đồng nghĩa với các nguồn gây ô nhiễm càng tăng đối với nguồn nước cấp
sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.
Hình 1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh
Nguồn:[laodong.com]
Bên cạnh đó, các nguồn ô nhiễm tự nhiên cũng là tác nhân tiềm tàng ảnh hưởng
lớn đến sức khoẻ người dân. Trong đó, độc tố Asen tương đối phổ biến trong nguồn
nước dưới đất, nhất là nguồn nước ở khu vực dọc ven sông La, khu vực ven biển
huyện Lộc Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân. Độc tố Asen có thể gây ra các bệnh như: biến đổi
sắc tố da, gây lở loét da và các bệnh hiểm nghèo như: ung thư da, ung thư nội tạng nếu
sử dụng nguồn nước nhiễm Asen trong thời gian dài. Vấn đề này cần được cảnh báo
với người dân khi sử dụng nguồn nước này vào ăn uống và sinh hoạt.
Qua thực tế cho thấy sức khoẻ người dân đang chịu ảnh hưởng đáng kể bởi ô

nhiễm không khí đô thị, trong đó bụi là tác nhân chính. Ngoài ra, tại một số ngành sản
xuất đặc thù như: chế biến khoảng sản, xây dựng, sản xuất đồ mộc, các lò đúc sản sinh
8
ra bụi và các chất độc hại khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng như
người dân trong khu vực.
Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh
như sau:
- Sự tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với các loại bụi hô hấp, hơi khí độc như:
CO, SO
2
, NO
x
, NH
3


và các dung môi hữu cơ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phế
quản và có thể xuất hiện những bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng gây nhiễm độc
cấp tính là suy nhược, chóng mặt, gây co giật
- Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn quốc
hơn 4%, viêm họng 3% và viêm phổi 3%. Đặc biệt, những hộ dân sống ở thành phố
trên 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm
phổ, viêm phế quản, các bệnh về mắt và da cao hơn những hộ dân sống dưới 3 năm là
72,6% so với 43%.
- Ngoài ra, ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô
hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - nguyên nhân là chậm phát triển
hệ thần kinh, trí não ở trẻ.
Việc thu gom chất thải rắn đang còn kém nên hàng ngày hàng giờ đang có hàng
tấn rác thải thải ra môi trường một cách tùy tiện làm mất cảnh quan môi trường và đặc
biệt gây nên mùi hôi thối. Theo đánh giá sơ bộ hàm lượng các chất độc hại từ các khu

đổ rác không được xử lý đều quá giới hạn cho phép như H
2
S, SO
2
, và các chủng vi
khuẩn lây bệnh như tiêu chảy, đau mắt hột đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
môi trường sống của người dân.
Một vấn đề cần phải đề cập đến đó là các vật dụng bằng polime đang được sử
dụng rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích đáng kể nhưng bên cạnh đó lại có ảnh hưởng
đến môi trường rất lớn điều này cũng là do ý thức của người sử dụng. Đó là việc vứt
bừa bãi các túi nilong xuống kênh mương làm tích tụ nước ở trong túi nilon, tạo điều
kiện tốt cho muỗi phát triển và có thể dẫn đến các đại dịch như sốt xuất huyết, sốt
rét,
9
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN
Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CHO CÁC KHU
ĐÔNG DÂN
1.3. HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN ĐANG HIỆN HÀNH
1.3.1. Tiêu chuẩn nhà tiêu
Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu ban hành kèm theo quyết định số
08/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng bộ y tế. Tiêu chuẩn này quy định
những điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh đối với các loại nhà tiêu, đảm bảo sức khỏe cho
con người. Tuy nhiên trong tiêu chuẩn này chưa đưa ra được khái niệm thế nào là nhà
tiêu? thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh? Và một số các hệ thống liên quan đến nhà tiêu.
Trong yêu cầu các tiêu chuẩn vệ sinh đối với các nhà tiêu thì tập trung vào các vấn đề
về thiết kế, vật liệu kích thước, kỹ thuật xây dựng và độ bền tuy nhiên chưa đề cập đến
vị trí an toàn cho việc xây dựng nhà tiêu. Đây là một thiếu sót lớn cần phải được bổ
sung. Để hoàn thiện thêm tiêu chuẩn về nhà tiêu hợp vệ sinh thì trong bản dự thảo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2010 đối với Nhà tiêu của Bộ Y tế đã điều chỉnh lại một
số những vấn đề sau:

- Khái niệm nhà tiêu: là hệ thống thu nhận, xử lý phân và nước tiểu tại chỗ của
con người.
- Khái niệm nhà tiêu hợp vệ sinh: là nhà tiêu đảm bảo cô lập được phân người,
ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng
tiêu diệt được các mầm bệnh trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi
trường xung quanh.
- Khái niệm chất độn: Là các chất sử dụng để phủ lấp, phối trộn với phân, có
tác dụng hút nước, hút mùi tăng độ xốp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân
hủy các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh có trong phân. Chất độn bao gồm một hoặc
hỗn hợp các loại sau: tro bếp, rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, vỏ bào, lá cây, vỏ trái cây,
thức ăn thừa.
- Khái niệm ống thống hơi: Là ông thoát khí từ bể hoặc hố chứa phân ra môi
trường bên ngoài.
Ngoài ra trong bản dự thảo này thì đã có cách phân loại khác với Nhà tiêu rõ
ràng hơn, đây đủ hơn. Và quy định chặt chẽ hơn đối với việc giám sát và kiểm tra đối
với quá trình thực hiện các yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng, sử dụng và bảo quản.
1.3.2. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
10
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang
tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng
những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc
sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm
độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. các vụ ngộ
độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình
ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo
tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng
ta. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác
biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó
khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng.
Trước đây đã có Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm Chủ tịch nước Trần

Đức Lương ký Lệnh công bố ngày 7/8/2003. Với mục tiêu để bảo vệ tính mạng, sức
khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh với 54 điều gói gọn trong 7 chương với
những quy định trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, chế biến, bảo quản và vận
chuyển thực phẩm… Tuy nhiên các tiêu chuẩn về giới hạn vệ sinh an toàn đối với các
phụ gia thực phẩm, và các chất được sử dụng bổ sung như kẽm, acidfolic, sắt, calci…
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm và vệ sinh an
toàn thực phẩm 2010 (Thông tư 14 đến thông tư 28/2010/TT-BYT ngày 20/5/2010) đã
bổ sung được các hạn chế trong hệ thống pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực chất việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể giải quyết được
tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người
sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức
khỏe cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu ngày mai. Để nhận diện rõ
ràng và cụ thể nhất các nguy cơ độc hại có thể có từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
thì nên bổ sung hệ thống phân loại những hóa chất ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực
phẩm đồng thời bổ sung các tiêu chuẩn cần thiết.
- Các hóa chất, phụ gia có thể gây hại
Hóa chất không được phép sử dụng:
 Formol, hàn the, chất tạo ngọt tổng hợp natri cyclamat, màu công
nghiệp, đặc biệt phẩm Sudan I, II, III, IV, para Red, Rhodamin B,
Orange II… trong thực phẩm.
 Clenbuterol, salbutamol làm giảm lớp mỡ dưới da, dexamethason và các
dẫn xuất có tác dụng giữ nước, tăng trọng giả tạo trong chăn nuôi gia
súc;
11
 Chloramphenicol, nitrofuran, fluoroquinolon, malachite green, leuco
malachite green, ure trong nuôi, chế biến thủy sản.
Hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại dùng quá
hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp saccarin, aspartam…, chất bảo
quản chống mốc (benzoic acid và các muối benzoat, sorbic acid và các muối sorbat,

chất chống oxy hóa (BHT, BHA, sulfit ).
Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho
phép
Chất độc gốc tự nhiên: tetrodotoxin trong một số thủy sản như cá nóc, mực
xanh…, glycozit cyanogen trong một số thực phẩm như măng, khoai mì, độc tố sinh
học biển gây tiêu chảy DSP, gây mất trí nhớ ASP, gây liệt cơ PSP trong nhuyễn thể
hai mảnh vỏ.
Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt:
 Aflatoxin trong các loại hạt như bắp, đậu phộng, hạt dẻ (pistachio).
 Ochratoxin trong cà phê.
 Histamin trong hải sản.
Chất độc thôi ra từ các bao bì đi vào thức ăn: phtalat hóa dẻo chẳng hạn.
Chất độc sinh ra trong quá trình chế biến, nấu nướng (3-MCPD và 1,3-DCP
trong nước tương, acrylamid trong chiên, xào, nướng).
Chất độc sinh ra từ công thức pha chế: benzen sinh ra từ các loại nước ngọt,
nước tăng lực có đồng thời vitamin C và muối benzoat hiện diện.
Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, PCB, dioxin.
- 3-MCPD trong nước tương
Quy định của Việt Nam và một số nước khác về hàm lượng tối đa 3-MCPD
trong nước tương vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Với hàm lượng 3-MCPD
cho vào cơ thể hàng ngày mà vẫn an toàn (TDI-tolerable daily intake) là 2
microgram/kg cơ thể, một người 50 kg có thể ăn vào hàng ngày 100 microgram 3-
MCPD. Với mức tối đa cho phép 1.000 microgram 3-MCPD/ kg nước tương tức một
millilit nước tương chứa tối đa khoảng 1 microgram 3-MCPD, nếu sử dụng 10 ml
nước tương/bữa ăn hàng ngày thì hàm lượng 3-MCPD mà một người 50 kg ăn vào
trong ba buổi ăn, chỉ là khoảng 30 microgram, vẫn còn dưới xa hàm lượng 100
microgram tính ở trên.
Thực chất, mức tối đa 3-MCPD trong nước tương theo tiêu chuẩn Việt Nam đã
được Bộ y tế cân nhắc để vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, vừa phù hợp phần
12

nào với trình độ sản xuất trung bình hiện tại trong nước. Tuy nhiên với nồng độ cỡ 100
mg/kg 3-MCPD của một số ít nước tương như theo kết quả phân tích, thì hàm lượng 3-
MCPD/ngày tính theo điều kiện nêu trên sẽ là 3.000 microgram, vượt xa mức an toàn
và có thể gây độc hại. Đây rõ ràng là vấn đề cần phải gấp rút giải quyết về mặt quy
trình công nghệ chế tạo nước tương, nhằm tránh sự hình thành 3-MCPD quá liều
lượng cho phép.
- Rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng
Còn nhiều chất độc trong thực phẩm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để
đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đó là rau quả vẫn còn bị nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật, kim loại nặng. Theo Cục bảo vệ thực vật,trên 1.297 mẫu rau quả kiểm
nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có 387 bị nhiễm dư lượng thuốc nhưng còn
trong phạm vi cho phép, có 49 mẫu vượt quá mức cho phép. Cũng cần nên nhắc là
năm 2005, châu Âu đã quyết định hạ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
xuống mức thống nhất rất thấp chỉ còn 10 microgram/kg.
Cần kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong các loại rau có thân xốp có khả
năng hút kim loại nặng mạnh như rau muống, ngó sen, kèo nèo…
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật được xếp vào loại chất gây xáo trộn hệ thống
nội tiết tố (endocrine disrupting chemicals) ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục, hay thai
nhi… Đây là một vấn đề lớn mà Sở y tế cần phải quan tâm kiểm tra thường xuyên, kể
cả rau được gọi là an toàn.
- Các chất cực độc khác
Một chất cực độc gốc tự nhiên dễ sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt các
loại hột như đậu phộång, đậu nành, bắp là các aflatoxin gây ung thư gan rất mạnh,
được IARC xếp vào nhóm 1. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiều của Việt Nam,
cần phải theo dõi thường xuyên độc chất này trong các loại hột, đặc biệt chú trọng đến
hột dẻ là loại hột được biết rất dễ nhiễm aflatoxin.
Một độc chất khác cũng cần được theo dõi là acrylamid dễ sinh ra từ cách
chiên, xào nướng khi làm thức ăn của ta. Ngày 24/2/2002, Cơ quan quản lý thực phẩm
Thụy Điển thông báo chính thức cho các nước trên thế giới đã phát hiện acrylamid
trong nhiều thức ăn nướng. Hàm lượng acrylamid đặc biệt cao trong khoai tây chiên.

Acrylamid có thể được xem là chất độc có khả năng gây đột biến gen và ung thư; được
cơ quan IARC xếp vào loại có khả năng gây ung thư cho người (nhóm 2A). Acrylamid
dễ hình thành khi có đồng thời 3 yếu tố: aminoacid asparagin, đường khử (glucoz,
fructoz) và nhiệt độ cao. Đó là trường hợp của khoai tây chiên. Tuy các số liệu cho
13
thấy hàm lượng acrylamid sinh ra trong nướng thịt, cá thấp hơn đáng kể so với khoai
chiên, nhưng dù sao cũng cần thận trọng hơn trong ăn uống.
1.4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG THÊM CÁC TIÊU CHUẨN MỚI
1.4.1. Tiêu chuẩn bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng
1.4.1.1. Tiêu chuẩn bệnh viện
Căn cứ theo tổng điểm về các tiêu chí về cơ sở vật chất, về chất lượng dịch vụ
để xét bệnh viện nào đạt chuẩn, bệnh viện nào không đạt chuẩn.
Bảng 2.3.Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
STT Các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất Điểm
1
Đảm bảo hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên
hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;
0.5 điểm
2
Đảm bảo vệ sinh thông thoáng, thuận tiện cho người bệnh đi
lại, có sân chơi, chỗ để xe, trồng cây xanh; Nếu bệnh viện xây
dựng trong đô thị phải thiết kế hợp khối, cao tầng nhưng phải
bố trí các khoa, phòng hợp lý, bảo đảm điều kiện vô trùng và
các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định;
0.5 điểm
3
Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức có đủ các buồng tiền mê,
hồi tỉnh; phải bố trí các buồng phẫu thuật liên hoàn, một
chiều, hợp lý, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã
đăng ký;

1 điểm
4
Các buồng phẫu thuật phải bảo đảm diện tích tối thiểu:
25m2/buồng;
0.5 điểm
5
Các buồng thủ thuật phải bảo đảm diện tích tối thiểu:
12m2/phòng;
0.5 điểm
6
Các buồng phẫu thuật, thủ thuật có lát gạch sàn nhà và lát
tường sát trần nhà bằng gạch men hoặc vật liệu chống thấm
bảo đảm vệ sinh vô trùng;
0.5 điểm
7
Có đủ buồng vệ sinh cho người bệnh nam và nữ riêng, tối
thiểu 1 buồng vệ sinh/5 giường bệnh và các phòng khác theo
quy định;
1 điểm
8
Có hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn y tế đáp ứng quy
định tại Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế;
2 điểm
9 Bệnh viện phải đăng ký chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải 1 điểm
14
rắn y tế (nếu cơ sở tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại), chủ
vận chuyển chất thải nguy hại (nếu cơ sở tự vận chuyển chất
thải nguy hại) theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-
BTNMT ngày ;

10
Bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện về an toàn bức xạ theo
quy định pháp, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
05/2006/TT-BKHCN ngày 11/01/2006 ướng dẫn thủ tục khai
báo, cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép cho các hoạt động liên
quan đến bức xạ; - Bệnh viện có nhà đại thể hoặc có hợp đồng
với đơn vị khác.
1 điểm
11
Trang thiết bị y tế từng khoa của bệnh viện phải đáp ứng điều
kiện chuyên môn phù hợp để triển khai được danh mục kỹ
thuật đăng ký thực hiện;
2 điểm
12
Bệnh viện phải có đầy đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu
người bệnh hoặc hợp đồng với đơn vị khác.
2 điểm
13
Phạm vi hoạt động chuyên môn Bệnh viện phải có danh mục
kỹ thuật đăng ký thực hiện được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
1 điểm
14 Tổng điểm 16 điểm
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện
STT Các tiêu chí Điểm
1 Bệnh viện có chính sách
nâng cao sức khoẻ bằng
văn bản. Chính sách được
thực thi như một phần của
toàn bộ tổ chức trong hệ

thống cải thiện chất lượng,
nhằm mục đích cải thiện
sức khoẻ. Đối tượng của
Bệnh viện xác định trách nhiệm cho
quá trình thực hiện, đánh giá và tổng
kết định kỳ chính sách.
0.5
Bệnh viện phân bổ các nguồn lực
cho quá trình thực thi, đánh giá và
tổng kết định kỳ chính sách.
0.5
Nhân viên y tế phải có nhận thức về
chính sách nâng cao sức khoẻ, và
chính sách này nằm trong chương
trình giới thiệu cho nhân viên mới
0.5
Bệnh viện đảm bảo các thủ tục thu 0.5
15
chính sách này là: người
bệnh, thân nhân và nhân
viên y tế.
thập và đánh giá các dữ liệu nhằm
giám sát chất lượng các hoạt động
nâng cao sức khoẻ.
Bệnh viện đảm bảo các nhân viên
viên có đủ năng lực cần thiết để thực
hiện các hoạt động nâng cao sức
khoẻ và có khả năng nắm bắt các kỹ
năng cần thiết theo yêu cầu
1

Bệnh viện đảm bảo các điều kiện hạ
tầng cơ sở cần thiết bao gồm nguồn
lực , không gian, trang thiết bị, vv…
để tiến hành các hoạt động nâng cao
sức khoẻ.
1
2 Bệnh viện đảm bảo có các
chuyên gia y tế đứng về
phía người bệnh để đánh
giá các nhu cầu một cách
hệ thống để tiến hành các
hoạt động nâng cao sức
khoẻ
Bệnh viện đảm bảo các thủ tục cho
mọi bệnh nhân để đánh giá các nhu
cầu của họ trong việc nâng cao sức
khoẻ
1
Bệnh viện đảm bảo các thủ tục đánh
giá một số nhu cầu chuyên biệt của
các nhóm bệnh nhân cùng chẩn đoán
trong việc nâng cao sức khoẻ
1
Việc đánh giá nhu cầu của người
bệnh trong nâng cao sức khoẻ được
thực hiện ngay khi người bệnh tới
bệnh viện. Việc đánh giá này tiếp tục
được duy trì qua các tổng kết và
được điều chỉnh khi cần theo tình
trạng người bệnh hoặc theo yêu cầu

1
Việc đánh giá nhu cầu của bệnh nhân
phải đảm bảo tuân theo sự ý thức và
nhậy cảm theo nền tảng văn hoá xã
hội
0.5
16
Các thông tin thu được từ các đơn vị
y tế đối tác khác sẽ được sử dụng để
xác định nhu vầu bệnh nhân
0.5
3 Bệnh viện cung cấp cho
người bệnh thông tin về các
điều quan trọng liên quan
tới bệnh lý của họ hoặc tình
trạng sức khoẻ và các can
thiệp y tế sẽ tiến hành trong
suốt quá trình điều trị
Dựa trên những đánh giá về nhu cầu
các hoạt động nâng cao sức khoẻ,
người bệnh được thông tin về các
yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của
họ và cùng thống nhất về kế hoạch
điều trị
1
Người bệnh được cung cấp các thông
tin rõ ràng, dễ hiểu, cần thiết về tình
trạng sức khoẻ hiện tại, phương thức
điều trị và các yếu tố ảnh hưởng tới
sức khoẻ của họ

1
Bệnh viện đảm bảo các hoạt động
nâng cao sức khoẻ sẽ được thực hiện
một cách hệ thống cho tất cả các
bệnh nhân dựa trên những nhu cầu
đã được đánh giá
1.5
Bệnh viện đảm bảo các thông tin gửi
tới người bệnh và các hoạt động
nâng cao sức khoẻ sẽ được lưu giữ
bằng văn bản và đánh giá, trong đó
bao gồm việc đánh giá kết quả đạt
được so với kết quả mong muốn
được hoạch định trước
0.5
Bệnh viện đảm bảo cung cấp cho
người bệnh, nhân viên y tế và khách
tham quan các thông tin về những
yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe
0.5
4 Việc quản lý phải thiết lập
các điều kiện cho việc phát
triển bệnh viện thành một
môi trường lành mạnh có
Bệnh viện đảm bảo thiết lập và thực
hiện các chiến lược toàn diện về
nguồn nhân lực bao gồm việc phát
triển và đào tạo các kỹ năng nâng
1.5
17

lợi cho sức khoẻ
cao sức khoẻ cho nhân viên y tế
Bệnh viện đảm bảo thiết lập và thực
hiện chính sách xây dựng môi trường
an toàn và có lợi cho sức khoẻ nhằm
cải thiện môi trường làm việc cho
cán bộ y tế
1.5
Bệnh viện đảm bảo các nhân viên y
tế được tham gia vào các quyết định
liên quan tới môi trường làm việc
của họ
0.5
Bệnh viện phải đảm bảo các thủ tục
nhằm phát triển và duy trì các hiểu
biết của nhân viên y tế về những vấn
đề sức khỏe
1
5 Bệnh viện hoạch định các

phương thức hợp tác với
các đơn vị y tế các cấp, với
các viện chuyên ngành và
Bệnh viện đảm bảo các dịch vụ nâng
cao sức khoẻ gắn kết với việc điều trị
hiện tại và kế hoạch điều trị lâu dài
1.5
Bệnh viện xác định và hợp tác với
các tổ chức y tế xã hôi cũng như các
tổ chức, hội liên quan trong cộng

đồng
1
Bệnh viện đảm bảo soạn thảo và thực
hiện các hoạt động và thủ tục pháp lý
sau khi bệnh nhân ra viện
0.5
Bệnh viện đảm bảo hồ sơ bệnh án và
các thông tin về bệnh nhân được gửi
tới những đối tượng thích hợp để
chăm sóc và phục hồi chức năng cho
bệnh nhân
1
6 Tổng điểm 21
Ghi chú: Từ 35-37: Bệnh viện đạt chuẩn quốc tế
Từ 30-35: Bệnh viện đạt chuẩn quốc gia
1.4.1.2. Tiêu chuẩn trung tâm y tế dự phòng
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn trung tâm y tế dự phòng
18
STT Các tiêu chí đánh giá vệ sinh trung tam y tế dự phòng Điểm
1
Nhà xây cấp I, II. Kiến trúc theo tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo cơ cấu,
dây chuyền hoạt động hợp lý
0.5
2 Cơ sở kiên cố, đủ ánh sáng, thông khí tốt, độ ẩm thích hợp 1
3 Có chế độ bảo dưỡng máy, thiết bị 0.5
4 Đảm bảo an toàn về điện, nước ổn định 1
5 Có kho bảo quản vật tư, hoá chất, dây chuyền lạnh 1
6
Có môi trường cây xanh, cảnh quan tốt, có hàng rào ngăn cách, cổng
xây, có hệ thống cống rãnh tốt

1
7 Đảm bảo đủ trang thiết bị theo quy định 1
8
Khu phụ trợ có đủ các khu: kho chăn nuôi súc vật thí nghiệm, hệ thống
xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống phát điện dự phòng
0.5
9 Đủ sân đường nơi để xe cho khách, nơi để xe cho nhân viên 0.5
10
Phòng xét nghiệm vi sinh được bố trí riêng biệt, khép kín và đạt yêu cầu
cấp sinh học cấp II trở lên
0.5
11
Phòng xét nghiêm, lý hóa, sinh hóa, độc chất bố trí phòng xử lý mẫu
riêng và khu vực xét nghiệm được cách ly với khu văn phòng
0.5
12
Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và đáp ứng
tiêu chuẩn xét nghiệm
2
13 Chất thải, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường 2
14
Bảo đảm hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước
thải, khí thải, chất thải rắn được thu gom, phân loại và xử lý đúng nơi
quy định
2
15 Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ 0.5
16 Quản lý vacxin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng 1
17 Triển khai đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế 1
18
Giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với

các cơ sở chế biến và cung ứng thực phẩm, nước uống tại các cơ sở sản
xuất và buôn bán
1
19 Triển khai các chương trình, hoạt động cải thiện dinh dưỡng 1.5
20 Giám sát chất lượng nước, công trình vệ sinh và bảo vệ môi trường 2
21
100% các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra, hướng dẫn xử lý và
báo cáo kịp thời lên Sở Y tế, Bộ Y tế cơ quan hữu quan
1
22 Kiểm tra, giám sát, phân loại sức khỏe bệnh tật cho các học sinh tại các 2
19
trường học
23
Tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh
nghề nghiệp và phòng chống các tai nạn thươn tích
0.5
24
Quản lý, giám sát khám sức khỏe định kỳ bệnh nghề nghiệp và môi
trường lao động
2
25
Giám sát điều tra, triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh sốt
rét, và các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa
2
26
Thực hiện 100% yêu cầu các xét nghiệm phục vụ hoạt động của các
khoa, phòng
0.5
27 Kỹ thuật xét nghiệm chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia 1
28 Tổng điểm 30

Ghi chú: TTYTDP chuẩn quốc gia đạt 80% số điểm (24 điểm)
1.4.2. Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè
TT Các tiêu chí Điểm
1
Các công trình di tích lịch sử văn hóa, cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, tài
sản nơi công cộng luôn được giữ gìn, bảo quản và chăm sóc sạch đẹp
1
2
Trụ sở cơ quan, nhà ở, cửa hàng và công trình khác ở mặt tiền đường
phải bảo đảm sạch đẹp, an toàn; không phơi quần áo, đồ dùng sinh hoạt
trước mặt tiền nhà ảnh hưởng cảnh quan đô thị
0.5
3 Hệ thống chiếu sáng, thoát nước luôn hoạt động tốt 1.5
4
Không có người ăn xin, buôn bán hàng rong; không để xảy ra tình trạng
đeo bám, níu kéo du khách, Không treo, vẽ, dán quảng cáo trái phép
0.5
5
Đảm bảo lối lên xuống vỉa hè cho người khuyết tật có thể tiếp cận thuận
lợi theo đúng quy chuẩn trên suốt tuyến đường
1
6
Lòng đường, vỉa hè luôn sạch sẽ; quét dọn thường xuyên, không để
nước đọng, rác thải, nước thải đổ ra mặt đường, vỉa hè
1.5
7
Việc thu gom rác thải phải tổ chức hợp lý và chặt chẽ, 100% hộ dân có
hợp đồng thu gom rác cố định về thời gian, địa điểm giao nhận; không
để rác thải trước cửa nhà hoặc vỉa hè

0.5
8
Không để xảy ra tình trạng chăn, dắt, thả súc vật chạy rong, phóng uế
trên đường phố
1
9 Lắp đặt các phương tiện tiện ích công cộng như thùng rác, nhà vệ sinh
theo quy định của địa phương; việc lắp đặt phải đảm bảo thẩm mỹ và
1.5
20
phù hợp cảnh quan, thuận lợi cho nhân dân sử dụng
10
Vỉa hè bằng phẳng, trong tình trạng sử dụng tốt, đảm bảo an toàn giao
thông
0.5
11
Không được phép lấn chiếm vỉa hè để sử dụng vào mục đích khác ngoài
việc dành cho người đi bộ và phải bố trí các điểm giữ xe công cộng phù
hợp, đúng quy định để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, tham
quan, vui chơi, giải trí của người dân và du khách
1
12
Bố trí đủ lực lượng hướng dẫn điều tiết giao thông vào giờ cao điểm tại
các vị trí thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông trên
tuyến đường
0.5
13 Tổng điểm 10
Ghi chú: Tuyến đường, vỉa hè đạt chuẩn đạt 80% số điểm (8 điểm)
KẾT LUẬN
Trước diễn biến phức tạp của Biến đổi khí hậu tình hình sức khỏe của người
dân ngày có xu hướng xấu đi, dịch bệnh tăng cao với nhiều loại bệnh mới khó kiểm

soát. Trong khi đó ý thức của người dân đối với vấn đề môi trường tại các khu đông
dân còn chưa cao. Sự thiếu ý thức từ những hành động nhỏ cùng với việc thiếu hiểu
biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân dân đến lây
lan dịch bệnh trên diện rộng. Việc quản lý không sát sao các vấn đề vệ sinh môi trường
tại các bệnh viện, các tuyến phố nơi tập trung mật độ dân số cao là những nơi nhạy
cảm trong quá trình phát triển các dịch bệnh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Vì vậy xây dựng các tiêu chuẩn y tế về vệ sinh môi trường và các tiêu chuẩn y
tế về sức khỏe là rất cần thiết. Một hệ thống tiêu chuẩn hoàn chỉnh sẽ là tiền đề cho
công tác quản lý được tốt hơn. Phòng hơn tránh luôn là mục tiêu lâu dài mà chúng ta
cần phải thực hiện. Rõ ràng điểu này là không khó nếu tự mỗi cá nhân trong mỗi tập
thể lớn ý thức được vấn đề này.
21
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008
2. Quyết định 633/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
3. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Y tế số 1329/ 2002/ BYT/QĐ ngày 18/04/2002
4. Bản dự thảo Quy chuẩn quốc gia 2010 về Nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.
5. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008
6. Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành năm 2010, định hướng nhiệm vụ trọng tâm và
giải pháp triển khai kế hoạch năm 2011, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh.
7. Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.
8. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế giai đoạn 2006 – 2010, phương
hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 – 2015
9. Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.
10. Báo cáo về Biến đổi khí hậu của IPPC
11. Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

12. Biến đổi khí hậu Việt Nam và khu vực, GS.TS. Nguyễn Đức Ngữ
13.
14.
15. />16. />23

×